Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

(Tiểu luận) trình bày đặc điểm, tính chất, ứng dụng của sóng vô tuyến, tia hồngngoại, sóng viba ảnh hưởng, tác dụng của các loại sóng điện từ tới cơ thể sống như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐƠ THỊ

BÀI BÁO CÁO
Đề bài
Nội dung 1: Trình bày đặc điểm, tính chất, ứng dụng của sóng vơ tuyến, tia hồng
ngoại, sóng viba. Ảnh hưởng, tác dụng của các loại sóng điện từ tới cơ thể sống
như thế nào?
Nội dung 2: Trình bày đặc điểm, tính chất, ứng dụng của tia UV, tia X và tia
gamma. Ảnh hưởng, tác dụng của các loại sóng điện từ tới cơ thể sống như thế
nào?
Nội dung 3: Hãy làm rõ sự phổ biến của sóng điện từ trong cuộc sống? Xã Hội
phát triển có thể tách được sự phụ thuộc vào sóng điện từ hay khơng?
Họ và tên

: Đinh Thị Quỳnh Anh

Mã SV

: 11220140

Giảng viên phụ trách

: Tống Thị Hảo Tâm

Hà Nội, năm 2023


NỘI DUNG 1
1. Sóng vơ tuyến
1.1. Đặc điểm của sóng vơ tuyến


Sóng vơ tuyến cũng là một dạng của sóng điện từ. Là một kiểu bức xạ điện từ
với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Sóng vơ tuyến có
bước sóng 100 km tới 1 mm với tần số từ 3 kHz tới 300 GHz. Sóng vơ tuyến
cũng được truyền đi với vận tốc ánh sáng. Các tần số khác nhau của sóng vơ
tuyến có đặc tính truyền lan khác nhau trong khí quyển, sóng ngắn nhờ phản xạ
từ tầng điện ly nên có thể truyền xa, sóng dài được truyền theo đường cong trái
đất. Các bước sóng ngắn hơn bị phản xạ yếu hơn và truyền trên đường thẳng.
Đặc điểm sóng điện từ ( sóng vơ tuyến ):


Lan truyền được trong các mơi trường rắn, lỏng, khí và chân khơng. Là
sóng duy nhất lan truyền được trong chân khơng.

 Sóng điện từ là sóng ngang nghĩa là nó là sự lan truyền của các dao động
liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện trường và cường
độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động vng góc với hướng
lan truyền sóng.
 Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là lớn nhất và bằng c =
3.108 m/s.
 Luôn tạo thành một tam diện thuận
 Dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha
với nhau.

2


 Sóng điện từ cũng có các tính chất của sóng cơ như: Phản xạ, khúc xạ,
giao thoa, ... Và cũng tuân theo các quy luật truyền thẳng, giao thoa, khúc
xạ,...
 Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng của một hạt photon có bước

sóng λ là hc/λ, với h là hằng số Planck và c là vận tốc ánh sáng trong chân
khơng. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ.
 Phổ sóng rộng
 Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong
thơng tin liên lạc được gọi là sóng vơ tuyến

1.2. Tính chất của sóng vơ tuyến
- Bản chất là một dạng của sóng điện từ.
- Là kiểu bức xạ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại.
- Tốc độ sóng chính là tốc độ ánh sáng.

3


- Sóng vơ tuyến lan truyền khác nhau trong các mơi trường cũng như F khác
nhau.
- Sóng có thể xuất hiện tự nhiên do sét hoặc các hiện tượng thiên nhiên khác.
- Khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và khúc
xạ, hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ...
- Nguồn phát rất đa dạng, có thể là bất cứ vật thể nào có thể tạo ra một điện
trường hoặc một từ trường biến thiên, như tia lửa điện, dây dẫn dòng điện xoay
chiều, cầu dao đóng, ngắt mạch điện...
1.3. Ứng dụng của sóng vơ tuyến
Phát thanh
Một trong những ứng dụng chính của sóng vơ tuyến là phát thanh. Trước hết,
tín hiệu âm thanh được điều chế với sự trợ giúp của nhiều kỹ thuật điều chế khác
nhau như điều chế biên độ (AM - Amplitude Modulation) và điều chế tần số (FM
- Frequency modulation) .
Tín hiệu điều chế sau đó được mã hóa và truyền trong khơng khí với sự trợ
giúp của máy phát sóng vơ tuyến. Về phía máy thu sóng vơ tuyến, tín hiệu có thể

được truy xuất bằng cách điều chỉnh máy thu về cùng tần số với tần số của máy
phát.
Mạng di động
Sóng vơ tuyến có khả năng xun qua các vật liệu cứng và chướng ngại vật
như tòa nhà, cây cối một cách dễ dàng. Tính chất này của sóng vơ tuyến được
ngành truyền thơng sử dụng để thiết lập các liên kết di động nhằm mục đích trao
đổi thơng tin. Bộ phát và thu sóng vơ tuyến được lắp đặt ở mạch bên trong của
4


điện thoại di động giúp truyền và nhận tín hiệu với sự trợ giúp của sóng vơ
tuyến.
RADAR
RADAR là viết tắt của Radio detection and ranging - dị tìm và định vị bằng
sóng vơ tuyến. Đúng như tên gọi, RADAR sử dụng sóng vơ tuyến để phát hiện
sự hiện diện và vị trí của chướng ngại vật.
Ăng-ten phát của RADAR gửi sóng vơ tuyến ra mơi trường. Loại sóng này
truyền trong khơng khí và bật trở lại nếu va phải chướng ngại vật. Các sóng phản
xạ sau đó được thu bởi máy thu thanh. Tốc độ sóng truyền đi đã được nhận biết
và thời gian sóng quay trở lại được ghi lại. Do đó, vị trí của chướng ngại vật có
thể được xác định dễ dàng.
Đài thiên văn
Thiên văn học vô tuyến sử dụng sóng vơ tuyến để có cái nhìn rõ ràng, chính
xác hơn về hành tinh, sao chổi, tiểu hành tinh và nhiều thiên thể khác. Các bức
xạ này không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, sương mù,
ánh sáng mặt trời,...
Tính chất này của sóng vơ tuyến được nhà thiên văn học vơ tuyến sử dụng để
nghiên cứu thành phần, vị trí, chuyển động và các đặc tính liên quan khác của
các thiên thể.
Truyền thơng vệ tinh

Sóng vơ tuyến được sử dụng để truyền phát thông tin trên một khoảng cách
lớn đáng kể với sự trợ giúp của các vệ tinh. Ăng-ten sóng vơ tuyến trên trái đất
có tác dụng truyền tín hiệu đến vệ tinh. Sau đó, vệ tinh sẽ gửi tín hiệu nhận được
trở lại trạm mặt đất. Tín hiệu này được xử lý và thơng tin được trích xuất. Phát
5


sóng truyền hình là một trong những ứng dụng tốt nhất của sóng vơ tuyến trong
truyền thơng vệ tinh.
Vơ tuyến điện từ xa
Sóng vơ tuyến thường được sử dụng trong phép đo vơ tuyến từ xa để xác định
vị trí chính xác của động vật và theo dõi chuyển động của nó. Điều này được
thực hiện bằng cách gắn một máy phát vô tuyến vào cơ thể của con vật. Máy
phát liên tục bức xạ sóng vơ tuyến trong mơi trường. Các bức xạ do máy phát
phát ra được máy thu thu lại và hiển thị kết quả trên màn hình.
Đồ chơi điều khiển từ xa
Hầu hết các đồ chơi điều khiển từ xa đều hoạt động dựa trên sóng vô tuyến.
Máy thu bên trong đồ chơi phản ứng với sóng vơ tuyến được truyền bởi bộ phát
vơ tuyến có trong điều khiển. Do đó, sóng vơ tuyến cho phép người dùng vận
hành đồ chơi từ xa.
Điều hướng và Kiểm sốt khơng lưu
Một trong những ứng dụng chính của sóng vô tuyến là thiết lập một mạng
lưới liên lạc đáng tin cậy giữa máy bay và bộ phận kiểm soát khơng lưu. Sóng vơ
tuyến tần số rất cao hoặc dải tần số vô tuyến rất cao (VHF - Very High
Frequency) thường được sử dụng cho mục đích này. Sóng vơ tuyến cũng giúp
duy trì kết nối khơng đối khơng giữa các máy bay.
Khám chữa bệnh
Sóng vơ tuyến được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức
khỏe. Ví dụ, sóng vơ tuyến được sử dụng trong các máy chụp cộng hưởng từ để
cho ra hình ảnh 3 chiều chi tiết và rõ ràng về các cơ quan nội tạng của bệnh


6


Document continues below
Discover more from:
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin KTCT01
Đại học Kinh tế Quốc dân
999+ documents

Go to course

12

Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những tác
động tích cực đối với Việt Nam
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

100% (48)

Vo ghi triet hoc Mac - Lenin 1
17

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

99% (69)

Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
14


Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (100)

Tài liệu tổng hợp Kinh tế chính trị Mác LêNin
63

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (133)

KTCT - Tài liệu ơn tự luận
57

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

98% (64)

Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
16

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin

100% (21)


nhân. Sử dụng sóng vơ tuyến để thực hiện qt MRI hoặc trong các ứng dụng y
tế khác không gây ra bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào.
Sóng vơ tuyến cũng được biết đến là công cụ hỗ trợ các ca phẫu thuật xâm lấn
tối thiểu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ.

Tàu ngầm
Hệ thống thông tin liên lạc trên tàu ngầm sử dụng sóng vơ tuyến để trao đổi
thơng tin dễ dàng hơn. Thơng thường, sóng vô tuyến tần số cực thấp hoặc dải tần
số cực kỳ thấp (ELF - Extremely Low Frequency) được sử dụng do các bức xạ
đó khơng dễ bị nước biển hấp thụ.
1.4. Ảnh hưởng đến cơ thể sống
- Giảm hàm lượng hormone: khi tiếp xúc với sóng điện từ kéo dài, nồng độ
hormone steroid, hormone thần kinh và nồng độ insulin bị suy giảm.
- Stress oxy hóa và tổn thương do gốc tự do: đây là một trong những nguyên
nhân chính gây ra tổn thương do tất cả các bệnh mạn tính.
- Chết rụng tế bào (Apoptosis): điều này có thể gây ra bệnh thối hóa thần kinh
và vơ sinh.
- Sản xuất quá nhiều canxi nội bào: góp phần dẫn đến các bệnh về tim mạch,
giảm hấp thu chất dinh dưỡng, sỏi thận và rối loạn tiêu hóa.
- Ung thư: 15 cơ chế khác nhau của hiệu ứng bức xạ điện từ trên tế bào có thể
làm tăng nguy cơ gây ung thư bao gồm ung thư não, ung thư tuyến nước bọt, u
thần kinh thính giác…
Điện thoại di động
Là thiết bị rất quen thuộc với chúng ta trong thời đại cơng nghệ. Hiện nay, nó trở
thành vật bất ly thân của nhiều người.
Chính vì ln mang theo bên người nên bức xạ do sóng di dộng gây ra rất hại
đến sức khỏe: gây ảnh hưởng đến thần kinh, não bộ, ảnh hưởng đến cảm xúc,
7


suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, làm giảm thị
lực,…
Thiết bị wifi
Thường chúng ta nghĩ đã tắt hết các thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại là đủ và
bỏ qua nguồn bức xạ từ wifi. Tương tự như sóng điện thoại di động, sóng wifi

cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người.
Do đó, tốt hơn hết là khi khơng dùng bạn nên tắt hết các thiết bị nguồn điện thiết
bị phát wifi, đặc biệt trong thời gian ngủ buổi tối.
Sóng truyền hình
Việc đặt các cột sóng truyền hình, trạm phát thanh, trạm thu sóng gần khu vực
dân cư gây bất an, lo sợ cho nhiều người dân xung quanh, nhất là những lúc thời
tiết mưa bão. Nguồn điện ở những khu vực này sử dụng liên tục, lớn nên cần
đảm bảo các biện pháp phòng tránh cho hệ thống điện tại đây.
Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng các thiết bị thu sóng: anten cho TV, chảo parabol,
… thu nhận tín hiệu truyền hình phát sóng ra tivi. Cần lưu ý trong quá trình sử
dụng ti vi tại nhà:
- Khơng ngồi q gần màn hình và nằm khi xem tivi: Điều này sẽ gây ảnh hưởng
không nhỏ đến cho mắt, các chuyên gia khuyên nên ngồi cách ti vi một khoảng
cách từ 1.6 m trở lên; tránh ngồi tư thế nghiêng mình, nghẹo cổ, nằm dài gây đau
nhức các cơ.
- Nên mở cửa sổ khi ngồi xem truyền hình: Nếu tivi hoạt động liên tục nhiều giờ
sẽ phát ra các khí độc hại nên bạn cần để phịng thơng thống, khơng khí lưu
thơng, hạn chế các tình huống gây hại sức khỏe.
- Chú ý đến ánh sáng: nên để độ sáng tivi mức trung bình và bật điện khi xem để
mắt không phải điều tiết quá nhiều gây ra tình trạng mỏi và nhức.
2. Tia hồng ngoại
2.1. Đặc điểm của tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại (Tiếng anh gọi là Infrared ray- tia IR) hay bức xạ hồng ngoại,
là một loại năng lượng bức xạ mà mắt người khơng nhìn thấy được nhưng chúng
ta có thể cảm nhận được dưới dạng nhiệt. Tất cả các vật thể trong vũ trụ đều phát
ra một mức bức xạ IR nào đó, nhưng hai nguồn rõ ràng nhất là mặt trời và lửa.
Đặc điểm của tia hồng ngoại:
8



 Là sóng điện từ.
 Có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn.
 Có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt.
 Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

2.2. Tính chất của tia hồng ngoại
- Tia hồng ngoại có đặc điểm là sóng điện từ, có tính chất tn theo quy định luật
là truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ và gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa
như ánh sáng thông thường.
- Đặc trưng nổi bật là tác dụng nhiệt nên có tên gọi khác là tia nhiệt. Thế nên
ngồi tên là tia hồng ngoại ra, đơi khi nó cịn được gọi với cái tên là “tia nhiệt”.
- Sóng hồng ngoại khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng ta có thể nhìn
thấy khi chúng chịu tác dụng nhiệt, cho phép nhìn thấy sóng hồng ngoại phát ra
từ các vật thể ấm áp như người và động vật.
- Hồng ngoại có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt
- Có khả năng biến điệu như sóng điện từ cao tần
- Tuân theo quy định: Truyền thẳng, phản xạ và gây được hiện tượng nhiễu xạ,
giao thoa như ánh sáng thơng thường.
2.3. Ứng dụng của tia hồng ngoại
Bước sóng hồng ngoại là bước sóng dài nhất và mang năng lượng thấp, nên
cơ bản chúng được chọn lọc và áp dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Dùng trong các thiết bị điện gia đình
Ứng dụng rộng rãi nhất của tia hồng ngoại đó là trong những đồ vật mà chúng
ta sử dụng hằng ngày:

9


 Được dùng trong các bộ điều khiển từ xa như remote tivi, điều hòa,
điều khiển đèn, dàn âm thanh,…

 Sử dụng làm bếp điện hồng ngoại, lò nướng vi sóng sử dụng bức xạ
hồng ngoại để dẫn nhiệt.
 Đèn cảm ứng hồng ngoại: nhận tín hiệu hồng ngồi từ thân nhiệt của
con người để hoạt động bật/ tắt đèn.
 Được sử dụng trong phòng tắm hơi làm máy sưởi ẩm.
 Tia hồng ngoại được ứng dụng trong hệ thống lọc nước,sưởi ấm, sấy
khơ
Được dùng trong các thiết bị nhìn đêm
Tia hồng ngoại còn được ứng dụng ghép nối vào thiết bị nhìn đêm như
camera hồng ngoại, ống nhịm, đèn pha,… giúp chúng ta có thể quan sát được
trong mơi trường có cường độ ánh sáng yếu, ngồi ra cịn được ứng dụng rộng
rãi trong quân sự.
Dùng trong các thiết bị cảm biến hồng ngoại
Các bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy tại các cửa sân bay, trung tâm thương mại, nhà
hàng ln có cửa kính đóng mở tự động từ xa khi cách vài bước chân. Đây chính
là ứng dụng của cảm biến hồng ngoại. Loại cảm biến này giúp phát hiện sự hiện
diện của vật thể chuyển động phát ra hồng ngoại, từ đó kích hoạt hệ thống
đóng/mở cửa.
Được ứng dụng trong y học

10


Khơng giống như tia UV – có tác hại đến các mô và tế bào của cơ thể – ánh
sáng tia hồng ngoại giúp các tế bào tự tái tạo hoặc tự sửa chữa. Chúng còn hỗ trợ
cải thiện lưu thơng máu, thúc đẩy q trình chữa lành các mơ sâu và giảm đau
nhanh hơn.
Còn trong lĩnh vực y học, ánh sáng tia hồng ngoại là một trong những liệu
pháp cải tiến để điều trị các căn bệnh đau cấp tính hoặc mãn tính khác nhau, bao
gồm đau lưng, viêm khớp, chấn thương nặng, căng cơ, đau cổ, đau lưng, bệnh

thần kinh do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đau khớp thái dương hàm (TMJ),
viêm gân, vết thương, đau thần kinh tọa và vết mổ.
Liệu pháp sử dụng các bước sóng ánh sáng nhất định được đưa đến các vị trí
bị thương trên cơ thể. Ánh sáng của hồng ngoại sẽ xuyên qua vào bên dưới các
lớp da, kích thích tái tạo và sửa chữa các mô bị thương, giảm đau và viêm.
Hơn nữa, liệu pháp hồng ngoại rất an tồn và hiệu quả, khơng có tác dụng
phụ. Trên thực tế, ánh sáng hồng ngoại an toàn và được sử dụng ngay cả cho trẻ
sơ sinh trong chăm sóc đặc biệt.
Được sử dụng trong lĩnh vực thiên văn học
Trong lĩnh vực thiên văn học, tia hồng ngoại cũng có những lợi ích nhất định.
Bằng cách ứng dụng ánh sáng hồng ngoại trong các kính viễn vọng, hệ thống
cảm biến và máy dị trạng thái rắn. Dựa vào đó mà các nhà thiên văn học có thể
quan sát các vật thể trong vũ trụ có phát xạ nhiệt, hồng ngoại.
2.4. Ảnh hưởng tia hồng ngoại đến sức khỏe
- Tác động tích cực:

11


Tia hồng ngoại kích thích tuần hồn máu dưới da, tăng lưu thơng máu, có lợi cho
sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái, thư giãn.
Tia hồng ngoại được tận dụng để sưởi ấm cơ thể, chống co cứng cơ. Nhiệt hồng
ngoại tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc trên bề mặt da. Thành phần tia hồng ngoại vừa
phải, giúp tăng cường hấp thụ vitamin D cho cơ thể hấp thu canxi tốt.
Tia hồng ngoại được ứng dụng trong y học để trị liệu, giảm đau xương khớp, làm
đẹp, làm giảm các vết bầm tím dưới da.
Đặc biệt hơn ,tia hồng ngoại cịn được ứng dụng trong làm đẹp để góp phần trị
liệu,từ đó cịn có khả năng làm đẹp da

- Tác động tiêu cực:

Bức xạ nhiệt hồng ngoại có thể gây bỏng cho da khi tiếp xúc gần dưới 45cm,
trong thời gian hơn 30 phút. Nhiệt độ cao gây bỏng, tổn thương da sâu.
Mắt thường xuyên tiếp xúc với tia hồng ngoại sẽ gây thối hóa, tổn thương niêm
mạc. Tia hồng ngoại cường độ cao thối hóa điểm vàng, đau nhức mắt do tia
sáng chói, nặng hơn là hư hại mắt vĩnh viễn.
3. Sóng viba
3.1. Đặc điểm của sóng viba
Sóng Viba là các tia điện từ có tần số dao động từ 300MHz đến 300GHz trong
phổ điện từ. Vi sóng ở trường hợp này rất nhỏ, cịn nhỏ hơn cả sóng trong phát
thanh. Phạm vi hoạt động của chúng nằm giữa sóng vơ tuyến và sóng hồng

12


ngoại. Đây là sóng có chiều di chuyển theo đường thẳng và bị ảnh hưởng một
phần bởi tầng đối lưu.
3.2. Tính chất của sóng viba
Vi sóng có đặc trưng là có thể xun qua được khơng khí, gốm sứ,
thủy tinh, polymer và phản xạ bề mặt các kim lọai. Độ xuyên thấu tỷ lệ nghịch
với tần số, khi tần số tăng lên thì độ xun thấu của vi sóng giảm. Đối với một
vật chất có độ ẩm 50% với tần số 2450 MHz có độ xun thấu là 10 cm.
Ngồi ra vi sóng có thể lan truyền trong chân khơng, trong điều kiện áp suất
cao…
3.3. Ứng dụng của sóng viba
Xung quanh chúng ta, những ứng dụng của vi sóng thật đa dạng và phong phú
mà đôi khi chúng ta không nhận ra.


Lị vi sóng (cũng gọi là lị vi ba) dùng một magnetron sinh ra vi ba có


tần số khoảng 2,45GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung
các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn.
Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu
chín thức ăn.


Vi ba được dùng trong thơng tin vệ tinh vì vi ba dễ dàng truyền qua khí

quyển trái đất, ít bị nhiễu so với các bước sóng dài hơn. Ngồi ra, trong phổ vi ba
cịn nhiều băng thơng hơn phần cịn lại của phổ radio.


Vi ba cũng được dùng rộng rãi trong thông tin vô tuyến chuyển tiếp đến

nỗi từ vi ba thực tế đồng nghĩa với vô tuyến chuyển tiếp (thường gọi "liên lạc vi
ba", "tuyến vi ba", "trạm vi ba"...) mặc dù có một số thiết bị vơ tuyến chuyển
tiếp hoạt động trong dải tần số 410 470 MHz (thuộc băng tần số cực cao UHF).

13




Radar cũng dùng bức xạ vi ba để phát hiện khoảng cách, tốc độ và các đặc

trưng khác của những đối tượng ở xa, như ô-tô và các phương tiện giao thông.


Các giao thức mạng không dây (wireless LAN) như bluetooth và


các chuẩn IEEE 802.11g và 802.11b dùng vi ba trong dải 2,4 GHz (thuộc
băng tần ISM, tức băng tần cơng nghiệp, khoa học và y tế), cịn chuẩn
802.11a dùng băng tần ISM dải 5,8 GHz. Nhiều nước (trừ Hoa Kỳ) cấp
phép cho dịch vụ truy cập internet không dây tầm xa (đến 25 km) trong dải 3,5 4,0 GHz.


Truyền hình cáp và truy cập internet bằng cáp đồng trục cũng như truyền

hình quảng bá dùng vài tần số vi ba thấp. Một số mạng điện thoại di động tế bào
cũng dùng dải tần số vi ba thấp.


Vi ba có thể dùng để truyền tải điện đường dài; sau Đệ nhị thế chiến người

ta đã khảo sát khả năng đó. Thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 NASA tiến
hành nghiên cứu khả năng dùng hệ thống vệ tinh sử dụng năng lượng mặt trời
(SPS, Solar Power Satellite) với những tấm pin mặt trời lớn có thể truyền tải điện
xuống bề mặt trái đất bằng vi ba.


Maser là thiết bị tương tự laser, chỉ khác là hoạt động trên tần số vi ba.
3.4. Ảnh hưởng của sóng viba
Do vi ba là sóng điện từ có tần số dao động trùng với tần số cộng hưởng của

nhiều phân tử chất hữu cơ có trong sinh vật, dẫn đến các phân tử hữu cơ hấp thụ
vi sóng mạnh. Nó làm cho các phân tử protein bị biến tính, tức là thay đổi một số
liên kết trong cấu trúc phân tử. Trong lò vi sóng thì q trình biến tính xảy ra
trước cả khi phát sinh nhiệt làm chín thức ăn.
Sự biến tính protein diễn ra theo các mức độ khác nhau, tùy theo cường độ và
thời gian bị vi sóng tác động, và được gọi là bỏng vi sóng, phần lớn khó nhận

thấy theo cảm giác:
14


- Ở mức nhẹ thì protein biến tính có thể vẫn tham gia vào hoạt động
sống của tế bào. Nếu phân tử protein đó là DNA thì sẽ gây lỗi di
truyền, sự phân bào sau đó sẽ tạo ra các "tế bào lạ" dẫn đến ung thư.
- Ở mức nặng hơn thì phân tử protein bị coi là chết, tế bào phải đào
thải nó.
- Nếu số phân tử biến tính chết nhiều vượt khả năng xử lý của tế
bào thì tế bào đó chết. Cơ thể sẽ dọn dẹp tế bào chết nếu mơ cịn
sống.
- Khi số tế bào chết nhiều, dẫn đến tắc mạch máu, mô sẽ mất nguồn
máu ni dưỡng, thì mơ đó chết. Đó là trạng thái bỏng thật sự và ta
mới nhận biết được.
Vì thế làm việc với vi sóng như ra đa, lị vi sóng, điện thoại di động, laptop,...
cần tuân theo các quy định an toàn [2].
Đặc biệt tháng 2/2016 vừa qua các nhà khoa học Israel cơng bố nghiên cứu
xác định sóng điện thoại di động có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản
của nam giới, làm hư hại đến tinh trùng [3]. Tuy nhiên cách đưa tin làm người đọc
hiểu là "do sức nóng của điện thoại di động". Sự thật là điện thoại di động gửi
mã liên lạc và lời thoại (đã số hóa) lên mạng bằng dãy xung vi ba ngắn liên tiếp
nhau và khá mạnh, cỡ vài Watt, đủ làm biến tính protein của tinh trùng và của lị
sản xuất chúng. Trong q trình đó điện thoại nóng lên khơng đáng kể.
Nghiên cứu nói trên cũng là cảnh báo cho việc sử dụng thiết bị điện tử. Các thiết
bị điện tử như máy tính (trạm, bàn, hay laptop),... hiện nay sử dụng tần số nhịp
(clock) làm việc cực cao, cỡ từ 0,5 đến 3,5 GHz, cũng như các mạch dao động
khác. Chúng có thể phát ra vi ba ký sinh nếu các tấm che không tốt. Về nguyên
tắc có những tiêu chuẩn cho mức nhiễu này, sao cho không gây rối loạn các thiết
15



bị điện tử khác. Song ở tầm sát vỏ máy, ví dụ để máy lên đùi, trong túi quần thì
vi ba sẽ tác động lên vùng cơ thể gần đó.

NỘI DUNG 2
1. Tia UV
1.1. Đặc điểm của tia UV
Tia tử ngoại hay còn được nhiều người gọi với cái tên khác nhau là tia cực
tím, tia UV ( Ultraviolet ). Đây là bức xạ điện từ có bước sóng 10 nm – 380 nm.
Theo bảng phân chia bức xạ điện từ, tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn vùng
ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn tia X.
Tia tử ngoại được người ta lại chia thành 2 loại:
- Tia tử ngoại gần (bước sóng từ 380 đến 200 nm)
16


- Tia tử ngoại xa ( tử ngoại chân không) bước sóng 200 – 10 nm.
Nếu như chúng ta chia tia cực tím dựa theo sự ảnh hưởng của chúng đối với sức
khỏe con người thì có thể chia theo:
- UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”
- UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình
- UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.
Các tia bức xạ UV thường tập trung cao vào buổi trưa, là khi mặt trời ở vị trí
cao và chiếu sáng trực tiếp, gần như vng góc với mặt đất thường khoảng từ
10h sáng đến 14h chiều. Thêm vào đó, ở những nơi có khơng gian lớn và trống,
đặc biệt ở bề mặt có tính phản xạ cao như: kính, tuyết hay mặt cát biển thì mức
độ tia tử ngoại càng lớn.
Trên thực tế cho thấy mức độ của tia UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được
phản xạ từ bề mặt của tuyết. Trong các khu vực thành phố thường có ít tia UV

hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng và bóng râm, cây cối ở trong thành phố.
1.2. Tính chất của tia UV
- Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn sóng ánh sáng tím (tức nhỏ hơn 380nm).
- Tác dụng lên phim ảnh.
- Kích thước sự phát quang của nhiều chất như kẽm sunfua, cadimi sunfua, đây
cũng là tính chất được áp dụng trong đèn huỳnh quang.
- Giúp kích thích nhiều phản ứng hóa học như sự tổng hợp giữa clo và hidro,
phản ứng biến đổi oxi thành ozon, phản ứng tổng hợp vitamin D.
- Có khả năng làm ion hóa khơng khí và nhiều chất khí khác.
- Có tác dụng sinh học như hủy diệt tế bào da (làm cháy nắng), tế bào võng mạc,
diệt khuẩn, nấm mốc,…
17


- Đặc biệt nó khả năng bị nước, thủy tinh,… hấp thụ rất mạnh nhưng lại truyền
qua được thạch anh.
1.3. Ứng dụng của tia UV
Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn trong khơng khí
Khử trùng bằng tia cực tím chúng ta có hai cách đó là khử khuẩn trực tiếp và
khử khuẩn gián tiếp:
Khử khuẩn trực tiếp: Trường hợp này, đèn diệt khuẩn được treo ở độ cao cần
thiết ở nơi làm việc và phải có đồ bảo hộ. Thơng thường khử khuẩn trực tiếp
được ứng dụng trong y học, phịng nghiên cứu, thí nghiệm,…
Khử khuẩn gián tiếp: Các đèn diệt khuẩn được đặt với mặt phản chiếu quay
lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Với đèn cực tím này thì lớp khơng
khí phía trên sẽ được khử trùng. Và với hiện tượng đối lưu thì khơng khí trong
phịng ln dịch chuyển, dần dần tồn bộ khơng khí sẽ được khử trùng.
Ứng dụng tia cực tím tiệt trùng nước:
Điều kiện:
Bức xạ cực tím có bước sóng trong khoảng 280 nm đến 200 nm. Nguồn hiệu

điện thế phải ổn định. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi điện thế
giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn sẽ giảm 15 – 20%.
Nước phải là nước trong, nếu là nước đục sẽ giảm tác dụng nên không hiệu
quả.
Đặt đèn cực tím ở bên dưới, độ sâu của nước chỉ khoảng 10-15cm, để nước
chảy trong khoảng 10 – 30 giây.
18


Ưu điểm của phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím này là khơng tác động
đến mùi vị của nước, tuy nhiên lại không được bền và chỉ xử lý được với nước
trong.
Bảo quản hoa quả, thực phFm
Ưu điểm: Bảo quản bằng bức xạ tử ngoại không ảnh hưởng đến phẩm chất hoa
quả, thực phẩm và an toànhơn so với bức xạ phóng xạ và hóa chất
Nhược điểm: Nhiễm khuẩn trở lại khi bảo quản quá lâu
1.4. Ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe
Lợi ích:
Tia tử ngoại giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực
tím vào da thì 7 dehydro cholesterol sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, ở liều
lượng vừa phải tia cực tím cịn kích thích mọi q trình hoạt động chính của cơ
thể.
Tác hại:
Tia tử ngoại có thể gây tai biến về mắt nếu như chúng ta không sử dụng đồ bảo
hộ. Nếu đôi mắt chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng
bị đục nhân mắt hay thối hóa hồng điểm.
Tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome)….Trong đó, các tác
động chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là da sạm nắng, thối hóa da,…
2. Tia X
2.1. Đặc điểm của tia X

Tia X là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. Thơng thường tia X có bước
sóng trong khoảng từ 10-3 A0 đến 1 A0 (1A0 = 10-10m) tương ứng với dãy tần
số từ 3×1016 Hz đến 3×1019 Hz và năng lượng từ 120eV đến 120keV.
19



×