Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hành động cầu khiến trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.49 KB, 118 trang )

HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TRONG TIẾNG VIỆT

BÙI THỊ KIM TUYẾN


MỤC LỤC
U
DẪN NHẬP
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................... 2
Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 10
Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ............................................ 10
Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 11

Chương Một: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH
ĐỘNG CẦU KHIẾN
1.
Hành động ngôn từ...................................................................................
1.1
Khái niệm về hành động ngôn từ ........................................................
1.2 Các hành động ngôn từ.......................................................................
1.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ ................................................
1.4 Nghóa tường minh, nghóa hàm ẩn.......................................................
1.5 Phương thức thể hiện hiệu lực tại lời..................................................


2 Hành động cầu khiến
2.1. Khái niệm cầu khiến ...........................................................................
2.2.
Các loại hành động cầu khiến chủ yếu...............................................
2.3.
Cầu khiến lịch sự ................................................................................

12
12
13
16
20
22
31
34
37

Chương Hai: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TRONG TIẾNG VIỆT
1. Phương thức thể hiện trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt
1.1
Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai....................................
1.2
Phương thức dùng tiểu từ tình thái ....................................................
1.3
Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái ............................................
1.4
Phương thức dùng vị từ ngôn hành .....................................................
2. Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt
2.1

Dùng hình thức câu khăûng định..........................................................
2.2 Dùng hình thức câu nghi vấn...............................................................
KẾT LUẬN.....................................................................................................

Trang 1

46
53
65
88
95
98
107


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Hành động cầu khiến nói riêng và hành động ngôn từ (speech acts) nói
chung là những vấn đề thuộc về ngữ dụng học, một phân ngành của ngôn
ngữ học phát triển khá mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây.
Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu
cầu khiến nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề “phân loại câu theo mục đích phát
ngôn”. Về vấn đề này, trong hơn ba thập niên qua, lý thuyết về hành động ngôn
từ của J.L. Austin, H.P. Grice, J.R.Searle đã xác định những cách tiếp cận mới sâu
sắc và toàn diện hơn. Lý thuyết này cho rằng ngôn ngữ có chức năng quan trọng
trong hoạt động giao tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp cơ bản không phải là câu hay một

hình thức ngôn ngữ nào đó mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành
động nhất định. Cầu khiến là một trong những hành động ngôn từ được người nói
thực hiện để yêu cầu điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Đây
là một vấn đề thuộc về dụng pháp nên nó thể hiện đặc trưng văn hoá của từng
địa phương, có mối liên hệ mật thiết với tính lịch sự trong giao tiếp. Tùy theo hoàn
cảnh phát ngôn, đối tượng tiếp nhận mà người nói thực hiện những phương thức
khác nhau: trực tiếp hay gián tiếp. Do vậy, chúng tôi nhận thấy hành động cầu
khiến trong tiếng Việt là một vấn đề lý thú và bổ ích.

Để tiện cho việc miêu tả, phân loại, chúng tôi tiếp thu quan điểm của
những người đi trước. Cụ thể là, chúng tôi dựa theo quan điểm của ngữ pháp
học truyền thống về việc phân loại câu theo mục đích phát ngôn. Đó là việc
xác định được mục đích giao tiếp của từng kiểu câu và những dấu hiệu hình

Trang 2


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
thức điển hình tương ứng để khảo sát đặc điểm ngữ nghóa ngữ dụng (các
hành động tại lời) của các phát ngôn. Từ đó, chúng tôi xác định phương
thức thể hiện phù hợp với hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Hướng đi
của chúng tôi là tập hợp các phát ngôn có hiệu lực tại lời cầu khiến
xuất hiện chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách văn
chương nghệ thuật, phong cách chính luận để khảo sát, khái quát hoá đặc
trưng về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghóa của từng phương thức.
Về mặt lý luận, luận văn hy vọng góp phần làm rõ thêm về khái
niệm hành động cầu khiến, phân loại các hành động cầu khiến, miêu tả
một số tình thái cầu khiến lịch sự, những vấn đề mà xưa nay đã đề cập
đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được lý giải đầy đủ.
Về mặt thực tiễn, việc miêu tả các phương thức thể hiện hành động

cầu khiến trong tiếng Việt có thể đóng góp thêm cho việc miêu tả, phân
tích và lý giải cụ thể, thiết thực cho vấn đề dạy và học tiếng Việt.

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong ngữ pháp truyền thống ở châu Âu, vấn đề nghóa cầu khiến hay
mệnh lệnh thường gắn với phạm trù ngữ pháp thức (mood), một phạm trù đặc
trưng của động từ trong các ngôn ngữ biến hình: Khái niệm thức được các nhà
nghiên cứu ngữ pháp giải thích bằng phạm trù biểu thị quan hệ giữa hành
động với thực tế khách quan và với người nói. Những thức thường gặp trong
các ngôn ngữ là thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều
kiện. Trong đó thức mệnh lệnh (imperative mood) biểu thị nguyện vọng, yêu cầu
của người nói đối với việc thực hiện hành động được nêu lên trong câu.
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, vấn đề câu cầu khiến đã được bàn
luận khá nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn sự thiếu thống nhất trong quan
điểm của một số nhà ngôn ngữ học thuộc các khuynh hướng khác nhau. Đó
là quan điểm của ngữ pháp học truyền thống và quan điểm của ngữ dụng học.

* Quan điểm của ngữ pháp học truyền thống
Tiếng Việt là loại ngôn ngữ không biến hình từ cho nên trong hầu hết các
công trình nghiên cứu tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học thường không tuyệt đối
hóa về mặt hình thức mà chú ý đến cả hai mặt hình thức lẫn nội dung, thậm chí
một số nhà nghiên cứu còn coi mặt nội dung (ý nghóa của câu) quan trọng hơn mặt
hình thức. Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung không phải trong trường hợp nào
cũng đồng nhất. Tuy nhiên, trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có hiện

Trang 3


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
tượng từ một hình thức câu nào đó có giá trị biểu đạt tương ứng với một

mục đích phát ngôn. Và ngược lại một mục đích phát ngôn có thể được thực
hiện thông qua những hình thức câu khác nhau. Có khi dùng hình thức câu
này để biểu hiện mục đích phát ngôn thường được biểu hiện của hình thức
câu khác. Thế nhưng, khi phân loại các kiểu câu “theo mục đích phát ngôn”,
ngữ pháp nhà trường chỉ phân thành bốn kiểu câu câu trần thuật, câu
cầu khiến, câu cảm thán và câu nghi vấn và giải thích khái niệm của các
loại câu này bằng cách nêu “mục đích phát ngôn” của câu gắn với những
phương tiện ngôn ngữ điển hình cấu tạo nên. Tuy việc sử dụng thuật ngữ
có khác nhau như “Câu phân loại theo mục đích phát ngôn”, “Câu phân loại
theo mục đích nói năng”, “Phân loại câu theo mục đích”, “Phân loại câu theo
mục đích nói”,…hay cũng có tác giả không sử dụng những thuật ngữ này
như Lê Văn Lý (1977), Bùi Đức Tịnh (1995)…nhưng quan điểm của hai ông thì
phù hợp với khuynh hướng vừa nêu trên.
Trước hết là quan điểm của Trần Trọng Kim (1940) trong Việt Nam văn
phạm. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có bốn loại câu: câu xác định, câu
phủ định, câu nghi vấn, câu hoài nghi. Nhưng sự tách bạch hai loại câu nghi vấn
với câu hoài nghi có phần chưa thoả đáng (có thể coi câu hoài nghi thể hiện
ý nghóa tình thái của câu nghi vấn - hỏi nhưng dường như đã biết ít/ nhiều chỉ
“hoài nghi” chứ chưa hẳn không biết hoàn toàn). Mặt khác trong định nghóa về
câu phủ định tác giả nêu: câu phủ định là câu có dùng tới phủ định trạng
từ (trạng từ là tiếng dùng phụ thêm nghóa cho một tiếng động từ; một tiếng
tính từ, một tiếng trạng từ khác hay cả một mệnh đề) như không, chưa, chẳng,
chớ,…Các từ này thường đặt trước động từ. Và tác giả đưa ra thí dụ minh hoạ:

Anh đừng đùa cợt.
Tác giả cho rằng đừng là phủ định trạng từ, đặt trước
động từ, có tác dụng nhận diện loại câu.
Nguyễn Kim Thản (1977) trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng
chú ý phân biệt loại câu nghi vấn chân chính với các loại câu nghi vấn
khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định, câu nghi vấn

phủ định, câu nghi vấn cầu khiến. Đồng thời tác giả còn nhận diện động
từ khi mang ý nghóa ngữ pháp mệnh lệnh thì biểu thị ý chí, tức lời yêu cầu
đề nghị hay mệnh lệnh của người nói (người viết) đối với người nghe
(người đọc), đòi hỏi người này phải thực hiện quá trình do động từ biểu thị.

Trang 4


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Lê Văn Lý (1968) trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam khảo sát câu tiếng
Việt và phân làm 13 loại câu: câu danh từ, câu động từ, câu khẳng định, câu
phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lịnh, câu biểu cảm, câu tự loại, câu đơn
giản, câu đặt cạnh nhau, câu liên kết, câu phụ thuộc, câu phức tạp. Trong đó,
câu khuyến lịnh được tác giả quan niệm rằng người nói dùng câu câu khuyến
lịnh để bộc lộ ý muốn của mình. Việt ngữ có nhiều phương tiện để làm
thành khuyến lịnh, ta có thể xếp các phương tiện đó vào ba mục sau đây: giọng
điệu, thành tự và trạng tự (thành tự và trạng tự được tác giả gọi là ngữ vị).
Đó là các tiếng như đi, hãy, hẵng, đừng, chớ,…

Hoàng Trọng Phiến (1980) trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng

Việt đã khẳng định:
– Phân chia câu theo mục đích phát ngôn giúp cho người đọc
nhận diện được ý nghóa của câu và một mặt khác nữa là để
xác nhận giá trị của các mô hình cấu trúc câu.
– Phân chia câu theo mục đích phát ngôn cho phép lý giải thoả đáng
các mô hình cấu trúc các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến
– Phân chia theo mục đích phát ngôn là mô tả ngữ nghóa, cú pháp của

câu.

– Phân chia câu theo mục đích phát ngôn có liên quan đến việc
phân chia theo thực tại hoá(có quy định bởi bối cảnh và văn cảnh).Đây
là một lý thuyết mới do nhà trường Tiệp Khắc Mathesius đề xướng. Sự
phân chia này gắn liền với trật tự phân bố các yếu tố của câu.

-Phân chia theo mục đích phát ngôn là phân chia theo ngữ phápthông báo. Ngữ điệu, ý chí, nguyện vọng cùng với sự kích thích của
chủ thể làm thành những thông số cần yếu cho việc chia câu.
Tác giả xác định các loại câu: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than
gọi. Tác giả cho rằng câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì,
ngoài một số phương tiện như hư từ và ngữ điệu. Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí
làm thành yếu tố thường trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn
và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Câu cầu khiến gắn liền với ý nghóa
hành động. Nội hàm của khái niệm cầu khiến bao gồm sự mời mọc, yêu cầu, mệnh
lệnh, cấm đoán và chúc tụng. Câu cầu khiến cũng có khẳng định và phủ định.Hai
dạng câu này có một số từ chuyên dùng để thể hiện.

Trang 5


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Tác giả Diệp Quang Ban (2002) trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Câu
phân loại theo mục đích nói đã phân thành câu tường thuật, câu nghi vấn,
câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Quan niệm của tác giả về câu mệnh lệnh
(còn gọi là câu cầu khiến) là dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc
người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu
hình thức nhất định. Tác giả lưu ý khi khảo sát câu mệnh lệnh thì ta cần
xét xem đó là câu mệnh lệnh đích thực hay câu mệnh lệnh lâm thời.

Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt có cấu tạo nhờ những
phụ từ tạo ý mệnh lệnh, ngữ điệu mệnh lệnh hoặc đảm bảo điều kiện

là chỉ chứa những từ (phụ từ, vị từ) liên quan đến nội dung của lệnh.

Câu mệnh lệnh lâm thời là những câu không phải là câu
mệnh lệnh đích thực nhưng mang nội dung mệnh lệnh. Muốn xác định
được nội dung này, ta cần lưu ý đến những dấu hiệu hình thức như
ngữ điệu, phụ từ (dùng đi kèm), hoặc một tình huống nói năng.
Như vậy vấn đề về “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” đã gặp
một số rắc rối giữa lý thuyết và thực tiễn bởi những lý do sau đây:
Theo lý thuyết về hành động ngôn từ của J. L. Austin (1962) có tới hàng
trăm mục đích phát ngôn; không phải trong trường hợp nào kiểu câu cũng phù
hợp với mục đích phát ngôn; và muốn xác định được nhiều mục đích phát ngôn
trong nhiều trường hợp đó thì phải dựa vào ngữ cảnh; cần thiên về việc tìm ra
các dấu hiệu hình thức để phân loại câu. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học
truyền thống như tác giả Diệp Quang Ban khi “phân loại câu theo mục đích phát
ngôn” cũng nhận thấy rằng chưa đặt câu vào đời sống hiện thực của nó đối
với những câu lân cận hay tình huống nói. Sự phân loại câu có liên quan đến
vấn đề dấu hiệu hình thức. Và theo tác giả, phân loại câu theo mục đích nói là
cách phân loại theo công dụng, ngữ pháp. Khi xem xét câu theo mục đích nói, ta
nhận diện được câu đó là câu đích thực, câu giả hay câu lâm thời. Cuối cùng
tác giả đưa ra kết luận: Quan điểm vấn đề về phân loại câu dựa theo công
dụng và ngữ pháp mới chỉ thể hiện là những nhận định mang tính chất khái
quát, không áp dụng được trên thực tế, vì không thể vận dụng nhất quán để
phân loại một cách hệ thống các kiểu câu khi gặp những câu mà giữa hình
thức và công dụng của nó không có sự thống nhất.

* Quan điểm ngữ dụng học
Ở Việt Nam, ngược lại với quan điểm của ngữ pháp học truyền thống,
một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu là Nguyễn Thiện Giáp (1999), (2000), Đỗ

Trang 6



Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Hữu Châu (1993), Nguyễn Đức Dân (2000), Hồ Lê (1989), Cao Xuân Hạo (1991)
tuyệt nhiên không nói đến phân loại câu theo mục đích phát ngôn mà chỉ
khảo sát các hành động tại lời (hành động ngôn trung) trong các phát ngôn.
Một số tác giả chẳng hạn như Cao Xuân Hạo (1991)…tiến hành phân loại cấu
trúc theo hành động ngôn trung và nhấn mạnh quan điểm cho rằng căn cứ vào
hình thức của câu để phân loại câu còn mục đích của phát ngôn (công dụng)
thì chỉ được xét đến sau khi các kiểu câu đã được xác định.

Trong Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (1963), hai tác giả Trương Văn
Chình và Nguyễn Hiến Lê có khuynh hướng dung hòa hai khuynh hướng cổ
truyền và miêu tả tác dụng. Hai tác giả phân loại câu và phân cú theo hai
phương diện: theo cách cấu tạo thì phân thành câu đơn, câu phức…, theo ngữ
điệu thì phân biệt câu nói theo giọng thường, giọng hỏi và giọng biểu cảm.
Hai tác giả cho rằng ngữ điệu theo giọng mình nói có thể phân biệt ra giọng
thường hỏi và giọng biểu cảm. Hai tác giả đưa ra ví dụ để minh chứng cho
điều này như Làm việc này cho tôi ngay. Câu này có thể nhã nhặn nói
theo giọng thường hay cất cao giọng nói (biểu cảm). Như vậy, hai tác giả
không phân loại câu theo mục đích phát ngôn như ngữ pháp truyền thống
mà đi vào phân loại câu theo ngữ điệu. Rõ ràng ngay từ buổi sơ khai, trong
việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học đã đi từ cấu
trúc về mặt (hình thức) để miêu tả và phân loại câu. Có thể coi đóng
góp của hai tác giả tuy còn khiêm nhường nhưng đã tạo tiền đề, góp phần
thể hiện sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
Hồ Lê (1992) trong cuốn Cú pháp tiếng Việt quyển 2 cho rằng mỗi
câu phát ra đều phải theo bốn định hướng: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến,
cảm thán. Người thụ ngôn phải cảm nhận cho được định hướng của từng
câu để có phản xạ thích hợp. Đối với câu cầu khiến, anh ta không những

phải hiểu được nội dung ấy mà còn phải nhận ra điểm cầu khiến trong câu
(thường được diễn đạt hiển ngôn nhưng cũng có khi ẩn mặc) và chuẩn bị
hành động phản ứng. Các sách ngữ pháp trước đây đều quan niệm bốn
loại câu trên là kết quả của sự phân loại câu theo mục đích nói năng.
Ông cho rằng mục đích nói năng không thể nào là một phạm trù rõ và
được xác định bằng quan hệ ngữ nghóa – cú pháp cả.
-

Mục đích ngôn ngữ là ý định sâu kín của người phát ngôn, là phạm

trù thuần tuý chủ quan, nó cần đo lường bằng những phương tiện ngữ nghóa cú
pháp. Do đóù, cần phải trả bốn loại câu này về đúng vị trí của nó bởi nó ra đời do
sự đối lập của bốn kiểu định hướng phát ngôn, mà định hướng phát ngôn lại là
một biểu hiện tình thái bắt buộc, phải hiện diện trong mỗi câu.

Trang 7


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

Tác giả căn cứ vào đặc điểm ngữ nghóa – cú pháp
phân câu cầu khiến ra làm bốn kiểu.
+ Câu mệnh lệnh
Xét về mặt ngữ nghóa, nó buộc người khác phải thực hiện điều nó nói ra.
Còn về mặt cú pháp, câu thường do động từ hoặc từ tổ động từ đảm nhiệm,
chủ ngữ trong câu thường bị tỉnh lược, câu rất ít sử dụng trợ từ mà nếu dùng thì
trợ từ thích hợp là “đi” đặt ở cuối câu, ngữ điệu thường được xướng cao và mạnh.

VD : Bên trái quay!.
+ Câu yêu cầu

Về ngữ nghóa, nó đòi hỏi làm hoặc không làm một điều gì
đó. Về mặt cú pháp, câu thường có kết cấu đề – thuyết, và
thường sử dụng những từ tình thái như: hãy, đừng, chớ, đi nào…

VD : Ông hãy đi khỏi đây.
+ Câu khuyên răn.
Về mặt ngữ nghóa, nó bảo ban người khác về một điều gì đó.
Về mặt cú pháp, câu thường có kết cấu đề – thuyết và thường
dùng những động từ tâm lý như: cần/ cần phải, phải, nên,…

VD : Chị không nên liều mình như thế.
+ Câu dặn dò
Về ngữ nghóa, nó nhắc nhở người khác một điều gì đó. Về
cú pháp, câu thường có kết cấu đề- thuyết và thường dùng
động từ “nhớ”, phụ từ “hả” và những trợ từ “nhé”, “nghe”, “nghen”.
Qua Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo (1991) đã bày
tỏ quan điểm khi nói ra một câu, ta thực hiện một hành động nhận định, nghóa là
xác lập một mệnh đề, nhưng đồng thời cũng thực hiện một hành động có mục
tiêu giao tế nào đấy. Đó là một hành động ngôn trung. Và tác giả cho rằng sự
phân biệt về hình thức để phân loại là một việc làm chính đáng… sự phân loại
“theo mục đích nói là hoàn toàn không đúng với thực tế sử dụng của ngôn ngữ.
Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp thu cách phân loại cũ về căn bản và đặc biệt là căn
cứ vào hình thức ngữ pháp (thuộc tính về cấu trúc cú pháp) của câu tiếng Việt,
tác giả chia câu ra làm hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi vấn. Còn câu cầu

Trang 8


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
khiến được xếp vào một tiểu loại của câu trần thuật khác các tiểu loại khác

về tình thái. Căn cứ vào giá trị ngôn trung, câu hỏi gần với câu mệnh lệnh
nhiều hơn: cả hai câu đều nhằm yêu cầu người đối thoại làm việc gì, chẳng
qua trong câu hỏi là cung cấp một thông tin, một tri thức, còn trong câu mệnh
lệnh thì việc đó là một hành động bất kỳ. Tác giả cũng dựa trên việc phân
loại giá trị ngôn trung của J.L. Austin, J.R. Searle… và khẳng định thêm rằng
phần lớn giá trị ngôn trung này lệ thuộc quá nhiều vào ngôn cảnh.

Như vậy việc “phân loại câu theo lực ngôn trung” của tác giả Cao Xuân
Hạo cũng dựa vào mặt hình thức chứ không phải chỉ dựa vào công dụng .
Cũng theo quan điểm này, tác giả Bùi Mạnh Hùng với bài “Bàn về vấn
đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2
(2003) cho rằng trong cấu trúc của câu bao giờ cũng có phương tiện ngôn ngữ
giúp ta quy câu về một kiểu nhất định gắn với một mục đích phát ngôn (lực
ngôn trung) điển hình. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc của ngôn ngữ học.
Tác giả thay cho thuật ngữ “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” của ngữ
pháp truyền thống “phân loại câu theo lực ngôn trung” của Cao Xuân Hạo là
“phân loại câu theo dấu hiệu hình thức gắn với mục đích phát ngôn điển hình”.
Khi xác định kiểu câu tác giả dựa trên ba nguyên tắc.

1.

Không xét một câu nào đó vào hai kiểu câu khác nhau.

2.

Mỗi một kiểu câu có một hình thức riêng mà kiểu câu khác không

có (hình thức riêng có thể biểu hiện chỉ qua một phương tiện ngôn ngữ mà cũng có
thể biểu hiện qua những phương tiện ngôn ngữ cùng một lúc)


3.

Không coi ngữ điệu là phương tiện đánh dấu các kiểu câu.
Không dựa vào công dụng/ chức năng/ mục đích phát ngôn của toàn câu
để phân loại. Cũng từ những nguyên tắc này mà tác giả cho rằng câu cầu khiến
không nhất thiết phải được xác lập thành một kiểu câu riêng có được đích ngôn
trung là cầu khiến có thể diễn đạt bằng kiểu câu trần thuật hay nghi vấn (đây
chính là phương thức gián tiếp thể hiện hành động cầu khiến). Tuy nhiên có lẽ do
hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh,… là hành động thường xuyên và quan trọng
đến mức không có ngôn ngữ nào trên thế giới thiếu kiểu câu này, vì vậy tác
giả đưa ra khái niệm về câu cầu khiến như sau:

Câu cầu khiến là câu có từ cầu khiến như hãy / đừng / chớ và chủ
thể của hãy / đừng / chớ bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất
số nhiều; có khả năng thêm từ hãy / đừng / chớ vào những câu đã neâu
treân

Trang 9


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

Như vậy là có sự khác biệt rạch ròi giữa câu cầu khiến và hành
động cầu khiến. Câu cầu khiến dựa vào dấu hiệu hình thức để xác
định còn hành động cầu khiến thì căn cứ vào lực ngôn trung.
Ngoài ra rải rác trên các tạp chí chuyên ngành có khá nhiều bài
viết đề cập đến câu cầu khiến, lời cầu khiến và hành động cầu khiến
trong giao tiếp. Chẳng hạn như Cầu khiến lịch sự, Gián tiếp và lịch sự trong
lời cầu khiến tiếng Việt của Vũ Thị Thanh Hương, Quan hệ “Quyền’’ và
hành động ngôn từ cầu khiến của Nguyễn Thị Thanh Bình,…


3.

Nội dung nghiên cứu
Trong tiếng Việt, cầu khiến là một khái niệm rộng, thể hiện nhiều nét
nghóa khác nhau như thỉnh cầu, ra lệnh, yêu cầu / đề nghị,…. Chính vì vậy mà
hành động cầu khiến được người Việt sử dụng cũng mang giá trị tại lời khác nhau.
Nó có thể là hành động ra lệnh, hành động thỉnh cầu hay hành động yêu cầu /
đề nghị,…để không chỉ thể hiện nội dung mà còn biểu đạt những sắc thái ý
nghóa khác nhau của người nói trong giao tiếp. Phương thức thể hiện hành động cầu
khiến trong mỗi ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng đều đa dạng, phong
phú thể hiện những nét đặc trưng văn hoá của quốc gia và từng địa phương. Trong
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tiếp nhận và vận dụng những thành tựu của
ngôn ngữ học về vấn đề cầu khiến để từ đó đặc trưng hoá các phương thức thể
hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Đó là:



Phương thức thể hiện trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt



Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt

4.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu khoa học phù hợp với đặc trưng chuyên ngành như: thu thập ngữ liệu, phân

loại, khảo sát, nhận xét... Các phương pháp đó bổ sung, hỗ trợ và tác động
qua lại lẫn nhau. Trong đó, phương pháp chủ yếu được sử dụng là:

!
Phương pháp miêu tả: được dùng để khảo sát, miêu tả
các loại hành động cầu khiến chủ yếu và phương thức thể hiện
chúng trong tiếng Việt.
!

Phương pháp thống kê: để xác định và đối chiếu đặc điểm ngữ nghóa,

ngữ pháp của các loại hành động cầu khiến chủ yếu trong tiếng Việt.

Trang 10


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

!

Phương pháp phân tích ngữ nghóa – ngữ dụng học: có kết hợp

với phân tích ngữ nghóa cú pháp của các biểu thức biểu hiện các loại hành
động cầu khiến chủ yếu trong tiếng Việt .

4.2. Nguồn ngữ liệu
Các ngữ liệu đã khảo sát và trình bày trong luận văn được thu thập
chủ yếu từ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà người viết quan sát được
và từ một số văn bản viết, đặc biệt là các tác phẩm văn chương.


5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 110 trang chính văn, một danh mục các tài liệu
tham khảo. Phần nội dung chính của luận văn được chia làm hai chương:
Chương Một có tiêu đề là Tổng quan về hành động ngôn từ và
hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Trong chương này, luận văn trình
bày hai vấn đề lớn hành động ngôn từ và hành động cầu khiến trong
tiếng Việt. Trong vấn đề thứ nhất, luận văn trình bày về khái niệm hành
động ngôn từø, các hành động ngôn từ, điều kiện sử dụng hành động
ngôn từ, nghóa tường minh nghóa hàm ẩn và phương thức biểu hiện hành
động ngôn từ. Trong vấn đề thứ hai, luận văn trình bày về khái niệm cầu
khiến, các loại hành động cầu khiến chủ yếu và cầu khiến lịch sư.ï
Chương Hai có tiêu đề là Phương thức thể hiện hành động cầu khiến
trong tiếng Việt. Trong chương này, luận văn trình bày hai phương thức phương
thức thể hiện trực tiếp và phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu
khiến trong tiếng Việt. Phương thức thể hiện trực tiếp bao gồm phương thức tỉnh
lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai, phương thức dùng tiểu từ tình thái, phương thức
dùng vị từ, phụ từ tình thái và phương thức dùng câu ngôn hành. Phương thức
gián tiếp thể hiện ở dạng khẳng định và dạng nghi vấn.

Trang 11


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

NỘI DUNG

Chương một

TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN

1. HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
1.1 Khái niệm về hành động ngôn từ
Khi tìm hiểu về lịch sử vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ,
người ta cho rằng người đặt tiền đề, đi tiên phong cho lý thuyết này là
nhà triết học người Áo L.Wittgenstein . Ông đồng nhất hoạt động giao
tiếp với hoạt động xã hội và việc sử dụng ngôn từ (lời nói) như một
hành động. Chính vì vậy tất cả đóng góp của ông chỉ dừng lại ở việc
tìm ra những quy tắc nhất định khi con người sử dụng lời nói.
Nếu như L Wittgenstein là người đặt tiền đề thì J. L. Austin lại là người đặt
nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ. Qua công trình nghiên cứu “How to
do thing with words” ông bày tỏ luận điểm “To say is to do something” (nói là làm)
Ông cho rằng để biểu hiện, diễn tả một hành động ngôn từ thì cần phải nói
ra điều đó và làm - đi vào thực tế, thực tiễn sử dụng ngôn ngữ. Từ luận điểm
này mà người ta đã xây dựng nên lý thuyết về hành động ngôn từ. Như vậy,
hành động ngôn từ là nhấn mạnh bản chất của câu nói. Khi ta nói một câu
nghóa là ta đã thực hiện một hành động nào đó. Chẳng hạn như thông báo,
khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn,… Đó là những hành động được thực
hiện bằng ngôn từ và được gọi là hành động ngôn từ. Và J.L.Austin xem hành
động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động:



Hành động tạo lời (locutionary act)
Trang 12


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt




Hành động tại lời (illocutionary act)



Hành động mượn lời (perlocutionary act)
1.2 Các hành động ngôn từ

!

Hành động tạo lời: J.L.Austin đặt tên cho hành động này là “nói

một điều gì đó”. Đây là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp để tạo nên một câu nói

!
Hành động tại lời: Hành động tại lời là nói một điều
gì đó và thực hiện điều đó như thế nào. Và thực hiện hành động
ấy phải ngay khi phát ra câu nói.
Ví dụ:

– Lớp ồn quá! (Hành động tại lời là nhận xét lớp ồn)

– Không nói chuyện riêng. (Hành động tại lời là đề nghị
học sinh không nói chuyện riêng trong lớp)
Vì vậy hành động tại lời chính là lực ngôn trung, là đích
phát ngôn. Nó bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên
theo cộng đồng với những điều kiện sử dụng được thực hiện.
Cốt lõi của hành động ngôn từ chính là hành động tại lời.
!


Hành động mượn lời : Hành động mượn lời là hành động thông qua

việc phát ngôn câu nói, người nói tác động đến tư tưởng, tình cảm… của người tiếp
nhận. Với một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhận ra ngay mặc dù
hiểu được hành động tại lời. Một hành động tại lời có thể có nhiều hành động
mượn lời khác nhau.

VD : Một hành động tại lời là người nói không muốn tiếp chuyện với

người nghe và đưa ra một lời yêu cầu trực tiếp: Anh về cho em đi ngủ.
Hành động mượn lời có thể là một trong những trường hợp sau :

1.

Mấy giờ rồi anh?

2.

Ngày mai em phải đi dạy sớm .

3.

Anh à ! Mẹ thường nhắc nhở em đi ngủ sớm có lợi cho sức khoẻ,…
J.R. Searle với lý thuyết về hành động ngôn từ: J. R. Searle đặc biệt quan
tâm đến người nói và điều được nói. Từ những mặt còn hạn chế của Austin,
Searle đưa ra khái niệm hành động ngôn từ gián tiếp. Qua công trình “Các hành
động ngôn từ gián tiếp”,1969, Searle bày tỏ quan điểm: Một hành động ngôn từ
gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện bằng hình thức của một

Trang 13



Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
hành động ngôn từ khác. Nghóa là một hành động tại lời được thực hiện
gián tiếp phải thông qua một hành động tại lời khác. Nó có đặc điểm sau:


Một hành động ngôn từ gián tiếp được thực hiện thông
qua những hành động tại lời khác nhau.

Cùng một hành động tại lời có thể tạo ra những hành
động gián tiếp khác nhau.
VD : Bạn có thể cho tớ mượn cái áo mưa được không?

*

Ở ví dụ trên hành động tại lời là hỏi (hình thức) nhưng
mục đích lại là đề ngh:Bạn hãy cho tớ mượn cái áo mưa.
J.R. Searle phân loại các hành động ngôn từ có sự tiến
bộ hơn so với J.L. Austin. Ông đưa ra 12 tiêu chí để phân loại.
Trong đó có 3 tiêu chí quan trọng chi phối sự phân loại đó là:
Mục đích của hành động tại lời (Illocutionary point)

*

Hướng thích nghi giữa lời lẽ và hiện thực (Direction of fit)

*

Trạng thái tâm lý được biểu hiện.

Dựa vào những tiêu chí này mà J.R. Searle chia hành động
ngôn từ ra thành 5 loại :

(1)

Khẳng định (Assertives)

*
Mục đích của hành động tại lời là người nói chịu trách
nhiệm về giá trị chân lý của mệnh đề được biểu đạt.
*
Hướng thích nghi là từ hiện thực đến lời lẽ.
*
Trạng thái tâm lý là tin tưởng vào tính đúng đắn, giá trị
chân lý của điều được nói ra.
(2)
Cầu khiến (Directive)-Mệnh lệnh
*
Mục đích của hành động tại lời: nhằm để người tiếp nhận
làm một việc gì đó.
*
Hướng thích nghi từ lời lẽ đến hiện thực: Lời lẽ có trước,
hiện thực thay đổi theo lời lẽ, do người tiếp nhận thực hiện
*
Trạng thái tâm lý: Người nói mong muốn điều cầu khiến
sẽ được thực hiện
J.R. Searle phân loại hành động cầu khiến như sau:

Trang 14



Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

Hành động cầu khiến bao gồm những hành động như cầu khiến,
ra lệnh, van nài, đề nghị, cảnh báo, cho phép, hỏi... Riêng với hành
động cảnh báo thì J.R. Searle khái quát một số ngôn ngữ qua biểu thức:

Khéo kẻo x: Khéo kẻo ngã; khéo kẻo vỡ …
Coi chừng x: Coi chừng mất xe; coi chừng móc túi; coi
chừng thắng gấp ,…
Hay dùng câu ngôn hành:
Tôi cảnh báo cho anh biết nếu lần sau còn tái phạm tôi sẽ đuổi việc.

(3) Hứa hẹn (Commissive)
*
Mục đích của hành động này là người nói tự gán trách
nhiệm cho mình là phải thực hiện một hành động nào đó.
*

Hướng thích nghi: Từ lời nói đến hiện thực đều do người nói thực hiện

*

Trạng thái tâm lý: Khi hứa hẹn trạng thái tâm lý không

xác định, phụ thuộc vào từng hành động hứa cụ thể
Hành động hứa hẹn bao gồm: hứa, thề, cam đoan, cho, tặng, biếu… Tuy
nhiên hành động cho, tặng, biếu không phải là hành động ngôn từ thuần tuý

Ví dụ: Tôi cam đoan đó là sự thật .

Tôi hứa sẽ đúng hẹn .
(4) Bày tỏ (Expressive)
*

Mục đích: Bày tỏ một trạng thái tâm lý nào đó.

*

Hướng thích nghi: Người nói làm cho lời lẽ thích nghi với hiện

thực. Và hiện thực xảy ra trước, lời lẽ được làm cho thích nghi.
*

Trạng thái tâm lý: Không xác định, phụ thuộc vào hành động ngôn tư ø.

Hành động bày tỏ bao gồm những hành động như: cảm ơn, xin lỗi,
chúc mừng, hối tiếc, hoan nghênh, phàn nàn, an ủi, chấp nhận,…

Ví dụ: Xin lỗi anh vì tôi đến trễ .
Thật buồn (thật hối tiếc) khi không kịp gặp anh.
(5) Tuyên bố (Declaratives)
* Mục đích: gây ra một sự thay đổi nào đó bằng lời tuyên bố.
Trang 15


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

*
Hướng thích nghi: Từ lời lẽ đến hiện thực, hiện thực xảy
ra ngay sau khi hành động ngôn từ được thực hiện.

*

Trạng thái tâm lý: Không xác định được nhưng các yếu tố

của thể chế làm cho hành động ngôn từ của người nói có giá trị.
Tuyên bố bao gồm những hành động như: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai

trừ,…
VD: Tôi tuyên bố buổi lễ bắt đầu .
Cuộc họp được tổ chức để khai trừ anh ra khỏi Đảng.
1.3. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
1.3.1 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
Trong hoạt động giao tiếp, lời nói được xem là một hành động. Việc
sử dụng lời nói chịu sự chi phối nhất định mà L.Wittgenstein gọi là “trò chơi
ngôn ngữ” đồng thời J.Austin cũng đưa ra luận điểm “nói là làm” nói là
một cách sử dụng âm thanh ngôn ngữ để bộc lộ một nội dung thông báo
nào đó. Và để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần quan tâm
đến các điều kiện sử dụng của các hành động ngôn từ. Bởi lẽ để hành
động được thực hiện thì mỗi hành động ngôn từ đòi hỏi phải có những
điều kiện nhất định. Muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào
đó như yêu cầu, đề nghị, sai bảo, khuyên răn… mà người nói mong muốn
thì phía người nói phải lựa chọn cách nói làm sao để người nghe không chỉ
hiểu điều mình nói ở bề mặt ngôn từ mà còn tri nhận đích ngôn trung.
Một em bé chưa biết nói nếu khát sữa không thể thực hiện được một
hành động ngôn từ. Hay khi ta muốn ra lệnh cho một em bé người ngoại quốc
làm một điều gì đó thì ta phải biết ngôn ngữ của quốc gia đó hoặc người ra
lệnh hoặc người nhận lệnh cùng biết một ngôn ngữ thì cuộc hội thoại bằng
ngôn ngữ mới được diễn ra và hành động đó mới được thực hiện. Chính vì vậy
mà đối với hành động ngôn từ tạo lời, các điều kiện sử dụng của nó là
vềø ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp của một ngôn ngữ để cấu tạo nên lời nói.

Người nói cần phải tôn trọng về mặt ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp của ngôn
ngữ đó. Đồng thời các phía người nói lẫn người nghe không bị hạn chế về
mặt sinh lý như câm (phía người nói) và điếc (phía người nghe).
Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định. Các hành
động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy
mà mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của nó mà

Trang 16


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt

Austin gọi tên chúng là những điệu kiện thuận lợi. Về vấn đề
này Searle chia làm 3 loại chính như sau:


Điều kiện ban đầu



Điều kiện chân thực



Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản)

*

Điều kiện ban đầu
VD: Hành động ngôn từ ra lệnh.


+
S ra lệnh cho H làm một việc gì đó có lợi cho S còn H bị
thiệt (về thời gian, công sức hay tiền của…)
+
S có vị thế giao tiếp (biểu hiện vị thế xã hội) cao hơn
hoặc là người bậc trên so với H (trong trường hợp vị thế xã hội
không bình đẳng) Hệ quả là tính bắt buộc cao.
+

Ra lệnh là làm một việc gì đó cho tôi, hoặc cho cả anh và

cả tôi hoặc không liên quan gì đến anh nhưng anh vẫn phải làm.
+

Khi S ra lệnh cho H làm một hành động C thì đương nhiên là

hành động đó chưa được thực hiện hoặc thực hiện rồi mà chưa đạt yêu
cầu nên S mới ra lệnh cho H thực hiện hay thực hiện lại mà thôi .
+

Đồng thời người ra lệnh cần biết được rằng người nhận lệnh có

khả năng hiểu được và thực hiện được mệnh lệnh của mình. Như vậy điều
kiện ban đầu liên quan đến quan hệ giữa hai người: người nói và người nghe,
tới những ý nguyện, lợi ích và khả năng của người nghe.

*

Điều kiện chân thành.

VD : Hành động ngôn từ mời mọc.
Khi S mời H (ăn uống hay tham dự một cuộc vui chơi hoặc tham gia vào một
công việc kinh doanh…nào đó) thì S phải chân thành phải mời thực chứ không phải
mời lơi. Mời mọc thường mang lợi cho H gây thiệt cho S. Vì vậy một lời mời chân
thành không chỉ hiển ngôn đều lợi mà H nhận được mà còn cần phải gia tăng
tính ép buộc mà vẫn không làm mất đi tính lịch sự của lời mời. Chẳng hạn S dùng
câu cầu khiến trực tiếp để mời mọc H Thế nào tối mai H cũng phải tới nhà tôi
dùng bữa đấy nhé! H tới nhà S dùng bữa, H được lợi còn S bị thiệt (S phải tốn
tiền, mất thời gian chuẩn bị bữa ăn…) và rõ ràng trong lời mời của S, S đã hiển
ngôn điều lợi tới dùng bữa và S thể hiện tấm chân tình

Trang 17


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
của mình bằng cách ép buộc thế nào cũng phải tới… Đây chính là điều
kiện chân thực của hành động mời mọc. Khác hẳn với lời mời gián tiếp
bằng hình thức một câu hỏi Tối mai H có tới nhà tôi dùng bữa được
không? S đã đặt H vào tình huống lựa chọn có/không. Trong một hoàn
cảnh nào đó thì có thể coi đây là lời mời lơi, mời cho có mời.
Như vậy điều kiện chân thành tập trung chủ yếu nói đến trạng thái tâm lý
của hành động mà người nói thực hiện. Thông báo một điều gì đó cho người
khác thì phải tâm niệm rằng thông tin đó là sự thật. Ra lệnh không chỉ là ép
buộc mà phải thực sự mong muốn người nhận lệnh chấp hành. Dùng câu hỏi để
tìm hiểu thông tin, người hỏi chân thành khi hoàn toàn chưa biết gì và thật sự muốn
biết về thông tin đó chứ không phải là hỏi xã giao, lấy lệ… hay thực hiện hành
động mời mọc thì phải mong muốn người nghe nhận lời mời của mình…

Còn điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản) là nói về trách
nhiệm, sự ràng buộc với người nói hoặc người nghe khi hành động đã được

thực hiện. Đối với hành động ra lệnh thì trách nhiệm ấy thuộc về người
nhận lệnh. Điều kiện thiết yếu của hành động mời mọc là người nghe
sẵn lòng nhận lời mời, của hành động khuyên răn là người nghe nhận
thấy được giá trị của lời khuyên và thực hiện lời khuyên ấy hay của hành
động yêu cầu đề nghị là người nghe chấp nhận lời yêu cầu, đề nghị…
Ngoài ra lý thuyết hành động ngôn từ của Searle còn có các điều
kiện khác như: điều kiện xuất phát và tới đích, điều kiện về nội dung
mệnh đề… có tác động không nhỏ vào hiệu quả giao tiếp trong hội thoại.
Điều kiện sử dụng hành động tại lời là những điều kiện mà những
hành động tại lời phải đáp ứng để nó có thể thích hợp với hoàn cảnh phát
ngôn. Chúng tôi chỉ nói đến điều kiện sử dụng hành động tại lời chân thực,
không phải của hành động ngôn ngữ không chân thực, không phái sinh.

Austin cho rằng điều kiện sử dụng hành động tại lời là những điều
kiện “may mắn” nếu chúng được bảo đảm thì hành động mới đó được “
thành công” tức là mang lại hiệu quả trong giao tiếp và ngược lại.
Chẳng hạn như khi ta biết anh B mắc bệnh gan nặng, mời anh đến nhà
dùng cơm ta không thể cứ rót rượu bia mời anh uống bởi vì ta biết chắc rằng
anh không thể uống theo lời mời được, nó rất nguy hiểm cho tính mạng, làm
bệnh tật của anh thêm trầm trọng hơn. Austin gọi điều kiện sử dụng hành động
tại lời là“điều kiện may mắn” còn Searle thì gọi la“điều kiện thoả mãn”. Một
hành động tại lời tạo thành một hệ những điều kiện thoả mãn.

Trang 18


Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
Tất cả các điều kiện của hệ là điều kiện đủ còn mỗi một điều kiện
là điều kiện cần Searle chia toàn bộ điều kiện ấy thành bốn loại điều kiện.


-Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung
của hành động. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động
của người nói hay một hành động của người nghe.
VD : Con hứa sẽ chăm chỉ học bài.
Hành động của người nói là hứa và lời hứa ấy có nội dung (mệnh
đề ấy có nội dung) là chăm chỉ học bài. Nội dung của mệnh đề có thể
là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe.
–Điều kiện chuẩn bị: Đó là những hiểu biết của người nói về năng lực, lợi
ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe.

VD : Dù thế nào đi chăng nữa thì chủ nhật tuần này cậu
cũng phải đến nhà mình dùng cơm đấy nhé.
Đây là hành động mời mọc. Điều kiện chuẩn bị là S nắm bắt gần như
chắc chắn H nhận lời mời và chủ nhật tuần này H sẽ tới. Người mời phải
chuẩn bị như thế nào để người được mời nhận lời? Có lẽ S đã kiến trúc câu
trần thuật Chủ nhật tuần này cậu đến nhà mình dùng cơm để tạo câu cầu
khiến có tính áp đặt cao bằng cách đặt ra tình huống dù thế nào đi chăng nữa
cùng với sự tham gia của phụ từ hãy và TTTT nhé. Khi mời mọc, người mời
phải nắm được khả năng người được mời sẽ nhận lời mời của mình, đồng
thời phải biết rằng người mời và người được mời có vị thế xã hội có lợi thế
cho người nói như thế nào để tạo kiến trúc câu cho phù hợp. Hay khi ra lệnh
cũng vậy, người nói phải tin rằng người nhận lệnh có khả năng thực hiện
hành động quy định trong lệnh, đồng thời cũng phải biết chắc rằng mối quan
hệ giữa mình và người nghe có vị thế xã hội có lợi cho chính mình. Khi ta hứa
với ai về một điều gì đó thì ta phải thực sự mong muốn ta thực hiện được lời hứa
đó và người nghe cũng tin tưởng vào lời hứa của ta. Những mệnh đề đơn giản
với sự khảo nghiệm, xác tín không những đòi hỏi người nói đưa ra những vấn
đề đúng mà còn phải có những bằng chứng xác thực.

Điều kiện chân thành : Chỉ trạng thái tâm lý tương ứng của người

nói phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín:
lệnh đòi hỏi lòng mong muốn, hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói…

VD : Đừng bao giờ “thử một lần cho biết”.
Trang 19



×