Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.68 KB, 3 trang )
Chúng ta biết rằng Cộng đồng ASEAN (AC) hiện nay đang được xây dựng
dựa trên ba trụ cột là APSC, AEC và ASCC. Trong đó Cộng đồng Văn hóa – xã hội
(ASCC) hoạt động với mục tiêu chính là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công
bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hoác và cách mạng
khoa học công nghệ. Với mục tiêu đó thì Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang
được ASEAN đẩy mạnh triển khai, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: phát
triển nguồn nhân lực, bảo trợ và phúc lợi xã hội, quyền và công bằng xã hội, đảm
bảo môi trường bền vững, xây dựng bản sắc ASEAN. Sau đây, em sẽ phân tích vào
một trong những lĩnh vực quan trọng trên – lĩnh vực bảo trợ và phúc lợi xã hội.
1. Nội dung pháp lý về bảo trợ và phúc lợi xã hội .
Văn bản quan trọng nhất trong nội dung pháp lý về bảo trợ và phúc lợi xã hội
chúng ta cần nhắc đến chính là Kế hoạch tổng thế ASCC được các nhà lãnh đạo
ASEAN phê duyệt tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 năm 2009 tại Thái
Lan. Theo đó thì ASEAN đưa ra mục tiêu chiến lược là nâng cao mức sống và điều
kiện sống của người dân ASEAN thông qua xóa giảm đói nghèo, bảo đảm phúc lợi
và bảo hiểm xã hội, xây dựng một môi trường an toàn, tin cậy, không ma túy và
nâng cao khả năng bền vững trước những thảm họa và giải quyết những mối quan
tâm về y tế.
Mục tiêu này được thực hiện thông qua các biện pháp như: xóa giảm đói
nghèo; xây dựng mạng lưới an toàn xã hội và bảo vệ con người khỏi những tác động
xấu của hội nhập và toàn cầu hóa; tăng cường an ninh và an toàn lương thực; tiếp
cận các dịch vụ y tế và tăng cường phong cách sống lành mạnh; cải thiện khả năng
kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; đảm bảo một ASEAN không ma túy; xây dựng
các quốc gia có khả năng phục hồi sau thảm họa và những cộng đồng an toàn hơn…
Với mỗi biện pháp trên, ASEAN đều có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện
các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu của lĩnh vực hợp tác bảo trợ và phúc lợi xã
hội, đồng thời đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng của mỗi nước thành viên ASEAN.
1
2. Thực tiễn về bảo trợ và phúc lợi xã hội .
Trên thực tế, ASEAN vẫn luôn ghi nhận rằng mặc dù các nước thành viên đã