Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

(Tiểu luận) đề án lý thuyết tài chính tiền tệ đề tài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2022 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.7 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
-------***-------

ĐỀ ÁN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2022-2025

Họ và tên:
Lớp:
Mã sinh viên:

Nguyễn Thùy Linh
Tài chính doanh nghiệp 62A
11205844

HÀ NỘI, NĂM 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................2
NỘI DUNG ...............................................................................................................3
I. Chương 1: Cơ sở lý luận ..................................................................................3
1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại..................................................3
1.1 Khái niệm....................................................................................................3
1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại ...................................................3
1.3 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế ......................................................6
1.4 Tín dụng và đặc trưng của tín dụng.........................................................7
1.4.1 Khái niệm .................................................................................................7


1.4.2 Đặc trưng của tín dụng ............................................................................8
2. Các nội dung về nợ xấu ...............................................................................9
2.1. Khái niệm nợ xấu ......................................................................................9
2.2. Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu nói chung ..................................................9
2.3. Phân loại nợ xấu ......................................................................................10
3. Ảnh hưởng của nợ xấu tới các chủ thể.....................................................15
3.1. Đối với chủ thể mắc nợ xấu ....................................................................15
3.2. Đối với các chủ thể đi vay, gửi tiết kiệm khác ......................................15
3.3. Đối với các ngân hàng .............................................................................16
3.4. Đối với nền kinh tế ..................................................................................16
4. Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu ..............17
II. Chương 2: Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam và kết quả xử lý nợ xấu tại
Việt Nam .............................................................................................................18
1. Thực trạng nợ xấu tại Việt Nam...............................................................18
1.1. Giai đoạn 2016-2018 ...............................................................................18
1.2. Giai đoạn 2019-2021 ...............................................................................21
1.3. Giai đoạn 2022 .........................................................................................23


2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại Việt Nam ............................................26
2.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................................26
2.2. Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................27
4. Kết quả xử lý nợ xấu ở Việt Nam .............................................................28
4.1. Kết quả đạt được .....................................................................................28
4.2. Nhận xét về việc xử lý nợ xấu ................................................................31
III. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu giai
đoạn 2022-2025 ...................................................................................................33
1. Về phía ngân hàng nhà nước ....................................................................33
2. Về phía hoạt động của VAMC ..................................................................35
3. Về phía các tổ chức tín dụng .....................................................................36

KẾT LUẬN .............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Ký hiệu
NHTM
NHNN
TCTD
VAMC
TSBĐ

Nguyên nghĩa
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhà nước
Tổ chức tín dụng
Vietnam Asset Management Company
Tài sản bảo đảm

1


LỜI MỞ ĐẦU

Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTM và các tổ chức
tín dụng. Nợ xấu trở thành một tồn tại tất yếu khách quan trong hoạt động tín dụng, là
nguyên nhân cơ bản gây mất an tồn, làm gia tăng trích lập dự phịng rủi ro, gia tăng chi
phí xử lý nợ xấu. Từ đó, làm sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, nợ xấu cịn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân
hàng và gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng cũng như nền tài chính quốc gia. Vậy
nên, việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động quan trọng để các ngân hàng xác định
ngun nhân, dự đốn tổn thất, từ đó đề ra các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu hiệu
quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng, tránh nợ xấu
trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động quản lý nợ xấu tại Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập. Tỷ lệ nợ xấu vẫn còn khá cao, trong nhiều trường hợp nợ xấu chưa được ghi
nhận đúng bản chất khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng
gây ra những tổn thất tiềm ẩn cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Xuất phát
từ những nhận thức quan trọng về lý luận và thực tiễn của nợ xấu, em đã chọn đề tài “Giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2022-2025”. Do còn nhiều hạn chế
về kiến thức nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp
ý của cơ để bài làm hồn thiện hơn.

2


NỘI DUNG
I. Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì NHTM là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Trung gian tín dụng

Ngân hàng là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm
thành đầu tư dưới hình thức nhận tiền gửi và cấp tín dụng.
Hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời
có nhu cầu chi cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập/ hoặc vốn hiện có, vì vậy phát
sinh nhu cầu bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức có thu nhập/hoặc vốn hiện tại lớn
hơn các khoản chi cho hàng hố, dịch vụ, vì vậy có tiền để tiết kiệm. Tiền sẽ chuyển từ
nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy lợi nhuận là động lực tạo
ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Dịng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở
lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó quan hệ tín dụng.
Nếu khơng thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn.
Lấy quan hệ tín dụng làm ví dụ. Người có tiền tiết kiệm địi 1% cho chi phí giao
dịch, 2% phòng rủi ro và 3% là thu nhập ròng từ số tiền tiết kiệm mà anh ta đang phải tạm
thời từ bỏ quyền sử dụng, tổng cộng 6% trên số tiền cho vay. Người vay phải chỉ 1% chi
phí giao dịch, 6% trả cho người có tiền, tổng cộng phí tổn tín dụng là 7%. Nếu việc sử dụng
tiền vay có thể mang lại cho người vay tỷ lệ sinh lời lớn hơn 7% (giả sử là 10%) thì quan
hệ tín dụng sẽ được thiết lập. Quan hệ tín dụng trực tiếp đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến

3


Document continues below
Discover more
Li thuyet tai
from:
chinh tien te
scsc
Đại học Kinh tế…
999+ documents

Go to course


GIẢI SÁCH BÀI TẬP Lý
77

thuyết tài chính tiề…
Li thuyet
tai chinh…

96% (114)

Tài liệu ôn tập Lttctt
35

- KTTTC
Li thuyet
tai chinh…

97% (39)

Tóm tắt Lý thuyết tài
85

67

chính tiền tệ đầy đủ
Li thuyet
tai chinh…

100% (16)


B d thi ht mon Ly
thuyt Tai chinh Ti
Li thuyet
tai chinh…

100% (15)

Bài ghi Lý thuyết tài
30

chính tiền tệ


Li thuyet
tai chinh…

100% (13)

thuyet
tai chinh
ngày nay (dân cư cho nhau vay, doanh nghiệp, nhà nước vay của Ly
dân...).
Tuy nhiên,
quan
tienkhông
te P1gian . người
hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự khơng phù hợp về quy mơ, thời gian,
139

tiết kiệm có 100 đơn vị tiền tệ và tạm thời chưa tiêu dùng trong 6Litháng

thì người vay lại
thuyet

95% (41)

có nhu cầu vay 50 đơn vị tiền tệ trong vòng 10 năm... Đây là điềtai
u kichinh…
ện cần để nảy sinh
trung gian tài chính - ngân hàng - trong quá trình chuyển tiết kiệm thành đầu tư.

Do chun mơn hố, ngân hàng có thể làm giảm chi phí giao dịch ví dụ từ 2% xuống
cịn 1% ở ví dụ trên, chi phí rủi ro từ 2% xuống 1%ngân hàng có thể trả cho người tiết kiệm
3,5% với cam kết khơng có rủi ro (lớn hơn 3% thu nhập trước đó) và địi người sử dụng
6,5% (nhỏ hơn 7% trước đó). Chênh lệch 6,5% - 3,5% = 3% chính là lãi gộp của ngân
hàng. Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại đảm bảo
ít rủi ro cho người gửi tiền. Như vậy ngân hàng đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm
và giảm chi phí cho người đầu tư thông qua đáp ứng nhu cầu vốn tiết kiệm, thanh khoản
cho họ. Đây là điều kiện đủ để hình thành trung gian tài chính. Với chi phí và rủi ro thấp,
ngân hàng tập hợp lượng đông đảo hàng triệu các nhà đầu tư và người tiết kiệm thành
khách hàng của mình, qua đó giải quyết các mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp, trở thành
trung gian tài chính hiệu quả.
Cơ sở cho chức năng trung gian tài chính của ngân hàng là khả năng thẩm định
thơng tin của ngân hàng. Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thơng tin
được gọi là tình trạng "thơng tin khơng cần xứng" làm giảm tính hiệu quả của thị trường
nhưng tạo ra khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chun mơn và kinh nghiệm đánh
giá các cơng cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro-lợi
nhuận hấp dẫn nhất.
1.2.2 Trung gian thanh toán
Khi ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay - trung gian tài chính - tất yếu dẫn đến cơ
sở của thanh tốn hộ. Trước tiên là thanh toán hộ giữa những khách hàng có tiền gửi ở cùng

một ngân hàng, sau đó mở rộng ra khi hệ thống thanh toán liên ngân hàng hình thành. Ngân
hàng thực hiện thanh tốn giá trị hàng hoá và dịch vụ theo lệnh của khách hàng.

4


Hàng triệu khách hàng mở tài khoản và gửi tiền tại ngân hàng là cơ sở để ngân hàng
trở thành trung gian thanh tốn lớn nhất và có thể duy nhất hiện nay ở hầu hết các quốc
gia. Tiền được chuyển từ tài khoản của khách hàng A tại ngân hàng này sang tài khoản của
khách hàng B tại ngân hàng khác, mở đầu hoặc kết thúc một quá trình luân chuyển hàng
hóa, hoặc quan hệ kinh tế. Để việc thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí,
ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ
nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng cũng đầu tư lớn, thiết lập mạng lưới thanh tốn rộng
khắp tại các chi nhánh, phịng giao dịch, ATM, POS, thanh toán trên mạng... kết nối các
quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng cịn thực hiện thanh tốn bù
trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh tốn.
Cơng nghệ thanh tốn qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng cơng nghệ
đó càng được mở rộng. Vì vậy, cơng nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được
được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Ngân hàng kết nối với các tổ chức cung
cấp dịch vụ thông tin, dịch vụ công, các công ty, nhằm cung cấp dịch vụ thanh tốn 24/24,
trên phạm vi tồn cầu với chi phí thấp và tính tiện ích cao. Nhiều hình thức thanh tốn được
chuẩn hố góp phần tạo tính thống nhất, bảo mật trong thanh tốn khơng chỉ giữa các ngân
hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh
toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân
hàng trở thành trung tâm thanh tốn quan trọng và có hiệu quả phục vụ đắc lực cho phát
triển kinh tế mỗi quốc gia và toàn cầu.
Thực hiện chức năng trung gian thanh tốn mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng.
Ngồi doanh thu từ phí, ngân hàng cịn mở rộng huy động và cho vay.
1.2.3 Tạo phương tiện thanh tốn
Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Hệ thống ngân

hàng tham gia tạo nên phương tiện thanh tốn là tiền ghi sổ. Các ngân hàng khơng tạo được
tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận
nợ với khách hàng. Ban đầu các ngân hàng đã tạo ra tiền giấy thay cho tiền kim loại dựa
trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng

5


đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thơng và phương tiện cất trữ; nó trở thành
tiền giấy.
Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền
giấy trong lưu thông, thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại
ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn....Khi
ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, bằng
cách đó, các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh tốn cho khách hàng.
Tồn bộ hệ thống ngân hàng tham gia tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền
gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở mở rộng cho vay. Khi
khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu
(tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác, từ đó tạo
ra các khoản cho vay mới. Toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi
thanh tốn nhiều gấp bội so với lượng tiền cơ sở thông qua hoạt động tín dụng.
Như vậy, chức năng tạo phương tiện thanh toán của ngân hàng được phát sinh dựa
trên chức năng trung gian tài chính (huy động và cấp tín dụng) và chức năng trung gian
thanh tốn. Khi thực hiện chức năng này, hệ thống ngân hàng tham gia cung tiền, tác động
tới lượng tiền cung ứng, qua đó tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
1.3 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế
- Cung cấp nhu cầu vay vốn cho sự phát triển kinh tế
• Tạo nền: Tạo vốn cho sự phát triển kinh tế
• Biến tiết kiệm thành đầu tư
- Nâng cao hiệu quả kinh tế

• Rút ngắn tốc độ lưu thơng hàng hóa và tiền tệ
• Góp phần làm cho sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị đứt quãng cung cấp
vốn đầu tư và các cơng cụ lưu thơng tín dụng biểu thuế xuất nhập khẩu 2020

6


- Tham gia kiểm soát các hoạt động kinh tế
- Tham gia vào sự ổn định của thị trường tài chính và thị trường chứng khốn. Tạo điều
kiện phát triển nên những thị trường này thông qua việc chiết khấu giải quyết khả năng lưu
thơng nhanh của chứng khốn
- Cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ đầu tư
1.4 Tín dụng và đặc trưng của tín dụng
1.4.1 Khái niệm
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong
quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá
cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số
tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc khơng kèm theo một
khoản lãi.
Theo đó, tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ
chức tín dụng, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các tổ chức tín
dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả
thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn gốc và lãi cho tổ chức tín
dụng khi đến hạn thanh tốn.
Như vậy, tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng
một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ khác
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trị là một định chế tài chính trung gian, vì
vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người

cho vay đồng thời vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và
cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái

7


lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và
cá nhân.
Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho
th tài chính. Vì vậy, tín dụng là một khái niệm rộng hơn cho vay bởi nó bao hàm cả cho
vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì nghiệp vụ cho vay lại là nghiệp vụ quan trọng
nhất, cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các NHTM. Do đó, thuật ngữ tín dụng
và cho vay thường được dùng thay thế cho nhau.
1.4.2 Đặc trưng của tín dụng
Mối quan hệ tín dụng phải thỏa mãn 4 đặc trưng:
Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lịng tin. Người ta chỉ cho vay khi người ta
tin tưởng, người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời người ta tin
rằng người sử dụng lượng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau
một thời gian nhất định, người cho vay cũng tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ thì
quan hệ tín dụng mới xảy ra. Như vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập
quan hệ tín dụng.
Hai là, tính hồn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và
sự hoàn trả. Trong tính hồn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả
đúng hạn về cả thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm
bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả
cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Mặt khác nếu khơng có sự hồn trả thì đó là quan hệ tín
dụng khơng hồn hảo.
Ba là, tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho
vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai. Người đi vay chỉ

được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theo
thỏa thuận, người đi vay hoàn trả cho người cho vay.

8


Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Do sự không cân xứng về thông
tin và người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay. Một mối quan hệ tín dụng được
gọi là hồn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
Tuy nhiên trong thực tế không phải mọi việc lúc nào cũng diễn ra một cách trôi
chảy, không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối
với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đó là trường hợp khi
đến hạn hồn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện được việc trả nợ cho người
cho vay dẫn đến các khoản nợ bị quá hạn. Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của q
trình hoạt động tín dụng, là sự báo hiệu của rủi ro.
2. Các nội dung về nợ xấu
2.1. Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải
thanh tốn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian q hạn thanh tốn trên
90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
2.2. Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu nói chung
• Do bản thân ngân hàng
- Ngân hàng khơng có đủ thơng tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng,
dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay
và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.
- Đạo đức nghề nghiệp không tốt cùng năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân
hàng chưa theo kịp yêu cầu; tiêu cực trong khâu lập phương án, thẩm định, xét duyệt và
theo dõi khoản vay.
- Sự lơi lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay làm cho
ngân hàng không phát hiện kịp thời vốn vay đã sử dụng sai mục đích.


9


- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, bỏ qua các
tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
- Chạy theo thành tích số lượng, chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lượng tín dụng,
quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng.
• Do bản thân của người đi vay
- Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh
vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý là nguyên
nhân dẫn đến phá sản của các phương án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành cơng trong
thực tế.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp khơng minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ
sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; cơng tác quản lý tài chính - kế tốn tùy tiện,
mang tính đối phó dẫn đến thơng tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài
chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp khơng chính xác, chỉ hình thức, không
thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xãy ra là đương nhiên.
• Những nguyên nhân khách quan khác
- Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu
kế hoạch hằng năm, các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn, có những
dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến
mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng.
- Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch
bệnh.
2.3. Phân loại nợ xấu
Theo quy định tại Điều 10 Thơng tư 11/2021/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực
hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (Nợ cần chú

10



ý), nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất
vốn. Nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 và có số ngày quá hạn thanh tốn từ 90 ngày trở lên.
2.3.1. Các nhóm nợ chưa bị xem là nợ xấu
• Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn;
- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
- Khoản nợ được phân loại nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.
• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày;
(Trừ khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn, khoản nợ
được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn);
- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được
phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10
Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
hoặc cao hơn).
2.3.2. Các nhóm nợ được xem là nợ xấu
• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

11



(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được
phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo thỏa thuận;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời
gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức
tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín
dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín
dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày
có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10
Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

12


- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thơng tư
11/2021/TT-NHNN.
• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(Trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.)
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được
phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN
chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi
theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày
kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10
Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư
11/2021/TT-NHNN.

13


• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được

cơ cấu lại lần thứ hai;
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;
(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1).)
- Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN
chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi
theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định
thu hồi;
- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm sốt đặc biệt, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư
11/2021/TT-NHNN;
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư
11/2021/TT-NHNN.

14


3. Ảnh hưởng của nợ xấu tới các chủ thể
3.1. Đối với chủ thể mắc nợ xấu
Chủ thể mắc nợ sẽ không thể tiếp cận nguồn vay vốn ngân hàng và thậm chí là cả
những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mất đi uy tín. Hiện tại, một số ngân hàng hỗ trợ
vay vốn khi chủ thể mắc nợ ở nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và nhóm nợ cần chú ý. Tuy nhiên,
khi chủ thể này rơi vào nhóm nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn,
nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn thì các ngân hàng sẽ từ chối đơn đề nghị vay vốn.
Bên cạnh đó, người mắc nợ cũng khơng thể sử dụng thẻ tín dụng vì khi bị nợ xấu

các ngân hàng sẽ không cấp hạn mức tín dụng cho việc chi tiêu. Ngồi ra, người chịu nợ
cũng phải đối mặt với nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo khi vay thế chấp. Thêm vào đó, chủ
thể là cá nhân mắc nợ xấu cịn ảnh hưởng đến điểm xếp hạng công dân. Một số quốc gia
có hệ thống thơng tin đồng nhất, do đó việc có lịch sử nợ xấu sẽ khiến bạn bị trừ điểm tín
dụng trong hệ thống xếp hạng cơng dân.
3.2. Đối với các chủ thể đi vay, gửi tiết kiệm khác
Không chỉ gây ra tác động xấu tới chủ thể mắc nợ xấu, nợ xấu cũng gây ra nhiều hệ
lụy cho các chủ thể đi vay, gửi tiết kiệm khác. Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các chủ
thể đi vay khác sẽ bị hạn chế hơn khi rủi ro tín dụng buộc các NHTM hoặc thắt chặt cho
vay hoặc thu hẹp quy mơ hoạt động. Hoặc đó là khi các chủ thể khác gửi tiền vào ngân
hàng có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi và lãi nếu các ngân hàng rơi vào tình
trạng phá sản khi không thu hồi được nợ bao gồm các khoản tiền gốc, tiền lãi và các khoản
phí. Chính những ảnh hưởng nghiêm trọng của nợ xấu dẫn đến tầm quan trọng trong công
tác quản lý nhằm hạn chế tối thiểu việc phát sinh các khoản nợ xấu.
Ví dụ như là việc có nợ xấu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người thân. Trên thực tế,
có nhiều trường hợp bị từ chối vay mua trả góp bởi có người thân bị nợ xấu. Điều này được
giải thích cụ thể như sau: Bất kỳ cá nhân nào khi tiến hành vay qua ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng đều được ghi nhận sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC hoặc PCB của người
đi vay lẫn các thành viên trong gia đình. Nếu có người thân bị dính nợ xấu từ nhóm thứ 2

15


trở lên thì rất có khả năng hồ sơ mua trả góp đó sẽ bị từ chối. Bởi các đơn vị cho vay cho
rằng cá nhân đó có thể đang vay hộ cho người thân, người đang bị dính nợ xấu, và khả
năng trả nợ cả gốc lẫn lãi là rất thấp.
3.3. Đối với các ngân hàng
Việc không thu hồi được nợ (tiền gốc, tiền lãi và các khoản phí) sẽ làm cho nguồn
vốn của các NHTM bị thất thoát trong khi đó các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi
cho nguồn vốn hoạt động làm cho lợi nhuận bị giảm sút đi. Nếu như lợi nhuận không đủ,

ngân hàng cịn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại, Điều này có thể
làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm
cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến giảm khả
năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản,
đẩy ngân hàng đến bở vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
3.4. Đối với nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế, là kênh thu hút và
cung cấp tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín
dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
Ở mức độ thấp, khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vơ
hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình, việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng
sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị sẽ giảm dần. Nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì
các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho
nền kinh tế. Về vơ hình, khi q trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của
Việt Nam sẽ khó mà duy trì được như hiện tại. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới mơi
trường đầu tư.
Mặc khác, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng
tăng trưởng của nền kinh tế. Việc điều tiết vĩ mô kinh tế thông qua các NHTM cũng trở
nên kém hiệu quả (Se-Hark Park, 2003).

16



×