Tải bản đầy đủ (.doc) (280 trang)

QUYEN TRE EM Ơ DIEN BIEN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 280 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
Họ và tên: Đỗ Phương Trang
Lớp: 9A1.
Trường THCS Trần Can – Thành Phố Điện Biên Phủ
Tìm hiểu và viết bài về tình hình địa phương (Quyền trẻ em).
ĐBP - Trẻ em chưa được bảo vệ, chăm sóc và tạo
điều kiện phát triển toàn diện… xuất phát từ sự
bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế và
các dịch vụ khác. Để bảo vệ trẻ em cần phải xây
dựng môi trường an toàn cho trẻ: an toàn từ gia
đình cho tới xã, phường và cộng đồng.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Đúng vậy trẻ em là tương lai của dân tộc, của đất nước. Trẻ em sinh ra cần được
chăm sóc và bảo vệ từ gia đinh, của cộng đồng xã hội thì mới có thể phát triển về trí
tuệ, thể chất lẫn tính thần. Nhưng thực trạng hiện nay vẫn còn nhiều trẻ em chưa được
sự quan tâm chăm sóc bảo vệ, một số trẻ em còn bị ngược đãi từ phía gia đình, vẫn
còn tình trạng lạm dụng sức lao động của trẻ em, xâm hại, bạo hành trẻ em, không có
điểm vui chơi cho trẻ
Bảo vệ trẻ em cần một loạt các vấn đề và hoạt động như chăm sóc trẻ em cần sự
bảo vệ đặc biệt, nhận thức và phòng chống HIV/AIDS, kiểm soát lao động trẻ em,
đăng ký khai sinh và phòng chống lạm dụng buôn bán trẻ em. Theo đánh giá của Quỹ
Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), thách thức quan trọng trong vấn đề bảo vệ trẻ em
ở Việt Nam nói chung và Điện Biên nói riêng là thiếu vắng một hệ thống bảo vệ xã hội
đủ mạnh và hiệu quả, thiếu các dịch vụ xã hội chuyên nghiệp đủ năng lực để đáp ứng
cho trẻ em dễ bị tổn thương.
1
Làng trẻ SOS Điện Biên Phủ - nơi nuôi
dưỡng chăm sóc các trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên.
Qua khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh cho thấy: trẻ em, đặc biệt là trẻ em nữ, dân


tộc thiểu số, sinh sống ở vùng cao, biên giới chịu rất nhiều thiệt thòi và chưa được
sống trong môi trường an toàn. Chỉ có 12% trẻ em đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh
được nhận sự trợ cấp của Nhà nước. Theo bà Phạm Thị Vịnh, Phó Giám đốc Sở LĐ-
TB&XH, trước đây thực hiện Nghị định 67 về bảo trợ xã hội, thì chỉ những trẻ em tàn
tật, mồ côi thuộc hộ nghèo mới được nhận trợ cấp. Song mới đây, Chính phủ đã có
Nghị định 13 sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp xã
hội, trong đó những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mồ côi, khuyết tật, trẻ em
nhiễm HIV ) không thuộc diện hộ nghèo cũng được nhận trợ cấp. Tuy nhiên, để
những trẻ em này được hưởng quyền lợi thì cấp xã, phường và từng thôn, bản phải rà
soát, thống kê và xác nhận, lập danh sách gửi lên cơ quan chức năng.
Điện Biên là một trong những tỉnh được UNICEF tài trợ thực hiện dự án Bạn
hữu trẻ em nhằm thí điểm xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Trên cơ sở khảo sát
thực tế các lĩnh vực, các ngành, các cấp và chính quyền địa phương phối hợp với dự án
xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, triển khai các hợp phần, lĩnh vực phù hợp,
cần thiết nhất cho trẻ em ở các xã thuộc dự án. Thực hiện dự án, Điện Biên có 10 xã
thuộc 3 huyện: Điện Biên Đông, Mường Chà và Tuần Giáo được thụ hưởng. Cả 10 xã
triển khai dự án đều có điểm chung là tỷ lệ bỏ học, tảo hôn đặc biệt ở trẻ em gái rất
lớn; trẻ em phải lao động sớm, bị lạm dụng tình dục và trẻ em mồ côi, khuyết tật chưa
được quan tâm và có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Vì vậy, từ năm 2007 đến nay,
Dự án đã mở nhiều lớp tập huấn dành cho cán bộ xã, giáo viên và cả phụ huynh nhằm
tăng cường năng lực cán bộ địa phương và xây dựng các mô hình dịch vụ xã hội lồng
ghép thân thiện, an toàn với trẻ em. Trong số những hợp phần, lĩnh vực hoạt động của
dự án, mạng lưới bảo vệ trẻ em là một lĩnh vực tương đối mới và rất cần thiết để có thể
tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ.
Nguyên tắc chung trong xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em là tạo môi
trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em, để tất cả trẻ em đều có sự khởi đầu tốt đẹp
nhất trong cuộc sống, có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và
nhân cách. Các mô hình ngôi nhà an toàn cho trẻ, cộng đồng an toàn đối với trẻ em đã
được triển khai tại các xã dự án, tạo điều kiện để trẻ em được chăm sóc chu đáo, đồng
2

thời góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc quan tâm tới trẻ em. Qua
kiểm tra thực tế tại các xã này, bà Phạm Thị Vịnh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho
biết: Việc triển khai dự án đã có hiệu quả thiết thực trong xây dựng môi trường an
toàn, phù hợp với trẻ em. Nhiều trường học đã có cảnh quan đẹp, thân thiện và an toàn
với trẻ; nhận thức của người dân và chính quyền cơ sở đã được nâng lên trong vấn đề
quan tâm tới trẻ em, thực hiện các quyền lợi của trẻ em, đặc biệt là quyền được đi học,
được chăm sóc sức khỏe…
Tuy vậy, để việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em được nhân rộng và có
hiệu quả lâu dài cần phải thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án để có sự đầu
tư hợp lý và quan tâm thích đáng của cộng đồng xã hội. Một trong những chương trình
có thể lồng ghép hiệu quả hiện nay chính là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”. Khi thực hiện những tiêu chí của phong trào này gắn liền với việc
tạo môi trường an toàn cho trẻ, như: chống xâm hại, bạo hành trẻ em, không bóc lột
lao động trẻ em, tạo điểm vui chơi cho trẻ… Hơn hết, trách nhiệm bảo vệ trẻ em do
nhiều ngành, nhiều cơ quan cùng thực hiện nên việc dành ngân sách cho các mục tiêu
vì trẻ em phải được tính toán, phân bổ vào ngân sách hàng năm cho phát triển KT-XH
tại các địa phương.
Tóm lại: vì tương lai của dân tộc vì sự phát triển phồn vinh của đất nước, chúng
ta hãy cùng chung tay, góp sức xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh, cho trẻ
em trên khắc đất nước Việt Nam nói chung cũng như trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
không nơi nương tựa, chưa được bảo vệ, chăm sóc nói riêng.

3
PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG HỌC ĐƯỜNG
1. Ma túy là gì? Và có bao nhiêu loại đang lưu hành?
- Ma túy nếu tách ra từng từ “ma” và “túy” thì có nghĩa là “tê liệt” và “say sưa”.
Nói một cách khác bất kỳ chất nào khi dùng nó, người sử dụng có trạng thái hưng
phấn và bị lệ thuộc vào chúng hay còn gọi là “nghiện”, cuối cùng bị tê liệt ý chí, hủy
hoại cơ thể, đó là ma túy.
Tạm thời có thể chia ma túy thành 3 nhóm:

- Ma túy thiên nhiên: Thuốc phiện, Cần sa (bồ đà)
- Ma túy bán tổng hợp: Heroin
- Ma túy tổng hợp (Hóa học): Ecstasy (thuốc lắc)
Cùng với hàng trăm loại tân dược có khả năng gây nghiện nếu tùy tiện sử
dụng (không có sự hướng dẫn của bác sĩ). Hiện không ít thanh thiếu niên (TTN)
nghiện ma túy là tân dược: Morphine, Immenoctal, Seconal, Diazepam, Seduxen
2. Nguyên nhân nào đưa các em TTN vào con đường nghiện ngập?
Tuổi TTN là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất lớn và luôn ở tâm trạng tìm tòi,
khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn
bè rất dễ tác động đến các em. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em
có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình”
trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát
triển trí lực, thể lực.
Ngược lại khi các em không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình
cảm này sẽ phá vỡ ước mơ với suy nghĩ vô tư trong sáng trẻ thơ. Điểm bị xâm hại
đầu tiên là mất thăng bằng trong học tập → nguy cơ bỏ học xuất hiện → đi tìm nơi
gởi gấm nương tựa → sẽ gặp bạn đồng cảm. Tất nhiên nhóm bạn này có chung những
điểm tương đồng: ngại học tập – ưu tư - trầm uất - thiếu tự tin - sự gặp gỡ từ đồng
cảm này khó tránh khỏi quan hệ tình dục sớm. Từ đây một chấn động (tinh thần) vừa
và rất lớn xuất hiện. Nếu không ngăn chặn kịp thời các em dễ buông xuôi phó mặc và
lao vào cuộc chơi với quỹ thời gian quá dư thừa. Các em rơi vào tầm ngắm của bọn
4
xấu tình dục và ma túy với vô số ngõ ngách vồ lấy các em từ sự nông nổi buồn chán
nhưng không chịu thua thiệt của các em. Giờ thì việc tìm tòi khẳng định chỉ là con
đường sành điệu trong ăn chơi.
Những đồng cảm đáng ngại ấy là:
- Hụt hẫng tình cảm đối với gia đình - Nhầm lẫn tình cảm với tình yêu →
Quan hệ tình dục sớm → Hối hận, cảm giác tội lỗi → Không còn khả năng học tập →
Bỏ - Trốn học.
- Chạy trốn thực tại cuộc sống - Vội vã khẳng định mình.

- Chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng thực dụng từ thông tin lệch lạc của bạn bè, bị
mê hoặc kiểu cách “sành điệu”.
- Dễ thách thức xã hội, chống đối cha mẹ.
3. Vì sao sử dụng ma túy lại bị nghiện?
- Nếu vô tình ăn uống, hút phải ma túy mà không biết thì không thể nghiện.
Chỉ khi chính người dùng nó muốn biết cảm giác do ma túy tạo ra và chủ động sử
dụng nhiều lần thì mới trở nên lệ thuộc vào ma túy, nói cách khác là đã nghiện.
- Lệ thuộc ma túy (nghiện ma túy): có hai hướng cùng tác động trong con người
nghiện:
Lệ thuộc về cơ thể (sinh học): không có ma túy sẽ trở nên bứt rứt khó chịu, uể
oải, đau nhức.
· Về tinh thần: trở nên trống vắng, buồn chán, bi quan, bên cạnh đó, dư hương sự
hưng phấn, ảo ảnh đẹp về cảm giác ma túy luôn hiện về và thôi thức (mãnh liệt) phải
đến với nó.
4. Dấu hiệu nào giúp nhận biết một người nghiện ma túy?
- Sa sút trong học tập nhanh chóng. Bài vở không ghi đầy đủ, sách tập trở nên bê
bối khác thường, có hiện tượng ngăn cản phụ huynh liên lạc nhà trường.
- Trầm tư – khi cáu gắt, bất cập vội vã, đặc biệt rất ngại khi bị kiểm tra vì
không lý giải được việc sử dụng quỹ thời gian hàng ngày.
- Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có dấu hiệu biệt lập với người thân – không
thiết tha với các loại hình sinh hoạt cộng đồng tập thể, mất hứng thú với thể thao, báo
chí.
5
- Ăn uống thất thường, hay về trễ sau 23 giờ, thường tìm kiếm đồ đạc sau khi
đi về và thường lui tới những tụ điểm quán xá không dành cho học trò. Sáng dậy rất
trễ, vệ sinh cá nhân lâu khác thường (do táo bón - tiểu gắt). Dần dần da mặt không
còn trong sáng, hồng hào. Nhìn kỹ đồng tử (con ngươi) khi giãn to, khi teo nhỏ.
- Xuất hiện một trong vài cố tật: cắn móng tay sát phao tay, cạo mặt thỉnh
thoảng để lộ dấu cắt da, rái tay, nặn mụn, cầm một vật mân mê như không chủ định
(các biểu hiện này sau khi đi về, đã no thuốc= “phê”).

5. Những tác hại do ma túy gây ra:
- Những biểu hiện trên (phần 5) là do di chứng ức chế hệ thần kinh gây ra sau khi
sử dụng ma túy.
- Ma túy trực tiếp tác động hệ thần kinh trung ương, nếu sử dụng lâu dài sẽ
dẫn đến mất trí nhớ, suy sụp ý chí, mất phương hướng, thậm chí bị rối loạn tâm thần.
- Ma túy gây rối loạn hệ bài tiết, hệ tiêu hóa.
- Ma túy khi vào trong máu sẽ có một phần không thải được tích tụ ở gan dẫn
đến xơ gan, sưng lách, dễ bị teo tĩnh mạch.
- Nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, sử dụng lâu năm có
thể bị liệt dương, vô sinh.
6. Việc chữa trị cho người nghiện như thế nào?
Trước hết, cần biết rằng người nghiện cùng lúc mang trong người ít nhất hai thứ
bệnh: bệnh lệch lạc đạo đức, sa sút nhân cách, mất phương hướng trong cuộc sống và
bệnh thèm nhớ cảm giác do ma túy tạo ra, còn cơ thể lệ thuộc chất gây nghiện chỉ là
cái cớ để họ đi mãi trong vòng xoáy của ma túy.
Do vậy, việc chữa trị cho người nghiện vừa phức tạp nhưng cũng vừa đơn
giản:
Phức tạp vì:
- Đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của người nghiện, bởi họ phải vượt qua chính
họ trong khi họ rất yếu đuối dễ dãi cho chính mình - tự lừa dối mình, vừa thù ghét ma
túy, vừa tôn thờ ma túy.
- Họ không còn được sự nhìn nhận cuộc sống tích cực như bao người bình
thường khác.
6
- Họ bị tha hóa bởi nhóm bạn nghiện, môi trường tiếp xúc hàng ngày.
- Họ vốn dĩ đã yếu đuối, sai lệch lại càng sa sút theo những năm tháng nghiện
(vì khởi đầu tuổi nghiện thường 14 – 15 = lớp 6, lớp 7).
- Việc chữa trị cho người nghiện cần chuyên biệt hóa, cá biệt trong thời gian
dài, đây là giai đoạn tác động, hồi phục đạo đức, nhân cách. Trong khi đó tính kiên
nhẫn, sức chịu đựng của họ không cao, chưa kể họ bị suy sụp đạo đức đáng kể.

Đơn giản bởi:
- Trên 95% người nghiện đều sợ và muốn bỏ ma túy.
- Cắt cơn nghiện tương đối đơn giản nếu người nghiện và thân nhân họ đã sẵn
sàng, có thể thực hiện tại gia đình mà người nghèo cũng có thể làm được dưới sự
hướng dẫn của thầy thuốc và nhà chuyên môn.
- Cần lưu ý: cắt cơn nghiện nghĩa là giúp người nghiện thoát khỏi sự đói ma
túy, khỏi cơn đau ma túy, thật ra chỉ là bước khởi đầu của quá trình cai nghiện. Bước
tiếp sau cắt cơn nghiện, là giai đoạn tiếp tục điều trị duy trì để chống tái nghiện, giai
đoạn này đòi hỏi người nghiện và người đứng ra điều trị phải thật quyết tâm, kiên
nhẫn, tạm gọi là tiến trình tác động phục hồi tâm lý, điều chỉnh những suy nghĩ lệch
lạc. Mục tiêu phải đạt được là làm cho người nghiện quên cảm giác của ma túy bằng
việc thay thế bằng một đam mê mới lành mạnh, yêu thương cuộc sống này, gắn liền
với thân nhân người nghiện và gia đình họ trên cơ sở năng lực họ có thể thực hành
được qua việc đọc, học, chơi và làm việc. Đây là những việc làm đòi hỏi người tham
gia có những kỹ năng chuyên môn về tư vấn tâm lý nhất định, và đây chính là những
tác động “chống tái nghiện”.
- Lưu ý khác: người nghiện có thể chủ quan và tái nghiện với suy nghĩ cai nghiện
(cắt cơn) đơn giản và kích thích việc sử dụng lại ma túy, khi không muốn nữa thì cai
vì cai dễ dàng không tốn kém, đây là suy nghĩ bệnh hoạn dễ xuất hiện trong cơn thèm
nhớ ma túy.
7. Vậy chúng ta cần làm gì để các em tránh xa ma túy?
Ngoài việc cần lưu ý các tình huống đẩy trẻ đến với ma túy, gia đình và nhà trường
cần lưu ý:
7
- Trẻ TTN kể cả thành niên rất cần hơi ấm gia đình và những lời động viên,
khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với trẻ để giúp trẻ thêm tự tin rằng mình có nơi
nương tựa vững vàng.
- Thầy cô, nhất là ba mẹ có thể làm tổn thương trẻ khi giáo dục áp đặt quá
nhiều mà thiếu sự yểm trợ tinh thần. Ba mẹ thường cho rằng trẻ là sản phẩm của
mình, mình có quyền đặt để. Nên cho trẻ cơ hội phát triển suy nghĩ, bộc lộ ước mơ,

khó khăn với ba mẹ và thầy cô.
- Giúp trẻ phát huy tính tranh đua học tập, và khả năng tự khẳng định mình
bằng những hoạt động tích cực, độc lập, đồng thời âm thầm yểm trợ giám sát các em
từ phía sau.
- Ba mẹ nên có qui ước để các em rèn luyện, tránh chìu chuộng quá mức. Cần
giúp các em có trách nhiệm với chính mình và gia đình, ví dụ các em đòi xe gắn máy
đắt tiền, ba mẹ lại yêu cầu thi đậu sẽ mua, mà không cho các em thấy thi đậu là việc
phải hoàn thành nghĩa vụ là con, học trò và không đi xe đắt tiền là hành vi tiết kiệm,
đỡ đần ba mẹ, (tất nhiên ba mẹ phải gương mẫu).
- Nên trang bị kiến thức về tình dục và ma túy cho các em trong dịp thuận lợi
một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, không rao giảng. Giúp các em xử lý một số tình huống
giả định thường xảy ra ở tuổi học trò về tình bạn, sự ngộ nhận, đổ vỡ, hụt hẫng

Người làm
Đỗ Phương Trang
8
BẾN QUÊ
Nguyễn Minh Châu
I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả, tác phẩm:
a) Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)
- Quê Quỳnh Lan – Nghệ An
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, sau đó trở thành nhà văn quân đội.
- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính.
Truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh.
b) Tác phẩm
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.

Truyện có ý nghĩa triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con
người.
2. Đọc – tìm hiểu chú thích:
a) Đọc văn bản.
b) Tìm hiểu chú thích
3. Tóm tắt truyện
- Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giườ bệnh bởi
một căn bệnh hiểm nghèo – đến nỗi không tự dịch chuyển được vài phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa
sổ.
- Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc- một vẻ đẹp bình dị mà hết
sức quyến rũ.
Nhận được sự chăm sóc ân cần của vợ, Nhĩ mới cảm nhận được sự vất vả, tần tảo- tình yêu và đức hy sinh
thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi và trở
nên xa vời với anh. Nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lý của đời người (con người
trên đời người không tránh khỏi những khó khăn trắc trở - con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới
cảm nhận hết được những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ) giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân
hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được.
4. Tìm hiểu tình huống truyện
Hai tình huống cơ bản:
+ Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh
+ Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi ven sông và người thân.
Tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời:
cuộc sống và số phận của một con người chứa đầy những sự bất thường – nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra
ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta.
- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người, con
người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình – vẻ đẹp của cuộc
sống êm đềm bình lặng của người thân yêu – thì có khi phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời ta mới thấm thía
và cảm nhận được.
9
II. Đọc – hiểu văn bản

1. Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
- Khung cảnh thiên nhiên có chiều sâu rộng, từ những bông bằng lăng phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng
màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời bãi bồi bên kia sông.
Nhĩ cảm nhận cảnh vật bằng cảm xúc tinh tế - không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi
nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ. Lần đầu tiên anh cảm nhận tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Cảm nhận của Nhĩ về người thân:
Trong hoàn cảnh bệnh tật lâu dài, mọi sự chăm sóc đều nhờ vào vợ con. Buổi sáng hôm đó, bằng trực giác,
Nhĩ đã hiểu thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa.
Nhĩ cảm nhận lần đầu tiên về sự vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó và sự âu yếm yêu thương của vợ
anh .
- Cảm nhận về người vợ:
+ Những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai chồng.
+ Liên đang mặc tấm áo vá…
“ Suốt đời anh làm em khổ tâm… Mà em cứ nín thinh…” “có hề sao đâu”.
Đoạn văn diễn tả sự thấu hiểu và biết ơn sâu sắc của Nhĩ với vợ:
“Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia – tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo
và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa – và cũng chính nhờ vào điều đó mà sau nhiều tháng bôn tẩu tìm kiếm
…, Nhĩ đã thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
-Cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm hồn con người, về cách viết rất
tài hoa của Nguyễn Minh Châu.
- Người cha khao khát được khám phá vẻ đẹp cuộc sống của bãi bồi bên kia sông – một vẻ đẹp vô cùng tươi
mới – thân thuộc nhưng với hoàn cảnh của anh lúc này đặt chân đến được là điều không thể - khát khao ấy
xâm chiếm tâm hồn anh mãnh liệt nhưng vì không thể thực hiện nên khó diễn tả thành lời cho đứa con trai
còn ít tuổi – chưa có những trải nghiệm như anh hiểu nổi.
- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng đầu thu- cũng là lúc Nhĩ nhận ra mình sắp phải
từ giã cõi đời.Muốn đặt chân lên bãi bồi bên kia sông:
- Những giá trị bình thường bị người ta lãng quên – bỏ qua lúc tuổi trẻ - khi những ham muốn xa vời đang
lôi cuốn con người tìm đến. Sự nhận thức này chỉ đến với người ta ở cái thái độ đã từng trải. Với Nhĩ đó là
lúc cuối đời, bởi thế đó là sự thức tỉnh xen lẫn niềm ân hận và nỗi xót xa.
- Không thể thực hiện được cái mình khát khao – Nhĩ phải nhờ đến người con trai- nhưng vì không thể giải

thích cho nó hiểu – nên trên đường đi cậu bé đã sa vào trò chơi hấp dẫn nó gặp bên đường (Bởi đứa con
không hiểu được ước muốn của người cha đề rồi lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày, nó nhận lời
một cách miễn cưỡng)
* Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai – sự chiêm nghiệm của anh về quy luật của đời người:
Con người ở trên đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình.
- Khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này Nhĩ đã thu hết tâm lực dồn vào cử chỉ có vẻ kì
quặc “anh đang cố…” Ý như khẩn thiết ra hiệu một người nào đó – hành động này có thể hiểu anh đang
nôn nóng thúc giục cậu con trai anh mau kẻo lỡ đò.
Hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn:
+ Muốn thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời – để dứt
ra khỏi nó – để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững.
Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng – một loại nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu giai đoạn sau 1975 – nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát suy ngẫm – triết lí về cuộc
đời con người nhưng nhân vật không là cái loa phát ngôn cho tác giả - những chiêm nghiệm triết lí đã được
chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn
cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lí.
2. Tìm hiểu một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện: sáng tạo những hình ảnh có ý
nghĩa biểu tượng
Hình ảnh biểu tượng thường có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng qua hình ảnh.
Một số hình ảnh mang nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh bãi bồi ven sông và toàn bộ khung cảnh: Vẻ đẹp của đời sống vừa bình dị vừa thân thuộc – hình
ảnh của quê hương xứ sở của mỗi người.
- Hình ảnh bờ sông bên này bị sụt lở:
10
“tiếng những tảng đất lở bên này sông…đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng. Bông hoa bằng lăng
cuối thu sắc tím đậm hơn”: sự sống của nhân vật Nhĩ đã vào những ngày cuối tuần.
- Người con trai sà vào trò chơi đám cờ thế gợi ra những điều mà Nhĩ cho là vòng vèo, chùng chình không
tránh khỏi.
- Hành động của Nhĩ có vẻ khác thường ở cuối truyện: đu mình nhô người ra ngoài giơ một cánh tay gầy
guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó: phải thoát ra, dứt

ra khỏi sự chùng chình để hướng tới giá trị đích thực, giản dị mà bền vững.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Sự miêu tả tâm lý tinh tế.
- Cách sử dụng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng.
- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.
- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
2. Nội dung
Truyện ngắn Bến quê đã thể hiện những suy ngẫm trải nghiệm của nhà văn về cuộc sống và thức tỉnh sự
trân trọng đối với vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương.
Ngu ?n từ: � />Chau.daimo#ixzz1Jt5A3IjY
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Trích)
(Lê Minh Khuê)
I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả:
Lê Minh Khuê sinh năm 1949
- Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
- Là Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ.
- Viết văn từ những năm 70.
Là cây bút truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc đặc biệt là khi viết về phụ nữ.
- Đề tài trước 1975: Đều viết về cuộc sống chiền đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến
đường Trường Sơn, gây được chú ý của bạn đọc.
- Sau 1975: Những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống – đề cập nhiều vấn
đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đởi mới mạnh mẽ.
b) Tác phẩm:
Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.
* Xuất xứ: Viết năm 1971 – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
- Đây là một truyện ngắn được viết ngay trong thời kì chiến tranh nên không tránh khỏi những hạn chế
trong cách phản ánh hiện thực và con người. Tác phẩm này thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn,

tư tưởng và những tác phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước được
nhìn nhận theo khuynh hướng sử thi.
Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
những năm kháng chiến chống Mĩ.
Đây là một trong những đề tài của nhiều tác phẩm thơ truyện – ca khúc thời kháng chiến chống Mĩ:
- Đường Trường Sơn. Những cô gái Thanh niên xung phong. Anh bộ đội lái xe.
11
Tiêu biểu là những bài thơ của: Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Minh Châu (Truyện ngắn “Mảnh
trăng cuối rừng”).
* Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất thông qua lời kể của nhân vật chính. Lựa chọn ngôi kể này, nhà văn đã tạo được thuận lợi
để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp trong
sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong.
* Đọc
* Tóm tắt truyện: (SGV 150 - 151)
- Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường
Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định – Nho – Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút).
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom – đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra –
đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom.
- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm – tách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn
có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.
- Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định – nhân vật chính – cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn
nhiên luôn nhớ những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu.
- Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong 1 lần phá bom – Nho bị
thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người.
2. Chú thích
II. Đọc – hiểu truyện
1. Những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường
- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm – ác liệt – gian khổ - khó khăn.
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều

bom đạn – nguy hiểm – ác liệt.
+ Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
+ Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
+ Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy…
+ Một vài thùng xăng – ô tô méo mó han gỉ.
- Công việc:
+ Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom
+ Đếm – phá bom chưa nổ.
+ Những công việc mạo hiểm với cái chết – khó khăn – gian khổ.
+ Luôn căng thẳng thần kinh.
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh.
- Chúng tôi bị bom vùi luôn.
- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười: Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – “Những
con quỉ mắt đen”.
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ.
- Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom
chưa nổ.
- Thời tiết nóng bức: trên 30˚.
Xong việc thở phào, chạy về hang
Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng.
- Dễ vui và cũng dễ trầm tư
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay ở trên chiến trường.
- Nho thích thêu thùa.
- Chị Thao chăm chép bài hát.
- Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát.
* Họ cũng có những nét cá tính riêng.
- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự
tính về tương lai- có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ.

Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
- Quê hương của họ: Họ là những cô gái còn rất trẻ đến từ Hà Nội – là thanh niên xung phong.
12
+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.
+ Dũng cảm.
+ Tình đồng đội gắn bó.
2. Nét tính cách riêng của mỗi người.
a) Nhân vật Phương Định
Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường.
- Từ một cô gái thành phố vào chiến trường
- Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong
những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
- Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội – nó vừa là niềm khao khát, vừa
làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
+ Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên – êm đềm bên mẹ.
+ Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp.
Ngu ?n từ: � />Le-Minh-Khue.daimo#ixzz1Jt6Vj2O3
RÔ-BIN-xƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Đi-phô)
I . Tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả
Đi-phô (1660 - 1731) là nhà văn nổi tiếng ở Anh.
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1719, dưới hình thức tự truyện.
- Đoạn trích kể về Rô-bin-xơn sống một mình ở đảo hoang khoảng 15 năm.
3. Đọc – tìm bố cục
a. Đọc
b. Bố cục:
4 phần.
- Phần 1: Mở bài

- Phần 2: Trang phục của Rô-bin-xơn
- Phần 3: Trang bị của Rô-bin-xơn
- Phần 4: Diện mạo của Rô-bin-xơn
So với các phần khác, phần 4 ngắn hơn do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất, chỉ kể những gì nhìn thấy
được, nên phần 4 nói ít về diện mạo và nói sau, do người kể muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kì khôi
của mình là chính.
II. Đọc – hiểu văn bản
Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn
- Trang phục (Kì quặc, kì dị, kì quái, lạ lùng, lố lăng và nực cười)
+ Mũ: Làm bằng da dê.
13
+ Áo: Bằng da dê dài chừng hai bắp đùi
+ Quần loe bằng da dê
+ Tự tạo đôi ủng
- Trang bị:
+ Thắt lưng, cưa, rìu con, túi đựng thuốc.
+ Đạn, dù, súng.
- Diện mạo:
+ Không đến nỗi đen cháy.
+ Râu ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo.
Khi khắc hoạ bức chân dung của mình, Rô-bin-xơn không hề tỏ ra than phiền, đau khổ. Qua đó chứng tỏ
một tinh thần rất lạc quan.
Mặc dù cuộc sống vô cùng khó khăn song Rô-bin-xơn vẫn bất chấp gian khổ, lạc quan, yêu đời.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: Ngôn ngữ kể chuyện với giọng điệu hài hước.
2. Nội dung: Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang.
Ngu ?n từ: � />hoang.daimo#ixzz1Jt8cy8V0
Bài làm
1. Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của một "binh chủng" đặc
biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng

thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom,
bảo đảm cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Viết
về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong - bởi chiếm số đông trong lực
lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân
thực, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông - Trường
Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi
(Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy) Truyện ngắn
Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động vào loại
hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời.
2. Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh
niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném
bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá
bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy
bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc
sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những
niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu
thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
Cũng như nhiều tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, truyện Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi
bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng
điều gì làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này, và cũng là đóng góp riêng của tác giả? Theo tôi, đó
là nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lý nhân vật.
3. Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật
chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến
tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo
thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Nhưng lựa chọn cách
trần thuật này cũng là một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của
mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng tôi trong truyện. Tác giả Lê Minh Khuê có thể làm
được điều đó, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng
sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là

mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự
kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi, đó là kiểu cốt truyện tâm lý. Riêng
ở phần cuối, truyện được kể tập trung vào sự kiện một lần phá bom của tổ trinh sát, rồi Nho bị thương, và
14
đoạn kết là cảnh các cô gái hồn nhiên, háo hức trước một cơn mưa đá đến bất chợt giữa vùng trọng điểm.
Thống nhất với sự lựa chọn vai kể như trên, truyện đã có một thứ ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với
nhân vật. Truyện thường dùng các câu ngắn, loại câu kể xen với câu tả và cách diễn đạt rất gần với khẩu
ngữ. Ví dụ đây là lời nhân vật Phương Định kể về công việc của các cô: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm
cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích
đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết
đã được các cô gái cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha một chút hóm
hỉnh, nhưng vẫn rất tự nhiên, không hề lên gân, cao giọng. Đấy đúng là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến
trường. Chúng ta nhớ đến chi tiết về cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật: Em ở Thạch Kim
sao lại đùa anh nói là Thạch Nhọn Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn.
4. Truyện có ba nhân vật: Phương Định, Nho và Thao. Ba cô gái có nhiều nét giống nhau và họ là một tập
thể nhỏ rất gắn bó, yêu thương nhau. Nhưng mỗi nhân vật vẫn là một cá tính, và đó chính là thành công
của tác giả trong xây dựng nhân vật.
Ba cô gái từ những miền quê khác nhau đến với con đường Trường Sơn, tại một vùng trọng điểm ác liệt và
ở họ đều hình thành những phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: Tinh thần trách
nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét
chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng
thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị
Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). Trong ba người
thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên
những mơ ước và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, chỉ
huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa. Phương Định là nhân vật
kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của truyện. Ở nơi trọng điểm ác liệt, hàng ngày giáp mặt
với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm
hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến
hình thức của mình. Cô tự đánh giá: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá,

hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái
xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có
thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm,
nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ.
Phương Định là cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát (Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc
nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười
một mình, Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi
thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ
màng).
Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ,
một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố
của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao
khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. (Để đỡ dài, văn bản
truyện đưa vào sách giáo khoa đã lược đi nhiều đoạn hồi tưởng của nhân vật).
Tâm lý nhân vật Phương Định được bộc lộ qua những lời kể, lời tự bạch một cách tự nhiên như lời trò
chuyện với bạn đọc - một kiểu độc thoại nội tâm đơn giản. Đây là cảm giác của một người chạy trên cao
điểm giữa ban ngày và giữa những loạt bom của máy bay địch. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói,
không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp
điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể
chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở
phào, chạy về hang.
Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm
giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một
ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm
giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang
dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: Tôi
đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi
khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi. Ở bên quả bom, kề sát
với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: Thỉnh thoảng
lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng

thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là
cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
15
Đoạn kết truyện cũng là một sáng tạo rất thành công của tác giả. Sau một trận chiến đấu của ba cô gái để
phá bốn quả bom giữa vùng trọng điểm, căng thẳng, hồi hộp và cả sự lo lắng khi Nho bị sập hầm, bị
thương, thì bất chợt một cơn mưa kéo đến, mà lại là một trận mưa đá. Cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không
khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một
trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với
những trận mưa nơi thành phố quê hương. Đến đây thì người đọc đã cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của
Những ngôi sao xa xôi - vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên
xung phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn, cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng không rực rỡ mà sáng trong,
tưởng như xa mà lại rất gần.
Ngu ?n từ: � />sao-xa-xo-quot-i-cua-Le-Minh-Khue.daimo#ixzz1Jt99jOfn
Truyện ngắn Bến quê ( in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1985) được xây dựng trên một
nghịch lí khác nghịch lí trong đường đời và cuộc đời của Nhĩ – nhân vật chính. Nhĩ là người đã đi đến không
sót một xó xỉnh nào trên trái đất nhưng chẳng may mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo buộc phải dán chặt
tấm thân trên chiếc phản gỗ và một lần được vợ đỡ ngồi dậy anh chợt nhận ra rằng cái bãi bồi bên kia sông
anh chưa đặt chân đến bao giờ. Một nỗi thèm khát kì lạ đã đến với anh: anh muốn chiếm lĩnh cái không
gian liền kề này nên đã nhờ Tuấn– đứa con trai học đại học tại một thành phố phía Nam vừa mới nghỉ hè
trở về– thay anh đặt bước chân vật chất thám hiểm bến sông . Anh muốn tận hưởng cái cảm giác “ chậm rãi
đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa” ấy.
Từ lúc đứa con trai lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang gác, anh hồi hộp, gắng gom góp sức tàn để theo dõi
con đò mỗi ngày một chuyến đang chống sào tách khỏi chân bãi bồi bên kia để sang bên này và anh cũng
kịp nhận ra rằng , thằng Tuấn con anh đã chậm chân vì nách vẫn kè kè cuốn sách dịch và mải sa vào một
đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Thời gian được anh tính từng cái tích tắc thế mà thằng Tuấn có
hiểu được anh đâu. Nhưng làm sao hiểu được khi nó chưa đối diện với sự ngắn ngủi nghiệt ngã của thời
gian như anh. Anh ‘ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được những
cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng
chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn hấy hết vẻ giàu có lẫn mọi vẻ

đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám
phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, bởi lẽ không bao giờ giải thích hết.”
Đường đời của nhân vật Nhĩ quả là đã được đo bằng các đơn vị lớn lao bằng vùng , miền , quốc gia , châu
lục, đại dương và nhiệm vụ anh phải đảm nhiệm hẳn là rất quan trọng mang tầm quốc gia , dân tộc. Vậy mà
giờ đây, anh phát hiện ra cái không gian trước mắt không quá một tầm nhìn từ cửa sổ nhà anh – chứ không
hề là cái không gian vũ trụ trong tư thế “đăng cao , vọng viễn” gì cả, anh cũng không phải là người li hương
gần suốt cả cuộc đời như Hạ Tri Chương xưa kia tóc đã điểm sương mới về quê cũ – mà lại xa lạ với cái gần
gũi đến mức tự trách sao mình chưa đặt chân đến đó bao giờ. Trong tâm lí nhân vật, đây không phải là
trạng thái nặng nề của sự cắn rứt lương tâm vì không có một dòng nào trong truyện phủ nhận những gì anh
đã trải qua, đã sống và hiến dân cho sự nghiệp chung. Đây chỉ là một niềm hối tiếc pha chút ân hận: sao
trong những năm tháng, trải bước khắp mọi phương trời, ta lại không một lần ngoái về để nhìn ra được vẻ
đẹp của những gì thân quen , gần gũi nhất, nơi đã sinh ra ta , nuôi ta lớn thành người và sẽ là nơi ta nằm
xuống mãi mãi trong lòng đất mẹ. Đó là bước thức nhận của tâm hồn và trí tuệ trên lộ trình dài dặc quanh
co của đường đời .
Con người ấy , giờ đây muốn nằm , muốn ngồi đều cần sự nâng đỡ của vợ, con và những người hàng xóm
đầy cảm thông và tốt bụng. Nhân vật đã thực hiện những phép so sánh đầy nghịch lí : “ Vừa nghe Tuấn nện
lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra
được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa vòng trái đất– trong một chuyến đi
công tác ở một nước bên Mĩ La tinh hai năm trước. Anh vẫn chưa nhích đến được bên bậu cửa sổ. Anh phải
nhờ bọn trẻ con nhà tầng dưới để đi hết “ nửa vòng trái đất” còn lại– từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm
phản, khoảng cách ước chừng năm phục phân để dõi nhìn ‘ cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng
sáo” xem nó có kịp chuyến đò ngang duy nhất trong ngày không?
16
Cuộc đời Nhĩ, chưa phải là dài nhưng tuyệt đối không ngắn quá. Bằng chứng là thằng Tuấn – đứa con thứ
hai của anh đã vào đại học tròn năm nhưng đến bây giờ là lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy vợ mình – Liên–
đang mặc tấm áo vá. Cảm thức mỗi ngày trôi qua với anh thật dài dằng dặc :
“ Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi em nhỉ?”
“ Anh cứ yên tâm. Vất vả , tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được”
Trong cảm thức của anh, thời gian còn lại thật vô cùng ngắn ngủi: “ Không khéo rồi thằng con trai anh lại
trễ mất chuyến đò trong ngày”. “ Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu

mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát– y như đang khẩn
thiết ra hiệu cho một người nào đó. Giây phút ấy ở Nhĩ còn khẩn cấp hơn cả tiếng gọi đò trên bến vắng My
Lăng tự thuở nào: “ Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách/ Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng” ( bến My Lăng
– Yến Lan).
Quá trình tâm lí tư tưởng ấy diễn biến trong cái không gian nhỏ hẹp của tấm phản, căn phòng, khung cửa
sổ. Bến sông quê cạnh nhà gần gũi thế nhưng sao mà xa cách – trong tâm thế phát hiện lần đầu với nỗi vô
vọng bất lực của nhân vật. Nó là không gian vi mô hiện lên trước cái nhìn cận cảnh trong sự đối sánh đầy
chất đối nghịch với không gian vĩ mô tạo bỡi cái nhìn xa vào những chân trời quá khứ:
“– Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười nhất định anh đi lại được
– Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh một chuyến
– Đi thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển
tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một bậc…hoặc giả anh lại khoẻ hơn, chúng mình có
thể bước xuống hai bậc
– Ừ , tưởng gì…nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang”
Cùng với không gian ấy là sự đối chứng của thời gian thực tại ngắn ngủi– đời thường với thời gian đời người
mà Nhĩ đã trải qua. Cái Bến quê được đặt trong tương quan không – thời gian đó. Nó là tất cả những phát
hiện ấm áp tình người, tình đời của nhân vật mà cũng là của tác giả trước những gì thân quen nhất , thân
yêu nhất, những gì hồn nhiên, gần gũi nhất, những gì là giàu có, đẹp đẽ nhất, thuần phác nhất và cổ sơ
nhất của mảnh đất sinh thành ra ta và sẽ nhận ta về khi nhắm mắt xuôi tay.
Bến quê theo ý nghĩa đó là một nhận thức sáng ngời của nhân vật về đường đời và cuộc đời. Nhưng thật oái
oăm chính khi anh thức nhận ra được chân lí ấy thì anh lại không còn khả năng để thực hiện. Đó là sự bất
lực của thực tiễn trước khát vọng đẹp đẽ lành mạnh như một yêu cầu tất yếu. Người đọc trân trọng Bến
quê, trân trọng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi
người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương

Truyện ngắn "Bến Quê" của Nguyễn Minh Châu:bến quê đối với Nhĩ là những gì thân thiết,gần gũi nhất.Với
anh,đó là những bông hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa có màu tím sẫm,là cái bờ dốc đứng,có
chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày,là bãi bồi bên kia sông Hồng có :"màu vàng thau xen lẫn màu xanh
non như da thịt,hơi thở của đất màu mỡ"
Không chỉ có thế,"bến quê" còn là người vợ tần tảo,chăm chút anh từng li từng tí khi anh đau ốm,là bầy trẻ

với những :"bàn tay chua lòng mùi nước dưa" ; là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ,hỏi han,động viên
anh mỗi ngày.Như vậy,Nguyễn Minh Châu không dựng lên một bến quê chung nào đó,đây là "Bến Quê" như
đầu đề tác phẩm.Nó là sự phát hiện tình đời,tình người của nhân vật (cũng như của tác giả) trước những gì
thân quen nhất : hoa bằng lăng,cái bờ dốc đứng,bãi bồi bên kia sông ; thứ thương yêu nhất :người vợ ;
những gì hồn nhiên,gần gũi nhất :bầy trẻ,ông lão láng giềng.Tất cả là những gì giàu có,đẹp đẽ,thuần
phát,cổ sơ nhất của mảnh đất đã sinh thành ra anh và sẽ nhận anh về khi nhắm mắt xuôi tay.Nhưng thật
đau đớn,khi anh nhận ra giá trị bình dị,bền vững của bến quê thì cũng là lúc anh sắp từ giã cõi đời.
Những nhận thức đau đớn đó của Nhĩ có giá trị nhắc nhở chúng ta :hãy biết giữ gìn,trân trọng "bến quê"
17
của mỗi người.Đó là ý nghĩa mà tác giả gửi gắm đến người đọc được cô đúc qua nhan đề truyện ngắn "Bến
Quê"
Ngu ?n từ: � />Ben-Que-quot-Nguyen-Minh-Chau-15.daimo#ixzz1JtAFXmI4
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
(GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm.
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.
2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.
* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi
sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn
thể nhân loại.
3. Hệ thống luận cứ.
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ
mặt trời.

- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự
nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới
hòa bình.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt
nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn
tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi
dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và
phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được
18
sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã
được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện
chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em
Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế
giới…).
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự
nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến

hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống
trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học,
xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng
minh.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến
tranh hạt nhân nổ ra.
III. Tổng kết
Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn
tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống

Bàn về đọc sách
I.
Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 – 1986)
2. Văn bản
B c cố ụ
- o n 1: s c n thi t và ý ngh a c a vi c c sáchĐ ạ ự ầ ế ĩ ủ ệ đọ
- o n 2: nh ng khó kh n nguy h i hay g p c a vi c c sách trong tình Đ ạ ữ ă ạ ặ ủ ệ đọ
hình hi n nayệ
- Đoạn 3: phương pháp chọn sách và đọc sách
II.
Tìm hiểu văn bản
1.Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách

- Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
- Sách cô đúc, lưu đọng những tri thức mà con người tìm tòi và phát triển, tích lũy
qua
từng thời đại
19
- Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển
học
thuật của nhân loại
- Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, kiêu
ngạo một
cách ngu xuẩn
- Đọc sách là trả món nợ với quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của loài người, là hưởng
thụ
kiến thức
- Đọc sách là chuẩn bị hành trang thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục
tiến xa
2.Những khó khăn nguy hại hay gặp của việc đọc sách
- Sách nhiều khiến cho người đọc không chuyên sâu
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng
3. Phương pháp chọn sách và đọc sách
- Chọn sách, chọn cho tinh, không cần nhiều, loại phổ thông 50 cuốn là đủ
- Loại chuyên môn chọn suốt đời
- Đọc sách, đọc cho kĩ, đọc nhiều lần, đọc đến thuộc lòng. Vừa đọc, vừa ngẫm nghĩ
tích
lũy, kết hợp ghi chép, thu hoạch, không nên đọc tràn lan, hời hợt mà nên đọc có kế
hoạch
mục đích
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ ví von, hấp dẫn, bố cục chặt chẽ,
hợp lí,

các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
*Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003).
- Quê: Hà Nội.
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.
- Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông
là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
- Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chứ văn hoá cứu quốc.
- Sau cách mạng:
+ Làm tổng thư ký hội Văn hoá cứu quốc.
+ Từ 1958 - 1989, ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.
+ 1995, là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 - Thời kỳ đầu kháng chiến chống
20
Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.
- Tóm tắt:
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới
mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là
cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh
chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác).
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là
tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự
trái tim.
- Bố cục: 3 phần.
1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.
2. Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con
người.

3. Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK)
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn
thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính
chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng
tư…)
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như
cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã
gửi gắm chất chứa trong đó.
Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ
sỹ.
- Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc
- mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn
vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều
đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng
như bình thường quen thuộc.
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
- Những nhận thức
- Những rung cảm.
“Mỗi tác phẩm như rọi… của tâm hồn”.
- Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con
người và cả thế giới bên trong con người.
- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự
21
nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống

tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn
nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật Thám:
+ Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp…
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần
to lớn.
Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ làm
cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con
người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm
và biết ước mơ.
- Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết
phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con
người : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không
bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên mọi việc
chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta
trong cuộc sống.
3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm
xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức
tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây
dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự
nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.

- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến
bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà
vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho
các tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú
của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình
22
cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện
thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ
thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con
người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh
cảm hoá to lớn.

phan tich Lang le Sa Pa
I.Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
- Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991 ) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là cây
bút chuyên về truyện ngắn và kí. Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm
kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, công tác ở Hội
nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Những truyện ngắn của Nguyễn
Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo,
thơ mộng.
- Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ ( 1955 ), Những tiếng vỗ cánh ( 1967 ), Giữa trong
xanh (1972)…

2.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả trong chuyến đi lên Lao Cai trong mùa hè năm
1970, sau này in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long. Đây là một
truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc.
II.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
1.Truyện có cốt truyện khá đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa
ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
thuộc Sa Pa. Bốn con người khác nhau, tình cờ gặp nhau mà bỗng trở nên thân thiết, gần
gũi như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều
có chung một tâm hồn tinh tế trong sáng, một suy nghĩ lành mạnh sâu sắc và nhất là họ
có chung một thái độ sống, lao động và cống hiến hết mình cho Tổ quốc, một cách vô tư
hồn, nhiên âm và thầm lặng lẽ. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện - chỉ hiện ra
trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện và bạn đọc những tình
cảm tốt đẹp
2.Nhân vật anh thanh niên
Anh thanh niên là nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp
ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào
trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thủa của núi cao Sa Pa. “ Trong cái lặng im
của Sa Pa…, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của của các
23
nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người,
hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.
* Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh núi cao, quanh nm suốt tháng giữa cỏ
cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh “ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn
động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ
chiến đấu” . Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao
( nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời
làm công việc đã qui định)
Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt

tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt
* Vẻ đẹp trong tính cách của người thanh niên
- Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quí trong
công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh
nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình góp phần phát hiện kịp thời một đám
mây khô mà nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm
Rồng”
- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc
sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “ Hồi chưa vào
nghề, những đêm bầu trời đen kịt…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng
anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người,
vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.
- Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống tinh thần của
mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn
tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn ( trồng hoa, nuôi
gà ). Thế giới riêng của anh là công việc “ Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ
sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thu gọn lại một góc trái gian với
chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”
* Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến
- Sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ,
trò chuyện cùng mọi người: tình thân của anh với bác lái xe, anh nhớ cả chuyện vợ bác
lái xe vừa ốm dậy nên đào củ tam thất làm quà cho bác.
- Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người
khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng một cách hồn nhiên,
thành thật đến cảm động: “ Tôi cắt thêm mấy cành nữa…Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà
Nội lên tới nhà tôi bốn năm nay”
- Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quí báu: “ Bác lái xe
chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm
phút. Còn hai mươi phút, mời cô và bác vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu
thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm”, “ Trời ơi chỉ còn có năm phút !”

24
- Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông họa sĩ làn
trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa tới giờ ốp.
- Anh còn người khiêm tốn thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình
chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô
lễ, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. Anh
nói về ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, về anh cán bộ nghiên cứu sét với tất cả sự say
mê hào hứng và lòng cảm phục chân thành của mình.
=> Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng bằng những chi tiết tiêu
biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình
cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghiã của công việc.
3.Các nhân vật khác
a.Bác lái xe : Qua lời kể của nhân vật này, cô gái và ông hoạ sĩ trong truyện cũng như
người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên. Cũng qua
lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi thèm người
của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm suốt tháng lạnh lẽo chỉ
có cỏ cây và mây mù
b.Nhân vật ông hoạ sĩ
- Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát
của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối : “ Vì hoạ
sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi một nét thôi đủ khẳng định
một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”
- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng một nét bút kí hoạ và “ Người
con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người
ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”
- Những cảm xúc suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên và về những điều khác
nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính
thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
c.Nhân vật cô kĩ sư
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về

những người khác đa khiến cô bàng hoàng, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng
cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” va quan
trọng hơn nữa về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới ( việc lên công tác ở miền
núi). Đây là cái bàng hoàng đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó
còn giúp cô dánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về
quyết định của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao cao đẹp khi người ta
gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống tâm hồn người khác.
- Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải
chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư, mà còn vì “ một bó hoa nào
khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×