Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.3 KB, 75 trang )

Chuyờn thc tp chuyờn ngnh Th Lan Phng - K toỏn 47C
I HC KINH T QUC DN
KHOA K TON
----------------
Chuyên đề thực tập
chuyên ngành
Đề tài:
HOàn thiện kế toán nguyên, vật liệu
tại công ty cổ phần chế tạo biến thế
và vật liệu điện hà nội
H NI - 2009
Giỏo viờn hng dn: PGS.TS. Nguyn Vn Cụng
H tờn sinh viờn : Th Lan Phng
Lp : K toỏn 47C
Giỏo viờn hng dn : PGS.TS. Nguyn Vn Cụng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Môc lôc
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Danh môc b¶ng, biÓu, ®å thÞ, s¬ ®å
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội trong ba năm 2006, 2007, 2008…………………..
Bảng 2.1: Cơ cấu nguyên, vật liệu chính trong giá vốn của sản phẩm máy
biến áp của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội…..
Bảng 2.2: Cơ cấu nguyên, vật liệu chính trong giá vốn của sản phẩm vật
liệu điện của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội…
Biểu số 01: Hóa đơn giá trị gia tăng………………………………………..
Biểu số 02: Phiếu đề nghị lĩnh vật tư……………………………………….
Biểu số 03: Thẻ kho…………………………………………………………
Biểu số 04: Phiếu nhập kho…………………………………………………
Biểu số 05: Phiếu xuất kho………………………………………………….


Biểu số 06: Phiếu lĩnh vật tư………………………………………………..
Biểu số 07: Thẻ kế toán chi tiết……………………………………………..
Biểu số 08: Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn……………………………..
Biểu số 09: Sổ chi tiết thanh toán với người bán……………………………
Biểu số 10: Nhật ký – Chứng từ số 2……………………………………….
Biểu số 11: Nhật ký – Chứng từ số 1……………………………………….
Biểu số 12: Nhật ký – Chứng từ số 5……………………………………….
Biểu số 13: Nhật ký – Chứng từ số 10……………………………………...
Biểu số 14: Sổ cái TK 152………………………………………………….
Biểu số 15: Bảng phân bổ nguyên, vật liệu………………………………….
Biểu số 16: Nhật ký – Chứng từ số 7………………………………………..
Biểu số 17: Biên bản kiểm kê……………………………………………….
Biểu số 18: Sổ danh điểm vật tư…………………………………………….
Biểu số 19: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ………….…………………….
Biểu số 20: Bảng theo dõi dự phòng giảm giá nguyên, vật liệu…………….
5
13
14
25
28
29
31
33
34
36
37
40
42
43
44

46
47
49
50
54
63
65
69
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động nguyên, vật liệu năm 2006, 2007, 2008
của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội…………...
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội………………………….....
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội…………………………………………………….
Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán chi tiết nguyên, vật liệu của Công ty Cổ phần
Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội…………………………………...
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên, vật liệu của Công ty Cổ phần
Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội…………………………………..
15
9
10
22
39
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Më §ÇU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển nhất định phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.

Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, doanh nghiệp
phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao và giá
thành hạ.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố quyết định để đảm bảo cho
quá trình sản xuất được tiến hành liên tục chính là nguyên, vật liệu, đây là yếu
tố tiền đề để tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên, vật liệu không
chỉ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất mà còn là nhân tố quyết định tới giá
thành sản phẩm do chi phí nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí
sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý nguyên, vật liệu một cách hợp lý và sát
sao ngay từ khâu mua đến khâu sử dụng sẽ góp phần tiết kiệm vật tư, giảm
chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh
nghiệp. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ
quản lý phù hợp mà kế toán là công cụ giữ vai trò quan trọng nhất. Tổ chức
tốt công tác kế toán nguyên, vật liệu sẽ giúp cho người quản lý lập dự toán
nguyên, vật liệu đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất,
giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch, tránh làm ứ
đọng vốn và phát sinh các chi phí không cần thiết. Vì vậy, việc hoàn thiện
công tác quản lý và kế toán nguyên, vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất là
một yêu cầu cần thiết và khách quan.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội là một đơn
vị sản xuất có quy mô lớn, số lượng sản phẩm nhiều nên vật tư rất phong phú,
đa dạng cả về số lượng và chủng loại, từ những vật liệu nhập khẩu với giá trị
lớn đến những vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong quá trình sản xuất. Do đó,
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
công tác quản lý và hạch toán nguyên, vật liệu rất phức tạp, đòi hỏi tính đầy
đủ và chính xác cao.
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toán

nguyên, vật liệu kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên, vật
liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội, trên cơ sở
những kiến thức đã học và tích lũy trong nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Văn Công và các cô, các chị phòng Tài
vụ của Công ty, em đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán
nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà
Nội” để viết chuyên đề thực tập chuyên ngành.
Trong chuyên đề thực tập này, ngoài phần mở đầu và kết luận, em
muốn đề cập đến những nội dung cơ bản sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu
Điện Hà Nội.
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế
tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế
tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
Trong

quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành, mặc dù
đã có sự cố gắng nhưng do thời gian thực tập và kinh nghiệm nghiên cứu
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô giáo và Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nghiệp vụ ở Công ty để chuyên
đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
PHÇN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ
VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI.

1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội có
ảnh hưởng đến kế toán nguyên, vật liệu.
1.1.1. Lịch

sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội tiền thân
là Nhà máy Chế tạo biến thế - thuộc Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam,
được thành lập vào ngày 26/03/1963. Hiện nay, trụ sở chính của Công ty
được đặt tại số 11 đường K2, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Nhà máy Chế tạo biến thế là Nhà máy lớn đầu tiên của Việt Nam được
thành lập với nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạo máy biến áp điện lực để phục vụ
cho nền kinh tế quốc dân. Nhà máy đã có bề dày truyền thống và có uy tín cao
trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp và các thiết bị điện khác với 16 huy
chương vàng cho sản phẩm máy biến áp có chất lượng cao và hơn 30.000
máy biến áp do nhà máy chế tạo đang vận hành an toàn trên lưới điện toàn
quốc.
Khi mới thành lập, Nhà máy đóng tại số 27 Lý Thái Tổ, số 8 và số 10
Trần Nguyên Hãn, Hà Nội. Ban đầu chỉ với 1.450.000 đồng vốn cùng với một
vài máy móc, thiết bị thô sơ và bốn cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật, nhà
máy đã đánh dấu sự ra đời của công nghệ sản xuất máy biến thế đầu tiên trên
đất nước ta. Nhiệm vụ chính của nhà máy lúc này là sửa chữa kịp thời các
thiết bị điện gồm: máy phát điện, máy biến thế, cầu dao, đồng hồ đo điện...để
đảm bảo cho việc vận hành lưới điện an toàn. Với sự cố gắng và quyết tâm
cao độ, nhà máy đã vượt qua khó khăn trong công cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
và trực tiếp tham gia vào các công trình của Bộ Quốc phòng nên đã được Nhà

nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.
Trong quá trình phát triển đi lên cũng như để đáp ứng nhu cầu chuyên
môn hóa ngày càng cao của xã hội và yêu cầu thực tế của một số ngành công
nghiệp, Bộ chủ quản đã quyết định tách một số bộ phận của Nhà máy Chế tạo
biến thế để thành lập các nhà máy khác.
 Năm 1983, Phân xưởng Vật liệu cách điện của Nhà máy Chế tạo
biến thế được tách ra để thành lập Nhà máy Vật liệu cách điện.
Đến năm 2003, Nhà máy Vật liệu cách điện được cổ phần hóa và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội.
 Năm 1994, Nhà máy Chế tạo biến thế liên doanh với tập đoàn ABB
(Bộ phận ở Châu Á Thái Bình Dương - tập đoàn lớn nhất thế giới
trong lĩnh vực thiết bị điện) thành lập Công ty liên doanh Chế tạo
biến thế - ABB theo giấy phép đầu tư số 901 cấp ngày 01/07/1994.
Sau khi thành lập Công ty liên doanh Chế tạo biến thế - ABB, thực hiện
theo chủ trương của Nhà nước về việc cho phép các công ty nước ngoài được
đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, với sự cho phép của Bộ Công nghiệp và Tổng
công ty Thiết bị kỹ thuật điện, tháng 1 năm 1999, Nhà máy Chế tạo biến thế
đã tách ra khỏi công ty liên doanh và hoạt động độc lập trở lại. Tuy nhiên, đến
tháng 5 năm 2002, Nhà máy Chế tạo biến thế mới rút hết và hoàn tất xong các
thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho phía đối tác liên doanh
là công ty TNHH ABB. Công ty TNHH ABB trở thành công ty có 100% vốn
nước ngoài. Sau khi tách ra khỏi liên doanh, với tiềm lực và kinh nghiệm sẵn
có được tích lũy, Nhà máy Chế tạo biến thế tiếp tục đi lên và không ngừng phát
triển với tốc độ phát triển bình quân là 22%/năm.
Đến tháng 3 năm 2005, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Nhà máy
Chế tạo biến thế đã thực hiện cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ phần Chế
tạo biến thế Hà Nội.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C

Tháng 9 năm 2005, Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu
Điện Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Cổ phần Thiết bị
điện Hà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội theo quyết định số
105/QĐ-HĐQT ngày 25/4/2005 của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện và
Hợp đồng hợp nhất công ty số 01/ HNCT. Công ty hoạt động theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0103009203 ngày 28/9/2005 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, với cơ cấu vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần là 30.000.000.000 đồng.
Trong đó: Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 45%
Tỷ lệ cổ phần sở hữu khác: 55%
Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần là 10.000 đồng.
Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, cùng với đà phát triển của cả nước,
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội đã không ngừng
phát triển và trở thành một doanh nghiệp có quy mô rộng lớn, các sản phẩm
mang nhãn hiệu của Công ty đã và đang được cung cấp cho tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân và đời sống sinh hoạt. Công ty đã đạt được kết quả
kinh doanh khả quan với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 15%. Dưới đây là
một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong ba năm vừa qua:
Bảng 1.1
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội trong ba năm 2006, 2007, 2008.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu thuần 52.409 62.340 99.316
Lãi sau thuế 3.289 3.877 5.008
Vốn chủ sở hữu 26.830 38.382 36.210
Tổng giá trị Tài sản 51.771 50.619 62.265
Lãi sau thuế/ Doanh thu thuần 0,06 0,06 0,05
Doanh thu thuần/ Tài sản 1,01 1,09 1,60
Tổng Tài sản/ Vốn chủ sở hữu 1,93 1,49 1,72

ROE 0,12 0,10 0,14
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
ROA 0,06 0,07 0,08
EPS (đồng/cổ phiếu) 1.096 1.292 1.669
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật
liệu Điện Hà Nội năm 2006, 2007 và 2008.
Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong những
năm gần đây là khả quan, doanh thu tăng nhanh trong năm 2007 (tăng gần
20% tương ứng với 10.193 triệu đồng so với năm 2006). Đặc biệt, doanh thu
năm 2008 đã đạt tốc độ tăng vượt bậc trong ba năm trở lại đây, cụ thể là tăng
59% so với năm 2007 và tăng 90% so với năm 2006. Mặc dù tại thời điểm
đầu năm 2008, nền kinh tế đã có những biến động lớn nhưng Công ty vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định để đạt được lợi nhuận lớn nhất. Đồng
thời, Công ty cũng đạt được hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản
ở mức tương đối cao.
Như vậy, trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với bề dày kinh
nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp điện lực, Công ty Cổ phần Chế
tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đóng góp
vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, trong giai đoạn chống Mỹ
cũng như trong thời kỳ đổi mới.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh.
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế tạo
Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội được tổ chức theo phương thức trực tuyến,
mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng.
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của toàn Công ty, từ khâu kỹ thuật, khâu kinh doanh đến khâu
tổ chức lao động. Nhiệm kỳ làm việc của Giám đốc là 03 năm.
Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc.

Phó giám đốc bán hàng điều hành phòng Sản xuất kinh doanh, có
nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong tháng; duy trì mối quan hệ
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
với khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới để mở rộng thị
trường.
Phó giám đốc sản xuất điều hành phòng Vật tư, có nhiệm vụ lập kế
hoạch về vật tư, quản lý, thống kê tình hình sử dụng, thanh quyết toán vật tư
và thiết bị.
Phó giám đốc kỹ thuật điều hành phòng Thiết kế kỹ thuật, có nhiệm
vụ thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ sản
xuất.
Bên cạnh đó, hệ thống Quản lý chất lượng chung (QMR) giúp cho
Công ty tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp,
duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
Kế toán trưởng phụ trách toàn bộ công tác kế toán của Công ty, có
nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty và Pháp luật về công tác tài chính kế toán của đơn vị.
Phòng Tổng hợp chịu sự quản lý của Giám đốc, thực hiện các chức
năng về công tác tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng và thực
hiện các chế độ chính sách đối với người lao động; thực hiện chức năng hành
chính, đời sống, y tế.
Phòng Sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý của Phó giám đốc bán
hàng, có nhiệm vụ lập và theo dõi kế hoạch sản xuất trong tháng, điều động
sản xuất bảo đảm kịp thời tiến độ các đơn đặt hàng; tìm kiếm khách hàng và
mở rộng thị trường.
Phòng Vật tư chịu sự quản lý của Phó giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ
lập kế hoạch và quản lý tình hình cung ứng vật tư, đảm bảo cung cấp vật tư

đầy đủ cho sản xuất; mua sắm thiết bị.
Phòng Thiết kế kỹ thuật chịu sự giám sát của Phó giám đốc kỹ thuật,
chịu trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và thiết kế sản phẩm; quản lý
kỹ thuật, an toàn lao động, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Phòng Tài vụ chịu sự quản lý của Kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổ chức
công tác kế toán, thống kê, tính toán, ghi chép, cập nhật các nghiệp vụ phát
sinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả sản xuất kinh
doanh trong định kỳ; lập dự thảo kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch tiền
mặt, thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ; xây
dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế tài chính, tham mưu và thực hiện
chức năng quản lý tài chính, vốn, thống kê và kế toán.
Công ty có ba phân xưởng sản xuất, chịu sự quản lý và điều hành trực
tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc.
Phân xưởng số 1: Sản xuất, chế tạo các loại máy biến áp mới. Phân
xưởng số 1 có năm tổ sản xuất: tổ Quấn dây, tổ Lắp ráp, tổ Lõi tôn, bộ phận
Đúc rót chân không, nhóm Chuẩn bị sản xuất.
Phân xưởng số 2: Sửa chữa, đại tu máy biến áp, sản xuất máy biến áp
hình xuyến, gồm có ba tổ sản xuất: tổ Quấn dây, tổ Lắp ráp, bộ phận Cơ điện.
Phân xưởng số 3: Sản xuất thiết bị điện các loại, bạc cán thép, gia
công vỏ, cánh tản nhiệt máy biến áp. Phân xưởng số 3 có mười một tổ sản
xuất gồm: tổ Thiết bị điện, tổ Cụm cánh, tổ Tiện, tổ Lốc vỏ và bầu dầu, tổ
Hàn gò, tổ Ép, tổ Bột, tổ Nhựa, nhóm TU-TI, nhóm Sơn, bộ phận Cơ điện.
Trong đó, các tổ sản xuất có chức năng và nhiệm vụ theo đúng tên gọi
của nó và được bố trí hợp lý, có qua lại với nhau trong cùng một phân xưởng
sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Sơ đồ 1.1
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
PGĐ
Kỹ thuật
GIÁM ĐỐC
QMR
Kế toán trưởng
PGĐ
Sản xuất
PGĐ
Bán hàng
Phòng
Tài vụ
Phòng
Tổng hợp
Phòng Sản xuất
kinh doanh
Phòng
Vật tư
Phòng Thiết
kế kỹ thuật
Phân xưởng 1 Phân xưởng 3
Tổ quấn dây
Nhóm chuẩn bị
sản xuất

Tổ lắp ráp
Tổ lõi tôn
Bộ phận đúc rót
chân không
Phân xưởng 2
Tổ quấn dây
Tổ lắp ráp
Bộ phận cơ điện
Tổ thiết bị điện
Tổ cụm cánh
Tổ tiện
Tổ lốc vỏ và
dầu bầu
Tổ hàn gò
Tổ bột
Tổ nhựa
Nhóm TU-TI
Nhóm sơn
Bộ phận cơ
điện
Tổ ép
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
1.2.

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ
phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội áp dụng hình
thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung nên các công việc phân loại chứng từ

kế toán, định khoản kế toán đến việc lập báo cáo kế toán đều được thực hiện
tại phòng Tài vụ của Công ty.
Nhiệm vụ của phòng Tài vụ là ghi chép và cung cấp đầy đủ, trung thực,
kịp thời các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giám sát tình hình
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; lập dự thảo kế hoạch tài chính, tín
dụng, kế hoạch tiền mặt, thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh theo định
kỳ; xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế tài chính, tham mưu và đề
xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của Công ty.
Dựa trên đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô sản xuất, mức độ chuyên
môn hóa và trình độ cán bộ, phòng Tài vụ được biên chế bốn người và được
tổ chức theo các phần hành kế toán cụ thể, có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kiêm kế toán tổng hợp

kế toán tài sản cố định
Kế toán bán hàng,
công nợ và
vốn bằng tiền
Kế toán
vật tư và
tiền lương
Thủ quỹ
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm chung
toàn Công ty, có trách nhiệm theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán,

tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm; xác định kết quả hoạt động kinh
doanh; theo dõi TSCĐ... Cuối quý, kế toán trưởng lập báo cáo để nộp lên Ban
giám đốc, Cục Thuế, Cục Thống kê. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về
tính trung thực và hợp lý của các báo cáo kế toán đó.
Trợ giúp cho Kế toán trưởng có các nhân viên kế toán phần hành.
Kế toán bán hàng, công nợ và vốn bằng tiền có trách nhiệm ghi nhận
doanh thu; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thu, chi trước khi làm
thủ tục thanh toán, lưu trữ; theo dõi đôn đốc thu hồi các khoản nợ, tạm ứng,
lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho các ngân hàng có quan hệ giao dịch, mở L/
C để thanh toán với khách hàng, lên kế hoạch khả năng thanh toán; phản ánh
tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, hàng tháng cùng với thủ quỹ kiểm kê
tiền mặt vào ngày cuối cùng của tháng.
Kế toán vật tư kiêm kế toán tiền lương có nhiệm vụ hạch toán chi tiết
nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song, phụ trách
tài khoản 152, 153; theo dõi chi tiết cả về mặt giá trị và hiện vật của vật tư
theo chủng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo địa điểm quản lý và sử dụng;
cuối tháng tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo
cáo cho các bộ phận kế toán tính giá thành; hàng tháng, căn cứ vào bảng
chấm công tính ra tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên, tính ra các
khoản trích theo lương, lập bảng thanh toán tiền lương, phân bổ chi phí nhân
công theo đúng đối tượng sử dụng lao động; ngoài ra còn phải theo dõi số tiền
mà Công ty huy động từ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty, hàng ngày căn
cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ; cuối ngày đối chiếu với
sổ quỹ của kế toán thanh toán. Nếu có chênh lệch phải kiểm tra lại để xác
minh nguyên nhân và kiến nghị lên kế toán trưởng để tìm biện pháp xử lý
chênh lệch đó.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C

1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, năm 2005, Công ty
chính thức áp dụng phần mềm kế toán VASJ vào công tác kế toán. Tất cả mọi
công việc hạch toán đều được lập trên máy từ khâu lập chứng từ ban đầu, vào
sổ kế toán cho đến khâu lên báo cáo tài chính cuối cùng. Hình thức kế toán
hiện nay Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Theo hình thức này, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được tập
hợp hay hệ thống hóa theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân
tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Việc ghi sổ được
kết hợp chặt chẽ cả theo trình tự thời gian và hệ thống hóa các nghiệp vụ theo
nội dung kinh tế, kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trên cùng
một sổ và trong cùng một quá trình ghi chép, bảo đảm các mặt kế toán này
được tiến hành song song và sử dụng, kiểm tra số liệu được thường xuyên.
Đối với phần hành kế toán nguyên, vật liệu, Công ty hiện đang sử dụng
các Nhật ký - Chứng từ số 1, số 2, số 5, số 6, số 7 và số 10 để phản ánh và
theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình biến động
nguyên, vật liệu. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ về vật tư đã
được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ và sổ chi
tiết có liên quan. Đối với Nhật ký - Chứng từ số 7, sau khi tập hợp số liệu vào
bảng phân bổ nguyên, vật liệu và bảng kê số 4, cuối tháng kế toán chuyển số
liệu vào Nhật ký - Chứng từ số 7.
Cuối tháng khóa sổ, kế toán cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ,
kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán
chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các
Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ cái tài khoản 152 được dùng để đưa lên khoản
mục Nguyên, vật liệu trong Bảng cân đối kế toán.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C

PHÇN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI.
2.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý, phân loại và đánh giá nguyên, vật liệu tại
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
Figure 1
2.1.1. Đặc điểm nguyên, vật liệu.
Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội là một đơn
vị sản xuất có quy mô lớn, các sản phẩm của Công ty đã có mặt trên khắp thị
trường cả nước với hai nhóm chính là máy biến áp và thiết bị điện. Tương
ứng với đặc điểm của hai nhóm sản phẩm này, nguyên, vật liệu chính của
Công ty cũng được chia làm hai nguồn là nguồn dùng cho việc chế tạo sản
phẩm máy biến áp và nguồn dùng cho chế tạo và sản xuất các loại vật liệu
điện.
Nguyên, vật liệu chính dùng cho việc chế tạo sản phẩm máy biến áp
bao gồm tôn silic, đồng các loại, dầu biến thế. Cơ cấu các loại nguyên, vật
liệu này trong giá vốn của sản phẩm máy biến áp được xác định trong bảng
sau:
Bảng 2.1
Cơ cấu nguyên, vật liệu chính trong giá vốn của sản phẩm máy biến áp
của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
STT Danh mục nguyên, vật liệu chính
% trong
giá vốn
Xuất xứ
1 Tôn silic 36 Nga
2 Đồng các loại 28 Việt Nam
3 Dầu biến thế 15 Hàn Quốc
Nguồn: Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà
Nội năm 2007.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Nguyên, vật liệu chính dùng cho sản xuất vật liệu điện bao gồm sắt
thép, đồng các loại, sứ cách điện và cách điện polime. Cơ cấu các loại
nguyên, vật liệu này trong giá vốn của sản phẩm vật liệu điện được xác định
trong bảng sau:
Bảng 2.2
Cơ cấu nguyên, vật liệu chính trong giá vốn của sản phẩm vật liệu điện
của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
STT Danh mục nguyên, vật liệu chính
% trong
giá vốn
Xuất xứ
1 Sắt thép 21 Việt Nam
2 Đồng các loại 20 Việt Nam
3 Sứ và vật liệu cách điện polime 15 Việt Nam, TQ
Nguồn: Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà
Nội năm 2007.
Các nguyên, vật liệu chính của Công ty như tôn silic, dây điện từ, dầu
biến thế được mua từ các nhà nhập khẩu nguyên, vật liệu trong nước, phần
lớn các nhà cung cấp này đều đã có quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty như
Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex, Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng
Liên Sơn, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Thành Công, Công ty Cổ
phần Hóa chất…
Bên cạnh các vật liệu chính dùng để chế tạo, sản xuất sản phẩm còn có
tôn đen, vật liệu cách điện và các phụ kiện, phụ liệu khác.
Do đặc tính của thị trường nguyên, vật liệu là giá cả biến động thường
xuyên nên Công ty áp dụng chính sách mua nguyên, vật liệu khá linh hoạt. Công
ty sẽ tùy thuộc vào giá thị trường nhập khẩu và giá chào của các nhà nhập khẩu

trong nước để lựa chọn đối tác cung cấp có lợi nhất.
Ngoài ra, các nhà cung cấp nguyên, vật liệu của Công ty đều là những
Công ty có năng lực tài chính tốt, có uy tín trên thị trường và chất lượng sản
phẩm nhập khẩu ổn định. Do đó, việc cung cấp nguyên, vật liệu của Công ty
luôn đảm bảo kịp tiến độ sản xuất. Mặt khác, nhằm giảm rủi ro từ phía nhà
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
cung cấp, Công ty cũng chủ động tìm kiếm những đối tác mới với giá cả và
chất lượng cạnh tranh.
Nhìn chung giá nguyên, vật liệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh
thu và lợi nhuận Công ty do nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng 65% trên tổng chi
phí của doanh nghiệp. Trong thời gian khoảng 3 năm trở lại đây giá cả của
hầu hết các nguyên, vật liệu chính đều có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng
của thị trường thế giới. Mức tăng trung bình khoảng 8 - 12%/năm đối với mặt
hàng tôn silic và đặc biệt trong năm 2008, giá cả của các mặt hàng như dây
đồng, dầu biến thế và tôn đen đã tăng vọt so với năm 2007.
Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình biến động nguyên, vật liệu
trong ba năm gần đây.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200

Giá nguyên,
vật liệu
(đồng)
2006 2007 2008
Năm
Biểu đồ 2.1
Tình hình biến động nguyên, vật liệu năm 2006, 2007, 2008
của Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Tôn silic
Dây đồng các loại
Dầu biến thế
Tôn đen
Công ty đã thực hiện không ngừng cải tiến kỹ thuật và sử dụng tiết
kiệm nguyên, vật liệu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc tăng giá đầu
vào. Bên cạnh đó việc dự đoán mức tăng giá của nguyên, vật liệu cũng được
lấy làm cở sở để xây dựng chiến lược giá cả sản phẩm.
2.1.2. Yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Đối với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý nguyên, vật liệu một cách
khoa học và hiệu quả là sự đòi hỏi cấp bách. Hiện nay, nguyên, vật liệu không
còn khan hiếm và không còn phải dự trữ nhiều như trước nhưng vấn đề đặt ra
là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn
ra thường xuyên đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm nhất, không gây ứ đọng vốn
kinh doanh. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên, vật liệu là phải quản lý
chặt chẽ ở mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật
liệu càng được coi trọng, làm sao để cùng một khối lượng vật liệu có thể sản
xuất ra nhiều sản phẩm nhất, giá thành hạ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chính

vì lý do đó, việc quản lý nguyên, vật liệu ở Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội được thực hiện trên các khía cạnh sau:
Ở khâu thu mua, Công ty lập kế hoạch cụ thể về việc thu mua nguyên,
vật liệu trong các bản dự toán theo quý sao cho có thể cung ứng đầy đủ, kịp
thời nguyên, vật liệu cho sản xuất. Việc quản lý khối lượng, quy cách, chủng
loại nguyên, vật liệu mua vào phải theo đúng yêu cầu, giá mua phải hợp lý để
hạ thấp được giá thành sản phẩm.
Ở khâu bảo quản, việc bảo quản vật liệu tại kho, bãi cần thực hiện
theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu, phù hợp với tính chất lý hoá
của mỗi loại, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu, đảm bảo an toàn
cũng là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu.
Ở khâu dự trữ, Công ty yêu cầu phải xác định được mức dự trữ tối đa,
tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường,
không dự trữ vật liệu quá nhiều gây ứ đọng vốn và cũng không quá ít làm
ngưng trệ, gián đoạn cho quá trình sản xuất.
Ở khâu sử dụng, yêu cầu về quản lý nguyên, vật liệu là phải tiết kiệm
hợp lý trên cơ sở xác định các định mức tiêu hao nguyên, vật liệu và dự toán
chi phí, quán triệt theo nguyên tắc sử dụng đúng định mức quy định, đúng
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
quy trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí về nguyên, vật liệu trong tổng
giá thành.
Như vậy, quản lý nguyên, vật liệu là một trong những nội dung quan
trọng và cần thiết của công tác quản lý nói chung và quản lý sản xuất, quản lý
giá thành nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ luân
chuyển của vốn lưu động để đạt được ưu thế trong cạnh tranh.
2.1.3. Phân loại nguyên, vật liệu.
Nguyên, vật liệu được sử dụng trong sản xuất của Công ty rất phong
phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loại với quy cách, phẩm chất khác

nhau, từ những vật liệu nhập khẩu với giá trị lớn đến những vật liệu chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong quá trình sản xuất.
Do việc sử dụng khối lượng lớn nguyên, vật liệu với hơn 300 chủng
loại, để dễ dàng trong việc quản lý nguyên, vật liệu, Công ty đã tiến hành
phân loại theo nội dung kinh tế của nguyên, vật liệu và yêu cầu quản trị trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên, vật liệu tại Công
ty được phân thành các loại sau:
Nguyên, vật liệu chính là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực
thể của sản phẩm mới. Nguyên, vật liệu chính dùng cho sản xuất các loại sản
phẩm của Công ty được chia làm hai nguồn là nguồn dùng cho việc chế tạo
sản phẩm máy biến áp và nguồn dùng cho chế tạo và sản xuất các loại vật liệu
điện.
Nguyên, vật liệu chính dùng cho việc chế tạo sản phẩm máy biến áp
bao gồm tôn silic, đồng các loại, dầu biến thế.
Nguyên, vật liệu chính dùng cho sản xuất vật liệu điện bao gồm sắt
thép, đồng các loại, sứ cách điện và cách điện polime.
Nguyên vật liệu phụ là các loại vật liệu được sử dụng để làm tăng chất
lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý
sản xuất, bao gói sản phẩm...
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Nhiên liệu là các chất dùng để tạo ra năng lượng cung cấp nhiệt lượng
cho quá trình sản xuất kinh doanh như hơi đốt, dầu, khí nén, xăng,... Nhiên
liệu thực chất là một loại vật liệu phụ được tách ra thành một nhóm riêng do
vai trò quan trọng của nó và để nhằm mục đích dễ quản lý và hạch toán hơn.
Dựa vào tác dụng của nhiên liệu trong quá trình sản xuất có thể chia nhiên
liệu thành những hai nhóm là nhiên liệu dùng cho sản xuất và nhiên liệu dùng
cho máy móc, thiết bị.
Phụ tùng thay thế bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết để thay thế sửa

chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải...
Thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm các loại thiết bị, phương tiện sử
dụng cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công
cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản).
Vật liệu khác là những vật liệu trong doanh nghiệp ngoài những vật
liệu kể trên.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng
loại hình doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia
thành từng nhóm, từng thứ, quy cách... Việc phân loại cần thành lập sổ danh
điểm cho từng thứ vật liệu trong đó mỗi nhóm vật liệu được sử dụng một ký
hiệu riêng thay tên gọi, nhãn hiệu, quy cách.
2.1.4. Đánh giá nguyên, vật liệu.
Đánh giá nguyên, vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để xác định giá trị
của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành kế toán
nhập, xuất, tồn kho nguyên, vật liệu trong doanh nghiệp phải được phản ánh
theo giá thực tế (bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua, vận chuyển).
Song do đặc điểm của nguyên, vật liệu có nhiều chủng loại và thường xuyên
biến động trong quá trình sản xuất, để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính
toán, ghi chép hàng ngày thì kế toán nguyên, vật liệu trong một số doanh
nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán nguyên, vật liệu.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Đối với nguyên, vật liệu nhập kho, Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế
và Vật liệu Điện Hà Nội sử dụng giá thực tế để tính giá nguyên, vật liệu nhập
kho. Về nguyên tắc, giá nguyên, vật liệu nhập kho được xác định theo giá
thực tế bao gồm toàn bộ chi phí hình thành nguyên, vật liệu đó cho đến lúc
nhập kho. Do nguyên, vật liệu của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác
nhau nên giá thực tế của chúng cũng khác nhau và tuỳ theo từng nguồn nhập
mà giá thực tế của nguyên, vật liệu được xác định cụ thể như sau :

Đối với nguyên, vật liệu mua ngoài, giá thực tế được xác định như sau:
Giá thực tế
nguyên, vật
liệu nhập kho
=
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
+
Thuế nhập
khẩu
(nếu có)
+
Chi phí
thu mua
-
Các khoản
giảm trừ
(nếu có)
Trong đó giá mua ghi trên hoá đơn của người bán là giá chưa bao gồm thuế
giá trị gia tăng do Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến thì giá
thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá thực tế nguyên,
vật liệu nhập kho
=
Giá thực tế nguyên,
vật liệu xuất gia
công, chế biến
+

Chi phí gia công,
chế biến
Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến thì giá thực tế của
nguyên, vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:
Giá thực tế
nguyên, vật
liệu nhập kho
=
Giá thực tế nguyên,
vật liệu xuất thuê
ngoài gia công, chế
biến
+
Chi phí thuê
gia công, chế
biến
+
Chi phí vận
chuyển, bốc
dỡ
Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hoặc vốn góp cổ
phần, giá thực tế của nguyên, vật liệu là giá được các bên tham gia liên doanh,
góp vốn chấp thuận cộng với các chi phí tiếp nhận (nếu có).
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
Đối với phế liệu thu hồi, giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho từ
phế liệu là giá trị ước tính có thể sử dụng được hoặc giá thị trường tương
đương cộng với các chi phí phát sinh khác.
Đối với nguyên, vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng phương pháp bình

quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên, vật liệu xuất dùng trong kỳ. Theo
phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm
cuối kỳ theo công thức sau:
Đơn giá bình
quân cả kỳ
dự trữ
=
Giá trị thực tế vật liệu tồn
đầu kỳ
+
Giá trị thực tế vật liệu
nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu
tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật liệu
nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân gia quyền được tính cho từng loại nguyên, vật liệu, sau đó
lấy số lượng vật tư đã xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính để tính ra
giá trị của nguyên, vật liệu xuất dùng trong kỳ.
2.2. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế
tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.
2.2.1. Khái quát về kế toán chi tiết nguyên, vật liệu.
Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu được tiến hành đồng thời ở kho và ở
phòng kế toán của Công ty nhằm đảm bảo đúng khớp số liệu sổ sách và hiện
vật theo từng loại, từng nhóm nguyên, vật liệu trên cơ sở chứng từ hợp pháp,
hợp lệ. Yêu cầu của hạch toán chi tiết là phản ánh kịp thời chính xác về tình
hình nhập- xuất- tồn của từng loại nguyên, vật liệu cả về số lượng và giá trị.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song trong kế
toán chi tiết nguyên, vật liệu.

Để có thể tổ chức thực hiện được toàn bộ công tác kế toán nguyên, vật
liệu nói chung và công tác kế toán chi tiết nguyên, vật liệu nói riêng, trước hết
phải dựa trên cơ sở chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ liên
quan đến nhập - xuất nguyên, vật liệu. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Đỗ Thị Lan Phương - Kế toán 47C
ghi sổ kế toán. Thực tế tại Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện,
chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hành kế toán nguyên, vật liệu bao
gồm:
Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) dùng để xác nhận số lượng nguyên,
vật liệu nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định
trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng
nguyên, vật liệu xuất kho cho các bộ phận sử dụng, làm căn cứ hạch toán chi
phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định
mức tiêu hao vật tư.
Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 05 - VT) dùng để xác định số lượng,
chất lượng và giá trị nguyên, vật liệu có ở kho tại thời điểm kiểm kê, làm căn
cứ xác địn trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư thừa, thiếu và ghi sổ
kế toán.
Bảng phân bổ nguyên, vật liệu (Mẫu số 07 - VT) dùng để phản ánh
tổng giá trị nguyên, vật liệu xuất kho trong tháng và phân bổ giá trị nguyên,
vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng.
Ngoài ra, để giảm bớt số lượng chủng loại chứng từ phải quản lý, Công
ty có sử dụng một loại chứng từ riêng do Công ty phát hành cho các nghiệp
vụ có liên quan, đó là Phiếu lĩnh vật tư. Các chứng từ đặc thù của Công ty
được xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh nhưng vẫn tuân
theo cơ sở là các biểu mẫu ban hành và đều được sự chấp thuận bằng văn bản
của cơ quan có thẩm quyền.

Sổ sách được sử dụng chủ yếu là thẻ kho, sổ chi tiết nguyên, vật liệu,
bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn vật liệu, dụng cụ.
Thẻ kho dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại
nguyên, vật liệu theo số lượng.
Sổ chi tiết nguyên, vật liệu dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn
kho của từng loại nguyên, vật liệu cả về số lượng và giá trị.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
21

×