Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

(Tiểu luận) hoàn cảnh ra đời những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệthuật, khoa học tự nhiên và triết học nội dung tư tưởng vàý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.95 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Đề tài:
PHONG TRÀO VĂN HỐ PHỤC HƯNG
HỒN CẢNH RA ĐỜI; NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VỀ VĂN HỌC, NGHỆ
THUẬT, KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ TRIẾT HỌC; NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ
Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Huyền Trang
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Hồng Ngọc Hà

Nơng Thu Thuỷ

Qch Bảo Hoa

Nơng Thị Hương Trà

Nguyễn Phương Thảo

Bế Ngọc Trâm (Nhóm trưởng)

Phan Thị Thư
Hà Nội, tháng 10 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ CƠNG VIỆC


S
TT
1

Họ và tên

Hồng
Ngọc Hà

Nội dung cơng việc

Đánh
cơng việc

giá

Đ
iểm

- Những thành tựu tiêu biểu về
Hồn thành
1
triết học
đầy đủ các nội 0
- Bổ sung thông tin về các tác dung được giao,
phẩm của hoạ sĩ Giốt tô đi Bôn đô nê đúng thời hạn

2

Quách


- Những thành tựu tiêu biểu về

Bảo Hoa

3

Hoàn

thành

1

nghệ thuật

đầy đủ các nội 0
- Bổ sung thông tin về các tác dung được giao,
đúng thời hạn
phẩm của hoạ sĩ Lê ô na đờ vanh xi

Nguyễn
Phương Thảo

- Thuyết trình 1

Hồn thành
1
đầy
đủ
các

nội
0
- Những thành tựu tiêu biểu về
dung được giao,
khoa học tự nhiên
đúng thời hạn
- Sửa đổi và bổ sung phần văn
học

4

Phan

Thị

Thư

- Thuyết trình 2

Hồn

thành

1

- Những thành tựu tiêu biểu về đầy đủ các nội 0
dung được giao,
văn học
đúng thời hạn
- Sửa đổi và bổ sung phần văn

học

5

Nông Thu
Thuỷ

- Powerpoint

phẩm của hoạ sĩ Ma dắc xi ô
- Bổ sung thông tin về kiến trúc
của Nhà thờ Santa Maria del Fiore
2

Hoàn

thành

- Mở đầu, Hoàn cảnh ra đời, Kết đầy đủ các nội 0
dung được giao,
luận
đúng thời hạn
- Bổ sung thông tin về các tác

1


6

Nơng Thị

Hương Trà

- Nội dung tư tưởng và ý nghĩa

Hồn

thành

1

của phong trào văn hoá Phục Hưng

đầy đủ các nội 0
- Bổ sung thông tin về các tác dung được giao,
đúng thời hạn
phẩm của hoạ sĩ Bô ti xen li
- Bổ sung thơng tin về kiến trúc
của Tịa thành Vatican

7

Bế Ngọc
Trâm (NT)

- Thuyết trình 3

Hồn thành
1
- Tổng hợp word, rà sốt, chỉnh đầy đủ các nội 0
dung được giao,

sửa và tổng kết nội dung.
đúng thời hạn
- Bổ sung thông tin về các tác
phẩm của hoạ sĩ Mi Ken lăng giơ

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
NỘI DUNG........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI..............................................................................6
CHƯƠNG 2. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU........................................................8
2.1. Những thành tựu tiêu biểu về văn học..................................................................8
2.2. Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật...........................................................19
2.2.1. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng................................19
2.2.2. Cơ sở nhận biết nghệ thuật Phục Hưng........................................................20
2.2.3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng.................................................................20
2.2.3.1. Nghệ thuật hội họa........................................................................................20
2.2.3.2. Nghệ thuật điêu khắc....................................................................................34
2.2.3.3. Nghệ thuật kiến trúc......................................................................................38
2.3. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên và triết học...........................43
2.3.1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên..........................................44
2.3.2. Những thành tựu tiêu biểu về triết học..........................................................47
2.3.2.1. Tổng quan về Triết học thời kỳ Phục Hưng..................................................47
2.3.2.2. Một số học thuyết tiêu biểu...........................................................................48
CHƯƠNG III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO VĂN
HOÁ PHỤC HƯNG........................................................................................................ 53
3.1. Nội dung tư tưởng................................................................................................53
3.1.1. Về nội dung tư tưởng......................................................................................53

3.1.2. Tính chất cách mạng......................................................................................53
3.2. Ý nghĩa phong trào văn hóa Phục Hưng............................................................58
KẾT LUẬN......................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................60
4


LỜI MỞ ĐẦU
Tiến trình phát triển của xã hội lồi người ghi nhận rất nhiều nền văn hóa vĩ đại, để
lại giá trị sâu sắc về nhiều mặt. Trong số đó, có một nền văn hóa có một cú lội ngược
dịng “lịch sử”, giúp thanh tốn xã hội phong kiến, tạo nên một thế giới văn hóa mn
màu, mn sắc - Văn hóa Phục Hưng ở Châu Âu. Phong trào Văn hóa Phục Hưng giống
như một tướng sĩ khổng lồ đánh bại các quan niệm lạc hậu, lỗi thời của Phong kiến và
Giáo hội Thiên chúa, giải phóng tư tưởng tình cảm của con người.
Phong trào này đã mở đường cho sự phát triển của Văn hóa Châu Âu thời bấy giờ,
và xa hơn là cả xã hội loài người. Thời kì này đã đóng góp cho lịch sử nhân loại nhiều
thành tựu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, cải tiến cũng thuật cũng như sự phát triển
rực rỡ của văn học và nghệ thuật.
Với vị trí và tầm quan trọng đặc biệt như vậy đã thôi thúc nhóm 5 chúng em
nghiên cứu và hy vọng đóng góp thêm một số kiến thức cơ bản vào quá trình học tập môn
Lịch sử Văn minh Thế giới. Chúng em đi sâu vào tìm hiểu: Phong trào văn hố Phục
Hưng - Hoàn cảnh ra đời; những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật, khoa
học tự nhiên và triết học; nội dung tư tưởng và ý nghĩa của phong trào văn hố Phục
Hưng.
Tuy đã cố gắng hết sức tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu nhằm trau chuốt bài làm
nhưng cũng khơng tránh khỏi một số sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của Cơ và
các bạn sinh viên để bài tập thảo luận hoàn thiện hơn nữa.

5



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HỒN CẢNH RA ĐỜI
Phong trào Văn hóa Phục Hưng (Renaissance) xuất hiện ở Ý từ thế kỉ XIV, sau đó
lan san một số các nước Tây Âu khác như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Nêđéclan.
Văn hóa Tây Âu ở thế kỉ X đến thế kỉ X dựa trên nền tảng kinh tế tự cung tự cấp,
giao lưu hạn chế, do đó mà văn hóa cũng khơng được phát triển. Cho đến thế kỷ XIV,
kinh tế công thương ở các thành thị dần phát triển mạnh mẽ, quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa được hình thành và củng cố - có thể coi đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời
của Văn hóa Phục Hưng.
Tuy giai cấp tư sản mới ra đời, song không có sự đáp ứng đủ về văn hóa tinh thần
cho tầng lớp này. Hơn thế nữa, tư tưởng tình cảm còn bị hạn chế bởi các giáo điều, hệ tư
tưởng khắt khe của giáo hội Thiên Chúa. Các nhà tư tưởng của giai cấp này không thể
cam chịu, chấp nhận những giáo lý phong kiến lỗi thời, họ vận động khơi phục lại sự huy
hồng của văn hóa Tây Âu thời cổ đại. Họ nhận thấy những yếu tố phù hợp với họ trong
nền văn hóa ấy, có thể dùng đó để đấu tranh lại những trói buộc xiềng xích của nền văn
hóa trung cổ. Cuối cùng, họ tạo ra hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng phục vụ cho đời sống
tinh thần của mình, loại bỏ những rào cản cản trở sự phát triển của xã hội.
Phong trào này lần đầu tiên xuất hiện ở Ý, vì vậy nơi đây được coi như quê hương
của nền văn hóa này. Tuy quốc gia này bị phân tán về chính trị nhưng do những điều kiện
thuận lợi về địa lý, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở đây ra đời sớm nhất. Vào thế kỉ XIV, ở Ý
đã xuất hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. các thành phố này rất phồn vinh
và lập thành nhiều nước cộng hòa thành thị như: Phirenxê - chủ yếu phát triển công
nghiệp, Vênêxia và Giênôva chủ yếu phát triển thương nghiệp… Quan hệ sản xuất tư bản
đã chi phối đời sống văn hóa.
Ngồi ra, Ý cịn là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, lưu giữ nhiều di sản văn
hóa của Hy Lạp - Rơma. Là q hương của nền văn minh La Mã, Ý thừa kế truyền thống
văn hóa rực rỡ của đất nước này. Chính vì lẽ đó, hơn ai hết, các nhà văn hóa Ý có điều
kiện thuận lợi nhất để khơi phục này nền văn hóa này. Các nhà văn nghệ sĩ lúc đó cũng có
được sự bảo trợ của những người đứng đầu các nhà nước, hoặc thậm chí có cả các giáo

hồng. Nhờ vậy họ càng có điều kiện phát huy tốt nhất khả năng nghệ thuật của mình.
Đến thế kỷ XV và XVI, chủ nghĩa tư bản cũng lan ra các nước Tây Âu như Anh,
Pháp, Tây Ban Nha…Tầng lớp giàu có thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình
6


Document continues below
Discover more
from:sử văn hoá
Lịch
LSVH01
Đại học Kinh tế Quố…
3 documents

Go to course

Lsvh đền phù đổng
18

60

31

Lịch sử văn
hoá

None

Nhóm 5 Văn minh Tây
Âu (Thời kỳ Phục…

Lịch sử văn
hoá

None

499805926 NGL
Pathways 3A RW…
Lịch sử kinh
tế

100% (3)

UNtitle 70494269
12

Lịch sử kinh
tế

100% (1)

26 3-04 Japan
24

8

Luật kinh tế

Correctional
Administration


100% (1)


Criminology

96% (113)

qua các dinh thự và tác phẩm nghệ thuật, khuyến khích sự sáng tạo đối với họa sĩ và các
nhà điêu khắc, tạo điều kiện cho Phong trào Văn hóa này lan rộng.

7


CHƯƠNG 2. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
2.1. Những thành tựu tiêu biểu về văn học
Văn học thời Phục Hưng là một sản phẩm hồn nhiên của một thời đại sục sơi ý chí
đấu tranh. Con người hiện đại hiện đại đến với văn học Phục Hưng như đến với một
khoảnh khắc hào hùng, một hơi thở mới sau một một thời đại hầu như bị chìm trong bóng
đêm dày đặc. Văn hóa Phục Hưng diễn ra ở Châu Âu vào thế kỷ XV - XVI, phong trào
khởi đầu bởi việc tìm kiếm những di tích cịn lưu lại của nền văn hóa la mã cổ đại. Ngạc
nhiên trước sự hưng thịnh của nền văn minh xa xưa giúp loài người nhận thấy rõ bản chất
của xã hội phong kiến trung cổ chà đạp lên quyền sống và quyền tự do của con người.
Nền văn hóa Hy Lạp sở dĩ có được một xã hội dân chủ là nhờ khơng có sự kìm hãm của
nhà thờ, giáo hội và những luật lệ hà khắc của phong kiến. Nhận thức ấy thúc đẩy con
người thời đại Phục Hưng tiến lên tự giải phóng bản thân mình, xây dựng một cuộc sống
tốt đẹp hơn dựa trên cơ sở học tập truyền thống cổ xưa kết hợp với cái tiến bộ mới phù
hợp với thời cận đại. Nội dung văn học thời kỳ này chính là mảnh đất hiện thực tái hiện
lên trang sách qua cái nhìn mang tính nhân văn của giới văn nghệ sĩ. Thành công của nền
Văn học thời Phục Hưng được thể hiện cụ thể qua cả ba thể loại: thơ, tiểu thuyết và kịch
gắn liền với với tên tuổi của nhiều tác giả nổi tiếng.

 Thơ
- Đantê (Dante Alighieri 1265-1321)
Nhà thơ nổi tiếng nhất đồng thời là người mở đầu cho phong trào
Văn hóa Phục Hưng là Đantê (Dante Alighieri 1265-1321). Đantê xuất
thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Phirenxê, cha ông là một luật
sư. Đantê không chống tôn giáo nhưng căm ghét giáo hội và giáo
hoàng, mong muốn nước Ý được thống nhất. Lúc bây giờ ở Phirenxê
đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa đảng Trắng (phái ủng hộ vua) và
Dante

đảng Đen (phái ủng hộ giáo hoàng). Đantê tham gia đảng Trắng và
Alighieri
năm 1300 được bầu làm một quan chấp chính của Phirenxê. Nhưng
(1265 mới được hai tháng thì
1321)
đảng Trắng thất bại, ơng bị trục xuất khỏi Phirenxê và phải sống lưu vong ở các thành thị
miền Nam Ý cho đến khi chết.
Tác phẩm trong thời kỳ đầu của ông là Cuộc đời mới. Đây là tác phẩm Đantê viết để
tưởng nhớ bạn gái thời thơ ấu của ơng là Bêatơrít (Beatrice), tác phẩm viết về tình yêu
theo phong cách prosimetrum – bao gồm cả thơ và văn xuôi xen kẽ. Cuộc đời mới gồm
42 chương ngắn với lời bình, lời giải thích cho 25 bài sonetto, 1 bài ballada, 4 bài canzone
8


và 1 bài canzone cịn dở dang vì cái chết của Beatrice Portinari, tình yêu suốt đời của
Dante. Dante diễn giải mỗi bài thơ, đặt chúng trong bối cảnh của cuộc đời mình. Các bài
thơ trong tác phẩm gồm có ba phần: những câu chuyện ngắn bán tự truyện, những bài thơ
trữ tình được Dante xuất khẩu thành thơ nhờ hoàn cảnh và các bài luận ngắn về các bài
thơ. Các bài thơ kể về tình yêu của Dante đối với Beatrice từ cái nhìn đầu tiên cho đến khi
nàng từ giã cõi đời và sự quyết tâm của Dante viết về "cái điều mà chưa bao giờ có ai

từng nói như vậy về một người phụ nữ". Cách tiếp cận khác thường của Dante dựa trên
kinh nghiệm cá nhân và các sự kiện, cách xưng hô với độc giả để tạo ra một tác phẩm
bằng tiếng Ý chứ không phải tiếng Latin, tất cả những điều này là một bước ngoặt trong
thơ ca Châu Âu, khi mà nhiều nhà thơ khác đã từ bỏ hình thức cách điệu cao thượng và đi
theo phong cách đơn giản.
Có truyền thuyết cho rằng: Cuộc đời mới là tự truyện giống như một "lời xưng tội" được
viết ngay bên mộ của Beatrice. Trong chương XXIV, Io mi senti' svegliar dentro a lo core
(Tôi nghe ra trong tim đang thức tỉnh) Đantê gặp với Tình yêu (hay Amor) và Tình yêu đề
nghị nhà thơ hãy làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để tơn vinh Tình u.
“Tơi nghe ra trong tim đang thức tỉnh
Hồn của Tình u trong đó ngủ mê
Sau đó Tình yêu tôi thấy từ xa
Rất mừng vui, nhưng mà tôi nghi lắm.
Tình nói rằng: "Để thời gian cúi xuống
Trước mặt ta…" – và nghe thấy tiếng cười
Nhưng mà tôi chỉ nghe chúa tể thôi
Chỉ một người đôi mắt tôi hướng đến.
Cô nương Vanna, cô nương Bice
Là hai người tôi thấy khi gần lại
Và ở đây có một sự diệu kỳ
Khi trong ký ức của tơi giữ lại
Tình u nói rằng: "Đây là Primavera
Cịn đây – Tình u, ta giống như người ấy.”

Cuộc đời mới

Đantê khơng nêu tên mình trong La Vita Nuova. Ông đề cập đến Guido Cavalcanti là
"người bạn đầu tiên của tơi", em gái của mình như một "cơ nương trẻ và cao thượng…" là
"người có quan hệ bà con thân thuộc", anh trai Beatrice tương tự như một "người bà con
gần gũi với cô nương của tôi". Người đọc cảm thấy như được tham dự vào câu chuyện

tình cảm của tác giả khơng nêu tên và những người xung quanh trong câu chuyện. Cuộc
đời mới là tác phẩm cần thiết cho sự hiểu biết về các tác phẩm khác của Đantê, mà đặc
biệt là "Thần khúc".
Tác phẩm lớn nhất của Đantê là Thần khúc (La Divine
9


comédie). Tác phẩm này được ông viết trong suốt 20 năm
sống lưu vong, cho đến khi chế cũng chưa hoàn thành trọn
vẹn. Toàn bộ tập thơ gồm 100 chương, nội dung chính chia
làm ba phần là địa ngục, tĩnh giới (nơi rửa tội) và thiên
đường, mỗi phần gồm 33 chương.
Nội dung tác phẩm kể về một giấc mộng trong đó tác giả
được nhà thơ nổi tiếng của La Mã cổ đại là Viếcgiliut dẫn
đi xem địa ngục và tĩnh giới, tiếp đó được Bêatơrít dẫn đi xem thiên đường. Ở bề ngoài,
tác phẩm kể lại chuyến đi của Đantê nhưng ở một tầng sâu hơn, nó đại diện, một cách ngụ
ngơn hố, hành trình của linh hồn hướng về Thiên Chúa. Ở tầng nghĩa này, Đantê được
khắc hoạ dựa trên thần học và triết học Thiên Chúa giáo thời trung cổ, nổi bật trong đó là
Triết học Thomas và Summa Theologica của Thomas Aquinas. Do đó, Thần khúc cũng
được gọi là "phiên bản theo chương hồi của Summa" ("the Summa in verse"). Tác phẩm
ban đầu chỉ được đặt tên đơn giản là Comedìa, và từ Divina được thêm vào bởi Giovanni
Boccaccio. Bản in đầu tiên được thêm từ divina vào tiêu đề là bản của triết gia chủ nghĩa
nhân văn Phục Hưng người Veneto Lodovico Dolce, được xuất bản vào năm 1555 bởi
Gabriele Giolito de' Ferrari. Về hình thức "Thần khúc" giống như một tập trường ca kiểu
cũ, trong đó dùng địa ngục và thiên đường làm bối cảnh và sử dụng nhiều điển tích thần
học nhưng nội dung tư tưởng thì hồn tồn mới. "Thần Khúc" của Đantê là một tác phẩm
vĩ đại không chỉ về mặt văn học mà còn về mặt tri thức, tâm linh, và xã hội. Sức tưởng
tượng và tính ẩn dụ về hình ảnh thế giới bên kia trong thế giới quan Thiên chúa giáo là
đỉnh điểm sự phát triển nhãn quan về thế giới của Nhà thờ Thiên chúa giáo Tây Âu. Nó đã
có tầm ảnh hưởng lớn đối với Phục Hưng và văn hóa Châu Âu sau này, và vẫn được coi là

một trong những kiệt tác vĩ đại nhất trong lịch sử văn học thế giới.
-

Pêtơraca (Francesco Petrarca 1304-1374)

Ngồi ra, cịn có nhà thơ trữ tình Pêtơraca (Francesco Petrarca 1304 - 1374).
Francesco Petrarca là nhà thơ Ý được xem như ông tổ của thơ mới Châu Âu. Francesco
Petrarca sinh ở Arezzo. Bảy tháng sau gia đình chuyển đến Toscana. Năm 1312 cả nhà lại
chuyển sang Avignon, Pháp. Năm 1320 Petrarca cùng anh trai sang Bologna học ngành
luật. Sau khi bố mất, cả hai anh em trở lại Avignon. Năm 1327, trong ngày Thứ Sáu tốt
lành, Petrarca gặp và yêu cô gái có tên là Laura de Noves ở nhà thờ Avignon. Chính Laura
là nguồn cảm hứng cho Petrarca viết hàng trăm bài sonetto bất tử.
Thi phẩm nổi tiếng nhất của ông là Canzoniere tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng Lôra, người mà
10


ông yêu suốt đời và trở thành bất tử trong trong thơ
của ông. Canzoniere gồm 366 bài sonetto và nhiều
bài thơ khác. Canzoniere bao gồm "Những bài ca về
cuộc đời của người đẹp Laura" và "Những bài ca về
cái chết của người đẹp Laura de Noves". Petrarca
nhìn thấy Laura buổi sáng ngày 6 tháng 4 năm 1327
ở Avignon, một
ngày Thứ sáu định mệnh. Chàng thi sĩ Petrarca đã yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên này
như một thứ ánh sáng siêu nhiên ngồi Trái Đất. Khi đó Laura đã lấy chồng được 2 năm,
sau này nàng có 11 đứa con. Đó là: Paul, Audebert, Hugues III, Pierre, Jacques, Joannet,
Philippe, Augière, Ermessende, Marguerite, Garsende. Còn chàng thi sĩ sau lần gặp cái
ánh mắt ấy suốt 21 năm trời ngồi làm thơ ca ngợi một thiếu nữ trinh bạch và thanh khiết.
Petrarca đã trút hết tình cảm của mình vào những dòng thơ ca ngợi và dường như Laura
cũng từng biết đến những bài thơ này, "nhưng mà em đã thuộc về người khác". Năm 1348

nạn dịch hoành hành khắp Châu Âu đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người, trong số đó
có Laura. Petrarca mất tại Arquà. Tập thơ này được coi là mẫu mực của thơ trữ tình Ý.
 Tiểu thuyết
-

Giovanni Boccaccio 1313-1375
Về lĩnh vực này trước hết phải kể đến Bôcaxiô

(Giovanni Boccaccio 1313-1375), nhà văn Ý được đặt ngang
hàng với hai nhà thơ Đantê và Pêtơracca và được gọi chung là
“Ba tác giả lỗi lạc”.
Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện ngắn Mười ngày
(Decameron). Tác phẩm này gồm 100 câu chuyện do 3 chàng
Giovanni Boccaccio
kị sĩ trẻ và 7 cô gái kể cho nhau nghe để đỡ buồn trong 10
(1313 - 1375)
ngày về sống tại một ngôi nhà ở nông thôn để tránh nạn dịch
hạch xảy
ra ở Phirenxê năm 1348. Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện ngắn Mười ngày

(Decameron). Tác phẩm này gồm 100 câu chuyện do 3 chàng kị sĩ trẻ và 7 cô gái kể cho
nhau nghe để đỡ buồn trong 10 ngày về sống tại một ngôi nhà ở nông thôn để tránh nạn
dịch hạch xảy ra ở Phirenxê năm 1348. Đây là tác phẩm lớn nhất của Boccaccio viết năm
ơng 37 tuổi khi ơng đã có hai chục năm trong nghề văn, lấy tên là Décaméron, tiếng Hy
Lạp nghĩa là Mười Ngày vì tập sách gồm một trăm truyện kể trong Mười Ngày, mỗi ngày
mười truyện. Mở đầu tác phẩm là lời đề tặng của tác giả, tặng cuốn sách cho những chàng
11


tình nhân xấu số và đặc biệt dành tặng cho những người phụ nữ.Tiếp theo tác giả trình

bày lí do khởi đầu câu chuyện. Theo tác giả giới thiệu năm 1348, trong khi bệnh dịch
hạch hồnh hành ở Flơrăngx, mười thanh niên thượng lưu rời bỏ thành thị để lánh nạn ở
một biệt thự nông thôn. Để tiêu khiển, họ quyết định mỗi ngày mỗi người kể một truyện.
Như vậy là sách chia làm mười chương, mỗi chương gồm truyện của mỗi ngày. Mỗi ngày
lần lượt một người được bầu làm Hoàng Hậu hay vua để điều khiển tổ chức, đề ra một
chủ đề chung cho các truyện kể ngày hơm đó. Mặc dù phụ thuộc vào chủ đề, mỗi truyện
đều độc lập về nội dung, tính chất, bố cục. Sinh hoạt hàng ngày của nhóm ít thay đổi, dạo
chơi, đàm luận kể chuyện, kết thúc là một bài ca (canzone) để múa hát nhân đó Boccaccio
có dịp giới thiệu một số thơ trữ tình hay của mình.
Bằng lối văn châm biếm dí dỏm, các câu chuyện ấy hoặc là kể lại những truyện trong thần
thoại và truyền thuyết, hoặc là những câu chuyện của phương Đông, nhưng nhiều nhất là
những câu chuyện khai thác trong xã hội đương thời, trong đó đề cập đến nhiều đối tượng
như lái bn, tu sĩ, giáo sĩ, quý tộc… “Mười ngày” là một tác phẩm có tính chất vạch thời
đại trong lịch sử văn học Châu Âu. Thông qua tác phẩm Boccaccio đã cất tiếng đòi quyền
tự do, nhu cầu, khát vọng của con người và tác giả cũng lên án phê phán xã hội lúc bấy
giờ, những thói hư tật xấu của con người. Tinh thần nhân văn cũng được ông thể hiện
xuyên suốt trong tác phẩm của mình. Đầu tiên, Boccaccio phản kháng chế độ phong kiến,
lên án Giáo hội và giáo lí hà khắc. Ơng lên án xã hội phong kiến lỗi thời khi chỉ tin vào
những điều trong Kinh thánh, quên mất đi hiện tại đời thực của cuộc sống, mà trực tiếp
chính là con người. Boccaccio đã phản ánh mạnh mẽ Giáo hội đương thời thơng qua các
hình ảnh nhà thờ, các tu sĩ… Thứ hai, Boccaccio chế giễu thói đạo đức giả của những
người tu hành. Thứ ba Boccaccio đả phá giai cấp quý tộc: Đó là những con người giàu có,
có chức, có quyền nhưng sống hẹp hịi, ích kỉ, vụ lợi cá nhân. Ngồi những giá trị thể hiện
tinh thần nhân văn như đả kích, chống lại lễ giáo phong kiến, ca ngợi con người từ trí tuệ,
ngoại hình lẫn phẩm chất tốt đẹp bên trong thì một giá trị khơng thể bỏ qua của tinh thần
nhân văn trong thời kì Phục Hưng trong tác phẩm “Mười ngày” là ca ngợi tình u đơi
lứa, ca ngợi bản năng tầm thường của con người. Boccaccio thể hiện vấn đề tình yêu là
vấn đề xuyên suốt phần lớn các truyện trong “Mười ngày” ,khát vọng tình yêu tự do của
đôi lứa dâng lên một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, có tình u trong trắng ,có chuyện
tình nặng nề về ác thịt, có sự ghen tng, có tình u tế nhị cũng có tình u tàn bạo, có

sự nhớ nhung, đau đớn cũng có sự ốn thù.Tất cả các cung bậc, khía cạnh khác nhau của
tình yêu đều được thể hiện qua các câu chuyện của tác phẩm. Boccaccio cùng với truyện
ngắn “ Mười ngày” của mình đã đóng góp một vai trị quan trọng trong nền văn học thời
12


kì Phục Hưng. Ơng đã sử dụng ngơn ngữ Ý, lấy con người vào vị trí trung tâm, là đối
tượng để miêu tả, ngợi ca và đưa tinh thần nhân văn trở thành một phong trào phát triển
mạnh mẽ trong thời kì Phục Hưng.
Sau khi phong trào Văn hóa Phục Hưng lan rộng sang các nước Tây Âu khác, ở Pháp và
Tây Ban Nha xuất hiện hai nhà văn nổi tiếng, đó là Rabơle và Xécvăngtét.
-

Francois Rabelais 1494 - 1553

Rabơle (Francois Rabelais 1494 - 1553).
Lúc còn nhỏ đi tu, sau ra khỏi tu viện học
ngành y và khoa học tự nhiên, đã từng làm
thầy thuốc. Ơng cịn tinh thơng về các mặt văn
học, triết học, pháp luật, thực vật học, kiến
trúc. Tác phẩm chủ yếu của ông là tiểu thuyết
trào phúng Gácgăngchuya và Păngtagruyen.
Nội dung của tác phẩm như sau:

Trang bìa ấn bản
Păngtagruyen (1532)

Trang bìa ấn bản
Gácgăngchuya (1534)


Gácgăngchuya là một người khổng lồ. Vừa mới lọt lòng mẹ đã đòi "Uống". Người ta phải
lấy sữa của 170.913 con bò cho uống mới đủ. Con của Gácgăngchuya là Păngtagruyen
cũng là một người khổng lồ. Anh có một người bạn tên là Panuyếcgiơ. Sau khi đôi bạn
này đi đánh thắng giặc ngoại xâm trở về, Panuyếcgiơ có một băn khoăn là có nên lấy vợ
hay không. Không ai giải đáp được thắc mắc đó, hai người phải đi đến xứ Cate (Trung
Quốc) để hỏi lọ nước thần. Chính trong cuộc hành trình ấy họ đã đặt chân tới nhiều xứ sở
kì lạ như đến hòn đảo của những người chuyên giơ lưng chịu đấm để đòi tiền bồi thường,
đến hòn đảo của các lồi chim chỉ biết hót và ăn cho béo, lại đến hịn đảo của lồi mèo
xồm chun mơn ăn hối lộ... Cuối cùng họ đã đến được ngôi đền "Lọ nước thần" và được
nghe phán mỗi một tiếng "Uống!". Về bề ngồi, tác phẩm này có vẻ hoang đường, nhưng
nội dung lại nói về những người thực, việc thực trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là giáo
hồng, giáo sĩ, vua, quan, là cuộc sống lười biếng ăn bám, là những việc làm xấu xa đầy
rẫy trong cuộc sống hàng ngày... Vì vậy đây là một tác phẩm hiện thực phê phán rất có giá
trị.
-

Miguel de Cervantes 1547-1616

Xécvăngtét (Miguel de Cervantes 1547-1616) là một nhà văn lớn và là người đặt nền
móng cho nền văn học mới ở Tây Ban Nha. Xécvăngtét xuất thân từ một gia đình quý tộc
sa sút, thời trẻ tính thích mạo hiểm, đã tham gia đánh quân Thổ Nhĩ Kì ở trận Lêpăngtơ ở
13


Hi Lạp (năm 1571). Vì bị thương, ơng bị bọn giặc biển bắt làm tù binh. Sau 5 năm ông
trốn thốt được về q hương, nhưng từ đó ơng ngày càng nghèo túng, phải ra làm một
chức quan nhỏ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và là một kiệt tác của nền văn
học thế giới là Đông Kisốt (Don Quichotte). Được xuất bản thành
hai phần vào năm 1605 và 1615, Don Quijote được coi là tác phẩm

văn học có tầm ảnh hưởng nhất trong Thời Hoàng kim của Tây Ban
Nha nói riêng và trong tồn bộ nền văn học của Tây Ban Nha nói
chung. Là tác phẩm thiết lập nên tồn bộ nền văn học phương Tây,
nó cịn thường được nhắc đến với những mỹ từ như "tiểu thuyết
hiện đại đầu
tiên" hay được công nhận là tác phẩm hay nhất từng được viết ra theo một số cuộc khảo
sát uy tín. Cuốn tiểu thuyết xoay quanh những chuyến phiêu lưu của một lão quý tộc già
sống ở xứ Mancha tên là Alonso Quixano.
Nội dung như sau: Ông Kixana là một quý tộc nhỏ sa sút, người cao gầy, 50 tuổi vẫn chưa
có vợ. Thế nhưng vì chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết, ơng quyết định mình phải trở thành
một hiệp sĩ đi ngao du khắp thiên hạ để dẹp mọi chuyện bất bình. Để chuẩn bị lên đường,
Kixana tự đặt cho mình một cái tên quý tộc thật kêu là Đông Kisốt xứ Măngsơ, lại dụ dỗ
được Xăngsô, một nông dân chất phác làm giám mã cho mình. Hơn nữa, để cho đấy đủ
tiêu chuẩn của một kị sĩ, ông tôn thờ một cô thôn nữ làng bên mà ông chưa quen biết làm
"bà chúa của lịng mình" và gọi nàng bằng một cái tên duyên dáng - nàng Đunxinê xứ
Tôbôxô. Với bộ trang phục kị sĩ do tổ tiên để lại, Đông Kisốt cưỡi một con ngựa gầy cùng
với Xăngsô béo lùn cưỡi một con lừa thấp lè tè bắt đầu bước vào con đường giang hồ. Từ
đó Đơng Kisơt có nhiều hành động vừa buồn cười, vừa đáng thương, như chiến đấu với
cối xay gió vì tưởng đó là ma quỷ khổng lồ, đánh đàn cừu đang gặm cỏ vì tưởng đó là
đồn qn tà giáo..., và tất nhiên Đơng Kisốt đều phải trả giá. Cuối cùng vì đấu kiếm thua
hiệp sĩ Vừng Trăng, và theo lời cam kết ban đầu, Đông Kisốt buộc phải trở về quê cũ,
chấm dứt cuộc đời giang hồ với những việc làm điên rồ của mình. Trong tác phẩm này,
Đơng Kisốt được miêu tả thành một người có phẩm chất cao quý, là kẻ bảo vệ tự do và
chính nghĩa. Người nơng dân Xăngsô cũng được khắc họa thành một người tuy có vẻ
ngây ngơ nhưng lại thơng minh lanh lợi, chí công vô tư. Xây dựng một người nông dân
thành một trong hai nhân vật chính của tác phẩm và gán cho nhân vật ấy những phẩm chất
tốt đẹp như vậy, đó là điều rất hiếm lúc bấy giờ. Có thể nói đây là một trong những tác
phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của
14



Châu Âu. Nhân vật của tác phẩm, qua hình tượng Don Quijote, phản ánh được tính đa
diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý
tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý. Tác
phẩm cũng khơng hồn tồn được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua tác phẩm, Cervantes
chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu
tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển thị khát khao hướng đến một xã hội
hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.
 Kịch
Tác giả tiêu biểu của nghệ thuật kịch thời Phục Hưng, đồng
thời là người tiêu biểu cho nền văn hóa Anh thời kì này là
Sếchxpia (William Shakespeare). Việc diễn kịch trong dân
gian ở Anh rất thịnh hành, về sau từ năm 1580 nghệ thuật kịch
nói càng phát triển, kế thừa truyền thống của đất nước và tinh
hoa của kịch Hi Lạp, La Mã cổ đại, ông đã đưa nghệ thuật kịch
lên tuyệt đỉnh.
Trong 20 năm hoạt động sáng tác Sếchxpia đã để lại 36 vở
William Shakespeare
kịch gồm hài kịch (như Đêm thứ mười hai, Theo đuổi tình u

hiệu, Người lái bn thành Vênêxia), bi kịch (như Rômêô và Giuliét, Ooten lô, Vua Lia,
Máclét…), kịch lịch sử (Risớt II,Risớt III, Risớt IV…) Trong các tác phẩm của mình,
Sếchxpia đã đưa lên sân khấu các nhân vật thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội và đề cập
đến nhiều mặt mâu thuẫn phức tạp trong cuộc sống xã hội vào giai đoạn giai đoạn chế độ
phong kiến suy tàn và chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện.
-

Vở kịch Rômêô và Giuliét

Một trong những vở kịch tiêu biểu nhất của ông, phải kể đến là vở kịch Rômêô và

Giuliét - đây vở bi kịch về một mối tình lãng mạn mà oan trái được viết vào khoảng 1594
- 1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có
thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ.
Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet có mối
hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet, con gái họ Capulet đã yêu nhau
say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet, do là dạ tiệc
hố trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó. Đơi trai gái này đã đến nhà thờ
nhờ tu sĩ Friar Laurence bí mật làm lễ cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc,
15


anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả
thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dịng họ càng trở nên sâu nặng.
Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối
tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho Bá tước
Paris.
Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ
Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều
thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết,
thuốc có tác dụng trong vòng 42 tiếng. Tu sĩ
sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng
trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa
Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác
Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa
kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày
nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về
Verona. Trên đường về chàng kịp mua một
liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại
nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet,
Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc

tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục
xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm.
Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên
cạnh đã chết, Juliet rút dao tự vẫn.

Rômêô và Giuliét

Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai
dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đồn tụ, nhưng câu chuyện tình u
ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ. Rõ ràng là Rô-mê-ô
và Giu-li-ét chết nhưng lí tưởng và sự tự do trong hạnh phúc yêu đương của họ vẫn còn
tồn tại mãi mãi. Mối tình giữa Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét đã chứng minh sức mạnh của tình
u. u Giu-li-ét, Rơ-mê-ơ đã làm tất cả những điều phi thường để mong sao Giu-li-ét
có được hạnh phúc. Chàng đã vượt qua bao bức tường cao của nhà Ca-piu-lét, tức đã vượt
qua bóng đêm nghiệt ngã của sự hiềm khích hận thù thời trung cổ. Sự lưu cữu hận thù này
là một nhát cắt oan nghiệt đè nặng lên đôi lứa đang yêu nhau và sẵn sàng hi sinh vì tình
yêu, và Giu-li-ét cũng vậy. Cái chết của họ là một hồi chng cảnh tỉnh cho tồn nhân loại
phải tôn trọng sự tự do hạnh phúc yêu đương của con người. Trong một hoàn cảnh xã hội
16


u ám, lạnh lẽo, đơi tình nhân Rơ-mê-ơ và Giu-li-ét vẫn ấm áp bởi vì họ có tình u. Tình
u đem lại hơi thở và sức sống căng tràn cho tâm hồn, nếu đó là tình u trong sạch. Họ
chết rất bi thảm, cũng vì để bảo vệ tình yêu.
Giá trị nhân văn về tình yêu và bi kịch xã hội của Romeo và Juliet là trường tồn, được
đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất của William Shakespeare cả về câu từ lẫn cách tạo ra
bi kịch. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn, vừa lên án giới quý tộc ngày xưa, vừa là "sách giáo
khoa" về cách tạo mâu thuẫn truyện cho các nhà văn, nhà viết kịch, nhà viết phim sau này.
-


Vở kịch Hoàng tử Hamlet

Cùng với Romeo và Juliet, Hoàng tử Hamlet cũng là
một bi kịch nổi tiếng của William Shakespeare được sáng
tác vào khoảng năm 1601. Tác phẩm xoay quanh nhân
vật Hamlet - hoàng tử Đan Mạch. Chàng gặp hoàn cảnh
éo le khi vua cha vừa qua đời 2 tháng thì mẹ đã lấy
Claudius - chú ruột của chàng. Hồn ma của vua cha hiện
về báo cho chàng biết Claudius là kẻ đã giết mình để
chiếm đoạt ngai vàng và Hồng hậu, và địi Hamlet phải
trả thù. Hamlet từ đó lịng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm và
chán ghét cuộc đời. Chàng giả điên để che mắt kẻ thù,
thực hiện nghĩa vụ. Còn kẻ thù của Hamlet cũng ra sức
theo dõi, dị xét chàng.
Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi Hamlet cho mời một đoàn kịch vào hoàng cung diễn
một vở kịch. Xem đến kịch cảnh một đôi gian phu dâm phụ mưu sát nhà vua, Claudius
hoảng hốt bỏ về rồi vào phòng riêng cầu nguyện. Hamlet theo sát và đứng ngay sau y.
Thời cơ rất thuận lợi để chàng trả thù, nhưng chàng lại không hành động. Chàng cho rằng
giết hắn trong lúc hắn đang cầu nguyện để linh hồn hắn sạch tội ác, lên thiên đàng thì
khơng thể gọi là trả thù được và như thế không tương xứng với cái chết mà cha chàng đã
chịu. Claudius lập mưu trừ khử Hamlet, hắn cho hai tên tay sai Rosencrantz và
Guildenstern hộ tống Hamlet sang Anh, thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Trước khi
Hamlet lên đường, mẹ chàng cho gọi chàng vào để nói chuyện, với ý đồ lợi dụng tình cảm
mẹ con để khêu gợi Hamlet nói thật tâm trạng của mình. Quan đại thần Polonius, cha của
Ophelia, người yêu của Hamlet nấp sẵn sau bức rèm, có nhiệm vụ theo dõi cuộc nói
chuyện đó. Tuy nhiên, Hamlet ln đề phịng và khi phát hiện bức rèm động đậy, chàng
rút gươm đâm. Tiếc thay không phải là nhà vua Claudius như chàng tưởng mà là cha của
người yêu của mình. Trên đường sang Anh, lợi dụng lúc hai tên tay sai của nhà vua sơ ý,
17



Hamlet xem trộm tờ chiếu chỉ, đó là mật lệnh giao cho vua Anh phải giết ngay Hamlet.
Hamlet bèn viết thay một chiếu chỉ khác, đề nghị vua Anh giết Rosencrantz và
Guildenstern. Chàng trở về Đan Mạch tâu với vua là chàng bị bọn cướp biển bắt, rồi được
chúng tha. Ophelia phần vì thất vọng với sự điên loạn của người yêu là Hamlet, phần quá
đỗi đau thương trước cái chết bí ẩn của cha nên bị mất trí, lang thang và cuối cùng chết
đuối. Laertes phẫn nộ trước cái chết của cha (Polonius) và được nhà vua nói cho biết
Hamlet là thủ phạm, đồng thời bày ra kế hoạch để Laertes có thể trả thù được một cách
êm thấm khiến Hồng hậu khơng biết mà thần dân cũng khơng hay: tổ chức một cuộc đấu
kiếm giữa Laertes và Hamlet, mũi kiếm của Laertes tẩm thuốc độc và không bịt đầu. Cẩn
thận hơn, nhà vua còn chuẩn bị sẵn một cốc rượu độc để mời Hamlet uống. Hamlet không
lường trước được âm mưu thâm độc của kẻ thù. Song, ngoài ý muốn của Claudius, khi
Hamlet thắng điểm, Hoàng hậu lại là người uống cốc rượu để mừng con. Đến hiệp ba,
Laertes đâm Hamlet bị thương. Đổi kiếm, Laertes lại bị Hamlet đâm trúng. Hoàng hậu
ngấm rượu độc chết khiến cả triều đình sửng sốt. Laertes biết mình cũng sắp chết nên hối
hận nói rõ sự thật: nhà vua Claudius là thủ phạm của âm mưu và Hamlet sẽ khơng thể
thốt chết do đã bị trúng độc. Căm phẫn tột độ, Hamlet đã dùng mũi kiếm tẩm độc kết
liễu nhà vua. Vở bi kịch kết thúc với việc Fortinbras, sau khi chinh phục được Ba Lan trở
về, lên ngôi vua trị vì vương quốc Đan Mạch trong tiếng đại bác, tiếng quân nhạc tiễn đưa
linh hồn Hamlet về nơi yên nghỉ. Ý nghĩa tác phẩm: Đánh giá về tác phẩm, nhiều nhà
nghiên cứu nhận định Hamlet thực sự là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch
sử sân khấu thế giới. Trong một hình thức nghệ thuật kịch-thơ trữ tình tuyệt vời, tác phẩm
phản ánh được tinh thần của thời đại với sự khủng hoảng, bế tắc của lý tưởng nhân văn
chủ nghĩa. Trong sự bát nháo của một xã hội với "nhà tù", "sự bẩn thỉu", "phải hàng vạn
người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện" vẫn lóe sáng những hạt vàng của chủ nghĩa
nhân văn, với nhân vật Hamlet không chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà
quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ sống và lối sống con người. Thực tế xã hội xấu xa mâu
thuẫn với lý tưởng của chàng, khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình một
thái độ cư xử phải đạo. Quá trình đánh giá thực tế và xác định đó đã gây ra trong tâm hồn
Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở "tồn tại hay

không tồn tại" (to be or not to be), những phút "chịu đựng hay vùng lên chống lại". Cuối
cùng, Hamlet đã tìm ra được chân lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên
chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù. Ngày nay, trong văn học thế giới vẫn tồn tại khái
niệm "bệnh Hamlet" chỉ thái độ suy tư, lý luận nhiều nhưng không đủ tin tưởng và dũng
khí để hành động cụ thể. Nhưng dù sao chăng nữa, Hamlet cũng sống mãi trong lòng độc
18


giả thế giới, với bi kịch của cuộc đời chàng phản ánh mâu thuẫn tất yếu của sự phát triển,
của cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu trong tồn tại xã hội. Hamlet sẽ luôn làm nảy
sinh trong lịng người mn đời sau khơng chỉ tâm trạng trước nỗi buồn mà còn cả những
xúc cảm thẩm mĩ, hướng họ đến những suy cảm về cái cao cả luôn hiện hữu giữa cõi đời
trong đục.
Nhìn chung văn học Phục Hưng là một ngày hội mới sau một thời gian dài đắm
chìm trong sự khống chế của phong kiến và thần học. Nếu văn học trung cổ chủ yếu ca
ngợi tình yêu lãng mạn, những hiệp sĩ với tinh thần thượng võ, trọng danh dự, trung thành
với lãnh chúa hào hiệp và ngoan đạo, hoặc có phê phán đả kích giai cấp phong kiến thì
cũng chỉ mang tính chất hài hước, nhẹ nhàng. Giờ đây văn học khởi sắc với một “mùa hoa
trái tưng bừng ”, tiếng cười bừng lên rộn rã len lỏi vào cuộc sống trần thế và ca ngợi con
người, phản đối những gì trái tự nhiên, kìm hãm niềm vui sống của con người. Văn học
mang tính chiến đấu cao vì lợi ích của con người, đặc biệt là người phụ nữ - những con
người đau khổ sống gị bó, chật hẹp trong khn khổ cứng nhắc, lạc hậu, lỗi thời. Họ sống
ngoài lề xã hội và chịu sự quản lý của nam giới. Giờ đây các nhà văn đứng lên nói hộ
những khát vọng sống, bày tỏ nỗi niềm, bản lĩnh tự chinh phục hạnh phúc cho bản thân.
Như vậy, văn học Phục Hưng vừa phong phú về nội dung vừa khẳng định được giá trị
nghệ thuật cao.
2.2. Những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật
2.2.1. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng
Danh từ Phục Hưng (Renaissance) theo tiếng Pháp nghĩa là sự tái sinh hay hồi
phục. Quan niệm về sự tái sinh nghệ thuật, sự hồi sinh của tất cả những gì cao cả và vĩ

đại. Nơi nghệ thuật phát triển mạnh mẽ nhất là ở Phờlorăngxơ (Florence). Người ý cho
rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ thời La mã cổ đại đã bị người gốt (Goth – tên một
man tộc ở Châu Âu) phá huỷ cùng với việc làm sụp đổ La mã. Vì vậy sứ mệnh của họ là
phải làm cho nghệ thuật được phục hồi, được sống lại. Vào đầu thế kỷ XIV các nghệ sĩ ý
đã quyết tâm tạo ra một nghệ thuật mới, khác xa với nghệ thuật thời trung cổ (Middle –
Age). Cùng với sự tái sinh của mỹ thuật cịn có sự tái sinh của văn chương của thuyết tâm
linh… Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ thuật, văn học. Phong trào văn hoá
mới này được gọi là phong trào văn hoá Phục Hưng.
Mặt khác, ở Ý thời kỳ này có nhiều trung tâm kinh tế phồn vinh, chính trị ổn định,
tạo điều kiện cho nhiều tư tưởng mới phát triển. Mạnh mẽ nhất là tư tưởng nhân văn, đề
cao giá trị của con người, ở đây không cịn tư tưởng lấy thánh thần làm đích đánh giá và
19



×