Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Tiểu luận) đề tài lí luận giá trị hàng hóa và việc nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế việt nam trong hội nhập kinhtế quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO & POHE
( AEP )

-------***-------

BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Lí luận giá trị hàng hóa và việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay.
Sinh viên: Hoàng Ngọc Anh
Mã sinh viên: 11213075
Lớp: Kiểm tốn CLC 63A_AEP(221)_08
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Tơ Đức Hạnh

Hà Nội, tháng 4, năm 2022


MỤC LỤC
NỘI DUNG………………………………………………..………..…….......2
I. LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA…………………………………..2
1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa…………………………....2
a. Khái niệm hàng hóa…………………………………………………...2
b. Hai thuộc tính của hàng hóa…………………………………………3
2. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa………………………………………….……………………………….…3
a. Lượng giá trị của hàng hóa………………………………….………4
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa…………4.
II. THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ


QUỐC TẾ…………………………………………….………………………..5
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay….
2. Đánh giá thực trạng…………………………………………….…….….8
a. Những thành tựu đã đạt được…………………………………………8
b. Những hạn chế và nguyên nhân……………………………………..10

III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM………………………………….……..15

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….……..…..……...16

2


I. Lý luận về giá trị hàng hóa
1/ Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
a, Khái niệm hàng hóa:
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người thơng qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hóa có thể ở dạng:
+ Hàng hóa vật thể ( hữu hình ): lương thực, quần áo, sắt, thép,…
+ Hàng hóa phi vật thể ( vơ hình ): dịch vụ y tế, dịch vụ du lịch,
b, Hai thuộc tính của hàng hóa:
Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản
chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng
hóa thì đề có 2 thuộc tính cơ bản giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người ( tinh thần, vật chất, sản xuất,…)

Ví dụ : Công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để
cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết.
+ Một hàng hóa có thể có một cơng dụng hay nhiều cơng dụng nhưng nó chỉ
có thể có một giá trị sử dụng duy nhất.
+ Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.


Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng

giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng
của sản phẩm.
+ Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
+ Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
3


- Giá trị của hàng hóa:
+ Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người
khi sản xuất chúng.
Ví dụ: quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của q trình sản xuất thơng
qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó.
+ Khi đưa ra ngồi thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa
thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa.
Ví dụ: một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái
bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá
trị của cái bàn.
+ Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hố đó và tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản

xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và
trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa.
+ Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, cịn giá trị trao đổi chỉ là
hình thức biểu hiện của giá trị
Nếu giá trị sử dụng là thuộc tỉnh tự nhiên, thì giá trị là thuộc tỉnh xã hội
của hàng hóa
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa ln có mối quan hệ ràng buộc lẫn
nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau.
2/ Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng
hóa:
a, Lượng giá trị của hàng hóa:
- Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất
ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng
4


lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
- Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất lẫn mặt lượng:
+ Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tỉnh
trong hàng hóa
+ Luợng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất hàng
hóa đó
- Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa
mà từng người sản xuất ra. Trong xã hội, có nhiều người cùng sản xuất hàng
hóa với thời gian lao động cá biệt khác nhau.
- Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một
giả trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình
độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.

- Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản
xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yêu tố vật tư,
nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động
mới kết tinh thêm.
b, Các nhân tố ảnh hưởng đển lượng giá trị của hàng hóa:
- Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết đê sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc,
những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị
hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:
+ Một là, năng suất lao động:
Năng suất lao động là là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
5


bằng sổ lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động
cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suất lao động tăng lên, sẽ
làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Như vậy là đại
lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể
hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:
 Trình độ khéo léo trung bình của người lao động.
 Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy
trình cơng nghệ.
 Sự kết hợp xã hội của q trình sản xuất.
 Quy mơ và hiệu xuất của tư liệu sản xuất.

 Các điều kiện tự nhiên.

+ Hai là, tính chất phức tạp của lao động:
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia thành lao động thành lao
động giản đơn và lao động phức tạp:
o Lao động giản đơn là lao động không địi hỏi có q trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao
tác được.
o Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua
một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
o Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp
tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
o Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên
6


Document continues below
Discover more from:
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin KTCT01
Đại học Kinh tế Quốc dân
999+ documents

Go to course

12

Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những tác
động tích cực đối với Việt Nam
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

100% (48)


Vo ghi triet hoc Mac - Lenin 1
17

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

99% (69)

Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
14

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (100)

Tài liệu tổng hợp Kinh tế chính trị Mác LêNin
63

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (134)

KTCT - Tài liệu ơn tự luận
57

16

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (64)


Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện
nay
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

100% (21)


II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
1/ Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay:
- Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước ( đóng góp
8,17% vào mức tăng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%
( đóng góp 59,05%), trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai
trị động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 11,42%; khu vực
dịch vụ tăng 3,96%, trong đó các ngành dịch vụ thị trường như : bán buôn và
bán lẻ tăng 5,63%; hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm tăng 9,72%.
- Hoạt động thương mại, vận tải, du lịch nhìn chung vẫn bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi dịch Covid-19. Sáu tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam
ước tính đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2021 bao
gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,27 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng
kỳ năm trước.
- Với 17 Hiệp định FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm
của các dịng chảy thương mại tồn cầu. Cùng với tham gia WTO, việc thực thi
các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch
xuất nhập khẩu tăng 350%, đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở

cao và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất
siêu 6 năm liên tục kể từ 2016 đến nay.
- Đến năm 2020, Việt Nam , có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng
lãnh thổ.
- Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD), thì đến năm 2021,
7


tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so
với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006. Riêng khu vực kinh tế trong
nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu;
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 247,54 tỷ USD, tăng
21,1%, chiếm 73,6%. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có 35 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8
mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%). Trong đó, khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu một số mặt
hàng chủ lực năm 2021, gồm: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,3%;
điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ
tùng chiếm 93%; dệt may chiếm 61,7%; giầy dép các loại chiếm 79,3%.
- Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức
xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm
2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm
2020) và năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề dịch COVID-19, Việt Nam vẫn
đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD…
- Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi
nhận trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam
có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên
vị
Việc tuân thủ các cam kết hội nhập cũng giúp Việt Nam cải thiện nhiều

chỉ số xếp hạng quốc tế quan trọng khác.
- Theo đánh giá và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số
“Năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Việt Nam đã cải thiện mạnh. Trong
10 năm (2007-2017), chỉ số GCI của Việt Nam tăng 13 bậc, từ hạng 68/131 vào
năm 2007 lên 55/137 vào năm 2017 và chuyển từ nhóm nửa dưới của bảng xếp
hạng lên nhóm nửa trên.
- Trong năm 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, Việt
8


Nam được coi là quốc gia có nền kinh tế ổn định, tăng trưởng nhanh tốp đầu
khu vực và thế giới; được IMF đánh giá nằm trong số 20 nền kinh tế có đóng
góp lớn nhất vào tăng trưởng tồn cầu năm 2019.
- Năm 2020, quy mô GDP Việt Nam đứng thứ 44 thế giới, đứng thứ 4
Đông Nam Á và bình quân GDP/đầu người đứng thứ 6 khu vực. “Thương hiệu
Quốc gia Việt Nam” là thương hiệu tăng giá trị nhanh nhất thế giới, khi tăng tới
29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD; từ vị trí 42 lên 33 trong danh sách 100
thương hiệu quốc gia của Brand Finance (hãng định giá thương hiệu và tư vấn
chiến lược độc lập hàng đầu của Anh).
- Theo bảng xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế năm 2021 (Index of
Economic Freedom 2021) mới công bố của Heritage Foundation (Mỹ), với
điểm tổng thể của Việt Nam là 61,7. Cụ thể, vị trí của Việt Nam được cải thiện,
tăng 2,5 điểm, thay đổi từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam
được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia
và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm qua.
- Bên cạnh các chỉ số về kinh tế, theo khảo sát và đánh giá của Liên Hợp
Quốc, chỉ số phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam đã liên tục gia tăng, từ
vị trí 88 vào năm 2016 lên 57 vào năm 2018 và thứ 49 vào năm 2020. Tỷ lệ hộ
nghèo đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, với
mức giảm trung bình là hơn 1,4%/năm.

Đến nay, Việt Nam đã được 90 nước công nhận là nền kinh tế thị trường
và đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua,
đồng thời có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai
trung hạn nhờ khung đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa, chi phí đăng ký
kinh doanh đã được cắt giảm và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, cũng như
hoạt động khởi sự kinh doanh (theo công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất
để đầu tư của Tạp chí U.S. News & World Report, Việt Nam xếp thứ 8/20 nền
kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm 2018).

9


2/ Đánh giá thực trạng:
a, Những kết quả đạt được:
- Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, năm 2020, quy mô
nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu
người đạt 3.521 USD.
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước
hình thành, phát triển.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các
ngành kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 28,2% vào năm 2020; trở
thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên
vị trí thứ 19 trong số các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm
2019.
- Trong 10 năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu được mở rộng theo
hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa
đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc; các nước EU, ASEAN, Hàn
Quốc, Nhật Bản... Q trình hội nhập đã góp phần cải cách tồn diện nền

kinh tế Việt Nam và có đóng góp lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất
khẩu.Việt Nam được đánh giá là nước phát triển đầy tiềm năng, có nền
chính trị ổn định, có thị trường với gần 100 triệu dân với thu nhập ngày
càng tăng, lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng và chất
lượng nguồn lao động có trình độ cơng nghệ cao được cải thiện, có
khơng gian phát triển rộng mở với 13 FTA đã ký kết có hiệu lực.
b, Những hạn chế và nguyên nhân:
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về hội nhập kinh tế quốc tế có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp
10


thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc. Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác
động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận
dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức.
- Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
với hội nhập trong các lĩnh vực khác. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ
lợi ích chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng.
Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi
trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém
cơ bản của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn
chưa được cải thiện về căn bản. Tăng trường thời gian qua phần nhiều
dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng
kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công
nghệ.
- Hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính
sách liên quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số
lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt

công nghệ trong những lĩnh vực Việt Nam cần đổi mới mơ hình tăng
trường.
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của
Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực.
Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính műi nhọn, có khả năng
vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, một số sản
phẩm đã bắt đầu gặp khó khan trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
- Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều bất cập, chưa
đồng bộ, đôi khi lúng túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường
11


bất động sản, tài chính, lao động, khoa học - cơng nghệ tuy đã hình
thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự cải thiện.
- Xuất hiện các điểm "cổ chai" về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực. gây cản trở cho q trình phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực
và cơ sở hạ tầng là các nội dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm đề có
thể vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội
nhập kinh tế quốc tế. Vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và
thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong
nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác thông tin truyền thông
về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế
còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA
mang lại.
- Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 lần thứ tư khiến hoạt động
sản xuất, kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của người dân bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, trong

năm 2021 có 116.839 doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 13,4% so với
năm 2020, là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Số vốn đăng ký
thành lập trong năm 2021 cũng chỉ đạt 1.611.109 tỷ đồng, giảm 27,9%
so với năm 2020. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
trong năm 2021 là 43.116 doanh nghiệp, giảm 2,2% so với năm 2020.
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay:
1, Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức:
- Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ,
đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng
và hội nhập quốc tế nói chung; nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của
cả xã hội.
12


- Chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các luận điệu, quan
điểm sai trái, thù địch; bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây
dựng và bảo vệ Tố quốc xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp
luật. Khẩn trương rà sốt, bổ sung, hồn thiện luật pháp trực tiếp liên
quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy
đủ, đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế; nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua
bán-sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở phát huy nội lực, bảo
đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, phù hợp với các cam kết quốc
tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập
quốc tế và các ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, hội

nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phịng - an ninh, hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ
và các lĩnh vực khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
2, Nâng cao năng lực cạnh tranh:
- Nỗ lực củng cố ổn định kinh tế vĩ mơ, có năng lực thích nghi và
điều chỉnh linh hoạt trước những biến đong kinh tế thế giới và khu vực.
Việc đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưong, nâng cao năng suất và năng
lực cạnh tranh là tiền đề và là giải pháp quyết định để nâng cao nội lực
nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục đổi mới mô hình tang trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung ưu
tiên đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
13


nước. Tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mơ vững chắc;
kiểm sốt tốt lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ
vững an ninh kinh tế
- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược; hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại;
chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
và hội nhập của đất nước.
-

Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là

khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế

- Đẩy mạnh cơ cấu lại tống thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên
phạm vi cả nước và từng vùng, địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn
dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chế giữa cơ cấu lại tổng thể nền
kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm trong bối cảnh nước
ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
- Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi thúc đẩy phát triển mạnh më khu vực kinh tế tư nhân cả về số
lượng, chất lượng ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế đề khu vực
kinh tế này thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển
kinh tế, một lực lượng nòng cốt trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển
nguồn nhân lực. Tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo; đầy nhanhphổ cập ngoại ngữ, trọng tâm là tiếng Anh
trong giáo dục các cấp. Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh
nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh
doanh.
3, Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế:
14


- Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là
sự nghiệp của toàn dân tộc. Để giữ vững độc lập, tự chủ trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, tang cường đa dạng hóa và mở rộng quan hệ đối ngoại
với nhiều đối tác, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh
hoạt theo nhiều phương, nhiều tuyến, nhiều tầng là cách thức để tạo ra
một dài lựa chọn, khiến cho Việt Nam khơng bị lệ thuộc vào bên ngồi.
- Tăng cường sức mạnh quốc gia là yếu tố then chốt để giảm sự
“tùy thuộc bất đối xứng" khơng có lợi cho Việt Nam. Sức mạnh tổng hợp
của quốc gia chính là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại,
sức mạnh của nội lực kết hợp với sức mạnh của ngoại lực, sức mạnh

tổng họợp của kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa.
- Chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn mới cần hạn chế được tối
đa các tiềm ẩn bất lợi đối với độc lập kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự xã
hội, quốc phịng của đất nước từ góc độ kinh tế, địa - chính trị.
- Các bộ, ngành, chính quyền địa phương khuyến khích, hỗ trợ
doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong các dự án sử
dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ...
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc
tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện cơ
bản để Việt Nam thực hiện mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
4, Đổi mới sáng tạo công nghệ:
- Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, Việt
Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
định vị đất nước ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và thu hẹp
khoảng cách phát triển với các nước.
- Tìm kiếm động lực mới cho phát triển gắn với cuộc Cách mạng
15


công nghệ 4.0 và lợi thể của đất nước như công nghệ thông tin, nông
nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh, các ngành dịch vụ được phát
triển từ cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 (thương mại điện tử, chuỗi cung
ứng và vận tải thơng minh, cơng nghệ tài chính...), y tế, du lịch chất
lượng cao. Phát triển những lĩnh vực này khơng chi tạo nhiều việc làm
mới, mà cịn tạo nhu cầu và thị trường cho đổi mới, sáng tạo công nghệ.
5, Nâng cao năng lực cán bộ hội nhập:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của tồn dân, trong đó
doanh nhân, doanh nghiệp là lực lượng đi đầu. Vấn đề đặt ra là chúng ta

cần nỗ lực hoàn thiện, thực hiện quyết liệt, hiệu quả và thực chất các cơ
chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ tốt cơ hội, lợi
ích của hội nhập quốc tế. Việc xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ hội
nhập theo hướng chuyên nghiệp, bản lĩnh, có trình độ chun mơn, kỹ
năng thời đại số trở nên rất cấp bách và cần thiết.
6, Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, phân tích, dự báo:
- Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đạng ngày càng
gia tăng, những biến động lớn trên thế giới cả về kinh tế, chính trị sau
khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 đã và đang tác động lớn
đến các quốc gia, khu vực, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác
nghiên cứu, phân tích, dự báo chiến lược xu hướng thế giới, cục diện và
tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất
việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết để thực hiện thắng lợi
đường lối độc lập, tự chủ của Đảng, không ngừng nâng cao vị thế và sức
mạnh quốc gia, đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững trong thời
gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin ( Dành cho bậc đại họckhơng chun lí luận chính trị ).
16


- Tạp chí Cộng sản: kinh tế Việt Nam năm 2021
- Báo Điện tử Chính phủ: nhìn nhận hạn chế để chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - tạp chí Viện Khoa Học
Xã Hội Việt Nam:
- Tổng cục thống kê: thực trạng nền kinh tế.

17




×