Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(Tiểu luận) lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chếđộc quyền thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranhlành mạnh và hạn chế độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

ĐỀ TÀI: Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền.
Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế
độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh và hạn chế độc quyền?
Họ và tên: Vũ Minh Hiếu
Lớp: Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Tiên Tiến 64B
Mã sinh viên: 11222361
Giáo viên: Đào Thị Phương Liên

1


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
II. NỘI DUNG.........................................................................................................4
1. Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền..............................................4
a) Cạnh tranh.....................................................................................................4
b) Độc quyền.....................................................................................................5
2. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền...........6
a) Tác động của cạnh tranh...............................................................................6
b) Tiêu cực của độc quyền:...............................................................................6
3. Thực tiễn tại Việt Nam...............................................................................7
4. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền................................................................................................................9


a) Hồn thiện chính sách................................................................................9
b) Tiếp tục thâm nhập và mở rộng thị trường, thực hiện liên kết kinh
doanh trong phát triển kinh tế vùng, ngành và doanh nghiệp....................10
c) Tổ chức và phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành để bảo vệ quyền lợi
hợp pháp trong kinh doanh...........................................................................10
d) Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ......................................11
e) Đào tạo và tạo ra một môi trường khởi nghiệp........................................11
g) Tạo điều kiện công bằng cho tất cả các cơng ty trên thị trường.............11
h) Kiểm sốt sự tập trung vốn.......................................................................12
i) Trách nhiệm công dân của sinh viên về bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và
hạn chế độc quyền.........................................................................................12
III. KẾT LUẬN.....................................................................................................14

2


I. MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là bản chất và là cơ chế vận hành chủ yếu có tính chất kinh
điển của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đổi mới công
nghệ, kỹ thuật, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều lợi ích
cho xã hội và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Cịn độc quyền kinh doanh là một
hình thái của cấu trúc thị trường, được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau và gây ra những tổn thất và hậu quả lớn cho xã hội như kìm hãm sản xuất,
hạn chế sản lượng, tăng giá bán, gây thiệt hại cho người tiêu dùng; đồng thời còn
ngăn cản tự do kinh doanh, cản trở cạnh tranh, khơng có động lực và quan tâm
đến cải tiến công nghệ, kỹ thuật và phương thức quản lý v.v..
Trong thời gian vừa qua, với hệ thống các chính sách ở Việt Nam đã góp
phần quan trọng tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, hoạt động kinh doanh
thuận lợi và có hiệu quả, năng lực cạnh tranh và thứ hạng cạnh tranh của các
doanh nghiệp và của Việt Nam ngày càng được cải thiện, từng bước khẳng định

được vị thế trên thị trường quốc tế. Song, hệ thống các chính sách của Chính phủ
vẫn nghiêng nhiều về giảm bớt khó khăn, giảm bớt bất lợi chứ chưa tạo ra những
tác động hỗ trợ pháp lý về mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và kiểm
sốt độc quyền trong kinh doanh. Các chính sách chưa phản ánh đúng quy luật vận
động của nền kinh tế. Hệ thống các chính sách cịn thiếu đồng bộ, phản ứng thụ
động, mang tính chất tình thế, ngắn hạn, thiếu tầm nhìn xa, thực thi chính sách cịn
có “độ trễ” nhất định, thậm chí cịn có chính sách thiếu nhất quán với nhau, nhiều
hỗ trợ, ưu đãi của chính sách khơng được triển khai, chỉ nằm trên quy định, văn
bản…
Do vậy, trong bài luận này, tơi sẽ trình bày lý luận chung về cạnh tranh và
độc quyền, vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền, thử đề
xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền, và cuối cùng là
giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của vấn đề này.

3


II. NỘI DUNG
1. Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền
a) Cạnh tranh
“Cạnh tranh là sự phấn đấu, ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản với nhau
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt
được những lợi nhuận siêu ngạch” (Các Mác).
“Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để
giành khách hàng”[Kinh tế học].
Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh thì cạnh tranh có 3
loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra
theo quy luật “mua rẻ, bán đắt” cả người bán và người mua đều muốn tối đa hóa
lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận,

cịn người mua muốn mua hàng hóa chất lượng cao với giá thấp nhất để tối đa hóa
lợi ích. Nhưng mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thỏa thuận giữa 2 bên: thuận mua
vừa bán, do cung cầu quyết định.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Đây là cuộc cạnh tranh dựa
trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu thì
hàng hóa trên thị trường khan hiếm, người mua để đạt được mong muốn của mình
sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Do vậy, mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay
gắt hơn giữa những người mua với nhau, kết quả cuối cùng là sẽ đẩy giá hàng hóa
tăng lên, người bán có lợi, người mua thiệt thịi cả về giá và chất lượng hàng hóa.
Hình thức cạnh tranh này khơng phổ biến, chỉ tồn tại ở nền kinh tế kế hoạch tập
trung, bao cấp và ở một số nơi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hóa
hay dự án nào đó…
- Cạnh tranh giữa những người bán với người bán: Đây là cuộc cạnh tranh
gay gắt nhất và phổ biến nhất. Khi trên thị trường mức cung lớn hơn mức cầu rất
4


nhiều, sự chênh lệch này càng lớn thì tính chất cạnh tranh càng quyết liệt, và
khách hàng được coi là thượng đế, “quyền lực” của khách hàng được đề cao…
Đặc điểm, tính chất và mức độ cạnh tranh:
- Cạnh tranh hồn hảo và khơng hồn hảo: Cạnh tranh hồn hảo là một hình
thức cạnh tranh của cấu trúc thị trường, trong đó cả người bán và người mua đều
khơng đủ lớn để tác động lên giá cả của thị trường, đều là người chấp nhận giá thị
trường, mà giá lại do cung cầu thị trường quyết định. Cạnh tranh không hồn hảo
gồm có: cạnh tranh độc quyền, độc quyền tập đoàn và độc quyền.
- Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh: Cạnh tranh lành
mạnh là các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được tư do kinh
doanh, tự do cạnh tranh sòng phẳng theo cơ chế và quy luật của thị trường, theo
luật cạnh tranh, phải trung thực, khơng xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích
của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng. Nhà nước sẽ bảo hộ quyền và lợi

ích cạnh tranh hợp pháp này. cạnh tranh khơng lành mạnh được biểu hiện ở các
hành vi: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật và ép buộc trong kinh doanh,
gièm pha và gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo sai
sự thật, làm hàng giả, hàng nhái, gian lận, trốn thuế, phân biệt đối xử, kinh doanh
trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức, gây thiệt hại cho nền kinh tế…
b) Độc quyền
Độc quyền là một cấu trúc thị trường trái ngược với thị trường canh tranh.
Độc quyền hiểu một cách cơ bản, là khơng có doanh nghiệp nào cạnh tranh về
hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường. Nhưng theo khái
niệm phổ biến hiện nay thì độc quyền là một thị trường có một số doanh nghiệp
tham gia và sản xuất toàn bộ cung trên thị trường, có sức mạnh thị trường. Độc
quyền có độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán là trên thị trường có ít
người bán nhưng có rất nhiều người mua. Lúc này người bán có thể tăng giá hoặc
ép giá khách hàng để thu được nhiều lợi nhuận hơn, hoặc bán số lượng ít hơn để
giá bán cao hơn… Cịn độc quyền mua là trên thị trường có ít người mua nhưng lại
có rất nhiều người bán. Khi đó khách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc
chu đáo và tận tình hơn…, nếu khơng những người bán sẽ không lôi kéo được
5


khách hàng về phía mình.
Thực tế trên thị trường các hình thức và hành vi biểu hiện độc quyền rất
phong phú và đa dạng. Có tình trạng độc quyền xảy ra nếu khơng có sản phẩm nào
thay thế (sản phẩm độc quyền) hoặc các nhà kinh doanh liên kết và thỏa thuận với
nhau, thông đồng với nhau để hạn chế cạnh tranh, thống lĩnh và phân chia thị
trường, ấn định giá, cản trở, gây khó khăn, áp đặt cho các đối tượng sản xuất khác.
2. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền
a) Tác động của cạnh tranh
- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh không chỉ là động lực thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa

quan hệ xã hội, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, đặc
biệt là xã hội đào tạo và lựa chọn được một đội ngũ các nhà doanh nhân giỏi tài
năng, thúc đẩy khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, phân công lao động
ngày càng sâu rộng hơn. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh không theo đúng pháp luật,
không lành mạnh thì có thể dẫn đến tình trạng trốn thuế, lậu thuế, hàng giả, hàng
nhái, buôn bán trái phép, phá sản, thất nghiệp, phân cực giàu nghèo… gây gánh
nặng cho xã hội…
- Đối với doanh nghiệp: Hoạt động ở môi trường cạnh tranh đã giúp cho
doanh nghiệp năng động hơn và nhạy cảm hơn với thị trường. Doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển, trước tiên doanh nghiệp phải thắng được đối thủ cạnh tranh,
do đó buộc các doanh nghiệp phải xây dựng được các lợi thế cạnh tranh, chiến
lược cạnh tranh, phải động não và đi trước thời gian, phải biết “đi tắt, đón đầu”,
phải tạo ra sự “khác biệt” so với đối thủ về vị trí kinh doanh, cách thức sản xuất và
cung cấp sản phẩm cho khách hàng. ðồng thời phải đưa ra thị trường những sản
phẩm chất lượng cao, phù hợp với cầu và tiện ích của người tiêu dùng. Qua đó vị
thế, thương hiệu, hình ảnh và uy tín, thứ hạng của doanh nghiệp ngày càng tăng
trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát
triển mạnh cho nền kinh tế.
- Đối với sản phẩm và người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh mà sản phẩm
6


Document continues below
Discover more from:
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin KTCT01
Đại học Kinh tế Quốc dân
999+ documents

Go to course


12

Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những tác
động tích cực đối với Việt Nam
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

100% (48)

Vo ghi triet hoc Mac - Lenin 1
17

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

99% (69)

Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
14

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (100)

Tài liệu tổng hợp Kinh tế chính trị Mác LêNin
63

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (133)

KTCT - Tài liệu ơn tự luận

57

16

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (64)

Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện
nay
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

100% (21)


sản xuất ra ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Hình thức, mẫu mã, chủng
loại sản phẩm cũng đa dạng và phong phú hơn. Do đó, người tiêu dùng có nhiều
khả năng lựa chọn hàng hóa để tối đa hóa lợi ích, được mua hàng hóa với giá rẻ
hơn, chất lượng hàng hóa cao hơn, được chăm sóc và hưởng các dịch vụ tốt hơn.
b) Tiêu cực của độc quyền:
Độc quyền kinh doanh là nhân tố kìm hãm động lực phát triển của nền kinh
tế. Bởi lẽ, với vị thế độc quyền, người sản xuất không cần quan tâm đến cải tiến kỹ
thuật, công nghệ sản xuất và phương thức quản lý mà vẫn thu được lợi nhuận cao.
ðộc quyền kinh doanh sẽ dẫn đến giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn, làm ảnh
hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. ðộc quyền kinh doanh là yếu tố hạn chế tự
do kinh doanh và văn hóa kinh doanh, văn minh thương mại…
Về lý luận thì cạnh tranh và độc quyền là hai vấn đề có tính chất kinh điển,
là hai thái cực đối lập trong một thể thống nhất và có mối quan hệ nhân quả trong
cấu trúc thị trường. Nếu cạnh tranh gay gắt, cao độ mà khơng có sự kiểm sốt của
Nhà nước sẽ dẫn đến tích tụ, tập trung và dẫn đến độc quyền, hay độc quyền là hệ

quả tất yếu của cạnh tranh. Ngược lại, độc quyền nếu khơng có sự kiểm sốt, điều
tiết của Nhà nước sẽ là lực cản và có thể triệt tiêu cạnh tranh, làm thay đổi cơ cấu
và tương quan thị trường, gây hậu quả cho xã hội. Do đó, muốn duy trì cạnh
tranh, tạo lập mơi trường cạnh tranh thì phải hạn chế, loại bỏ độc quyền và chống
cạnh tranh không lành mạnh. Cần lưu ý, một mơi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng thì khơng bao giờ có sự tồn tại của độc quyền. ðó là triết lý của quản lý
và điều hành nền kinh tế thị trường.

3. Thực tiễn tại Việt Nam

Hiện nay, việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta
chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế,
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ
cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh.
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
7


nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các doanh
nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: vốn đầu tư, thuế,
vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngồi ra các doanh nghiệp này cịn tập trung
trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, than, dầu lửa, bưu
chính viễn thơng, giao thơng vận tải… các doanh nghiệp tư nhân không được coi
trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo một quy chế riêng và những
ưu đãi cũng có những hạn chế.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa lợi nhuận của
mình mà khơng vấp phải những khó khăn cản trở nào. Do đó mà gây nên những
hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp như: Một số doanh nghiệp thông
đồng, câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội,

để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho tham
gia hoạt động kinh doanh, hạn chế mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội hoặc
cho phá sản. Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường dẫn
đến việc áp dụng các điều kiện sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu
hơn, chi phối các doanh nghiệp này.
Về thực tế độc quyền ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình sau:
(1) Loại thứ nhất là kết quả cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trường
hợp công ty Coca Cola được coi là ví dụ về hình thức độc quyền là kết quả của
cạnh tranh trên thị trường nước uống có ga của Việt Nam. Tuy thế, nền kinh tế thị
trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, vì vậy, cho đến nay
chỉ có một vài trường hợp liên quan đến độc quyền là kết quả của cạnh tranh trong
nền kinh tế thị trường. Chắc chắn trong tương lai, loại hình độc quyền này sẽ phổ
biến hơn.
(2) Loại thứ hai là loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt
Nam hiện nay là độc quyền là kết quả của cơ chế hành chính trước đây và một số
quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành. Trong nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trước đây, chúng ta chỉ thừa nhận hình thức sở

8


hữu nhà nước và sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân khơng tồn tại trong thời gian đó.
Chế độ công hữu này đã tạo ra sự độc quyền nhà nước trong tất cả các ngành kinh
tế. Nhà nước thành lập các xí nghiệp quốc doanh để sản xuất và cung ứng sản
phẩm cho người tiêu dùng. Cơ chế quản lý kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính
đã hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước độc quyền mà một số vẫn còn tồn
tại cho đến ngày nay. Hơn nữa, hiện nay cịn có xu hướng độc quyền nhà nước
biến thành độc quyền doanh nghiệp. Ví dụ như:
+Việc nắm giữ đường trục viễn thông quốc gia sẽ tạo lợi thế cho VNPT

ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường viễn thông, bởi lẽ nếu các công
ty khác muốn cung cấp dịch vụ viễn thông họ buộc phải sử dụng đường trục viễn
thông quốc gia do VNPT quản lý. Với lợi thế về thị phần sẵn có từ trước cùng với
các quy định của pháp luật, VNPT đã tính giá dịch vụ viễn thơng cung cấp cho
người sử dụng cao hơn 30% so với các nước ASEAN .
+ Tình trạng này cũng tương tự như ở Tổng công ty điện lực Việt Nam
(EVN). Ở nước ta đã có một số doanh nghiệp sản xuất điện nhưng chỉ EVN được
nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Trong thị trường điện lực, việc sản xuất điện có
liên quan mật thiết đến việc truyền tải điện. Điều này làm cho các doanh nghiệp
sản xuất điện phải phụ thuộc vào EVN - một đối thủ cạnh tranh trên cùng thị
trường. Chính vì vậy, độc quyền của EVN đối với việc kinh doanh điện là điều
không thể tránh khỏi.
4. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền
Để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền, chính phủ có thể áp
dụng các biện pháp sau:
a) Hồn thiện chính sách
Theo ngun tắc thị trường thì việc xây dựng, ban hành và hồn thiện chính
sách cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh phải
phù hợp với quy luật vận động khách quan và cơ chế, nguyên tắc vận hành của
kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp trực tiếp, mà chỉ can thiệp gián tiếp
9


thơng qua các hình thức hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng,
khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và thậm chí cả nguồn
lực tài chính… để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành và doanh nghiệp thâm
nhập vào thị trường và kinh doanh có hiệu quả.
Cịn trong xu thế hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế toàn cầu, ngoài việc
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành pháp luật và hệ thống các chính sách

cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phải phù hợp với pháp luật và thơng lệ quốc tế,
cịn phải đặc biệt chú ý đến thực hiện các cam kết quốc tế và quy định của WTO.
Trước mắt, Nhà nước cần sử dụng các chính sách về thuế và phi thuế nhằm trợ
giúp và hỗ trợ cho các ngành và doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả
ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường sử dụng những biện pháp “bảo
hộ” theo quy định chung, như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp để bảo
hộ các ngành và doanh nghiệp sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh từ các đối thủ nước ngoài bằng các biện pháp: hạn ngạch, thuế tự
vệ, giấy phép nhập khẩu v.v… còn trong dài hạn những biện pháp này có thể thay
đổi và điều chỉnh, chúng ta cần phải lường trước và có giải pháp thích ứng.
Q trình hồn thiện chính sách trước tiên phải khắc phục những thiếu sót
và hạn chế của chính sách, phải phân biệt rõ quyền chủ sở hữu và quyền kinh
doanh của doanh nghiệp, phải “gỡ bỏ” những ưu đãi quá mức đối với doanh
nghiệp nhà nước; Tất cả đều phải bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch.
Đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc tự do kinh doanh, nâng cao tính tự chủ và tự
chịu trách nhiệm trong kinh doanh, nộp thuế đầy đủ và có lãi, xóa bỏ sự dựa dẫm,
ỷ lại vào nhà nước. Từ đó các doanh nghiệp này khơng cịn “lợi thế độc quyền” và
phải thực hiện cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật với các đối thủ trên thị trường.
b) Tiếp tục thâm nhập và mở rộng thị trường, thực hiện liên kết kinh
doanh trong phát triển kinh tế vùng, ngành và doanh nghiệp
Đây là nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,
góp phần hình thành chuỗi giá trị gia tăng trong nước và toàn cầu, bảo đảm tăng
trưởng kinh tế bền vững và hiệu quả. Tiêu biểu cho thực hiện giải pháp này ở Việt
Nam là trường hợp ngành sản xuất chế biến thực phẩm, liên kết giữa các doanh

10


nghiệp FDI và các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô, ngành
Logistics (Dịch vụ vận tải, kho bãi) và liên kết kinh doanh trong chuỗi giá trị của

ngành du lịch…
c) Tổ chức và phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp trong kinh doanh
Đây là nhóm giải pháp để các ngành hàng và doanh nghiệp hợp sức cùng
nhau ứng phó và giải quyết các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, chống bán phá
giá và chống trợ cấp tự vệ v.v…
Để hoạt động của các Hiệp hội có hiệu quả và nâng cao được vai trò của
các Hiệp hội trong liên kết thì việc ban hành Luật về Hội để tạo hành lang pháp lý
cho Hiệp hội hoạt động là rất quan trọng. Đây chính là những bất cập khiến hoạt
động của các Hiệp hội trong vai trò đại diện tiếng nói của doanh nghiệp, của ngành
nghề hiện nay gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Vai trị của Hiệp hội được phát huy
sẽ là giải pháp để tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành nghề và
do đó, nâng cao được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
d) Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ
Ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ, mặc dù đóng vai trị rất quan trọng
và là bộ phận trong cơ cấu cần thiết và không thể thiếu được của nền kinh tế quốc
dân, nhưng trong thời gian qua ở Việt Nam phát triển chưa tốt, thiếu đồng bộ và
chưa tương xứng với sự phát triển của ngành chính vàc u cầu của các ngành
khác.
Phát triển ngành cơng nghiệp và dịch vụ hỗ trợ là để gia tăng giá trị sản
phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành cơng nghiệp chính và thực hiện
vai trị xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của ngành; nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp. Triển khai chương trình xúc tiến
thương mại và đầu tư: môi giới đối tác, bạn hàng, nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát thị
trường, tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội chợ triển lãm, xuất bản các ấn phẩm, quảng
bá doanh nghiệp và sản phẩm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thực hiện
các dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, thị trường, số liệu thống kê, xu hướng
tiêu dùng, các thông tin cảnh báo, đặc biệt là cảnh báo rủi ro hệ thống…

11



e) Đào tạo và tạo ra một môi trường khởi nghiệp
Để thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền trên thị trường, chính phủ có
thể tạo ra một mơi trường khởi nghiệp tốt hơn bằng cách cung cấp đào tạo cho các
nhà khởi nghiệp, tài trợ cho các công ty khởi nghiệp và cung cấp hỗ trợ tài chính.
Ngồi ra, chính phủ cũng có thể đẩy mạnh các chính sách khuyến khích đầu tư
nước ngồi vào các lĩnh vực khởi nghiệp và các ngành công nghiệp mới.
g) Tạo điều kiện công bằng cho tất cả các công ty trên thị trường
Chính phủ cần đảm bảo rằng tất cả các công ty trên thị trường đều được đối
xử công bằng và khơng có ai được ưu tiên hơn người khác. Chính phủ cần đảm
bảo rằng các quy định về cạnh tranh được áp dụng đầy đủ và khơng có ai được
miễn trừ.
h) Kiểm sốt sự tập trung vốn
Chính phủ cần kiểm soát sự tập trung vốn trên thị trường để đảm bảo rằng
khơng có cơng ty nào có q nhiều quyền lực và khơng có ai bị loại trừ khỏi thị
trường. Chính phủ cần đảm bảo rằng các cơng ty không sử dụng sự tập trung vốn
để đe dọa các công ty khác và để đạt được ưu thế đối với các nhà cung cấp và
khách hàng.
i) Trách nhiệm công dân của sinh viên về bảo vệ cạnh tranh lành mạnh
và hạn chế độc quyền
Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền là cần thiết để đảm bảo
sự cạnh tranh trên thị trường và tạo ra lợi ích cho các công ty, người tiêu dùng và
nền kinh tế.
Cơng dân và sinh viên cũng đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ cạnh
tranh và hạn chế độc quyền. Họ có thể tìm hiểu về các cơng ty trên thị trường và
đánh giá xem chúng có đang tuân thủ các quy định cạnh tranh hay khơng. Họ cũng
có thể đưa ra các phản ánh và kiến nghị đến các cơ quan chức năng nếu phát hiện
các hành vi vi phạm quy định cạnh tranh.
Các sinh viên cần hiểu rõ quyền lợi của người tiêu dùng là được bảo đảm

an tồn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia
giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

12


dịch vụ cung cấp; Được cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc,
xuất xứ hàng hóa; Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao
dịch; Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ khơng đúng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội
dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã cơng bố, niêm
yết, quảng cáo hoặc cam kết.
Trong nội bộ các công ty, các nhân viên cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng
công ty tuân thủ các quy định cạnh tranh. Họ có thể đưa ra các phản ánh và kiến
nghị đến các cơ quan quản lý nếu phát hiện các hành vi vi phạm quy định cạnh
tranh trong công ty.
Trong số sinh viên, các bạn trẻ có thể tìm hiểu về các quy định cạnh tranh
và các công ty trên thị trường để hiểu rõ hơn về vai trò của cạnh tranh trong việc
phát triển kinh tế. Họ cũng có thể tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ
cạnh tranh và hạn chế độc quyền để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề
này. Ngoài ra, các sinh viên cũng có thể tham gia các hoạt động khởi nghiệp và
đóng góp vào việc phát triển một mơi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh
hơn.

13


III. KẾT LUẬN

Các biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền bao gồm
điều chỉnh chính sách, đào tạo và tạo ra một môi trường khởi nghiệp, tạo điều kiện
công bằng cho tất cả các công ty trên thị trường và kiểm soát sự tập trung vốn
Việt Nam hiện đang phát triển kinh tế nhanh chóng và đang chuyển từ một
nền kinh tế truyền thống sang một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều
thách thức trong việc bảo vệ cạnh tranh và hạn chế độc quyền. Một số cơng ty lớn
vẫn có ưu thế đối với các cơng ty nhỏ hơn và chính phủ vẫn cịn đang nỗ lực để tạo
ra một mơi trường kinh doanh khởi nghiệp tốt hơn.
Để giải quyết các vấn đề này, chính phủ Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc
kiểm sốt các cơng ty lớn và đảm bảo rằng các công ty này không lạm dụng quyền
lực của mình để ngăn chặn sự cạnh tranh trên thị trường. Chính phủ cũng cần đưa
ra các chính sách để hỗ trợ các công ty nhỏ và khởi nghiệp, đảm bảo rằng các cơng
ty này có đủ cơ hội để cạnh tranh với các công ty lớn hơn.
Từ những lập luận và phân tích trên, chúng ta có thể rút ra những kết luận
sau:
Thứ nhất, cạnh tranh lành mạnh là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển
kinh tế và xã hội bền vững. Sự cạnh tranh giúp đẩy mạnh năng suất, giảm giá
thành và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo điều kiện cho các
14


doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm và khai thác tiềm năng của mình.
Thứ hai, độc quyền là một thực tế khó tránh khỏi trong một số trường hợp,
nhưng nó cũng có thể dẫn đến các hệ quả tiêu cực, như tăng giá cả, giảm lựa chọn
cho người tiêu dùng và giảm động lực cho các doanh nghiệp để cải tiến sản phẩm
và dịch vụ của mình.
Thứ ba, việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền là cần thiết
để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như sự phát
triển kinh tế và xã hội bền vững. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần có chính
sách và quy định phù hợp để giám sát và kiểm soát các hoạt động kinh doanh, bảo

vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo rằng các doanh nghiệp phải tuân thủ
quy định pháp luật.
Thứ tư, mỗi người dân và sinh viên đều có trách nhiệm tham gia và đóng
góp cho việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền. Chúng ta nên tìm
hiểu và áp dụng các quy định và chính sách liên quan đến cạnh tranh và độc
quyền, đồng thời cũng nên bảo vệ quyền lợi của mình và thơng báo với các cơ
quan chức năng nếu phát hiện các hành vi vi phạm.
Cuối cùng, vấn đề cạnh tranh và độc quyền là một vấn đề quan trọng khơng
chỉ trong lý thuyết mà cịn trong thực tiễn. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm
quan trọng của việc bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động
kinh tế để đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tăng trưởng bền vững, tạo ra giá trị
cho người tiêu dùng và giúp tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước trên thị trường quốc tế.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt, việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền trở nên càng
trọng yếu hơn bao giờ hết. Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và
chính phủ cùng nhau thực hiện, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và bền
vững cho đất nước. Chúng ta cần có sự nhận thức và trách nhiệm cao hơn, đồng
thời thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền trên thị trường kinh tế.
Với những giải pháp đề xuất trong bài viết, hy vọng chúng ta có thể đóng

15


góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong nước,
đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc
bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền trên thị trường kinh tế. Chỉ khi
chúng ta đồng lòng và thực sự hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta
mới có thể xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh và cạnh tranh trên trường

quốc tế.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. P.A. Samuelson & W.Nordhaus (1989), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc
tế, Hà Nội.
2. Đồng Thị Hà (2013), Hồn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc
quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại
học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Lê Minh Trường (2021), Những quan điểm chủ yếu trong việc cạnh
tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
/>4. Lê Minh Trường (2022), Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh với
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
/>5. Nguyễn Văn Dương (2022), Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế
thị trường
/>6. Quốc hội (2018), Luật Cạnh tranh.

17



×