Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 6 tuổi (2023)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 22 trang )

I.ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI)
Chúng ta đều biết sức khỏe là vốn quý nhất, "có sức khỏe là có tất cả".
Trẻ khoẻ mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt
động, chủ động tham gia tìm hiểu khám phá và qua các trải nghiệm trong hoạt
động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ phát triển về mọi
mặt. Mặt khác tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày, vì cơ thể trẻ em là cơ thể
đang lớn, phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của
trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thơng thường như: Chiều cao, cân nặng,
vịng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể mà hiện nay tình trạng trẻ em béo
phì ngày càng gia tăng, sự vận động của trẻ ngày càng giảm, sân chơi của trẻ co
hẹp.
Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho
trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của
trẻ đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên dạy lớp Mẫu giáo lớn. Vấn
đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho
trẻ 5- 6 tuổi ra sao? Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục
phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của
trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ.
Giáo dục phát triển thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển
toàn diện, đủ năng lực đức, tài trở thành những con người mới hướng tới xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Vì vậy trong q trình chăm sóc, giảng dạy trẻ về
lĩnh vực phát triển thể chất tôi tìm tịi và đưa ra “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP):
1..Mục đích của sáng kiến/giải pháp:
Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức
khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một


sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hồ, khơng những thế cịn giúp phát


triển ngơn ngữ và phát triển nhận thức.
Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển
thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thoả
mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp
phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè
trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài
hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp
điệu.
Kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể
hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử
động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là
hoạt động tạo hình…giúp trẻ trí tưởng tượng sáng tạo. Nhưng trên thực tế trong
trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm
được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn cịn mang tính chất đơn điệu,
cứng nhắc, gị bị vì ở lứa tuổi này trẻ “Học mà chơi – chơi mà học’’, hình thức
tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ
chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động.
Vì vậy tơi đã tìm hiểu, áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”.
2. Các giải pháp, biện pháp mới đã tiến hành
* Trước tiên tôi tiến hành khảo sát điều kiện để đảm bảo an toàn phục vụ
giáo dục thể chất cho trẻ.
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện
trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp, thường xuyên cho đi
tham quan, kiến tập các trường mầm non trong quận, các bạn đồng nghiệp trong
trường.


- Được sự chỉ đạo của Tổ chuyên môn dạy về lịch trình và kế hoạch tổ

chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa của trẻ.
- Trường có sân tập rộng rãi nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ dễ
dàng, có phịng thể chất riêng, dụng cụ thể dục mẫu mã mới, hiện đại.
- Giáo viên đã công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhiệt
tình, yêu trẻ.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ
chức các hoạt động.
- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến con và các hoạt động của cơ trị,
trường lớp.
b. Khó khăn.
- Một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên kiến thức, kỹ năng còn hạn
chế.
- Giáo viên chưa thường xun có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng
tạo vào hoạt động khiến trẻ gị bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể
chất chưa đạt hiệu quả cao.
Qua thực tế tôi đã tiến hành khảo sát sự phát triển thể chất của trẻ khi
chưa áp dụng sáng kiến đầu năm học….: Với tổng số trẻ của lớp là 41 cháu:
Mục tiêu

Kết quả

Đầu năm

đã đạt được

đã đạt được

Về giáo dục Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động

32/41 =78 %


vận động

Kỹ năng Vận động thô

33/41 =80.5%

vận động

30/41 =73,2%

Về sức khỏe

Vận động tinh

Cân nặng

37/41 =90.2 %

Chiều cao

38/41 = 92,7 %

Qua kết quả trên bảng khảo sát tôi nhận thấy kết quả trẻ thực hiện các vận
động chưa cao chưa đạt được mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non.


Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động:
- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội
dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian thời điểm thực hiện

bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát
triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động
tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để
đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển
những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao
hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày từng loại vận động và mức
độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các
hoạt động khác và các sự kiện.
- Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất
hiệu quả. Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tơi
tiếp tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động, để thuận tiện cho trẻ
sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa
lớp. Tơi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi
hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngồi trời trẻ có thể tự
lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên u cầu. Ngồi ra khi
xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón
và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã
học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tơi nhận thấy trẻ lớp tơi tiến bộ
nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời cha mẹ học
sinh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm
hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con
mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập khơng, có mạnh dạn tự tin
khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không?
Biện pháp 2: Xây dựng mơi trường hoạt động và góc thể chất cho trẻ.


Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng
thú cho trẻ khi tới lớp, trẻ có u thương, thích đi học thì mới hào hứng tham
gia các hoạt động khác.
Vì thế mơi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ cộng với việc lấy trẻ

làm trung tâm là vô cùng cần thiết.
Đối với lớp học ngay từ đầu năm tơi trang trí lớp đẹp để gây hứng thú cho
trẻ khi tới trường, tơi ln có sự thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của
trẻ trong hoạt động góc tạo các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học nhất là góc
vận động thuận tiện cho trẻ.Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ
được phát triển các vận động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu… qua đó
trẻ thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cơ.
Mơi trường ngồi lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí
thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sư phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngồi
trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục
sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó
là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia … Từ đó
giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của chương
trình.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho
nội dung chính của hoạt động, tơi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi
ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các
trị chơi vận động, trị chơi dân gian ở ngồi sân trường.
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra
kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối
quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi
thực hiện trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với
các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.


Biện pháp 3. Sử dụng đồ dùng trực quan, dụng cụ tập luyện Thông
qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất
thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Việc làm đồ dùng
và sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt
động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao kết

quả của trẻ.
Tơi đặt ra các câu hỏi: Mình nên làm đồ dùng gì mà gây được sự chú ý
của trẻ? Điều chắc chắn đồ dùng phải đẹp bởi tâm lý chung ai cũng thích ngắm
cái đẹp. Đẹp mà giá thành phải thấp, giá thấp mà phải bền, bền còn thuận tiện,
thuận tiện mà đa năng và an tồn. Rồi tơi bắt tay vào làm thử, tập thử ...
Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng, phong phú làm cho hoạt động
thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được
điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động
đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non nhưng
bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây
là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.
Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt
động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực
tiếp và hấp dẫn.
Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở
cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan
là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mơ
tả động tác kèm với phim, ảnh, mơ hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan
gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối
hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học
động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm
quen với động tác mới.


Mặt khác: Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi
đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vịng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ,
cờ…sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ đề đang thực
hiện.
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tơi có thể trang trí các
đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh

nhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích ,thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất
Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn tuân thủ nguyên
tắc: đảm bảo an tồn, bền chắc, khơng sắc nhọn, khơng có nguy cơ gây thương
tích cho trẻ.
Trong các trị chơi vận động tơi nghiên cứu và làm đồ dùng đồ chơi
hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao.
Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng
đầu, Trẻ cần được đảm bảo, an tồn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo
viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt
động. Tôi luôn quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị: Sân tập, kiểm tra dụng cụ
trước khi cho trẻ luyện tập. Đối với các đồ dùng như: ghế thể dục, thang thể
dục… tôi kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có
biện pháp sửa chữa ngay.
Biện pháp 4. Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng:
*Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành
thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngồi tiết học, bao gồm
thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan,
hội khỏe, giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể
dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục
đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được
diễn ra trên tiết học, cịn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó
của giáo dục thể chất.


Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc
vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các
hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học phát triển vận động tơi đã sử dụng các
hình thức sau:
* Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo
tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ,
khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho
phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan
nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể…Việc giảng dạy
giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và tồn diện như vậy, và cần nâng
dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và
hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy
cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận
động từ ít đến nhiều và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập
nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện
về sau.
* Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập
phát triển chung.
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục
thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì
các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “Một đồn tàu” đi các kiểu
chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – bụng–
chân – bật với nhịp hô của cô… nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy
thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, khơng phát huy tính tích cực vận động ở trẻ:
Vì vậy tơi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể:
Với phần khởi động tôi cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi
động kết hợp các kiểu chân… sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm số, tách
hàng để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài


tập Erobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác
tay – bụng – chân – bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ
bản. Khi tập vận động cơ bản, q trình trẻ tập tơi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là
những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực
hiện bài tập của mình. Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như:

Tập dưỡng sinh, yoga... kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy
thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong
tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến
thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt: Trẻ tập Erobic trong phần bài tập
phát triển chung trẻ tập yoga phần hồi tĩnh.
Biện pháp 5: Phát triển thể chất trong các hoạt động khác.
* Hoạt động giáo dục thể chất trong các hội thi.
-Trong hoạt động giáo dục thể chất trẻ tham gia hoạt động tích cực thì
người giáo viên phải lôi cuốn hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái khơng
gị bó gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm
non.Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và
trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động.
Từ đó tơi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi vào các hoạt động
giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hội thi đó.
Nhân dịp Tết 2023, tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: Ngày hội mùa xuân.
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Lăn bóng và di chuyển bóng,
trị chơi - Nhảy lị cị.
+ Khởi động: Cho trẻ đi tham quan vườn hoa mùa xuân với nhạc bài hát: Ra
chơi vườn hoa. (Tác giả: Văn Tấn).
+ Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn: Tập Nhạc erobic bài Trời nắng,
trời mưa.
+Vận động cơ bản: Phần thi Ai khéo hơn ai: Lăn bóng và di chuyển với bóng.


+ Trò chơi: Phần thi: Nhảy đẹp (Trẻ nhảy lò cò).
+ Hồi tĩnh: cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình.
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và
hứng thú tích cực tham gia hoạt động. Bên cạnh đó cơ chọn lựa các nội dung
giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương quê
hương của đất nước con người Việt Nam.

* Giáo dục các kỹ năng và thói quen vệ sinh.
Đây là nội dung quan trọng trong giáo dục thể chất và hinh thành nhân
cách cho trẻ, cần rèn những nội dung sau:
- Vệ sinh thân thể: Tạo cho trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước
khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, súc miệng, dùng khăn, lau miệng…
- Nề nếp văn minh trong ăn, uống: Khi ăn, khơng nói chuyện, nhai kỹ,
khơng bốc, khơng làm rơi vãi thức ăn,,,
- Cần cho trẻ ăn đủ lượng và chất, vì vậy cần có chế độ ăn phù hợp cho
từng độ tuổi.
- Cần chăm sóc cho trẻ trong các bữa ăn thật tốt cả về chất lẫn tinh thần,
có như vậy mới phát triển tốt thể chất của trẻ.
- Một số yêu cầu khi tổ chức cho trẻ mẫu giáo ăn:
+ Phịng sạch sẽ, thống mát, bàn ghế thuận lợi cho trẻ ngồi xuống đứng
lên.
+ Bàn ăn, bát đĩa phù hợp với lứa tuổi và xếp có thẩm mỹ.
+ Trước khi ăn, khoảng nửa giờ cần kết thúc các trò chơi hay đi dạo có
tính căng thẳng, tránh gây ra căng thẳng thần kinh hoặc sự giận dỗi của trẻ.
+ Cho trẻ rửa ta, rửa mặt trước khi ăn, khi ngồi vào bàn là; ăn ngay.
- Hình thành cho trẻ có thói quen văn hóa: Trẻ khơng vội vàng, nhai kĩ,
cầm thìa đúng cách, lấy đủ thức ăn.


+ Phát hiện nguyên nhân: Trẻ còi suy dinh dưỡng hay béo phì và đưa ra
biện pháp khắc phục.
+ Cần tìm hiểu kĩ ngun nhân làm trẻ ăn khơng ngon miệng, thậm chí
ghê sợ bữa ăn, để tìm cách khắc phục hợp lý.
+ Giáo viên cần đưa ra biện pháp tích cực nhất, trao đổi với cha mẹ các
cháu về vấn đề ăn, uống để phối hợp tốt cho việc xây dựng chế độ ăn uống.
- Rèn cho trẻ có thái độ tích cực đối với giấc ngủ.
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu vào

những giờ giấc đã định cho giấc ngủ.
- Tạo ra trạng thái yên tĩnh trước lúc ngủ, không làm ồn. Khơng nên có
những hình thức xúc cảm tiêu cực, gây hưng phấn cao ở trẻ.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ để tạo phản xạ có điều kiện nhằm hình thành thói
quen ngủ nhanh và sâu.
- Phịng ngủ phải yên tĩnh thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông,
sạch sẽ.
- Cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Chăm sóc cho trẻ lúc ngủ.
-Cơ có thái độ âu yếm khi cho trẻ ngủ, giúp trẻ nằm đúng tư thế (không
nằm sấp, không nằm co ro đầu gối).
- Giúp đỡ riêng cho trẻ yếu.
- Nên cho trẻ ngủ và thức dậy khơng nên làm đồng loạt vì có sự khác biệt
cá nhân của trẻ.
- Cần phối hợp với gia đình để hiểu rõ các phương pháp đúng đắn để tổ
chức giấc ngủ cho trẻ.
* Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất:


Các trị chơi dân gian được hình thành và ơng cha ta truyền từ đời này
sang đời khác trải nghiệm qua thực tế cuộc sống con người.
Những trò chơi dân gian đó từ khi sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và
còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta đó là những hình ảnh về q hương đất
nước về gia đình và tuổi ấu thơ.
Trị chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp vui chơi hội hè
nhằm phát triển các tố chất thể lực. Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Học
mà chơi- chơi mà học nên việc sử dụng trò chơi dân gian nên việc sử dụng trị
chơi được tơi ln quan tâm áp dụng khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy nó
đã giúp trẻ tiếp nhận được kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái.
Tơi vận dụng các trị chơi dân gian phù hợp với kiến thức và tuân thủ

ngun tắc vừa sức của trẻ.
Ví dụ: Với trị chơi: Ai ném xa nhất, tơi có thể thay thế và đưa trò chơi
dân gian: ném còn vào dạy trẻ.
Hay đối với các trò chơi củng cố phát triển cơ tay, cơ chân tơi cho trẻ chơi
trị chơi: Đua thuyền, chong chóng quay…
Với các trị chơi dân gian thường đi sâu vào tiềm thức của trẻ, trẻ thấy như
mình đang được học được chơi ở nhà với người thân, trẻ thể hiện hết khả năng,
năng lực của bản thân đồng thời tính trách nhiệm cộng đồng của trẻ cũng được
phát huy.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, tơi lựa chọn và
thay thế bằng trị chơi: Rồng rắn lên mây ở trò chơi này với yêu cầu người lớn
làm đầu rắn phải thể hiện rõ trách nhiệm giữ đầu rắn, ngăn chặn giúp các bạn.
Từ việc đưa trò chơi dân gian vào thay thế các nội dung trò chơi vận động trong
bài học trẻ thấy hứng thú tích cực học tập và nội dung kết quả học cao hơn.
* Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và
nâng cao khả năng vận động cho trẻ.


Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập
trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp nhận được, đồng thời củng cố sự bền
vững cho những thói quen này trong cơ thể.
Để vận dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên
cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có
điều kiện với động tác đó.
Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình
những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai.
Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi: khi đi tham
quan, dã ngoại, các khu vui chơi ngồi trời
Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho
nội dung chính của hoạt động, tơi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi

ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các
trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường.
Biện pháp 6. Phối hợp với phụ huynh:
Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với
các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ và sự
cần thiết trong việc trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường.
Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh ủng hộ mua chiếu trúc hai
mặt: một mặt ấm về mùa đông, một mặt mát về mùa hè để tạo giấc ngủ ngon
cho trẻ đảm bảo sức khỏe cho trẻ học tập thật tốt.
- Tuyên truyền phụ huynh tăng cường các hoạt động giao lưu, dạo chơi dã
ngoại, đưa trẻ đi tham quan như kế hoạch đã đề ra.
- Đối với các hoạt động trong ngày:
+ Ở nhà bố mẹ không làm thay hết mọi việc cho trẻ mà tập cho trẻ làm
những công việc đơn giản vừa sức với trẻ.
+ Giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ.


+ Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý trẻ cần luyện tập phát triển thể lực ở lứa tuổi
mầm non đặc biệt là đối với trẻ 5- 6 tuổi.
+Trẻ khỏe mạnh thể lực tốt thì mới có điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ học
tập ở trường tiểu học.
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến: Lớp Mẫu giáo A3, trường Mầm non Hoa Sen,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023
5. Hiệu quả của sáng kiến:
Bảng khảo sát phát triển thể chất của trẻ thực tế trước và sau khi áp dụng
sáng kiến năm học 2022- 2023
Mục tiêu


Kết quả

Đầu năm

Cuối năm

đã đạt được đã đạt được
Về giáo dục Trẻ mạnh dạn tích cực tham 32/41 =78 %

41/41 = 100%

gia hoạt động
Kỹ

năng 33/41 =80.5%

25/33 = 75,7%

39/41 = 95,1%

24/33 = 72,8%

38/41 = 92,7%

Về sức khỏe Cân nặng

37/41 =90.2 %

40/41 =97,5 %


Chiều cao

38/41 = 92,7 %

40/41 =97,5 %

vận động

30/41 =73,2%

Qua thực tế nghiên cứu áp dụng các biện pháp trong việc tổ chức cho trẻ
mẫu giáo tham gia hoạt động giáo dục thể chất đã xóa đi những suy nghĩ hoạt
động giáo dục thể chất là khơ khan, gị bó, cứng nhắc.
Thực tế khi tổ chức hoạt động này cho trẻ thường nhẹ nhàng hấp dẫn, cơ
và trẻ hịa quyện vào nhau và kết quả đạt được thể hiện rõ nét. Giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng và giảm tỷ lệ béo phì đồng thời trẻ trở lên hoạt bát, tích cực hoạt
động nhận thức tốt. Trẻ đã thực hiện tốt những chỉ số về lĩnh vực phát triển thể


chất mà bộ chuẩn đưa ra. Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi rút ra bài học
sau:
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản lí.
Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích
cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và phát triển đúng
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ
hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà trẻ cịn
học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa
là giúp trẻ: “Học qua chơi, chơi bằng học”. Trẻ được phát triển về thể chất qua
sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp và tay chân, bụng, phát triển các vận

động thô vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi vận động,
các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp phát triển, do đó giáo dục thể chất có ý
nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ.
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, năng động, hoạt bát và chuẩn bị hành
trang cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
- Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát
triển SKKN:Với sự hấp dẫn, bổ ích của các trị chơi vận động đối với trẻ, thiết
nghĩ những giáo viên và các bậc cha mẹ cần tổ chức cho trẻ được tập luyện thể
dục thường xuyên, đúng cách, đảm bảo khoa học để giúp các con bồi dưỡng và
phát huy những tố chất thể lực cho trẻ.
Sức khỏe là vốn quý nhất, có sức khỏe là có tất cả.
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của
bản thân.
5.1. Đối với giáo viên.
- Tự tin khi thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.


- Linh hoạt và sáng tạo hơn khi áp dụng hoạt động trong từng chủ đề khác
nhau với nội dung phù hợp.
- Được nâng cao nghệ thuật khi lên lớp.
5.2. Đối với trẻ
Các con rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ
nhẹ nhàng thoải mái hơn, hiệu quả được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên
trẻ đạt chất lượng hơn, thực hiện thành thạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi,
đặc biệt là các giờ học thể dục kỹ năng mang tính tổng hợp, liên hồn như: Ném
xa – chạy nhanh, Nhảy tách khép chân – Tung bắt bóng….trẻ thực hiện tốt các
yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động
giáo dục thể chất, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, tạo sự cân bằng giữa
sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.

- Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, ln
tìm tịi các biện pháp áp dụng phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện
các kỹ năng.
- Cô giáo phải nghiên cứu kỹ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và
chính xác, nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến thức cho trẻ vì
trẻ rất thích cái mới (tình tị mị ham hiểu biết)
- Các tiết học phải đựơc trang bị đầy đủ dung cụ thể dục, dụng cụ đẹp
sân tập rộng và đảm bảo an toàn.
- Giáo viên biết tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, tập san,
nghe đài, xem tivi, băng hình và sự tìm tịi sáng tạo ứng dụng đồ dùng, đồ chơi
vào từng bài dạy, cung cấp truyền đạt đủ nội dung kiến thức phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ.
- Những ý kiến đề xuất nếu có (với Sở GDĐT, Phòng GDĐT, lãnh đạo
trường, tổ CM) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả.


Đối với nhà trường:
- Cần tổ chức nhiều hơn các buổi thảo luận, chuyên đề về phát triển thể
chất, phát triển vận động để 100% giáo viên trong tổ 5-6 tuổi nắm chắc phương
pháp mới day vận động, từ đó truyền thụ kiến thức đến trẻ tốt hơn.
- Tạo điều kiện trang bị thêm nhiều đồ dùng trang thiết bị hiện đại để
phù hợp với thời kỳ phát triển hiện nay.
Đối với cấp trên:
- Mở các lớp bỗi dưỡng cho tất cả giáo viên mầm non được tham gia học
tập nâng cao kỹ năng về phát triển vận động mới hơn và sáng tạo hơn.
- Tạo điều kiện về kinh phí để nhà trường mua bổ sung trang thiết bị cho
phòng giáo dục thể chất của trường để trẻ được trải nghiệm các phương pháp
phát triển vận động mới góp phần nâng cao thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.

Trên đây là sáng kiến về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo

dục thể chất” của tôi. Rất mong được sự tham gia góp ý của ban xét duyệt sáng
kiến các cấp để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC

Chơi vận động tại Làng Thể thao



Trẻ chơi vận động giờ đón trẻ

Trẻ chơi vận động khi đi thqm quan dã ngoại ngoài trời

Bé rửa tay giữ vệ sinh, đảm bảo sức khỏe

Góc vận động ở sân trường



×