Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tiếng Anh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 18 trang )

BIỆN PHÁP
GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC GIẢNG DẠY
Tên biện pháp: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiếng Anh để nâng cao
chất lượng cho học sinh trường Tiểu học Tăng Doãn Văn”.
1. Đặt vấn đề
Trên xu thế hội nhập với các nước trên toàn thế giới phương tiện chủ yếu và
quan trọng nhất đó là ngoại ngữ. Và Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai
trị như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất. Vì vậy, nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và chất lượng bộ mơn Tiếng Anh nói riêng là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Chúng ta biết rằng những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của
học sinh là phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây phong trào đổi mới
phương pháp dạy học có kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là môn tiếng Anh. Bộ giáo
dục đào tạo đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh. Phương pháp dạy học này tập trung và phát huy tính năng
động, sáng tạo tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn
đề, coi học sinh là chủ thể hành động, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ
động và sáng tạo trong việc dạy học ngoại ngữ. Dạy ngoại ngữ chọn giao tiếp làm
phương pháp chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa
là mục đích vừa là phương tiện dạy học, phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động
của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ và ý thức học tập đúng đắn.
Trong các giờ học, giáo viên chỉ đóng vai trị hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp để giúp
học sinh tìm ra kiến thức cơ bản, chân lý đúng đắn, tạo môi trường để học sinh phát
huy tối đa khả năng của mình trong các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Qua
đó, rèn luyện thói quen lao động, độc lập, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của xu thế
phát triển của thời đại.
Để phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và từng đối tượng học sinh mà
vẫn mang giá trị thiết thực, tơi đã có biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
tiếng Anh và khảo nghiệm thấy rất hiệu quả nên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Sử
dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiếng Anh để nâng cao chất lượng cho học sinh
trường Tiểu học Tăng Doãn Văn”.


2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
Một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học
sinh là phương pháp dạy học. Vậy việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học là


2
một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên, phương pháp dạy học tích
cực là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập từ khâu lĩnh hội kiến thức đến khâu thực hành các kỹ năng giao tiếp
còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo và là trọng tài cho các hoạt động học
tập của học sinh.
Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là
mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trị chơi giao tiếp, các hoạt động tập thể để vận
dụng các từ tiếng Anh đã học nhằm mục đích để các em khơng chán nản mơn học
này, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Bản đồ tư duy không những chỉ giúp
các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố, khắc sâu kiến
thức, tự tin, tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển
nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp, bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực
chung khác bằng chính cách của mình dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
2.2. Cơ sở thực tiễn
- Về phía học sinh:
+ Các em cịn bỡ ngỡ với mơn học mới mẻ này. Có những em chưa đọc thơng
viết thạo tiếng mẹ đẻ, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với ngơn
ngữ nước ngồi.
+ Đa phần các em chưa sơi nổi, chưa u thích mơn học, các em còn nhút
nhát, rụt rè chưa mạnh dạn.
+ Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có khơng ít học sinh khả năng
tiếp thu còn hạn chế, các em chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc tự học và củng
cố kiến thức khi ở nhà.

- Về phía phụ huynh:
+ Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của
môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này.
+ Việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà cũng rất khó khăn vì
tiếng Anh là môn ngoại ngữ, phần lớn phụ huynh không biết.
- Về phía giáo viên:
Giáo viên được tham gia tập huấn chuyên mơn thường xun, tích lũy được
nhiều phương pháp hay, tuy nhiên khơng áp dụng được nhiều với tình hình thực tế
ở trường vì trình độ của học sinh và điều kiện trang thiết bị cịn thiếu thốn.
- Về phía nhà trường:


3
Trường chưa có phịng học ngoại ngữ riêng. Thư viện trường khơng có nhiều
tài liệu sách, báo, hay truyện tiếng Anh; khơng có tranh ảnh, hay áp phích tiếng
Anh để giáo viên sử dụng trang trí phịng học ngoại ngữ để làm tăng sự hứng thú
học tập của học sinh khi đến giờ học tiếng Anh.
- Về phía địa phương:
Do điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh
tiểu học được tiếp xúc với các thơng tin đại chúng, các chương trình giải trí sử dụng
Tiếng Anh cịn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
2.3. Nội dung biện pháp
Nội dung 1: Sử dụng bản đồ tư duy trong bước giới thiệu từ mới.
Nội dung 2: Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra từ vựng.
Nội dung 3: Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy kỹ năng nói.
Nội dung 4: Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy cấu trúc ngữ pháp.
Nội dung 5: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hướng dẫn học sinh tự học ở
lớp/ ở nhà
Nội dung 1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong bước giới thiệu từ mới
Mục đích: Đối với những bài có nhiều từ mới cùng chung một chủ đề, sử

dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dễ nhớ, nhớ được nhiều từ và nhớ lâu hơn. Từ
đó các em có thể tìm ra các từ có liên quan đến bài học.
Từ chủ đề ở trung tâm của sơ đồ, giáo viên giới thiệu các từ có liên quan đến
chủ đề của bài học.
Cách thực hiện:
Bước 1: Từ chủ đề của bài học, giáo viên viết từ chủ đề ở trung tâm
Bước 2: Giáo viên lần lượt giới thiệu các từ có liên quan bằng cách sử dụng
tranh gắn vào các nhánh của sơ đồ
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ.
Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ một sơ đồ tương tự vào vở bằng
cách dễ dàng nhất.


4
Ví dụ:
Tiếng Anh 3, Unit 8: My school things

Tiếng Anh 4, Unit 3: What day is it today?


5
Giáo viên có thể sử dụng lại sơ đồ này để dạy từ vựng về các hoạt động vào
các ngày trong tuần ở Lesson 2 bằng cách vẽ thêm các nhánh nhỏ


6


7


Nội dung 2: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra từ vựng
Mục đích:
Với cách kiểm tra bài cũ sử dụng sơ đồ tư duy, giáo viên sẽ dạy cho học sinh
quen dần với cách học và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp theo chủ đề một cách ngắn
gọn, có hệ thống.
Cách thực hiện :
Bước 1: Giáo viên đưa ra một sơ đồ nói về chủ đề các em đã học cùng với
các hình ảnh.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn tranh và đọc các từ bằng Tiếng
Anh.
Ví dụ: Unit 8: My school things, tiếng Anh 3, giáo viên đưa ra sơ đồ về
“School things” mà các em đã học kèm với hình ảnh, sau đó yêu cầu các em lên chỉ
vào các nhánh và gọi tên tiếng Anh các đồ dùng học tập


8

Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra khả năng viết
từ vựng của các em

Nội dung 3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy kỹ năng nói
Mục đích:
Để giúp học sinh có một kỹ năng nói Tiếng Anh tốt, người giáo viên cần phải
hướng dẫn học sinh viết ra một dàn ý để trong khi nói khơng để thiếu ý, bỏ sót ý.
Việc lập dàn ý dựa trên một sơ đồ tư duy là cách rất hiệu quả và được học sinh rất
hứng thú.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đưa ra chủ đề nói “ Hãy nói về bản thân em” ( tên, tuổi, khả
năng, sở thích....)



9

Bước 2: Đưa ra mẫu câu và từ gợi ý.

Bước 3: Cho học sinh thời gian để chuẩn bị bài nói.
Bước 4: u cầu học sinh nhìn vào sơ đồ gợi ý và nói về bản thân mình.


10

Nội dung 4: Áp dụng sơ đồ tư duy trong việc dạy mẫu câu
+ Mục đích :
Học sinh quan sát sơ đồ và thực hành kỹ năng nói một cách trơi chảy hơn và
các em có động lực để nói nhiều hơn.
+ Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên vẽ sơ đồ bao gồm từ vựng và mẫu câu
Bước 2: Giáo viên làm mẫu cùng với học sinh khá giỏi
Bước 3: Yêu cầu các em đóng vai thực hành theo cặp dựa vào sơ đồ
Ví dụ:
Tiếng Anh 3


11

Tiếng Anh 4

Tiếng Anh 5



12

Các em học sinh lớp 4 thực hành mẫu câu dựa vào sơ đồ


13
Nội dung 5: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hướng dẫn học sinh tự học
ở lớp/ ở nhà
Mục đích:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy về chủ đề mà các em
đã được học ở trên lớp để các em có thể ôn tập được từ vựng cũng như mẫu câu. Từ
đó giúp các em nhớ bài lâu hơn, vận dụng được kiến thức vào giao tiếp, đồng thời
hình thành cho các em ý thức tự học trong giờ vận dụng trải nghiệm ở trên lớp hoặc
ở nhà
Cách thực hiện:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề từ vựng như: ngôi nhà, đồ ăn, động vật, đồ dùng cá
nhân, màu sắc, …
Bước 2: Chỉ ra những nhóm từ vựng liên quan, chính là các nhánh lớn tỏa ra
xung quanh. Có thể vẽ thêm hình ảnh, biểu tượng minh họa. Từ một ý chính có thể
vẽ thêm những nhánh nhỏ và viết lên các thông tin chi tiết như phiên âm, từ đồng
nghĩa/trái nghĩa, …
Bước 3:
Thêm ví dụ cho mỗi từ vựng. Hình ảnh minh họa giúp ta ghi nhớ kiến thức,
nhưng để hiểu về nó cần phải có ví dụ minh họa. Điều đó giải đáp cho câu hỏi tại
sao phải dùng từ này là ngữ cảnh của nó trong tiếng Anh.
Bước 4: Tăng tính logic cho sơ đồ. Tăng tính logic cho sơ đồ nghĩa là chọn
cách trình bày sao cho đẹp mắt và có ý nghĩa. Tiện cho việc ghi nhớ và rèn luyện
ngữ pháp mỗi ngày cho bạn.
Bước 5: Luyện tập. Bất cứ phương pháp hiệu quả nào đi chăng nữa nhưng

khơng có sự luyện tập thì các kiến thức học được cũng khó có thể ghi nhớ lâu dài.
Do đó, chúng ta phải thường xuyên luyện tập để củng cố và có thể sử dụng chúng
trong cuộc sống hằng ngày.


14

Các em học sinh lớp 3A2 đang vẽ sơ đồ về chủ đề “My family”

Các em học sinh lớp 4 đang vẽ sơ đồ về chủ đề “Food and Drink”


15

Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về chủ đề “LAST HOLIDAY” của các em học sinh lớp 5

Học sinh đang tự hệ thống lại kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy

2.4. Hiệu quả của biện pháp:


16
Tôi đã áp dụng biện pháp đối với học sinh khối 3,4,5 trường Tiểu học Tăng
Doãn Văn năm học 2022 – 2023. Dưới đây là kết quả so sánh về sự yêu thích học
tiếng Anh của các em trước và sau khi áp dụng biện pháp
Trước khi áp dụng biện pháp
Khố
i

Số HS

khảo
sát
57
76
34

3
4
5

Rất thích

Kết quả
Thích
Bình thường

Khơng thích

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

15
17
8

26,4%
22,4%
23,5%

10
19
10

17,5%
25%
29,4%

24
30
12

42,1%
39,5 %
35,3%

8
10

4

14%
13,1%
10,8%

Sau khi áp dụng biện pháp

Khố
i

Số HS
khảo
sát

Kết quả
Rất thích

Thích

Bình thường

Khơng thích

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

3

57

20

35,1%

15

26,3%

22

38,6%

0

0%


4

76

28

36,8%

20

26,4%

28

36,8%

0

0%

5

34

10

29,4%

12


35,3%

12

35,3%

0

0%

So sánh giữa hai kết quả khảo sát đầu năm học và kết quả khảo sát cuối năm
học sau khi áp dụng sáng kiến ta có thể nhận thấy kết quả cụ thể mà học sinh đạt
được như sau:
Kết quả

Dưới

Giỏi

Khá

Trung bình

Đầu năm học

61 ( 36,5%)

63 (37,7%)

21 (13%)


20 ( 12% )

Cuối năm
học

75 ( 45%)

78 ( 46,7% )

14 ( 8,3% )

0 ( 0%)

Thời gian

Trung bình

Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng sơ đồ tư duy vào
các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Bài học có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh
học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung


17
vào bài học hơn. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều
so với trước. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đầu năm có rất nhiều
em cịn sợ học bộ mơn, khơng thích học, đến nay chất lượng học đã tăng khá đồng
đều. Đa số các em đã thích học mơn tiếng Anh, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn,
số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học
sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao.

3. Kết luận
Kể từ khi áp dụng biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiếng Anh để
nâng cao chất lượng cho học sinh, tơi có những kết luận như sau:
- Nhờ sử dụng sơ đồ tư duy thường xuyên, các tiết học trở nên sôi nổi hơn, học
sinh cảm thấy hào hứng ngay từ những phút đầu tiên bắt đầu tiết học, giúp các em
tập trung trong suốt tiết học. Học sinh được luyện kĩ năng ngơn ngữ một cách
thường xun, điều đó giúp các em nhớ được từ vựng và mẫu câu, và phát triển
được kỹ năng giao tiếp.
- Những biện pháp trên giúp làm giảm khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Học sinh cảm thấy thoải mái trong học tập, giáo viên thân thiện hơn.
- Các biện pháp trên dễ thực hiện, khơng tốn q nhiều thời gian và chi phí. Vì
vậy, những biện pháp này có thể áp dụng một cách rộng rãi ở các khối lớp và các
trường Tiểu học trong huyện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.
- Kiến nghị, đề xuất:
+ Thư viện trường cần bổ sung các sách, truyện song ngữ tiếng Anh – tiếng
Việt cho học sinh Tiểu học.
+ Tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ trang thiết bị, tổ chức các hoạt động ngồi giờ
lên lớp mơn tiếng Anh.
+ Cần có 01 phòng học ngoại ngữ được trang bị thiết bị nghe nhìn để tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động học tập dễ dàng hơn, và học sinh
được học thơng qua kênh hình sẽ tiếp thu bài có hiệu quả hơn.
Tơi rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành của Ban giám khảo để
tơi có thể rút kinh nghiệm trong qua trình dạy học ngày càng tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Ân Thạnh, ngày 27 tháng 11 năm 2023


18




×