Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận Lý luận chung về bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.52 KB, 24 trang )

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1 Khái niệm về BHXH và các khai niệm có liên quan trong BHXH
1.1 Khái niệm về BHXH:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội. ( theo điều 3 luật bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định).
1.2 Các khái niệm có liên quan trong BHXH
Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách
nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH : bên tham gia BHXH, bên
BHXH và bên được BHXH.
- Bên tham gia BHXH là bên có trách nhiệm đóng góp BHXH theo quy định của
pháp luật BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
(trong một số trường hợp).
+ Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở
san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác.
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động
mà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng lao động còn vì lợi ích
của chính họ. Ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập
đoàn người sử dụng lao động, để bảo đảm cho quá trình sản xuất của họ không bị
ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH.
+ Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động
của quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn, và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những
trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể
quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH.
- Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH
thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty…) do Nhà nước lập ra (ở một số nước
có thể do tư nhân, tổ chức kinh tế – xã hội lập ra) và được Nhà nước bảo trợ, nhận
sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH.
Bên BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi có


Page 1


nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển.
- Bên được BHXH là bên được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu
cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo hiểm gây
ra. Trong BHXH, bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và nhân
thân của họ theo quy định của pháp luật, khi họ có phát sinh nhu cầu được BHXH
do pháp luật quy định. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh
tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (lao động
chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa
là người được quyền hưởng BHXH vì họ đóng phí được BHXH để bảo hiểm cho
chính họ.

1.3 Đặc điểm của BHXH
BHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng đối với một quốc gia, nó có
1 số đặc điểm cơ bản sau:
-

-

Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của người
lao động, của cả cộng đồng.
Hoạt động BHXH nhằm huy động sự đóng góp của người lao động và Nhà
nước tạo lập tài chính để phân phối siwr dụng nó đảm bảo bù đắp một phần
thu nhập nhất định nào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm
xuất hiện như: tai nạn, ốm đau, hưu trí,… Điều đó có nghĩa là mục đích của
quỹ BHXH là lấy một phần thu nhập trong thời gian lao động bình thường để
giành bảo đảm cho cuộc sống trong những ngày không lao động không có thu
nhập.

Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần:

+ phần thực hiên chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ
thuộc vào mức đóng góp vào quỹ BHXH
+ Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi
hoàn. Nghĩa là người lao động trong quá trính lao động không bị ốm đau, tai
nạn thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau, tai nạn và theo quy định trong
điều lệ BHXH hiện hành.
Sự tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã
hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng. Việc vận dụng
và thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức quốc tê về lao động quy định hoàn
toàn phum thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước, để vừa ổn định
Page 2


đời sống của người lao động, vừa ổn định đời sống của người lao động, vừa ổn
định phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.4 Nguyên tắc thực hiện của BHXH
Theo điều 5 của luật BHXH thì nguyên tắc BHXH được quy đinh như sau:
a) Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có
chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Nguyên tắc này được thể hiện trên
các mặt sau: có đóng BHXH thì được hưởng chế độ; thời gian tham gia đóng
BHXH nhiều, mức đóng góp cao thì mức trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN,
lương hưu, trợ cấp tử tuất và trợ cấp thất nghiệp được hưởng với mức cao và
ngược lại. Tuy nhiên, với đặc tính của bảo hiểm thì chia sẻ giữa những người
tham gia là không thể thiếu, nguyên tắc chia sẻ của BHXH được thể hiện ở tất cả
các chế độ, nhưng rõ nết nhất là ở các chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN và
trợ cấp thất nghiệp
b) Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền
lương, tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên

cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không
thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Theo nguyên tắc này, nếu người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì phải
đóng BHXH theo một mức xác định sẵn còn nếu tham gia BHXH tự nguyện thì
đóng BHXH theo mức mà người đó lựa chọn.
c) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời
gian đóng BHXH.
Với nguyên tắc này, giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có sự liên
thông, đảm bảo cho người tham gia BHXH khi hết tuổi lao động có nhiều cơ hội
được hưởng chế độ hưu trí do thời gian đóng BHXH được tính bằng tổng thời
gian đóng BHXH của 2 loại hình. Tuy nhiên theo quy định của Luật BHXH thì
trong cùng một thời điểm, người lao động chỉ được tham gia đóng BHXH bắt
buộc hoặc BHXH tự nguyện.
d) Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử
dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của
BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Nguyên tắc này quy định quỹ BHXH được quản lý thống nhất và hạch toán theo
các quỹ thành phần trên cơ sở công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích
Page 3


nhằm đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho công tác
hạch toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điều chỉnh về chính sách cho phù
hợp, đảm bảo cân đối thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹ thành phần tạm
thời bị mất cân đối, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH.
e) Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và
đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
Với nguyên tắc này, việc thực hiện BHXH đối với người lao động phải được
nghiên cứu để quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết sao cho

phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động, người sử dụng lao
động khi tham gia BHXH và khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH.

1.5 Nội dung hoạt động của BHXH
-

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động trong ngành BHXH tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe. Phấn đấu đạt và vượt
các chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục
tiêu quốc gia về vệ sinh yêu nước.

-

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt vệ sinh nơi công sở, phòng
chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phòng chống dịch bệnh; an toàn vệ sinh
thực phẩm.

- Tăng cường các hoạt động thiết thực để thực hiện Phong trào vệ sinh yêu nước nâng
cao sức khỏe nhân dân, trong đó tập trung chủ yếu vào một số hoạt động sau:
- Tổ chức các buổi nói chuyện, cung cấp các tài liệu tuyên truyền về an toàn vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh trong ăn uống, sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc, phòng chống dịch
bệnh, vệ sinh môi trường … cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
trong đơn vị.
- Thực hiện việc tổng vệ sinh cơ quan vào mỗi buổi chiều ngày làm việc cuối tuần, xây
dựng cơ quan xanh-sạch-đẹp.
Page 4


- Vận động cán bộ, công chức, viên thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động vệ

sinh môi trường tại các khu dân cư và trong từng gia đình cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức có ý thức trong việc phân loại, thu gom và xử
lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức cơ quan tích cực hưởng ứng tham gia phong
trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, các quy định trong hương ước, quy ước
văn hóa của thôn, bản, phố, giữ gìn nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu
gây mất vệ sinh không có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
- Ở những nơi có điều kiện, tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt
động rèn luyện thể dục thể thao ngoài giờ làm việc.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm và đưa ra những bài học, những mô
hình, sáng kiến hay để nhân rộng.

1.6 Đối tượng của BHXH
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác
cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân
phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
Page 5


động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp
tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc
theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác
định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng
với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động
quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi
lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người
lao động.

1.7 Phân loại BHXH
Ở nước ta có hai loại hình bảo hiểm xã hội là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã
hội tự nguyện.
a - Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc
Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Với những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao
động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật lao động và
người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
b - Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì
các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả
theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại
hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.
Page 6


Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp
đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.8 Vai trò của BHXH
Trong nền kinh tế thị trường, BHXH có vai trò to lớn. Vai trò được thể hiện trên các mặt
sau:
BHXH mang lại sự đảm bảo và ổn định cuộc sống cho người dân đặc biệt là người làm
công ăn lương.
Khi có sự cố bảo hiểm, những người tham gia bảo hiểm nhất định sẽ nhận được một số
tiền bảo hiểm để giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, tạo điều kiện duy trì mức sống
đã đạt được. Như vậy, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nghĩa là tạo sự an tâm cho
người lao động trong quá trình lao động.
Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao
sức khỏe cho người lao động.
Đây là vai trò tích cực của BHXH đối với người lao động vì nó vừa có thể nâng cao
đời sống cho người lao động lại vừa giảm bớt được các khoản chi trợ cấp về tai
nạn, bệnh nghề nghiệp,… vừa đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến
hành bình thường.

Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính nhằm mục đích
bảo toàn và phát triên quỹ BHXH.
1.9 Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo hiểm xã hội:

Quỹ bảo hiểm xã hội là một loại quỹ tiền tệ tập trung được dồn tích dần dần từ sự
đóng góp của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội, được dùng để chi cho các
chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trong nền kinh tế hàng hóa, trách nhiệm tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội
dựa trên mối quan hệ lao động. sự đóng góp được chia cho cả người lao động và
người sử dụng lao động. Việc tham gia bảo hiểm xã hội không phải là sự phân chia
rủi ro như tham gia bảo hiểm thương mại mà là vấn đề lợi ích của cả hai phía. Đối
với người sử dụng lao động thì việc đóng góp một phần bảo hiểm xã hội sẽ tránh
được thiệt hại lớn về kinh tế khi xảy ra rủi ro đối với người lao động. Còn người
lao động khi tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội cho mình là thực hiện
nghĩa vụ trực tiếp trước những rủi ro xảy ra đối với bản thân. Do vậy, thực chất của
Page 7


mối quan hệ giữa hai chủ thể trong quan hệ bảo hiểm xã hội là mối quan hệ về lợi
ích.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương;
b) Người lao động đóng bằng 5% tiền lương;
c) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối
với người lao động;
d) Tiền sinh lời của quỹ;
đ) Các nguồn khác.

Chương II: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THAM GIA BHXH

1. Quyền lợi của người tham gia BHXH

1.1 Quyền lợi của người tham gia BHXH bắt buộc
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng quyền lợi theo các

chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử
tuất (người lao động thuộc lực lượng vũ trang có quy định riêng). Các chế độ cụ
thể:
1.1.1 Chế độ ốm đau:
a) Điều kiện hưởng:
Page 8


Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp ốm đau khi:
- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế (trừ trường hợp
tự hủy hoại sức khỏe do say ruợu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác);
- Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc và có xác nhận của cơ sở y
tế.
b) Quyền lợi được hưởng:

*

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau: Người lao động được hưởng trợ cấp ốm

đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho thời gian nghỉ (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hàng tuần) như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ tối đa 30 ngày một năm nếu đã
đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội
từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ
30 năm trở lên.
- Làm công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7
trở lên thì được nghỉ tối đa 40 ngày một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15
năm; 50 ngày một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30
năm; 70 ngày một năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
- Trường hợp con ốm: Người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm thì được hưởng

trợ cấp ốm đau với thời gian nghỉ tối đa 20 ngày một năm nếu con dưới 3 tuổi; 15
ngày một năm nếu con đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng
tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn
ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.
- Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày: Người lao động mắc bệnh thuộc Danh
mục cần chữa trị dài ngày, được nghỉ tối đa 180 ngày một năm; hết thời hạn 180
ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức hưởng
thấp hơn (thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).

*

Mức hưởng:
- Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp được xác định bằng
cách lấy 75% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế
nghỉ việc trong khoảng thời gian được nghỉ theo quy định;
- Đối với bệnh cần chữa trị dài ngày: Trong 180 ngày đầu của một năm, mức hưởng
bằng 75% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng
liền kề trước khi nghỉ việc. Sau 180 ngày nếu tiếp tục còn điều trị thì mức hưởng
bằng 45% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
bằng 55% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm
đến dưới 30 năm; bằng 65% mức tiền lương, tiền công nếu đã đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ 30 năm trở lên.
Page 9


*

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Người lao động sau thời gian hưởng chế độ
ốm đau mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10

ngày một năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe; mức hưởng cho một ngày bằng
25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối
thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

1.1.2 Chế độ thai sản:
a) Điều kiện hưởng:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Đối với lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi
phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Quyền lợi được hưởng:

*

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản: Người lao động được nghỉ việc hưởng
trợ cấp thai sản do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho thời gian nghỉ (kể cả ngày nghỉ
lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) như sau:
- Sinh con được nghỉ 4 tháng nếu làm việc ở điều kiện bình thường; 5 tháng nếu làm
nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả lao động làm nghề hoặc
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ 3 ca, làm
việc từ đủ 6 tháng trở lên ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên trong thời gian 12
hai tháng trước khi sinh con; 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật. Trường
hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ nêu trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ
mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày;
- Sau khi sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày kể từ
ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ 30 ngày kể từ

ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá
thời gian được nghỉ khi sinh con theo quy định;
- Đối với trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết:
+ Nếu cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm
xã hội, thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con
đủ 4 tháng tuổi;
Page 10


+ Nếu chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;
- Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi
con đủ 4 tháng tuổi;
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ
thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên;
- Khi đặt vòng tránh thai được nghỉ 7 ngày và khi thực hiện biện pháp triệt sản được
nghỉ 15 ngày;
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1
ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không
bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai; thời gian nghỉ khám thai
không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

*

Mức hưởng: Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

*


Quyền lợi khác:

- Trợ cấp một lần: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
4 tháng tuổi, thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi
con; trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì
cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ do
sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày một năm tùy thuộc vào tình trạng
sức khỏe; mức hưởng cho một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ
tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội,
thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã
hội.
1.1.3 Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp:
a) Điều kiện hưởng:

*

Chế độ tai nạn lao động: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị tai nạn lao
động trong các trường hợp dưới đây dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở
lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả:
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
Page 11


yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian
và tuyến đường hợp lý.


*

Chế độ bệnh nghề nghiệp: Người lao động được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp
do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do
làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại dẫn đến suy giảm khả năng
lao động từ 5% trở lên.

b) Quyền lợi được hưởng:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian điều trị ổn định
thương tật, bệnh tật được giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm căn
cứ xác định mức trợ cấp được hưởng, cụ thể như sau:

*

Trợ cấp một lần:

Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% với mức
hưởng được tính: Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối
thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối
thiểu chung; ngoài khoản trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản
trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội
từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng
bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

*

Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở
lên với mức hưởng được tính như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu
chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu
chung; ngoài khoản trợ cấp trên, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ
cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1
năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã
hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà
bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì
ngoài mức hưởng nêu trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp
phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
- Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng người lao động điều trị
xong, ra viện; trường hợp không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng tính từ tháng
có kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp giám định lại mức suy
giảm khả năng lao động do thương tật hoặc bệnh tật tái phát thì thời điểm hưởng
Page 12


trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.

*

Các quyền lợi khác:

- Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được
hưởng các quyền lợi sau:
+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm
bảo;
+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng trợ cấp tai nạn
lao động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được

hưởng đồng thời cả lương hưu.
- Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng cho
một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40%
mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức
năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên
hạn và phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật như: Chân, tay giả; mắt giả; răng
giả; xe lăn, xe lắc, máy trợ thính...
- Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể cả chết
trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy định, thân
nhân còn được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
1.1.4 Chế độ hưu trí:
a) Lương hưu hàng tháng:

*

Điều kiện hưởng:

- Người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội trở lên và có một trong các điều kiện sau:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc nơi có hệ số
phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.
+ Người lao động đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 15 năm làm công việc khai thác
than trong hầm lò.
+ Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao

Page 13


động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong
các trường hợp sau:
+ Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở
lên.

* Mức hưởng: Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ %
lương hưu được hưởng nhân với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm
căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó:
- Tỷ lệ % lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng cho 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi
năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa
bằng 75%. Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho
mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính
lương hưu, trợ cấp một lần được xác định như sau:
+ Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương
hưu được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5
năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước tháng 1
năm 1995; bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm
cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời
gian từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 12 năm 2000; bằng mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia
bảo hiểm xã hội trong thời gian từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2006; bằng
mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi

nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2007 trở đi;
+ Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương, tiền
công để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm xã hội của toàn bộ thời gian;
+ Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ
tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương,
tiền công để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm xã hội chung của các thời gian. Tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã
hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương
tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tiền
lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng
lao động quyết định được điều chỉnh tăng tại thời điểm hưởng lương hưu, trợ cấp
Page 14


bảo hiểm xã hội trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của
Chính phủ.
- Trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được quỹ bảo hiểm
xã hội bù bằng mức lương tối thiểu chung.
- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng
trưởng kinh tế theo quy định của Chính phủ.
- Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
b) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

* Điều kiện hưởng: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm đối với nam,
trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một
lần.


*

Mức hưởng: Mức trợ cấp được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm
thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ, cứ mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm xã hội.

c) Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần:

*

Điều kiện hưởng trợ cấp một lần: Người lao động được hưởng trợ cấp một lần do
quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi có một trong các điều kiện sau:
+ Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội;
+ Sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo
hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.

* Mức hưởng: Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng
bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Người lao động khi nghỉ việc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa
hưởng bảo hiểm xã hội một lần được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã
hội để làm cơ sở cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau này (nếu có)
hoặc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện.
1.1.5 Ch ế độ tử tuất:


Page 15


a) Trợ cấp mai táng:

*. Điều kiện hưởng: Người lo mai táng cho một trong những đối tượng nêu dưới đây
chết:
- Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội;
- Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang hưởng lương hưu;
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.

* Mức trợ cấp mai táng: Người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ bảo
hiểm xã hội chi trả bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
b) Trợ cấp tuất hàng tháng:

* Điều kiện hưởng:
- Điều kiện về đối tượng: Các đối tượng dưới đây khi chết thân nhân được hưởng trợ
cấp tuất hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Điều kiện về thân nhân:
+ Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên
nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc
chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối

tượng này trước khi chết có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu đủ 60 tuổi trở lên đối với
nam, đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ hoặc dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối
với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Điều kiện về thu nhập: Những thân nhân nêu trên (trừ thân nhân là con) phải không
có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu
chung.

*

Quyền lợi được hưởng:

- Mỗi thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức
lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng
thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
- Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Page 16


không quá 4 người; trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những
người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định trên.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân được tính từ tháng liền kề
sau tháng đối tượng chết.
c) Trợ cấp tuất một lần:

* Điều kiện hưởng:
Người chết không đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc đủ
điều kiện nhưng không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

* Quyền lợi được hưởng: Thân nhân nêu trên được hưởng trợ cấp tuất một lần do quỹ
bảo hiểm xã hội chi trả theo mức dưới đây:

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang làm việc hoặc đang
bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết được tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công
đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng (mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội được
tính theo quy định như đối với chế độ hưu trí).
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết
được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng
lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những
tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng
lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
1.2 Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi theo chế độ hưu trí
và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
được miễn thuế. Các chế độ cụ thể:
1.2.1 Chế độ hưu trí:

a) Lương hưu hàng tháng:

*

Điều kiện hưởng:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu do quỹ bảo hiểm
xã hội chi trả khi có một trong các điều kiện sau:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
+ Nam từ đủ 55 tuổi trở lên, nữ từ đủ 50 tuổi trở lên mà có đủ 20 năm trở lên đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.
Page 17



- Người lao động trước khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đã có đủ 20 năm đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được
hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở
lên.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55
tuổi đối với nữ nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm
so với thời gian quy định như trên, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu
cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí.

*

Mức hưởng: Mức lương hưu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện được tính bằng tỷ lệ % lương hưu được hưởng nhân với mức bình quân thu
nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng
làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu
tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm
2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Đối với người nghỉ hưu
trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà trước đó đã có đủ
20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi
tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
- Mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bình
quân các mức thu nhập tháng của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đối với
người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo

hiểm xã hội tự nguyện thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng
đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu
nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc trở lên, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung, thì
được quỹ bảo hiểm xã hội bù bằng mức lương tối thiểu chung.
- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng
trưởng kinh tế theo quy định của Chính phủ.
- Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm
bảo.
b) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

* Điều kiện hưởng: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng bảo hiểm xã
Page 18


hội trên 30 năm đối với nam, trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương
hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

*

Mức hưởng: Mức trợ cấp được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm
thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo
hiểm xã hội.

c) Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần:

* Điều kiện hưởng: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng trợ cấp
bảo hiểm xã hội một lần khi có một trong các điều kiện sau:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có dưới 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
- Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và
có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần;
- Ra nước ngoài để định cư mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.

* Mức hưởng:
Mức bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi
năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã
hội. Trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà thời gian đóng bảo hiểm
xã hội chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội, nhưng không quá 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã
hội.
d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện hưởng
lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần được bảo lưu thời gian đã
đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội
sau này (nếu có) hoặc để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện.
1.2.2 Chế độ tử tuất:
a) Trợ cấp mai táng:

* Điều kiện hưởng: Người lo mai táng cho một trong những đối tượng nêu dưới đây
chết:
- Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 5 năm trở lên;
Page 19


- Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện;

- Người đang hưởng lương hưu.

* Mức trợ cấp mai táng: Người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ bảo
hiểm xã hội chi trả bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
b) Trợ cấp tuất hàng tháng:

*

Điều kiện hưởng:

- Điều kiện về đối tượng: Các đối tượng dưới đây khi chết thân nhân được hưởng trợ
cấp tuất hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả:
+ Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm
trở lên;
+ Người đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc đủ 15 năm trở lên.
- Điều kiện về thân nhân:
+ Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên
nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng
dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối
tượng này trước khi chết có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu đủ 60 tuổi trở lên đối với
nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ hoặc dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi
đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Những thân nhân nêu trên (trừ thân nhân là con) phải không có thu nhập hoặc có thu
nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

*


Mức hưởng:

- Mỗi thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu
chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp
tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
- Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
không quá 4 người; trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những
người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định trên.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân được tính từ tháng liền kề
sau tháng đối tượng chết.
c) Trợ cấp tuất một lần:
Page 20


* Điều kiện hưởng: Thân nhân của những đối tượng nêu dưới đây chết, được hưởng
trợ cấp tuất một lần do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả:
- Người đang đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang hưởng lương hưu;
- Người đang đóng bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
hoặc đang hưởng lương hưu mà vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng thời gian đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc chưa đủ 15 năm hoặc đã đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân
nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

* Mức hưởng:
- Người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng
bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng

đóng bảo hiểm xã hội; Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức
trợ cấp bằng số tiền đã đóng, nhưng không quá 1,5 tháng mức bình quân thu nhập
tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Người đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân được hưởng mức trợ cấp tuất một
lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng
nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ
thêm 1 tháng hưởng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
- Đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức trợ cấp tuất một lần cũng được tính tương tự như
trên nhưng mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương, tiền công và thu
nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội hoặc 3 tháng lương hưu trước khi chết.

2. Nghĩa vụ của người tham gia BHXH
Page 21


Theo điều Điều 16 luật BHXH Việt Nam quy định: Trách nhiệm của người lao động
bao gồm :

2.1 Mức đóng BHXH theo luật BHXH
Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH của người lao động, tăng 2% so với hiện nay.
Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương,
tiền công tháng đóng BHXH của người lao động, tăng 2% so với hiện nay. Trong
đó, người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 7% BHXH.
Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định ngày 22/12/2006 của
Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội
bắt buộc, người tham gia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau:
Người lao động đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH
(hiện nay là 6%); người sử dụng lao động đóng bằng 17% (hiện nay là 16%).

Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả người lao động và người sử dụng
lao động là 24% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).
Riêng đối với đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ
công an nhân dân phục vụ có thời hạn, người sử dụng lao động đóng BHXH cho
nhóm này bằng 21% mức lương tối thiểu chung (trong đó: 1% vào quỹ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất).
Người tham gia BHXH tự nguyện đóng góp bằng 20% mức thu nhập người lao động
lựa chọn đóng BHXH (hiện nay là 18%).
2.2 Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH
Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp
đồng lao động) kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHXH” (Mẫu số 01-TBH), nộp
cho người sử dụng lao động, trường hợp đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê
khai mà chỉ nộp sổ BHXH.
2.3 Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định
2.4 Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
STT

Ký hiệu

Page 22

Tên văn bản

Ngày ban

Cơ quan ban


hành


hành

1.

71/2006/QH11

LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI có 29/6/2006
hiệu lực từ ngày 01/01/2007

Quốc hội khóa
11

2.

152/2006/NĐCP

NGHỊ ĐỊNH Hướng dẫn một số 22/12/2006
điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chính phủ

3.

03/2007/TTBLĐTBXH

THÔNG TƯ Hướng dẫn thực 30/01/2007
hiện một số điều của Nghị định
152/2006/NĐ-CP


Bộ LĐTB&XH

4.

815/QĐ-BHXH

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành 06/6/2007
Quy định về hồ sơ và quy trình
giải quyết hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội đối với người lao
động tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc

BHXH
Nam

Việt

16/5/2008

BHXH
Nam.

Việt

QUYẾT ĐỊNH về việc Ban hành 26/6/2007
Quy định về Quản lý thu BHXH,
BHYT bắt buộc


BHXH
Nam

Việt

5.

6.

Quyết định số
3339/QĐ-BHXH
Quyết định về việc ban hành quy
của
định về mẫu và số sổ BHXH
Ban hành quy
định về mẫu và số
sổ BHXH

902/QĐ-BHXH

Tài liệu tham khảo:
/> />class_id=1&mode=detail&document_id=28955
/>
Page 23


/> /> /> />%83m_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB
%99ng_h%C3%B2a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh
%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam/Ch%C6%B0%C6%A1ng_II
/>%83m_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_C%E1%BB

%99ng_h%C3%B2a_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh
%C4%A9a_Vi%E1%BB%87t_Nam/Ch%C6%B0%C6%A1ng_I

/>
Page 24



×