Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn loan hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.18 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TỐN

CHUN ĐỀ
THỰC TẬP CHUN NGÀNH
Đề tài:
HỒN THIỆN KẾ TỐN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP

Họ tên sinh viên
Lớp
MSSV
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

Dỗn Thị Thành
Kế tốn K45
TC451554
PGS.TS Trần Quý Liên

Hà Nội/2017


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Chữ viết tắt

Giải thích ký hiệu viết tắt

CP

Chi phí

CP TV

Cổ phần tư vấn

CT

Cơng trình

ĐVT

Đơn vị tính

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GTGT

Giá trị gia tăng




Hoá đơn

NVL

Nguyên vật liệu

NT

Ngày tháng

QC

Quy cách

SH

Số hiệu

TK

Tài khoản

VNĐ

Việt Nam Đồng

VT

Vật tư


XD

Xây dựng


DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong từng doanh
nghiệp xây lắp nói riêng đã không ngừng được đổi mới và phát triển cả hình
thức, quy mơ và hoạt động xây lắp. Cho đến nay cùng với chính sách mở cửa,
các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xây lắp đã góp phần quan trọng trong
việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy nền kinh tế hàng hoá trên đà ổn
định và phát triển. Thực hiện hạch toán trong cơ chế hiện nay đòi hỏi các
doanh nghiệp xây lắp phải tự lấy thu bù chi, tự lấy thu nhập của mình để bù
đắp những chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Để thực hiện những yêu cầu đó các
đơn vị phải quan tâm tới tất cả các khâu trong quá trình thi công từ khi bỏ vốn
ra cho đến khi thu được vốn về, đảm bảo thu nhập cho đơn vị thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Muốn
vậy các đơn vị xây lắp phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp, trong đó biện
pháp quan trọng hàng đầu khơng thể thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế
trong mọi hoạt động xây lắp của doanh nghiệp.
Hạch toán là một trong những cơng cụ có hiệu quả nhất để phản ánh
khách quan và có hiệu quả q trình hoạt động xây lắo của doanh nghiệp.
Chi phí vật liệu là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất kinh
doanh, thơng thường chi phí ngun vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng từ
60 – 70% giá trị cơng trình. Vì thế cơng tác quản ý ngun vật liệu có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, thông qua công tác quản lý nguyên vật liệu có thể làm

tăng hoặc giảm giá thành cơng trình. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải quan
tâm tới việc tiết kiệm triểt để chi phí nguyên vật liệu, làm sao cho với một
lượng chi phí nguyên vật liệu như cũ sẽ làm ra được nhiều sản phẩm xây lắp
hơn, tức là làm cho giá thành giảm đi mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bởi vậy
làm tốt cơng tác kế tốn ngun vật liệu là nhân tố quyết định làm hạ thấp chi


phí giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, đây là một yêu cầu thiết
thực, một vấn đề đang được quan tâm nhiều trong q trình thi cơng xây lắp
của các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác kế tốn ngun vật liệu
trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại
Công ty TNHH Loan Hiệp em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Hồn
thiện Kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty TNHH Loan Hiệp” làm chuyên đề
thực tập chuyên ngành của mình với mong muốn nâng cao nhận thức và góp
phần hồn tiện cơng tác kế tốn ngun vật liệu.
Kết cấu bài chun đề thực tập chuyên ngành gồm ba chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Cơng ty
TNHH Loan Hiệp
Chương 2: Thực trạng kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty TNHH Loan
Hiệp
Chương 3: Hồn thiện kế tốn ngun vật liệu tại Cơng ty TNHH Loan
Hiệp
Mặc dù đã cố gắng, nhưng bài chuyên đề thực tập chun ngành của
em khơng thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em kính mong nhận được
ý kiến đóng góp của thầy cơ và các cơ chú, anh chị trong Phịng Tài chính Kế
tốn cơng ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS
Trần Quý Liên và Ban lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài chính Kế tốn Cơng ty
TNHH Loan Hiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP
1.1. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN LOAN HIỆP
1.1.1. Vị trí của nguyên vật liệu đối với quá trình xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất
cơng nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư
của nước ngoài, được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc
điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm và quá
trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế tốn
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Sản phẩm xây lắp là những cơng trình xây dựng, vật kiến trúc… có quy
mơ lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm
xây lắp lâu dài. Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp
phải lập dự tốn. Q trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự
toán làm thước đo.
Sản phẩm xây lắp cố định nơi sản xuất cịn các điều kiện sản xuất
( thiết bị thi cơng, người lao động, vật tư…) phải di chuyển theo địa điểm đặt
sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán vật tư
tài sản rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiệ thiên nhiên, thời tiết và dễ mất
mát hư hỏng.


Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, nguyên

vật liệu là đối tượng của lao động đã qua sự tác động của con người. Trong đó
vật liệu là những nguyên liệu đã trải qua chế biến. Vật liệu được chia thành
vật liệu chính, vật liệu phụ và nguyên liệu gọi tắt là nguyên vật liệu. Việc
phân chia nguyên liệu thành vật liệu chính, vật liệu phụ khơng phải dựa vào
đặc tính vật lý, hố học hoặc khối lượng tiêu hao mà là sự tham gia của chúng
vào cấu thành sản phẩm. Trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình, chi
phí sản xuất cho ngành xây lắp gắn liền với việc sử dụng nguyên vật liệu, máy
móc và thiết bị thi cơng và trong q trình đó vật liệu là một trong ba yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm cơng
trình. Trong q trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị một lần vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng
lớn từ 60 – 70% trong tổng giá trị cơng trình. Do vậy việc cung cấp ngun
vật liệu kịp thời hay khơng có ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện kế hoạch
sản xuất ( tiến độ thi công xây dựng ) của doanh nghiệp, việc cung cấp
nguyên vật liệu còn cần quan tâm đến chất lượng, chất lượng các cơng trình
phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của vật liệu mà chất lượng của cơng trình
là một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có uy tín và tồn tại trên thị
trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cung cấp vật liệu còn cần đảm
bảo giá cả hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Nguyên vật liệu có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu thiếu ngun vật liệu thì khơng thể tiến
hành được các hoạt động sản xuất vật chất nói chung và q trình thi cơng
xây lắp nói riêng.


Trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, thơng qua cơng tác kế
tốn ngun vật liệu từ đó có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý,
lẵng phí hay tiết kiệm. Bởi vậy cần tập trung quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu

ở tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu nhằm
hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm trong sản xuất còn là cơ sở để tăng thêm
sản phẩm cho xã hội. Có thể nói rằng nguyên vật liệu giữ vị trí quan trọng
khơng thể thiếu được trong q trình thi cơng xây lắp.
1.1.2. Đặc điểm ngun vật liệu tại Cơng ty TNHH Loan Hiệp
Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng về nguyên vật liệu. Tại các
doanh nghiệp xây lắp, vật liệu thường có đặc điểm là cồng kềnh, khối lượng
lớn, vật liệu có nhiều loại khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Ví dụ xi măng
gồm xi măng trắng, xi măng PC 30; thép gồm ø 12, ø 10, ø 8…; gạch có gạch
lát, gạch đặc, gạch lỗ…. nhựa đường… chúng được sử dụng với khối lượng
lớn nhỏ khác nhau và được mua với nhiều hình thức khác nhau, có loại mua ở
đại lý, cửa hàng như xi măng, sắt, thép, gạch; có loại mua ở bến, bãi như vôi,
sỏi, cái… cho nên việc bảo quản gặp khó khăn, dễ hao hụt mất mát ảnh hưởng
đến việc tính giá.
Do đặc điểm trên, nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị của nó
thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý quy trình thu
mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ, sử dụng cũng như việc hạch toán nguyên
vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu của Công ty như chỉ tiêu số
lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận….
1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Loan Hiệp
Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng
nhu cầu thị trường cơng ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu lớn
bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu có vai trị,


tính năng lý hố riêng. Muốn quản lý tốt và hạch tốn chính xác ngun vật
liệu thì phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý.
Tại Công ty TNHH Loan Hiệp cũng tiến hành phân loại nguyên vật liệu.
Song việc phân loại nguyên vật liệu chỉ để thuận tiện và đơn giản cho việc

theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu ở kho.
Tại Công ty việc phân loại nguyên vật liệu dựa vào vai trò và chức
năng của chúng trong q trình thi cơng xây dựng, được chia thành các loại
sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là
cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết
các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, gạch, đá ….
Trong mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi măng trắng,
xi măng P400, xi măng P500, thép ø 6A1, ø 10 A1, thép ø 20A2… thép tấm,
gạch chỉ, gạch rỗng, gạch xi măng.
- Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động nó khơng cấu thành nên thực
thể của cơng trình nhưng nó có tác dụng tăng chất lượng của cơng trình và tạo
điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường bao gồm: phụ gia
bê tông, gỗ, sơn, đất đèn….
- Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng cho các loại máy móc, xe cộ như xăng, dầu…
- Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng của các loại máy móc thiết
bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu,
máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm
lốp ô tô…
- Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng
được nữa, vỏ bao xi măng….


Công ty bảo quản nguyên vật liệu trong hai kho theo mỗi cơng trình là
một kho nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành
thi cơng xây dựng. Vì vậy, các kho bảo quản phải khơ ráo, tránh ơ xy hố vật
liệu, các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau. Riêng
các loại cát, đá, sỏi được đưa thẳng tới cơng trình. Cơng ty xác định mức dự
trữ cho sản xuất, định mức hao hụt, hợp lý trong quá trình vận chuyển bảo

quản dựa trên kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch vật tư đưa ra. Song song
với việc phân loại vật liệu, để phục vụ cho việc quản lý vật liệu chặt chẽ hơn,
Công ty tiến hành đánh số danh điểm cho từng thứ vật liệu - cụ thể là lập “
Bảng danh điểm vật tư”


Bảng 1.1: Bảng danh điểm vật tư
BẢNG DANH ĐIỂM VẬT TƯ
Mã vật tư
Nhóm
Sổ danh
vật tư

Tên, nhãn hiệu, qui

Đơn vị

Tài

Ghi

cách vật tư

tính

khoản

chú

điểm vật



152.1
152.1.01
152.1.02

152.1.03
152.1.04
…….
152.2

………
152.3
152.3.01
152.3.02
……..

Nguyên vật liệu chính Kg
Xi măng các loại
152.1.01.1 Xi măng PC 30
Kg
152.1.01.2 Xi măng trắng
Kg
Đá các loại
152.1.02.1 Đá 20 x 37,5
m3
152.1.02.2 Đá 10 x 20
m3
152.1.02.3 Đá 5 x 10
m3

Gạch lát
Hộp
Cát
152.1.04.1 Cát vàng
m3
152.1.04.2 Cát đen
m3
………….
……………..
……..
Vật liệu phụ
152.2.01
Que hàn
Kg
152.2.02
Sơn tổng hợp
Kg
152.2.03
Bột màu
kg
………
…………………
……..
Nhiên liệu
Xăng
Lít
152.3.01.1 Xăng Mogas 92
Lít
152.3.01.2 Xăng Mogas 95
Lít

Dầu
152.3.02.1 Dầu Diezel
Lít
152.3.02.2 Dầu Mazut
Lít
…….
……..
………
(Nguồn: Phịng Tài chính Kế tốn)

1521
1521
1521

1521
1521

1522

1523

1523


1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LUÂN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP
1.2.1. Khi thu mua và nhập kho nguyên vật liệu
Do đặc điểm của công tác xây dựng cơ bản nên nguyên vật liêu phải
được cung cấp đến chân cơng trình và được cung cấp từ nguồn mua ngoài là
chủ yếu, số lượng và đơn giá ngun vật liệu để thi cơng cơng trình được quy

định trong thiết kế dự toán. Giá này được Công ty khảo sát trước tại các đơn
vị cung cấp gần với cơng trình và đã được thoả thuận trước, tuy nhiên trên
thực tế bao giờ giá ghi trong thiết kế cũng cao hơn chút ít so với giá thực tế để
tránh tình trạng có biến động về giá vật liệu Cơng ty có thể bị thua lỗ. Khi
nhận thầu cơng trình, Cơng ty thu mua ngun vật liệu trong giới hạn sao cho
không quá nhiều gây ứ đọng vốn nhưng cũng khơng q ít gây ngừng sản
xuất.
Đối với hầu hết các loại ngun vật liệu thì thường do phịng kế hoạch
vật tư lên kế hoạch rồi chuyển xuống các đội thi cơng xây dựng. Sau đó các
đội liên hệ rồi tự đi mua vật tư trừ nhựa đường là do Công ty ký hợp đồng và
trực tiếp đi mua cấp cho từng cơng trình. Những hợp đồng mua bán vật liệu
do đội ký trực tiếp với người cung cấp thì phải có xác nhận của Giám đốc
Cơng ty thì mới có hiệu lực mua bán.
Giá của vật liệu nhập kho được tính bằng giá thực tế trên hố đơn hoặc
trên hợp đồng (thơng thường bao gồm cả chi phí vận chuyển vì trong hợp
đồng mua bán thường thoả thuận là vật liệu phải được cung cấp tại chân cơng
trình). Trong trường hợp có các chi phí khác phát sinh trong q trình thu mua
được Cơng ty cho phép hạch tốn vào chi phí của chính cơng trình đó chứ
khơng cộng vào giá của vật liệu. Khi thu mua vật liệu nhập kho thủ tục được
tiến hành như sau:


- Khi vật liệu về đến chân cơng trình trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận
hàng kế toán thống kê đội tiến hành kiểm tra khối lượng và chất lượng vật
liệu, ghi số lượng thực nhập và “ Bản kê nhận hàng” có xác nhận của hai bên.
Định kỳ theo thoả thuận của bên cung cấp là một tháng, thống kế đội cùng với
người cung cấp lập “ Biên bản nghiệm thu khối lượng” có xác nhận của bên
giao và bên nhận nếu phát hiện thừa, thiếu, không đúng phẩm chất ghi trên
chứng từ kế toán thống kê đội sẽ báo cho phòng Kế hoạch vật tư đồng thời
người giao hàng lập biên bản kiểm kê để làm căn cứ giải quyết với bên cung

cấp. Thủ kho không được tự ý nhập vật liệu như trên nếu chưa có ý kiến của
phòng kế hoạch vật tư.
Phòng kế hoạch căn cứ vào “ Bản kê nhận hàng”; “Biên bản đối chiếu
khối lượng vật tư thực hiện” đã có chữ ký của hai bên và căn cứ vào “ Hoá
đơn GTGT” để làm thủ tục nhập vật tư.
1.2.2. Khi xuất kho nguyên vật liệu
Công ty TNHH Loan Hiệp là một đơn vị xây dựng cơ bản nên vật liệu
của Công ty xuất kho chủ yếu sử dụng cho mục đích xây dựng các cơng trình.
Giá của vật liệu xuất kho được xác định theo “Giá thực tế đích danh” nhập
mặt hàng thi cơng cơng trình nào mới mua vật liệu dự trữ cho cơng trình đó
ngay tại chân cơng trình nên việc xác định giá thực tế xuất kho theo phương
pháp này tương đối hợp lý và dễ làm.
Căn cứ vào nhu cầu vật tư của từng đội, từng cơng trình phòng Kế
hoạch vật tư sẽ viết phiếu xuất kho cho cơng trình theo u cầu. Vật liệu được
định sẵn cho từng cơng trình cho nên Cơng ty khơng sử dụng phiếu xuất kho
theo hạn mức mà vẫn sử dụng phiếu xuất kho vật tư thơng thường. Phịng Kế
hoạch căn cứ vào từng bản khốn của từng cơng trình để theo dõi việc cung
cấp và sử dụng vật liệu của các đội cơng trình. Các trường hợp xuất vật liệu
điều động nội bộ cũng được sử dụng phiếu xuất kho vật tư, phiếu xuất kho vật


tư có thể lập riêng cho từng thứ vật liệu hoặc chung cho nhiều thứ vật liệu
cùng loại, cùng kho và sử dụng cho một cơng trình.
1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP
Cơng ty cũng u cầu bộ phận Kế tốn tính tốn đầy đủ, chính xác, kịp
thời giá ngun vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy, trong khâu
sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử
dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, khơng lãng phí, sử dụng đúng mục đích.

 Bộ phận Kế tốn:
- Tính tốn và phân bổ chính xác kịp thời trị giá nguyên vật liệu xuất dùng
cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức tiêu hao
nguyên vật liệu phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng nguyên vật liệu
sai mục đích, lãng phí.
- Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua tình
hình thanh tốn với người bán người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện
kịp thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện
pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế thiệt hại.
- Bộ phận Kế tốn trong Công ty cần tổ chức hệ thống chứng từ cần tuân thủ
các quy định về mẫu của Bộ Tài chính, thời gian lập, trình tự ln chuyển,
bảo quản và lưu trữ chứng từ. Trình tự luân chuyển phải đảm bảo cung cấp
đầy đủ thông tin cho những người quản lý nguyên vật liệu, bảo đảm sự an
toàn cho chứng từ, cập nhật vào sổ kế toán đầy đủ, kịp thời, tránh sự trùng lặp
hoặc luân chuyển chứng từ qua những khâu không cần thiết và phải giảm thời
gian luân chuyển chứng từ tới mức thấp nhất.


- Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán nguyên vật liệu được đảm bảo hai nguyên
tắc thống nhất và thích ứng, xây dựng đầy đủ các loại sổ bắt buộc do Bộ Tài
chính ban hành đồng thời xây dựng các loại sổ phục vụ cho quản lý nguyên
vật liệu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư phát hiện
ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật tư thừa, thiếu, ứ đọng hoặc
mất phẩm chất. Tính tốn, xác định chính xác số lượng và giá trị vật tư thực tế
đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các báo cáo về nguyên vật liệu được xây dựng theo đúng chế độ kế toán ban
hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được chuyển đến các bộ phận chức năng quản

lý nguyên vật liệu. Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập
các báo cáo về vật liệu.
 Bộ phận kho (Thủ kho):
- Nói đến cơng tác quản lý vật tư thì khơng thể nói đến vai trị của thủ kho.
Bởi thủ kho ngoài nhiệm vụ quản lý và bảo quản tốt ngun vật liệu có trong
kho, cịn phải cập nhật sổ sách hàng ngày, theo dõi số hiện có và tình hình
nhập xuất nguyên vật liệu ở trong kho về mặt số lượng, hàng ngày ghi chép
vào sổ kho, khi hết báo cho phòng kế hoạch, vật tư đi mua. Căn cứ vào các
chứng từ nhập xuất vào phiếu nhập kho theo đúng tên hàng, chủng loại hàng,
đơn giá và cộng số tồn cuối ngày.
- Sắp xếp hàng hóa thật khoa học, cho thật dễ kiểm kho và nhập xuất đảm bảo
luân chuyển hàng hòa hợp lý, nhập trước - xuất trước, chú ý chất lượng hàng
hóa. Một số mặt hàng có thời hạn sử dụng cần phát hiện thời hạn sử dụng của
lô hàng để tránh bị tồn ứ, quá thời hạn sử dụng.
- Đề xuất mua hàng hoá, vật tư, ... với phịng Kế tốn để có lượng hàng hóa,
vật tư, hàng hóa thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty.


- Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm kê kho và đối chiếu số liệu kho với kế
tốn.
- Cơng tác an tồn phịng cháy chữa cháy và chống mối, mọt, chống dột.
 Bộ phận thi công sản xuất:
- Khi nhận nguyên vật liệu để thực hiện thi công lắp ráp, sản xuất phải sơ bộ
kiểm tra chất lượng, quy cách (nứt vỡ, không đạt yêu cầu kỹ thuật). Sau khi
nhận phải có trách nhiệm bảo quản giữ gìn nếu xảy ra mất mát hư hỏng ở
khâu nào thì khâu đó chịu trách nhiệm.
- Sản phẩm làm xong phải đưa vào nơi quy định, xếp nguyên vật liệu gọn
gàng hoặc để vào trong kho. Nếu đi cơng trình sử dụng khơng hết nguyên vật
liệu phải có trách nhiệm bảo quản, tránh gây trầy xước, hỏng hóc, sau đó về

nhập lại kho khi dùng cơng trình thừa để có thể tái sử dụng cho các cơng trình
khác.
1.3. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TỐN CHUNG CỦA CƠNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP
- Cơng ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo
Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22/12/2014.
- Niên độ kế tốn bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán theo năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế tốn là Việt Nam Đồng.
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp hạch toán chi tiết HTK: phương pháp ghi thẻ song song
- Phương pháp tính giá xuất HTK: phương pháp Nhập trước – Xuất trước
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU TẠI CƠNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP
2.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LOAN HIỆP
2.1.1. Chứng từ và luân chuyển chứng từ
2.1.1.1. Các chứng từ sử dụng
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ( Thông tư số 200/2014/TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 22/12/2014 ) các chứng từ nhập - xuất
vật liệu gồm có:
+ Hố đơn ( GTGT ), số hiệu hoá đơn, ngày …. tháng …. năm …..
+ Phiếu nhập kho ( Mẫu số: 01 – VT )
+ Phiếu xuất kho ( Mẫu số: 02 – VT )
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( Mẫu số: 03 – VT )

+ Thẻ kho
2.1.1.2. Phương pháp tính giá gốc của ngun vật liệu áp dụng tại Cơng ty
TNHH Loan Hiệp
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức
hạch tốn ngun vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền
tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
Hiện nay, Công ty áp dụng cách tính giá vật liệu nhập - xuất - tồn kho theo
một giá thực tế.
* Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho:
Nguyên vật liệu của Công ty nhập kho chủ yếu là do mua ngoài:


- Trường hợp Công ty mua nguyên vật liệu theo phương thức trọn gói
và nhận tại kho của Cơng ty thì các chi phí vận chuyển, bốc dỡ được bên bán
tính ngay vào giá ghi trên hố đơn, khi đó giá vốn thực tế của nguyên vật liệu
nhập kho là giá mua ghi trên hố đơn khơng kể thuế GTGT ( vì Cơng ty là đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ).
Ví dụ: Trên phiếu nhập kho số 157 ngày 18/12/2016 Ông Vũ Đức
Thành nhập vào kho của Công ty ( kho số 02 ) 9.383 kg Thép xây dựng
D<=10 theo Hoá đơn GTGT số 0000586 ngày 18/12/2016 của Doanh nghiệp
tư nhân thương mại Nguyễn Trung –Thanh Xuân – Hà Nội. Khi đó giá thực tế
nhập Thép xây dựng D<=10 là 165.319.077 đồng. ( giá ghi trên hố đơn).
- Trường hợp Cơng ty mua vật tư khơng theo phương thức trọn gói và
nhận tại kho của Cơng ty thì:
Giá thực tế của vật

=

Giá mua ghi trên


+

Chi phí vận

tư nhập kho
hố đơn
chuyển, bốc dỡ
Ví dụ: Theo phiếu nhập kho số 155 ngày 15/12/2016 Ông Nguyễn Văn
Tới nhập vào kho của Công ty 20tấn Xi măng bao PCB -30 theo Hố đơn
GTGT số 0124229 ngày 15/12/2016 của Cơng ty cổ phần Xi măng La Hiên
VVMI ở Huyện Võ Nhai – Thái Nguyên. Giá thực tế nhập kho của xi măng
bao PCB -30 là: 22.670.182 đồng. Trong đó giá ghi trên hố đơn là
19.636.364 đồng và chi phí vận chuyển là 3.033.818 đồng.
* Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho dùng cho thi cơng xây dựng
cơng trình:
Cơng ty áp dụng tính giá thực tế vật liệu xuất dùng cho thi công xây
dựng theo phương pháp giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này thì khi
xuất kho vật liệu thuộc lô hàng nào và mua để phục vụ cho bộ phận sản xuất
nào thì căn cứ vào đơn giá nhập kho của lơ hàng đó để tính ra giá thực tế của
vật liệu xuất kho.


Ví dụ: Theo đơn giá xuất kho vật tư Thép xây dựng D<=10 ở chứng từ
xuất kho số 160 ngày 19/12/2016. Xuất cho Nguyễn Việt Trung thi công xây
dựng công trình: “Nhà khách - Hội trường - Lạng Sơn”, yêu cầu số lượng xuất
là 4.500kg. Theo chứng từ nhập kho số 157 ngày 18/12/2016 Thép xây dựng
D<=10 được nhập theo giá là 17.619đồng/kg.
Vậy giá thực tế xuất kho Thép xây dựng D<=10 được tính bằng:
4.500kg x 17.619 đồng = 79.285.500 đồng.
Số liệu tính ra được điền vào Phiếu xuất kho vật liệu sau đó ghi vào Sổ

chi tiết vật liệu.
2.1.1.3. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Công ty TNHH Loan Hiệp cùng một lúc thi cơng nhiều cơng trình dàn
trải trên nhiều tỉnh thành nên vật liệu để cung cấp cho các cơng trình đều do
Cơng ty đảm nhiệm mua.
* Trường hợp nhập vật liệu từ nguồn mua ngoài:
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, định mức vật tư - kỹ thuật và tiến độ thi
cơng cơng trình theo từng thời kỳ ( thơng thường là một tháng ), Phịng Tài
chính Kế tốn cùng phịng kế hoạch vật tư lập kế hoạch mua sắm vật tư cho
từng cơng trình trong tháng. Sau đó bộ phận mua hàng ( thuộc phịng kế
hoạch, vật tư ) lập giấy đề nghị mua hàng trình lên cho Giám đốc duyệt mua.
Sau khi được duyệt, phòng kế hoạch, vật tư cử cán bộ mua hàng đi
khảo sát, ký kết mua bán hoặc lấy báo giá rồi làm thủ tục xin mua vật tư. Nếu
mua với số lượng nhiều thì Phịng kế hoạch, vật tư mua bán vật tư theo
phương thức “ Giao tại kho công ty”, người bán sẽ chở vật tư đến cửa kho của
Công ty giao hàng theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên; Nếu mua với số
lượng ít cán bộ mua vật tư làm thủ tục tạm ứng tiền đi mua vật tư.
Trước khi hàng nhập kho có nhân viên kiểm nghiệm chất lượng, quy
cách, chủng loại vật tư xem có đúng khơng sau đó giám định vật tư lập phiếu



×