BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐỖ VĂN ĐỊNH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HOÀ BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung liên quan đến luận văn: “Giải pháp phát
triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình” là kết
quả nghiên cứu của tơi có sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Văn Định
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo hướng dẫn cùng tập thể các thầy,
cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp. Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
cơ giáo, PGS.TS. Trần Thị Thu Hà và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tơi xin gửi
lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa
Bình và các đơn vị: Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Tân Lạc; Chi cục
Thống kê khu vực Cao phong - Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình; Hạt Kiểm lâm huyện
Tân Lạc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Lạc; Ủy ban nhân dân
các xã: Tử Nê, Thanh Hối, Đông Lai và các cá nhân, hộ gia đình đã nhiệt tình
cộng tác giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và cung cấp thơng tin số liệu
để hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ trong Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Tân Lạc cùng với gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, tơi mong nhận được sự góp ý chân thành của q thầy
giáo, cơ giáo, đồng chí, đồng nghiệp và những người quan tâm đến luận văn
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
TÁC GIẢ
Đỗ Văn Định
năm 2023
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG GỖ LỚN .............................................................................. 6
1.1. Cơ sơ lý luận về phát triển rừng trồng gỗ lớn ......................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................... 6
1.1.2. Vai trò và đặc điểm chủ yếu của rừng trồng gỗ lớn......................... 9
1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển rừng trồng gỗ lớn ........................ 10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn ............... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn.................................... 21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển rừng trồng
gỗ lớn .............................................................................................. 21
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình ............... 24
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình .......................... 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 30
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
phát triển rừng trồng gỗ lớn ..................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 37
2.2.1. Chọn điểm khảo sát ........................................................................ 37
2.2.2 . Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .......................................... 38
iv
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 39
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu của đề tài ................. 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 41
3.1. Thực trạng phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tân Lạc,
tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2018-2022............................................................. 41
3.2. Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân Lạc,
tỉnh Hồ Bình ............................................................................................... 46
3.2.1. Phát triển về diện tích trồng rừng gỗ lớn ....................................... 46
3.2.2. Loài cây và cơ cấu loài cây trồng rừng gỗ lớn .............................. 48
3.2.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng gỗ lớn ............... 49
3.2.4. Nâng cao năng suất và sản lượng rừng trồng gỗ lớn .................... 50
3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng
gỗ lớn .............................................................................................. 52
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình ..................................................................... 58
3.3.1. Nhóm yếu tố khách quan ................................................................ 59
3.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan .............................................................. 68
3.4. Đánh giá chung về phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình ....................................................................................... 71
3.4.1. Kết quả đạt được............................................................................. 71
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................... 72
3.5. Giải pháp thúc đẩy phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình ....................................................................................... 74
3.5.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển chủ yếu ................ 74
3.5.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển rừng trồng gỗ lớn...................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa
BCR
(Benefits to cost Ratio) Tỷ suất thu nhập và chi phí
BQ
Bình qn
HTX
Hợp tác xã
IRR
(Internal Rate of Return) Tỷ suất thu hồi nội bộ.
4KTXH
Kinh tế xã hội
LN
Lợi nhuận
MH
Mơ hình
MI
(Mix income) Thu nhập hỗn hợp
NN&PTNT
Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
NPV
(Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng
PTBV
Phát triển bền vững
RĐD
Rừng đặc dụng
RPH
Rừng phòng hộ
RSX
Rừng sản xuất
RTN
Rừng tự nhiên
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Tân Lạc ........................ 41
Bảng 3.2. Diện tích rừng và rừng trồng chưa thành rừng theo chủ quản lý ... 42
Bảng 3.3. Phát triển về diện tích rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2018-2022 ..... 47
Bảng 3.4. Cơ cấu loài cây trong trồng rừng gỗ lớn......................................... 48
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm rừng trồng gỗ lớn ................... 51
Bảng 3.6. Đặc điểm của các hộ điều tra .......................................................... 52
Bảng 3.7. Tình hình trồng rừng gỗ lớn của các hộ điều tra ............................ 53
Bảng 3.8. Tổng hợp chi phí trồng rừng của các hộ điều tra............................ 54
Bảng 3.9. Thu nhập từ rừng trồng của các hộ điều tra.................................... 54
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế trồng rừng gỗ lớn của các hộ điều tra ............... 56
Bảng 3.11 Diện tích rừng trồng và tỷ lệ che phủ rừng huyện Tân Lạc .......... 58
giai đoạn 2018-2022 ........................................................................................ 58
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giống cây trồng đến năng xuất rừng trồng gỗ lớn... 62
Bảng 3.13. Chỉ tiêu kỹ thuật cây giống một số loài cây trồng rừng gỗ lớn .... 62
Bảng 3.14. Ảnh hưởng nhận thức của người dân đến phát triển rừng trồng
gỗ lớn .................................................................................................... 68
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển chung của đất nước, những năm qua công tác lâm
nghiệp được Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển mạnh mẽ, thơng qua các
chương trình dự án, Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chính sách tạo
điều kiện, đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay sản phẩm gỗ chế biến và
đồ mộc nội thất Việt Nam đã trở thành một trong số những mặt hàng xuất
khẩu hàng đầu, đóng góp giá trị sản xuất hàng hóa, thu ngoại tệ lớn của cả
nước, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, Châu âu, EU, Trung Quốc... có
tiềm năng rất lớn và nhu cầu ngày càng tăng. Ngoài ra thị trường tiêu thụ nội
địa cũng đầy tiềm năng do có vị trí địa lý ngay cạnh thủ đô Hà Nội, nên định
hướng sản xuất gỗ xây dựng, mộc gia dụng cũng là hướng đi đúng.
Tuy nhiên, trong khi thị trường đang được mở rộng và kim ngạch tăng
nhanh thì việc tìm kiếm nguyên liệu để duy trì sản xuất lại rất khó khăn. Theo
Báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thực hiện, công bố ngày
21/3/2023 cho thấy, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3 tỷ USD kim ngạch gỗ
nguyên liệu các loại trong năm 2022. Lượng cung gỗ từ rừng trồng trong
nước của Việt Nam đạt khoảng trên dưới 30 triệu m3 mỗi năm, chủ yếu là gỗ
keo/tràm, bạch đàn và nguồn cung từ gỗ cao su (khoảng 5 triệu m3/năm). Tuy
nhiên, khoảng 60 - 70% lượng cung từ nguồn này đang được sử dụng làm
nguyên liệu đầu vào cho dăm gỗ và viên nén. Lượng còn lại, chỉ 30 - 40% là
gỗ lớn được đưa vào chế biến đồ gỗ xuất khẩu, do đó khơng đủ đáp ứng được
nhu cầu về cả chủng loại, chất lượng và thành phần loài. Lượng gỗ nhập khẩu
của Việt Nam tăng đều với tốc độ trung bình khoảng 8%/năm. Điều này phản
ánh nhu cầu nguyên liệu đầu vào ngày càng lớn của ngành gỗ Việt Nam.
Đối với nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, do cơng tác quy hoạch cịn
nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm
2
đúng mức dẫn đến sản lượng nói chung có tăng song tỷ trọng gỗ phục vụ cho
chế biến xuất khẩu khơng được cải thiện. Ngồi ra thị trường rất khắt khe, khó
tính với những quy định về mơi trường, hàm lượng lao động và tiêu chí về
phát triển rừng bền vững. Đây là các rào cản mà công nghiệp chế biến gỗ và
lâm sản Việt Nam cần vượt qua khi gia nhập hội nhập quốc tế.
Như vậy, rừng trồng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sản xuất gỗ lớn có
vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Đây là đối tượng liên quan nhiều đến phát triển kinh
tế, xã hội nơng thơn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân
miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số; giải quyết bài toán cung cấp gỗ
nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ và hàng mộc xuất khẩu, giảm sói mịn.
Sản xuất lâm nghiệp huyện Tân Lạc từng bước ổn định và phát triển
góp phần ổn định kinh tế địa phương do đã lồng ghép, phối hợp các nguồn
vốn hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức Quốc tế và vốn tự có trong nhân dân.
Rừng tự nhiên được bảo vệ tốt; bình quân hàng năm huyện Tân Lạc trồng mới
và trồng lại rừng sau khai thác từ 700 - 900 ha; độ che phủ rừng tăng từ 38%
năm 1998 lên 46% năm 2010 và hiện nay là 51%; đảm bảo chức năng phòng
hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường; không ngừng gia tăng năng xuất, chất
lượng đối với rừng trồng sản xuất, rừng kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất Lâm
nghiệp và thu nhập của người dân. Xuất hiện một số hộ dân làm giàu từ nghề
rừng, phản ánh việc sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước.
Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp hiện nay đóng góp trong cơ cấu kinh tế
còn hạn chế, thu nhập và đời sống của người dân, người làm nghề rừng còn
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng về tài nguyên, đất đai và lao động của
địa phương. Nguyên nhân chính là do mơ hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,
thiếu ổn định; đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, song việc
tiếp cận các nguồn vốn vay đầu tư ưu đãi hạn chế nên phổ biến tình trạng khai
thác rừng non. Năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của rừng trồng còn ở
3
mức rất thấp so các huyện và tỉnh trong khu vực; sản lượng bình quân chỉ đạt
khoảng 60-90 m3/ha/chu kỳ; sản phẩm rừng trồng chủ yếu là gỗ nguyên liệu
giấy, giá trị kinh tế thấp; thu nhập cho một chu kỳ sản xuất 5 đến 7 năm bình
quân chỉ đạt 50-80 triệu đồng/ha. Sản phẩm từ rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ
nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản về gỗ lớn làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nhất là yêu cầu truy xuất xuất xứ
nguyên liệu theo các hiệp định thương mại mới, đa số người dân làm nghề
rừng còn nghèo. Quy mơ sản xuất cịn nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém, công
nghệ chế biến lạc hậu, năng suất chế biến lâm sản cịn thấp. Trình độ tay nghề
lao động lâm nghiệp còn thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, trồng rừng vẫn
chủ yếu là quảng canh, Công nghệ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ vào sản xuất cịn nhiều bất cập, cơng nghệ sinh học và công tác tạo
giống chưa ứng dụng trên quy mô rộng.
Từ phân tích ở trên, có thể thấy Tân Lạc là địa phương có vị trí địa lý
và hệ thống giao thông thuận lợi, tài nguyên rừng, đất rừng phong phú, lực
lượng lao động dồi dào. Có lợi thế so sánh so với các huyện của tỉnh Hịa
Bình trong sản xuất lâm nghiệp, phát triển rừng kinh tế. Để ổn định và phát
triển, ngành Lâm nghiệp cần từng bước tổ chức sản xuất theo hướng thâm
canh, trồng cây đa mục đích, cây gỗ lớn, tạo các vùng nguyên liệu tập trung
ổn định. Gắn trồng rừng với khai thác - chế biến lâm sản - thị trường tiêu thụ,
phát triển nền Lâm nghiệp sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu
quả, bền vững, khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình” nhằm đánh giá thực trạng về cơng tác phát triển rừng của
huyện, kết hợp với lý luận và kinh nghiệm về trồng rừng gỗ lớn của một số
địa phương để đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
và hiệu quả kinh tế từ trồng rừng theo hướng chuyển đổi mơ hình kinh doanh
rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình.
4
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa
bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy
phát triển rừng trồng gỗ lớn trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn;
- Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện
Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên
địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển rừng trồng gỗ
lớn trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và giải pháp phát triển rừng gỗ
lớn trên địa bàn huyện Tân Lạc; trong đó tập trung vào các mơ hình
phát triển rừng trồng gỗ lớn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện
huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập của
giai đoạn 2018-2022. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát
năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn;
- Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn huyện Tân Lạc,
tỉnh Hồ Bình trong thời gian qua;
5
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn
huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình;
- Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa
bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn;
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
6
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
RỪNG TRỒNG GỖ LỚN
1.1. Cơ sơ lý luận về phát triển rừng trồng gỗ lớn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật
rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành
phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều
cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát
hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn
che từ 0,1 trở lên (Luật Lâm nghiệp, 2017)
1.1.1.2. Phân loại rừng
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng được chia thành hai loại:
Rừng tự nhiên và rừng trồng:
- Căn cứ vào tổ thành rừng, dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài
mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và rừng hỗn lồi.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại :
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
(Luật Lâm nghiệp, 2017)
1.1.1.3. Rừng trồng sản xuất và rừng trồng gỗ lớn
- Rừng trồng sản xuất: Rừng trồng SX là rừng trồng mới trên đất trống
chưa có rừng hay trên đất rừng mới khai thác trắng quy hoạch là RSX với
mục đích chính là sản xuất, kinh doanh gỗ là chính (Luật Lâm nghiệp, 2017).
- Theo Thông tư số: 29/2018/TT-BNNPTNT:
+ Rừng trồng gỗ lớn là rừng có tối thiểu 70% số cây đứng trên một đơn
vị diện tích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh
trưởng nhanh hoặc từ 30c m trở lên đối với cây sinh trưởng chậm ở tuổi khai
thác chính.
7
+ Rừng trồng gỗ nhỏ là rừng có dưới 70% số cây đứng có đường kính
tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm
trở lên đối với cây sinh trưởng chậm ở tuổi khai thác chính.
+ Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn là việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng để thay đổi mục đích kinh doanh gỗ
nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.
- Theo TCVN 11567-1:2016, TCVN 11567-2:2016 đối với Keo lai và
Keo tai tượng:
+ Gỗ lớn được hiểu là sản phẩm gỗ trịn khi khai thác cây mục đích, có
đường kính đầu nhỏ từ 15 cm trở lên và chiều dài tối thiểu là 2 m.
+ Rừng trồng gỗ lớn (large timber plantation): Là rừng trồng với mục
đích cung cấp gỗ lớn với tỉ lệ gỗ lớn đạt ≥ 70%; có chu kỳ > 10 năm, cây
trồng là lồi cây sống lâu năm, có chiều cao và đường kính lớn là thành phần
chính của rừng.
1.1.1.4. Khái niệm về năng suất rừng trồng
Năng suất rừng rừng được hiểu là sản lượng đạt được trên một đơn vị
diện tích gieo trồng, trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng suất là tiêu
chí đánh giá hiệu quả, là hiệu quả hoạt động, nó là một trạng thái tổng hợp
cách thức hoạt động của con người được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia
tăng của tất cả các nguồn lực và các yếu tố tham gia vào một quá trình hoạt
động nào đó.
Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng: Là những hoạt động tác
động vào các yếu tố cây giống, đất, các biên pháp kỹ thuật lâm sinh tác động
vào trồng rừng nhằm nâng cao về sản lượng, chất lượng của sản phẩm từ
rừng, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng được các mục tiêu ban đầu đề ra khi
trồng rừng, đảm bảo phát triển sản xuất lâm nghiệp ổn định và bền vững về
môi trường sinh thái.
1.1.1.5. Hiệu quả kinh tế
8
Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong
q trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế-xã hội, phản ánh mặt chất
lượng của hoạt động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Quan
niệm hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau không giống nhau.
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của một nước,
một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác
nhau phù hợp.
- Hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất
Hiệu quả trồng rừng sản xuất được xem xét trên nhiều giác độ như hiệu
quả kinh tế; hiệu quả kinh tế - xã hội; hiệu quả phát triển bền vững.
Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất
để đảm bảo phát triển một nền lâm nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với
các nước trên thế giới.
Trong sản xuất lâm nghiệp nói chung việc nâng cao hiệu quả kinh tế là
vấn đề hết sức quan trọng. Từ các nguồn lực có giới hạn, người nơng dân phải
lựa chọn cách thức như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp trong điều kiện kinh
tế thị trường có những khó khăn khi xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của
nó bởi vì trong sản xuất lâm nghiệp, việc sử dụng các tư liệu sản xuất vào
nhiều quá trình sản xuất và trong nhiều năm nhưng khơng đồng đều. Mặt khác
chu kỳ sản xuất lâm nghiệp thường dài nên chịu ảnh hưởng nhiều của biến
động giá cả, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên cũng tác động lớn đến sản
xuất lâm nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu
tố này đến nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn để xác định. Bên cạnh đó, các
kết quả xét về mặt vật chất có thể lượng hố để tính và so sánh trong thời gian
và khơng gian cụ thể nào đó, nhưng để xác định đúng và đủ những kết quả về
9
mặt xã hội, mơi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị
trường của cả một doanh nghiệp, một vùng nơng nghiệp là khó khăn bởi nó
khó có thể lượng hố được.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng được thực hiện thơng qua chi
phí đầu tư cho từng loại cây trồng trên đơn vị diện tích và kết quả thu được từ
đó và năng suất, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận/chi phí.
Nghiên cứu hiệu trồng rừng vừa mang tính lý luận sâu sắc và cũng là
vấn đề cần đặt ra trong thực tiễn sản xuất. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế không
chỉ dừng lại ở việc đánh giá mà thơng qua đó tìm ra những phương hướng và
giải pháp phù hợp có lợi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển
sản xuất, thoả mãn tốt hơn nhu cầu cho xã hội. Ví dụ một mơ hình trồng rừng
về chi phí khơng thay đổi nhưng nếu diện tích đó nằm trong lưu vực mà có
dịch vụ sử dụng nguồn nước theo quy định phải trả chi phí dịch vụ mơi
trường hoặc khi thực thi thị trường các bon thì giá trị kinh tế được gia tăng.
1.1.1.6. Phát triển rừng trồng gỗ lớn
Phát triển rừng trồng gỗ lớn là việc trồng rừng gỗ lớn hoặc chuyển hóa
rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn nhằm gia tăng diện tích, năng suất và chất
lượng rừng trồng.
1.1.2. Vai trò và đặc điểm chủ yếu của rừng trồng gỗ lớn
1.1.2.1. Vai trò của rừng trồng gỗ lớn
Trồng rừng gỗ lớn có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường,
cải thiện chất lượng khơng khí, bảo vệ đất đai, nguồn nước, hạn chế ô nhiễm
môi trường, góp phần chống sạt lở, lũ ống lũ quét vào mùa mưa. Rừng trồng
gỗ lớn còn cung cấp nguồn gỗ quý giá cho ngành công nghiệp chế biến, tạo
ra thu nhập cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
Rừng trồng gỗ lớn cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu và bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học.
1.1.2.2. Đặc điểm của rừng trồng gỗ lớn
10
Rừng trồng gỗ lớn là rừng trồng kinh doanh với chu kỳ dài trên 10 năm,
do vậy khơng phải lồi cây nào cũng trồng rừng gỗ lớn được mà chỉ những
lồi cây có thời gian thành thục trên 10 năm, có tuổi đời lớn với trồng được;
điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn cũng ảnh hưởng rất lớn và
quyết định đến việc lựa chọn phương thức kinh doanh gỗ lớn; đối với trồng
rừng gỗ lớn phải chú trọng đến biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng từ khâu
trồng đến chăm sóc, bảo vệ. Do chu kỳ kinh doanh dài nên vấn đề về vốn,
quản lý rủi ro và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến
q trình kinh doanh rừng gỗ lớn.
1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển rừng trồng gỗ lớn
1.1.3.1. Phát triển về diện tích rừng trồng gỗ lớn
Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030,
tầm nhìn 2050 và các chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững trong cơ
cấu loại rừng, rừng phòng hộ sẽ chiếm hơn 5,2 triệu ha, rừng đặc dụng có
diện tích trên 2,4 triệu ha, được chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị đa dạng
sinh học, giá trị phòng hộ, đảm bảo tiêu chí chất lượng của rừng... Rừng sản
xuất chiếm 50% tổng diện tích đất lâm nghiệp nói trên. Trong thời gian tới,
mục tiêu chính là tập trung phát triển và nâng cao chất lượng rừng sản xuất
thông qua nuôi dưỡng làm giàu rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đưa
giống mới vào sản xuất, phát triển rừng trồng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ
nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao sản lượng gỗ thương phẩm,
phục vụ chế biến, giảm nhập khẩu gỗ. Công nghiệp chế biến gỗ sẽ được tái
cơ cấu theo hướng phát triển theo cơ chế thị trường trên cơ sở công nghệ
tiên tiến, gắn với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ,
nhất là các sản phẩm xuất khẩu, theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản sử
dụng nguồn nguyên liệu được gây trồng trong nước, hạn chế tối đa xuất
khẩu sản phẩm thô.
11
Đối với tỉnh Hịa Bình theo Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển bền
vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025 và định hướng năm 2030 và
Dự án quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh thì
đến năm 2025 có 21.220 ha rừng trồng gỗ lớn, trong đó huyện Tân Lạc 1.981
ha cả trồng mới, trồng lại rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng
gỗ lớn; đến năm 2030 có trên 90% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng kinh
doanh gỗ lớn; trong đó trên 90% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ
quản lý rừng bền vững (FSC).
1.1.3.2. Cơ cấu loài cây trồng rừng gỗ lớn
Hiện nay phần lớn diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh Hịa Bình chủ
yếu là rừng trồng keo tai tượng và keo lai thuần loài sinh trưởng nhanh. Keo
là cây có khả năng cố định đạm, phù hợp để phục hồi đất xấu sau nhiều năm
canh tác nông nghiệp; kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản và thị trường tiêu thụ
lớn. Tuy nhiên, đến phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững đảm bảo cả
lợi ích về kinh tế, xã hội và mơi trường cần có những biện pháp căn cơ để
hướng các chủ rừng kinh doanh rừng gỗ lớn kết hợp giữa những loài mọc
nhanh như Keo với các loài cây bản địa, ưu tiên các loài cây bản địa có phân
bố tự nhiên ở địa phương; nhằm giảm rủi ro về sâu bệnh hại, thiên tai, góp
phần phát triển đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn.
1.1.3.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng gỗ lớn
Trong những năm qua, trên phạm vi cả nước đã có rất nhiều đề tài dự
án nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong phát triển lâm nghiệp đặc biệt là trồng
rừng gỗ lớn, tập trung vào các lĩnh vực giống cây lâm nghiệp; trồng rừng đặc
dụng, phòng hộ với bảo tồn nguồn gen các loại cây quý hiếm, gắn với phát
triển kinh tế và du lịch sinh thái; đề tài, dự án về phát triển rừng và lâm sản
ngoài gỗ; dự án lĩnh vực bảo vệ rừng, phịng cháy chữa cháy rừng... Nhìn
chung, việc ứng dụng KHCN trong phát triển lâm nghiệp đều bám sát vào
tình hình sản xuất thực tế, góp phần giải quyết, tháo gỡ những vấn đề thực tế
12
đặt ra và mở ra những hướng đi mới trong chuyển đổi sản xuất lâm nghiệp và
phát triển rừng trồng gỗ lớn.
Thông qua các đề tài nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và đưa ra được
một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như mật độ trồng, loài cây, chủng loại
phân bón ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của rừng trồng một số giống chủ
lực. Trong đó đã xác định được kỹ thuật nhân giống nuôi cấy mô cho các
dòng keo lai để đưa vào sản xuất cây giống đại trà... các đơn vị đã chú
trọng chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
vào sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt áp dụng công nghệ mô hom vào sản xuất
cây giống. Hiện nay, Bộ KHCN đã công bố rất nhiều TCVN cho các loài
giống cây lâm nghiệp và phương pháp trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng
gỗ nhỏ sang gỗ lớn ...
Giống là yếu tố sinh học có tính quyết định, là tiền đề để phát huy các
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong chu kỳ sản xuất, vì vậy ứng dụng tiến bộ
công nghệ mới vào sản xuất cây giống được chú trọng.
Nhiều ứng dụng công nghệ trong thâm canh rừng, quản lý rừng bền
vững, quy trình cơng nghệ, thiết bị, ngun liệu phụ trợ tiên tiến trong khai
thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và
mang lại hiệu quả thiết thực. Các đề tài, dự án lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng
cháy chữa cháy rừng cũng đã nghiên cứu chọn loại cây trồng xây dựng mơ
hình đường băng cây xanh cản lửa; ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong
quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và phát triển rừng cộng đồng.
1.1.3.4. Nâng cao năng suất và sản lượng rừng trồng gỗ lớn
Trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia
đình, tạo cơng ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo mà cịn thúc đẩy sản
xuất lâm nghiệp phát triển bền vững; đồng thời, góp phần bảo vệ mơi trường,
sinh thái. Tuy nhiên, đến nay mơ hình này vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng sẵn có tại các địa phương. Theo đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp,
13
đến năm 2025, diện tích vùng rừng trồng gỗ lớn trên cả nước vào khoảng 1,6
triệu ha. Phát triển rừng gỗ lớn là chủ động tạo nguồn nguyên liệu trong nước
cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản, đồng thời, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn
cao hơn nhiều so với rừng gỗ nhỏ. Ðối với cây trồng phổ biến hiện nay là cây
keo, đến chu kỳ khai thác chỉ có thể bán làm dăm gỗ, làm trụ mỏ với giá trị
chỉ đạt khoảng 80 đến 90 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu kinh doanh gỗ lớn
thì thị trường tiêu thụ rộng mỏ hơn, giá trị gỗ cao hơn từ đó đem lại hiệu quả
kinh tế lớn hơn.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như tập quán canh tác, trồng rừng,
khả năng vốn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về hiệu quả của trồng rừng gỗ
lớn nên trong thời gian qua trên địa bàn chủ yếu vẫn là rừng trồng gỗ nhỏ, cịn
những mơ hình trồng rừng gỗ lớn đa phần là được hỗ trợ từ các chưng trình,
dự án hoặc những người có vốn đầu tư lớn. Nhằm khắc phục những hạn chế
nêu trên, ngành lâm nghiệp đang tích cực triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu,
nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu
gỗ nguyên liệu, tăng diện tích kinh doanh rừng gỗ lớn.
Chính phủ đặt mục tiêu cho ngành lâm nghiệp đến năm 2025, phải đưa
năng suất bình qn trồng rừng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 20
m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong nước đáp ứng khoảng
80% cho nguyên liệu sản xuất, chế biến (NQ 84/NQ-NQ năm 2021 của Chính
phủ). Với những khó khăn đang gặp phải, mục tiêu trên khó thành hiện thực
nếu khơng kịp thời có cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho những tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia trồng rừng gỗ lớn.
1.1.3.5. Đánh giá hiệu quả rừng trồng gỗ lớn
Tổ chức trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững khơng chỉ mang
lại những lợi ích tích cực về mặt kinh tế, bảo đảm cung ứng ngun liệu cho
chế biến gỗ xuất khẩu, mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường, ứng phó biến đổi
14
khí hậu. Ðể trồng rừng gỗ lớn đáp ứng các mục tiêu cơ bản nêu trên, các tổ
chức, cá nhân trồng rừng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức
Mong muốn chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn là nhu cầu
thực tế. Gia tăng thu nhập trên cùng một diện tích, chủ động được nguồn
nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào gỗ
nguyên liệu nhập khẩu. Tất cả sẽ được giải quyết nếu chúng ta triển khai
thành công đồng bộ việc trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên với chu kỳ kinh doanh
dài, chi phí trồng rừng cao hơn, trong khi đời sống kinh tế của các hộ dân cịn
khó khăn, chủ yếu phải đi vay để phát triển sản xuất lâm nghiệp; thời gian vay
vốn từ các ngân hàng ngắn, người dân cịn nhiều khó khăn trong tiếp cận
nguồn vốn. Khơng những thế, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gỗ lớn của nhiều
hộ dân cịn hạn chế; do đó chưa thu hút được nhiều hộ trồng rừng tham gia.
Để phát huy tiềm năng thế mạnh của các địa phương trong phát triển
kinh tế lâm nghiệp lâu dài, các địa phương cần quy hoạch vùng kinh doanh gỗ
lớn tập trung gắn với các nhà máy chế biến lâm sản nhằm nâng cao sản lượng
và giá trị rừng trên một đơn vị diện tích; tạo đột phá trong phát triển lâm
nghiệp cả về năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần
quan trọng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; giải quyết việc làm, tăng thu nhập
kinh tế hộ gia đình, thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và lâm nghiệp
nói riêng.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn
1.1.4.1. Nhóm các yếu tố khách quan
a) Điều kiện tự nhiên:
Việc bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai sẽ phát huy lợi thế
so sánh của từng vùng. Tùy vào từng điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
để bố trí các loại cây trồng phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loài
cây. Vấn đề quan trọng là khi điều tra khảo sát tìm đất để trồng cây gì thì
15
phải đánh giá thành phần cơ giới của đất, lập bản đồ thổ nhưỡng tạo điều
kiện để sau này có chế độ chăm sóc, bón phân thích hợp đưa lại hiệu quả
sản xuất kinh doanh cao. Các loại đất được quy hoạch vào trồng rừng gỗ
lớn bao gồm: Đất chưa có rừng, đất đã khai thác rừng trồng; cải tạo rừng tự
nhiên nghèo kiệt.
Tùy theo phân loại các hạng đất như độ dốc, tầng dày, thành phần cơ
giới của đất và đặc trưng của các loại thực bì trên từng nhóm, mức độ đáp ứng
yêu cầu về đất đai của mỗi loại đất hoàn toàn khác nhau.
Vùng sinh thái, địa hình, thủy văn cũng là những yếu tố quyết định đến
việc lựa chọn cây trồng, định hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản
lượng, chất lượng sản phẩm. Ở mỗi vùng khác nhau, tính chất và độ màu mỡ
tự nhiên của đất, độ cao, độ dốc, khí hậu, … cũng khác nhau.
Tóm lại, nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, là yếu tố cơ bản tạo năng suất, chất lượng và sản lượng sản
phẩm sản xuất có tác động đến phát triển và hiệu quả trồng rừng gỗ lớn.
b) Yếu tố kỹ thuật và khoa học công nghệ
Các yếu tố kỹ thuật từ khâu đào hố, lấp hố, trồng cây, bón phân cũng
như các biện pháp chăm sóc, bảo rừng là rất quan trọng, quyết định đến khả
năng sinh trưởng của rừng trồng. Để phát triển rừng trồng sản xuất có hiệu
quả thì các hộ trồng rừng phải được giới thiệu về các điều kiện cần và đủ để
trồng rừng gỗ lớn cũng như chuyển giao đồng bộ các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh trong trồng rừng thâm canh gỗ lớn, công tác lựa chọn giống cây trồng
phù hợp. Hướng dẫn cho chủ rừng kỹ thuật về chuyển hóa rừng trồng gỗ sang
rừng trồng gỗ lớn, xác định các tiêu chí như điều kiện lập địa, thời vụ trồng,
chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, ni dưỡng, tỉa thưa, quản lý rừng,
phòng chống sâu bệnh hại rừng…
c.) Yếu tố cơ sở hạ tầng và thị trường sản phẩm gỗ lớn:
* Yếu tố cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ
16
Cơ sở hạ tầng trong lâm nghiệp và chế biến gỗ có ảnh hưởng lớn đến
q trình phát triển trồng rừng sản xuất, đặc biệt là phát triển rừng trồng gỗ
lớn. Cơ sở hạ tầng khó khăn, thiếu là một trong những nguyên nhân làm giảm
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng. Vì vậy việc đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng như đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa, chòi canh,
trạm quản lý bảo vệ rừng,… có tác động tích cực đến phát triển trồng rừng
sản xuất. Đặc biệt nếu hệ thống giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận chuyển vật tư, phân bón, cây giống, sản phẩm gỗ sau khi khai
thác từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng.
Bên cạnh đó thì việc phát triển cơng nghiệp chế biến cũng có vai trị hết
sức quan trong trong phát triển rừng trồng gỗ lớn. Công nghiệp chế biến các
sản sản phẩm rừng trồng phát triển sẽ đảm bảo cho việc thu mua sản phẩm
rừng trồng ổn định, thuận lợi trong việc hình thành các chuỗi liên kết sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, đồng thời làm tăng giá trị kinh tế trên một
đơn vị diện tích rừng.
* Yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm
Việc trồng rừng gỗ lớn chịu ảnh hưởng lớn của thị trường vì hầu hết
sản phẩm gỗ rừng trồng đều bán ra thị trường. Với trồng rừng gỗ lớn thì chu
kỳ sản xuất dài, khả năng dự đoán thị trường của người trồng rừng thấp vì
thiếu thơng tin, kiến thức về thị trường; do đó tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn
định là đòn bẩy thúc đẩy các chủ rừng tham gia kinh doanh rừng gỗ lớn.
d) Chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn
Chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất nói chung và phát triển rừng
trồng gỗ lớn nói riêng là những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển rừng sản
xuất, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực rừng sản xuất. Các chính sách
sách này có thể bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật đào tạo và
17
phát triển thị trường cho các sản phẩm rừng. Cụ thể, chính sách hỗ trợ phát
triển rừng sản xuất có thể bao gồm:
- Hỗ trợ tài chính: Nhà nước và các tổ chức khác có thể tài trợ, hỗ trợ
cho các hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng và khai thác rừng
bền vững đối với các chủ rừng và các cơ quan quản lý, các thành phần kinh tế
tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ về kỹ thuật: Nhà nước cần cung cấp các dịch vụ tư vấn, hướng
dẫn kỹ thuật, đào tạo và hướng dẫn các chủ rừng để nâng cao năng suất và
chất lượng rừng trồng.
- Hỗ trợ phát triển thị trường: Nhà nước cần có các chính sách phù hợp
hỗ trợ các chủ rừng trong tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm và tăng
cường giá trị thương mại của các sản phẩm rừng.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất cũng cần
được thiết kế và triển khai một cách tồn diện để đảm bảo tính bền vững của
việc kinh doanh rừng gỗ lớn và bảo vệ môi trường.
Các địa phương cần mở rộng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hỗ trợ
người dân tham gia nghề rừng, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trồng
rừng kinh doanh gỗ lớn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng đường lâm
nghiệp tạo điều kiện cho người dân cũng như cho công tác khai thác cơ giới,
giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Ðẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng
công nghệ thông tin cho công tác theo dõi, giám sát tài nguyên rừng, quản lý
nguồn gỗ hợp pháp công khai, tạo động lực tăng năng suất, chất lượng của các
chủ rừng. Nghiên cứu chính sách bảo hiểm cây lâm nghiệp, chính sách về
mua bán tín chỉ các-bon rừng trồng. Tạo điều kiện tăng cường hội nhập quốc
tế để tiếp cận khoa học và công nghệ lâm nghiệp tiên tiến cũng như nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực lâm nghiệp.
18
1.1.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan
a) Nhận thức của hộ trồng rừng:
Trong những năm qua, phong trào trồng rừng đã phát triển mạnh mẽ và
bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên việc trồng rừng và
khai thác rừng non chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao và có phần làm ảnh
hưởng đến mơi trường và làm suy thoái đất trồng rừng do bị rửa trôi sau mỗi
chu kỳ khai thác trắng, để thay đổi tập quán canh tác và thúc đẩy phong trào
trồng rừng gỗ lớn phát triển thì việc tiên quyết cần phải làm thay đổi nhận
thức của chủ rừng về trồng rừng gỗ lớn. Do vậy cần tăng cường công tác
tuyên truyền, hướng dẫn người dân bằng nhiều hình thức phù hợp như: Tuyên
truyền thông qua các phương tiện truyền thông, tuyên truyền trực tiếp, cho
người dân tham quan học hỏi các mơ hình trồng rừng gỗ lớn có hiệu quả, xây
dựng và nhân rộng các mơ hình điển hình tại địa phương có nhiều đất rừng
sản xuất...
b) Khả năng đầu tư của hộ trồng rừng
Trồng rừng gỗ lớn cần nguồn vốn ổn định trong thời gian dài; trong khi
đó, điều kiện kinh tế nhiều hộ trồng rừng cịn khó khăn. Do vậy, những năm
qua, người dân vẫn đang duy trì việc trồng và khai thác rừng nguyên liệu gỗ
nhỏ để cung cấp làm dăm cho các nhà máy, xưởng chế biến chứ chưa chuyển
đổi trồng rừng khai thác gỗ lớn. Cùng đó, điều kiện kinh tế của người dân, đặc
biệt ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, khơng đủ điều kiện tài chính để
theo chu kỳ khai thác dài, cho gỗ lớn. Do vậy cần phải tăng cường chính sách
hỗ trợ tài chính cho các hộ trực tiếp tham gia kinh doanh rừng gỗ lớn (kể cả
trồng mới và chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ)
c) Liên kết và hợp tác trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm của rừng trồng tiêu thụ ở thị trường bán lẻ phục vụ gia dụng
là rất nhỏ, mà chủ yếu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu; do vậy cần
có sự liên kết hợp tác giữa các hộ trồng rừng với nhau và giữa các công ty chế
biến với các hộ trồng rừng để tạo ra sự cân đối cung, cầu.