Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu nhân giống các dòng năm gân q15 38, q15 013, q16 427 (melaleuca quinquenervia (cav ) s t blacke) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.9 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG THỊ THU

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG
TRÀM NĂM GÂN Q15.38, Q15.013, Q16.427 (MELALEUCA
QUINQUENERVIA (CAV.) S.T.BLAKE) BẰNG KỸ THUẬT
NUÔI CẤY IN VITRO

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 8420201

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KHUẤT THỊ HẢI NINH

Gia Lai, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được cơng bố trong bất kì


cơng trình nào khác “Nghiên cứu nhân giống các dòng Tràm năm gân
Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) bằng
kỹ thuật nuôi cấy in vitro” Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất
kỳ công nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và
tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Gia Lai, Ngày tháng

năm 2023

Người cam đoan

Hoàng Thị Thu


ii

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ
Họ và tên người hướng dẫn: Khất Thị Hải Ninh
Họ và tên học viên:


Hồng Thị Thu

Chun ngành: Cơng nghệ sinh học
Khóa học: 2020-2022
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật:.........................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Về năng lực và trình độ chun mơn: ..............................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
3. Về q trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: ........................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng:


Khơng
Gia Lai, ngày……tháng….năm 2023
Người nhận xét
(Người hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên)


iii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại Viện Cơng nghệ sinh học Lâm nghiệp,
trường đại học Lâm nghiệp. Có được kết quả này không chỉ sự nỗ lực của cá
nhân em mà cịn là sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô tại Viện Công nghệ
sinh học. Nhân dịp này, em xin chân thành cám ơn về sự quan tâm và giúp đỡ

quý báu đó.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Khuất Thị Hải
Ninh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong q trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Cơng nghệ sinh
học Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý
báu trong khóa học vừa qua.
Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị bạn bè
trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hồn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho
phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự thơng cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của q thầy cơ và các bạn.
Gia Lai, Ngày 02 tháng 05 năm 2023
Tác giả

Hoàng Thị Thu


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị kinh tế của Tràm năm
gân ................................................................................................................. 3

1.1.1. Đặc điểm sinh vật học ..................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm sinh thái học .................................................................... 4
1.1.3 Tác dụng và giá trị kinh tế của Tràm năm gân ................................ 4
1.2. Nghiên cứu về chọn giống Tràm năm gân ............................................. 7
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới. ................................................................ 7
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 8
1.3. Nghiên cứu về nhân giống in vitro Chi Tràm ...................................... 10
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 10
1.3.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 12
1.4. Một số nhận định chính ........................................................................ 14
Chương 2 . MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 15
2.3. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu ......................................... 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 16


v

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 16
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 19
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 21
3.1. Nghiên cứu ảnh thời gian khử trùng bằng Javel 5% đến khả năng tạo
mẫu sạch ...................................................................................................... 21
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tạo
cụm chồi. ..................................................................................................... 23
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin và cường độ ánh sáng đến khả
năng kích thích tăng trưởng nhân nhanh thể chồi ....................................... 24
3.3.1. Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh thể chồi......... 24

3.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng nhân nhanh thể chồi ...... 26
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ tạo cây in vitro
hoàn chỉnh ................................................................................................... 28
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của
cây mô giai đoạn vườn ươm........................................................................ 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng thời gian khử trùng mẫu bằng Javel 5% đến .............. 21
khả năng tạo mẫu sạch dòng Q15.38, Q15.013, Q16.427 Tràm năm gân (sau
4 tuần nuôi cấy) ............................................................................................... 21
Bảng 3.2. Khả năng tạo cụm chồi của Q15.38; Q15.013 và Q16.427 ............ 23
trong môi trường MS* bổ sung 0,2 mg/l Kinetin + 0,1 mg/l NAA + (0,1 - 1,0
mg/l BAP) (sau 4 tuần nuôi cấy) .................................................................... 23
Bảng 3.3. Khả năng tăng trưởng chồi của Q15.38; Q15.013 và Q16.427 trong
môi trường MS* bổ sung 0,7mg/l BAP + 0,1 mg/l NAA + (0,1 - 0,5 mg/l)
Kinetin (sau 3 tuần nuôi cấy) .......................................................................... 25
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng nhân nhanh thể chồi các
dòng Q15.38; Q15.013 và Q16.427 (sau 3 tuần nuôi cấy) ............................. 26
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi in vitro ............ 28
(sau 3 tuần nuôi cấy) ....................................................................................... 28
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống và sinh trưởng của cây
invitro các dòng Tràm năm gân ở vườn ươm (sau 3 tháng ra ngôi) .............. 30



vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hoa Tràm năm gân ............................................................................. 4
Hình 1.2 Một số sản phẩm từ tinh dầu Tràm năm gân sản xuất tại Việt Nam . 6
Hình 3.1. Mẫu sạch Tràm năm gân nảy chồi sau 4 tuần nuôi cấy .................. 22
Hình 3.2. Dịng Q15.38 (hình A), Q15.013 (hình B) và dịng Q16.427 (hình
C) với chế độ ánh sáng 1.000 lux trong cả chu kỳ ni.................................. 28
Hình 3.3. Cây in vitro hồn chỉnh các dịng Q15.38, Q15.013 và Q16.427 (từ
trái qua phải) trên môi trường MS* + 1,5 mg/l NAA ...................................... 29
Hình 3.4. Cây mơ các dịng vơ tính Tràm năm gân sau 3 tháng trồng ở giai
đoạn vườn ươm trên giá thể GT3 (GT3 70% đất tầng B sàng kỹ + 30% trấu
hun) và GT1 (GT1 100% là đất tầng B sàng kỹ ............................................. 31


viii

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

STT

Ký hiệu

1

BAP

2


ĐHST

Điều hoà sinh trưởng

3

IBA

Indole-3- butyric aci

4

MS

Murashige and Skoog (một loại môi trường nuôi cấy mô)

5

MS*

Môi trường Murashige and Skoog cải tiến,1962

6

NAA

Naphtyl acetic acid

7


STT

Số thứ tự

8

TB

9

WPM

10

CTTN

Trung bình
Woody plant medium (mơi trường trong ni cấy mơ cây
thân gỗ)
Cơng thức thí nghiệm

11

Cs

Cộng sự

12

Sig


Mức ý nghĩa (Significant)

Benzyl amino purine-6


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràm năm gân (Melaleuca. quinquenervia (Cav). S.T.Blake) là cây
thân gỗ, thân thẳng, có thể cao 20 - 25m, có phân bố tự nhiên ở Papua New
Guinea (PNG) và ven biển phía đơng Australia, từ vĩ độ 8041’ ở Malam,
Western province của PNG đến 33054’ tại Lachlan Swamp ở New South
Wall của Australia.
Tinh dầu Tràm năm gân là loại nguyên liệu có giá trị kinh tế cao được
sử dụng rộng rãi trong các ngành dược phẩm, hương liệu và mỹ phẩm. Tràm
năm gân được gây trồng để sản xuất tinh dầu giàu 1,8-cineole. Hiện tại, nhu
cầu về tinh dầu tràm tự nhiên trong nước và trên thế giới đều rất lớn, nguồn
cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Cải thiện
giống và Phát triển lâm sản chủ trì đề tài “Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật
trồng và chế biến tràm có năng suất tinh dầu cao” được thực hiện trong 10
năm, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2008 - 2012), giai đoạn 2 (2013 - 2017)
do GS.TS. Lê Đình Khả làm chủ nhiệm. Đề tài đã chọn và cơng nhận giống
được 28 giống, trong đó 3 giống Tràm năm gân (Q15.38, Q15.013, Q16.427)
là những dịng vơ tính có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao. Các giống
tràm này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là
giống tiến bộ kỹ thuật theo quyết định số 3229/QĐ-BNN-TCLN ngày 01
tháng 8 năm 2017.
Để phát triển các giống trên vào sản xuất Bộ NN&TNT tiếp tục giao

cho Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản chủ trì dự án “Sản xuất thử
nghiệm Tràm năm gân (Q15.38, Q15.013, Q16.427) mới được công nhận tại
một số tỉnh miền Bắc và miền Trung thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2023
Các quy trình nhân giống bằng ni cấy mơ cho các dịng Tràm năm gân
trước đây đã được Viện Cải Thiện giống và Phát triển lâm sản phối hợp với
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu thành


2

công và áp dụng vào sản xuất, song đối với các dịng mới được cơng nhận nêu
trên khơng thể áp dụng hồn tồn các quy trình sẵn có mà vẫn cần có một số
thay đổi nhất định để phù hợp với từng dịng vơ tính. Do đó, xác định và tối ưu
hóa phương pháp nhân giống in vitro cho các dịng vơ tính Tràm năm gân
(Q15.38, Q15.013, Q16.427) mới được công nhận bằng kỹ thuật nuôi cấy in
vitro là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc tăng tính đa dạng sinh học
và độ an tồn trong trồng rừng công nghiệp, cũng như để đưa nhanh các giống
tốt vào sản xuất và cung cấp với số lượng lớn cây giống ổn định cho người
trồng rừng. Trên cở sở đó tơi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhân giống các
dòng Tràm năm gân Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia
(Cav.) S.T.Blake) bằng kỹ thuật nuôi cấy invitro”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị kinh tế của Tràm năm gân
1.1.1. Đặc điểm sinh vật học
Tràm năm gân có tên khoa học là Melaleuca quinquenervia (Cav.)

S.T.Blake.
Chi: Tràm (Melaleuca).
Họ: Sim (Myrtaceae).
Bộ: Sim (Myrtales).
Tràm năm gân là loài cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến trung
bình, thường cao 8 - 12m nhưng khoảng biến động là 4 - 25m tuỳ thuộc
vào điều kiện đất đai, khí hậu và lập địa của từng địa phương. Lá màu xanh
thẫm có năm gân khá rõ nên có tên tiếng Anh là “Five - veined Paperbark”
và cũng là tên khoa học của loài cây này (Boland et al., 2006[16]; Doran và
Turnbull, 1997)[25].
Cây tạo thành nhiều lớp, dễ bong tróc, lá mọc so le, hình trái xoan hẹp
và có năm gân. Lá cây tràm năm gân có 5 gân trên lá và đây là điểm nhận
dạng để phân biệt với cây tràm khác. Các lá được xếp xen kẽ và phẳng, có
lơng, màu xanh xám. Lá dài 55 - 120mm và rộng 10 - 31mm. Hoa mọc ở
nách lá phía trên, nhụy màu trắng với 5 - 10 nhụy và xếp xung quanh
hoa. Cánh hoa dài 3mm và rụng khi hoa già. Ra hoa từ mùa xuân đến đầu
mùa thu tương đương từ tháng 3 đến tháng 9. Quả nang hình trụ rộng 2,5mm
và dài 4mm và mọc thành từng chùm. Mỗi quả đều chứa nhiều hạt nhỏ. (Lê
Đình Khả, 2012)[7].


4

Hình 1.1 Hoa Tràm năm gân
(Nguồn: Photo của Natural Standard Botton 2008)
1.1.2 Đặc điểm sinh thái học
Tràm năm gân là lồi cây ưa sáng có phân bố tự nhiên ở vùng duyên
hải miền Đông Australia, Papua New Guinea, Irian Jaya (Indonesia) và
New Caledonia. Ở Australia và Papua New Guinea loài này chỉ xuất hiện ở
những vùng đất thấp có độ cao so với mực nước biển dưới 100m, vĩ độ 8 34o Nam có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 27 - 31oC, tháng lạnh nhất

6 - 7oC, lượng mưa trung bình năm từ 1.000 - 1.600mm. Ở Papua New
Guinea Tràm năm gân thường xuất hiện trên đất sét phù sa giàu hữu cơ và
nghèo dinh dưỡng. Vào mùa ẩm những đồng bằng này thường bị ngập lũ
sâu hơn 1m. Ở New Caledonia Tràm năm gân thường xuất hiện trên những
đồi dốc và các mỏm núi ở vùng cao. Loài tràm này phát triển ở hầu hết các
loại đất nhưng ít khi xuất hiện trên những loại đất hình thành từ đá bazơ
(Boland et al., 2006)[16].
1.1.3 Tác dụng và giá trị kinh tế của Tràm năm gân
Tinh dầu tràm là tên gọi chung cho các loại tinh dầu được chưng cất từ
lá tràm, gồm nhiều hợp chất thiên nhiên có giá trị như 1,8-cineole, terpinen-4ol, nerolidol và linalool..., trong đó 1,8-cineole, terpinen-4-ol là những loại
tinh dầu được tiêu thụ nhiều nhất, tiếp đến là nerolidol và linalool có giá trị


5

dược liệu và hương liệu cao được dùng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.
1,8-cineole là chất thơm tự nhiên có trong tinh dầu Tràm năm gân (Santos et
al, 2004)[37].
Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) là loài cây giàu tinh dầu 1,8
- cineole. Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng nổi bật của tinh dầu giàu 1,8 cineole. Ngoài 1,8 - cineole trong tinh dầu Tràm năm gân còn một số chất có
giá trị hương liệu được dùng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm như
nerolidol, linalool, v.v.., trong đó nerolidol có thể đến 82% ở xuất xứ Moreton
của Queensland (Lê Đình Khả, 2012)[7]. Một số tác dụng sinh học tinh dầu
Tràm trà (giàu terpinen-4-ol) là:
- Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
Giống như tinh dầu Tràm cajuput, tác dụng kháng khuẩn là tác dụng
đáng chú ý nhất của tinh dầu Tràm năm gân. Một số thành phần hóa học trong
tinh dầu như linalool, terpinen-4-ol, α-terpineol, α-terpinene, terpinolene và
1,8-cineole cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật như
Candida albicans, Escherichia coli và Staphylococcus aureus (MIC 0,060,50%) (Lê Đình Khả, 2012)[7].

Tinh dầu Tràm năm gân được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự
phát triển của nấm và ức chế quá trình hình thành bào tử. Theo đó tinh dầu
Tràm năm gân có tác dụng kháng Candida albicans, các men, nấm trên da.
Do có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh và khơng hại da nên
tinh dầu Tràm năm gân được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như nước
súc miệng, mỹ phẩm bơi da, nước hoa, dầu gội đầu, xà phịng thơm, kem đánh
răng, v.v. (Lê Đình Khả, 2012)[7]. Ngồi ra, tinh dầu Tràm năm gân sử dụng
trực tiếp để trị mụn cóc, nám da do nấm,...
- Tác dụng kháng virus và chống viêm
Tinh dầu Tràm năm gân có khả năng chống lại virus khảm thuốc lá,
virus Herpes simplex (HSV). Ảnh hưởng của tinh dầu tràm trên virus Herpes


6

simplex đã được nghiên cứu bằng cách ủ virus với các nồng độ tinh dầu
khác nhau và dùng các virus đã được xử lý này để gây nhiễm tế bào. Ngồi
ra, tinh dầu Tràm năm gân cũng thể hiện có hoạt tính kháng virus mạnh nhất
trên virus tự do, ức chế hồn tồn sự hình thành mảng bám với 1% tinh dầu
và làm giảm hình thành mảng bám khoảng 10% với 0,1% tinh dầu (Lê Đình
Khả, 2012)[7].
- Tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da
Tinh dầu Tràm năm gân là loại thuốc chữa các bệnh ngồi da thơng
thường rất có hiệu quả (hình 1.3) như mụn trứng cá, mụn nhọt, eczema;
nhiễm trùng da như mụn rộp, vết thương, mụn cóc, bỏng, cơn trùng cắn và
bệnh nấm móng tay, bệnh nấm da bàn chân, mồ hôi chân, nhọt, nấm onychia
(onychomycosis) (trích theo Khuất Thị Hải Ninh (2016)[11].

Hình 1.2 Một số sản phẩm từ tinh dầu Tràm năm gân sản xuất tại Việt Nam



7

Tác dụng sinh học của tinh dầu Tràm năm gân rất đa dạng, ngoài
việc sử dụng như một loại dược liệu đa tác dụng, một số tinh dầu tràm còn
chứa các chất thơm như nerolidol, linalool,… nên tinh dầu tràm còn được
dùng như một thành phần của nhiều loại mỹ phẩm và dầu tắm, dầu gội đầu,
đặc biệt được dùng trong các spa ở nhiều nước trên thế giới (Khuất Thị Hải
Ninh (2016)[11].
1.2. Nghiên cứu về chọn giống Tràm năm gân
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới.
Tràm năm gân (M. quinquenervia (Cav.) S.T. Blake) là một trong
những lồi có hàm lượng tinh dầu cao nhất trong hơn 42 loài tràm được
nghiên cứu. Gọi là Tràm năm gân (five-veined paperbark) vì lá lồi cây này
có 5 gân nổi lên rõ rệt, ngồi ra, do lá có bản rộng nên lồi này cịn có tên là
Tràm lá rộng (broad-leved paperbark). Đây là lồi cây có thân thẳng, có thể
cao 20 - 25m, có phân bố tự nhiên ở Papua New Guinea (PNG) và ven biển
phía đơng Australia, từ vĩ độ 8o41’ ở Malam, Western Province của PNG đến
vĩ độ 33o54’ tại Lachlan Swamp ở New South Wales của Australia (Boland et
al., 2006)[16]. Đây cũng là lồi cây có thể xua đuổi muỗi. Hàm lượng tinh
dầu trong lá tươi có thể đạt 1,3% - 2,4%, thành phần 1,8-cineol dao động từ
0,2% đến 65% và hơn nữa (Brophy và Doran, 1996)[17], được coi loài là rất
có triển vọng trong sản xuất tinh dầu ở Papua New Guinea, và đã có dự án
FSP/1998/113 hợp tác giữa Trung tâm giống cây rừng của Australia với một
tổ chức phi chính phủ là Biological Foundation về nghiên cứu chọn giống và
phát triển sản xuất tinh dầu Niaouli oil theo kiểu cộng đồng cho vùng
Bensbach trong các năm 2000 - 2002.
Khảo nghiệm xuất xứ cho 34 lô hạt thu thập từ PNG đến NSW (Ireland
et al., 2002)[28] đã thấy loài này có hai chemotype là: (i) Nhóm giàu
nerolidol (74 - 95%) và linalool (14 - 30%) ở Sydney theo dọc ven biển miền

đông lên vùng Selection Flat ở NSW và đảo Maryborough ở Queensland, (ii)


8

Nhóm giàu 1,8-cineole (10 - 75%), viridiflorol (13-66%) và một số chất khác
có phân bố từ Sydney đến Papua New Ginea. Những cây phân bố ở phía nam
vĩ độ 25o Nam thường có hàm lượng tinh dầu cao và gồm cả hai chemotype,
trong khi các cây phân bố ở phía bắc lại thường có hàm lượng tinh dầu thấp.
Theo Khan và Abourashed (2010)[29] thì tinh dầu cajuput (cajeput oil)
là tên gọi chung cho các loại tinh dầu tràm lấy 1,8-cineole (gồm cả Tràm năm
gân, Tràm trà và Tràm cajuput).
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2005, tại Ba Vì (Hà Nội) 14 xuất xứ của Tràm năm gân đã được
khảo nghiệm với giống đối chứng là Tràm cajuput của Việt Nam. Đánh giá ở
giai đoạn 2,5 tuổi các xuất xứ có triển vọng là Gympie Qld (Q4) và Bribie
Island Qld (Q8) có hàm lượng tinh dầu tương ứng 1,79% và 1,86%, tỷ lệ 1,8
cineole tương ứng 75,72% và 78,59%, tỷ lệ limonene tương ứng 2,77% và
2,55%. (Lê Đình Khả, 2012)[7]. Năm 2008 và 2009, khảo nghiệm xuất xứ và
dịng vơ tính bổ sung cho Tràm năm gân tại Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế),
Thạnh Hóa (Long An) đã cho thấy ở giai đoạn 2 - 3 năm tuổi các xuất xứ và
dịng vơ tính có triển vọng tại Phú Lộc là Casino NSW, West Malam PNG và
một số dịng vơ tính của xuất xứ Gympie Qld, tại Thạnh Hoá là Casino NSW,
West Malam PNG, Gympie Qld; Bribie Island Qld; Wasua Road PNG và một
số dịng vơ tính của xuất xứ Gympie Qld, Bribie Island Qld (các xuất xứ và
dịng vơ tính có triển vọng này đều có hàm lượng tinh dầu hơn 1,44 và tỷ lệ
1,8-cineole trên 65%, tỷ lệ limonene nhỏ hơn 5%), các xuất xứ và dịng vơ
tính nêu trên đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia
(Lê Đình Khả, 2012)[7].
Nghiên cứu lai giống giữa Tràm năm gân (Q40) có hàm lượng tinh dầu

tính theo khối lượng lá khơ 1,6%, tỷ lệ 1,8-cineole 58,3% với Tràm cajuput
(Ca33) có các chỉ tiêu này tương ứng là 1,2% và 10,3%, cây lai Q40Ca33 có
các chỉ tiêu trên tương ứng chỉ đạt 1,15% và 6,8% nghĩa là hàm lượng tinh dầu


9

và tỷ lệ 1,8-cineole ở cây lai đều kém hơn các cây bố mẹ. Tổ hợp lai L18Ca61
(giữa Tràm lá dài với Tràm cajuput) cũng có hàm lượng tinh dầu, tỷ lệ 1,8cineole trung gian giữa bố và mẹ. Tổ hợp lai khác Ca33L8 (giữa Tràm cajuput
với Tràm lá dài) có hàm lượng tinh dầu tính theo khối lượng lá khô là 0,85% và
tỷ lệ 1,8-cineole 18,7%, trong khi cây mẹ Ca33 có các chỉ tiêu này tương ứng
là 1,2% và 10,3% (Lê Đình Khả, 2012)[7]. Điều đó chứng tỏ lai giống chưa
đem lại kết quả như mong muốn trong chọn giống tràm lấy tinh dầu.
Kết quả nghiên cứu chọn giống Tràm năm gân của Lê Đình Khả
(2012)[7] đã xác định được các xuất xứ Tràm năm gân có triển vọng (Q4; Q8;
Q15; Q16 và Q23) có năng suất tinh dầu rất khác nhau tại 3 nơi khảo nghiệm.
Ở mật độ 11.100 cây/ha, chưa qua cắt chồi, sau 3 năm tại Phú Lộc xuất xứ
Q23 có thể đạt năng suất tinh dầu 170 kg/ha/năm, tại Thạnh Hóa Q16 là xuất
xứ có năng suất cao nhất (108 kg/ha/năm), tại Ba Vì xuất xứ Q15 có năng suất
tinh dầu cao nhất (75 kg/ha/năm). Ở giai đoạn 2,2 - 3 năm tuổi, với mật độ
11.100 cây/ha, tại Thạnh Hóa các dịng vơ tính Q4.419; Q4.41; Q4.44; Q4.50
có năng suất tinh dầu 128-138 kg/ha/năm, tại Phú Lộc các dịng Q4.45 và
Q4.50 có năng suất tinh dầu 116 - 133 kg/ha/năm, trong khi tại Ba Vì các
dịng Q4.45 và Q4.40 chỉ đạt năng suất tinh dầu 73 - 98 kg/ha/năm.
Kết quả nghiên cứu chọn giống Tràm năm gân của Lê Đình Khả
(2017)[8] cho thấy: Các cây trội Tràm năm gân được chọn từ các xuất xứ tốt
nhất của Tràm năm gân trong các khu khảo nghiệm giống trồng năm 2005 (Q8)
và 2008 (Q15, Q16 và Q23) tại Ba Vì, Phú Lộc và Thạnh Hóa. Đây là những
cây có sinh trưởng nhanh, có hàm lượng tinh dầu 1,25 - 2,04%, lượng tinh dầu
vượt trội so với các cây còn lại trong từng lần lặp 38 - 387%, có tỷ lệ 1,8cineole >60%. Khảo nghiệm dịng vơ tính Tràm năm gân được trồng trong các

năm 2014 - 2015 tại Ba Vì, Phú Lộc và Thạnh Hóa. Ngồi ra, tại Phú Lộc cịn
có khảo nghiệm trồng năm 2011 cho dịng vơ tính thuộc các xuất xứ Q8 và
Q15. Các dịng vơ tính đã được Bộ NN&PTNT cơng nhận qua khảo nghiệm là:


10

- Tại Ba Vì. Các dịng vơ tính trồng tháng 8/2014 (đo tháng 11/2016) là
Q15.013, Q15.38, Q16.427, Q23.127 có hàm lượng tinh dầu 1,35 - 1,98%, tỷ lệ
1,8-cineole 59,42 - 62,16%, trong đó Q15.38 (Hlt = 1,5%, 1,8-cineole 61,34%,
chưa cơng nhận giống). Trong khi Q15 có hàm lượng tinh dầu 1,08%, tỷ lệ 1,8cineole 61,93%, Q23 có các trị số trên tương ứng là 1,26% và 59,90%.
- Tại Phú Lộc. Các dịng vơ tính trồng năm 2011 (đo 6/2014) là Q15.13
và Q15.38 (hàm lượng tinh dầu 1,53 và 1,62%, tỷ lệ 1,8-cineole 66,77 và
67,55%). Các dịng vơ tính trồng năm 2015 (đo 8/2016) là Q15.21, Q15.38,
Q23.127 và Q23.315 (có hàm lương tinh dầu 1,80-2,16%, tỷ lệ 1,8-cineole
66,16%), cao hơn Q23 đối chứng (58,28%).
- Tại Thạnh Hóa. Các dịng vơ tính trồng tháng 12/2014 (đo tháng
11/2016), là Q15.38, Q23.21, Q23.315, Q23.127, có hàm lượng tinh dầu 1,8 2,61%, tỷ lệ 1,8-cineole 60,70 - 65,47%, cao hơn Q16 đối chứng (tỷ lệ 1,8cineole 58,92%).
1.3. Nghiên cứu về nhân giống in vitro Chi Tràm
1.3.1. Trên thế giới
Nghiên cứu nuôi cấy mô Tràm trà được thực hiện từ năm 1996, chồi
non (từ cây trưởng thành đã được trẻ hoá) được sử dụng để tạo mẫu sạch, với
độ dài 1,5 - 3cm cấy vào môi trường MS bổ sung 1mg/l BAP để nhân chồi
trong 12 tuần, sau đó cấy chuyển sang mơi trường tạo rễ MS bổ sung 0,15
mg/l IAA trong 8 tuần (List và cs., 1996)[31].
Công thức tốt nhất cho nhân chồi là môi trường MS rắn có bổ sung
0,125 mg/l BAP hoặc MS lỏng bổ sung 0,25 mg/l BAP với số chồi tạo ra
tương ứng 5,6 và 11,8 chồi/mẫu cấy ban đầu. Trên môi trường WPM rắn bổ
sung 0,125 mg/l BAP và môi trường WPM lỏng bổ sung 0,125 mg/l BAP số
chồi tạo ra tương ứng là 5,5 và 4,7 chồi/mẫu cấy ban đầu. Ba loại chất điều

hoà sinh trưởng khác nhau (NAA, IAA và IBA) đã được thử nghiệm ở nồng
độ 0,1 mg/l và 0,5 mg/l trong giai đoạn tạo rễ in vitro và công thức đối


11

chứng là khơng sử dụng chất điều hồ sinh trưởng, kết quả là khi sử dụng
chất điều hoà sinh trưởng rễ xuất hiện sau 8 ngày nuôi cấy, môi trường
không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng rễ xuất hiện sau 12 ngày. Tuy
nhiên tác giả cũng kết luận chất điều hồ sinh trưởng bổ sung vào mơi
trường ni cấy không cần thiết khi ra rễ in vitro. Nghiên cứu ảnh hưởng của
nồng độ đường sucrose (15; 30 và 45 g/l) và loại mơi trường ni cấy (MS;
½ MS; MS + than hoạt tính và ½ MS + than hoạt tính) đến khả năng tạo rễ
cho thấy mơi trường MS + 30 g/l sucrose và khơng có chất điều hồ sinh
trưởng cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, trung bình đạt 3 rễ/chồi, chiều dài rễ
đạt 2,2cm. Than hoạt tính được thêm vào mơi trường ni cấy làm giảm tỷ
lệ chồi ra rễ (Yohana de Oliveira et al., 2010)[44].
Nghiên cứu nuôi cấy mô Tràm trà từ chồi nách cây trưởng thành, chồi
được cắt và rửa sạch dưới vòi nước chảy trong 15 phút một cách cẩn thận, sau
đó lắc cồn 70% trong 30 giây, rồi khử trùng bằng natri hypochlorite 10%
trong 10 phút, sau đó rửa nhiều lần bằng nước cất vô trùng. Mẫu tiệt trùng
được thấm khô trên giấy lọc vô trùng trước khi cấy trên môi trường MS có bổ
sung 0,5 mg/l BAP + 0,1 mg/l NAA với 77% mẫu đẻ chồi và 23 chồi/mẫu
cấy. Giai đoạn tạo rễ in vitro sử dụng môi trường MS bổ sung 1 mg/l IBA tỷ
lệ chồi ra rễ 33,3% (Nadia et al., 2012) [21]
Nghiên cứu ni cấy mơ lồi M.bracteata cho thấy giai đoạn nhân
nhanh chồi sử dụng môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP + 0,01 mg/l NAA
thu được 45,5 chồi đủ tiêu chuẩn để ra rễ/bình ni cấy, giai đoạn tạo rễ sử
dụng môi trường MS bổ sung 1 - 1,5 mg/l IBA với tỷ lệ chồi ra rễ cao (đạt
96%) (trích theo Lê Đình Khả, 2012)[7].

Nghiên cứu nhân giống in vitro Tràm trà cho thấy, việc bổ sung
cytokinin làm tăng mạnh sự nhân chồi ở Tràm. Các chồi in vitro riêng lẻ được
xử lý trước đó bằng BA cho thấy sự phát triển ra rễ tốt hơn so với mơi trường
ni cấy khơng có BA. Trong nghiên cứu này, các nồng độ khác nhau của 6 -



×