Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương bánh chè ở người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 95 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
***

HOÀNG VĂN KIÊN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP
XƯƠNG BÁNH CHÈ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ


THÁI BÌNH - 2023
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
***

HOÀNG VĂN KIÊN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP
XƯƠNG BÁNH CHÈ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
Chuyên ngành: Ngoại khoa


THÁI BÌNH - 2023

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


AO

: Association of Ostheosynthesis
(Hiệp hội kết hợp xương)

BN

: Bệnh nhân

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

GP

: Giải Phẫu

KHX

: Kết hợp xương

NCT

: Người cao tuổi

OTA

: Orthopaedic Trauma Association
(Hiệp hội chấn thương quốc tế)


PP

: Partial Patellectomy
(Kỹ thuật lấy một phần xương bánh chè)

PT

: Phẫu thuật

PTV

: Phẫu thuật viên

TB

: Trung bình

TBW

: Tension band wiring (Kỹ thuật néo ép xuyên đinh )

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNLĐ

: Tai nạn lao động

TNSH


: Tai nạn sinh hoạt

TNTT

: Tai nạn thể thao

TP

: Total Patellectomy
(Kỹ thuật lấy tồn bợ xương bánh chè)

XBC

: Xương bánh chè

XQ

: X.quang


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đặc điểm gãy xương ở người cao tuổi....................................................3
1.1.1. Dịch tễ...................................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân gãy xương ở người cao tuổi...........................................3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến gãy xương ở người cao tuổi.......................4
1.1.4. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sau gãy xương....................7

1.2. Chẩn đoán và điều trị gãy xương bánh chè ở người cao tuổi...................8
1.2.1. Giải phẫu khớp gối và xương bánh chè...................................................8
1.2.2. Chẩn đoán gãy xương bánh chè ở người cao tuổi.................................16
1.2.3. Sơ lược lịch sử phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè.......................20
1.2.4. Phục hồi chức năng sau mổ gãy xương bánh chè.................................29
1.3. Một số nghiên cứu về gãy xương bánh chè ở người cao tuổi................30
1.3.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.........................................................30
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................32
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............34
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.............................................................34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................34
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................35
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................35
2.2.4. Những chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................35
2.2.5. Chỉ định mổ, kỹ thuật áp dụng..............................................................36


2.2.6. Phương pháp phẫu thuật........................................................................36
2.2.7. Đánh giá kết quả tại thời điểm sau 6 tháng phẫu thuật............................40
2.2.8. Xử lý số liệu..........................................................................................43
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................43
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................44
3.1. Đặc điểm gãy xương bánh chè của đối tượng nghiên cứu.....................44
3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật, phục hồi chức năng, chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi gãy xương bánh chè................................................46
3.2.1. Kết quả phẫu thuật gãy xương bánh chè ở NCT tại thời điểm khám....47
3.2.2 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật KHX

bánh chè ở người cao tuổi...............................................................................48
3.2.3 Đánh giá chất lượng cuộc sống ở NCT sau phẫu thuật KHX bánh chè.
.........................................................................................................................49
Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................50
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................51
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................52
PHỤ LỤC 1....................................................................................................58


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mợt số đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu..........................44
Bảng 3.2. Bệnh lý nội khoa mạn tính đi kèm..................................................45
Bảng 3.3. Đặc điểm phẫu thuật.......................................................................46
Bảng 3.4. Kết quả điều trị khi ra viện.............................................................46
Bảng 3.5. Thời gian từ khi mổ đến khi khám lại.............................................47
Bảng 3.6. Biến chứng sau phẫu thuật gãy xương bánh chè theo kỹ thuật mổ
.........................................................................................................................48
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp phân loại kết quả theo kỹ thuật mổ dựa theo thang
điểm Lysholm..................................................................................................48
Bảng 3.8. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật KHX bánh chè
theo kỹ thuật mổ theo thang điểm EQ5D-5L..................................................49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả chênh lệch mặt khớp xương bánh chè trên phim Xquang
khi khám lại.....................................................................................................47
Biểu đồ 3.2. Kết quả phục hồi gấp khớp gối...................................................48
Biểu đồ 3.3. Kết quả phục hồi duỗi khớp gối.................................................48
Biểu đồ 3.4. Tổng hợp phân loại kết quả theo kỹ thuật mổ............................48



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Phân loại mức đợ lỗng xương trên thang điểm T-Score..................6
Hình 1.2. Giải phẫu khớp gối nhìn trước [24].................................................10
Hình 1.3. Tầm vận động khớp gối [24]...........................................................11
Hình 1.4. Mặt trước xương bánh chè [24].......................................................13
Hình 1.5. Mặt sau xương bánh chè [24]..........................................................13
Hình 1.6. Sơ đồ mạch máu cung cấp cho xương bánh chè.............................15
Hình 1.7. Phân loại gãy xương bánh chè theo AO..........................................18
Hình 1.8. Kỹ thuật ḅc vịng xung quanh chu vi xương bánh chè................21
Hình 1.9. Kỹ thuật buộc vịng Magnuson.......................................................22
Hình 1.10. Minh họa ngun lý cợt trụ của Pauwels......................................23
Hình 1.11. Kỹ thuật kết xương theo Schauwecker..........................................24
Hình 1.12. Kỹ thuật kết xương theo Lotke......................................................24
Hình 1.13. Kỹ thuật néo ép số 8 theo Weber và Muller..................................25
Hình 1.14: Phương pháp phẫu thuật sử dụng nẹp mảnh nhỏ hoặc nẹp mắt lưới
.........................................................................................................................26
Hình 1.15. Kỹ thuật lấy bỏ một phần xương bánh chè...................................27
Hình 2.1. Đường rạch da.................................................................................37
Hình 2.2. Bộc lộ ổ gãy....................................................................................37
Hình 2.3. Nắn chỉnh và kết hợp xương gãy....................................................38
Hình 2.4. Khâu phục hồi vết mổ.....................................................................39


1


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo luật người cao tuổi của Việt Nam năm 2009, người cao tuổi là
người từ đủ 60 tuổi trở lên[1]. Ở Việt Nam, tỷ lệ người đủ 60 tuổi trở lên tính
đến năm 2019 chiếm 11,9% (tăng từ 9,9% năm 2009) và là một trong những
nước được thống kê có tốc đợ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến
năm 2050 tỷ lệ này là 25%[2].
Ở người cao tuổi, đặc điểm gãy xương cũng có sự khác biệt với các
nhóm đối tượng khác với nguyên nhân thường gặp là do ngã, có nhiều bệnh lý
nợi khoa mạn tính đi kèm; tình trạng lỗng xương cao, có sự suy giảm đáng
kể về thể chất và tinh thần. Các yếu tố này vừa góp phần làm tăng nguy cơ
gãy xương ở NCT, vừa làm ảnh hưởng xấu đến quá trình liền xương và phục
hồi chức năng của xương gãy. Nếu điều trị không tốt sẽ tác động đến chức
năng vận động và khả sinh hoạt của NCT. Qua đó làm giảm chất lượng c̣c
sống của nhóm đối tượng này [3],[4],[5]
Gãy xương bánh chè là gãy nội khớp (trừ gãy cực dưới). Gãy xương
bánh chè chiếm khoảng 1% trong tổng số gãy xương. Trong đó, 40-45% gặp
ở người cao tuổi[6]. Một nghiên cứu của Seong-Eun Byun năm 2019 chỉ ra
rằng: tỷ lệ này tăng dần từ 26,1% giai đoạn 2003-2005 đến 43,6% giai đoạn
2015-2017, gặp nhiều ở nữ giới[7]. Gãy xương bánh chè ảnh hưởng trực tiếp
đến chức năng của khớp gối của bệnh nhân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và
tự chăm sóc của bản thân đặc biệt ở NCT.
Năm 1877, Cameron là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật gãy xương
bánh chè, tác giả dùng sợi dây bạc luồn qua các lỗ khoan xương để kết hợp
xương gãy [8]. Từ đó có nhiều cơng trình nghiên cứu được công bố và áp
dụng làm cho điều trị gãy xương bánh chè ngày càng tốt hơn. Trong đó, kỹ
thuật néo ép của nhóm AO do Weber và Muller [9], được mô tả năm 1963,


2


các tác giả cho rằng: đây là kỹ thuật kết hợp xương vững chắc, bệnh nhân
có thể tập luyện sớm sau mổ, kết quả phục hồi cơ năng khớp gối tốt.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu vào phương
pháp kết hợp xương và đánh giá kết quả điều trị gãy xương bánh chè mà
chưa đề cập đến chất lượng cuộc sống của NCT và các yếu tố ảnh hưởng với
nhóm đối tượng này sau gãy xương. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương bánh chè ở người
cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” với 02 mục tiêu như sau:
1.

Nhận xét đặc điểm người cao tuổi phẫu thuật kết hợp xương
bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 1/2020
đến tháng 12/2022.

2.

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật, phục hồi chức năng và chất
lượng cuộc sống ở người cao tuổi sau phẫu thuật kết hợp xương
bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Đặc điểm gãy xương ở người cao tuổi

1.1.1. Dịch tễ

Gãy xương rất thường gặp ở người cao tuổi, khoảng 1/3 tổng số bệnh
nhân gãy xương tḥc nhóm đối tượng này , cụ thể là 29% ở nam và 56% ở
nữ [10]. Theo nghiên cứu của Clement và cộng sự kéo dài 12 tháng trên 2335
bệnh nhân gãy xương người cao tuổi, gãy đầu trên xương đùi là thường gặp
nhất với 30.6%, tiếp đó là gãy đầu dưới xương quay (21.1%), gãy đầu trên
xương cánh tay (9.9%), gãy xương mắt cá (6.7%), gãy ngón tay (3.8%) và
gãy xương chậu (3.1%)[11].
Theo một nghiên cứu của Court-Brown và cộng sự được thực hiện tại
Scotland, cứ 100.000 người cao tuổi thì có tới 10.7 người bị gãy thân xương
đùi mỗi năm [10].
1.1.2. Nguyên nhân gãy xương ở người cao tuổi.
Nguyên nhân gãy xương ở người cao tuổi có thể do tai nạn giao thông,
tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt. Tuy nhiên, phần lớn gãy xương ở người
cao tuổi là do té ngã (tai nạn sinh hoạt – chấn thương năng lượng thấp). Cũng
theo Court-Brown, 90,8% gãy xương ở người cao tuổi là do ngã (82,6% ở
nam và 93,2% ở nữ) [10]. Phân tích cho thấy tỷ lệ té ngã cao hơn khi tuổi
ngày càng tăng ở cả nam và nữ.
Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy 7% số lần ngã ở người cao
tuổi dẫn đến gãy xương [12]. Người ta ước tính rằng mỗi năm, khoảng mợt
phần ba số người cao tuổi sẽ bị té ngã tại nhà so với 2/3 số người được chăm
sóc tại viện dưỡng lão [13].
Nghiên cứu năm 2020 của Nguyễn Hoàng Long, Vũ Minh Hải và cộng
sự nghiên cứu chứng sợ ngã, nhập viện sau ngã và ảnh hưởng của ngã đến
chất lượng của sống của người cao tuổi. 405 bệnh nhân được nghiên cứu cắt
ngang tại 7 Bệnh viện ở Thái Bình, Việt Nam. Tỷ lệ sợ ngã trong nghiên cứu


4

là 88,2%. Nâng cao kiến thức về phòng ngừa té ngã ở bệnh nhân và người

chăm sóc có thể làm giảm gánh nặng té ngã ở người lớn tuổi [5]. Theo tác giả,
lý do người cao tuổi dễ bị ngã là do sức khỏe giảm sút, cơ quan vận động suy
giảm chức năng (thối hóa khớp, viêm đa khớp, cơ teo yếu, rối loạn dáng
đi...), giảm đáp ứng với các tình huống xảy ra trong sinh hoạt, rối loạn thăng
bằng, sa sút trí ṭ, giảm thị lực, mắc mợt số bệnh mạn tính...Bên cạnh đó,
hậu quả của ngã ở người cao tuổi thường nghiêm trọng hơn nhiều so với
người trẻ, do vậy khi ngã, kể cả khi ngã rất bình thường cũng trở nên nguy
hiểm. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tàn phế ở người cao
tuổi [5]
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến gãy xương ở người cao tuổi
1.1.3.1.Các bệnh lý nội khoa mạn tính đi kèm
Tỷ lệ NCT ở Việt Nam mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc
nhiều bệnh đồng thời với tỷ lệ trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh. Theo
nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa trung ương, tăng huyết áp là bệnh phổ
biến với tỷ lệ mắc lên tới 45,6%, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là gần 10%. Bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính, cũng xuất hiện ở 12,6% NCT và tuổi càng cao thì tỷ
lệ này càng lớn. Bệnh về xương khớp phổ biến là thối hóa khớp (33,9%),
thấp khớp (9%) và loãng xương (10,4%). Các tình trạng sa sút về sức khỏe
đáng kể khác ở cả nam giới và nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường và
bệnh của đường tiêu hóa như loét dạ dày, viêm đại tràng, có tỷ lệ mắc tương
ứng là 15,4%, 9,7% và 10,2%. Về tinh thần, theo nghiên cứu tại một số địa
phương, tỷ lệ NCT gặp phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo lắng về c̣c sống
là 51%, buồn rầu là 40%, chán nản là 42% và mệt mỏi thường xuyên là
34%[3].
Năm 2012, Rohini K Hernandez và cộng sự thực hiện nghiên cứu bệnh
chứng từ năm 1988 đến 2008 giữa 2 nhóm đối tượng có gãy xương có biến


5


chứng( chậm liền, can lệch và khơng liền) và nhóm gãy xương khơng có biến
chứng với bệnh lý nền đi kèm. Kết quả, nhóm bệnh nhân gãy xương có biến
chứng có tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý nền cao hơn đáng kể với nhóm bệnh
nhân gãy xương khơng biến chứng, đặc biệt ở bệnh lý đái tháo đường và viêm
khớp dạng thấp với tỷ suất OR lần lượt là 2,3 và 1,6 [17].
Năm 2019, Vũ Minh Hải và cộng sự thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng
của các bệnh mạn tính với chất lượng c̣c sống liên quan đến sức khỏe ở
người cao tuổi sau ngã tại các Bệnh viện ở Việt Nam. 405 NCT tham gia
nghiên cứu, thực hiện trả lời bộ câu hỏi về CLCS EQ-5D-5L của Hiệp hội
khoa học Châu Âu, được xác định các bệnh mạn tính đi kèm bằng cách khám
và khai thác hồ sơ bệnh án. Trong đó, tuổi trung bình là 71,9 tuổi, 60% là nữ
giới, 75,6% có bệnh mạn tính đi kèm, bệnh phổ biến nhất là thối hóa
khớp(33,6%), tăng hút áp (33,1%), theo sau đó là bệnh cợt sống cổ và cột
sống thắt lưng (21,7%), bệnh tim mạch (12,6%), số lượng bệnh mạn tính đi
kèm càng nhiều càng ảnh hưởng đến chất lượng c̣c sống của NB, trên 3
bệnh mạn tính có tác đợng đáng kể với CLCS so với nhóm ít hơm 3 bệnh mạn
tính; BN đợt quỵ có điểm EQ5D thấp nhấp và cao nhất ở nhóm bị tăng huyết
áp[4].
Để tiên lượng khả năng PT ở NB có nhiều nguy cơ, Hiệp hội gây mê
Hoa kỳ (American Society of Anaesthesiologists) [18] chia nguy cơ trong PT
thành 6 mức độ:
+ ASA I: NB khoẻ mạnh, không bệnh kèm theo.
+ ASA II: NB mắc một bệnh nhẹ, không ảnh hưởng đến chức năng các
cơ quan trong cơ thể.
+ ASA III: NB mắc một bệnh nặng, ảnh hưởng đến chức năng các cơ
quan trong cơ thể.
+ ASA IV: NB mắc một bệnh nặng, thường xuyên đe dọa tính mạng,


6


gây suy sụp chức năng các cơ quan trong cơ thể.
+ ASA V: NB đang hấp hối, có thể tử vong trong 24 giờ, dù có phẫu
thuật hay khơng phẫu thuật.
+ ASA VI: chết não, có thể lấy cơ quan để ghép.
1.1.3.2. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương với đặc điểm độ
vững chắc của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Độ
vững chắc của xương phản ánh sự kết hợp của mật đợ chất khống và chất
lượng xương [19]. Chất lượng xương đánh giá bởi: cấu trúc xương, chu
chuyển xương, đợ khống hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ
bản của xương. Hiện nay, mật độ xương vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá
sớm nhất tình trạng loãng xương trên lâm sàng.
Qua các nghiên cứu tế bào học cho thấy mức độ thưa xương sinh lý có
khác nhau giữa hai giới nam và nữ. Ở nam, khối lượng xương bè giảm dần
đều đặn gần 27% trong khoảng thời gian từ 20-80 tuổi. Còn nữ giới mất
xương nhiều hơn (gần 40% trong cùng khoảng thời gian như nam giới), sau
đó tăng nhanh trong vịng 20 năm sau mãn kinh. Ở người cao tuổi có nguyên
nhân khác như ăn uống kém, hấp thu kém cũng làm giảm lượng calci cần cho
cơ thể, giảm chế độ tổng hợp vitamin D tại da do tiếp xúc ít với ánh mặt trời –
do lão hóa và sai lạc tổng hợp 1-25 dihydroxycholecalciferol (do giảm hoạt
động của 1α – hydroxylase tại thận). Chính yếu tố này dẫn đến sự tăng tiết
hormon cận giáp trạng, gây thiểu năng xương [19].
Tiêu chuẩn chẩn đốn lỗng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 1994 là đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo
phương pháp DEXA thể hiện bằng chỉ số T-Score
- T-score: là độ lệch giữa mật độ xương của đối tượng được đo so với
mật đợ xương trung bình của nhóm người trưởng thành trẻ tuổi và cùng giới.



7

Hình 1.1. Phân loại mức độ lỗng xương trên thang điểm T-Score
[19]
1.1.3.3. Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên, tình trạng gãy xương ở người cao tuổi còn
ảnh hưởng bởi mợt số ́u khác như: giới tính, tình trạng hút thuốc lá, tình
trạng uống rượu, tình trạng sử dụng thuốc, cơ chế chấn thương... Rohini K
Hernandez cũng chỉ ra trong nhóm bệnh nhân gãy xương có biến chứng có tỷ
lệ bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm Non-Steroid cao hơn đáng kể với
bệnh nhân gãy xương khơng có biến xương với tỷ suất OR =2,6, cùng với đó
tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn có ý nghĩa với biến chứng khơng liền xương, tỷ lệ
bệnh nhân có tai nạn giao thông cao hơn với biến chứng liền chậm với tỷ suất
OR lần lượt là 1,7 và 7,4[17].
1.1.4. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sau gãy xương
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa “Chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khỏe là những ảnh hưởng do một bệnh tật hoặc một rối loạn sức
khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ của cá nhân
đó”[20]. Ở NCT, ngồi vấn đề suy giảm về thể chất và tinh thần thì còn mắc
thêm ít nhất mợt bệnh lý đi kèm [3], đặc biệt với đối tượng NCT sau gãy
xương thì việc vận đợng và sinh hoạt có sự thay đổi, ảnh hưởng đáng kể đến
nhu cầu và chất lượng cuộc sống của người bệnh.


8

Năm 2017, J. O. Vedel và cộng sự thực hiện nghiên cứu đánh giá chất
lượng c̣c sống, tình trạng thối hóa khớp gối và chức năng đi lại của bệnh
nhân sau điều trị gãy xương bánh chè. Nghiên cứu thực hiện trên 49 bệnh
nhân ở Bệnh viện trường Đại học tại Đan Mạch từ năm 2006 đến năm 2009,

sử dụng bộ câu hỏi ED5Q-5L đánh giá CLCS và thang điểm KOOS đánh giá
kết quả chức năng khớp gối. Thời gian theo dõi trung bình 8,5 năm với tuổi
trung bình của nhóm nghiên cứu 53,9 tuổi; người cao tuổi nhất là 78 tuổi; chỉ
số ED5Q-5L trung bình là 0,741 thấp hơn đáng kể so với nhóm so sánh; khả
năng duỗi ở chi tổn thương kém hơn so với chi lành (p=0,011)[21].

1.2. Chẩn đoán và điều trị gãy xương bánh chè ở người cao tuổi
1.2.1. Giải phẫu khớp gối và xương bánh chè
1.2.1.1. Giải phẫu, chức năng khớp gối
*Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là một khớp phức hợp bao gồm 2 khớp:
+ Khớp của 2 lồi cầu xương đùi với 2 mâm chày.
+ Khớp của rãnh liên lồi cầu xương đùi với xương bánh chè
Khớp gối chia làm 3 phần: cấu trúc xương, cấu trúc phần mềm trong
khớp và cấu trúc phần mềm ngoài khớp [22],23.
- Cấu trúc xương.
+ Đầu dưới xương đùi: có 3 diện khớp là: Lồi cầu trong, lồi cầu ngồi
và diện bánh chè hay rịng rọc.
+ Đầu trên xương chày: Là hai diện khớp mâm chày trong và mâm
chầy ngoài để tiếp khớp với hai lồi cầu tương ứng.
+ Mặt sau xương bánh chè: Tiếp khớp với rãnh liên lồi cầu xương đùi.
- Cấu trúc phần mềm ngoài khớp.
+ Bao khớp:


9

Đi từ đầu dưới xương đùi đến đầu trên xương chày, ở đầu dưới xương
đùi bao khớp bám vào phía trên hai lồi cầu, hố gian lồi cầu và diện rịng rọc.
Ở đầu trên xương chày bám vào phía dưới hai diện khớp trên. Ở khoảng giữa

bao khớp bám vào rìa ngoài sụn chêm và các bờ của xương bánh chè.
+ Các dây chằng bên:
Dây chằng bên trong
Dây chằng bên ngoài
+ Các dây chằng trước gồm:
Dây chằng bánh chè (Ligamentun Patellac).
Mạc hãm bánh chè trong (Retinaculum patellac mediale).
Mạc hãm bánh chè ngồi (Retinaculum patellac laterale).
Ngồi ra cịn có cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ căng mạc đùi tăng cường.
+ Các dây chằng sau:
Dây chằng khoeo chéo
Dây chằng khoeo cung
- Cấu trúc phần mềm trong khớp.
Là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, đệm giữa các diện khớp của
lồi cầu xương đùi với lồi cầu xương chày là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
Hai sụn chêm nối với nhau bởi dây chằng ngang gối, hai đầu mỗi sụn lại bám
vào các gai xương chầy. Khi gấp khớp gối sụn chêm trượt từ sau ra trước, khi
duỗi khớp gối sụn chêm trượt từ trước ra sau.


10

Hình 1.2. Giải phẫu khớp gối nhìn trước [24]
*Chức năng khớp gối.
Khớp gối có hai đợ hoạt đợng là gấp - duỗi và xoay, nhưng động tác
xoay chỉ là phụ và thực hiện được khi khớp gối gấp.
- Gấp - duỗi.
Đây là cử đợng chính của khớp gối. Khi gấp có hai đợng tác: Lăn và
trượt
Đợng tác trượt xảy ra ở trong khớp dưới (khớp chêm - chầy) và động tác

lăn ở trong khớp trên (khớp đùi - chêm). Khi gấp cẳng chân, sụn chêm trượt
trên mâm chầy từ sau ra trước, trong khi ấy lồi cầu lăn trong khớp trên. Khi
duỗi mạnh quá, như trong đá bóng quá mạnh, xương đùi sẽ đè nát sụn chêm,
vì sụn này không trượt kịp ra sau. Thực tiễn cho thấy:
00 duỗi và 650 gấp tối thiểu để cần thiết có dáng đi bình thường
750 gấp để đi lên thang gác.
900 gấp để xuống thang gác.
1100 gấp để đi xe đạp, xe máy.
Tầm vận động khớp gối bình thường là: Gấp 1400 /duỗi 00.


11

Hình 1.3. Tầm vận động khớp gối [24]
- Xoay
Xoay chỉ thực hiện được khi khớp gối gấp khoảng 25 0 thì có thể xoay
ngồi được 400, xoay trong được 300.
1.2.1.2. Giải phẫu, chức năng xương bánh chè
* Giải phẫu xương bánh chè
Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất của cơ thể, xương nằm ở mặt
trước của khớp gối ngay dưới da và trong gân cơ tứ đầu đùi. Nhân cốt hóa của
xương bánh chè thường xuất hiện lúc 2 - 3 tuổi, nhưng cũng có thể ṃn hơn
đến 6 tuổi.
Xương bánh chè có hình hơi tam giác với hai mặt: mặt sụn ở phía sau,
mặt xương ở trước, ba bờ là bờ trên, bờ trong, bờ ngoài và đỉnh quay xuống
dưới. Xương bánh chè có kích thước: chiều cao mặt trước 4,5cm, chiều cao
mặt sau 3,5cm và chiều dầy là 1,5cm. Bờ trên của xương bánh chè là nơi bám
tận của bốn bó cơ tứ đầu đùi. 2/3 trên của hai bờ xương bánh chè có cân cánh
bên trong và cân cánh bên ngoài bánh chè bám vào. Sự cân bằng của hai cân
cánh bên này giữ cho xương bánh chè khơng bị trượt vào trong hay ra ngồi.

Mợt lớp mỏng gân cơ tứ đầu phủ lên mặt trước của xương bánh chè được gọi
là lớp cân xơ trước bánh chè, tập trung lại ở cực dưới xương bánh chè và hình
thành dây chằng bánh chè rồi bám tận vào lồi củ trước xương chầy. Việc đánh



×