Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tư tưởng HCM về lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.03 KB, 26 trang )


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu......................................................................4
5. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC......................................................................................................5
1.1. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................5
1.1.1.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh....................................................................5

1.1.2.

Nguồn gốc hình thành......................................................................................5

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng...................................................8
1.2.1.

Tình hình Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp................................8

1.2.2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng............................11


1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc.....................................................15
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG GIẢI
PHĨNG DÂN TỘC VÀO CƠNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN
NAY............................................................................................................................ 19
2.1. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng giải phóng dân tộc......................19
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng giải phóng dân tộc vào cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay........................................................................20
2.3. Liên hệ trách nhiệm bản thân............................................................................22
1


2
KẾT LUẬN.................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................24

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
V.I. Lênin
CNXH

TW
GS

Vladimir Ilyich Lenin
Chủ nghĩa xã hội
Giám đốc
Trung ương
Giáo sư

2



3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chỉ hơn 70 năm trước ông bà của chúng ta đã phải trải qua nạn đói khủng khiếp, hai
triệu người Việt Nam chết đói năm 1945. Đất nước khi đó cịn chưa có tên trên bản đồ Thế
giới, người dân chịu kiếp nô lệ lầm than. Từ sánh sáng của cuộc Cách mạng Nga vĩ đại,
Cách mạng Tháng Tám nổ ra mang lại một kỉ nguyên mới, dân tộc Việt Nam rũ bùn đứng
dậy sáng lịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân
đồng bào và toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ chín năm sau đó, chính nước Việt Nam non trẻ
ấy đã làm lên một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu trở
thành biểu tượng cho các dân tộc thuộc địa bị thực dân áp bức vùng lên dành độc lập.
Ròng rã hai mươi năm mốt năm sau đó, thế hệ cha anh chúng ta tiếp tục cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước năm 1975 nối liền một dải hai miền Nam Bắc biết bao hi sinh và máu sương đã đổ
xuống mảnh đất hình chữ S. Nhưng đất nước vẫn chưa yên, tiếng súng lại vang lên trên
bầu trời biên giới. Nhưng phải đến năm 1989, tức là hơn 30 năm trước Việt Nam mới hồn
tồn chấm dứt tình trạng chiến tranh. Ra khỏi những cuộc chiến tranh, tỉ lệ đói nghèo hơn
60% người dân thiếu ăn thiếu mặc, Đảng đã quyết tâm tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn
diện một lần nữa mang lại sự đổi thay ngoạn mục. Sau hơn 30 năm đổi mới, từ chỗ người
dân thiếu ăn thiếu mặc, Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu
nông sản lớn nhất trên Thế giới, quy mô nền kinh tế tăng gấp 43 lần, thu nhập bình quân
đầu người tăng hơn 17 lần, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi thành công
nhất. Tất cả những mốc son lịch sử ấy sẽ không thể có được khi khơng có sự đồn kết của
tất cả các lực lượng cách mạng chính là tồn thể nhân dân Việt Nam.
Trong suốt những năm tháng cùng dân tộc đi tìm và bảo vệ hình chữ S của lãnh thổ
Việt Nam, những tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân ta thấm
nhuần và coi đó là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng. Trong đó có tư tưởng của

3


4
Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc. Để có được những thắng lợi vẻ
vang, người đời ca tụng như ngày hôm nay bên cạnh sự lãnh đạo tài tình đúng đắn của
Đảng thì ai trong chúng ta cũng phải nhắc đến những chiến sĩ trực tiếp tham gia trên
trường và những “chiến sĩ” không cầm súng, đó cịn được gọi chung với cái tên lực lượng
cách mạng của cách mạng giải phóng dân tộc. Vậy nhờ đâu mà Hồ Chí Minh có thể tập
hợp được quần chúng nhân dân trở thành một lực lượng cách mạng tuy cịn thua địch về
khí tài, trang thiết bị nhưng lại là những người chiến thắng trong nhiều trận chiến khốc liệt
không cân sức, bảo vệ non sông đất nước?
Ngày hôm nay dù đất nước đã dứt tiếng súng nhưng nguy hiểm hơn tiếng súng của
quân xâm lược đó là những chiêu bài chống phá Nhà nước cách mạng, “diễn biến hịa
bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Có thể thấy, thế giới đang phát triển
khơng ngừng cùng với đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, mặt trái của việc này là
khiến cho những thông tin xuyên tạc, không đúng lịch sử và những tuyên truyền sai trái
được lan truyền với tốc độ khủng khiếp, với hơn 90% dân số Việt Nam sử dụng mạng xã
hội thì điều này càng đáng sợ hơn khi chúng ta khơng có nhận thức đúng đắn về lịch sử.
Mỗi một công dân Việt Nam đều là lực lượng cách mạng bảo vệ công cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, bản thân thế hệ trẻ cần có những hiểu biết về việc xây dựng
lực lượng cách mạng và thực hiện tốt vai trò của mình. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vì
vậy bản thân em nhận thức được việc tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách
mạng giải phóng dân tộc và vận dụng tư tưởng ấy vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện
nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về lực lượng cách

mạng giải phóng dân tộc, từ đó vận dụng quan điểm trên vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.



Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài xác định những
nhiệm vụ sau:

4


5
Một là, phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng giải phóng
dân tộc
Hai là, Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng giải phóng dân tộc và vận dụng
tư tưởng ấy vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng giải phóng dân
tộc.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.




Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương so sánh, phân tích, tổng hợp, lơgíc - lịch
sử, khái qt hố, trừu tượng hố và các phương pháp khác.

5. Ý nghĩa của đề tài


Đề tài giải quyết được vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng giải
phóng dân tộc. Tại sao Người lại nói lực lượng cách mạng là tồn nhân dân? Điều đó
có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta?
Và từ những ý nghĩa ấy, ngày nay chúng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lực
lượng cách mạng giải phóng dân tộc vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc như thế nào?

5


6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC
1.1. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX, tư tưởng Hồ Chí Minh được khẳng định là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề then chốt của cuộc Cách mạng Việt
Nam. Đó là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
của Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại…Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho nhân dân Việt Nam đấu tranh
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc. Định nghĩa trên thể hiện bốn
nội dung cơ bản:
- Là hệ thống quan điểm toàn diện về cách mạng Việt Nam, từ dân tộc dân chủ đến xã hội
chủ nghĩa.

- Là kết quả vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
- Là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại.
- Là ngọn cờ chiến thắng của cách mạng Việt Nam và tiếp tục dẫn đường cho sự nghiệp xây
dựng đất nước.
1.1.2. Nguồn gốc hình thành
a. Tư tưởng và truyền thơng văn hóa Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một
nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí cường cường trong đấu tranh nước và giữ
nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn
mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam. Mọi người học thuyết đạo
đức, tơn giáo từ nước ngồi du nhập vào Việt Nam đều được tiếp tục nhận khúc xạ qua lăng
kính của tư tưởng yêu nước đó.
6


7
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đồn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống
này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hồn cảnh và nhu cầu đấu tranh
quyết định thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt
Nam đã có những biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn
bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn
kết, tương thân ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lịng,
đồng minh).
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thầu lạc
quan có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính
nghĩa. Hồ Chí Minh hiện thân của truyền thơng lạc quan đó.
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, Dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi
và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người Việt Nam từ xưa đã rất xa
lạ với đầu đá cổ, thủ cựu, thói bài ngoại cực phản. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc,

nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải tiến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành
những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và tồn bộ hệ thống truyền
thơng đó.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ nền Quốc
học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngồi, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc
son như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Người làm
thơ bằng chữ Hán. Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thu được tinh hoa văn hóa
nhân loại và làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một con biểu tượng cho sự kết hợp hài hịa
hịa văn hóa Đơng – Tây.
- Tư tưởng hóa văn hóa phương Đơng.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có nhiều yếu
tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là sữa rửa lý hành động, tư tưởng
nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; rửa lý nhân sinh: tu thân dưỡng
7


8
tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần học. Hồ Chí Minh đã khai thác nho
giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho sứ mệnh cách mạng. Lời dẫn
của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều điều
hiểu biết kho báu quý giá của các đời trước để lại”.
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Những
mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng
xử của con người Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thoải mái hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng phương
Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành người thủy hệ, Hồ Chí Minh vẫn tìm
hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những
yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đơng để phục vụ sự nghiệp mạng của
Người.

- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi cịn học ở Trường tiểu học Đơng Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí
Minh đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê mơn lịch sử, và nói sưa
tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và
thường đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự làm, độc lập,
quyền sống của con người... được viết trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai
sáng như tinh thần luật pháp của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân
chủ của các nhà khai sáng đã có hình ảnh h lớn lên để tư tưởng của Con người.
+ Hồ Chí Minh hình thành thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn.
Người học được làm dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phobua
(Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
c. Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp thảo luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh.

8


9
- Tác động của mối quan hệ chứng minh giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí
Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Giúp đỡ
thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và
chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của
tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ
Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận – Lênin.
- Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một bài thảo luận về cơ bản hình
thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh có ngun nhân sâu xa là:

+ Khi đi tìm đường nghiên cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc
chắn, một năng lực trí tuệ sắc khéo. Nhờ đó Người giám sát, phân tích, tổng kết một cách
độc lập và sáng tạo; không rơi vào việc sao chép, giáo dục, lùi; tiếp thu và vận dụng chủ
nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt
Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân
tộc tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính Người viết: “Lúc đầu,
chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin
theo Quốc tế III. Giúp Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta” và từ
Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn.
1.2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng

1.2.1. Tình hình Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trị địa chính trị quan trọng của châu Á, Việt Nam trở
thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với
nhiều đế quốc khác.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn cơng xâm lược Việt Nam. Đó là thời điểm chế độ
phong kiến Việt Nam (dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn) đã lâm vào giai đoạn khủng
9


10
khoảng trầm trọng. Trước hành động xâm lược của Pháp, Triều đình nhà Nguyễn từng bước
thỏa hiệp (Hiệp ước 1862, 1874, 1883) và đến ngày 6-6-1884 với Hiệp ước Patơnốt
(Patenotre) đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa,
dân ta là vong quốc nơ, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng
quốc gia dân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác

nhau nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Union Indochinoise) được thành lập
ngày 17-10-1887 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại
của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Song song với đó, thục dân Pháp cấu kết với giai
cấp địa chỉ trong việc bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị với nhân dân Việt Nam.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập
đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ
thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền
kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới...) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là
nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vịng lạc hậu.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường
học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hố, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ
phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các
thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại
Pháp”… Viết trong tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ
cai trị thực dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục
nhã, mà cịn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... bằng thuốc phiện, bằng rượu...
chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tơi khơng có quyền tự do học tập”.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã
hội Việt Nam đã diễn ra q trình phân hóa sâu sắc.
10


11

Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nơng dân. Tuy nhiên,
trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lịng u
nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và
mức độ khác nhau.
Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (khoảng hơn 90% dân

số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của
giai cấp nơng dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai,
tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự
do.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nơng dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp
nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm
học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do.
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Một bộ phận gắn liền lợi
ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp,
trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân
Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế. Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc Việt
Nam có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng khơng có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến
hành cách mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh
miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy
nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu
tư sản không thể lãnh đạo cách mạng.
Trong bối cảnh đó, những luồng tư tưởng ở bên ngồi: tư tưởng Cách mạng tư sản Pháp
11


12
1789, phong trào Duy tân Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động Duy tân tại Trung Quốc năm
1898, Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911…, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917 đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu nước những năm cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng
-


Phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân tộc

Tài năng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là khả năng tập hợp được sức mạnh của tồn bộ
người dân Việt Nam thơng qua phương châm "Đồn kết, đại đồn kết, thành cơng lớn" nhằm
giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới. Điều này bắt nguồn từ việc Người
phân tích rõ ràng thực trạng xã hội Việt Nam và giải quyết chính xác mối quan hệ giữa giai
cấp và dân tộc trong cuộc cách mạng ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định giai cấp
vô sản trước tiên phải trở thành dân tộc, và cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vơ sản là tiền
đề để giải phóng sự áp bức dân tộc. Xuất phát từ việc phân tích thực trạng xã hội Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo luận điểm này của chủ nghĩa Mác-Lênin, khẳng định
rằng ở Việt Nam, giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng các giai cấp bị áp bức, bóc lột
trong xã hội, trong đó có giai cấp cơng nhân. Quan điểm của Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc
điểm của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, nơi thực dân Pháp thiết lập hệ thống cai trị trên tất
cả các lĩnh vực và đặt tất cả các giai cấp, tầng lớp dưới sự cai trị của họ. Vì vậy, ở Việt Nam,
độc lập dân tộc là lợi ích chung của tồn dân tộc và tất cả các tầng lớp xã hội đều có khả
năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Đó là cơ sở thực tiễn của quan điểm xây dựng
lực lượng cách mạng trong mọi giai cấp, tầng lớp xã hội.
-

Xây dựng lực lượng chủ lực của cách mạng

Xây dựng khối liên minh cơng - nơng - trí thức làm lực lượng chủ lực của cách mạng là sự
phát triển sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng ở Việt
Nam. C.Mác và Ph.Ăngghen từ lý luận và thực tiễn của phong trào công nhân châu Âu giữa
thế kỷ XIX, trực tiếp nhất là cách mạng tư sản Đức năm 1848 và Công xã Pari năm 1871 đã
khẳng định: cuộc cách mạng vô sản hay phong trào công nhân không thể giành thắng lợi
12


13

trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản nếu khơng có khối liên minh giữa giai cấp cơng
nhân và giai cấp nơng dân, trong đó giai cấp cơng nhân giữ vai trò lãnh đạo. Trong Cách
mạng Tháng Mười Nga, phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về tổ chức liên minh
công - nông và trong điều kiện nước Nga lúc đó đang tham gia chiến tranh thế giới lần thứ
nhất, V.I. Lênin đã nói đến liên minh giữa giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân với binh
lính, vận động thành lập các xô viết công nhân, nông dân và binh lính…Xuất phát từ thực
tiễn của xã hội Việt Nam, từ yêu cầu và khả năng tập hợp lực lượng cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trương trong mọi giai đoạn cách mạng “cơng, nơng, trí cần phải đồn kết chặt
chẽ thành một khối”. Theo Người, “Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới,
cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản”.
Người nhấn mạnh: “Tun ngơn của Đảng nói: “Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những
cơng nhân, nơng dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mạng nhất”. Và
“lao động trí óc cần được khuyến khích, giúp đỡ, phát triển tài năng”. Tư tưởng Hồ Chí
Minh coi trí thức là “vốn liếng quý báu của dân tộc”, là sự tiếp nối truyền thống của dân tộc
Việt Nam,“hiền tài là ngun khí quốc gia”, coi trọng sức mạnh vơ tận của trí tuệ con người
và sức mạnh lớn lao của một dân tộc giàu tri thức. Thực tế lịch sử Việt Nam, ngay từ khi
thực dân P háp xâm lược Việt Nam, trí thức là tầng lớp có số lượng khiêm tốn trong xã hội,
nhưng luôn đi đầu, là ngòi nổ trong các phong trào đấu tranh chống Pháp, bảo vệ độc lập,
hoặc đòi lại quyền dân tộc, tự chủ. Trí thức cũng là những người đi tiên phong trong việc
tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại, đón nhận những luồng tư tưởng mới, tiến
bộ từ bên ngoài, thực hiện tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân. Từ thực tế trên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã coi trí thức cùng với cơng nhân và nơng dân là chủ lực của cách mạng.
Theo Người, dù đa số xuất thân từ các thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tư sản,
nhưng trí thức Việt Nam đều bị đế quốc áp bức. “Tất cả những người trí thức nào có đơi chút
tiếng tăm đều bị đưa đi đày. Tất cả các trường tư thục đều bị đóng cửa và tất cả các sách báo
nước ngoài đều bị cấm”. Người chỉ ra hai yếu tố tích cực của trí thức Việt Nam: “Có đầu óc
dân tộc và đầu óc cách mạng” và nhận xét: “trí thức có học thức, dễ có cảm giác chính trị.
Họ khơng trực tiếp bóc lột lao động. Vì vậy, họ dễ tiếp thu sự giáo dục cách mạng và cùng
đi với công nông”.
13



14

-

Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

Với chủ trương xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
trương xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng và xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng làm chỗ dựa cho phong trào quần chúng, làm nòng cốt cho khởi nghĩa vũ trang của
quần chúng giành chính quyền. Phân tích sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam được tiến
hành bằng bạo lực, đàn áp khốc liệt những người yêu nước Việt Nam đứng lên chống Pháp,
nên để chống lại bạo lực của chính quyền thực dân Pháp, giành lại nền độc lập, cần đến một
cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Để có cơ
thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương: Phải có tính chất một cuộc khởi
nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn…”. Từ quan niệm nêu trên, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa cho phong
trào quần chúng. Bắt đầu từ tổ chức các đội “xích vệ” bảo vệ cách mạng trong các cao trào
cách mạng 1930 - 1931, đến thành lập các đội du kích vũ trang sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Sau
Hội nghị Trung ương 8 và thành lập Mặt trận Việt Minh, tháng 12 năm 1941 tại Cao Bằng từ
các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu (tổ du kích) được thành lập làm cơ sở cho đấu tranh
ở địa phương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Đội vũ trang Cao Bằng, tự tay soạn thảo
“Mười điều kỷ luật” và những nguyên tắc cơ bản xây dựng quân đội. Khi phong trào cách
mạng phát triển, tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập “Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân”. Đó là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước khởi
đầu việc xây dựng và phát triển quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-

Hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

đại

Ra đi tìm đường cứu nước, trở thành nhà hoạt động cách mạng thế giới, đảng viên Đảng
Cộng sản Pháp, cán bộ của Quốc tế Cộng sản, từ rất sớm đã hình thành trong tư tưởng Hồ
Chí Minh quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại. Người đã có ý thức
sâu sắc về việc đặt cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới khi tham gia
sáng lập “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để tập hợp các dân tộc thuộc địa trên thế giới
14


15
thành một khối sức mạnh thống nhất chống chủ nghĩa thực dân…Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhận ra sức mạnh của thời đại mới sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917. Đó là sức mạnh của giai cấp vơ sản thế giới, trong đó có giai cấp vơ sản đã giành được
chính quyền ở một nước lớn là nước Nga xô viết, của nhân dân lao động thế giới đấu tranh
vì độc lập dân tộc, hịa bình và tiến bộ xã hội. Đó là cơ sở để Người tiếp tục khẳng định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng, ngoài chủ trương dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, phải đồng thời phải khai
thác sức mạnh của thời đại.
-

Luôn quan tâm, chăm lo xây dựng và hồn thiện những nhân tố có ý nghĩa quyết định
đến sức mạnh của lực lượng cách mạng

Trước hết, đó là xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, phương pháp cơ bản trong tập hợp
lực lượng cách mạng. Ngay từ rất sớm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thiết kế,
xây dựng, tổ chức, lãnh đạo và điều hành hoạt động Mặt trận dân tộc thống nhất. Tổ chức
mặt trận dân tộc thống nhất đã được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930 trong cao trào
cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo, đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Tiếp nối là
các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất trong các giai đoạn cách mạng khác nhau,

điển hình nhất là Mặt trận Việt Minh, thành lập sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặt trận Việt Minh đã tập hợp rộng rãi nhất, đông đảo
nhất các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị, các tơn giáo yêu nước…, thành một lực
lượng cách mạng hùng mạnh để chống kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam lúc ấy là thực dân
Pháp và phát xít Nhật. Từ đó, đã tạo nên sức mạnh to lớn để giành thắng lợi vĩ đại trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt
trận dân tộc thống nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc tập hợp lực lượng của
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia các đồn thể chính trị. Các tổ chức cơng đồn,
đồn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, văn nghệ sỹ, trí thức, cơng thương gia… đã được
thành lập từ rất sớm, luôn luôn được Người quan tâm để ngày càng phát triển, thu hút được
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên lực lượng cách mạng to lớn trong các giai
15


16
đoạn cách mạng. Thứ hai, là xây dựng một nhà nước dân chủ cộng hịa, của dân, do dân, vì
dân dướisự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quan trọng để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân
tộc. Xuất phát từ vai trò của Nhà nước cách mạng, trong Chương trình của Việt Minh do
Người soạn thảo, Hồ Chí Minh đã trực tiếp đề cập đến việc thành lập Nhà nước dân chủ
nhân dân khi khởi nghĩa giành thắng lợi. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà
nước dân chủ nhân dân Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nước ta là
nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., chính
quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra. Nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”. Quan điểm nêu trên không chỉ làm rõ bản chất của Nhà nước, mà
khẳng định quan hệ gắn kết giữa Nhà nước và nhân dân, cơ sở để tập hợp lực lượng to lớn
trong nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là người thành lập, đứng đầu Nhà nước dân
chủ nhân dân Việt Nam suốt 24 năm, Hồ Chí Minh ln quan tâm xây dựng Nhà nước dân
chủ, cộng hịa Việt Nam làm hạt nhân lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng, tập hợp sức
mạnh toàn dân tộc. Thứ ba, trong việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh xác định rất rõ vai trị, trách nhiệm của Đảng và quan tâm xây dựng Đảng, người tổ

chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ rất sớm, Người đã viết: “Cách mạng trước hết
phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngồi thì có liên hệ với dân tộc bị áp bức và vơ sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững,
cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Người
khẳng định “Đảng ta là con nòi của dân tộc”, và “... Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc
Việt Nam”. Trong công tác xây dựng Đảng, Người đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ “máu
thịt” với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng. Người đặc biệt u cầu phải giữ gìn sự
đồn kết trong Đảng, để từ đó tạo nên được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Trong Di chúc,
Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con người của mắt mình”.
1.3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc
16


17
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể tóm tắt thành
một hệ thống các luận điểm như sau:
Một là Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng
vô sản.
- Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễnViệt Nam
qua các chặng đường gian nan thử thách, Hồ Chí Minh ln ln khẳng định một chân lý là:
Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác là cách mạng vơ sản.
- Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một
con đỉa hai vịi, một vịi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại
chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng
vơ sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở

thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng
với cách mạng vô sản.
Hai là Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân
lãnh đạo.
- Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sự nghiệp giải phóng dân tộc thành cơng “Trước
hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng”
- “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin”
- Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyên tắc xây dựng Đảng: Đảng của giai cấp công nhân phải
được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.
Ba là Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn kết của tồn dân, trên cơ sở liên minh
cơng – nơng.
Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc việc của một
hai người”, vì vậy phải đồn kết tồn dân, “sĩ, nơng, cơng, thương đều nhất trí chống lại
cường quyền”. Trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người khẳng định cái cốt của nó là cơng –
nơng, “cơng nơng là người chủ cách mệnh... công nông là gốc cách mệnh”

17


18
- Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần vận động, tập hợp rộng
rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm nô lệ trong một Mặt trận
dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc
lập, tự do.
- Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân dân vì mục
tiêu chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nơng, Thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Cịn đối
với phú nơng, trung, tiểuđịa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải

lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng tập trung...
- Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Hồ
Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: “cơng nơng là gốc cách mệnh;
cịn học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng
công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”. Và trong khi liên lạc
với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của cơng nơng
mà đi vào đường thỏa hiệp”.
Bốn là Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.
- Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi
của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vơ sản ở chính
quốc. Quan điểm này vơ hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào
cách mạng ở thuộc địa. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Hồ Chí
Minh đã phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai
cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở
các thuộc địa”; “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các
thuộc địa”, nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn đằn đuôi”.
- Vận dụng công thức của Mác: “Sự giải phóng của giai cấp cơng nhân phải là sự nghiệp của
bản thân giai cấp cơng nhân”, Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm: “Cơng cuộc giải phóng anh
em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”

18


19
- Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc và do
đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, năm 1924, Hồ Chí
Minh cho rằng: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở
chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước.
- Khẳng định vị trí và vai trị của cách mạng giải phóng thuộc địa trong mối quan hệ với

cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: “trong khi thủ tiêu một trong những điều
kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh
em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn toàn”
Những luận điểm trên đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại đế
quốc chủ nghĩa của Hồ Chí Minh. Nó có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn và đã được
thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới chứng minh là
hoàn toàn đúng đắn.
Năm là Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp
lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
Ngay từ đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Hồ Chí Minh đã đề cập
khả năng một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo Người, cuộc khởi nghĩa vũ
trang đó: phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi
loạn... Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự phân tích vai trị của quần
chúng nhân dân, bản chất phản động của chính quyền thực dân Pháp và bài học kinh nghiệm
của dân tộc Việt Nam, của cách mạng Nga, từ sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu
thế kỷ XX.
- Tháng 5 – 1941, Hội nghị TW VIII do Người chủ trì đã đưa ra nhận định: Cuộc cách mạng
Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là bằng một cuộc
khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương.. mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa
to lớn.
- Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo
xây dựng căn cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của quần
chúng, lập ra các đội du kích vũ trang, chủ động đón thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám và chỉ trong vịng 10 ngày đã giành được chính quyền trong cả nước.
19



×