Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

(Tiểu luận) lịch sử đảng cộng sản việt nam đề tài tìm hiểu đại hội đảng toàn quốc lần thứ xii và xiii (2016 – 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----🙞🙞🙞🙞🙞-----

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và XIII
(2016 – 2021)
Giảng viên:

Nguyễn Thị Thắm

Lớp:

LLDL1102(123)_34

Nhóm thực hiện:

Nhóm 6
1.
2.
3.
4.

Đinh Phương Uyên - 11217753
Trần Linh Chi - 11217672
Trần Thị Linh Nhi - 11217725
Hoàng Thị Phương Thảo 11215375
5. Nguyễn Thị Thảo - 11218698
6. Trịnh Phương Linh - 11217708
7. Lê Huy Thắng - 11216690
8. Lê Quang Minh - 11216674


Hà Nội, 2023


MỤC LỤC
I.
ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII
1. Bối cảnh lịch sử……………………………………………………………...3
2. Nội dung…………………………………………………………………......3
2.1. Thời gian, địa điểm…………………………………………………...3
2.2. Quy mơ………………………………………………………………..3
2.3. Tổng bí thư……………………………………………………………4
2.4. Các văn kiện…………………………………………………………..4
2.5. Chủ đề……………………………………………………………...…4
2.6. Mục tiêu………………………………………………………………4
2.7. Quan điểm…………………………………………………………….5
2.8. Phương hướng………………………………………………………...6
2.9. Nhiệm vụ……………………………………………………………...8
3. Kết quả……………………………………………………………………..15
4. Đánh giá……………………………………………………………………15
II.
ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII
1. Bối cảnh lịch sử…………………………………………………………….17
2. Nội dung……………………………………………………………………18
2.1. Thời gian, địa điểm………………………………………………….18
2.2. Quy mô………………………………………………………………18
2.3. Tổng bí thư…………………………………………………………..18
2.4. Các văn kiện…………………………………………………………18
2.5. Chủ đề……………………………………………………………….19
2.6. Quan điểm chỉ đạo…………………………………………………..19
2.7. Mục tiêu của Đại hội XIII…………………………………………...20

2.8. Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII…………………..21
2.9. Các đột phá chiến lược………………………………………………22
2.10. Các định hướng………………………………………………...……23
2.11. Trọng tâm của giải pháp mà văn kiện trình Đại hội XIII đề ra để đưa
đất nước vào giai đoạn phát triển mới………………………………24
3. Kết quả……………………………………………………………………..30
4. Đánh giá……………………………………………………………………31
III.

SO SÁNH………………………………………………………………35

2


I.

ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII (2016)

1. Bối cảnh lịch sử
- Đại hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, rất
phức tạp, khó lường.
- Đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới, có thể nói những thách thức đặt ra cho
Đảng nhiều hơn là thuận lợi. Đó là thách thức về sự tụt hậu, rơi vào “bẫy” quốc gia
thu nhập trung bình, khơng đủ sức đổi mới, sáng tạo để bứt phá vươn lên trình độ
ngang hàng với bạn bè khu vực; thách thức đẩy lùi nạn suy thoái về tư tưởng, đạo
đức, xu hướng lợi ích nhóm chi phối mọi lĩnh vực, ở nhiều cấp độ khác nhau cực
kỳ phức tạp, tinh vi mà xử lý là vô cùng gian khó, khiến cho việc khơi phục niềm
tin và uy tín lãnh đạo cũng trở nên khó khăn khơng kém; thách thức về bảo vệ chủ
quyền quốc gia, an ninh, an tồn và một mơi trường hịa bình ổn định để phát triển.
- Trong thời gian này Việt Nam đã tham gia vào hầu hết mọi hiệp định về tự do

kinh tế – thương mại của thế giới, bắt buộc một sự mở cửa và hội nhập ở mức độ
và trình độ cao hơn, sâu rộng hơn, không chỉ giới hạn ở kinh tế và thương mại.
- Trong bối cảnh đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân đặt nhiều kỳ vọng vào những
quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp của Đảng để phát huy thuận lợi, vượt qua
mọi khó khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững. Vì vậy, cần
phác thảo ra một lộ trình cho đất nước 5 năm tới và xa hơn với quyết tâm đổi mới
căn bản, toàn diện, quyết liệt: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân
chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Nội dung
2.1. Thời gian, địa điểm
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20 đến 28-12016, là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại nhất của Đảng, dân tộc và đất nước
ta trong năm 2016.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra tại Trung tâm Hội nghị
Quốc gia Mỹ Đình.
2.2. Quy mơ
3


- Đại hội XII của Đảng có 1.510 đại biểu và tổ chức thành 68 đồn, trong đó có
197 đại biểu đương nhiên, 1.300 đại biểu bầu cử và 13 đại biểu được chỉ định, tăng
133 đại biểu so với Đại hội XI của Đảng.
- Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng. Trong số các đại biểu về dự Đại hội, có 2 đại biểu trên 70 tuổi và 2
đại biểu dưới 30 tuổi; cao tuổi nhất là 74 tuổi và trẻ tuổi nhất là 28 tuổi; có 194 nữ;
174 người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, có 502 đại biểu đã dự 3 Đại hội đại biểu tồn
quốc của Đảng trở lên; trong đó có 1 đại biểu nữ tham dự 8 kỳ Đại hội là đồng chí
Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương khố XI.

2.3. Tổng bí thư
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII giao Bộ Chính trị phân cơng một số Ủy viên
Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư. Chiều ngày 27 tháng 1 năm 2016, ông Nguyễn
Phú Trọng đã tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư.
2.4. Các văn kiện
1, Báo cáo chính trị
2, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2011 2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020.
3, Các văn kiện khác.
2.5. Chủ đề
“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, dân chủ XHCN; đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Chủ đề của Đại hội XII
thể hiện sự đồn kết, gắn bó, quyết tâm phấn đấu của cả nước và toàn dân tộc để
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
2.6. Mục tiêu
a, Mục tiêu tổng quát:
- Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

4


- Đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền
vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội

chủ nghĩa.
- Giữ gìn hịa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất
nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
b, Mục tiêu cụ thể:
- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến
năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư tồn xã hội bình qn
5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4%
GDP. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng
lượng tính trên GDP bình qn giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đơ thị hố đến năm 2020
đạt 38 - 40%.
- Về xã hội: Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 – 10 bác sĩ
và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80%
dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
- Về môi trường: Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn
được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất
thải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
2.7. Quan điểm
Đại hội XII của Đảng là Đại hội “Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Đổi mới”, tăng
cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
5


2.8. Phương hướng
- Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh CNH, HĐH

đất nước
- Hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có hiệu
quả, Đại hội XII chỉ rõ, cần: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
người học. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục
mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới căn bản công tác quản lý
giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm
xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.
- Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ
Đại hội XII của Đảng đề ra nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm
cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng
nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế; bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc
phịng, an ninh.
- Xây dựng, phát triển văn hóa, con người
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Đây cũng là điểm mới vì Đảng gắn phát triển văn hóa với phát triển con người.
- Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
Mục tiêu của phương hướng này là nhằm quản lý xã hội, phát triển xã hội trong sự
hài hòa các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội
bức xúc, không để xảy ra xung đột xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát
triển.
- Tăng cường quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường; chủ động phịng chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Mục tiêu của phương hướng này là bảo đảm sự phát triển bền vững về mơi trường
trong tính tổng thể phát triển bền vững của đất nước.

6


Document continues below
Discover more
Lịch sử Đảng
from:
CSVN
lsđ01
Đại học Kinh tế…
999+ documents

Go to course

Trắc nghiệm lịch sử
15

Đảng chương 1 phầ…
Lịch sử
Đảng…

100% (39)

Trắc nghiệm lịch sử
20

Đảng chương 1 phầ…
Lịch sử
Đảng…


100% (16)

Bài tập lớn LS Đảng 12

14

vai trò lãnh đạo của…
Lịch sử
Đảng…

100% (14)

Đại hội VI,đại hội VII Đại hội VI và Đại hội…
Lịch sử
Đảng…

100% (14)

[123doc] - bai-thu27

hoach-lop-cam-…


Lịch sử
Đảng…

100% (12)

Lịch
sử Đảng

- Tại
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc
Việt Nam
XHCN trong tình hình mới
sao nói, sau cách…
16

Mục tiêu của phương hướng này là phát huy sức mạnh tổng Lịch
hợp của
sử toàn dân tộc,
100% (12)
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền,
Đảng… thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Tiếp tục tinh thần các Đại hội trước, Đại hội XII của Đảng coi đại đoàn kết toàn
dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng nước ta, là động lực và nguồn lực to
lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
Mục tiêu của phương hướng này là để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của nhân
dân, được nhân dân tham gia ý kiến.
- Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN
Đại hội XII khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Quan điểm, thể chế về Nhà
nước pháp quyền XHCN được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước quan trọng.

Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được quy định đầy đủ hơn trong Hiến
pháp năm 2013. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của tổ
chức bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn,v.v..
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng
Tại Đại hội XII, Đảng ta đánh giá công tác xây dựng Đảng thời gian qua đã đạt
những kết quả quan trọng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, lý luận; phẩm chất
đạo đức; tổ chức, bộ máy... Tuy nhiên, Đại hội XII cũng thẳng thắn thừa nhận,
công tác xây dựng Đảng trong 5 năm qua (2011 - 2015) còn nhiều hạn chế, khuyết
điểm(17). Trên tinh thần đó, Đảng ta yêu cầu: kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; chú trọng xây dựng Đảng về chính trị; đổi mới
công tác tư tưởng lý luận; tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng,
chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Đây là điểm mới vì trước đây trong
7


công tác xây dựng Đảng chúng ta chỉ chú ý xây dựng về chính trị, tư tưởng, tổ
chức.
2.9. Nhiệm vụ
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện
việc thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo
cáo chính trị và Báo cáo kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh,
bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả các
nhiệm vụ trọng tâm sau:
(1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
(2) Xây dựng tổ chức bộ máy của tồn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động

hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu.
(3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng
suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng
trưởng; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, chú trọng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú
trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách
nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an tồn nợ cơng.
(4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt
qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục
nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
(5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân.
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức
8


thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con
người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc.
(6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực
làm việc; xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh.

Trọng tâm của giải pháp mà văn kiện trình Đại hội XII đề ra để đưa đất nước vào
giai đoạn phát triển mới:
a) Cơng nghiệp hố
Đảng ta xác định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ
sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã
hội cao”. Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm và bài học thực tiễn của các kỳ
đại hội trước, Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016) đã cụ thể hóa, bổ sung phát
triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung. Thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
- Thứ hai, tiếp tục khẳng định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức là con đường tất yếu.
- Thứ ba, điều chỉnh các chỉ tiêu cụ thể cho phù hợp với q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Thứ tư, tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ.
b) Kinh tế thị trường
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế,
các loại hình doanh nghiệp
Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân theo quy định trong
Hiến pháp 2013. Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của người dân theo quy
định của pháp luật, bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản
công. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh
chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản; bảo vệ quyền tự do
9


kinh doanh mà pháp luật khơng cấm. Hồn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền

sở hữu và quyền tài sản.
- Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường; thực hiện
nhất quán cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí và rà sốt
chuyển đổi chính sách phí lệ phí đối với một dịch vụ công sang áp dụng giá dịch
vụ. Mở rộng cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá, đảm bảo tính đúng, tính đủ và
cơng khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ cơng
thiết yếu
- Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế
quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả
ngoại lực và nội lực để phát triển kinh tế đất nước. Thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia dân tộc; vì một nước Việt Nam Xã hội Chủ
nghĩa giàu mạnh. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
c) Hệ thống chính trị:
Những quan điểm cơ bản của Đại hội XII về xây dựng hệ thống chính trị như
sau:
- Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị, Đảng phải thật sự trong
sạch, vững mạnh. Đại hội XII xác định sáu nhiệm vụ trong nhiệm kỳ (2016-2020),
trong đó nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ”
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đại hội XII nêu
các phương hướng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
bộ máy nhà nước. Trong đó, Đảng ta xác định: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ

thống chính trị.

10


- Củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân.
Một số giải pháp xây dựng hệ thống chính trị theo quan điểm Đại hội XII của
Đảng:
Một là, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của Đảng trong hệ thống chính
trị cần phải thể hiện đúng quan điểm “ý Đảng, lòng dân”, nghĩa là phải tạo cơ chế
để nhân dân được trực tiếp tham gia quy trình bầu, chọn cán bộ của Đảng, nhất là
cán bộ cao cấp đứng đầu Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội.
Hai là, Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phải dựa vào dân để chống quan
liêu, tham nhũng một cách hiệu quả.
Ba là, củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc phải bảo đảm Mặt trận Tổ quốc là một liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện, phải đảm bảo tính độc lập tương đối của Mặt trận Tổ quốc trong quan hệ
với các thành tố khác của hệ thống chính trị.
Thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị cùng các
giải pháp cụ thể nêu trên, sẽ thiết thực góp phần hồn thành mục tiêu tổng quát
trong 5 năm 2016-2020, được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là:
“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo,
cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Phát huy sức mạnh tồn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh tồn diện,
đồng bộ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng
để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hịa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”
d) Văn hoá
- Nắm vững tư tưởng chỉ đạo phát triển văn hóa. Kế thừa, phát triển quan điểm chỉ
đạo, những định hướng lớn của Đảng và tình hình phát triển văn hóa Việt Nam thời
gian qua, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm
11


sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Thống nhất nhận thức về mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Mục tiêu
trước mắt là, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; làm
cho văn hóa tham gia tích cực vào thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu lâu dài là , tiếp tục phát triển và nâng cao chất
lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Xây dựng mơi trường, lối sống văn hóa; phát huy tinh thần tự
nguyện, tự chủ, sức sáng tạo, vai trị chủ thể văn hóa của nhân dân; xây dựng và
hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam.
- Quán triệt, thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa. Để làm được
điều đó, cần quán triệt, thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp mà Đại hội XII đã
nêu lên, đó là: xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn
luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trong chính trị,
kinh tế; làm tốt cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản; phát triển cơng nghiệp
văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa;
chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

đối với lĩnh vực văn hóa; đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với
mức tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư,
tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa,...
- Tích cực đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực văn
hóa. Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, nhất là trong lĩnh
vực văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản,… đấu tranh với quan điểm sai trái và
mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng văn hóa để chống Đảng và chế độ
ta.
e) Xã hội
Nghị quyết của Đảng đã đưa ra chỉ tiêu quan trọng cụ thể về xã hội: Đến năm
2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ
lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường
bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.
12


f) Đối ngoại
Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý
nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng trưởng khá, chính
trị ổn định, quốc phịng - an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội có bước phát
triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quan hệ đối
ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao. Quan hệ đối ngoại của Đảng không ngừng được mở
rộng và tăng cường với các chính đảng ở các nước khác nhau trên thế giới theo
hướng đa phương và đa dạng hóa các quan hệ. Cơng tác đối ngoại của Đảng cùng
ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân kết hợp hài hòa đã tạo nên những
thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần phát triển đất nước trong những
năm qua.

Kế thừa quan điểm chỉ đạo về đối ngoại của các kỳ Đại hội trước đây, Đại hội XII
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương có tính bước ngoặt về đường
lối đối ngoại trong điều kiện mới, thể hiện trên một số nội dung sau:
- Trước hết, Đảng ta đã gắn nhận định về tình hình thế giới, khu vực và thực
tiễn của thời đại để xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại trong
những năm tới. Trong 5 năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều
diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và
thách thức. Hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là
xu thế lớn.
- Thứ hai, Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt
động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình và
tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước. Đảng ta xác định đây là một trong
những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020;
đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của
cơng tác đối ngoại trong tình hình mới.
- Thứ ba, về mục tiêu và nhiệm vụ của đối ngoại, Đảng ta đã xác định trong
văn kiện Đại hội XII: mục tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân
tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và
cùng có lợi.
- Thứ tư, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định phương châm và định
hướng lớn của hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong
quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác
tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
13


- Thứ năm, Đảng lãnh đạo thống nhất, Nhà nước quản lý tập trung đối với các
hoạt động đối ngoại tạo nên diện mạo đa dạng với nội dung và hình thức
phong phú của đối ngoại Việt Nam trong tình hình mới
- Thứ sáu, Đảng ta rất chú trọng hoạt động đối ngoại với các Đảng anh em,

góp phần định hướng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt
Nam với một số nước, nhất là các nước láng giềng.
g) Quốc phòng
Trên cơ sở đánh giá tổng quát kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc trong 5 năm qua; đánh giá tình hình quốc tế, khu vực và trong nước,
nhất là những nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Dự thảo Báo
cáo Chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng tăng cường quốc
phịng, an ninh cho 5 năm tới. Trong đó, cùng với kế thừa các quan điểm, mục tiêu
bảo vệ Tổ quốc của các kỳ đại hội trước, Dự thảo lần này đã xác định nhiều giải
pháp mới, đồng bộ, sát thực tiễn bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới và được biểu
hiện tập trung nhất ở một số nội dung chủ yếu sau:
- Một là, kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hố, xã hội với quốc phịng và an ninh.
Đây là sự phát triển tư duy về kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với các
mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ
Tổ quốc trong tình mới.
- Hai là, có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ
xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi đối
với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đây là phát triển mới về nhiệm vụ của quốc
phòng, an ninh và cũng là giải pháp cụ thể được Dự thảo đề cập, nhằm chủ
động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang và các hình thái chiến
tranh xâm lược; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch và các thách thức an ninh phi truyền thống, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Đồng thời, đó cịn là sự kế thừa,
vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong lịch sử: “giữ nước từ lúc chưa
nguy” và kế thừa, phát triển tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ xa đã được đề
cập qua các kỳ đại hội Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về
“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"
- Ba là, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng,
binh chủng, lực lượng quan trọng. Vấn đề xây dựng Quân đội nhân dân và


14


Cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đã
được Đảng ta xác định trong các kỳ đại hội Đảng gần đây.
3. Kết quả
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã thảo luận và thông qua:
- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khố XI trình Đại hội XII. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tiếp
thu ý kiến của Đại hội, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI; đồng ý không sửa đổi, bổ
sung Điều lệ Đảng hiện hành. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
hướng dẫn, quy định cụ thể và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thi hành
nghiêm, thống nhất Điều lệ trong toàn Đảng.
- Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố
XII kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực
hiện tồn diện Nghị quyết Trung ương 4 khố XI “Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng.
- Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố mới gồm 200 đồng chí, trong đó
180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.
- Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp để
bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí Trần Quốc Vượng được tín
nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

4. Đánh giá
a) Thành tựu:
- Giữ vững ổn định vững chắc kinh tế vĩ mơ; lạm phát được kiểm sốt và duy trì ở
mức thấp. Các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Huy động vốn
đầu tư toàn xã hội tăng, hiệu quả sử dụng được nâng cao. Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngồi tăng mạnh. Mơi trường đầu tư, kinh doanh, cán cân thương mại được
cải thiện, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư là động lực quan trọng cho tăng trưởng
kinh tế. Mơ hình tăng trưởng chuyển dịch theo hướng tích cực. Chất lượng tăng
trưởng được nâng cao.

15


- Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng đạt được những kết
quả quan trọng. Tiếp tục thực hiện có kết quả 3 đột phá chiến lược. Giáo dục và
đào tạo, y tế, khoa học và cơng nghệ, văn hố, xã hội tiếp tục phát triển. Đời sống
của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Bảo vệ tài ngun, mơi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực.
- Kiểm sốt và ngăn chặn dịch bệnh có kết quả tích cực, nhất là đại dịch Covid-19;
thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế
- xã hội.
- Trước những diễn biến mới, phức tạp về tình hình quốc tế và khu vực, Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có những chủ trương, quyết sách
đúng đắn, phù hợp, kịp thời, thể hiện sự nhạy bén, bản lĩnh và bước phát triển mới
ngày càng toàn diện về tư duy lý luận và phương pháp luận của Đảng ta phù hợp
với diễn biến tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho đất nước.
- Thế và lực của đất nước được tăng cường; giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc và mơi
trường hồ bình, ổn định để phát triển đất nước, đóng góp tích cực, có trách nhiệm
cho hồ bình, ổn định phát triển của thế giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế

đánh giá cao, đồng tình ủng hộ; uy tín, vị thế của Đảng, của đất nước ngày càng
được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế, được cán bộ, đảng viên và nhân
dân tin tưởng, đánh giá cao.
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh
phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được đặc biệt coi trọng và tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành
động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt; tình trạng tham nhũng bước đầu
được ngăn chặn và có thuyên giảm.
- Kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả giữa xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng; đề
cao trách nhiệm của cấp uỷ, sự gương mẫu của cấp trên và người đứng đầu các
cấp; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; huy động sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân.
Nhiều vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước
nhưng hiệu quả thấp, nhiệm kỳ này đã đạt kết quả quan trọng.
b) Hạn chế:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ Đại
hội XII cịn có một số hạn chế: việc thể chế hoá, cụ thể hoá một số nghị quyết của
16


Đảng còn chậm; xây dựng, tổ chức thực hiện vẫn còn là khâu yếu; kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm…
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, mơi trường cịn một số hạn chế,
bất cập.
- Việc triển khai các cơng trình trọng điểm quốc gia chưa đạt yêu cầu.
- Đời sống một bộ phận Nhân dân còn khó khăn.
- Đối với các đồng chí Ủy viên BCHTW (chính thức và dự khuyết) vẫn có đồng
chí Ủy viên Trung ương còn thiếu gương mẫu, vi phạm các nguyên tắc của Đảng,
pháp luật của Nhà nước bị xử lý kỷ luật về đảng và xử lý hình sự.

- Lãnh đạo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số địa phương chưa được
quan tâm đúng mức, lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý, khắc phục những tồn đọng kéo dài
nhiều năm cịn chậm gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp lý.
- Cơ chế, chính sách chỉ đạo việc giải ngân vốn đầu tư công triển khai các dự án
Luật gắn với đổi mới cổ phần hóa sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp nhà nước còn chậm và chưa đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, các hạn chế trên chủ yếu do việc lãnh đạo và thực hiện quyết định của
Đảng còn hạn chế; tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ, nhanh chóng; sự phối hợp giữa
các cấp ủy còn yếu kém; thủ tục cịn nhiều bất cập, rườm rà;...

II.

ĐẠI HỘI ĐẢNG TỒN QUỐC LẦN THỨ XIII

1. Bối cảnh lịch sử
- Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều
thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần phải giải
quyết, từ tình hình quốc tế, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường
đến các thách thức mang tính tồn cầu về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và
cả những thành tựu ngoạn mục của tiến bộ khoa học công nghệ đang tác động, ảnh
hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước ta cũng như toàn thế
giới.
- Về bối cảnh thế giới:
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội XIII khi thế giới đang trải qua những
chuyển biến rất nhanh, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước
17


lớn diễn ra gay gắt so với các giai đoạn trước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn, mở ra những không gian phát triển mới rộng

lớn và cả những thách thức mới cho loài người, mỗi quốc gia, cộng đồng và mỗi cá
nhân. Đại dịch COVID-19 bùng nổ theo cách thức khó ai lường trước được và gây
ra những hậu quả, hệ quả chưa từng có. Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi lịch sử nhân loại, khơng chỉ dưới góc độ đời
sống xã hội mà còn làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất.
Cuộc cách mạng này được xác định vẫn đang ở giai đoạn đầu và tạo ra cơ hội quý
giá “ngàn năm có một”, đặc biệt cho các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam có thể “đi tắt, đón đầu” bắt kịp các nước phát triển.
- Về bối cảnh trong nước:
Đại hội được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện
thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng, đạt được nhiều thành quả rất quan trọng, khá toàn
diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; góp phần tơ đậm những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử của 35 năm đổi mới; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực
hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2011 - 2020. Đồng thời, Đại hội cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt
còn hạn chế, những vấn đề cần khắc phục, vượt qua cho giai đoạn 5 năm tiếp theo,
hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
vào năm 2045.
2. Nội dung
2.1. Thời gian, địa điểm
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày
25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn
kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình.
2.2. Quy mơ
- Đại hội XIII có 1.587 đại biểu (tăng 77 đại biểu so với Đại hội XII) đại diện cho
gần 5,2 triệu đảng viên trong cả nước; trong đó đại biểu đương nhiên có 191 đồng
chí là Ủy viên chính thức và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII, 1.381 đại biểu chính thức được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung
ương, 15 đại biểu ngồi nước được Bộ Chính trị chỉ định.

2.3. Tổng bí thư
18


Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư
2.4. Các văn kiện
1, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình
Đại hội XIII của Đảng.
2, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2021-2030.
3, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 20212025.
4, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kết cơng tác
xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.
5, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Đồn Chủ tịch Đại hội về ý kiến thảo luận của
các đại biểu đối với các văn kiện trình Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của
Đảng.
6, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.
7, Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay mặt Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại phiên bế mạc Đại hội.
2.5. Chủ đề
Chủ đề của Đại hội là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy
mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI,
nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2.6. Quan điểm chỉ đạo

- Thứ nhất, Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên
định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
19



×