Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mẫu Báo Cáo Thực Tập.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.56 KB, 10 trang )

2 cm

Phụ lục 1: Mẫu bìa báo cáo thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
KHOA …(cỡ chữ 14, in hoa, B, center)
3 cm

2 cm

Đường kính lơ gơ 4 cm,

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(cỡ chữ 24, in hoa, B, center)
Họ và tên (1)…….

Mã SV:………

Lớp:….............Ngành (2).………………Khóa:…......
Giáo viên phụ trách:………………………................
Thực tập từ ngày….....................đến ngày….............

2 cm

Cơ sở thực tập (3) :……..
(cỡ 14,in B )


2 cm

HÀ NỘI, NĂM 202...




Ghi chú phụ lục 1: Bìa Báo cáo thực tập : dạng bìa mềm, có mia ca.
(1) Họ và tên: chữ in hoa, thường –khơng đậm- có dấu, cỡ 12.
Ví dụ: NGUYỄN VĂN A
(2) Ngành: ghi đầy đủ,khơng viết tắt.
Ví dụ: Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường
(3) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ theo đúng dấu của cơ sở thực tập. Chữ thường, khơng đậm.

Phần 1
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÌA
Bìa gồm có bìa cứng và bìa phụ (bìa lót), có cùng cỡ chữ, định dạng, nội dung, mẫu
trong bản đính kèm.
1.1. Bìa cứng
Bìa cứng có màu, chữ màu vàng. Gáy của bìa cứng ghi CHUYÊN NGÀNH…. - lớp…
- khóa học…. Chữ trên gáy dọc theo chiều dài quyển, ghi theo chiều thuận khi đặt úp quyển.
1.2. Bìa phụ
Bìa phụ bằng giấy trắng chữ đen như trình bày trong Đồ án. Giáo viên hướng dẫn ký
vào bìa phụ sau khi duyệt, trước khi bảo vệ Đồ án.
Sau bìa phụ đính liền Phiếu giao đề tài tốt nghiệp do các Khoa lập, có chữ ký của giáo
viên hướng dẫn, Trưởng Khoa và Hiệu trưởng duyệt.
Phần 2

NỘI DUNG, CẤU TRÚC ĐỒ ÁN
a. Mục lục
Bìa và trang phụ bìa
Phiếu giao đề tài tốt nghiệp
Bảng danh mục ký hiệu, viết tắt (nếu có)
Nhận xét khóa luận (đồ án) của GV hướng dẫn
(Để rời, khơng đóng

Nhận xét khóa luận (đồ án) của GV phản biện
vào quyển đồ án)
b. Mẫu cấu trúc nội dung:
BẢNG MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT
TẮT (Nếu có)
MỞ ĐẦU
Chương 1 (*)– TỔNG QUAN (**)
1.1….
1.2….
Chương 2 – NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1….
2.1.1…….
2.1.2…….
3


2.1.2.1….
2.2
2.2.1
2.2.2
…..
Chương 4 – KẾT QUẢ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
(*) – Chữ thường, đậm, cỡ chữ 13, lề giữa;
(**) – In hoa, đậm có dấu, cỡ chữ 12, lề giữa trang

4



c. Các loại danh mục
Dòng tên của mỗi danh mục (ví dụ: “Danh mục các hình”) được đặt ở đầu và giữa trang
đầu tiên của danh mục được định dạng như các chương.
Danh mục các Ký hiệu, các chữ viết tắt
Khơng viết tắt trong khóa luận (đồ án). Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ
quan tổ chức… thì được viết tắt sau khi viết đủ lần đầu có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc
đơn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong khóa luận (đồ
án). Khơng viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề. Không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện
trong khóa luận (đồ án). Nếu khóa luận (đồ án) có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục
các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự a. b, c) ở phần đầu khóa luận (đồ án).
Ví dụ:
Ký hiệu, viết tắt

Tên đầy đủ

f

Tần số của dịng điện (Hz)

p

Mật độ điện tích khối (C/m3)

CSTD

Cơng suất tác dụng

MF


Máy phát điện

BER

Tỷ lệ bít lỗi

Danh mục các Bảng
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: So sánh mạng tế bào và mạng ad hoc……………………………………..3
……
Bảng 2.1: GDP của Việt Nam từ 1975 đến nay……………………………………..13
……….
Danh mục các Hình vẽ, Đồ thị
Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1: Mạng AD HOC – MANET ……………………………………………4

Hình 2.1: Sơ đồ trao đổi các bản tin………………………………………………6
……..
d. Trình bày Bảng, hình và cơng thức
Hình bao gồm những hình vẽ, hình ảnh, đồ thị, biểu đồ và sơ đồ.

Số của các bảng, hình và cơng thức gồm hai số: số đầu là số chương, số tiếp theo là số
thứ tự của bảng hoặc hình, phân biệt bởi dấu chấm (.). ví dụ: Bảng 11.10 (bảng thứ 11 trong
Chương 10), Hình 3.4 (hình thứ 4 trong Chương 3). Mọi Đồ thị, Bảng biểu lấy từ các nguồn
khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ: (Nguồn: Bộ Thơng tin Truyền thơng 2010). Nguồn được
trích dẫn phải được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo. Một bảng mà dài nằm ở nhiều
trang thì phải lặp lại tiêu đề đầu của bảng (dùng repeat as header row).
Số thứ tự và tên của Bảng được ghi ngay phía trên bảng và ở giữa bảng.
Số thứ tự của hình được ghi ngay phía dưới và ở giữa hình.
5


Số thứ tự của công thức được ghi ở bên phải của công thức và nằm ở mép phải của trang
văn bản.
Những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ
thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể trên nhiều trang liên tiếp nhưng mỗi dịng trong bảng
phải nằm trong một trang, không nằm trên hai trang khác nhau. Các bảng rộng vẫn trình bày
theo chiều đứng của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể dài hơn 210 mm (ví dụ trang
giấy khổ A3, 297 x 420 mm) phải chú ý gấp trang giấy A3 theo hình zích zắc như sau:
420 mm
105 mm
200 mm

297 mm

10mm

Để gáy 35mm

Gấp lần 2


Gấp lần 1

Thiết lập căn lề trái 3.5cm tránh bị đóng vào gáy, gấp đơi lần 1tính từ gáy ra 20cm, gấp
lần hai 10,5cm hướng ra ngoài (thừa ra 1cm so với nửa ở dưới) để tránh xén giấy mất phần
mép bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.
Trong khóa luận (đồ án), các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao
chụp lại. Khi đề cập đến bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số thứ tự của hình và bảng biểu đó, ví
dụ: “….được nêu ở Bảng 4.1” hoặc “xem Hình 3.2”mà không được viết “…được nêu trong
bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.
e. Cách chú dẫn xuất xứ của nội dung được trích từ tài liệu tham khảo:
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý khơng phải của riêng tác giả và
mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của
khóa luận (đồ án).
Khơng trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như khơng làm
khóa luận (đồ án) nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu
nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy
nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
Nếu khơng có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thơng qua một
tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó được liệt kê trong danh
mục tài liệu tham khảo của khóa luận (đồ án).
Khi trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dịng đánh máy thì có thể sử dụng dấu
ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần
này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm, khi
này mở đầu và kết thúc đoạn trích này khơng cần phải sử dụng dấu ngoặc kép.
Việc chú dẫn tài liệu tham khảo trong khóa luận (đồ án) phải theo số thứ tự của tài liệu ở
danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vng […], khi cần có cả số trang, ví dụ
[15, tr.314–315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu
được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [19], [21], [41], [49].
f. Danh mục tài liệu tham khảo
6



Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật…) nhưng có số thứ tự được đánh liên tục. Các tài liệu bằng tiếng nước ngồi phải
giữ ngun văn, khơng phiên âm, khơng dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật….
(đối với những tài liệu bằng ngơn ngữ cịn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm
theo mỗi tài liệu).
Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự a, b, c họ, tên tác giả theo thông lệ của từng
nước:




Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự a, b, c theo họ.
Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự a, b, c theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, khơng đảo tên lên trước họ.
Tài liệu khơng có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành
báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo
xếp vào vần B, v.v….

Đối với tài liệu tham khảo là sách, khóa luận (đồ án), báo cáo phải ghi đầy đủ các
thông tin sau:






Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành
(năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

Tên sách, khóa luận (đồ án) hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản – không viết tắt)
Nơi xuât bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)

Đối với tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài báo trong một cuốn sách, …
phải ghi đầy đủ các thông tin sau:








Tên tác giả (khơng có dấu ngoặc cách)
(năm cơng bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
“Tên bài báo”. (đặt giữa cặp ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
Tạp chí hoặc tên sách (Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên )
Tập (khơng có dấu ngăn cách
(số),(đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
Các số trang (gạch ngang giữa 2 chữ số, dấu chấm kết thúc)

Đối với tài liệu tham khảo là tài liệu đăng tải trên các trang web, cần phải ghi địa chỉ
cụ thể cho phép truy cập trực tiếp đến tài liệu kèm theo ngày truy cập







Tên tác giả hoặc biên tập (nếu biết)
Năm công bố, (nếu biết)
Tiêu đề trang web (Trực tuyến)
Nơi đăng tin: Cơ quan ban hành (nếu biết)
Địa chỉ: địa chỉ trang web (Truy cập ngày/tháng/năm)

Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dịng nên trình
bày sao cho từ dịng thứ hai lùi vào sơ với dòng thứ nhất 1cm để danh mục tài liệu tham khảo
được rõ ràng và dễ theo dõi.
Dưới đây là ví dụ về cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
7


1). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (19921996) phát triển lúa lai Hà Nội.
2). Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng
nhiệt độ, khóa luận (đồ án) thạc sĩ khoa học nơng nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam, Hà Nội.
………
Tiếng Anh
3). Anderson, J.E. (1985), “The Relative Inefficiency, of Quota, The Cheese Case”,
American Economic Review, 751(1), pp. 178-90.
4). Boulding, K.E. (1995), Enocomic Analysis, Hamish, Hamilton London.
5). Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Patten of Urban Households
in Vietnam, Department of Economics, Economic Research Report, Hanoi.
6). Lane, C. et al. (2003). The future of professionalised work: UK and Germany
compared [Trực tuyến]. London: Anglo-German Foundation for the Study of Industrial Scoiety.
Địa chỉ: [Truy cập: 10/10/2010].
g. Phụ lục của khóa luận (đồ án)

Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung khóa
luận (đồ án) như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, … Nếu khóa luận (đồ án) sử dụng những câu trả
lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần phụ lục ở dạng
nguyên bản đã dùng để điều tra , thăm dị ý kiến; khơng được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính
tốn mẫu trình bày tóm tắt các dạng bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của khóa luận (đồ
án). Phụ lục khơng được dày hơn phần chính của khóa luận (đồ án).
Phần 3

QUY ĐỊNH VỀ KHUNG, LỀ, KHỔ CHỮ
Khóa luận (đồ án) sử dụng phông chữ Time New Roman cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo
Microsoft Office Word. Khóa luận (đồ án) được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297
mm) và tuân thủ các quy chuẩn về định dạng trang văn bản; đánh số trang ở giữa bên dưới (số
trang các mục đánh theo số tự nhiên (la tinh), số trang bắt đầu nội dung của đồ án đánh theo
chữ số và trình bày như sau:
Định dạng trang văn bản:
- Trang văn bản: Khổ A4 cỡ 210 mm x 297 mm
- Lề trên: 20 mm
- Lề dưới: 20 mm
- Lề trái: 30 mm
- Lề phải: 20 mm
Định dạng đoạn văn thường:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: thường
- Giãn dòng: Multiple 1.3. Spacing: 0pt
- Đầu dòng thứ nhất: lùi vào 12,7 mm (1Tab)
8


- Căn lề: đều hai bên lề

Định dạng tên chương và các tiểu mục:
Tên chương:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: in hoa, nét đậm (B)
- Giãn dịng: Single; Spacing: after 6pt
- Căn lề: Giữa
- Có đánh số trang theo quy định
Mục cấp 1: (1.1)
- Tên mục:
+ Phông chữ: Times New Roman
+ Cỡ chữ: 13
+ Kiểu chữ: in thường, nét đậm (B)
+ Giãn dòng: Single; Spacing: after 6pt
+ Căn lề: trái
- Số mục: đánh số theo quy định: số thứ nhất là số chương; số thứ hai là số thứ tự mục
Tiểu mục: (1.1.1)
- Tên tiểu mục:
+ Phông chữ: Times New Roman
+Cỡ chữ: 13
+Kiểu chữ: in thường
+ Giãn dòng: Single; Spacing: after 3pt
+Căn lề: trái
- Số tiểu mục: đánh số theo quy định: số thứ nhất là số chương; số thứ hai là số thứ tự mục; số
thứ ba là số thứ tự tiểu mục trong mục
Tiểu mục cấp 2: (1.1.1.1)
- Tên tiểu mục cấp 2:
- Phông chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 13
- Kiểu chữ: in thường, nghiêng(I)

- Giãn dòng: Single; Spacing: after 3pt
- Căn lề: trái
- Có đánh số theo quy định
Tên bảng, biểu, hình, sơ đồ:
- Vị trí: phía trên các bảng; phía dưới các biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ
- Phơng chữ: Times New Roman
- Cỡ chữ: 12
- Kiểu chữ: in thường, nét đậm (B)
- Giãn dòng: Single; Spacing: after 3pt
- Căn lề: giữa
- Có đánh số theo quy định sau các Bảng, Biểu, Hình và Sơ đồ.
- Hàng đầu tên danh định của các cột: Kiểu chữ: in thường, nét đậm (B), cỡ 11 hoặc 12.
9


- Số và chữ trong bảng, chỉ dẫn trên các hình: cỡ 12, in thường; phần chỉ dẫn trên hình:
in nghiêng.
Tạo Heading and Fooding
Heading có chiều cao 2 cm, góc trái ghi tên Khoa, góc phải ghi tên lớp, cỡ chữ:
12, nghiêng (I), in đậm (B).
Fooding có chiều cao 1,0 cm, góc trái ghi chữ Đồ án tốt nghiệp góc phải ghi Họ và tên
sinh viên cỡ chữ 12, nghiêng (I), in đậm (B).

10



×