Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.76 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I.MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN (2001-2005).
1. Dự báo nguồn nhân lực lao động nông thôn (2000 - 2010)
Với sự gia tăng dân số nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng
trong những năm tới cần có những dự báo về nguồn nhân lực để thấy được nhu cầu
cần việc làm từ đó đề ra phương hướng mục tiêu cụ thể.
Bảng13 : Dự báo dân số nông thôn
Nhóm tuổi 2000 2005 2010
0-4 1.387,1 1.597,2 1.699,7
5-9 1.718,6 1.507,0 1.656,4
10-14 1.779,9 1.830,2 1.634,5
15-19 1.916,2 2010,0 2.056,3
20-24 1.853,4 2.193,2 2.287,9
25-29 1.773,9 2.014,7 2.358,0
30-34 1.615,9 1.879,3 2.120,2
35-39 1.541,7 1.695,2 1.958,5
40-44 1.353,8 1.602,8 1.754,3
45-49 934,6 1.390,5 1.638,9
50-54 628,3 951,9 1.407,5
55-59 489,1 633,2 953,6
60-64 403,9 481,9 622,4
65-69 365,9 385,4 458,0
70-74 269,9 325,3 348,6
75-79 168,0 220,4 260,4
80
+
154.8 191,7 236,0
Tổng 18.354,8 20.910,1 23.451,4
Nguồn: Báo cáo dự báo Dân số Việt Nam 2000-2010 của Bộ Lao động-Thương binh
và xã hội


2. Mục tiêu đề ra
Kế hoạch 5 năm (2001-2005) đã được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10
thông qua ngày 25/12/01. Kế hoạch 5 năm 2001-2005 có vị trí rất quan trọng
trong việc tạo tiền đề vững chắc để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
2001-2010 và xây dựng nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp vào năm
2020. Vì vậy, mục tiêu đề ra:
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế.
Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói
giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội, hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định kinh tế chính trị và trật tự an ninh xã hội, bảo vệ
vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Riêng đối với nông nghiệp, nông thôn:
Trong những năm tới vẫn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, cần tăng cường sự
lãnh đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm, ngư
nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,
nhất là công nghệ sinh học; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá,
cơ giới hoá, điện khí hoá; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đầu tư
nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển
công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ
khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề; chuyển một bộ phận quan trọng lao động
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn.

Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân
hàng năm 4,0-4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng
40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17% (năm 2005 là 20-
21%); tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên
khoảng 25%; thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn (trong đó khoảng 1/3 là sản
phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng
5 triệu ha rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD. Tỷ lệ lao
động nông nghiệp còn khoảng 50%.
Với nước ta, lực lượng lao động là chủ yếu nhưng còn nhiều bất cập: số
lượng lao động nông thôn tăng, thời gian nông nhàn nhiều, số việc làm được tạo ra
chưa đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân lao động. Do vậy cần có mục tiêu cụ
thể cho vấn đề việc làm và tạo việc làm.
Năm 2002 sẽ giải quyết việc làm cho 1,4 triệu lao động tương đương với
năm 2001, trong đó sẽ có 330.000 lao động được hỗ trợ thông qua quỹ quốc gia, hỗ
trợ phát triển. Đồng thời khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ tiếp tục thu hút khoảng
700.000-750.000 lao động. Công nghiệp xây dựng thu hút 180.000-200.000 lao
động. Thương mại dịch vụ từ 320.000-350.000 lao động. Mục đích từng bước rút
dần lao động trong nông nghiệp sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ trong nông nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2005, tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng 7,5
triệu lao động ( bình quân trên 1,5 triệu lao động /năm) và đến năm 2010 đưa tỷ lệ
thành thị xuống dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên
khoảng 80-85%, nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%.Đến
năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo.
2.1 Phương hướng và nhiệm vụ
Đại hội IX đề ra chiến lược phát triển các vùng là: phát huy vai trò của các
vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn; đồng thời tạo điều
kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết
với vùng trọng điểm tạo mức tăng khá. Cụ thể:

2.1.1Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Phát huy thế mạnh về đất và rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện
tích cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc gắn với chế biến. Phát triển
mạnh kinh tế trang trại ... phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung tạo ra khối
lượng hàng hoá lớn như chè, cây ăn quả, phát triển các vùng cây đặc sản, rừng
nguyên liệu giấy, trụ mỏ, ... thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh,
định cư kết hợp với phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển công nghiệp chế
biến lâm sản...
2.1.2. Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm Bắc Bộ
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, quy hoạch vùng lúa
cao sản, hình thành các vùng lúa xuất khẩu ở tỉnh Hải Dương, Hà Tây và các tỉnh
khác ở Nam đồng bằng sông Hồng. Tiếp tục phát triển thế mạnh các vụ đông, phát
triển cây thực phẩm và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nhiều trình độ công
nghệ; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, thịt, trái cây, hoa… phục vụ
cho đô thị, du lịch và xuất khẩu; khai thác và sử dụng hợp lý dải ven biển, phát
triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản.
2.1.3. Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng trọng điểm miền Trung.
Lựa chọn tập đoàn giống để thâm canh cây lúa nước ở vùng đồng bằng ven
biển. Đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển chăn nuôi các con đặc sản như hươu, dê để
tạo nên sản phẩm hàng hoá. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp
đánh bắt và chế biến hải sản. Tái tạo vốn rừng, trồng cây phủ xanh đất trống đồi
núi trọc. Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, dâu tằm,
thuốc lá, cói, … và các cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su, điều
ở những vùng phù hợp với sinh thái phát triển cây trồng. Trồng rừng chắn gió,
chắn cát ven biển, hình thành các vành đai xanh quanh thành phố, thị xã, khu công
nghiệp.
2.1.4. Vùng Tây Nguyên
Với ưu thế về đất đai, cần phát triển với tốc độ nhanh theo hướng thâm canh
cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu,...) và các loại cây
công nghiệp khác như bông, dâu tằm, cây dược liệu, cây ăn quả, rừng nguyên liệu

giấy, và các loại cây đặc sản khác... gắn việc trồng rừng mới, trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả với việc khôi phục và bảo vệ, chăm sóc rừng giữ vững môi
trường sinh thái và tăng nhanh độ che phủ của rừng. Mở rộng diện tích và thâm
canh cây ngô, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hạn chế tiến tới chấm
dứt việc phá rừng làm nương rẫy. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển
kinh tế trang trại. Phát huy lợi thế trong vùng, tập trung phát triển công nghiệp chế
biến cà phê, cao su, mía đường, công nghiệp thực phẩm, đặc biệt lựa chọn, trang bị
một số dây chuyền công nghệ hiện đại để chế biến tinh các loại sản phẩm cây công
nghiệp, lâm sản, các sản phẩm chăn nuôi...
2.1.5. Vùng miền Đông Nam Bộ và trọng điểm phía Nam
Phát huy thế mạnh đất đai để phát triển mạnh cây công nghiệp ( cao su, cà
phê, điều, mía đường...), cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy. Củng cố các điểm dân
cư tập trung lớn về cà phê và cao su, tạo điều kiện thu hút thêm lao động từ đồng
bằng sông Cửu Long.Phát triển khai thác nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ nghề
cá.
2.1.6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phát huy lợi thế của vùng sản xuất lương thực, rau quả, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thuỷ, hải sản hàng hoá lớn nhất của cả nước, tăng nhanh diện tích gieo
trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu và các dịch vụ... tập trung phát triển cây lúa, coi
trọng thâm canh, nghiên cứu, chuyển đổi mùa vụ một số loại cây trồng để phòng
tránh hạn hán, lũ lụt. Hình thành các vùng chuyên canh lúa và một số cây công
nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao. Tập trung khai thác vùng tứ giác
Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Tây sông Hậu và bán đảo cà mau... phát triển
mạnh ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là
tôm, cua và các loại hải sản khác để có thể đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thuỷ,
hải sản của cả nước... khai thác lợi thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các loại
hình du lịch miệt vườn, sinh thái, ...
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM.
Trước thực trạng dân số không ngừng tăng, diện tích đất canh tác dần bị thu

hẹp đã làm cho tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm ngày càng gia tăng đặc biệt
ở nông thôn. Nguồn lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm 76,6% dân số
cả nước), vì vậy giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là một trong những
chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Để sử dụng nguồn lực lao
động nông thôn một cách có hiệu quả tránh lãng phí nguồn lực đó và tận dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước cần có những giải pháp nhất định tạo
điều kiện để con người có việc làm. Tạo việc làm cho người lao động không những
giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi mà còn tạo thu nhập cho người dân
góp phần phát triển kinh tế xã hội là điều kiện để nâng cao mức sống của dân cư và
người lao động đồng thời ổn định, an ninh chính trị xã hội. Để tạo được nhiều chỗ
làm việc cho người lao động cần có những giải pháp trong giai đoạn tới. Cụ thể:
1.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết việc làm.
1.1 Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.
Dân số nông thôn nước ta chiếm phần lớn trong đó thu nhập của dân cư
nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp
nước ta còn nhiều tiềm năng cần khai thác (đất trống, đồi trọc còn 1 triệu ha, mặt
nước ao hồ còn 1,4 triệu ha...), rất cần đến nguồn lực con người. Để tránh lãng phí
nguồn lực lao động và khai thác tiềm năng trong nông nghiệp làm giảm sức ép về
việc làm, tăng thời gian sử dụng thời gian lao động nông thôn cần chú ý:
+ Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất hiện có. Thâm
canh là con đường đúng đắn, là phương thức canh tác tiên tiến trong sản xuất nông
nghiệp nhằm mục đích tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đối với
các nước tiên tiến, quá trình thâm canh đồng thời là quá trình giải phóng lao động
nông nghiệp còn ở nước ta quá trình thâm canh lại là quá trình thu hút lao động.
Thực tế cho thấy đầu tư lao động sống cho thâm canh lúa ở nước ta vẫn đang có
hiệu quả. Với cơ chế khoán sản phẩm, người lao động thực hiện phương châm “lấy
công làm lãi” đã đầu tư lao động sống nhiều hơn để làm đất kỹ, gieo mạ tốt, cấy
đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, đúng thời vụ, làm cỏ nhiều lần, tưới tiêu tốt, bón
phân tốt theo nhu cầu sinh trưởng của cây lúa đã góp phần tăng đáng kể năng suất
và sản lượng. Đặc biệt đối với các hộ nghèo, vùng nghèo do vốn ít, các khâu khác

trong quy trình kỹ thuật không được thực hiện chặt chẽ, nên khả năng tăng năng
suất lúa còn rất lớn. Nếu thực hiện tốt các khâu trên có thể tăng năng suất lúa gấp
1,5-2 lần.
Như vậy, việc đầu tư lao động sống cho sản xuất nông nghiệp để tăng khối
lượng sản phẩm, tạo ra địa tô chênh lệch vẫn đang còn khả năng thực hiện ở một số
vùng. Việc cải tạo đồng ruộng, làm cỏ nhiều lần, bón phân đúng kỹ thuật… vẫn
cần tăng thêm lao động sống. Đó là biện pháp để tăng thêm việc làm, tăng thu nhập
và cải thiện đời sống của nông dân. Xu hướng này tuy ngược với quy luật phổ
biến của các nước trong quá trình đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng lại phù hợp với nền nông nghiệp, nông thôn
nước ta. Vì vậy, ở những vùng nông thôn còn có khả năng thâm canh tăng năng
suất lao động mà lao động dư thừa còn lớn, ngành nghề chậm phát triển, thì xu
hướng tăng chi phí lao động sống là hướng đi có hiệu quả cần được nghiên cứu và
vận dụng.
+ Mở rộng diện tích gieo trồng: là một trong những hướng quan trọng để tạo
thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nông nghiệp. Tuy nhiên mỗi vùng
có điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác theo thời kỳ nhất định, do vậy mỗi địa
phương trong các vùng nông thôn cần từng bước bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật
nuôi. Những cánh đồng, lô đất có khả năng tăng vụ cần bố trí lại theo mùa vụ thích
hợp.
Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hướng tăng vụ chủ yếu là mở rộng diện
tích vụ đông với các cây trồng chính là màu lương thực (ngô đông, khoai lang
đông, khoai tây đông), rau đậu các loại, kể cả nông sản xuất khẩu.
Những vùng trung du, miền núi có thể mở rộng diện tích gieo trồng bằng
tăng vụ trên đất một vụ chủ yếu là vụ đông.
Vùng duyên hải miền Trung có điều kiện mở rộng diện tích gieo trồng bằng
tăng vụ lúa thứ ba. Vì vậy cần khuyến khích các hộ nông dân tiếp tục mở rộng diện
tích lúa vụ thứ ba để khai thác khả năng tiềm tàng của đất, khí hậu và tận dụng lao
động dôi dư ở nông thôn. Về lâu dài, mở rộng diện tích gieo trồng bằng cách tăng
vụ để có thêm việc làm, sản phẩm và tăng độ che phủ mặt đất, định canh, thâm

canh, tổ chức một nền sản xuất nông nghiệp ổn định, từng bước giảm đói nghèo
vẫn là hướng quan trọng ở nước ta.

×