Bài làm.
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN ( ASCC ) là một trong ba trụ cột
quan trọng của Cộng đồng ASEAN. ASCC được xây dựng nên nhằm đáp ứng
mục tiêu của khu vực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
thông qua các hoạt động hợp tác hướng đến con người, lấy con người làm trung
tâm và thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần
xây dựng một nền tảng vững chắc cho hiểu biết sâu sắc hơn, tình láng giềng
thân thiện.
1. Nội dung pháp lý.
Tầm nhìn ASEAN năm 2020, với phần mục tiêu xây dựng một cộng
đồng các xã hội đùm bọc nhau, các nhà lãnh đạo ASEAN đã cùng nhất trí xây
dựng “một ASEAN sạch và xanh, có cơ chế hoàn toàn vững chắc cho sự phát
triển bền vững, để bảo vệ môi trường và bảo đảm sự bền vững của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên của khu vực và chất lượng cuộc sống cao của nhân dân.”
Trong Chương trình hành động Hà Nội - HPA, 1998 cũng đã đưa ra 4
mục tiêu quan trọng của ASCC trong đó bao gồm cả : …(4) Bảo về môi trường.
Tuyên bố hòa hợp ASEAN II khẳng định việc Tăng cường hợp tác để
giải quyết những vấn đề liên quan tới tăng trưởng dân số, thất nghiệp, môi
trường xuống cấp và ô nhiễm xuyên biên giới và quản lý thiên tai.
Tiếp đó, trong Chương trình hành động Viên Chăn được thông qua tại
Cấp cao ASEAN 10 ( tháng 11/2004 ), một trong bốn chủ đề của ASCC là…
(iii). Phát triển môi trường bền vững.
Ngay sau đó, cùng với sự ra đời của Hiến chương ASEAN, trong lời mở
đầu đã khẳng định : “quyết tâm đảm bảo sự phát triển bền vững vì lợi ích của
các thế hệ hiện tại và tương lai..”
Để thực hiện được mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, các nhà
Lãnh đạo ASEAN đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa xã hội
ASEAN (Blue Print 2009) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tổ chức
1
ngày 1/3/2009 tại Hua Hin, Thái Lan. Sự phát triển của Cộng đồng Văn hóa xã
hội được xem xét và đánh giá trên cơ sở việc tổ chức thực hiện và triển khai Kế
hoạch tổng thể ASCC. Kế hoạch này bao gồm sáu lĩnh vực trọng tâm trong đó
có đặt ra vấn đề đảm bảo Môi trường Bền vững.
2. Thực tiễn.
Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN đã cùng nhất trí về 11 biện pháp thực
hiện, với mỗi biện pháp, ASCC đều có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nhằm
đạt được mục tiêu bảo đảm môi trường bên vững tại Mục II.D – Kế hoạch tổng
thể xây dựng ASCC 2009. Trong thực tế, việc áp dụng thực hiện các biện pháp
trên đã đạt được nhiều thành tựu đáng quan tâm
1
.
Về biến đổi khí hậu : Trong khuôn khổ hợp tác chuyên ngành về môi
trường thuộc Cộng đồng Văn hóa xã hội, các Bộ trưởng Môi trường đã thông
qua các Điều khoản tham chiếu của Sáng kiến ASEAN về Biến đổi Khí hậu
(ACCI) và thành lập Nhóm Công tác ASEAN về Biến đổi Khí hậu (AWGCC)
tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Môi trường diễn ra vào ngày 29/10/2009.
Biến đổi Khí hậu cũng được các ngành có liên quan như nông nghiệp và lâm
nghiệp, năng lượng và giao thông, quản lý thiên tai, khoa học và công nghệ đặc
biệt quan tâm
2
. Công tác phối hợp với các Đối tác Đối thoại và các Tổ chức
Quốc tế để giải quyết vấn đề Biến đổi Khí hậu đang được triển khai. Tại Hội
nghị lần thứ 2 AWGCC được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19-21/4/2011 đã trao
đổi và chia sẻ thông tin về việc đề cử các nước ASEAN tham gia vào Công ước
khung về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) cũng như công bố các kết quả của cuộc
họp đặc biệt của nhóm công tác ASEAN về biến đổi khí hậu tại Jakarta,
Indonesia, ngày 22/3/2011.
Đồng thời để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu, mà cụ thể
là các thảm hoạ thiên nhiên đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thời
gian gần đây tại các nước ASEAN, một số sáng kiến đã được triển khai nhằm
1
Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, tr231-232
2
/>2
thực hiện mục tiêu xây dựng một ASEAN bền vững và an toàn trước thảm họa.
Cuộc diễn tập khu vực ASEAN hàng năm về ứng phó thảm họa khẩn cấp đã
diễn ra thành công ở Thái Lan vào tháng 8/2008. Ủy ban ASEAN về Quản lý
thảm họa (ADCM) phối hợp với Cơ quan chiến lược Liên hợp quốc về Giảm
nhẹ Thiên tai tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Quản lý Thảm họa ASEAN
3
.
Cùng với đó Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và đối phó khẩn cấp
(AADMER) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 24/12/2009 cũng đóng một vai
trò rất quan trong trong vấn đề quản lý thảm họa tại khu vực. Hiệp định này đã
đáp ứng nhu cầu cần thiết phải có một sự thống nhất quản lý thảm họa trong khu
vực ASEAN, bao gồm các quy định về việc xác định nguy cơ thảm họa, theo
dõi và cảnh báo sớm, ngăn chặn và giảm thiểu, sẵn sàng và ứng phó khi có thảm
họa, tái thiết, hợp tác và nghiên cứu kỹ thuật
Về môi trường, đã có 10 thành phố/thị trấn/huyện ASEAN đã được trao
giải thưởng Thành phố bền vững môi trường ASEAN nhằm khuyến khích các
thành phố chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất về bảo vệ môi trường cũng như nỗ
lực hơn nữa nhằm đạt được những tiêu chuẩn cao hơn về bền vững môi trường.
Quyết định thành lập Nhóm công tác về biến đổi khí hậu tại Hội nghị Bộ trưởng
Môi trường ASEAN không chính thức lần thứ 11cũng là một trong những nỗ
lực của ASEAN nhằm đối phó với thách thức toàn cầu về biến đối khí hậu.
ASEAN cũng tăng cường hợp tác với các nước đối tác bên ngoài nhằm đối phó
với những vấn đề môi trường toàn cầu cũng như của khu vực qua việc tổ chức
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Cấp cao Đông Á lần đầu tiên tại Hà Nội
(10/2008).
Mới gần đây, Hội nghị môi trường ASEAN năm 2010 diễn ra tại Hà Nội
với sự tham gia của gần 100 quan chức đến từ các nước ASEAN và 6 nước đối
thoại gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, New zealand, Australia, Ấn Độ.
Với một chuỗi các sự kiện như: hội nghị Hội nghị ASOEN 21, hội nghị quan
3
/>hau.html
3
chức cao cấp ASEAN +3, hội nghị quan chức cao cấp Đông Nam Á... các đại
biểu đã tập trung kiểm điểm tình hình hoạt động của các nhóm công tác
ASEAN về môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý tài
nguyên nước; đào tạo, giáo dục môi trường và Hợp tác về môi trường giữa
ASEAN và các nước đối tác, đối thoại; giải quyết các vấn đề môi trường đô thị.
Đây là một sự kiện diễn ra hàng năm, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia
ASEAN nhằm đánh giá lại các hoạt động về hợp tác môi trường khu vực
ASEAN, thảo luận và bàn bạc phương hướng, cách thức giải quyết các vấn đề
môi trường trong khu vực, trên toàn cầu và những cam kết quốc tế mới.
4