Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh? Liên hệ thực tiễn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.58 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ
tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh? Liên hệ thực tiễn”
Đề số: 102

Sinh viên

: NGUYỄN THỊ BẢO VI

Lớp

: Pháp luật đại cương2-1-2022(N22)

Mã SV

: 22013204

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
1. Lý luận chung về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy
định pháp luật tố tụng hình sự.......................................................................1
1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp bắt buộc chữa bệnh........................1


1.2. Quy định của pháp luật hình sự về biện pháp bắt buộc chữa bệnh.......2
1.2.1. Điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh..................................2
1.2.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh..............................3
1.2.3. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh...................................4
2. Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay
...........................................................................................................................5
2.1. Công tác thực hiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong thực
tiễn.....................................................................................................................5
2.3. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt buộc chữa bệnh.........................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................11


MỞ ĐẦU
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của
pháp luật hình sự Việt Nam. Căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định
pháp y tâm thần, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù đang
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
điều khiển hành vi. Tìm hiểu về biện pháp bắt buộc chữa bệnh và quy định
pháp luật về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, em xin lựa chọn đề tài
“Tìm hiểu quy định pháp luật tố tụng hình sự về áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh? Liên hệ thực tiễn?”. Trong q trình làm bài do cịn một số
hạn chế về mặt kiến thức nên bài làm không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong
nhận được sự đánh giá, góp ý từ phía thầy cơ để em hồn thiện hơn bài làm
của mình. Em xin cảm ơn!
NỘI DUNG
1. Lý luận chung về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy
định pháp luật tố tụng hình sự

1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Biện pháp bắt buộc chữa bệnh không phải là chế tài hình phạt mà là
biện pháp tư pháp khơng có các yếu tố trừng trị, cải tạo giáo dục và được áp
dụng đối với những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
mắc bệnh tâm thần, một bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi hoặc đối với những người phạm tội trong khi có năng
lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Biện pháp
bắt buộc chữa bệnh còn được áp dụng đối với những người đang chấp hành
hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của họ. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với
những đối tượng trên đây, một mặt nhằm chữa bệnh cho họ, mặt khác nhằm
ngăn ngừa họ thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

1


Biện pháp bắt buộc chữa bệnh mang tính chất cưỡng chế nhà nước.
Tính chất cưỡng chế của biện pháp bắt buộc chữa bệnh thể hiện ở chỗ: thứ
nhất: nó được áp dụng một cách bắt buộc, không tùy thuộc vào sự mong
muốn của những người bị mắc bệnh hay của người thân thích hoặc người đại
diện của họ; thứ hai: nó gắn với việc hạn chế tự do cá nhân và thứ ba: nó được
áp dụng khi có quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án tùy thuộc vào giai
đoạn tố tụng.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự về biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1.2.1. Điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được tiến hành khi có
những điều kiện đã được Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự quy
định. Theo Điều 21 và Điều 49 Bộ luật Hình sự, thì biện pháp bắt buộc chữa
bệnh được áp dụng trong các trường hợp sau: Người thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Người phạm tội
trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc
bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình; Người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Như vậy, điều kiện ban đầu để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
là sự nguy hiểm của người bệnh (một trong ba trường họp nêu trên) cho xã
hội, xuất phát từ hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện và trạng thái tâm
thần cũng như khả năng do măc bệnh tâm thân hoặc bệnh lý khác có thể thực
hiện những hành vi mới nguy hiểm cho xã hội. Để áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh, cần phải chứng minh được tình trạng khơng có năng lực
trách nhiệm hình sự của những người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý
khác đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các cơ quan tiến hành tố
tụng, những người tiến hành tố tụng không thể tự mình chứng minh được tình
trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự của những người này mà phải
căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

2


Do vậy, khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội khơng có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21
Bộ luật Hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Kết luận giám định
pháp y tâm thần là cơ sở để Viện kiểm sát, Tịa án ra quyết định hoặc khơng
ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cần lưu ý rằng, theo quy
định của Điều luật chỉ có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, tùy theo
giai đoạn tố tụng, mới có nghĩa vụ trưng cầu giám định pháp y. Do vậy, trong
giai đoạn thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự nếu xét thấy người

đang chấp hành hình phạt có biểu hiện mắc bệnh tâm thần hay một bệnh lý
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, phải
nhanh chóng báo cáo bằng văn bản với Tòa án để Tòa án trưng cầu giám định
pháp y.
1.2.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thuộc về Viện
kiểm sát và Tòa án. Tuy nhiên, căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm
thần, Viện kiểm sát chỉ có quyền quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố, cịn Tịa án chỉ có quyền quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Người bị bắt buộc chữa bệnh được đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để
chữa bệnh.
Để đưa người bị bắt buộc chữa bệnh tới chữa bệnh tại cơ sở điều trị
chuyên khoa, phải có Quyết định áp dụng bắt buộc chữa bệnh của Viện kiểm
sát (trong giai đoạn điều tra, truy tố) hoặc của Tòa án (trong giai đoạn xét xử
và thi hành án), bản sao kết luận giám định pháp y tâm thần và hồ sơ sức
khỏe. Cần lưu ý rằng việc giao nhận người bị bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở y
tế chuyên khoa phải được lập biên bản1.
Tại giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát, sau khi nhận được hồ sơ vụ án
và bản kết luận điều tra, nếu có căn cứ cho rằng bị can khơng có năng lực
1

Luật Việt (2019), “Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”, <
/>n20161028120823770.html > truy cập lần cuối ngày 14/12/2022;

3


trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát trưng cầu giám định pháp y tâm
thần.Căn cứ vào kết luận giám định, Viện kiểm sát có thể ra một trong các

quyết định: a) Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
b) Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; c) Trả hồ sơ để
điều tra bổ sung; d) Truy tố bị can trước Tịa án. Ngồi quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát có thể giải quyết vấn đề khác
liên quan đến vụ án.
Tại giai đoạn xét xử của Tòa án, Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ
cho rằng bị can, bị cáo khơng có năng lực TNHS thì Tịa án trưng cầu giám
định pháp y tâm thần.Căn cứ vào kết luận giám định, Tịa án có thể ra một
trong những quyết định: a) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; b) Trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều
tra bổ sung; c) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh; d) Đưa vụ án ra xét xử. Ngoài quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Tịa án có thể giải quyết vấn đề bồi
thường thiệt hại hoặc vấn đề khác liên quan đến vụ án. Khi Tòa án đã thụ lý
vụ án thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là
Chánh án hoặc phó Chánh án (mặc dù điều luật chỉ quy định chung là Tịa
án)2.
1.2.3. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Thủ trưởng cơ sở bắt
buộc chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định pháp y tâm thần tiến
hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần về việc
người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện Kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện
2
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest
(2017), “Biện pháp bắt buộc chữa bệnh, những quy định mới trong BLTTHS 2015”, <
/>n20170524045758617.html > truy cập lần cuối ngày 14/12/2022;


4


pháp này. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc
chữa bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc
Viện kiểm sát, Tòa án phải gửi ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh và người
đại diện của người bị bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi nhận được quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc
chữa bệnh của Tòa án, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp Viện Kiểm sát
ra quyết định đình chỉ, thì khi nhận quyết định đình chỉ, đại diện của người bị
bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người đó. Việc giao nhận phải lập biên
bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm
thần.
Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đến nhận người, nhưng không đến
hoặc đến không đúng thời hạn nêu trên, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh đã chấp hành xong hình phạt
và khi họ đã khỏi bệnh, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần tiến hành thủ tục
xuất viện cho họ tương tự người bệnh bình thường khác.
2. Thực tiễn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ở Việt Nam hiện
nay
2.1. Công tác thực hiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong
thực tiễn
Trên thực tế, khơng có q nhiều các trường hợp áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 06 trường hợp bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, trong
đó có 05 trường hợp đang áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (04 trường
hợp do Viện kiểm sát ra quyết định; 01 trường hợp do Tòa án ra quyết định)
và 01 trường hợp có quyết định đình chỉ việc áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh.

Quá trình thực hành quyền cơng tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành
biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành

5


án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ động thực
hiện những hoạt động sau:
Thứ nhất, khi có sự nghi ngờ người bị buộc tội mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi, Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo
Viện giải quyết như sau:
- Trong giai đoạn điều tra, nếu Cơ quan điều tra khơng trưng cầu giám định
pháp y tâm thần thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định
pháp y tâm thần;
- Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định trưng cầu giám định
pháp y tâm thần.
Thứ hai, trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Cơ quan điều tra cùng kết luận
giám định pháp y tâm thần, nếu thấy đủ căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo, đề
xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau: Ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can và yêu cầu Cơ quan điều
tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra đối với bị
can nếu kết luận giám định pháp y tâm thần xác định được tại thời điểm thực
hiện hành vi phạm tội, bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Thứ ba, trong giai đoạn truy tố, nếu Viện kiểm sát ra quyết định trưng
cầu giám định pháp y tâm thần thì sau khi nhận được kết luận giám định pháp
y tâm thần, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện
xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 450 Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (sau đây viết tắt là Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015).
Thứ tư, nếu nội dung kết luận giám định pháp y tâm thần chưa rõ,
chưa đầy đủ hoặc khi có nghi ngờ kết luận giám định pháp y tâm thần khơng
chính xác thì việc giám định bổ sung, giám định lại được thực hiện theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật giám định tư pháp, hướng
6


dẫn của liên ngành và các quy định khác về trưng cầu giám định của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Thứ năm, trường hợp Viện kiểm sát nhận được thông báo của Thủ
trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi
bệnh, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải
quyết như sau:
- Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều
tra ra quyết định trưng cầu giám định về tình trạng bệnh hiện tại của người bị
bắt buộc chữa bệnh;
- Nếu vụ án đang trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát ra quyết định trưng
cầu giám định về tình trạng bệnh hiện tại của người bị bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi có kết luận về tình trạng bệnh hiện tại của người bị bắt buộc
chữa bệnh, nếu kết quả giám định kết luận người bị bắt buộc chữa bệnh đã
khỏi bệnh thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt
buộc chữa bệnh. Sau khi đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, các
hoạt động tố tụng đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định.
Về cơ bản, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bảo
đảm kiểm sát chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm
quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; đã chủ động phối hợp với Cơ
quan điều tra kịp thời phát hiện các bị can có dấu hiệu về mặt tâm thần và đưa
đi giám định. Khi có đủ căn cứ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì

nhanh chóng ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, khơng để
xảy ra tình trạng đưa người không đủ điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh theo Điều 449 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Sau khi có quyết
định bắt buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát tích cực đơn đốc Cơ quan điều tra để
khẩn trương đưa đối tượng đi điều trị, không để xảy ra tình trạng chậm đưa
người đã có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Ngoài ra, đối với các trường hợp đã được đưa đi điều trị bệnh bắt buộc
tại các cơ sở điều trị, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường
xuyên phối hợp với cơ sở bắt buộc chữa bệnh để nắm thơng tin, tình hình
7


quản lý, điều trị đối với người bị bắt buộc chữa bệnh thông qua việc lập các
biên bản xác minh về tình hình điều trị. Khơng để xảy ra tình trạng cơ sở chữa
bệnh đã có thơng báo bệnh đã ổn định nhưng Viện kiểm sát chưa chủ động rà
soát, tiến hành xác minh tình trạng bệnh lý tâm thần để đề nghị Cơ quan điều
tra ra quyết định trưng cầu giám định pháp y sau điều trị tâm thần, kịp thời có
quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Đối với trường hợp đã có quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt
buộc chữa bệnh, Viện kiểm sát chú trọng kiểm sát việc tiếp nhận người bị bắt
buộc chữa bệnh của cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và việc bàn giao người
bị bắt buộc chữa bệnh cho gia đình. Chú trọng kiểm sát, xác minh tính chính
xác, khách quan trong việc tính thời gian điều trị bắt buộc thực tế đối với
người bị bắt buộc chữa bệnh; đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người bị bắt
buộc chữa bệnh3.
2.3. Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Một là, quán triệt cho Kiểm sát viên, công chức trong đơn vị nhận
thức đầy đủ quy định của pháp luật về áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp
bắt buộc chữa bệnh trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019
và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy chế, quy định của ngành. Đồng
thời, Kiểm sát viên, công chức nắm chắc các quy định về điều kiện, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa
bệnh; nhận thức đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát
trong thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành biện pháp
tư pháp bắt buộc chữa bệnh ở các giai đoạn tố tụng hình sự theo quy định của
pháp luật của ngành.

3

Hồng Thúy Hằng (2022), Tạp chí điện tử kiểm sát “Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc áp dụng và thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh của VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, <
> truy cập lần cuối ngày 14/12/2022;

8


Hai là, nội dung, thẩm quyền và thủ tục về biện pháp bắt buộc chữa
bệnh nên được quy định thống nhất trong cả Bộ luật hình sự và Bộ luật tố
tụng hình sự để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tiến hành tố
tụng. Nên trao thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho Viện
kiểm sát ở giai đoạn điều tra, truy tố; bởi lẽ, Viện kiểm sát thực hành kiểm sát
các hoạt động tư pháp ngay từ đầu, Tòa án chỉ nắm hồ sơ và các nội dung,
tình tiết của vụ án khi thụ lý hồ sơ vụ án và có nhiều trường hợp vụ án bị đình
chỉ ngay từ giai đoạn điều tra hoặc truy tố. Do đó, đề nghị sửa đổi Điều 49 Bộ
luật hình sự năm 2015 và Điều 477 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo
hướng sau:
- Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015: “Đối với người phạm tội trong khi có

năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn
cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh từ khi xác định vụ việc có dấu hiệu của
tội phạm; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong
giai đoạn xét xử và thi hành án. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự”.
- Điều 447 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Căn cứ Kết luận giám định
pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh từ khi xác định vụ việc có dấu hiệu của tội phạm; Tịa án quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án”.
Ba là, về thời điểm áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, theo tác
giả, nếu tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xác định người
thực hiện hành vi đó bị mắc các bệnh làm mất năng lực trách nhiệm hình sự
thì cần đình chỉ vụ án; cịn nếu xác định được sau thời điểm thực hiện hành
nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi mới bị mắc các bệnh làm mất
khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì phải quy định rõ việc quyết
định áp dụng các biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo hướng trao thẩm quyền
cho Viện kiểm sát.Bốn là, đối với hoạt động kiểm sát việc ra quyết định áp
dụng và thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ở giai đoạn xét xử và
9


thi hành án hình sự, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc Tòa án áp dụng
biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, bảo đảm đúng quy định tại Điều 451,
Điều 452 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và đúng đối tượng áp dụng. Ngay
sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Viện
kiểm sát kịp thời có văn bản yêu cầu Tòa án cung cấp những tài liệu làm căn
cứ cho việc ra quyết định; trên cơ sở những tài liệu đó, Kiểm sát viên tiến
hành kiểm sát về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đảm bảo việc áp

dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án. Kiểm sát chặt chẽ các
nội dung về trưng cầu giám định pháp y tâm thần, về áp giải, lập hồ sơ chuyển
giao đối tượng bắt buộc chữa bệnh4.
Bốn là, tiến hành kiểm sát định kỳ, tăng cường kiểm sát đột xuất tại
cơ sở điều trị bắt buộc chữa bệnh khi xét thấy cần thiết, trong đó, chú ý kiểm
sát về công tác quản lý, điều trị đối tượng bắt buộc chữa bệnh theo quy định
của pháp luật và của ngành Y tế; việc chấm dứt (đình chỉ, hủy quyết định) thi
hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, lưu ý đến kiểm sát biên bản giao
nhận đối tượng để xác định thời gian thực tế đã điều trị bệnh.
Năm là, khi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
hoặc kiểm sát việc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc
chữa bệnh, phải lập hồ sơ riêng gồm đầy đủ tài liệu liên quan để bảo đảm việc
quản lý, theo dõi, tránh sơ sót5.
KẾT LUẬN
Có thể nói, cơng tác áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh góp phần
thực hiện có hiệu quả chính sách hình sự, đảm bảo quyền của bị can, bị cáo,
người bị kết án phạt tù. Tuy nhiên có khơng ít trường hợp để trốn tránh khỏi
sự điều tra, xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, một bộ phận người phạm
tội đã “tự làm” bệnh án tâm thần cho mình. Đây là phương thức được sử dụng
4

Nguyễn Hồng Chi Mai (2022), Tạp chí điện tử kiểm sát “Quy định của một số quốc gia về biện
pháp bắt buộc chữa bệnh và khuyến nghị cho Việt Nam”, < > truy cập lần cuối năm
2022;
5
Hồng Thúy Hằng (2022), Tạp chí điện tử kiểm sát “Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc áp dụng và thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh của VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, <
> truy cập lần cuối ngày 14/12/2022;

10



nhiều, thậm chí đã xuất hiện các đường dây lớn. Do đó, điều kiện, trình tự,
thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải được quy định chặt chẽ,
toàn diện, các nhà làm luật cần hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để đảm bảo tối đa quyền lợi của công
dân, sự nghiêm minh của pháp luật.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021;
3. Nguyễn Hồng Chi Mai (2022), Tạp chí điện tử kiểm sát “Quy định của
một số quốc gia về biện pháp bắt buộc chữa bệnh và khuyến nghị cho Việt
Nam”, < > truy cập lần
cuối năm 2022;
4. Hoàng Thúy Hằng (2022), Tạp chí điện tử kiểm sát “Kinh nghiệm thực
hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành biện pháp bắt buộc
chữa bệnh của VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, < > truy
cập lần cuối ngày 14/12/2022;
5. Hồng Thúy Hằng (2022), Tạp chí điện tử kiểm sát “Kinh nghiệm thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh của
VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, < > truy cập lần cuối ngày 14/12/2022;
6. Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật
TNHH Everest (2017), “Biện pháp bắt buộc chữa bệnh, những quy định mới trong
BLTTHS 2015”, < > truy cập lần cuối ngày
14/12/2022;
7. Luật Việt (2019), “Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa

bệnh”, < > truy cập lần cuối ngày
14/12/2022;

12



×