Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại trung tâm y tế huyện thủy nguyên, hải phòng năm 2022 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THỊ NGỌC ÁNH

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TUÝP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THỦY NGUYÊN,
HẢI PHÒNG NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THỊ NGỌC ÁNH
Mã học viên: C0

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TUÝP 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THỦY NGUYÊN,
HẢI PHÒNG NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ: 8720802

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRỌNG

HÀ NỘI, 2023



Thư viện ĐH Thăng Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Ngọc Ánh, học viên lớp Cao học Quản lý bệnh viện khố 9, khóa
học 2020-2022 tại Trường Đại học Thăng Long xin cam đoan:
1.

Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS. Nguyễn Đức Trọng.

2.

Các số liệu và thông tin tại Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, Hải
Phịng trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực và khách quan, do tôi thu
thập và thực hiện.

3.

Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ một
tạp chí hay một cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn


Lê Thị Ngọc Ánh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cơ giáo, các bộ
mơn, các Phịng, Khoa của Trường Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
GS.TS. Nguyễn Đức Trọng, Giảng viên hướng dẫn đã trực tiếp truyền thụ
kiến thức cho tơi, hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Ban Giám đốc, các khoa, phòng của Trung tâm Y tế huyện Thủy Ngun,
Hải Phịng đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và hoàn thành luận
văn này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, người thân
đã động viên, giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành khố học này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Lê Thị Ngọc Ánh

Thư viện ĐH Thăng Long


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh Đái tháo đường ................................................................. 3

1.1.1. Khái niệm về Đái tháo đường .................................................................... 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ....................................................... 4
1.1.3. Một số biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường ............................. 4
1.2. Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 ................................................................ 5
1.2.1. Các văn bản qui định liên quan đến quản lý điều trị ĐTĐ ........................ 5
1.2.2. Quy định về phân cấp tuyến điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam ....... 5
1.2.3. Nguyên tắc điều trị..................................................................................... 7
1.2.4. Mục tiêu điều trị ......................................................................................... 7
1.2.5. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 2 ............... 8
1.3. Tổng quan về thủ điều trị bệnh đái tháo đường ............................................... 9
1.3.1. Khái niệm tuân thủ điều trị ........................................................................ 9
1.3.2. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị ................................................ 10
1.4. Tình hình tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 qua một số nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam ................................................................................. 10
1.4.1. Tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới ..................... 10
1.4.2. Tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Việt Nam .................... 14
1.5. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị người bệnh đái tháo đường tuýp
2 ............................................................................................................................. 20
1.5.1. Đặc điểm người bệnh đái tháo đường tuýp 2 .......................................... 20
1.5.2. Hoạt động quản lý, điều trị người bệnh ................................................... 21
1.5.3. Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe....................................................... 22
1.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 23
1.7. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................... 25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 26


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 26
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 26
2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 26

2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 27
2.5. Biến số, chỉ số trong nghiên cứu .................................................................... 28
2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 35
2.6.1. Quy định về hoạt động khám và xét nghiệm ........................................... 35
2.6.2. Tiêu chuẩn xác định đánh giá kết quả điều trị cho người bệnh ............... 35
2.7. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 36
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................. 36
Chương 3. KẾT QUẢ ............................................................................................. 37
3.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Trung
tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2022 ........................................... 37
3.1.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ...................... 37
3.1.2. Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường .................................... 39
3.2. Phân tích một số yếu tố liên quan của người bệnh đến tuân thủ điều trị ....... 49
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 57
4.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Trung
tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ............................................................ 57
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 57
4.1.2. Tuân thủ điều trị dùng thuốc .................................................................... 60
4.1.3. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường ................. 61
4.1.4. Tuân thủ không hút thuốc, hạn chế rượu bia ........................................... 62
4.1.5. Tuân thủ chế độ hoạt động thể lực........................................................... 63
4.1.5. Tuân thủ theo dõi, kiểm soát đường huyết .............................................. 64
4.1.6. Tuân thủ điều trị chung của người bệnh .................................................. 66
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị người bệnh đái tháo đường tuýp
2 tại Trung tâm y tế huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng .......................................... 67
4.2.1. Yếu tố tuân thủ sử dụng thuốc điều trị .................................................... 67
4.2.2. Yếu tố tuân thủ chế độ dinh dưỡng.......................................................... 67

Thư viện ĐH Thăng Long



4.2.3. Yếu tố tuân thủ hoạt động thể lực ............................................................ 68
4.2.4. Yếu tố tuân thủ không sử dụng thuốc lá, rượu bia .................................. 68
4.2.5. Yếu tố tuân thủ theo dõi, kiểm soát đường huyết .................................... 69
4.2.6. Yếu tố tuân thủ điều trị chung của người bệnh ....................................... 69
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ...................................................................... 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71
1. Thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Trung tâm
Y tế huyện Thủy Ngun, Hải Phịng ................................................................ 71
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở người bệnh Đái tháo
đường tuýp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng .................. 71
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 73
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
ADA: American Diabetes Association - Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ
BC:

Biến chứng

BMI: Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
BN:

Người bệnh

BYT


Bộ Y tế

BV:

Bệnh viện

ĐH:

Đường huyết

ĐTĐ: Đái tháo đường
HA:

Huyết áp

IDF:

International Diabetes Federation - Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế

THA: Tăng huyết áp
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
YTNC: Yếu tố nguy cơ
WHO: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

Thư viện ĐH Thăng Long


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho người bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành,

khơng có thai ............................................................................................................. 7
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................... 29
Bảng 2.2. Các yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị ................................................. 34
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị đối với người bệnh ĐTĐ ............... 35
Bảng 3.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của người bệnh ....................................... 37
Bảng 3.2. Một số đặc điểm liên quan đến bệnh của người bệnh .............................. 38
Bảng 3.3. Một số đặc điểm tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám, điều trị ĐTĐ của người
bệnh .......................................................................................................................... 38
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động xét nghiệm định kỳ cho người bệnh ĐTĐ tuýp 2 ...... 39
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ tuýp 2 của người bệnh.............. 40
Bảng 3.6. Kết quả điều trị đái tháo đường tuýp 2 .................................................... 41
Bảng 3.7. Đặc điểm tuân thủ điều trị dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường tuýp
2 ................................................................................................................................ 42
Bảng 3.8. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh ........................................ 43
Bảng 3.9. Đặc điểm chế độ hoạt động thể lực của người bệnh ................................ 44
Bảng 3.10. Lý do không hoạt động thể lực của người bệnh..................................... 45
Bảng 3.11. Tuân thủ không hút thuốc, uống rượu bia của người bệnh .................... 45
Bảng 3.12. Một số lý do người bệnh không tái khám định kì .................................. 46
Bảng 3.13.Tuân thủ theo dõi Glucose máu của người bệnh .................................... 46
Bảng 3.14. Lý do không tuân thủ theo dõi Glucose máu của người bệnh ĐTĐ tuýp
2 ................................................................................................................................ 47
Bảng 3.15. Đặc điểm người bệnh ĐTĐ tuýp 2 liên quan tới tuân thủ sử dụng thuốc
trong điều trị ............................................................................................................. 49
Bảng 3.16. Đặc điểm người bệnh ĐTĐ tuýp 2 liên quan tới tuân thủ chế độ ăn
uống .......................................................................................................................... 50
Bảng 3.17. Đặc điểm người bệnh ĐTĐ tuýp 2 liên quan tới tuân thủ hoạt động thể
lực ............................................................................................................................. 51
Bảng 3.18. Đặc điểm người bệnh ĐTĐ tuýp 2 liên quan tới tuân thủ không hút thuốc
lá, sử dụng rượu bia .................................................................................................. 52



Bảng 3.19. Đặc điểm người bệnh ĐTĐ tuýp 2 liên quan tới tuân thủ kiểm soát glucose
máu ........................................................................................................................... 53
Bảng 3.20. Đặc điểm người bệnh ĐTĐ tuýp 2 liên quan tới tuân thủ điều trị
chung ........................................................................................................................ 55
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan giữa đặc điểm bệnh mạn tính kèm theo với tỷ lệ tuân thủ
điều trị chung của người bệnh .................................................................................. 56
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ tuýp 2 ..................... 8

Thư viện ĐH Thăng Long


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh không lây nhiễm phổ biến trong cộng đồng,
được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” có tỷ lệ gia tăng và phát triển nhanh
trên thế giới. Những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
đã dự báo “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt
bệnh đái tháo đường sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”. Bệnh không lây đang
gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập cao, nhưng cịn nhanh hơn ở một số nước
có thu nhập trung bình và thấp [47].
Sự phổ biến tồn cầu của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp
2 đang trở thành mối lo ngại lớn đối với tất cả các quốc gia. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường tp 2 do rối loạn chuyển hóa mãn tính đã tăng lên đáng kể ở các nước phát
triển và đang phát triển trong khi vai trò của các chiến lược quản lý bệnh đái tháo
đường không được chú trọng vì sự phức tạp của các chương trình quản lý và lối sống
[62]. Năm 2014, khoảng 8,5% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu
đường. Năm 2019, đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong

và 48% tổng số ca tử vong do đái tháo đường xảy ra trước 70 tuổi [39]. Gánh nặng
bệnh tật do đái tháo đường đang đè nặng lên khơng chỉ ngành y tế mà cịn tác động
đến cả nền kinh tế và toàn xã hội. Theo ước tính của Liên đồn Đái tháo đường Quốc
tế (IDF), năm 2015 trên thế giới có hơn 415 triệu người từ 20 - 79 tuổi mắc bệnh đái
tháo đường, sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Hàng năm, chi phí điều trị cho
người đái tháo đường chiếm tới 5 - 10% tổng ngân sách y tế của mỗi quốc gia, trong
đó chủ yếu cho điều trị biến chứng [48].
Việt Nam có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới (820%/năm). Theo kết quả điều tra năm 2008, tỷ lệ trong cả nước là 5,7%, riêng tại các
thành phố lớn và khu cơng nghiệp có tỷ lệ từ 7,0% đến 10% [29]. Năm 2015, Việt
Nam có khoảng 3,5 triệu mắc ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,6%, dự đoán năm 2040 tăng lên 6,1
triệu, đứng trong top 5 nước mắc đái tháo đường cao nhất trong khu vực [49].
Mặc dù tình trạng phổ biến và gánh nặng của đái tháo đường rất lớn, nhưng tỉ
lệ mắc bệnh khơng được chẩn đốn cịn rất cao. Hầu hết là đái tháo đường tuýp 2.
Kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế cho thấy 68,9% tăng đường huyết chưa được


2

phát hiện, có 28,9% người bệnh đái tháo được quản lý tại cơ sở y tế [10]. Đây thực
sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe.
Thủy Nguyên là huyện thuộc Thành phố Hải Phòng với nền kinh tế năng động
đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp, quy mô dân cư thay
đổi theo sự chuyển dịch nền kinh tế. Dân cư tập trung đông kéo theo sự thay đổi mơ
hình bệnh tật với xu hướng xuất hiện nhiều bệnh mạn tính. Đái tháo đường là bệnh
mạn tính đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh đái tháo đường được phát
hiện bệnh chủ yếu tại bệnh viện. Nơi điều trị ngoại trú của người bệnh mắc đái tháo
đường thường ở Trạm Y tế hay Trung tâm Y tế nơi người bệnh cư trú. Người bệnh
có nhiều hình thức điều trị, dự phịng thơng qua việc thông tuyến thẻ Bảo hiểm y tế
nhưng thường khơng tn thủ điều trị vì nhiều lý do, khiến bác sỹ gặp rất nhiều khó

khăn khi điều trị, vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Tuân thủ điều trị ở người
bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
năm 2022 và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh Đái tháo đường tuýp 2 tại Trung
tâm Y tế huyện Thủy Ngun, Hải Phịng năm 2022.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở người bệnh Đái tháo
đường tuýp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2022.

Thư viện ĐH Thăng Long


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh Đái tháo đường
1.1.1. Khái niệm về Đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, xảy
ra hoặc khi tuyến tụy khơng sản xuất đủ Insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng
hiệu quả Insulin mà nó sản xuất [60]. Đái tháo đường được phân loại:
-

Đái tháo đường tuýp 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt

đối) [7].

-

Đái tháo đường tuýp 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên

nền tảng đề kháng insulin) [7].
-

Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng

cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ tp 1, tp 2 trước đó) [7].
-

Ngồi ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ

sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid,
điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mơ.v.v.v. [7].
Đái tháo đường được tìm thấy ở mọi người dân trên thế giới và ở tất cả các nơi
từ nông thôn tới thành thị,của cả các nước thu nhập thấp và trung bình.Và đang tăng
đều đặn, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 422 triệu người trưởng thành mắc
bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới trong năm 2014. Tỷ lệ này tăng từ 4,7% năm 1980 lên
8,5% vào năm 2014, ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình tăng nhanh hơn
so với các nước thu nhập cao. Nếu khơng có sự can thiệp để ngăn chặn sự gia tăng
bệnh tiểu đường, năm 2045 sẽ có ít nhất 629 triệu ca mắc [61].
Ở Việt Nam, năm 1990, tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,25%
(ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế), nghiên cứu năm 2012 của Bệnh
viện Nội tiết Trung ương: tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là
5.42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%. Tỷ lệ rối loạn
dung nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói tồn quốc 1,9% (năm
2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây



4

nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ
tồn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [7]. ĐTĐ đã và đang trở thành một đại dịch,
một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. Tất cả các quốc gia dù giàu hay nghèo đều phải chịu
tác động không hề nhỏ của bệnh này và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm
2016. Chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: [6], [43].
1. HbA1c ≥ 6,5%
2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/L), (≥ 2 lần thử)
3. Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng
glucose máu (tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân).
4. Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dL.
Các xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ nên được lập lại để xác định chẩn đoán, trừ
trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng glucose máu kinh điển.

1.1.3. Một số biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường
* Biến chứng cấp tính thường: là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm khuẩn cấp
tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton,
hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan acid lactic và hạ glucose huyết vẫn có thể là
những biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao [7].
* Biến chứng mãn tính của bệnh ĐTĐ
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp ở NB ĐTĐ rất thường gặp và là yếu tố làm tăng
mức độ nặng của bệnh ĐTĐ, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh mạch vành
và đột quỵ gấp 2- 3 lần so với người không bị ĐTĐ [7].
- Biến chứng thận: Là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tiến triển tự nhiên của bệnh thận do ĐTĐ bắt đầu là micro

albumin niệu → protein niệu → suy thận [7].
- Biến chứng mắt: Biến chứng mắt do ĐTĐ sớm xuất hiện là giảm thị lực, đục
thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp [7].
- Biến chứng tim mạch: ĐTĐ là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch,
đặc biệt là mạch vành. Người bị ĐTĐ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp

Thư viện ĐH Thăng Long


5

3- 4 lần, nguy cơ bị suy tim sung huyết cao gấp 3 lần so với người không ĐTĐ [7].
- Bệnh lý bàn chân: thường gặp, một trong những biến chứng nặng có hậu quả
là loét bàn chân dẫn đến người bệnh ĐTĐ phải cắt cụt chi [7].
- Viêm đa dây thần kinh: Là biến chứng muộn thường gặp, biểu hiện lâm sàng
rất đa dạng và tiềm ẩn nên ít được chú ý, do đó thường điều trị muộn [7].
* Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn tiết niệu, lao, nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn
phổi do vi khuẩn đều không phải là các nhiễm khuẩn đặc hiệu nhưng luôn xảy ra với
tần suất cao ở người bệnh ĐTĐ [7].
* Rối loạn lipit máu: Phần lớn là do nguyên nhân di truyền, tuy nhiên các yếu tố
môi trường nhất là dinh dưỡng cũng làm ảnh hưởng đến rối loạn này [7].

1.2. Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2
1.2.1. Các văn bản qui định liên quan đến quản lý điều trị ĐTĐ
Các văn bản qui định liên quan đến quản lý điều trị ĐTĐ đã được Bộ Y tế (BYT)
ban hành rất chi tiết:
Chẩn đoán và điều trị ĐTĐ tuýp 2 tại Việt Nam được thực hiện theo Quyết định
số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu
chun mơn “Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị ĐTĐ tuýp 2 [7]
Quyết định số 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc

ban hành tài liệu chuyên mơn "Hướng dẫn chẩn đốn, điều trị và quản lý một số bệnh
không lây nhiễm tại trạm y tế xã" [8].
Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp
2”[9]

1.2.2. Quy định về phân cấp tuyến điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
Nguyên tắc chung: Hướng dẫn phân tuyến điều trị được áp dụng chung trong
toàn quốc. Tùy điều kiện của cơ sở điều trị (về nhân lực và phương tiện), người đứng
đầu cơ sở y tế có thể quyết định mức độ can thiệp và chuyển tuyến.
Tuyến xã – phường: Nếu có bác sỹ nội khoa có thể điều trị cho người bệnh ĐTĐ,
nhất là các thể nhẹ và trung bình. Cụ thể mức glucose huyết tương máu lúc đói dưới
10,0 mmol/l và/hoặc HbA1C dưới 8,0%. Khi mức glucose huyết tương máu lúc đói


6

trên 10,0 mmol/l phải chuyển ngay lên tuyến huyện. Không có bác sỹ phải chuyển
ngay lên tuyến trên [5].
Tại tuyến huyện: Nếu mức glucose huyết tương máu lúc đói từ 10,0 mmol/l trở lên
đến dưới 13,0 mmol/l; HbA1c dưới 9,0% mà người bệnh khơng có biến chứng gì
nặng (ví dụ biến chứng bàn chân, tim mạch) có thể điều trị cho người bệnh tại tuyến
huyện. Chuyển tuyến trên nếu có một trong các tình trạng sau: – Glucose huyết tương
máu lúc đói trên 13,0 mmol/l và/hoặc HbA1C trên 9,0% [5].
-

Người bệnh kèm theo các biến chứng nặng về tim mạch (thiếu máu cục bộ cơ

tim, nhồi máu cơ tim), bàn chân đái tháo đường, biến chứng thận.
-


Có những dấu hiệu của biến chứng cấp tính, phải tiến hành sơ cứu và chuyển

lên tuyến trên nhanh nhất.
-

Đã điều trị tích cực nhưng sau 3 tháng vẫn không đạt được những chỉ tiêu về

quản lý glucose máu.
Tuyến tỉnh: Là tuyến cuối của các địa phương nên phải phấn đấu điều trị bệnh một
cách tồn diện. Chuyển tuyến khi có một trong các tình trạng sau:
-

Bệnh có những biến chứng nặng vượt q khả năng can thiệp [5].

-

Sau 6 tháng điều trị vẫn không đạt được các mục tiêu điều trị.

Chuyển tuyến [5, 7]:
-

Người bệnh đái ĐTĐ tuýp 1 cần được khám bởi bác sĩ (BS) chuyên khoa nội

tiết, sau đó cùng theo dõi với bác sĩ đa khoa.
-

Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 cần được chuyển lên khám BS chuyên khoa

nội tiết khi không đạt mục tiêu điều trị, hoặc khi phác đồ điều trị ngày càng phức tạp

dần (thí dụ tiêm insulin nhiều lần trong ngày…)
-

Người bệnh ĐTĐ tuýp 2 cần được chuyển khám đáy mắt ngay khi mới chẩn đốn

và sau đó mỗi 1-2 năm một lần, người bệnh đái tháo đường týp 1 cần được khám đáy
mắt 5 năm sau khi chẩn đốn, đơi khi sớm hơn: 3 năm sau khi chẩn đốn. Phụ nữ có
thai bị đái tháo đường cần khám đáy mắt ngay khi biết có thai.
-

Khi người bệnh có bệnh lý thần kinh ngoại biên, nhất là có biến dạng bàn chân

và mất cảm giác ở chân như cảm giác đau, cảm giác xúc giác, cần được khám để đánh
giá nguy cơ loét bàn chân.

Thư viện ĐH Thăng Long


7

-

Khám răng miệng hàng năm.

-

Có thể cần gửi khám chuyên khoa khi có một số biến chứng mạn của bệnh đái

tháo đường: thí dụ cơn đau thắt ngực khơng ổn định, bệnh thận mạn giai đoạn
3…(tham khảo thêm các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị biến chứng mạn của ĐTĐ).


1.2.3. Nguyên tắc điều trị
Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập.
Phải phối hợp điều trị hạ Glucose máu, điều chỉnh các rối loạn Lipid, duy trì số
đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đơng máu...
Khi cần phải dùng Insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh
nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật...).

1.2.4. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị thống nhất trong Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/
12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hanh tài liệu chun mơn “Hướng dẫn
chẩn đốn và điều trị ĐTĐ týp 2” [9]
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho người bệnh đái tháo đường ở người trưởng
thành, khơng có thai [7]

Mục tiêu điều trị có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân [7].
-

Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol). Bệnh

ĐTĐ tuýp 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng Metformin, trẻ tuổi


8

hoặc khơng có bệnh tim mạch quan trọng.
-

Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8%


(64 mmol/mol) phù hợp với những người bệnh có tiền sử hạ Glucose huyết trầm
trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý
đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
-

Nếu đã đạt mục tiêu Glucose huyết lúc đói, nhưng HbA1c cịn cao, cần xem lại

mục tiêu Glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bắt đầu ăn.
Đánh giá về kiểm sốt đường huyết:
-

Xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh đáp ứng mục

tiêu điều trị.
-

Xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều

trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về Glucose.
-

Xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để tạo cơ

hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.

1.2.5. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường tuýp 2

Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ tuýp 2 [7]
Thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là: Metformin, thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển
natri-glucose (SGLT2i), Sulfonylurea, Glinides, Pioglitazon, Ức chế enzym alpha

glucosidase, Ức chế enzym DPP-4, Đồng vận thụ thể GLP-1, Insulin [7].
a) Các yếu tố cần xem xét khi chọn lựa điều trị:

Thư viện ĐH Thăng Long


9

- Hiệu quả giảm Glucose huyết
- Nguy cơ hạ Glucose huyết: Sulfonylurea, Insulin
- Tăng cân: Pioglitazon, Insulin, Sulfonylurea
- Giảm cân: GLP-1 RA, (SGLT2i).
- Không ảnh hưởng nhiều lên cân nặng: DPP-4, Metformin
- Tác dụng phụ chính
- Giá thuốc: cân nhắc dựa trên chi phí và hiệu quả điều trị
b) Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị:
- Nên chuyển bước điều trị mỗi 3 tháng nếu không đạt được mục tiêu HbA1c.
Cần theo dõi đường huyết đói, đường huyết sau ăn 2 giờ để điều chỉnh liều thuốc.
- Kết hợp thay đổi lối sống và Metformin ngay từ đầu, chưa có biến chứng mạn
và mức đường huyết gần bình thường.
- Khi phối hợp thuốc, chỉ phối hợp 2, 3, 4 loại thuốc và các loại thuốc có cơ chế
tác dụng khác nhau.
- Trường hợp khơng dung nạp Metformin, có thể dùng Sulfonylurea trong chọn
lựa khởi đầu.
- Chú ý thận trọng tránh nguy cơ hạ Glucose huyết khi khởi đầu điều trị bằng
Sulfonylurea, Insulin, đặc biệt khi Glucose huyết ban đầu không cao và người lớn
tuổi.
- Hướng dẫn kỹ thuật tiêm và triệu chứng hạ đường huyết cho người bệnh. Kiểm
tra kỹ thuật tiêm khi tái khám, khám vùng da nơi tiêm Insulin xem có vết bầm, nhiễm
trùng, loạn dưỡng mỡ.


1.3. Tổng quan về thủ điều trị bệnh đái tháo đường
1.3.1. Khái niệm tuân thủ điều trị
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ là
sự kết hợp của 4 biện pháp: Chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ
dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ” [58], [59].
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế (2011): để đạt được mục tiêu cần tuân thủ các chế
độ điều trị: chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sống, chế độ sử dụng thuốc, kiểm sốt
đường huyết và khám sức khỏe định kỳ[5]:


10

Tuân thủ chế độ ăn: là đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng theo khuyến cáo
của các chuyên gia.
Tuân thủ điều trị: thay đổi thói quen sống là thường xuyên tập thể dục, thể thao
ít nhất 30 phút mỗi ngày (tối thiểu 150 phút/tuần), không hút thuốc lá, giảm uống
rượu/bia với lượng Nam ≤ 2 đơn vị/ngày, Nữ ≤ 1 đơn vị/ngày (1 đơn vị tiêu chuẩn
tương đương 330 ml bia, hoặc 120 ml rượu vang, hoặc 30 ml rượu nặng)
Tuân thủ dùng thuốc: dùng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo
đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Tuân thủ thử đường huyết tại nhà và tái khám đúng hẹn của bác sĩ.
Đối với người bệnh ĐTĐ, tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa vàng để khỏi bệnh
hoặc kiểm sốt chặt chẽ tình trạng sống chung với bệnh. Trong điều trị đái tháo đường
lâu dài phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác của người bệnh.
Người bệnh đái tháo đường có cuộc sống khỏe mạnh nếu duy trì được lối sống
khoa học, uống thuốc điều đặn, đặc biệt là biết lắng nghe cơ thể mình một cách cẩn
trọng. Ngược lại, sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng sớm, nguy hiểm đến tính mạng.

1.3.2. Hậu quả của việc khơng tn thủ điều trị

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế cũng như từ kết
quả các nghiên cứu cho thấy, việc người bệnh không tuân thủ điều trị có thể gây ra
một số hậu quả sau [5], [14]:
Khơng kiểm sốt đường huyết.
Biến chứng cấp tính: hạ đường huyết; nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan
ceton do đái tháo đường; hôn mê tăng đường máu không nhiễm toan ceton; hôn mê
nhiễm toan lactic; các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
Biến chứng mạn tính: biến chứng tim mạch. Biến chứng mắt. Biến chứng tại
thận. Biến chứng bàn chân chân (biến chứng mạch máu nhỏ). Biến chứng thần kinh.
Rối loạn chức năng cương dương nam; suy giảm chức năng sinh dục nữ.

1.4. Tình hình tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 qua một số
nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới
ĐTĐ trong những năm gần đây tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh

Thư viện ĐH Thăng Long



×