Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.14 MB, 187 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: VẼ KỸ THUẬT
NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Bình Định, năm 2018


1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này là giáo trình nội bộ của trường nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo tại
trường Cao đẳng kỹ thuật cơng nghệ Quy Nhơn.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh đều bị nghiêm cấm.


2
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề cắt gọt kim loại là một trong những nghề rất cần thiết trong
sự phát triển nền công nghiệp hiện nay, đặc biệt là công nghiệp nặng và cơng
nghiệp chế tạo máy. Với tầm quan trọng đó việc xây dựng chương trình và giáo
trình đào tạo rất quan trọng và cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo hiện nay.
Trong đó mỗi mơ đun được xây dựng một phần kiến thức, kỹ năng cần
thiết của nghề. Mô đun Vẽ Kỹ Thuật là một mô đun rất quan trọng đảm bảo đào


tạo đầy đủ kiến thức và kỹ năng vẽ và trình bày bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
Sử dụng phần mềm Autocad để vẽ và thiết kế sản phẩm.
Cấu trúc chương trình và giáo trình rất thuận lợi cho người học có thể xác
định được kiến thức, kỹ năng cần thiết của mô đun. Người học có thể vận dụng
được trong khi học tập và thực tế làm việc thơng qua giáo trình này với nội dung
như: Lý thuyết cơ bản để thực hiện các kỹ năng cần thiết; Quy trình thực hiện
các kỹ năng để thực hiện sản phẩm thực tế; Thực hành các kỹ năng cơ bản trên
sản phẩm thực tế.
Người học có thể tự nghiên cứu về lý thuyết hướng dẫn để thực hiện các
kỹ năng, hướng dẫn về kiểm tra, hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn quy trình thực
hiện kỹ năng và thực hành các sản phẩm tương tự thực tế có hướng dẫn hoặc độc
lập thực hiện sản phẩm có khả tự kiểm tra đánh giá sản phẩm thơng qua giáo
trình.
Nội dung giáo trình có thể đáp ứng để đào tạo cho từng cấp trình độ và có
tính liên thơng cho 3 cấp đảm bảo kỹ năng thực hành với các mục tiêu sau:


Tính quy trình trong cơng nghiệp


Năng lực người học và tư duy về mô đun đào tạo ứng dụng trong
thực tiễn.


Phẩm chất văn hóa nghề được đào tạo.

Trong quá trình biên soạn giáo trình khoa đã tham khảo ý kiến từ doanh
nghiệp, giáo trình của các trường Đại học, học viện,... Nhóm biên soạn đã cố
gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất, nhưng khơng thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc

để được hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1- Chủ biên : Trần Đức Thuấn
2- Hỗ trợ chuyên môn: Bộ môn CGKL


3

MỤC LỤC
Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.................................................................. 10
1.1. Vật liệu - Dụng cụ vẽ và cách sử dụng...............................................................10
1.2.Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ........................................................................... 11
1.3.Trình tự lập bản vẽ...............................................................................................16
1.4 Bài tập thực hành.................................................................................................16
1.5

Câu Hỏi Và Bài Tập.........................................................................................17

Bài 2. Vẽ hình học......................................................................................................... 19
2.1.Dựng đường thẳng song song, đường thẳng,vng góc, dựng và chia góc........ 19
2.2 Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn.......................................................... 22
2.3. Vẽ nối tiếp.......................................................................................................... 23
2.4. Dựng một số đường cong thơng dụng................................................................ 27
2.5.Trình tự lập bản vẽ...............................................................................................30
2.6 Bài tập thực hành.................................................................................................31
2.7 Câu Hỏi Và Bài Tập............................................................................................ 31
Bài 3. Hình chiếu vng góc......................................................................................... 33
3.1. Khái niệm về các phép chiếu..............................................................................33
3.2. Hình chiếu của điểm........................................................................................... 36

3.3. Hình chiếu của đường thẳng..............................................................................37
3.4. Hình chiếu của mặt phẳng.................................................................................. 39
3.5. Hình chiếu của các khối hình học.......................................................................42
3.6. Hình chiếu của vật thể đơn giản......................................................................... 48
3.7.Trình tự lập bản vẽ...............................................................................................49
3.8 Bài tập thực hành................................................................................................50
3.9 Câu Hỏi Và Bài Tập............................................................................................ 50
Bài 4. Biểu diễu vật thể................................................................................................ 54


4

4.1. Hình chiếu...........................................................................................................54
4.2. Hình cắt...............................................................................................................56
4.3. Mặt cắt................................................................................................................ 61
4.4. Hình trích............................................................................................................63
4.5.Trình tự lập bản vẽ...............................................................................................63
4.6 Bài tập thực hành................................................................................................64
4.7 Câu Hỏi Và Bài Tập............................................................................................ 64
Bài 5. Đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí................................................................................. 66
5.1. Bản vẽ lắp........................................................................................................... 66
5.2. Bản vẽ chi tiết:....................................................................................................75
5.3 Vẽ các quy ước các mối ghép cơ khí, bánh răng, lị xo.......................................87
5.4 Quy định ghi kích thước trong các bản vẽ kỹ thuật cơ khí...............................114
5.5.Trình tự lập bản vẽ.............................................................................................114
5.6 Bài tập thực hành.............................................................................................. 115
5.7 Câu Hỏi Và Bài Tập.......................................................................................... 115
Bài 6. Giới thiệu về phần mềm Autocad..................................................................... 117
6.2 Cài đặt phần mềm AutoCAD.............................................................................117
6.3 Khởi động AutoCAD.........................................................................................117

6.4 Các thao tác về file............................................................................................ 118
6.5 Các chức năng phím tắt.................................................................................... 122
6.6. Thiết lập bản vẽ cơ bản.....................................................................................123
6.7.Trình tự thực hiện.............................................................................................. 133
6.8 Bài tập thực hành..............................................................................................133
6.9 Câu Hỏi Và Bài Tập.......................................................................................... 134
Bài 7. Quản lý đối tượng trong bản vẽ........................................................................ 135
7.1.Khái niệm về Layer........................................................................................... 135


5

7.2.Thay đổi tính chất Layer....................................................................................135
7.3 Trình tự thực hiện.............................................................................................. 138
7.4 Bài tập thực hành..............................................................................................138
7.5 Câu Hỏi Và Bài Tập.......................................................................................... 138
Bài 8. Lệnh vẽ cơ bản..................................................................................................140
8.1. Đoạn thẳng........................................................................................................140
8.2. Đường tròn........................................................................................................145
8.3. Cung trịn.......................................................................................................... 149
8.4. Đa giác (Polygon).............................................................................................152
8.5. Hình chữ nhật (Rectangle)................................................................................153
8.6. Hình elip (Ellipse)............................................................................................ 155
8.7 Trình tự thực hiện.............................................................................................. 157
8.8 Bài tập thực hành..............................................................................................158
8.9 Câu Hỏi Và Bài Tập.......................................................................................... 158
Bài 9. Lệnh vẽ nhanh...................................................................................................160
9.1. Lệnh cắt xén một phần đối tượng (Trim)......................................................... 160
9.2. Tạo đối tượng song song (Offset).....................................................................161
9.3. Dời đối tượng (Move).......................................................................................162

9.4. Sao chép đối tượng (Copy)...............................................................................162
9.5 Lệnh vát góc (Chamfer).....................................................................................163
9.6 Lệnh lật đối xứng qua trục (Mirror).................................................................. 165
9.7 Lệnh quay đối tượng (Rotate)............................................................................166
9.8. Lệnh tạo dãy (Array)........................................................................................ 167
9.9. Kéo dài đối tượng chạm đến ranh giới (Extend).............................................. 170
9.10 Trình tự thực hiện............................................................................................ 171
9.11 Bài tập thực hành............................................................................................ 172


6

9.12 Câu Hỏi Và Bài Tập........................................................................................ 172
Bài 10. Ghi kích thước và in bản vẽ............................................................................ 174
10.1.Ghi kích thước................................................................................................. 174
10.2.Hiệu chỉnh kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ............................ 176
10.3.Tạo khổ giấy.................................................................................................... 176
10.4.Tạo khung bản vẽ............................................................................................ 178
10.5.Ghi văn bản vào bản vẽ................................................................................... 179
10.6.Thiết lập trang in..............................................................................................181
10.7 Trình tự thực hiện............................................................................................ 185
10.8 Bài tập thực hành............................................................................................186
10.9 Câu Hỏi Và Bài Tập........................................................................................ 186


7

CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: VẼ KỸ THUẬT
Mã số của mô đun: MĐ 08

Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 30; Thực hành: 58; Kiểm tra: 2)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MƠ ĐUN
- Vị trí:
Mơn vẽ kỹ thuật là mơn được giảng dạy từ đầu khóa học và trước khi học
các môn học, mô đun đào tạo nghề.
- Tính chất:
Là mơ đun cơ sở trang bị cho sinh viên các quy định vẽ và trình bày bản
vẽ theo tiêu chuẩn.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các tiêu chuẩn, quy ước và phương pháp vẽ các bản vẽ kỹ
thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam;
+ Phân tích được bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp;
+ Giải thích được những ưu điểm khi dùng AutoCAD thực hiện bản vẽ trong
chun ngành cơ khí;
+ Trình bày được các phương pháp vẽ các đối tượng cơ bản (đoạn thẳng,
đường tròn, elip, đa giác …), các phương pháp phối hợp các đối tượng lại tạo
thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hổ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ
chính xác cao.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị để trình bày các bản vẽ kỹ
thuật đảm bảo chính xác;
+ Vẽ được bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn, đạt yêu cầu kỹ thuật và đúng thời
gian quy định;
+ Đọc và hiểu được được nguyên lý làm việc, vị trí lắp ghép, đặc điểm kỹ
thuật của các chi tiết cơ khí;
+ Vận dụng được những kiến thức của môn học để tiếp thu các môn học,
mô-đun chuyên nghề.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được cơng việc, vấn

đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
+ Đánh giá chất lượng sau khi hồn thành và kết quả thực hiện của các thành
viên trong nhóm.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Số
Tên chương, mục
T L T K
TT
S T H T
Bài 1. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật cơ khí
3 1
2
0
1
1.1. Vật liệu
1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng


8

Số
TT

2

3


4

5

6

7

Tên chương, mục
1.3. Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật cơ khí
1.4. Trình tự lập bản vẽ
1.5. Bài tập
Bài 2. Vẽ hình học
2.1. Dựng đường thẳng song song, đường
thẳng, vng góc, dựng và chia góc
2.2. Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn
2.3. Vẽ nối tiếp
2.4. Vẽ một số đường cong hình học
2.5. Bài tập
Bài 3.Hình chiếu vng góc
3.1. Khái niệm về các phép chiếu
3.2. Hình chiếu của điểm
3.3. Hình chiếu của đường thẳng
3.4. Hình chiếu của mặt phẳng
3.5. Hình chiếu của các khối hình học
3.6. Hình chiếu của vật thể đơn giản
3.7. Bài tập
Bài 4. Biểu diễu vật thể
4.1. Hình chiếu
4.2. Hình Cắt

4.3. Mặt cắt
4.4. Hình trích
4.5. Bài tập
Bài 5: Đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí
5.1. Bản vẽ lắp
5.2. Bản vẽ chi tiết
5.3. Vẽ các quy ước các mối ghép cơ khí, bánh
răng, lị xo
5.4. Quy định ghi kích thước trong các bản vẽ
kỹ thuật cơ khí
5.5. Bài tập
Bài 6: Giới thiệu về phần mếm Autocad
6.1.
Giới thiệu về CAD và phần mềm
AutoCAD
6.2. Cài đặt phần mềm AutoCAD
6.3. Khởi động AutoCAD
6.4. Các thao tác về file
6.5. Các chức năng phím tắt
6.6. Thiết lập bản vẽ cơ bản
Bài 7: Quản lý đối tượng trong bản vẽ

Thời gian
T L T K
S T H T

3

1


2

0

1
8

6

12

0

6

2

4

0

1
5

5

9

1


6

2

4

0

6

2

4

0


9

Số
TT

8

9

10

Tên chương, mục
7.1. Khái niệm về Layer

7.2. Thay đổi tính chất Layer
7.3. Các lệnh làm việc theo lớp
7.4. Hiệu chỉnh văn bản
7.5. Hình cắt, mặt cắt và ký hiệu vật liệu
Bài 8. Lệnh vẽ cơ bản
8.1. Đoạn thẳng (Line )
8.2. Đường tròn (Circle )
8.3. Cung tròn (Arc )
8.4. Đa giác (Polygon)
8.5. Hình chữ nhật (Rectangle)
8.6. Hình elip (Ellipse)
Bài 9. Lệnh vẽ nhanh
9.1. Lệnh cắt xén một phần đối tượng (Trim)
9.2. Tạo đối tượng song song (Offset)
9.3. Dời đối tượng (Move)
9.4. Sao chép đối tượng (Copy)
9.5. Lệnh vát góc (Chamfer)
9.6. Lệnh lật đối xứng qua trục (Mirror)
9.7. Lệnh quay đối tượng (Rotate)
9.8. Lệnh tạo dãy (Array)
9.9.
Kéo dài đối tượng chạm đến ranh giới
(Extend)
Bài 10. Ghi kích thước và in bản vẽ
10.1. Ghi kích thước
10.2. Hiệu chỉnh kích thước và các yêu cầu kỹ
thuật trên bản vẽ
10.3. Tạo khổ giấy
10.4. Tạo khung bản vẽ
10.5. Ghi văn bản vào bản vẽ

10.6. Thiết lập trang in
Cộng

2. Nội dung chi tiết:

Thời gian
T L T K
S T H T

1
2

4

8

0

1
2

4

7

1

9

3


6

0

9
0

30

58

2


10

Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
Mã bài: MĐ08-01

Thời gian: 3 giờ (lý thuyết: 1; thực hành: 1; tự học: 1; kiểm tra: 0)

Giới thiệu
Nội dung bài học trình bày tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, lựa chọn, sử
dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu vẽ .

Mục tiêu:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ
+ Lựa chọn, sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu vẽ.
+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.

Nội dung:
1.1. Vật liệu - Dụng cụ vẽ và cách sử dụng
1.1.1.Vật liệu vẽ và dụng cụ vẽ
Vật liệu vẽ là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tiêu hao: Giấy, bút chì,
gơm, …
Dụng cụ vẽ: là phương tiện thực hiện bản vẽ dưới dạng tái sử dụng: thước
kẻ, êke, compa, rập vẽ vòng tròn, …
1.1.2.Cách sử dụng các dụng cụ vẽ
1.1.2.1.Ván vẽ
Dùng để thay thế cho bàn vẽ chuyên dùng. Khi sử dụng nên chọn mặt thật
phẳng và cạnh trái thật thẳng. Giấy được cố định bên góc trái phía dưới của
ván vẽ.
1.1.2.2.Thước T

Hình 1. 1 Thước T
Thước T được kết hợp với ván vẽ để dựng các đường bằng. Đầu thước T luôn
áp sát vào ván vẽ.
1.1.2.3.Êke
Dùng để kết hợp với thước T để dựng các đường thẳng đứng hay các
đường xiên 30o, 45o, 60o.

1.1.2.4.Compa và rập vịng trịn

Hình 1. 2 Êke


11

Compa: dùng để vẽ các cung tròn hay vòng tròn có bán kính lớn.
Rập vịng trịn: dùng để vẽ các cung trịn hay vịng trịn có bán kính nhỏ.


Hình 1. 3 Compa và rập vịng trịn

1.1.2.5.Gơm (tẩy)
Dùng để tẩy, xố các vết dơ, các nét vẽ sai, thừa trên bản vẽ. Trước khi dùng
phải lau sạch đầu gơm.
1.1.2.6.Bút chì
Nên chọn bút chì theo ký hiệu của ngịi chì. Bút chì mềm (ký hiệu B) dùng để
vẽ các nét đậm, viết chữ và số. Bút chì cứng (ký hiệu HB) dùng để vẽ các nét
mảnh. Khi vẽ mũi bút chì phải tựa vào cạnh trên của thước và được xoay lúc vẽ.
Nên dùng bút chì kim
1.2.Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ
1.2.1.Đường nét (Theo TCVN 0008 - 1993 qui định)
Để biểu diễn vật thể, trên bản vẽ kỹ thuật dùng các loại nét vẽ có hình dạng và
kích thước khác nhau. Các loại nét vẽ được qui định theo TCVN.
TÊN GỌI
HÌNH DÁNG
ỨNG DỤNG CƠ BẢN
Nét liền đậm
- Khung bản vẽ, khung tên.
Bề rộng s
- Cạnh thấy, đường bao thấy.
- Đường đỉnh ren thấy, đường ren
thấy.
Nét liền mảnh
- Đường dóng, đường dẫn, đường
Bề rộng s/3
kích thước.
- Đường gạch gạch trên mặt.
- Đường bao mặt cắt chập

- Đường tâm ngắn.
- Đường thân mũi tên chỉ hướng.
Nét đứt
- Cạnh khuất, đường bao khuất.
Bề rộng s/2
Nét chấm gạch
Bề rộng s/3

- Dùng cho đường trục và đường
tâm

Nét lượn sóng
Bề rộng s/3

Giới hạn hình cắt hoặc hình chiếu khi
không dùng đường trục làm đường
gới hạn.

Qui tắc vẽ:
Khi hai nét vẽ trùng nhau, thứ tự ưu tiên:


12

Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy.
Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất.
Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm.
Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác
nếu các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau.
Ví dụ:


Hình 1. 4 Qui tắc vẽ
1.2.2.Chữ và số (Theo TCVN 6 - 85 qui định)
Chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật phải rõ ràng, dễ đọc. Tiêu chuẩn nhà nước qui
định cách viết chữ và số trên bản vẽ như sau
Khổ chữ: là chiều cao của chữ hoa, tính bằng (mm). Khổ chữ qui định là: 1.8 ;
2.5 ; 3.5 ; 5 ; 7 ; 10…
Kiểu chữ (kiểu chữ A và kiểu B): gồm có chữ đứng và chữ nghiêng.
Kiểu chữ A đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)
Kiểu chữ A nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)
Kiểu chữ B đứng (bề rộng của nét chữ b = 1/10h)
Kiểu chữ B nghiêng (bề rộng của nét chữ b = 1/14h)
Để đơn giản, ta dùng ba khổ chữ sau:
Khổ chữ to (h7): ghi tựa bản vẽ.
Khổ trung bình (h5): ghi tên hình biểu diễn, hướng chiếu, vết mặt phẳng cắt
Khổ chữ nhỏ (h3.5): ghi số kích thước, yêu cầu kỹ thuật, nội dung khung tên và
bảng kê.
1.2.3.Khổ giấy (TCVN 2 - 74 qui định)
Ký hiệu theo TC ISO
Ký hiệu TCVN
Kích thước
Khổ giấy 44

A0

1189 × 841

Khổ giấy 24

A1


594 × 841

Khổ giấy 22

A2

594 × 420

Khổ giấy 12

A3

297 × 420

Khổ giấy 11

A4

297 × 210

Khổ giấy là kích thước qui định của bản vẽ.
Theo TCVN khổ giấy được ký hiệu bằng 2 số liền nhau.
1.2.4.Khung bản vẽ và khung tên


13

Khung bản vẽ và khung tên kẻ bằng nét liền đậm. Khung bản vẽ kẻ cách mép
ngoài của khổ giấy là 5mm. Trường hợp muốn đóng thành tập thì phía bên trái

kẻ cách mép khổ giấy là 25 mm. Khung tên đặt ở phía dưới góc bên phải của
bản vẽ. (TCVN 3821 - 83 qui định)

Hình 1. 5 Khung bản vẽ và khung tên
- Ô1 : Họ và tên người vẽ
- Ô2: Người kiểm tra ký tên
- Ô3: Ngày vẽ
- Ô4: Ngày kiểm tra
- Ô5: Tên bài tập, tên chi tiết
- Ô6: Ký hiệu vật liệu
- Ô7: Ký hiệu bài tập
1.2.5.Tỷ lệ (TCVN 3 – 74 qui định)
Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo
được trên vật thật. TCVN qui định các loại tỷ lệ sau:
Tỷ
lệ 1: 1
nguyên hình
Tỷ lệ phóng 2: 1
to
Tỷ lệ thu nhỏ
1: 2

2.5: 1

4: 1

5: 1

10: 1 …


1: 2.5

1: 4

1: 5

1: 10 …

Chú ý: Tỷ lệ của bản vẽ ghi trong khung tên. Tỷ lệ của hình biểu diễn ghi bên
cạnh.
1.2.6. Ghi kích thước


14

Kích thước ghi trên bản vẽ dùng để cho biết độ lớn của vật thể. Theo TCVN
5705 - 1993 qui định.
1.2.6.1.Qui định chung
Con số kích thước khơng phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ và mức độ chính xác của
bản vẽ.
Đơn vị kích thước dài là (mm) nhưng khơng ghi đơn vị sau con số kích
thước.
Đơn vị: Độ, phút, giây phải ghi sau con số kích thước.
Ví dụ:

Hình 1. 6 Ghi kích thước
1.2.6.2.Các thành phần của kích thước
1.2.6.2.1.Đường dóng
Kẻ bằng nét liền mảnh, vng góc với đoạn cần ghi kích thước (trường hợp đặc
biệt cho phép kẻ xiên). Đường dóng vượt qua đường ghi kích thước 3 ÷ 5mm.

Có thể dùng đường tâm kéo dài làm đường dóng.
1.2.6.2.2.Đường kích thước
Kẻ bằng nét liền mảnh, song song với đoạn cần ghi kích thước, đường kích
thước cách đoạn cần ghi kích thước từ 5 ÷ 10mm. Khơng dùng đường trục,
đường tâm làm đường kích thước.
1.2.6.2.3.Mũi tên
Mũi tên đặt ở hai đầu đường kích thước, chạm vào đường đóng.
Góc ở mũi tên khoảng 30o.
Độ lớn của mũi tên tỷ lệ thuận với bề rộng của nét liền đậm. Nếu đường kích
thước quá ngắn thì cho phép thay mũi tên bằng nét gạch xiên hay dấu chấm.

Hình 1. 7 Mũi tên
1.2.6.2.4.Con số kích thước


15

Con số kích thước ghi ở phía trên, khoảng giữa đường kích thước. Chiều cao
của con số kích thước khơng bé hơn 3,5mm.
Đối với con số kích thước độ dài: các chữ số được xếp thành hàng song song
với đường kích thước. Hướng của con số kích thước phụ thuộc vào phương của
đường kích thước.
Đường kích thước nằm ngang: con số kích thước ghi ở phía trên.
Đường kích thước thẳng đứng hay nghiêng sang bên phải: con số kích thước
nằm ở bên trái.
Đường kích thước nghiêng trái: con số kích thước ghi ở bên phải.
Đường kích thước nằm trong vùng gạch gạch: con số kích thước được dóng ra
ngồi và đặt trên giá ngang.
Đối với con số kích thước góc: hướng vết của con số kích thước tuỳ thuộc vào
phương của đường vng góc với đường phân giác đó.


Hình 1. 8 Con số kích thước
1.2.6.3.Một số qui định khi ghi các loại kích thước
1.2.6.3.1.Kích thước song song:
khi có nhiều kích thước song song nhau thì ghi kích thước nhỏ trước, lớn sau.
Các con số kích thước ghi so le nhau và khoảng cách đều nhau.

Hình 1. 9 Kích thước song song
1.2.6.3.2.Ghi kích thước vịng trịn


16

Hình 1. 10 Ghi kích thước vịng trịn
1.2.6.3.3.Ghi kích thước cung trịn

Hình 1. 11 Ghi kích thước cung trịn
1.2.6.3.4.Ghi kích thước hình vng

Hình 1. 12 Ghi kích thước hình vng
1.3.Trình tự lập bản vẽ
1.3.1.Giai đoạn chuẩn bị
-Môi trường làm việc: sạch, thống mát, khơng ồn.
-Phương tiện: đầy đủ, hợp lý.
-Dụng cụ: giấy vẽ, compa, thước, tẩy
1.3.2.Giai đoạn thực hiện
-Bố trí hình vẽ trên giấy
-Vẽ mờ
-Vẽ đậm
-Ghi nội dung khung tên.

-Ghi kích thước chi tiết.
1.3.3.Giai đoạn hồn chỉnh
Kiểm tra và hồn chỉnh bản vẽ.
1.4 Bài tập thực hành
Vẽ lại hình dưới đây theo tỉ lệ 1:1 trên khổ giấy A4


17

1.5 Câu Hỏi Và Bài Tập
1.5.1 Câu Hỏi
1. Nêu các kí hiệu và kích thước của các khổ giấy chính?
2. Tỉ lệ bản vẽ là gì ? Có mấy loại tỉ lệ? Kí hiệu của tỉ lệ.
3.Nêu các thành phần của kích thước ?
4 Khi ghi kích thước đường trịn, cung trịn, hình vng thường dùng những kí
hiệu nào trước chữ số ghi kích thước ?
1.5.2 Bài Tập
1. Sửa lại những chổ sai về đường nét của các hình vẽ dưới đây

2. Phát hiện chổ sai sót hoặc chưa hợp lý trong cách ghi kích thước sau,
sửa lại cho đúng:


18


19

Bài 2. Vẽ hình học
Mã bài: MĐ08-02


Thời gian: 3 giờ (lý thuyết: 1; thực hành: 1; tự học: 1; kiểm tra: 0)

Giới thiệu
Nội dung bài học trình bày phương pháp vẽ đường thẳng song song, đường thẳng
vng góc, chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn, vẽ một số đường cong điển hình
và các phương pháp dựng hình cơ bản, một số trường hợp vẽ nối tiếp và vẽ một số
đường cong thơng dụng..
Mục tiêu:

+ Giải thích được phương pháp vẽ đường thẳng song song, đường thẳng vng
góc, chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn, vẽ một số đường cong điển hình.
+ Phân tích được các phương pháp dựng hình cơ bản, một số trường hợp vẽ nối
tiếp và vẽ một số đường cong thông dụng..
+ Ứng dụng được vào vạch dấu khi học các mơ-đun thực hành.
+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.
Nội dung:

2.1.Dựng đường thẳng song song, đường thẳng,vng góc, dựng và chia góc
2.1.1.Các đường thẳng
2.2.1.1 Dựng đường trung trực
Cho đoạn thẳng AB, yêu cầu dựng đường trung trực của AB.
Vẽ đường tròn (A, R > AB/2)
Vẽ đường tròn (B, R)
Hai đường tròn này cắt nhau tại hai điểm C và D.
CD chính là đường trung trục của AB.

Hình 2. 1 Dựng đường trung trực
2.1.1.2.Dựng đường vng góc
Qua điểm D nằm ngồi đường thẳng (a)

Vẽ [D, R > d(D/a)], đường tròn này cắt (a) tại hai điểm A và B.
Dựng đường trung trục của đoạn thẳng AB.
Như vậy DC chính là đoạn thẳng cần dựng.


20

Hình 2. 2 Qua điểm D nằm ngồi đường thẳng (a)
Qua điểm D nằm trên đường thẳng (a)
Dựng (D, R), đường tròn này cắt (a) tại hai điểm A và B.
Dựng đường trung trực của đoạn AB.
Như vậy, DC chính là đoạn thẳng cần dựng.

Hình 2. 3 Qua điểm D nằm trên đường thẳng (a)
Qua điểm D nằm ở đầu mút của đường thẳng (a)
(Học sinh tự dựng)

Hình 2. 4 Qua điểm D nằm ở đầu mút của đường thẳng (a)
Dựng đường thẳng song song
Cho điểm D nằm ngoài đường thẳng (a).
Qua D hãy dựng đường thẳng song song với (a).


21

2.1.2. Vẽ các góc

Hình 2. 5 Dựng đường thẳng song song

Hình 2. 6 Vẽ các góc


2.1.3. Độ dốc
Độ dốc của đường thẳng AB đối với đường thẳng AC là tgα

Hình 2. 7 Độ dốc
Gọi độ dốc là i: i = tg α =BC/AC
Ví dụ: Vẽ độ dốc i = 1: 6 của đường thẳng đi qua điểm B đối với đường thẳng
AC cho trước
2.1.4. Độ côn
Độ côn tỷ số giữa hiệu đường kính hai mặt cắt vng góc của một hình nón
trịn xoay với khoảng cách giữa hai mặt cắt đó:
𝐷−𝑑
𝑘 = ℎ = 2𝑡𝑔α
Ví dụ: Vẽ hình cơn đỉnh A trục AB có độ cơn: k = 1: 5


22

Hình 2. 8 Vẽ hình cơn
2.2 Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn
2.2.1.Chia đều đường tròn
2.2.1.1.Chia đường tròn làm 3 phần bằng nhau
Cho (O, R = 2d), chia đường trịn này làm ba phần bằng nhau.
Dựng hai đường kính AB và CD vng góc nhau.
Vẽ đường trịn tâm (C, R). Đường tròn này cắt (O, R) tại hai điểm E và F.
Như vậy, ba phần bằng nhau của đường trịn (O, R) là ba cung DE, EF và FD.

Hình 2. 9 Chia đường tròn làm 3 phần bằng nhau
2.2.1.2.Chia đường tròn làm 5 phần bằng nhau
Xác định trung điểm M của đoạn AO.

Dựng đường trịn tâm M bán kính R=MC, đường trịn này cắt đường kính AB
tại N.
CN chính là cạnh của hình ngũ giác nội tiếp trong đường trịn.

Hình 2. 10 Chia đường trịn làm 5 phần bằng nhau
2.2.1.3.Chia đường tròn làm 6 phần bằng nhau


23

Hình 2. 11 Chia đường trịn làm 6 phần bằng nhau
2.2.1.4. Chia đường tròn làm 7, 9, 11, … phần bằng nhau
Dựng (D, DC), đường tròn này cắt AB kéo dài tại E và F.
Chia DC làm 7 đoạn thẳng bằng nhau.
Nối E và F với các điểm chẵn.
Các đường thẳng này kéo dài cắt đường tròn tại các điểm G, H, I, K, L, M.
Nối các điểm C, G, H, I, D, K, L, M lại ta có hình cần dựng.

Hình 2. 12 Chia đường trịn làm 7, 9, 11, … phần bằng nhau
2.3. Vẽ nối tiếp
2.3.1.Vẽ tiếp tuyến với đường tròn
2.3.1.1.Qua điểm A trên đường tròn
Xác định O’ đối xứng với O qua A
Dựng đường trung trực của đoạn OO’.
AA’ chính là tiếp tuyến cần dựng.


24

Hình 2. 13 Qua điểm A trên đường trịn

2.3.1.2.Qua điểm A ngồi đường trịn
Xác định trung điểm M của đoạn OA.
Dựng đường trịn tâm M, đường kính OA, đường trịn này cắt (O, R) tại 2
điểm B và C.
AB và AC chính là tiếp tuyến cần dựng.

Hình 2. 14 Qua điểm A ngồi đường trịn
2.3.2.Tiếp tuyến chung của hai đường trịn
2.3.2.1.Tiếp tuyến chung ngồi
Cho (O1, r và O2, R).
u cầu dựng tiếp tuyến chung của hai đường tròn này.

Vẽ (O2, R-r).

Hình 2. 15 Tiếp tuyến chung ngồi


×