Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thạc sĩ Hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ THÙY NGA

HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÕNG - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ THÙY NGA

HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thuận

HẢI PHÕNG - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thùy Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại Trƣờng Đại học Hải Phòng và đặc
biệt là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh
nghiệm quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Gia đình - những ngƣời luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;
Quí Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 7

tại trƣờng Đại học Hải Phòng, những ngƣời đã hết lòng truyền đạt kiến thức
và những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi;
Cô giáo Nguyễn Thị Thuận, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;
Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 7 và
các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài
liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này;
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quí thầy cô, gia đình và các anh chị
học viên.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thùy Nga


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1. Khái quát chung về hành động cầu khiến .................................................. 9
1.1.1. Khái niệm hành động cầu khiến .............................................................. 9
1.1.2. Mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến .................... 11
1.1.3.Tiêu chí nhận diện hành động cầu khiến ............................................... 12
1.1.4. Phân loại hành động cầu khiến ............................................................. 14

1.1.5. Cách sử dụng hành động cầu khiến ...................................................... 16
1.2. Lịch sự trong hành động cầu khiến .......................................................... 19
1.2.1. Khái quát chung về lịch sự .................................................................... 19
1.2.2. Một số phƣơng thức thể hiện tính lịch sự trong hành động cầu khiến . 22
1.3. Vài nét về Kim Lân và truyện ngắn Kim Lân .......................................... 24
1.3.1.Về cuộc đời ............................................................................................ 26
1.3.2. Sự nghiệp văn học ................................................................................. 27
1.4. Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN .. 29
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN ........................................................... 29
2.1. Hành động cầu khiến trực tiếp trong truyện ngắn Kim Lân .................... 29
2.1.1. Hành động cầu khiến trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi ..................... 30
2.1.2. Hành động cầu khiến trực tiếp xét theo lực ngôn trung ........................ 43
2.2. Hành động cầu khiến gián tiếp trong truyện ngắn Kim Lân .................... 52
2.2.1. Hành động cầu khiến gián tiếp đƣợc thực hiện trên bề mặt hành động hỏi 54
2.2.2. Hành động cầu khiến gián tiếp đƣợc thực hiện trên bề mặt hành động


iv

biểu cảm .......................................................................................................... 55
2.2.3. Hành động cầu khiến gián tiếp đƣợc thực hiện trên bề mặt hành động
trần thuật .......................................................................................................... 56
2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 57
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TÍNH LỊCH SỰ CỦA HÀNH
ĐỘNG ............................................................................................................. 58
CẦU KHIẾN TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN .................................... 58
3.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 58
3.2. Miêu tả một số phƣơng thức biểu hiện tính lịch sự của hành động cầu
khiến trong truyện ngắn Kim Lân ................................................................... 59

3.2.1. Lựa chọn cách biểu hiện lực ngôn trung ............................................... 62
3.2.2. Sử dụng các từ xƣng hô......................................................................... 69
3.2.3. Sử dụng các thành phần bổ trợ .............................................................. 79
3.2.4. Sử dụng các động từ .............................................................................. 83
3.2.5. Sử dụng các tiểu từ tình thái ................................................................ 87
3.3. Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................... 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ................................................................................. 98
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

Sp1

Ngƣời nói

Sp2

Ngƣời nghe

Vnh

Vị từ ngôn hành


V(p)

Nội dung cầu khiến

Vtck

Vị từ tình thái cầu khiến

Vnhck

Vị từ ngôn hành cầu khiến

K1

Kiểu cấu trúc 1

K2

Kiểu cấu trúc 2

D1

Danh từ, Đại từ ngôi thứ nhất

D2

Danh từ, Đại từ ngôi thứ hai

V’


Hành động do chủ ngôn thực hiện

BTNVTM

Biểu thức ngữ vi tƣờng minh

BTNVNC

Biểu thức ngữ vi nguyên cấp

CN

Chủ ngữ

VN

Vị ngữ

BN

Bổ ngữ

HĐCKTT

Hành động cầu kiến trực tiếp

HĐCKGT

Hành động cầu kiến gián tiếp


TSXH

Tần số xuất hiện

TXH

Từ xƣng hô

NXB

Nhà xuất bản


vi

DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Bảng tổng hợp các mô hình hành động cầu khiến trực tiếp
2.1

sử dụng biểu thức ngữ vi tƣờng minh trong 19 truyện ngắn


31

của Kim Lân
Bảng tổng hợp các mô hình hành động cầu khiến trực tiếp
2.2

sử dụng biểu thức ngữ vi tƣờng minh trong 19 truyện ngắn

32

của Kim Lân
Bảng tổng hợp các mô hình hành động cầu khiến trực tiếp
2.3

sử dụng biểu thức ngữ vi nguyên cấp trong 19 truyện ngắn

38

Kim Lân
Bảng tổng hợp tần suất xuất hiện các tiểu hành động cầu
2.4

khiến trực tiếp xét theo lực ngôn trung trong 19 truyện ngắn

44

Kim Lân
2.5

3.1


3.2

Bảng tổng hợp hành động cầu khiến gián tiếp trong 19 truyện
ngắn Kim Lân
Bảng tổng hợp các phƣơng thức biểu hiện tính lịch sự của
hành động cầu khiến trong 19 truyện ngắn Kim Lân
Bảng tƣơng quan giữa cấu trúc cầu khiến và nội dung lịch sự
của hành động cầu khiến trong 19 truyện ngắn của Kim Lân

53

59

63

Bảng tƣơng quan giữa hành động cầu khiến có các loại từ
3.3

xƣng hô khác nhau và nội dung lịch sự trong 19 truyện ngắn

71

của Kim Lân
3.4

Bảng tƣơng quan giữa hành động cầu khiến có vai trò của các
động từ và nội dung lịch sự trong truyện ngắn của Kim Lân

81



vii

Bảng tƣơng quan giữa hành động cầu khiến có các tiểu từ
3.5

tình thái khác nhau và nội dung lịch sự trong truyện ngắn

85

của Kim Lân
Tƣơng quan giữa hành động cầu khiến có các tiểu từ tình
3.6

thái khác nhau và nội dung lịch sự trong truyện ngắn của
Kim Lân

89


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với vai trò một môn khoa học nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ,
ngữ dụng học đã có những đóng góp vô cùng quan trọng không chỉ trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ và văn học mà còn có ý nghĩa lớn đối với quá trình giao
tiếp. Do đó mà không ít các nhà nghiên cứu đi vào nghiên cứu ngữ dụng học
trên nhiều khía cạnh, phƣơng diện để phát huy tối đa ý nghĩa, giá trị của nó.

Từ năm 1983 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ dụng học
trong đó có công trình nghiên cứu về các hành động ngôn ngữ. Và trong số
các hành động ngôn ngữ, hành động cầu khiến cũng đƣợc coi là hành động
trung tâm, đối tƣợng của ngữ dụng học.
Bên cạnh hành động chấp thuận, đồng tình đƣợc sử dụng một cách dễ
dàng, tự nhiên, hành động cầu khiến nhằm hƣớng tới một sự thay đổi nào đó
trong cách ứng xử với ngƣời khác. Do đó hành động này, tự thân chúng đã
tiềm tàng sự đe doạ thể diện cao nhất. Nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn
hành động ngôn từ này nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp là một vấn
đề đáng quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu hành động cầu khiến sẽ có ý nghĩa thực
tiễn và lý luận hữu ích để nghiên cứu vấn đề khác trong hoạt động giao tiếp.
Kim Lân là một nhà văn viết không nhiều nhƣng ông lại vẫn đƣợc bạn
đọc nâng niu trìu mến. Bởi mỗi trang viết của Kim Lân là tất cả những rung
động của trái tim nhân đạo và vô cùng tinh tế. Trái tim ấy không chỉ thể hiện
niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khốn khổ, bần cùng của con ngƣời mà ông
còn phát hiện ở những tâm hồn tƣởng nhƣ cằn cỗi, khô khan ấy toát lên vẻ
đẹp rất hào hoa, một khát vọng vƣơn lên và sự sống đƣợc nảy mầm từ cái
chết. Ta không chỉ trân trọng và yêu mến Kim Lân bởi những trang viết của
ông thấm đẫm tình ngƣời tính nhân văn mà còn bởi cách viết cũng rất riêng,
tài hoa và ấn tƣợng. Vẻ đẹp đó đƣợc thể hiện từ cách xây dựng nhân vật đến
các phong tục, nét văn hoá của dân tộc nhƣ thú chọi gà, thú chơi chim… đó là
chất nghệ sĩ nhƣng đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào và lòng yêu nƣớc


2

thầm kín của ông. Với những thành công đó, tác phẩm của Kim Lân xứng
đáng là những mẫu mực đáng học tập cả về nội dung và nghệ thuật. Chính vì
thế mà Kim Lân cũng xứng đáng trở thành một trong số những nhà văn viết
truyện ngắn hàng đầu của Việt Nam và là một cây bút xuất sắc độc đáo đáng

để các nhà văn khác học tập.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nhiên cứu đi trƣớc, đề tài
này đi vào tìm hiểu Hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim Lân dƣới
góc độ tiếp cận của ngữ dụng học. Đây là một vấn đề mới, tính đến thời điểm
này theo các tài liệu mà chúng tôi đã có dịp tìm hiểu thì chƣa có một công trình
nào nghiên cứu Hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim Lân nhƣ một
chuyên khảo chuyên sâu .
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Về hành động cầu khiến
Hành động cầu khiến là một trong những hành động ngôn ngữ trung tâm
của ngữ dụng học đƣợc giới nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Từ những
năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, ở Việt Nam đã có không ít công trình nghiên
cứu về vấn đề này và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Hành động cầu
khiến đã trở thành một vấn đề quen thuộc của ngữ dụng học. Các kiến thức cơ
bản về hành động ngôn ngữ nói chung và hành động cầu khiến nói riêng đã
đƣợc đƣa vào giảng dạy trong các trƣờng đại học và trƣờng phổ thông.
Hành động cầu khiến là loại hành động yêu cầu ngƣời nghe thực hiện
hành động của mình nêu ra hoặc cầu khiến ngƣời nghe cho phép mình đƣợc
thực hiện hành động.
Liên quan đến các công trình nghiên cứu về hành động cầu khiến, theo
thu thập của chúng tôi đến nay có các công trình: Dụng học Việt Ngữ của
Nguyễn Thiện Giáp. Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, Giáo trình ngữ
dụng học của Đỗ Việt Hùng - Đỗ Hữu Châu; Giáo trình ngữ dụng học của Đỗ
Thị Kim Liên; Giáo trình Ngữ dụng học của Nguyễn Thị Thuận… Tác giả Đỗ
Hữu Châu trong giáo trình “Đại cương ngôn ngữ học” đã dành trọn chƣơng ba


3

trong tổng số sáu chƣơng cho hành động ngôn từ (hành vi ngôn ngữ). Tác giả

Vũ Thị Thanh Hƣơng cho rằng hành động cầu khiến là loại hành vi ngôn từ
đƣợc ngƣời nói sử dụng nhằm điều khiển ngƣời nghe hành động theo chủ ý của
mình. Căn cứ vào mức lợi thiệt mà ngƣời nói (sp1) và ngƣời nghe (sp2) nhận
đƣợc, có thể chia thành cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hòa đồng…[9]
Tuy nhiên, các giáo trình này mới chỉ đề cập đến những vấn đề khái
quát nhất của hành động cầu khiến nhƣ: đích ở lời, hƣớng khớp ghép hiện
thực vào từ ngữ, trạng thái tâm lí, nội dung mệnh đề theo cách phân loại của
Searle. Đã có nhiều công trình khoa học chọn hành động cầu khiến làm đối
tƣợng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình
nhƣ: Tác giả Đào Thanh Lan[18]. Một số tác phẩm của Vũ Thị Thanh Hƣơng
nhƣ: Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, in trong Ngôn ngữ- số
1, 1999;[10] Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến
tiếng Việt in trong Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt do
Lƣơng Văn Hy[12] chủ biên, đã phân tích khá sâu các phƣơng tiện tạo tính
lịch sự trong lời cầu khiến nhƣng là của tiếng Việt nói chung.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ một số bài báo đề cập
tới hành động cầu khiến, nhƣ:
Về hành động cầu khiến của nhân vật truyện ngắn Nam Cao trước 1945
của Trần Thị Tuyết Nhung (2004), Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 9.[23]
Hành động cầu khiến trong tiếng Việt của Bùi Thị Kim Tuyến (2005),
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh.[27]
Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ của Chu
Thị Thuỳ Phƣơng(2010), luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ Phạm Thái Nguyên[26].
Hành động cầu khiến trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, của
Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Hƣờng (2015), Từ điển và Bách khoa thƣ số 1.[31]
Tính lịch sự của hành động cầu khiến trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan, của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Hƣờng (2015) Tạp chí Ngôn
ngữ số 4.[32].



4

Các luận văn, các bài báo này hoặc đề cập đến hành động cầu khiến
trong tiếng Việt nói chung, hoặc đề cập đến hành động cầu khiến trong một số
tác phẩm cụ thể.
Nhƣ vậy, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phƣơng diện nghiên cứu
và các cơ sở lí luận khác nhau mà các tác giả có nhiều hƣớng nghiên cứu khác
nhau về kiểu hành động cầu khiến. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều
có điểm chung là đều đã đề cập đến: khái niệm; cách sử dụng; điều kiện, phân
loại và phƣơng thức thực hiện hành động cầu khiến.
Các công trình nghiên cứu trên thực sự là cơ sở lý thuyết quan trọng
cần thiết đối với chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài. Trên cơ sở kế thừa
và phát huy những thành tựu của các tác giả đi trƣớc, luận văn sẽ tập trung
nghiên cứu các hành động cầu khiến trong truyện ngắn của Kim Lân.
2.2. Về truyện ngắn của Kim Lân
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc đƣợc xếp vào
hàng kinh điển của văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX. Cùng với các nhà văn khác
sinh ra từ đồng ruộng những tên tuổi lớn nhƣ Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Nam Cao… tƣởng chừng đã khai thác đến mức thấu triệt về đề tài nông thôn,
song cũng trên mảnh đất xƣa cũ ấy với một trái tim nhân ái giàu tình thƣơng,
một cây bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn Kim Lân cũng đã xây dựng cho mình
một chỗ đứng rất riêng, rất vững giữa trong lòng ngƣời và thách thức với thời
gian. Kim Lân viết không nhiều, suốt cuộc đời cầm bút gần 50 năm và vẻn vẹn
chƣa đầy 30 tác phẩm nhƣng củng đủ đƣợc coi là nhà văn có tầm vóc và là bậc
thầy đáng đƣợc học tập ở nhiều cây bút. Nhà văn Nguyễn Khải nhà văn nổi
tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại trong “Nghề văn cũng lắm công phu”
đã tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi, trƣớc sau tôi thần phục có ba ngƣời là
ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân”[13, tr.19 ].
Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ
Huy Nguyên có trích dẫn ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu: Vƣơng Trí

Nhàn, Lữ Quốc Văn và Trần Đăng Mạnh: Hình như những mẫu người đầu


5

thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm
việc này một cách đàng hoàng chững chạc[21, tr.16]. Đó cũng chính là những
ý kiến rất tinh tế khi khái quát đặc điểm về nội dung trong truyện ngắn của
Kim Lân.
Nhìn chung các ý kiến đánh giá truyện ngắn Kim Lân đều nghiêng về
góc độ văn học. Xét ở góc độ ngôn ngữ ngƣời đọc bắt gặp cách sử dụng ngôn
ngữ khéo léo sinh động ở mỗi vai giao tiếp, mỗi cặp thoại trong truyện ngắn
của Kim Lân. Ở mỗi một nhân vật, mỗi một tác phẩm khác nhau nhƣng khi tìm
hiểu ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật chúng ta đều thấy một đặc điểm chung đó
là những ngôn ngữ mang đậm chất văn xuôi rất mộc mạc, chân chất thể hiện
đúng thuần phong mĩ tục của văn hoá Việt Nam, những con ngƣời xuất thân từ
đồng ruộng từ một nền văn hoá nông nghiệp. Nhà văn Kim Lân đã khai thác và
sử dụng rất hiệu quả mọi hành động trong lời đối thoại của các nhân vật trong
đó có hành động cầu khiến. Bởi vậy, Nguyễn Khải đã từng thốt lên: “thần viết,
thần mượn tay người để viết”[13, tr.19]. Chính vì thế, truyện ngắn của Kim
Lân đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu phê bình. Sau năm
mƣơi năm cầm bút truyện của ông đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu nhƣ:
Lữ Huy Nguyên, Trần Hữu Tá, Nguyễn Khải, Hà Minh Đức…Bên cạnh các
bài nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín, gần đây cũng có nhiều luận văn,
luận án lấy truyện ngắn của Kim Lân làm đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể là:
- Nguyễn Thị Nha Trang (2010), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim
Lân, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn.[34].
- Trần Thu Thuỳ (2014), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của
Kim Lân, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn.[28].
- Nguyễn Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn

thạc sĩ Ngữ văn.[19].
Nhƣ vậy, cho đến thời điểm này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về truyện ngắn của Kim Lân trên nhiều phƣơng diện khác nhau đặc biệt là
phƣơng diện Văn học tƣơng đối nhiều nhƣng ở góc độ ngữ dụng học cụ thể là


6

hành động cầu khiến chƣa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên, luận văn lựa chọn
Hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim Lân làm đối tƣợng nghiên
cứu của đề tài giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về nghệ thuật giao tiếp
trong tác phẩm văn học và cuộc sống của con ngƣời, góp thêm một tiếng nói
khẳng định tài năng nghệ thuật của một ngòi bút xuất sắc của văn học Việt
Nam hiện đại đồng thời có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc định
hƣớng dạy câu cầu khiến và hành động cầu khiến cho học sinh ở nhà trƣờng
phổ thông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là Hành động cầu khiến trong
truyện ngắn Kim Lân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hành động cầu
khiến trong 19 truyện ngắn của Kim Lân đƣợc in trong cuốn Kim Lân- Tuyển
tập, NXB Văn học, năm 2012.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim Lân để thấy
đƣợc đặc điểm và chức năng ngữ dụng của hành động cầu khiến trong truyện
ngắn của ông. Qua đó có thể tìm hiểu đƣợc cách xây dựng truyện ngắn của tác

giả; đồng thời khám phá thêm một nét mới trong cách xây dựng tính cách
nhân vật của nhà văn dƣới góc độ ngôn ngữ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Tìm hiểu đặc điểm sử dụng của Hành động cầu khiến trong truyện
ngắn Kim Lân
- Tìm hiểu Phƣơng thức biểu hiện tính lịch sự của Hành động cầu


7

khiến trong truyện ngắn Kim Lân
5. Đóng góp của luận văn
Về lí luận:
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí luận về hành
động cầu khiến nói chung và Hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim
Lân nói riêng.
Về thực tiễn:
- Luận văn sẽ làm rõ thêm những đóng góp của Kim Lân ở bình diện
ngôn ngữ.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tƣ liệu tham khảo tốt cho
giáo viên ứng dụng vào công việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trƣờng
một cách có cơ sở khoa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện Giáo
dục và Đào tạo.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: Đề tài sử dụng phƣơng pháp miêu tả để miêu
tả, phân tích các đặc điểm của Hành động cầu khiến trực tiếp và gián tiếp
trong truyện ngắn Kim Lân.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: dùng để phân tích cấu trúc của

hành động cầu khiến, cách sử dụng hành động cầu khiến, mức độ lịch sự của
hành động cầu khiến trong truyện ngắn Kim Lân.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Đề tài sử dụng thủ pháp thống kê,
phân loại để thống kê, phân loại tần suất xuất hiện các hành động cầu khiến
trực tiếp và gián tiếp trong truyện ngắn Kim Lân, lấy đó làm cơ sở để rút ra
những nhận xét và kết luận về đặc điểm ngữ dụng của hành động cầu khiến
trong tác phẩm của nhà văn.
- Thủ pháp so sánh: Sử dụng thủ pháp so sánh để so sánh giữa các
loại hành động cầu khiến với nhau, mức độ lịch sự của hành động cầu khiến
trực tiếp và gián tiếp trong truyện ngắn Kim Lân.


8

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, Nội
dung luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chƣơng 2: Đặc điểm sử dụng của hành động cầu khiến trong truyện
ngắn Kim Lân.
Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện tính lịch sự của hành động cầu khiến
trong truyện ngắn Kim Lân.


9

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát chung về hành động cầu khiến
1.1.1. Khái niệm hành động cầu khiến

Trong số các hành động ngôn ngữ, hành động cầu khiến có vai trò là
một trong những hành động giao tiếp phổ biến và thông dụng của con ngƣời.
Nó chuyển tải mong muốn đạt đƣợc một nhu cầu nào đó trong giao tiếp.
Hành động cầu khiến đƣợc giới chuyên môn gọi bằng nhiều thuật ngữ khác
nhau: cầu khiến, khuyến lệnh, điều khiển... mỗi thuật ngữ đều phản ánh đƣợc
một hoặc vài trong số các đặc trƣng của nhóm: cầu khiến (mong muốn, áp
đặt); khuyến lệnh (gợi ý, bắt buộc); điều khiển (làm cho) ngƣời nghe thực hiện
một việc nào đó trong tƣơng lai. Dƣới đây là một số nhận xét của giới nghiên
cứu về hành động cầu khiến.
Theo Searle (1979) hành động cầu khiến là: "... những cố gắng của Sp1
sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó. Nó có thể là những cố gắng ở mức độ
thấp ví như khi ta gợi ý một ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là những cố
gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm
một việc cụ thể nào đấy..."[3, tr.5]
Còn K. Back và M. Hanish cho rằng cầu khiến là "...Biểu thị thái độ
của người nói đối với hành động trong tương lai của người nghe, đồng thời
cũng biểu thị một dự định (khát vọng, niềm mong mỏi, nỗi mong ước) của
người nói rằng điều mình muốn nói hay muốn truyền đạt trong lúc nói phải
được xem như một lý do để Sp2 thực hiện một hành động nào đó..."[3, tr.5].
Tác giả khác nhƣ S. Evrin – Tripp (1976) đã chỉ ra hành động cầu khiến
là "hành động mà Sp1 thực hiện nhằm buộc Sp2 làm một điều gì đó theo ý
muốn của mình để đem lại lợi ích cho Sp1 và thường gây thiệt hại cho Sp2, ví
dụ như ra lệnh, yêu cầu, nhờ vả, sai bảo…"[15, tr.35]
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: "Hành động cầu khiến được sử
dụng khi người nói đưa ra phát ngôn về một yêu cầu nào đó, mong muốn


10

người nghe thực hiện, vì vậy chúng cũng thuộc nhóm phát ngôn ngữ vi...

Hành động này thường được sử dụng khi người nói muốn người nghe thực
hiện một điều gì sau khi nói. Cùng với các động từ do con người điều khiển là
các từ tình thái đứng cuối câu (đi, nhé, đã, thôi, nào,...). Để thể hiện hành
động này, người nói thường dùng động từ chỉ hoạt động cơ thể người: ăn,
bước, đi, cút, về, ra, chạy, ....”[20, tr.118]
Với quan niệm trên, tác giả đã chỉ ra chức năng, cách sử dụng và điều
kiện thực hiện hành động cầu khiến.
Tác giả Đào Thanh Lan cho rằng: "Hành động cầu khiến là khái niệm
tổng quát bao gồm các hành động ngôn trung có ý nghĩa "cầu" (cầu, nhờ, mời,
chúc, xin...) và các hành động ngôn trung có ý nghĩa"khiến” (yêu cầu, ra lệnh,
cấm, cho phép …) nói chung. Cầu và khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung,
đều yêu cầu người nghe thực hiện hành động mà người nói mong muốn. Sự
khác nhau giữa cầu và khiến là ở mức độ của hiệu lực ngôn trung: nếu như cầu
kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện hành động của người nghe thì khiến lại áp đặt
cho người nghe, cưỡng ép người nghe phải hành động”[19, tr.40-41].
Theo Vũ Thị Thanh Hƣơng: “Trong các hệ thống phân loại hành vi
ngôn ngữ, hành vi cầu khiến được xác định theo hai cách hiểu rộng và hẹp
khác nhau. Ở nghĩa hẹp, cầu khiến được hiểu là các hành động mà S thực hiện
nhằm buộc H làm một điều gì đó theo ý muốn của mình để đem lại lơi ích cho S
và thường gây thiệt hại cho H, ví dụ như ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả. Ở
nghĩa rộng, cầu khiến là hành vi mà thông qua đó S muốn tạo ra bất kì một sự
thay đổi nào trong hành động của H bất kể hành động đó có lợi hay hại cho S
hay H. Theo đó, cầu khiến không chỉ bao gồm ra lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ
vả, mà còn cả mời mọc, xin phép”[17, tr.183]
Có thể thấy tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phƣơng diện nghiên
cứu và các cơ sở lí luận khác nhau mà các tác giả có cách hiểu khác nhau về
kiểu hành động cầu khiến.
Trong đề tài này, luận văn đã xác định hành động cầu khiến theo nghĩa:



11

Hành động cầu khiến là một kiểu hành động ngôn trung được thực hiện bằng
lời nói mà thông qua đó người nói (Sp1) muốn tạo ra bất kì một một sự thay
đổi nào trong hành động của người nghe (Sp2), bất kể hành động đó có có lợi
hay hại cho Sp1 hay Sp2. Hành động cầu khiến bao gồm các hành động: ra
lệnh, sai bảo, yêu cầu, nhờ vả, mời mọc, xin phép.
1.1.2. Mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến
Hoàng Trọng Phiến trong Ngữ pháp tiếng Việt(1980) phân chia thành: “Câu
cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Trong đó về hình thức câu cầu khiến được
tác giả cho rằng câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì
ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Câu cầu khiến nói lên ý muốn
chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động”[24,tr.27]
Khi xem xét mối quan hệ giữa câu cầu khiến và hành động cầu khiến
tác giả đã chỉ ra: "So với câu kể và câu hỏi thì câu cầu khiến không có những
dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu.
Câu cầu khiến nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe
đáp lại bằng hành động. Do đó, câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành
động. Nội hàm của khái niệm cầu khiến bao gồm sự mời mọc, yêu cầu, mệnh
lệnh, cấm đoán và chúc tụng. Về dạng thức câu cầu khiến cũng có khẳng định
và phủ định (hãy và đừng/ chớ). Phương tiện cầu khiến có ba loại: Hư từ
(hãy, đừng, chớ, nghe, cứ, chứ, nào,...), thực từ có nghĩa cầu khiến (cấm,
không được, mời, cho phép, chúc,...) và ngữ điệu dùng như nhau cho mọi ngôi
của chủ ngữ. Nội dung cầu khiến có ba loại: Mời mọc, yêu cầu; mệnh lệnh,
cấm đoán; kêu gọi, chúc tụng"[24, tr.16]. Diệp Quang Ban gọi câu cầu khiến
là câu mệnh lệnh và cho rằng: "Câu mệnh lệnh là câu dùng để bày tỏ ý muốn
nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có
những dấu hiệu hình thức nhất định.”[2, tr.257]
Ở một số tác giả khác nhƣ Cao Xuân Hạo hay Bùi Mạnh Hùng cũng đã
đƣa ra quan điểm về câu cầu khiến là câu có chứa từ cầu khiến nhƣ hãy,đừng,

chớ và chủ thể của những từ cầu khiến đó bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc


12

ngôi thứ nhất số nhiều…
Từ cách hiểu trên có thể thấy hành động cầu khiến và câu cầu khiến là
hai khái niệm đƣợc xem xét ở hai lĩnh vực khác nhau. Xét mối tƣơng quan
giữa hành động cầu khiến với câu cầu khiến có thể nhận thấy: Dựa vào
tƣơng quan giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến ta thấy hai khái niệm
hoàn toàn xem xét ở hai lĩnh vực khác nhau: Hành động cầu khiến là một
khái niệm thuộc ngữ dụng học, còn câu cầu khiến là khái niệm thuộc cú
pháp học. Câu cầu khiến và hành động cầu khiến có mối quan hệ với nhau.
Câu cầu khiến là một trong các phƣơng tiện hình thức để tạo nên hành động
cầu khiến. Hành động cầu khiến là một trong các chức năng đƣợc thực hiện
trong câu cầu khiến.Với ý nghĩa đó, luận văn này sẽ xem xét hai trƣờng hợp
sau: (i) Hành động cầu khiến đƣợc gắn với hình thức cấu trúc, ngữ nghĩa và
ngữ dụng của câu cầu khiến mục đích để cầu khiến. Theo quan niệm này sẽ
có hành động cầu khiến trực tiếp (cầu khiến để cầu khiến), (ii) Hành động
cầu khiến không chịu sự chi phối của phƣơng tiện biểu đạt của hình thức câu
cầu khiến mà đặt tâm điểm vào đích ngôn trung và mở rộng phạm vi hành
chức ra khỏi phạm vi câu cầu khiến (nhƣ câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm
thán). Theo quan niệm này sẽ có hành động cầu khiến gián tiếp (không cầu
khiến mà lại là cầu khiến). Tuy nhiên, theo quan niệm thứ hai, hành động
cầu khiến gián tiếp đƣợc thể hiện trên các kiểu câu khác thƣờng chiếm số
lƣợng rất ít trong giao tiếp.
1.1.3. Tiêu chí nhận diện hành động cầu khiến
Theo Vũ Thị Thanh Hƣơng ngữ pháp truyền thống trƣớc hết chỉ chú
trọng đến tiêu chí hình thức . “Một câu có động từ vị ngữ ở kiến trúc mệnh lệnh
được coi là câu cầu khiến.Tuy nhiên, như nhiều tác giả đã chỉ ra, hành vi cầu

khiến không chỉ được biểu hiện bằng các câu mệnh lệnh mà bằng cả các dạng
thức cú pháp khác”[10, tr.183 – 184]. Nhƣ vậy theo Vũ Thị Thanh Hƣơng chỉ
dựa vào tiêu chí hình thức chƣa đủ tin cậy mà"cần phải có những thao tác phân
tích chức năng để xác định và nhận diện các hành vi cầu khiến bất kể dạng


13

thức biểu hiện của chúng như thế nào”.[10, tr.184]. Theo Searle (1975), một
hành vi cầu khiến (gián tiếp) có thể đƣợc nhận diện thông qua việc phân tích
các điều kiện thực hiện nó, bao gồm: (a) nội dung mệnh đề (hành động tƣơng
lai A của H); (b) quy tắc chuẩn bị (1.H có khả năng thực hiện A, S tin rằng H
có khả năng làm; 2. Không rõ với cả S và H là H sẽ làm A trong điều kiện bình
thƣờng); (c) quy tắc chân thành (S muốn H làm A); (d) quy tắc cơ bản (đƣợc
xem nhƣ là một cố gắng để có đƣợc việc làm A)”[10, tr.184]. Cách này đã
đƣợc nhiều tác giả vận dụng để nhận diện hành động cầu khiến. Tuy nhiên cách
này cũng có những bất cập: ngƣời ta thƣờng chỉ giới hạn sự nhận diện hành
động cầu khiến ở một phát ngôn cụ thể và chú trọng đến một cá nhân duy nhất
là ngƣời nói mà bỏ qua chuỗi hội thoại và sự tham gia của cả ngƣời nghe. Hệ
quả là có thể nhận diện không đúng chức năng cầu khiến của các phát ngôn,
chẳng hạn có thể nhầm lẫn thành phần mở đầu của một hành động cầu khiến
trực tiếp với một hành động cầu khiến gián tiếp. Để khắc phục hạn chế này, các
nhà nghiên cứu hành động cầu khiến từ quan điểm của phân tích hội thoại cho
rằng “cơ sở chính để giải thích lời nói là vị trí của phát ngôn trong chuỗi các
hành động diễn ra” và vì vậy “cần phải xem xét các hành vi cầu khiến trong
một hoạt động đang diễn ra nhƣ là xuất hiện từ trong hội thoại chứ không phải
là có kế hoạch từ trƣớc và cố định”[10, tr.185].
Đề tài này đồng quan điểm với Vũ Thị Thanh Hƣơng kết hợp cả hai
cách tiếp cận trên, muốn nhận diện hành động cầu khiến một mặt dựa vào các
quy tắc cấu tạo nó, và mặt khác dựa vào chức năng cầu khiến được thực hiện

trong các hành vi khác trong chuỗi hội thoại, thậm chí với các hành động
không được biểu hiện bằng lời. Một hành động cầu khiến, dù ở dạng biểu hiện
nào, bao giờ cũng hƣớng đến mục đích là điều khiển hành động của H theo ý
định của S và vì vậy tạo ra ở H một phản ứng trả lời bằng ngôn từ và/ hoặc
hành động. Do đó để nhận diện một phát ngôn (hay chuỗi phát ngôn) nào đó là
hành động cầu khiến trƣớc hết cần căn cứ vào hành động trả lời (bằng lời hoặc
không bằng lời) của H, tức là dựa vào cặp liền kề “cầu khiến – trả lời”.


14

Ví dụ: Có câu hỏi “Sao lại để cặp sách ở đây?” của S sẽ đƣợc nhận diện
là hành động cầu khiến. (S yêu cầu H cất cặp ở chỗ khác) nếu sau đó H thực
hiện một hành động cụ thể là cất cặp đi chỗ khác và/ hoặc đáp lại bằng những
lời cho thấy H hiểu rằng đang bị cầu khiến, chẳng hạn chấp thuận (vâng, để tôi
cất nó đi) hoặc từ chối và đƣa ra lời giải thích (để tạm đây tí, tôi đi ngay đây).
1.1.4. Phân loại hành động cầu khiến
1.1.4.1. Phân loại dựa vào lực ngôn trung cầu khiến
Nếu đích ngôn trung đƣợc dùng làm tiêu chí phân loại 5 hành động
ngôn trung khái quát (xác tín, điều khiển, bộc lộ, kết ƣớc, tuyên bố) thì lực
ngôn trung lại đƣợc dùng để phân loại hành động ngôn trung khái quát thành
các tiểu loại chi tiết hơn. Căn cứ vào nội dung ý nghĩa của hành động cầu
khiến (lực ngôn trung), ý nghĩa cầu khiến bao gồm ý nghĩa khiến và cầu
Do đó, căn cứ vào mức độ cầu và khiến trong hành động cầu khiến nói
trên, có thể phân tiếp hành động cầu khiến trực tiếp trong tiếng Việt ra thành các
tiểu loại sau:
- Hành động cầu khiến mang ý nghĩa cầu gồm: cầu, xin/xin phép, van,
lạy, nhờ, mời.
- Hành động cầu khiến mang ý nghĩa khiến gồm: ra lệnh, cấm, cho/cho
phép, yêu cầu.

- Hành động cầu khiến vừa mang ý nghĩa cầu vừa mang ý nghĩa khiến
gồm: khuyên, đề nghị.
Tên gọi của từng hành động cầu khiến cụ thể phản ánh nội hàm nghĩa
thƣờng tƣơng ứng với vị từ ngôn hành cầu khiến tƣờng minh (trừ một vài
hành động không có vị từ ngôn hành cầu khiến tƣờng minh nhƣ dặn, rủ,
nài).[32, tr.195-196]: Dƣới đây là kết quả phân loại căn cứ vào lực ngôn trung
xếp theo mức độ tính khiến giảm dần, tính cầu tăng dần[10, tr.42].


15

TT

Hành động

Mức độ cầu

Nôi dung

Cầu khiến

khiến

lệnh

1

Ra lệnh

Khiến cao nhất


2

Cấm

Khiến cao nhất

3

Cho/cho phép

Khiến cao

Làm

4

Yêu cầu

Khiến cao

Làm

5

Đề nghị

6

Dặn


Khiến trung bình,
cầu thấp
Khiến thấp, cầu
thấp

Làm
Không
làm

Làm
Làm/
Làm/

7

Khuyên

Khiến thấp

không
làm

Hình thức biểu đạt
Vnh= ra lệnh; hãy, đi
Vnh= cấm; không đƣợc
Vnh= cho/cho phép; hãy,
đi
Vnh= yêu cầu; hãy, đi
Vnh=đề


nghị;

hãy,

nào/nhé
Nhé
Vnh=khuyên; nên
Vnh+ không nên

8

Rủ

Cầu thấp

Làm

Nhé, có – không

9

Mời

Cầu trung bình

Làm

10


Nhờ

Cầu cao

Làm

Vnh= nhờ; với

11

Chúc

Cầu cao

Làm

Vnh= chúc, nhé

12

Xin, xin phép

Cầu cao

Làm

Vnh= xin/xin phép; nhé.

13


Cầu

Cầu rất cao

Làm

Vnh= cầu; với

14

Nài

Cầu rất cao

Làm

Vnh= xin, van, lạy; với

15

Van

Cầu rất cao

Làm

Vnh= van; với

16


Lạy

Cầu cao nhất

Làm

Vnh= lạy; với

Vnh= mời; nhé,
có…không

(Ghi chú: Vnh = vị từ ngôn hành; hãy, đi, nhé, với…= từ có vai trò làm
phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến)
1.1.4.2. Phân loại dựa vào phương thức biểu hiện
Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của phƣơng thức biểu hiện


16

lực ngôn trung có thể phân thành: Hành động cầu khiến trực tiếp và hành
động cầu khiến gián tiếp.
- Hành động chứa phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến biểu
hiện đích ngôn trung cầu khiến là hành động cầu khiến trực tiếp.
- Hành động chứa phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung hỏi, hay trần
thuật…mà gián tiếp biểu hiện đích ngôn trung cầu khiến là hành động cầu
khiến gián tiếp.
1.1.5. Cách sử dụng hành động cầu khiến
1.1.5.1. Hành động cầu khiến trực tiếp
“Khi một kiểu câu được dùng đúng với chức năng vốn có của nó, thì nó
hoạt động với tư cách là hành động nói trực tiếp”[4, tr.109].

Nói nhƣ Lƣơng Văn Hy; “Một hành động cầu khiến được coi là trực
tiếp nếu người nói hiển ngôn bộc lộ ý định cầu khiến của mình và người nghe
có thể tri nhận nó trực tiếp từ phát ngôn mà không phải qua một quá trình
suy ý nào cả”[12,188-189].
Do vậy, hành động cầu khiến trực tiếp đƣợc hiểu là những hành động
sử dụng đúng với chức năng vốn có của nó, đúng với điều kiện chân thành
của chúng.
Câu sử dụng hành động nói trực tiếp bao gồm hai kiểu câu đó là câu
ngôn hành tƣờng minh và câu ngôn hành hàm ẩn. Vì vậy, để xem xét về mặt
cấu trúc, luận văn tìm hiểu hành động cầu khiến trực tiếp với hai loại:
- Hành động cầu khiến trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi tƣờng minh.
(BTNVTM)
- Hành động cầu khiến trực tiếp sử dụng biểu thức ngữ vi nguyên cấp.
(BTNVNC)
Trong đó, mỗi biểu thức ngữ vi có thể có vị từ ngôn hành cầu khiến
hay không có vị từ ngôn hành cầu khiến trên bề mặt câu chữ. Austin gọi các
biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi tường minh[5, tr.101].
Các biểu thức ngữ vi tuy vẫn có hiệu lực ở lời nhưng không sử dụng


×