Tải bản đầy đủ (.pdf) (809 trang)

Nghiên cứu hiến pháp việt nam qua các thời kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 809 trang )

60
NHIỀU TÁC GIẢ

HIẾN PHÁP VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ

NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

NHIỀU TÁC GIẢ

KỶ YẾU HỘI THẢO 75 NĂM HIẾN PHÁP VIỆT NAM

HIẾN PHÁP VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ
Quý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022



BAN BIÊN TẬP

PGS.TS Vũ Đức Trung



-

Trưởng ban

PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

-

Ủy viên

PGS.TS Trần Văn Tỵ

-

Ủy viên

TS Nguyễn Thị Phượng

-

Ủy viên

ThS Phùng Thế Anh

-

Ủy viên

ThS Võ Thị Mỹ Hương


-

Ủy viên

ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

-

Ủy viên, Thư ký

CÁC TÁC GIẢ
1.

ThS

Dương Hoài An

2.

TS

Trần Thị Phúc An

3.

Nguyễn Hoàng Ân

4.


ThS

Nguyễn Mai Anh

5.

ThS

Trần Ngọc Anh

6.

ThS

Phùng Thế Anh

7.

TS

Lê Tuấn Anh

8.

TS

Nguyễn Thị Vân Anh

9.


TS

Nguyễn Đình Bình

10.

Nguyễn Thái Bình

11.

ThS

Đinh Thị Thủy Bình

12.

TS

Nguyễn Đình Cả

13.

ThS

Trần Ngọc Chung

14.

ThS


Lê Quang Chung


15.

ThS

Nguyễn Văn Cương

16.

ThS

Nguyễn Duy Dũng

17.

ThS

Trịnh Quang Dũng
Đồn Mạnh Đồng

18.

Tơ Văn Đồng

19.

ThS


20.

PGS.TS Trần Ngọc Đức

21.

ThS

22.

Vũ Lê Hải Giang
Nguyễn Thị Hà

23.

TS

Phan Thị Hà

24.

ThS

Trần Thị Thu Hà

25.

ThS

Ngô Thị Minh Hằng


26.

TS

Lê Vi Hảo

27.

ThS

Dương Thị Hậu

28.

TS

Đỗ Thị Hiện

29.

TS

Ngơ Minh Hiệp

30.

Phạm Văn Hiếu

31.


Nguyễn Thị Hồi

32.

TS

Dương Anh Hoàng

33.

ThS

Lê Văn Hợp

34.

TS

Nguyễn Mạnh Hùng

35.

ThS

Nguyễn Đức Hưng

36.

ThS


Nguyễn Minh Hương

37.

ThS

Võ Thị Mỹ Hương

38.

ThS

Cao Thị Bích Hường

39.

ThS

Ngơ Thị Thu Huyền

40.

ThS

Đặng Đơn Lai

41.

TS


Đinh Thị Kim Lan

42.

TS

Thái Thị Phương Lan


43.

ThS

Đỗ Hồng Long

44.

ThS

Phí Mạnh Long

45.

ThS

Nguyễn Trần Minh

46.


ThS

Nguyễn Tiến Nam

47.

TS

Trần Thị Bích Nga

48.

ThS

Đỗ Thị Nga

49.

ThS

Nguyễn Thị Tuyết Nga

50.

ThS

Phạm Thị Nghĩa

51.


TS

Nguyễn Văn Nghiệp

52.

ThS

Huỳnh Thị Hồng Nhiên

53.

ThS

Phan Thị Hồng Oanh

54.

ThS

Phạm Xuân Phát

55.

ThS

Nguyễn Thanh Phong

56.


ThS

Nguyễn Thị Hà Phương

57.

ThS

Vũ Thị Hồng Phương

58.

ThS

Nguyễn Nam Phương

59.

ThS

Đinh Thanh Phương

60.

ThS

Nguyễn Thị Phương

61.


TS

Nguyễn Thị Phượng

62.

ThS

Vũ Văn Quế

63.

ThS

Nguyễn Thanh Quyên

64.

TS

Đinh Phan Quỳnh

65.

TS

Trần Thị Rồi

66.


ThS

Cao Đức Sáu

67.

ThS

Hoàng Xuân Sơn

68.

TS

Vũ Văn Sỹ

69.

ThS

Cao Thành Tấn

70.

PGS.TS Hà Trọng Thà


71.

ThS


Nguyễn Chí Thành

72.

TS

Lê Quang Thành

73.

TS

Nguyễn Tất Thành

74.

ThS

Lê Thu Thảo

75.

TS

Phạm Thị Thi

76.

ThS


Hà Văn Thiều

77.

ThS

Nguyễn Huy Thông

78.

TS

Nguyễn Minh Thu

79.

ThS

Phạm Thị Ngọc Thu

80.

ThS

Trương Thị Minh Thùy

81.

ThS


Phạm Thanh Thủy

82.

TS

Trịnh Duy Thuyên

83.

ThS

Bùi Xuân Tiến

84.

TS

Nguyễn Thị Thiện Trí

85.

ThS

Hồ Thị Thanh Trúc

86.

TS


Đặng Thị Minh Tuấn

87.

ThS

Võ Thị Phương Uyên

88.

ThS

Nguyễn Đình Văn

89.

PGS.TS Nguyễn Tất Viễn

90.

ThS

Trần Văn Viễn

91.

ThS

Trần Tuấn Vũ


92.

TS

Bùi Thanh Xuân


LỜI NÓI ĐẦU

Để hưởng ứng kỉ niệm Ngày Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam, ngày
mồng 09 tháng 11 năm 2021, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học “75 năm Hiến pháp Việt
Nam” với mục đích: thiết thực kỷ niệm 75 năm ngày Hiến pháp đầu tiên
của Việt Nam, chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Hội thảo đã
là diễn đàn để các nhà khoa học pháp lý trao đổi, thảo luận giá trị lịch sử,
pháp lý, chính trị của các bản Hiến pháp của nước ta qua các thời kỳ; đề
xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần tiếp tục phát huy những giá trị
của Hiến pháp đầu tiên đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. Hội
thảo cũng đã là đợt sinh hoạt nâng cao nhận thức chính trị, pháp luật cho
đảng viên, giảng viên và sinh viên trong tồn trường.
Trong q trình tổ chức Hội thảo, Nhà trường đã nhận được nhiều
bài tham luận của các nhà khoa học, các giảng viên của một số cơ sở
nghiên cứu, các trường đại học trên phạm vi toàn quốc. Những bài tham
luận của các tác giả đã tập trung phân tích, bình luận và đánh giá về các
vấn đề: tính chính trị, pháp lý của các bản Hiến pháp; những giá trị mang
tính thời đại của Hiến pháp 1946 và vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự ra
đời của Hiến pháp 1946; tư tưởng Hồ Chí Minh về lập hiến thể hiện trong
Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong Hiến pháp năm 1992, kế thừa trong Hiến pháp năm 2013 và

vai trò của Hiến pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các bản Hiến pháp;
Nghị viện nhân dân trong Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển qua
các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam; cơ chế bảo hiến trong
Hiến pháp 1946 và việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay;
mở rộng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến
pháp; hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước qua các bản hiến pháp và các
nội dung khác liên quan đến chủ đề Hội thảo. Ban Biên tập đã tập hợp,
nghiên cứu nội dung tất cả các bài tham luận và đánh giá cao chất lượng
các bài tham luận đó.
3


Với tinh thần xây dựng, khoa học, các nhà khoa học, các quý vị đại
biểu tham gia Hội thảo đã có các bài viết làm sáng tỏ những vấn đề trên. Vì
vậy Hội thảo khoa học “75 năm Hiến pháp Việt Nam” do Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã có nhiều đóng góp
có giá trị về lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc củng cố lối sống “sống,
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, từ đó góp phần vào việc củng cố
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh xin trân
trọng giới thiệu tới quý độc giả cuốn sách “Hiến pháp Việt Nam qua các
thời kỳ”.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
Thay mặt tập thể đồng Chủ biên và các tác giả
PGS.TS VŨ ĐỨC TRUNG

4



MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU .......................................................................................... 3
1. HỒ CHÍ MINH VỚI BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA
NƯỚC VIỆT NAM ................................................................................ 15
ThS. Dương Hồi An
TS. Nguyễn Đình Cả
2. QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN
TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 ......................................................... 22
TS. Trần Thị Phúc An
3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN CÔNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM ......... 33
ThS. Nguyễn Mai Anh
4. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN
CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA............................... 45
ThS. Trần Ngọc Anh
5. HIẾN PHÁP NĂM 1946 - NỘI DUNG CƠ BẢN, GIÁ TRỊ
LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ ........................................................................ 52
ThS. Phùng Thế Anh
ThS. Lê Quang Chung
6. BỐI CẢNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BẢN HIẾN
PHÁP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ DÂN TỘC
– SAU 75 NĂM NHÌN LẠI ................................................................... 65
TS. Lê Tuấn Anh
7. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA
HIẾN PHÁP NĂM 2013 SO VỚI HIẾN PHÁP NĂM 1992 ................ 76
TS. Lê Tuấn Anh
TS. Lê Vy Hảo

5


8. QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ CỦA CƠNG DÂN VIỆT
NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP .................................................... 84
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
9. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRONG QUY TRÌNH XÂY DỰNG
HIẾN PHÁP NĂM 1946 - SỰ KẾ THỪA TRONG HIẾN
PHÁP NĂM 2013 ................................................................................ 101
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
TS. Nguyễn Văn Nghiệp
10. SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ TRONG HIẾN PHÁP
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .................. 112
TS. Nguyễn Đình Bình
11. SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN CỦA
HIẾN PHÁP NĂM 1946 TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 .............. 121
Nguyễn Thái Bình
12. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG LẬP HIẾN CỦA HỒ CHÍ MINH - Ý NGHĨA TRONG
VIỆC BỔ SUNG, HOÀN THIỆN HIẾN PHÁP HIỆN NAY Ở
NƯỚC TA ............................................................................................ 128
ThS. Đinh Thị Thủy Bình
ThS. Cao Thị Bích Hường
13. VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC BẢN HIẾN
PHÁP VIỆT NAM ................................................................................ 143
ThS. Nguyễn Văn Cương
HVCH. Nguyễn Thị Hồi
14. NGUN TẮC GIỚI HẠN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
CƠNG DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM .................. 159

ThS. Nguyễn Duy Dũng
15. HỒ CHÍ MINH VỚI BẢN HIẾN PHÁP NĂM 1946 .................... 169
ThS. Trịnh Quang Dũng
6


16. VAI TRỊ CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA
HIẾN PHÁP NĂM 1946 ...................................................................... 179
Đoàn Mạnh Đồng
17. QUÁN TRIỆT NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HIẾN
PHÁP HIỆN NAY ................................................................................ 191
ThS. Tơ Văn Đồng
ThS. Nguyễn Chí Thành
18. ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP BẮT, GIỮ NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
THEO TINH THẦN CỦA HIẾN PHÁP 2013 ..................................... 199
PGS.TS. Trần Ngọc Đức
19. VAI TRỊ CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA HIẾN
PHÁP NĂM 1946 ................................................................................. 218
TS. Phan Thị Hà
ThS. Trần Văn Viễn
20. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN
PHÁP NĂM 1946 VÀ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN TRONG
HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH ................................................................... 228
ThS. Trần Thị Thu Hà
21. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐẾN QUYỀN PHỤ NỮ
TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM ...................................................... 241
ThS. Ngô Thị Minh Hằng
22. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP

DÂN CHỦ VỚI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN,
DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN ...................................................... 252
ThS. Dương Thị Hậu
23. HIẾN PHÁP VIỆT NAM BẢO ĐẢM VỀ MẶT CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC QUỐC DÂN ............ 264
TS. Đỗ Thị Hiện
7


24. VẤN ĐỀ QUỐC TẾ TRONG NĂM BẢN HIẾN PHÁP CỦA
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ................... 276
TS. Ngô Minh Hiệp
ThS. Ngô Thị Thu Huyền
25. DẤU ẤN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG BẢN HIẾN PHÁP
ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC ................................................................ 288
Phạm Văn Hiếu
Nguyễn Thị Hà
26. HIẾN PHÁP 1946 - NHỮNG GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN ............269
TS. Dương Anh Hoàng
27. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HIẾN PHÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ........................................................................................... 308
ThS. Lê Văn Hợp
ThS. Đỗ Hoàng Long
28. NHỮNG TƯ TƯỞNG MANG TÍNH THỜI ĐẠI CỦA HIẾN
PHÁP 1946 VỀ PHÂN CƠNG VÀ KIỂM SỐT QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC ......................................................................................... 317
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
ThS. Vũ Lê Hải Giang
29. NHỮNG TƯ TƯỞNG VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG TRONG HIẾN PHÁP 1946 ĐẾN NAY VẪN CÒN
NGUYÊN GIÁ TRỊ ............................................................................. 330

TS. Nguyễn Mạnh Hùng
ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên
30. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG
LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM........................................................ 342
ThS. Nguyễn Đức Hưng
31. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LẬP HIẾN THỂ HIỆN
TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ KẾ THỪA....... 352
ThS. Nguyễn Minh Hương
8


32. THU HÚT, TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC HIẾN PHÁP VÀ THỰC
TIỄN TRIỂN KHAI ............................................................................. 361
ThS. Võ Thị Mỹ Hương
33. ĐÔI NÉT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 ........................................................ 378
ThS. Đặng Đơn Lai
ThS. Hồng Xn Sơn
34. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CỦA
NHÂN DÂN THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 1946 –
NHỮNG GIÁ TRỊ KẾ THỪA .............................................................. 386
TS. Thái Thị Phương Lan
35. KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN
PHÁP 2013 - SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BẢN HIẾN
PHÁP TRONG LỊCH SỬ .................................................................... 397
ThS. Phí Mạnh Long
36. HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN
HIỆN NAY ........................................................................................... 407

ThS. Nguyễn Trần Minh
ThS. Nguyễn Văn Cương
37. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN
CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 VÀ SỰ KẾ
THỪA PHÁT TRIỂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1959, HIẾN
PHÁP NĂM 1980, HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG NĂM 2001) VÀ HIẾN PHÁP NĂM 2013 ............................... 426
ThS. Nguyễn Tiến Nam
ThS. Vũ Thị Hồng Phương
38. BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI BẰNG CÁC HÌNH THỨC PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH
THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM 2013 ................................................. 434
TS. Trần Thị Bích Nga
9


39. TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG CHÍNH QUYỀN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 VÀ
HIẾN PHÁP NĂM 1959....................................................................... 450
ThS Đỗ Thị Nga
CN. Nguyễn Hoàng Ân
40. VẤN ĐỀ BẢO HIẾN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM........................... 460
ThS.NCS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
ThS. Trần Ngọc Chung
41. QUY ĐỊNH VỀ HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA THEO
HIẾN PHÁP 2013 ................................................................................ 470
ThS. Phan Thị Hồng Oanh
ThS. Nguyễn Thị Hà Phương
42. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG

DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1946 VÀ SỰ KẾ THỪA, PHÁT
TRIỂN TRONG HIẾN PHÁP 1959, 1980, 1992, 2013 ....................... 478
ThS. Nguyễn Thanh Phong
ThS. Phạm Xuân Phát
43. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THEO HIẾN PHÁP 1946 SỰ KẾ THỪA Ở HIẾN PHÁP 2013 .................................................... 490
ThS. Nguyễn Nam Phương
44. TÍNH CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI HIẾN PHÁP VIỆT NAM ...................................... 501
ThS. Đinh Thanh Phương
45. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH
NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 VÀ SỰ THAY ĐỔI
QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP.............................................................. 514
ThS. Nguyễn Thị Phương
46. TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM ......................... 526
TS. Nguyễn Thị Phượng
10


47. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÂN DÂN VÀ DÂN
CHỦ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY .................................................. 537
ThS. Vũ Văn Quế
ThS. Trần Ngọc Chung
48. NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946
VÀ SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP ........ 547
ThS. Nguyễn Thanh Quyên
ThS. Huỳnh Thị Hồng Nhiên

49. CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CẦN HỒN THIỆN............................................................. 557
TS. Đinh Phan Quỳnh
50. QUYỀN BÌNH ĐẲNG NAM NỮ THEO QUY ĐỊNH CỦA
HIẾN PHÁP VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ................. 569
TS. Trần Thị Rồi
51. SỰ KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TỪ HIẾN
PHÁP 1946 ĐẾN HIẾN PHÁP 2013 ................................................... 577
ThS. Cao Đức Sáu
52. TINH THẦN DÂN CHỦ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐƯỢC GHI NHẬN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............................................ 586
TS. Vũ Văn Sỹ
53. QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP 2013 VỚI VIỆC
THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...........592
ThS. Cao Thành Tấn
54. QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP 2013 - SỰ
KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TỪ HIẾN PHÁP 1946 THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 605
PGS.TS. Hà Trọng Thà
11


55. CƠ CHẾ BẢO HIẾN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP CỦA
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GĨP Ý HỒN THIỆN CƠ CHẾ BẢO
HIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................... 616
TS. Nguyễn Tất Thành
56. CHẾ ĐỊNH TRƯNG CẦU Ý DÂN QUA CÁC BẢN

HIẾN PHÁP ........................................................................................ 626
ThS. Lê Thu Thảo
57. QUYỀN HƯỞNG AN SINH XÃ HỘI – SỰ KẾ THỪA VÀ
PHÁT TRIỂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM.............. 635
TS. Phạm Thị Thi
58. TỪ TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA CHỦ TỊCH HỔ
CHÍ MINH ĐẾN SỰ RA ĐỜI QUỐC HỘI VÀ BẢN HIẾN
PHÁP ĐẨU TIÊN CỦA VIỆT NAM ................................................... 648
ThS. Hà Văn Thiều
59. QUY ĐỊNH VỀ “QUYỀN CON NGƯỜI” TRONG HIẾN
PHÁP - SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN........................................... 656
ThS. Nguyễn Huy Thông
60. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM
GIỮ, TẠM GIAM TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO HIẾN PHÁP 2013 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................... 665
TS. Nguyễn Minh Thu
61. KIỂM SOÁT CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP ĐỐI VỚI
CƠ QUAN HÀNH PHÁP TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
VIỆT NAM ........................................................................................... 671
ThS. Trương Thị Minh Thùy
62. VẤN ĐỀ NAM NỮ BÌNH QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM..................................... 682
ThS. Phạm Thanh Thủy
63. PHÒNG CHỐNG TRA TẤN TRONG QUY ĐỊNH CỦA
HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỒN THIỆN TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .............................................................. 696
TS. Trịnh Duy Thuyên
TS. Lê Quang Thành
12



64. VAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP NĂM 1992 VÀ NĂM 2013
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM .................................. 707
ThS. Bùi Xuân Tiến
65. NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
CÔNG DÂN: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN HIẾN PHÁP
VIỆT NAM ........................................................................................... 715
TS. Nguyễn Thị Thiện Trí
66. HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM – Ý NGHĨA
LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI ................................................ 732
ThS. Hồ Thị Thanh Trúc
67. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA TRONG HIẾN PHÁP VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....... 745
TS. Đặng Thị Minh Tuấn
TS. Đinh Thị Kim Lan
68. GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN
CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1946 VÀ SỰ KẾ THỪA,
PHÁT TRIỂN TRONG HIẾN PHÁP 2013 .......................................... 755
ThS. Võ Thị Phương Uyên
69. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN CỦA
HỒ CHÍ MINH THỂ HIỆN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1946 .......... 765
ThS. Nguyễn Đình Văn
70. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM .......................... 772
PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn
71. BÀN VỀ KỸ THUẬT LẬP HIẾN TRONG HIẾN PHÁP
NĂM 2013 ............................................................................................ 781
ThS. Trần Tuấn Vũ
ThS. Phạm Thị Ngọc Thu

72. LỜI NÓI ĐẦU QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM .......... 789
ThS. Phạm Thị Nghĩa
TS. Bùi Thanh Xuân
13


14


HỒ CHÍ MINH VỚI BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN
CỦA NƯỚC VIỆT NAM
ThS. Dương Hồi An*
TS. Nguyễn Đình Cả**
1

TĨM TẮT
Hiến pháp là đạo luật gốc của một quốc gia. Cùng với sự ra đời của
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một bản Hiến pháp mới đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ, Quốc hội xúc tiến soạn thảo và thông
qua tháng 11-1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam và cả khu
vực Đông Nam Á. Là người đề xuất, trực tiếp tham gia soạn thảo, thông
qua Hiến pháp và tổ chức thực hiện những nguyên tắc cơ bản của Hiến
pháp 1946 trong chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Quốc hội,
Chính phủ đưa luật pháp vào cuộc sống; đưa dân chủ đến với con người và
xã hội Việt Nam sau đêm dài phong kiến chuyên chế và áp bức thực dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện hóa “thần linh pháp quyền” bằng Hiến
pháp 1946.
Từ khóa: Hiến pháp, hợp hiến, quốc hội, lập pháp, dự thảo.
NỘI DUNG
Đối với một nhà nước, một quốc gia độc lập, thì Hiến pháp là đạo

luật gốc của một thể chế. Việc soạn thảo cho sự ra đời của một bản Hiến
pháp không bao giờ là cơng việc dễ dàng và có thể hồn thành nhanh
chóng được. Có nhiều quốc gia phải sau hàng chục năm lập quốc thì mới
xây dựng được Hiến pháp (Nước Mỹ sau 13 năm độc lập mới có Hiến pháp
1789; Ấn Độ sau 3 năm độc lập mới có Hiến pháp 1950; Trung Quốc sau
5 năm mới có Hiến pháp 1954). Sự xuất hiện của nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa vào ngày 02-9-1945 đã trở thành một trong những sự kiện
lịch sử thu hút sự chú ý cả cộng đồng quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Đặc biệt hơn, một nhà nước non trẻ ở một xứ thuộc địa được coi là cái
rốn của sự nghèo đói và lạc hậu của thế giới trong tình thế ngàn cân treo
*

Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

**

15


sợi tóc lại diễn ra liên tiếp các sự kiện lập pháp đáng kinh ngạc: Tổng tuyển
cử phổ thông đầu phiếu trên cả nước và xây dựng Hiến pháp cho nhà nước
cộng hòa trẻ tuổi. Trong vòng 14 tháng giữa vòng vây của các loại kẻ thù,
cuộc Tổng tuyển cử và xây dựng Hiếp pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc
Việt Nam đã được hoàn thành. Sự ra đời của Hiến pháp 1946 là sản phẩm
trực tiếp từ đường lối cách mạng của Đảng và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Hiến pháp 1946 ra đời gắn liền với tên tuổi của Anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
1. Hồ Chí Minh là người đề xướng xây dựng Hiến pháp 1946, đặt
nền móng cho nền luật pháp Việt Nam trong thời đại mới

Một nhà nước theo đúng nghĩa nhất của thể chế cộng hịa là phải có
Quốc hội – Luật pháp (Hiến pháp). Đó phải là một nhà nước mà các cơ
quan quyền lực và các thành viên phải được bầu qua hình thức phổ thông
đầu phiếu. Đặc biệt, trong hệ thống luật pháp của một thể chế thì Hiến
pháp chính là u cầu đầu tiên phải có. Hồ Chí Minh và những cộng sự
của Người đã sớm định hình được yêu cầu pháp lý bức thiết này của sự
nghiệp cách mạng. Trong phiên họp đầu tiên diễn ra ngày 03-9-1945 của
Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Chính phủ
Hồ Chí Minh đã nêu lên một số cơng việc khẩn cấp đầu tiên cả nhà nước
cộng hòa non trẻ. Trong những cơng việc đó, có việc xây dựng Hiến pháp:
“Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ
thực dân không kém phần chun chế, nên nước ta khơng có Hiến pháp.
Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một
Hiến pháp dân chủ”1. Giữa những thách thức trực tiếp của một đất nước
vừa ra khỏi chiến tranh, cùng với các công việc khẩn cấp là cơm, áo cho
tồn dân thì Hồ Chí Minh đã khẳng định ln một cơng việc khẩn cấp là
phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Chỉ sau một tuần lễ từ ngày tuyên bố
độc lập, ngày 08-9-1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14-SL về cuộc tổng
tuyển cử bầu quốc hội gồm 7 điều. Trong đó có điều 6 nêu rõ sẽ dự thảo
một bản Hiến pháp đệ trình lên Quốc hội và một ủy bản khởi thảo Hiến
pháp gồm 7 người sẽ được thành lập. Ngày 20-9-1945, Sắc lệnh số 34-SL
quyết định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm có 7 thành viên là
Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến,
Nguyễn Lương Bằng, Đăng Xuân Khu. Việc soạn thảo Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam diễn ra hết sức nhanh chóng chỉ sau 40 ngày kể từ khi
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, t.4, tr.6.
16


Ủy ban dự thảo Hiến pháp thành lập, ngày 31/10/1945. Bản dự thảo Hiến

pháp đầu tiên đã được công bố trên các tờ báo lớn để lấy ý kiến đóng góp
của các tầng lớp nhân dân: “Các báo trung ương đăng dự thảo Hiến pháp
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Lời kêu gọi của Chính phủ, hơ hào
đồng bào tích cực tham gia nhận xét và góp ý kiến vào bản dự thảo Hiến
pháp”1. Việc trưng cầu dân ý là một bước tiến lớn của một nền dân chủ.
Ở Việt Nam, có thể nói là đây là lần đầu tiên nhân dân được tôn trọng, đề
cao và tham gia trực tiếp vào một công việc, một văn bản hết sức hệ trọng
đến đất nước và toàn thể các tầng lớp nhân dân là Hiến pháp. Chủ tịch Hồ
Chí Minh là người đặt nền móng cho nền dân chủ ở Việt Nam. Bằng việc
kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp, nhận xét ý kiến vào dự
thảo Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời thể hiện tinh
thần, tơn chỉ, mục đích của nhà nước Việt Nam là của dân, do dân và vì
dân. Sự tham gia góp ý kiến của nhân dân còn thể hiện thái độ, trách nhiệm
và niềm tin của nhân dân đối với chế độ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chính phủ lâm thời thơng qua việc kêu gọi nhân dân góp ý cho Hiến pháp
để khẳng định sức mạnh pháp lý của nhân dân thể hiện trong quá trình xây
dựng bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam.
2. Trực tiếp đứng đầu ban dự thảo Hiến pháp, Hồ Chí Minh
cùng Chính phủ và Quốc hội chạy đua với thời gian để Hiến pháp 1946
ra đời, khẳng định tính hợp hiến và hợp pháp của nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa trước nhân dân và thế giới
Trong tình thế thù trong giặc ngồi, vận mệnh dân tộc có khi như
“ngàn cân treo sợi tóc” thì quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổng
tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp thể hiện rõ sự bình tĩnh,
quyết đốn, tư duy chính trị nhạy cảm, sâu sắc và hành động khẩn trương,
hiệu quả của người đứng đầu. Nhận thức rõ tình hình đất nước mà đặc biệt là
nguy cơ chiến tranh khi ở miền Nam đã phát động cuộc kháng chiến, trước
sự chống phá trực tiếp của các lực lượng phản động, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đề nghị dời ngày bầu cử Quốc hội từ 23-12-1945 sang ngày 06-01-1946.
Người cũng đề xuất giành 70 ghế đại biểu quốc hội cho các lực lượng Việt

Quốc, Việt Cách thân Tưởng. Người tiếp tục đề xuất cải tổ chính phủ lâm
thời theo hướng mở rộng và cam kết phân bổ các thành viên chính phủ cho
các tổ chức chính trị một cách hợp lý. Trật tự của q trình lập pháp, lập
1. F.Cơ-bê-lép: Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010,
tr.378.
17


hiến là phải có Quốc hội để từ đó có cơ sở thơng qua Hiến pháp. Chính vì
vậy, từ tháng 9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời
ký nhiều sắc lệnh liên quan đến việc tổ chức Tổng tuyển cử như các quy
định, thể lệ, thời gian và kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực
vào các hoạt động pháp luật mới mẻ trên đất nước Việt Nam. Để thúc đẩy
nhanh chóng sự ra đời của Hiến pháp và tiếp tục tiếp thu các ý kiến của các
tầng lớp nhân dân, ngày 31-12-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết quốc gia gồm 40
nhân sĩ, trí thức hàng đầu của Việt Nam lúc bấy giờ như Phan Anh, Cù Huy
Cận, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu,… Sau đó, ngày 14-01-1946 sắc lệnh
số 04-SL bổ sung thêm 10 vị như các ông Đào Duy Anh, Đặng Xuân Khu,
Nghiêm Văn Yêm,… Như vậy, Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết quốc
gia gồm 50 vị đặt dưới quyền điều khiển của Chủ tịch Chính phủ. “Ủy ban
Nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết đã nghiên cứu và cũng đưa ra một bản Dự
thảo Hiến pháp đệ trình với Chính phủ”1. Từ hai bản dự thảo Hiến pháp này,
trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam ngày 02-03-1946 đã thành
lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người có trách nhiệm xây dựng một
dự thảo Hiến pháp để trình Quốc hội ở phiên họp tiếp theo. Cùng với việc
tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội ngày 06-01-1946 và các dự án Hiến pháp
được dự thảo đã được quốc hội giao cho Ban dự thảo Hiến pháp hoàn chỉnh
để quốc hội kỳ họp sau thông qua đã cho thấy sự dân chủ, làm việc nhanh
chóng và hiệu quả của Chính phủ lâm thời và đặc biệt là người đầu Chính

phủ - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau hơn 4 tháng thực hiện chuyến thăm đầu
tiên đến nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và cùng với ban lãnh
đạo của Đảng quyết định nhanh chóng tổ chức kỳ họp Quốc hội lần thứ 2 để
thông qua dự án Hiến pháp. Ngày 9-11-1946, Quốc hội Việt Nam đã thông
qua Hiến pháp 1946 là bản Hiếp pháp đầu tiên của Việt Nam với 240 phiếu
thuận trên 242 đại biểu. Bản Hiến pháp 1946 gồm có 7 chương với 70 điều
và Lời nói đầu là một trong những thành tựu lập pháp vĩ đại của dân tộc Việt
Nam ở thế kỷ XX.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức, thực hiện Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Là người đề xướng, trực tiếp tham gia soạn thảo, điều hành q trình
xây dựng và thơng qua Hiến pháp 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là
1. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006., t.1, tr.69.
18


người tổ chức và thực hiện Hiến pháp 1946 trong điều kiện chiến tranh
để đi đến thắng lợi và bước đầu xây dựng miền Bắc vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
ở miền Nam. Sau khi được Quốc hội thơng qua, nhưng vì đang có chiến
tranh nên Quốc hội chưa thể ban hành Hiến pháp 1946 để thực hiện. Từ
thực tế của cuộc kháng chiến Quốc hội và Chính phủ cùng với Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có những quyết định phù hợp để tổ chức “kháng chiến,
kiến quốc” trên cơ sở của Hiến pháp 1946. Quốc hội đã quyết định “Trong
thời kỳ chưa thi hành được Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã
định trong Hiến pháp để ban hành các đạo luật”1. Quốc hội đã chuẩn y bản
quyết định ủy nhiệm cho Ban thường trực Quốc hội và Chính phủ thi hành
Hiến pháp trong điều kiện chiến tranh. Ban thường trực Quốc hội luôn ở
bên cạnh Chính phủ để cùng tham gia, thảo luận và đưa ra các quyết sách

lớn nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Nhưng do tình hình
chiến tranh diễn ra ác liệt, việc đảm bảo an ninh cho Ban thường trực sẽ
rất khó khăn. Cho nên vào cuối tháng 12-1946, Ban thường trực Quốc hội
đã họp tại thị xã Hà Đông (Hà Nội ngày nay) và quyết định: vì tình thế
chiến tranh nên chỉ có Trưởng ban thường trực Quốc hội sát cánh cùng
với Chính phủ tổ chức kháng chiến, kiến quốc. Ban thường trực Quốc hội
khóa I gồm 18 vị. Theo quyết định trên, Trưởng ban thường trực Quốc hội
Bùi Bằng Đồn đã ln bên cạnh Chính phủ và tham dự các cuộc họp với
Hội đồng Chính phủ, góp ý kiến cho các hoạt động kháng chiến kiến quốc.
Đây chính là một điểm đặc biệt của hoạt động Quốc hội Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó cũng là một nét đặc biệt của
việc tổ chức bộ máy quyền lực, thực thi Hiến pháp 1946 cho dù Hiến pháp
chưa được ban hành. Khi tiến hành tồn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng Chính phủ tổ chức việc di chuyển nhân tài vật lực mà đặc
biệt là bộ máy quyền lực của nhà nước lên chiến khu Việt Bắc một cách an
toàn, khoa học. Các cơ quan của Chính phủ, Trưởng ban thường trực Quốc
hội, Văn phòng Trung ương Đảng được bố trí bí mật, gần nhau để thuận
lợi cho việc đưa ra các quyết định quan trọng cho sự nghiệp kháng chiến,
kiến quốc. Dựa vào Hiến pháp 1946, từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954,
Chính phủ đã ban hành khoảng 400 sắc lệnh và nhiều thông tư, nghị định
để điều hành kháng chiến. Các sắc lệnh của chính phủ ban hành đều có sự
thỏa thuận, nhất trí của Ban thường trực Quốc hội. Ban thường trực Quốc
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Văn phòng Quốc hội: Lịch sử Quốc hội Việt Nam
1946 - 1960, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1994, tr.111-112.
19


hội ngồi việc góp ý kiến với Chính phủ về các nghị quyết và chương trình
cơng tác, cịn tổ chức các đồn cơng tác về các địa phương để phổ biến,
tuyên truyền các chính sách, chủ trương của chính phủ về kháng chiến,

cổ vũ nhân dân kháng chiến, kiến quốc. Như vậy, trên thực tế, Hiến pháp
1946 đã được thực hiện với những chính sách, quyết định phù hợp với
cuộc kháng chiến. Đây cũng chính là nét đặc biệt của Hiến pháp 1946 với
vị trí là bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Cùng với Quốc hội, Chính
phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trên cơ sở của Hiến pháp 1946 để đưa ra các
quyết định kháng chiến, kiến quốc thắng lợi.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp gắn liền
với tên tuổi và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Từ người khởi xướng, trực tiếp
chỉ đạo xây dựng đến thực thi Hiến pháp 1946, Hồ Chí Minh là một nhà
lập hiến và lập pháp vĩ đại nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải qua ba lần soạn thảo Hiến pháp 1959,
Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và một lần sửa chữa vào năm 2001, đến
Hiến pháp 2013 có những điều cơ bản lại trở về với Hiến pháp 1946 như là
ở Chương II của Hiến pháp 2013 là Quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của cơng dân thì ở Hiến pháp 1946 là: Nghĩa vụ và quyền lợi công
dân. Không chỉ đặt nền móng cho hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp
1946 còn thể hiện sự văn minh, khi hiến định những giá trị mang tính nhân
văn của thời đại như sự bình đẳng, quyền của các dân tộc thiểu số,… vào
trong Hiến pháp 1946. Có một nhận định cho rằng: các hiến pháp được xây
dựng sau này là những “tu chính án” của Hiến pháp 1946. Rõ ràng, với vị
trí là Hiến pháp đầu tiên của lịch sử, Hiến pháp 1946 gắn liền với nhà nước
và chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu đã đặt nền móng cho tồn bộ hệ
thống chính trị, hệ thống luật pháp và đặc biệt là việc xây dựng nhà nước
pháp quyền hiện nay của Việt Nam. Hồ Chí Minh đã biến “thần linh pháp
quyền” vào Hiến pháp 1946 để mở ra một trang mới cho lịch sử lập hiến,
lập pháp Việt Nam. Mặc dù không được đưa vào cuộc sống do chiến tranh,
nhưng Hiến pháp 1946 là cơ sở cho toàn bộ các hoạt động của nhà nước
Việt Nam mới hết sức non trẻ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh
“thần thánh” và đi đến thắng lợi. Các quyết sách chiến lược vừa kháng

chiến, vừa kiến quốc dựa vào Hiến pháp 1946 đã phát huy được sức mạnh
của toàn dân tộc để đi đến chiến thắng. Hồ Chí Minh và Hiến pháp 1946 là
di sản đặc biệt của nền luật pháp Việt Nam trong thời đại mới. Đó là thời
đại mà con người Việt Nam sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
20


×