Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.84 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ THỊ TUYẾT

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Thu Hà. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu nêu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và


chưa được ai cơng bố trong cơng trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham
khảo, các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hồn tồn
hợp lệ.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Tuyết


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cơ đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến PGS.TS. Trần Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn. Cơ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết của mình để hướng dẫn
tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tới các Phòng Tài nguyên - Mơi trường, Phịng
Lao động thương binh và xã hơi, Phòng Kinh tế, Chi cục thống kê huyện
Quốc Oai; Lãnh đạo và các hộ gia đình xã Kim Quan, Thạch Xá, Chàng Sơn,
Bình Phú, Cần Kiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu dành thời gian
trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích để đưa ra
kết quả cho luận văn cao học này.
Trong suốt khoảng thời gian 06 tháng thực hiện luận văn. Bước đầu
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như bản thân còn hạn chế về
kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Q Thầy, Cơ
để cơng trình nghiên cứu này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023
TÁC GIẢ

Lê Thị Tuyết


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn ............ 6
1.1.1. Những vấn đề chung về nông thôn và lao động nông thôn ............ 6
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về việc làm ................................................. 12
1.1.3. Nội dung các hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn .... 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn 28
1.2. Cơ sở thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn .................... 33
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Chính phủ về tạo việc làm cho lao động
nông thôn ................................................................................................. 33
1.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao đông nông thôn ở một số
địa phương .................................................................................... 37
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội .. 41
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 43
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội 43

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội 46
2.1.3. Nhận xét và đánh giá chung.......................................................... 51
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 53


iv
2.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát và đối tượng khảo sát ............. 53
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 54
2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ........................................ 55
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ...................... 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 58
3.1. Khái quát về lực lượng lao động và việc làm ở khu vực nông thôn trên
địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ............................................ 58
3.1.1. Khái quát về dân số, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn .... 58
3.1.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ........................................ 61
3.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội .................................................................... 65
3.2.1. Tạo việc làm thơng qua các chương trình kinh tế - xã hội ........... 65
3.2.2. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động ................................. 68
3.2.3. Đào tạo nghề cho người lao động ................................................ 70
3.2.4. Phát triển thị trường lao động ...................................................... 74
3.2.5. Tạo việc làm thông qua vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để
phát triển sản xuất................................................................................... 75
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội .................................................. 78
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, vốn và cơng nghệ ........................................... 78
3.3.2. Dân số, cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội .................................. 81
3.3.3. Tiến trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa..................................... 83
3.3.4. Tác động của đơ thị hóa tới tạo việc làm cho lao động nông thôn .. 83

3.3.5. Các yếu tố từ bản thân người lao đông ........................................ 85
3.4. Đánh giá chung về tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội ............................................................................... 86
3.4.1. Những mặt đạt được...................................................................... 86
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 92


v
3.5. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội .................................................................... 96
3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................ 96
3.5.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ......................... 103
3.5.3. Kiến nghị thực hiện giải pháp ..................................................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CCVC

: Công chức viên chức

CMKT


: Chuyên môn kỹ thuật

CNH – HĐH : Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
KTXH

: Kinh tế xã hội

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

LNTT

: Làng nghề truyền thống

DN

: Doanh nghiệp

TW

: Trung ương

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động


TP

: Thành phố

UBND

: Uỷ ban nhân dân

NHCSXH

: Ngân hàng chính sách xã hội

TBXH

: Thương binh xã hội

NLĐ

: Người lao động

HĐND

: Hội đồng nhân dân

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

BVTV


: Bảo vệ thực vật


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu dân số theo giới tính (2018-2022) ...................................... 59
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị, nông thôn (2018-2022) ..... 60
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (2018-2022) ........................ 60
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (2018 - 2022) .................... 61
Bảng 3.5. Lao động qua đào tạo huyện Thạch Thất (2018-2022) .................. 62
Bảng 3.6. Lao động có việc làm (2018-2022) ................................................ 63
Bảng 3.7. Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm năm 2018-2022................... 64
Bảng 3.8. Số lao động được tạo việc làm mới trong các khu công nghiệp
huyện Thạch Thất giai đoạn 2018-2022 ......................................................... 66
Bảng 3.9. Số lao động được tạo việc làm mới trong các cơ sở làng nghề huyện
Thạch Thất giai đoạn 2018-2022 .................................................................... 68
Bảng 3.10. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động huyện Thạch Thất giai
đoạn 2018-2022 ............................................................................................... 70
Bảng 3.11. Số lao động được tạo việc làm mới thông qua đào tạo nghề huyện
Thạch Thất giai đoạn 2018 – 2022.................................................................. 72
Bảng 3.12. Số lao động được tạo việc làm mới qua vay vốn từ Quỹ quốc gia
về việc làm giai đoạn 2018 - 2022 .................................................................. 77
Bảng 3.13. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào huyện Thạch Thất năm 2022 ........ 80
Bảng 3.14. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2018-2022 .......... 85
Bảng 3.15. Kết quả tạo việc làm so với kế hoạch (2018-2022) ...................... 87
Bảng 3.16. Kết quả tạo việc làm thơng qua các hình thức tạo việc làm giai
đoạn 2018-2022 ............................................................................................... 87
Bảng 3.17. Thống kê kết quả tạo việc làm theo vị thế của người lao động
huyện Thạch Thất giai đoạn 2018-2022 ......................................................... 90

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề ..... 91


viii

Bảng 3.19. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp huyện Thạch
Thất giai đoạn 2023 - 2024 ............................................................................. 98
Bảng 3.20. Dự báo nhu cầu học nghề của người lao động huyện Thạch Thất
giai đoạn 2023 - 2024 ...................................................................................... 99
Bảng 3.21. Dự kiến tạo việc làm mới cho NLĐ huyện Thạch Thất giai đoạn
2023 - 2024.................................................................................................... 100
Bảng 3.22. Ma trận SWOT của lao động trong học nghề và tìm việc làm ... 102


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ quy mơ dân số huyện Thạch Thất giai đoạn 2018-2022 ... 58
Hình 3.2. Biểu tổng số người có việc làm mới so với tổng số người học nghề,
số người có việc làm sau học nghề giai đoạn 2018-2022 ............................... 73
Hình 3.3. Biểu đồ số lao động được tạo việc làm qua các chính sách ............ 82
Hình 3.4. Biểu đồ nguyên nhân thiếu việc làm trong vùng khảo sát .............. 82


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm khơng chỉ là hoạt động lao động đặc biệt của con người nhằm
tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mà việc làm còn là
vấn đề kinh tế xã hội tổng thể, bởi lẽ, việc làm có mối liên hệ mật thiết tới các
vấn đề kinh tế, chính trị và an ninh quốc phịng. Do đó, việc làm ln là một

trong những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát
triển kinh tế - xã hội (KTXH) của các quốc gia trong đó có nước ta.
Việt Nam là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Theo thống kê,
mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đó là
thế mạnh trong phát triển KTXH nhưng cũng tạo ra sức ép không nhỏ lên vấn
đề giải quyết việc làm. Bởi vậy, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết
cho từng ngành, địa phương và từng gia đình. Q trình cơng nghiệp hóa, đơ
thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến q trình chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện
tích đất nơng nghiệp sang phục vụ q trình phát triển đơ thị và các khu kinh
tế, khu cụm công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế thuần
nơng, độc canh hay nói cách khác là một đất nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ
lạc hậu phải chuyển sang nền văn minh mới nền văn minh cơng nghiệp, thực
hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tuy
nhiên, do quá trình đơ thị hóa, xây dựng mới và mở rộng các khu cơng nghiệp
cùng với q trình đơ thị hóa nông nghiệp, nông thôn đã dẫn đến sự thay đổi
nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội nông thôn.
Quá trình đơ thị hóa sẽ có những tác động tích cực cũng như tiêu cực
đến hộ gia đình nơng nghiệp, nơng thơn. Những hộ gia đình này phải đối mặt
với việc chuyển đổi nghề do họ bị mất đất sản xuất, rơi vào trạng thái bị động
và thiếu điều kiện đảm bảo cuộc sống khi họ bị mất việc làm và buộc họ phải


2
chuyển đồi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, lao động
nông nghiệp mất việc làm truyền thống và khó chuyển đổi nghề nghiệp. Vấn
đề giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người lao động nổi lên như là
một hiện tượng vừa mang tính khách quan của q trình cơng nghiệp hóa, đơ
thị hóa, vừa mang tính đặc thù của khu vực nơng nghiệp, nơng thôn.

Tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nơng nghiệp nơng thơn
trong q trình đơ thị hóa là vấn đề cần thiết phải được Đảng, Nhà nước, các
địa phương nhìn nhận, đánh giá đúng đắn để đảm bảo ổn định cuộc sống cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
của người nơng dân khi bị thu hồi đất, góp phần thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội.
Thạch Thất là một huyện ngoại thành nằm phía tây thủ đơ Hà Nội. Từ
khi sáp nhập vào Hà Nội, đến nay, bộ mặt kinh tế xã hội của huyện có nhiều
chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng
các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp.
Việc quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp mang tới cơ hội việc
làm rộng mở cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, gánh nặng về vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở
huyện Thạch Thất còn tương đối lớn. Bởi lẽ, hiện nay, trung bình mỗi năm
huyện Thạch Thất tiếp nhận thêm hơn 2000 lao động mới từ học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông (THPT), sinh viên tốt nghiệp các trường
chuyên nghiệp, bộ đội xuất ngũ và số dân bước vào tuổi lao động, điều này
đồng nghĩa với việc mỗi năm huyện cần tạo thêm một số lượng lớn vị trí
việc làm mới.
Nhận thức tầm quan trọng của tạo việc làm đối với phát triển KTXH,
trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương đã triển khai
thực hiện nhiều chính sách nhằm tạo việc làm cho người lao động như thực
hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu


3
lao động; đào tạo nghề cho người lao động; phát triển kinh tế nhằm tạo việc
làm... Từ năm 2018 đến năm 2022, mỗi năm, huyện Thạch Thất tạo việc làm
cho hàng trăm lao động mới. Có việc làm ổn định, thu nhập cao, đời sống của
đại bộ phận người dân được nâng lên.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu song công tác giải quyết việc làm tại
địa phương hiện nay đang gặp phải một số khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm ở huyện Thạch Thất vẫn còn tương đối cao. Nguyên nhân của
tình trạng này một mặt là do q trình xây dựng các khu, cụm cơng nghiệp đã
làm cho một bộ phận hộ gia đình bị mất đất canh tác. Mặt khác, việc thu hút
vốn đầu tư xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu
hút một lực lượng lớn lao động phổ thông từ 18 đến 35 tuổi đã khiến nhiều
gia đình từ bỏ việc canh tác, sản xuất nơng nghiệp nên thực tế có khơng ít
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đang bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên
đất trong khi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra. Thất nghiệp
và thiếu việc làm không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người
lao động mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng
khác, nhất là tệ nạn xã hội trong thanh niên.
Hoạt động đào tạo nghề, tạo việc làm còn bất cập trong một số khâu
như hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn chưa đồng bộ, hiện đại, công
tác quản lý hoạt động đào tạo còn lỏng lẻo, đào tạo nghề chưa gắn với tạo
việc làm; một bộ phận người dân tham gia vay vốn tạo việc làm nhưng sử
dụng vốn vay chưa hiệu quả... Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề
tài "Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm của lao động
nông thôn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp


4
tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội .
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho
lao động nông thôn;
- Đánh giá thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng của luận văn được xác định giải pháp tạo việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp
tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội.
Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội.
Phạm vi về thời gian
+ Thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn năm 2018-2022
+ Thu thập số liệu sơ cấp trong năm 2023
4. Nội dung nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Thực trạng việc làm và tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa
bàn huyện huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.


5

- Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Các giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì cấu trúc của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động
nông thôn.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


6
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn
1.1.1. Những vấn đề chung về nông thôn và lao động nông thôn
1.1.1.1. Nông thôn
Nhiều quan điểm cho rằng nông thơn là địa bàn mà ở đó dân cư sống
chủ yếu bằng nông nghiệp, tuy nhiên như vậy là chưa đầy đủ vì có nhiều vùng
dân cư sống chủ yếu bằng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông
nghiệp trở thành thứ yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của
dân cư. Theo tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) đã đưa ra khái niệm về nông
thôn như sau “Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng
đồng chủ yếu là nơng dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ
tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá
thấp hơn”.
Đây là khái niệm dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giữa nơng thơn và thành
thị vì vậy nó mang tính tồn diện hơn và được nhiều người chấp nhận hơn.

1.1.1.2. Lao động
Trong giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết “Lao động là
hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm
phục vụ các nhu cầu của đời sống con người”.
Trong bộ luật lao động năm 1994 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam viết “ Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra
của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội”.
Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn
diện các hoạt động lao động phong phú của con người.
Hoạt động lao động của con người có vai trị hết sức quan trọng. Trong
lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật
chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong


7
q trình đó, con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy
luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng khơng ngừng thay đổi phương thức
tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao
cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự
nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con người
phát triển hướng tới một xã hội văn minh và hiện đại. Trong lao động con
người khơng chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn
cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao động là điều kiện
kiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội.
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động (theo quy định của nhà nước nam có tuổi từ 16 - 60; nữ tuổi từ
16 -55).
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những
người trong độ tuổi lao động đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và
những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.

1.1.1.3. Lao động nơng thơn
a. Đặc điểm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc
điểm này làm cho việc tổ chức hợp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo,
cung cấp thông tin cho lao động nơng thơn là rất khó khăn. Đặc biệt này thể
hiện ở những đặc điểm sau:
- Lao động nơng thơn có trình độ văn hóa và chun mơn thấp hơn so
với thành thị. Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm một tỉ lệ thấp.
Lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ
trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là
chính. Điều đó làm cho lao động nơng thơn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra
sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công
lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.


8
- Lao động nơng thơn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng
nông thôn thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém
hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Vì vậy, muốn giải quyết việc
làm và tăng thu nhập cho lao động nơng thơn thì phải bằng mọi biện pháp
nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát triển đa dạng ngành
nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Lao động nông thôn tăng về số lượng. Dân số được coi là yếu tố cơ
bản quyết định số lượng lao động quy mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa đến
quy mơ cơ cấu nguồn lao động.
- Lao động nơng thơn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém,
thiếu khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hoạch tốn hạn
chế. Do đó, khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hóa hạn chế.
b. Phân loại lao động nông thôn
Việc phân loại lao động nhằm đánh giá chất lượng nguồn lao động và

tình hình sử dụng và phân công lao động trong nông thôn. Về đánh giá chất
lượng nguồn lao động, nếu đầy đủ cịn phải có tiêu chí đánh giá về thể lực và
tâm lực, nhưng trong phạm vị đề tài này khơng có điều kiện đề cập đến, do đó
chỉ đánh giá về trình độ văn hóa và trình độ chun mơn.
* Theo trình độ văn hóa của người lao động
Về trình độ văn hóa của người lao động có thể phân chia theo các
mức độ sau:
- Chưa tốt nghiệp cấp I

- Cấp II

- Cấp I

- Cấp III

Việc phân chia và tính được chính xác tỉ lệ lao động có trình độ văn
hóa khác nhau là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn lao động
nơng thơn. Trình độ Trung học phổ thơng là trình độ cơ sở rất quan trọng tạo
điều kiện cho người lao động có khả năng tự học hỏi, tiếp thu và áp dụng


9

những kỹ thuật mới vào sản xuất và kinh doanh. Sự hiểu biết về pháp luật,
việc xây dựng đời sống văn minh, hiệu quả của các chính sách phát triển nơng
nghiệp… phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hóa của người lao động. Vì vậy,
việc đánh giá đúng trình độ văn hóa của lao động nơng thơn là cơ sở quan
trọng để đưa ra những biện pháp đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật
đến người lao động.
* Theo trình độ chun mơn

Trình độ chun mơn có thể được phân theo các mức độ sau:
- Trình độ sơ cấp và cơng nhân kỹ thuật

- Trình độ trung cấp

- Trình độ cao đẳng và Trình độ đại học

- Trình độ trên đại học

* Theo lứa tuổi
Phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi có thể phân thành các
nhóm như sau:
- Từ 15 đến 24

- Từ 45 đến 54

- Từ 25 đến 34

- Từ 55 đến 60

- Từ 35 đến 44
Hoặc cũng có thể phân chia làm 3 nhóm là (i) Nhóm lao động trẻ gồm
những người từ 15 đến 34 tuổi; (ii) Nhóm lao động trung niên gồm những
người từ 35 đến 54 tuổi; (iii) Nhóm lao động cao tuổi gồm những người từ 55
tuổi trở lên.
Việc phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi như trên cho phép
nắm được cơ cấu về tuổi đời của lực lượng lao động, tình hình biến động của
lực lượng lao động và tình hình việc làm của mỗi nhóm tuổi. Từ đó tìm ra giải
pháp giải quyết việc làm phù hợp.
* Theo giới tính nam và nữ, việc nghiên cứu tình hình việc làm theo

giới tính cho ta biết thực trạng của lao động nữ, từ đó có những giải pháp cụ
thể cho lao động nữ.


10
* Theo ngành hoạt động (i) Thuần nông; (ii) Nông kiêm; (iii) Phi
nông nghiệp.
Việc nghiên cứu như vậy sẽ nằm được thực trạng việc làm và thu nhập
của các ngành khác nhau, so sánh cụ thể thời gian lao động và thu nhập được
tạo ra từ mỗi ngành, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp. Việc
phân chia như trên là dựa vào thu nhập và thời gian lao động được phân bổ
cho các ngành. Trong thực tế, mỗi hộ nơng dân thường có cả trồng trọt, chăn
ni, lâm nghiệp và thủy sản, ít nhất cũng có chăn ni và trồng trọt. Vì vậy,
trong gia đình một người có thể vừa làm trồng trọt, vừa làm chăn nuôi, vừa
làm các việc khác. Việc phân chia lao động theo ngành như trên cho phép
đánh giá được cơ cấu kinh tế trong nơng thơn và trình độ phân cơng lao động
trong nơng thơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng để đánh giá trình độ phát
triển của mỗi vùng nông thôn trong việc khai thác tối đa và hợp lý những thế
mạnh của địa phương mình.
c. Vai trị của lao động nông thôn với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào
và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó
được xem xét là yếu tố quan trọng nhất của q trình sản xuất, vai trị của
nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nơng thơn nói riêng là rất quan
trọng trong q trình phát triển kinh tế đất nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH HĐH đất nước trong đó CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn được đặc biệt
quan tâm. Vì vậy lao động nơng thơn có vai trị hết sức quan trọng nó được
thể hiện qua các mặt sau:
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các
ngành trong nên kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn đầu của q trình cơng

nghiệp hóa, nguồn lực trong nơng nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỉ trọng
cao trong tổng số lao động xã hội. Song, cùng với sự phát triển của quá trình



×