Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(Tiểu luận) chính sách hỗ trợ an sinh xã hội chính sách hỗ trợ người dân,doanh nghiệp, người lao động với gói hỗ trợ lên đến 62 nghìn tỷ đồng trong thờikỳ đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.64 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHĨM
HỌC PHẦN: KINH TẾ CƠNG CỘNG 2

NHÓM 6
MSV
1120525
4
1120092
9
1120220
8
1120268
0
1120324
0
1120682
9

Thành viên
Nguyễn Thị Thu
Hiền
Phạm Việt Dũng
Nguyễn Phượng
Linh
Nguyễn Văn Nam
Trần Thu Phương
Phạm Hồng Thái




Lớp học phần: Kinh tế công cộng 2 (04)
Hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hoa
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
LỜI MỞ ĐẦU
---- ---Dịch Covid-19 hiện nay đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền
lệ và những khó khăn vơ cùng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như tồn
xã hội. Trong thời gian qua Chính phủ đã có những bước đi kiên quyết, đúng
đắn và đưa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, để từ đó kiềm
chế được sự lây lan bùng phát của đại dịch Covid-19 và giảm thiệt hại của đại
dịch. Đây được xem là một thành quả rất đáng tự hào. Tuy nhiên, để có thể
chiến thắng dịch bệnh trên cả hai mặt trận y tế, kinh tế, bên cạnh việc hạn chế
dịch bệnh, Chính phủ cần có những chính sách hợp lý để hỗ trợ kinh tế và an
sinh xã hội.
Là sinh viên kinh tế và đang học học phần Kinh tế công cộng, trải qua
từng tuần học và thực hành bài tập nhóm, chúng em đã càng hiểu thêm nhiều
vấn đề sâu sắc về khu vực công, đặc biệt là vai trị của Chính phủ trong giai
đoạn dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn ra phức tạp như hiện nay.
Bài báo cáo của nhóm gồm 3 phần:
Phần 1: Đại dịch Covid- 19 và vai trò của chính phủ
Phần 2: Tổng quan chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam trong bối
cảnh Covid-19
Phần 3: Chính sách hỗ trợ an sinh xã hội: Chính sách hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp, người lao động với gói hỗ trợ lên đến 62 nghìn tỷ đồng trong thời
kỳ đại dịch Covid-19


Với tầm hiểu biết và kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo của nhóm có thể
khơng tránh khỏi được những sơ sót, mong cơ thơng cảm và có thể chỉ ra những

phần chưa tốt để chúng em có thể cải thiện được kiến thức của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô !


1

PHẦN NỘI DUNG
---- ---PHẦN 1: ĐẠI DỊCH COVID- 19 VÀ VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ
1. Tổng quan về đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam
1.1. Bức tranh toàn cảnh về đại dịch
1.1.1. Quá trình xuất hiện của đại dịch Covid-19
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là
virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu.
Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ
Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc
viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng
trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm
việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế
giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước
đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12
năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài
Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở
Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ
lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020,
chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao
thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố

gọi “COVID-19” là “Đại dịch toàn cầu”, trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn
cầu đã vượt mốc 126.000 và dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.
1.1.2. Các làn sóng dịch trên thế giới


2

Ca tử vong do SARS-CoV-2 ngoài Trung Quốc đầu tiên là tại Philippines
vào ngày 1 tháng 2 và ca tử vong đầu tiên ngoài châu Á (tại Pháp) là vào ngày
15 tháng 2 năm 2020. Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2020, hơn chục người đã
tử vong tại Iran, Hàn Quốc và Ý. Sau đó thêm các ca tử vong do coronavirus
cũng được báo cáo tại Bắc Mỹ, Úc, San Marino, Tây Ban Nha, Iraq, và Anh
Quốc và có thể cả CHDCND Triều Tiên. Tính đến ngày 9 tháng 7 năm 2021, số
ca tử vong trên toàn cầu do hoặc có liên quan tới COVID-19 đã hơn 4 triệu
người.

Hình 1.1: Bản đồ số ca COVID-19 được xác nhận từ 12/1 - 29/2/2020
Nguồn: Wikipedia
Cụ thể, vào ngày 12/3/2020, hơn 20.000 ca COVID-19 được ghi nhận và
gần 1.000 ca tử vong ở khu vực Châu Âu. Phương Tây sau giai đoạn lúng túng
bước đầu cũng phải vượt lên những tranh luận về quyền cá nhân và chấp nhận
sống chung với phong tỏa. Italy là nước đầu tiên tại châu Âu ban bố hạn chế đi
lại trên toàn quốc vào chỉ cho phép người dân ra đường cho nhu cầu thiết yếu
như mua thực phẩm hay dịch vụ y tế. Ngày 21/3/2020, dịch bệnh càn quét nước
Mỹ, tâm điểm là New York với số ca nhiễm tăng gấp 10 lần chỉ trong một tuần
và số ca nhiễm cũng như tử vong vẫn không ngừng tăng. Ngày 24/3/2020, Ấn
Độ bước vào 21 ngày phong tỏa khi số ca COVID-19 ở mức khoảng 500 ca. Sau
2 ngày, tức ngày 26/3/2020, Mỹ chính thức trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng



3

nặng nề nhất của dịch bệnh với ít nhất 81.321 ca được xác nhận và hơn 1.000 ca
tử vong. Số ca bệnh ở Mỹ nhiều hơn Trung Quốc, Italia hoặc bất kỳ quốc gia
nào vào thời điểm đó. Ngày 28/3/2020, ở "tâm chấn" COVID-19 của Châu Âu,
số ca tử vong tại Italia vượt 10.000. Đến ngày 10/4/2020, thế giới đã ghi nhận
210 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm COVID-19, tổng cộng 1.603.692
người nhiễm, 95.717 người tử vong, trong đó 16.691 người tại Mỹ được ghi
nhận là tử vong vì dịch, 18.279 người tại Italy, 15.441 người tại Tây Ban Nha…
Có thể thấy, tuy khởi phát từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm
2019 nhưng dịch Covid-19 đã nhanh chóng lan sang một số nước châu Âu như
Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh vào tháng 3-2020. Sau đó, tâm dịch chuyển sang
Ấn Độ, Iran ở châu Á, rồi đến Mỹ, Brazil ở châu Mỹ. Dịch Covid-19 vẫn tiếp
tục lan rộng trên khắp thế giới, và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi phạm vi lây
lan của dịch bệnh.
1.1.3. Các làn sóng dịch ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận là vào
ngày 23 tháng 1 năm 2020. Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt
dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35. Tuy nhiên, sang đến
năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ
63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Nơi có dịch nặng nhất là TP Hồ Chí Minh với tổng
số 513.657 ca nhiễm và 19.845 ca tử vong (tính đến hết ngày 20/1/2022). Nơi
nhẹ nhất là Lai Châu với 744 ca nhiễm COVID-19, khơng có ca tử vong.
Những làn sóng dịch COVID-19 tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng đến mọi
mặt đời sống, kinh tế-xã hội. Tốc độ lây lan của dịch bệnh vẫn chưa ngừng tăng
qua các giai đoạn. Ta có thể thấy rõ hơn qua từng giai đoạn sau:


Document continues below
Discover more from:

kinh tế phát triển KTPT01
Đại học Kinh tế Quốc dân
999+ documents

Go to course

Đề Cương Ôn Tập Kinh Tế Vi Mô Lý Thuyết Và Bài Tập
37

kinh tế phát triển

100% (56)

LT KTPT - Tổng hợp lý thuyết KTPT
27

kinh tế phát triển

100% (25)

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam hiện
30

nay đang gia tăng cùng với tăng trưởng kinh tế
kinh tế phát triển

100% (9)

Kinh tế vi mô Chương 3-đã chuyển đổi
12


kinh tế phát triển

100% (7)

Bài tập so sánh các mơ hình mơn Kinh tế phát triển
3

kinh tế phát triển

100% (6)

Kĩ năng giao tiếp xã giao - nhóm 7
18

kinh tế phát triển

100% (5)


4

Hình 1.2: Bản đồ các tỉnh và thành phố theo số ca nhiễm (tính đến
19/1/2022)
Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam

Hình 1.3: Những làn sóng dịch tại Việt Nam (tính đến 8/12/2021)


5


Nguồn: Báo Lao Động
Giai đoạn 1 (23/1 – 24/7/2020): Ngày 23/1/2020, phát hiện 2 ca bệnh đầu
tiên tại Việt Nam là cha con người Vũ Hán (Trung Quốc). Ngày 30/1/2020, Thủ
tướng kí quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về phịng chống dịch bệnh,
cũng ngày hơm đó phát hiện 3 công nhân từ Vũ Hán về Sơn Lôi (Vĩnh Phúc)
dương tính. Ngày 12/2/2020, lần đầu tiên cách ly tồn bộ xã Sơn Lơi, Bình
Xun, Vĩnh Phúc. Ngày 6/3/2020, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên là bệnh
nhân thứ 17 tại Việt Nam. Ngày 10/3/2020, xuất hiện bênh nhân “siêu lây
nhiễm” tại Bình Thuận – bệnh nhân thứ 34 lây nhiễm cho 11 người khác. Ngày
17/3/2020, Việt Nam tạm ngừng cấp chỉ thị thực cho người nước ngoài nhập
cảnh. Ngày 20/3/2020, phát hiện bệnh nhân thứ 86 và 87 đều là nữ điều dưỡng
Bệnh viện Bạch Mai, lây lan ổ dịch 44 người. Ngày 21/3/2020, Việt Nam tạm
ngừng nhập cảnh khách nước ngoài. Ngày 1/4/2020, cách ly xã hội trên phạm vi
cả nước. Ngày 23/4/2020, dừng cách ly xã hội nhưng vẫn tiếp tục đảm bảo các
quy tắc phòng chống dịch. Ngày 25/4/2020, ban hành chỉ thị 19 nhằm tiếp tục
các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Giai đoạn 2 (25/7 – 27/1/2021): Sau 99 ngày khơng có ca lây nhiễm
trong cộng đồng, ngày 25/7/2020, phát hiện bệnh nhân thứ 416 tại Đà Nẵng. Từ
đó phát hiện thêm 553 ca tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khác. Ngày 28/7/2020,
Đà Nẵng giãn cách xã hội. Từ 31/7/2020, ghi nhận ca tử vong đầu tiên là bệnh
nhân 428 (70 tuổi, Hà Nam). Từ 11/9/2020, Đà Nẵng nới lỏng cách ly xã hội.
Ngày 24/9/2020, công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phòng,
chống dịch bệnh COVID-19 để duy trì vững chắc thành quả phịng, chống dịch.
Giai đoạn 3 (28/1 – 26/4/2020): Sau 55 ngày khơng có ca lây nhiễm
trong cộng đồng, ngày 28/1/2021, Hải Dương giãn cách xã hội sau khi có 72 ca
nhiễm cộng đồng. Ngày 16/2/2021, Hải Dương cách ly xã hội toàn tỉnh. Ngày
3/3/2021, Hải Dương kết thúc cách ly xã hội toàn tỉnh sau 15 ngày. Ngày
8/3/2021, bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19.



6

Giai đoạn 4 (27/4/2021 đến nay): Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến
dịch bệnh phức tạp nhất trong cả 4 đợt. Ngày 27/4/2021, bắt đầu làn sóng dịch
thứ 4 sau khi phát hiện bệnh nhân 2857 là lễ tân khách sạn ở Yên Bái bị lây từ
các chuyên gia người Ấn Độ. Ngày 5/5/2021, phát hiện những ca mắc COVID19 đầu tiên tại thị xã Từ Sơn và huyện Lương Tài (Bắc Ninh) liên quan đến
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở 2. Ngày 8/5/2021, dịch tấn công vào các
KCN, nhà máy, xí nghiệp, nơi ở và sinh hoạt tập trung đông công nhân, cộng
đồng dân cư nơi có cơng nhân lưu trú, đặc biệt là 2 KCN Vân Trung và Quang
Châu ở Bắc Giang. Cho đến cuối tháng 5/2021, lây lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố
và bùng phát mạnh tại các KCN thuộc tỉnh Bắc Ninh và ngày 31/5/2021,
TPHCM giãn cách xã hội toàn thành phố. Cuối tháng 6, Bắc Ninh, Bắc Giang
đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Ngày 7/7/2021, ca tử vong thứ 100 là bệnh
nhân 12.411 (62 tuổi, TPHCM). Ngày 9/7/2021, số ca tăng nhanh, TPHCM tăng
cường mức độ giãn cách; các tỉnh phía Nam dịch diễn biến phức tạp. Cuối tháng
7/2021, ghi nhận mốc 1000 ca tử vong. Cuối tháng 8/2021, ghi nhận mốc
10.000 ca tử vong. Ngày 1/10/2021, sau gần 3 tháng áp dụng chỉ thị 16,
TPHCM mở cửa phần lớn các hoạt động. Ngày 6/10/2021, ghi nhận mốc 20.000
ca tử vong. Ngày 6/10/2021, Chính Phủ ban hành Nghị quyết 128 nhằm Thích
ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19. Từ tháng 10/2021,
những tỉnh tiếp tục có số ca tăng cao: Cần Thơ, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hà Nội,
Đồng Tháp, Bình Dương,… Trước ca mắc biến thể COVID-19 đầu tiên, nhà
nước đã triển khai nhiệm vụ tiêm mũi 3 cho toàn dân trên đất nước. Ngày
12/1/2022, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine cho
người trưởng thành.
Có thể nhận thấy rằng, sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến dịch bệnh
trở nên phức tạp nhất từ trước đến nay. Việt Nam ghi nhận 2.000.000 người
nhiễm, 35.000 người tử vong và đến nay chúng ta vẫn chưa kết thúc làn sóng
dịch thứ 4. Các chỉ thị giãn cách vẫn được thực hiện ở một số địa phương có số

ca nhiễm đột biến, hầu hết các nơi đã thực hiện nới lỏng, tiếp tục tái thiết lại nền
sản xuất, học sinh trở lại trường học,… Nhà nước đang tiến hành các chính sách
tiêm chủng mũi 3, tiến hành các chính sách cục bộ cho từng địa phương, sẵn


7

sàng giải quyết hậu quả của đại dịch và chuẩn bị ứng phó với các đợt dịch tiếp
theo, đặc biệt là thời điểm nhạy cảm như sau Tết Nguyên Đán 2022.

1.2.

T#c đô $ng c%a đại dịch Covid-19 đ(n kinh t( và x* hôi$

1.2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới
Tính đến sáng ngày 23-9-2020, cả thế giới có gần 32 triệu ca nhiễm,
trong đó có hơn 23,4 triệu ca đã được chữa trị khỏi, gần 1 triệu người tử vong.
Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 lớn nhất, hơn 7,1 triệu
người, tiếp đến là Ấn Độ, Brazil, Nga, Colombia, Peru… Số ca nhiễm và tử
vong do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra chưa có dấu hiệu dừng lại mà vẫn tiếp tục
tăng từng ngày trên thế giới. Tại Việt Nam, sau hơn 3 tháng không phát hiện
thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì những ngày cuối tháng 7-2020, những
ca bệnh mới đã được phát hiện mà chưa tìm được nguồn lây bệnh. Tính cho đến
ngày 23-9-2020, Việt Nam ghi nhận 1.069 ca mắc COVID-19.
Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và quay trở lại tại
Việt Nam mà chưa có vắc-xin điều trị được sản xuất hàng loạt buộc các quốc gia
phải sử dụng các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng,
rửa tay thường xuyên, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để hạn
chế sự lây lan của dịch bệnh.
Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị tồn cầu

thơng qua các trung tâm của chuỗi. Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia
chịu tác động nặng nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp
giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại. Chuỗi
cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại tồn cầu,
từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc
gia, khu vực nói riêng.
Do tác động của COVID-19, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu
năm 2020 được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển


8

(UNCTAD) đánh giá sẽ thu hẹp “từ mức 1.540 tỷ USD năm 2019 xuống dưới
1.000 tỷ USD”. Theo dự báo của UNCTAD, năm 2021, dòng FDI sẽ giảm thêm
từ 5% - 10% và có thể bắt đầu phục hồi từ năm 2022. Cho đến nay, dịch bệnh
vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, khả năng dòng vốn
FDI phục hồi là rất mịt mờ.
Thương mại toàn cầu - gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng và dịng vốn
FDI tồn cầu - cũng đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Vào
ngày 4-8-2020, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn
cầu giảm 13% trong năm 2020. Cấu trúc sản xuất tồn cầu mang tính tập trung
cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu vào, đóng vai trị quan
trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất tồn cầu. Vì thế, cú sốc COVID-19
tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động
sản xuất và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, một số quốc gia chuyển sang “tự
cung tự cấp” trong thời kỳ dịch bệnh như một biện pháp phản ứng trước đại dịch
COVID-19 sẽ càng làm cho thương mại toàn cầu thêm tồi tệ.
Đại dịch COVID-19 tác động đến hai trụ cột trong tăng trưởng kinh tế
toàn cầu là thương mại và đầu tư, do đó cũng sẽ tác động làm suy giảm tăng

trưởng sản lượng toàn cầu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngày
24-6-2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm ước giảm 4,9%. Dự báo của
IMF cũng phản ánh tình hình kinh tế thế giới ngày càng tồi tệ hơn khi vào tháng
4-2020, IMF dự báo tăng trưởng thế giới giảm 3%. Dự báo của Ngân hàng Thế
giới cho thấy, nền kinh tế tồn cầu thậm chí cịn tồi tệ hơn, suy giảm ở mức
5,2% năm 2020. Tăng trưởng kinh tế Mỹ được IMF dự báo giảm 8%, tăng
trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm 10,5%, Nhật Bản giảm 5,8%
và Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp 1%. Tăng trưởng kinh tế thế giới và tại
một số quốc gia, vùng lãnh thổ là bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam suy
giảm sẽ tác động trực tiếp đến thương mại, đầu tư của nền kinh tế nước ta.
Tác động của COVID-19 đến việc làm toàn cầu cũng rất mạnh mẽ. Theo
Tổ chức Thương mại Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm
việc toàn cầu giảm 14%, tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian. Mức


9

giảm việc làm tồn cầu cịn mạnh hơn so với dự báo trước đó của ILO. Suy
giảm việc làm bên cạnh nguyên nhân sản xuất đi xuống, còn do việc nhiều quốc
gia thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để chống sự bùng phát của virus
SARS-CoV-2.
Đại dịch COVID-19 làm bộc lộ những điểm yếu của các tổ chức và hệ
thống toàn cầu như hệ thống y tế thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được
cho là phản ứng quá chậm chạp khi để dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ
nét hơn về cơ hội phát triển. Chẳng hạn, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 và
thực hiện giãn cách xã hội, các cuộc họp, học tập, hội thảo trực tuyến nở rộ ở
các quy mô và cấp độ khác nhau cho thấy tiềm năng của mạng internet chưa
được khai thác một cách đầy đủ từ trước đến nay. Chẳng hạn, Quốc hội Việt
Nam đã có những phiên họp trực tuyến mang tính tiên phong; Đại hội đồng Liên

hợp quốc tổ chức họp trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử vào những ngày
tháng 6-2020 - thời điểm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường; hay
Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN họp trực tuyến trong tháng 9-2020. Nhiều
trường học các cấp, nhiều cuộc họp trong và ngoài nước tiến hành trực tuyến.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian đi lại cho mọi người. Tuy
nhiên, đi liền với đó, thể chế cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng trước quá trình
chuyển đổi số đó.
Tóm lại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi
mặt lên nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu
vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất
việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại,
cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến
như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những
doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà.
COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm
mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới
những khó khăn, thách thức; nhưng đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia


10

nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và
ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong
thời kỳ “hậu COVID-19”.
1.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam
Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế ln ở mức dương, có nhiều năm tăng
trưởng đạt mức cao trên dưới 8%; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993
xuống 11,3% năm 2009 và chưa đến 4% vào năm 2019; thu nhập người dân
được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập

niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác động bởi các cú sốc bên
ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú sốc
trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác
động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
nước ta, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu. Đối với yếu
tố cầu, dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội
cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng
Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn
(Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch
bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế
suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ
năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì cịn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng
kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm
2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với


11

cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình
tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm,
giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ
giảm.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới
53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Đối với cầu đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng
3,4% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 2020, trong đó khu vực nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6%
và khu vực FDI giảm 3,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư toàn xã
hội tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nhà nước tăng 3%,
khu vực ngoài nhà nước tăng 16,4% và khu vực FDI tăng 9,7%. Như vậy, nhu
cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm
trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI
giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng
âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài
nhà nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với
cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, điểm sáng duy nhất là vốn đầu tư của khu vực
nhà nước tăng từ 3% 6 tháng đầu năm 2019 lên 7,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước đã
đóng vai trị quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm của tổng cầu.
Đối với nhu cầu bên ngồi cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm
2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong
đó khu vực kinh tế trong nước có kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%;
khu vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7%. Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu
năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước;
khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng
5,9%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì được kim ngạch xuất


12

khẩu tăng trên 10%; khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020
giảm và năm 2019 tăng, do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế
tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Thực trạng này cho thấy kim ngạch
xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và đại dịch
COVID-19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác

động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.
Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và
tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện
nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng
đầu vào và lao động. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu
vào khan hiếm cùng với thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản
xuất ô-tô trong nước như Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên
bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi
cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô mới quay trở lại
hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chun gia người nước
ngồi và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi
nguồn cung lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng
cao hơn khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực
hiện các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút.
Năm 2020, Việt Nam là một trong những nền kinh tế trên thế giới duy trì
được đà tăng trưởng, nhưng tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,91%, thấp nhất trong
giai đoạn 2011 - 2020; tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt
5,64%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ
năm 2020 (1,82%), nhưng vẫn chưa hồi phục được tốc độ tăng như cùng kỳ các
năm 2018 và 2019 (7,05% và 6,77%). Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực
ngoài nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt thấp. Đầu tư


13

của khu vực ngoài nhà nước năm 2020 chỉ tăng 3,1%, 6 tháng đầu năm 2021 chỉ
tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020

giảm 25% so với năm 2019, trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 2,6%. Tỷ lệ thất
nghiệp và thiếu việc làm tăng. Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi là 2,48% (năm 2019 là 2,17%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,51% (năm 2019
là 1,5%). Trong quý II-2021, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động lần lượt là 2,4% và 2,6%, đều tăng so với quý I-2021 (2,19% và 2,2%)
Những con số trên phản ánh rõ tình hình hoạt động rất khó khăn của các
doanh nghiệp. Năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so
với năm 2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt
động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9%. Phần lớn
các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ; những doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường
nhiều hơn. Trong 8 tháng đầu năm 2021, so với cùng kỳ, số doanh nghiệp thành
lập mới giảm 8% về số doanh nghiệp, giảm 7,5% về vốn đăng ký và giảm
13,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước; tổng số vốn đăng ký bổ sung
vào nền kinh tế giảm 17%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm
0,6%. Doanh nghiệp bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các
doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh
của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (sau đây gọi tắt là hợp tác xã) bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 90% số hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận;
lao động bị cắt giảm, nghỉ việc khơng lương chiếm hơn 50% tổng số lao động.
Quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn.
Khu vực cơng nghiệp và thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp
trong năm 2020, thấp nhất trong các năm 2011 - 2020. Khu vực cơng nghiệp chỉ
tăng 3,36%, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 5,82%. Khu vực
thương mại, dịch vụ tăng 2,34%, chỉ bằng khoảng 1/3 tốc độ tăng trưởng của
năm 2019, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, dịch vụ vận tải,
kho bãi giảm 1,88%. Trong 6 tháng đầu năm 2021, do tác động của các đợt giãn
cách xã hội tại một số địa phương, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng thấp, chỉ



14

đạt 3,96% so với cùng kỳ năm 2020; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục
giảm sâu (5,12%), dịch vụ vận tải và kho bãi giảm 0,39%. Doanh thu du lịch lữ
hành năm 2020 chiếm 0,3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng, giảm 59,5% so với năm trước; 6 tháng đầu năm 2021 giảm 51,8% so với
cùng kỳ năm trước. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngồi cơng lập các cấp thành
lập mới năm 2020 giảm 9,5% so với cùng kỳ, số lượng doanh nghiệp đăng ký
tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 89,6%, số lượng doanh nghiệp giải thể
tăng 32,8%; trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp quay trở lại
hoạt động giảm 0,2%.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh ở phân khúc nhà
ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê, bất động sản du lịch,
nghỉ dưỡng; xu hướng dịch chuyển kênh đầu tư sang thị trường bất động sản
khiến thị trường sôi động hơn ở các phân khúc khác nhưng lại dẫn đến tình
trạng sốt đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là khu vực
vùng ven các đô thị lớn, gây nguy cơ “bong bóng tài sản” và rủi ro kinh tế vĩ
mô.
Hoạt động tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủy sản tươi/đơng lạnh và có
tính thời vụ cao bị ảnh hưởng lớn; có tình trạng giá nơng sản giảm tại chỗ, ứ
đọng hàng cục bộ nhưng giá bán nông sản tới người tiêu dùng trong nước không
giảm. Một số ngành, lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng lớn thời kỳ đầu bùng phát
dịch bệnh bao gồm dệt may và sản xuất da, các sản phẩm từ da, điện tử tiêu
dùng, sản xuất, lắp ráp ơ-tơ...
Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo
về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao
động. Theo kết quả khảo sát của UNDP và UN WOMEN (2020), “trong tháng
12-2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong
tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào
tháng 4-2020”. Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số

và hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu
tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Cũng theo kết quả điều tra của UNDP và UN


15

WOMEN (2020), “thu nhập trung bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số
trong tháng 4 và tháng 5-2020 lần lượt chỉ tương ứng 25,0% và 35,7% so với
mức tháng 12-2019. Trong khi đó, những con số này cao hơn, lần lượt ước tính
khoảng 30,3% và 52% đối với nhóm hộ gia đình người Kinh và người Hoa.
Trong tháng 4 và tháng 5-2020, thu nhập trung bình của hộ di cư được ước tính
chỉ tương đương 25,1% và 43,2% so với mức của tháng 12-2019. Những con số
này lần lượt là 30,8% và 52,5% đối với nhóm hộ gia đình khơng di cư”
COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc
làm và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà
nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây
lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng tỏ
thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong
cộng đồng trong thời gian dài (trên 3 tháng) và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con đường khởi sắc trở
lại.
2. Vai trò của chính phủ trong đại dịch Covid-19
2.1. Vai trị c%a chính ph% trong nền kinh t(
2.1.1. Phân bổ nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Mục tiêu kinh tế trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn
lực để nâng cao hiệu quả kinh tế đạt mức như xã hội mong muốn. Giải quyết
vấn đề này chính là chính phủ đã tập trung trả lời cho câu hỏi cái gì và như thế
nào trong đời sống kinh tế. Chính sách kinh tế ở các nước khác nhau sẽ không
giống nhau, tùy thuộc vào phong tục tập qn và tư tưởng chính trị của nước đó.
Biểu hiện của việc thực hiện chức năng này là việc chính phủ đứng ra cung cấp

các loại HHCC, điều tiết các luồng đầu tư vào các ngành, các vùng theo quy
hoạch chung, khắc phục các thất bại của thị trường như độc quyền, ngoại ứng
hay thông tin không đối xứng.
a. Độc quyền


16

 Độc quyền thường
Ở dạng thuần túy nhất, độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có
duy nhất một người sản xuất và bán ra sản phẩm khơng có loại hàng hóa nào
thay thế gần gũi. Mặc dù trên thực tế khơng có độc quyền thuần túy, vì các hàng
hóa nói chung đều ít nhiều có sản phẩm thay thế, nhưng những gì phân tích cho
mơ hình độc quyền này sẽ giúp làm sáng tỏ tính phí hiệu quả của nó và sự cần
thiết của các biện pháp can thiệp của chính phủ.
 Độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong q
trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mơ
sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ
thông qua một hãng duy nhất.
Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các ngành dịch vụ
công như điện, nước, đường sắt... Chẳng hạn, sẽ hết sức lãng phí nếu có hai
hãng đường sắt cùng hoạt động trên cùng một tuyến, vì khi đó sẽ cần hai hệ
thống đường ray. Tương tự như thế, hai công ty cấp nước với hai mạng lưới
đường ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cư là một sự bố trí sản
xuất phi lý. Khi đó, chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho
toàn bộ thị trường.
b. Ngoại ứng
 Ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba

(ngoài người mua và người bán trên thị trường), nhưng chi phí đó lại khơng
được phản ánh trong giá cả thị trường. Ví dụ truyền thống về ngoại ứng tiêu cực
là các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Khi một nhà máy trong quá trình
hoạt động xả chất thải xuống một chiếc hồ, nó sẽ gây tổn hại đến sức khỏe cho
người dân vùng hồ và giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động đánh cá trên hồ,
nhưng nhà máy lại không phải đền bù cho những thiệt hại mà mình gây ra, vì



×