Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nghi Lễ Hầu Đồng Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Của Người Việt Ở Đồng Bằng Bắc Bộ Và Những Vấn Đề Đặt Ra Hiện Nay .Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Văn hóa – Thông tin và xã hội, đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gian
học vừa qua và đã tạo điều kiện cho em được thực hiện bài tiểu luận này. Đặc
biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cơ TS Lê Thị Hiền
Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận một cách
thuận lợi. Cô đã luôn bên cạnh để đóng góp, sửa chữa những thiếu sót, khuyết
điểm em mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất từ khi em bắt đầu viết tiểu
luận cho tới khi hồn thành. Em cũng xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tập
thể lớp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và làm tiểu luận.
Bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ cùng tồn thể các bạn để đề tài của
em được bổ sung và phát triển hồn thiện hơn. Mợt lần nữa em xin chân thành
cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận kết thúc hoc phần với đề tài “ Tìm hiểu
nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu tại huyện Văn n, tỉnh n Bái ”
là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả nghiên cứu
trong bài tiểu luận này hoàn toàn trung thực.
Tháng 1 năm 2016
Tác giả tiểu luận: Nghiêm Thị Thu Thúy


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................2
2. Lý do chọn đề tài........................................................................................3
3. Tình hình nghiên cứu..................................................................................3


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
7. Ý nghĩa của tiểu luận:.................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI. .......................................6
1. Cơ sở lí luận về nghi lễ Hầu đồng..............................................................6
1.1. Khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng.......................................................6
1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.................................11
1.3. Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng....................................13
1.4. Vai trò của nghĩ lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu......................19
2. Khái quát về huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái............................................26
2.1. Đặc điểm địa lí:.....................................................................................26
2.2. Đặc điểm văn hóa..................................................................................28
2.3. Đặc điểm đền Đông Cuông...................................................................29
* Tiểu kết:.....................................................................................................37
CHƯƠNG II: DIỄN TRÌNH NGHI LỄ HẦU ĐỜNG TẠI ĐỀN
ĐƠNG CNG............................................................38
1. Cơng tác chuẩn bị.....................................................................................38
1.1. Không gian môi trường.........................................................................38
1.2. Lễ vật.....................................................................................................38
1.3. Nhân lực................................................................................................42
1.4. Văn nghệ................................................................................................43
1.5. Trang phục.............................................................................................47
2. Tiến trình nghi lễ......................................................................................50
2.1. Thay Lễ phục:........................................................................................50
2.2. Dâng hương hành lễ:.............................................................................51
2.3. Lễ thánh giáng:......................................................................................52



2.4. Múa đồng :.............................................................................................54
2.5. Ban Lộc và nghe Văn chầu:...................................................................56
2.6. Thánh thăng:..........................................................................................57
3. Cấu trúc điện thờ......................................................................................57
5. Các vị nữ thần khác của tín ngưỡng thờ Mẫu...........................................62
*Tiểu kết:......................................................................................................64
CHƯƠNG III: GỈAI PHÁP ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHI LỄ
HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI ĐỀN ĐÔNG
CUÔNG HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI. ..........................65
1. Đánh giá nghi lễ Hầu đồng tại đền Đông Cuông......................................65
1.1. Ưu điểm:................................................................................................65
1.2. Hạn chế..................................................................................................67
2. Gỉai pháp để bảo tồn và phát huy nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu tại đền Đơng Cng huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.............................68
* Tiểu kết:.....................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................70


LỜI MỞ ĐẦU
Phong tục tập quản lễ hội là một bợ phận quan trọng cấu thành nên văn
hố xã hợi, nó gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp người trong xã hội.
Nước ta với nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quản, tin
ngưỡng đã trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần. Hàng ngàn năm xưa từ
thời nguyên thuỷ đã hình thành nên các phong tục tập quán đó và phát triển đến
ngày nay và chúng ta có thể khẳng định rằng khơng mợt gia đình người Việt nào lại
khơng có bàn thờ cúng Tổ tiên, không một làng xã nào lại khơng có mợt ngơi đình,
đền, miếu thờ các vị Hồng Làng, các anh hùng dân tợc hay thờ Mẫu.
Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em với 54
phong tục tập quán riêng, mang sắc thái riêng biệt mà không nơi nào giống nơi

nào nhưng vẫn thống nhất một phong tục Việt như: Tục cưới hỏi của người
Mường, người Thái, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ hội vào các
dịp khác nhau trong năm.
Cứ đời này qua đời khác các tin ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh
hoat tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt, những giá trị tinh thần
này đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hoá Việt trong văn hố
thế giới.
Ngày nay với xu thế hợi nhập thế giới, văn hoá Việt được tiếp cận với
nhiều nền văn hoá ớ các châu lục, các quốc gia trên thế giới chúng ta có cơ hội
giao lưu với các nền văn hố tiến bợ từ đó sẽ phát huy những bản sắc văn hố tốt
đẹp của dân tợc. Tuy nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hố
truyền thống, giữ gìn và tơn tạo thêm bản sắc văn hoá của đất nước để phát huy
những phong tục hay và loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đời nay.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là mợt tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người
Việt: “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”. Nền văn minh lúa nước rất
coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành
thân tḥc nhất với con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụng
gần với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ như trời, đất, mưa, gió….ngoài ra còn
thờ phụng những vị nữ anh hùng dân tộc(vê giai đoạn sau này).
1


1. Tính cấp thiết của đề tài
Mấy thập kỷ gần đây, trong xã hợi Việt Nam, do chính sách đổi mới và
mở cửa, cùng với những tác động của đời sống kinh tế xã hội, đã tạo nên sự hồi
sinh của nhiều hình thức tín ngưỡng và sự gia tăng phức tạp của các loại hình
sinh hoạt tín ngưỡng, làm cho bức tranh về tơn giáo tín ngưỡng ở nước ta trở
nên đa dạng với nhiều sắc thái và các chiều tác đợng khác nhau, trong đó có tín
ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu phản ánh rõ nét đặc trưng văn hố của cư
dân nơng nghiệp trồng lúa nước, thể hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

và truyền thống tôn trọng người phụ nữ của người Việt Nam. Song đây cũng là
mợt hiện tượng tín ngưỡng gây nhiều tranh ḷn là mê tín hay khơng mê tín, là
văn hoá hay phi văn hoá, là giá trị hay phản giá trị,...cần được xem xét và nghiên
cứu một cách khoa học. Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng của tín
ngưỡng thờ Mẫu. Trong nhiều năm gần đây cùng với sự bùng phát mạnh mẽ của
loại hình tín ngưỡng dân gian này, nghi lễ Hầu đồng cũng đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều tài liệu xuất bản đã đề cập đến hoạt
động này như một nghi lễ thực hành tôn giáo, một dạng thức của Saman, mợt
sinh hoạt văn hố tâm linh,... Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng ở Việt Nam vẫn còn
gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của nó.
Bên cạnh những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hố mà Hầu đồng đem lại thì
nghi lễ này cũng vấp phải sự phản đối của khơng ít người do nhiều nơi vẫn còn
khá phổ biến những hiện tượng lạm dụng nghi lễ này để phục vụ cho mục đích
cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu. Hầu đồng hiện đang được Viện Văn hoá
nghệ thuật Việt Nam đề nghị đưa vào danh sách đề cử Di sản văn hoá phi vật
thể, đề nghị này cũng đang gây nhiều tranh cãi với những ý kiến trái ngược
nhau. Những sự thực đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nghi
lễ Hầu đồng nhằm phân định ở một mức độ có thể đâu là giá trị tích cực cần
phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục của hiện tượng văn hố tín
ngưỡng khá đặc biệt này, sẽ góp phần khơng nhỏ vào công cuộc xây dựng và
phát triển nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tợc mà Đảng và nhân dân ta
đang tiến hành. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đã chọn đề
2


tài “Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay ” để nghiên cứu.
2. Lý do chọn đề tài
- Thứ nhất là do sở thích của cá nhân tơi.
- Thứ hai vì tơi là sinh viên chuyên ngành văn hóa nên đề tài này sẽ có ích

cho việc học tập của tơi.
- Thứ ba, vì tôi sinh ra và lớn lên tại Yên Bái nên tôi nhận ra rằng việc
nghiên cứu về đề tài này cần thiết để bào tồn và phát huy giá trị văn hóa của quê
hương mình.
Vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài này để viết tiểu luận.
3. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu “nghi lễ Hầu đồng của người Việt” không phải là đề tài
mới mẻ, đã có nhiều học giả nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc đợ khác nhau:
Mợt số cơng trình do G.S Ngơ Đức Thịnh chủ biên như: “Đạo Mẫu ở Việt Nam”
(Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nợi, 1996); “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman
trong các tợc người ở Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2004); “Hát văn” (Nxb văn hố dân tợc, Hà Nợi, 1992); “Tín ngưỡng và văn hố
tín ngưỡng ở Việt nam” (Nxb Khoa học xã hợi, Hà Nợi, 2001); “Lên Đồng hành
trình của thần linh và thân phận” (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2008),...Các tác
phẩm này đã nghiên cứu mợt cách cơ bản và tương đối toàn diện, hệ thống về
Đạo Mẫu ở Việt Nam, bao gồm các khía cạnh thần tích, truyền thuyết, điện thần,
nghi lễ thờ cúng và lễ hợi; điều tra và trình bày các hiện tượng thờ Mẫu tiêu biểu
ở Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều các cơng trình khác cũng nghiên cứu về tín
ngưỡng Mẫu như: “Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc
Chúc (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1984); “Văn hoá Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung
(Nxb Văn hoá – Thơng tin, Hà Nợi, 2004); “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt
Nam” của Nguyễn Minh San (Nxb Văn hoá dân tợc, Hà Nợi, 1994); “Góp phần
tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam ” do Nguyễn Đức Lữ chủ biên (Học
viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2000)... Bên cạnh đó còn nhiều bài viết
3


cơng bố trên các tạp chí: Nghiên cứu lý ḷn, Triết học, Tơn giáo, Văn hố dân
gian, Văn học...cũng đã đề cập tới các góc đợ khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã

tiếp cận tín ngưỡng thờ Mẫu từ các góc đợ khác nhau: văn hố, lịch sử, tơn giáo,
nghệ tḥt, Trong các nghiên cứu về Đạo Mẫu thì Hầu đồng cũng được đề cập
đến như là một trọng tâm của nghiên cứu, nhiều bài viết của các tác giả đã phân
tích và tiếp cân nghi lễ này ở nhiều góc độ khác nhau và cũng đã có nhiều kết
luận đáng chú ý: Lên đồng phần nào cũng đã đáp ứng được sự giải toả căng
thẳng của cuộc sống công nghiệp đang hằng ngày, hằng giờ đè nặng lên mỗi con
người thời hiện đại. Đến với Thờ Mẫu, đặc biệt trong nghi lễ Hầu đồng với các
trang phục đặc biệt của mình, con người đã được hoá thân, thăng hoa trong vai
các vị Thánh Thần có quyền năng tối thượng, việc lên đồng mang lại mợt khối
cảm đặc biệt đối với người tham dự, có tác động giải toả và thăng hoa. Tóm lại
khảo sát về nghi lễ Hầu đồng, có rất nhiều các phát biểu về loại hình văn hố
này. Có thể thấy các tác giả đã tiếp cận hiện tượng này trên một số góc độ sau:
tiếp cận từ góc độ thần tích của các vị thần, tiếp cận từ góc đợ nghi lễ, diễn
xướng, điện thần, công dụng trị liệu của nghi lễ... Từ đó cho thấy nghi lễ Hầu
đồng đã được tìm hiểu dưới nhiều góc đợ khác nhau. Tuy nghiên việc nghiên
cứu sâu hơn để thực sự hiểu về nguồn gốc, bản chất của Hầu đồng là một vấn đề
khó khăn, phức tạp, cần tiếp tục được nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm hiểu về nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp trong việc phát huy những
giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng.
+ Công trinh nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu về sau.
+ Phục vụ cho sinh viên chuyên ngành văn hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
4



+ Tìm hiểu khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng và các quan niệm khác
nhau về Hầu đồng.
+ Tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của nghi lễ Hầu đồng trong
tín ngưỡng thờ Mẫu .
+ Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nghi lễ
Hầu đồng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái và những vấn đề đặt ra hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái trong lịch sử và hiện tại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau
+ Phỏng vấn: Các thanh đồng, quản lí đền, các sư trong đền và người dân
đi lễ tại đền.
+ Nghiên cứu tài liệu: “Đạo Mẫu ở Việt Nam” của G.S Ngô Đức Thịnh,
“Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc và các tài liệu
lưu giữ tại đền…
+ Quan sát, so sánh, phân tích, điều tra…
7. Ý nghĩa của tiểu luận:
Tiểu luận đóng góp một phần cho việc nghiên cứu nghi lễ Hầu đồng trong
tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt để có thể hiểu thêm về nghi lễ, đồng thời
nhìn nhận nó mợt cách khách quan để có thể phát huy những giá trị và hạn chế
những mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng trong việc xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ

HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI.
1. Cơ sở lí luận về nghi lễ Hầu đờng
1.1. Khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng
- Khái niệm nghi lễ: Nghi lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao
tiếp trong xã hợi, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tơn giáo thông qua đời sống
tâm linh, mang đậm sắc thái văn hố dân tợc. Nghi lễ là mợt từ chung, mang ý
nghĩa qua sự tổ chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một
hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác, và đối với một hay nhiều
thần linh, đấng cao cả siêu nhiên. Nghi lễ (rite gốc từ la tinh ritualis) gồm nhiều
nghi thức (rituals) hành lễ hợp lại. Nghi là dáng, mẫu, nghi thức, nghi lễ, khuôn
phép. Nghi cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường... Lễ là phép tắc,
khuân mẫu phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao tế trong xã
hội. Lúc đầu “Lễ” chỉ là cách thức cúng tế, về sau được dùng rộng ra để chỉ
những quy tắc được tập thể thừa nhận trong đời sống cộng đồng như cưới xin,
tang chế, giao tiếp... Lễ có giá trị đặc biệt với đạo Nho, vì được coi như bắt
nguồn từ trật tự của trời đất, từ “thiên lí” tức lẽ trời gồm những quy tắc thiết yếu
như “tam cương” (quân sư phụ), “ngũ thường” (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) mà con
người phải tuân theo. Đạo Nho quan niệm “Hễ làm con khi cha mẹ còn sống
phải phụng sự cho có lễ, khi cha mẹ mãn phần phải chôn cất cho có lễ; rồi
những khi cúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang” (người biết giữ lễ
kính, tức là khơng ăn ở trái ngược).
Lễ tức là một trật tự xã hội, kỷ cương trong xã hội mà dân chúng phải
tuần theo. Khổng Tử, người đầu tiên sáng lập ra đạo Nho ở thời Xuân Thu (551
479 TCN) nói: “Muốn dẫn dắt dân chúng nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh;
muốn trị dân nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết hổ
ngươi, họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành” . Lễ chế (phép tắc về việc lễ) gắn
liền với nghi lễ (nghi thức về việc lễ), hợp với điều nghĩa để hoà nhập với xung
quanh. Lễ cũng gắn liền với Nhạc. Trong xã hội, Lễ phân biệt trên dưới, ngăn
cản những gì quá đáng, thiên về lí trí, nên cần có Nhạc kèm theo để điều hoà
6



tình cảm tạo nên sự hồ nhập tương thân. Đối với cả Lễ và Nhạc điều cơ bản là
phải xuất phát từ đức nhân bên trong. Khổng Tử thường nói: “Người ta mà
chẳng có lòng nhân, thì làm sao mà thi hành lễ tiết? Người ta mà chẳng có lòng
nhân, làm sao mà dùng âm nhạc?” . Trong tôn giáo lễ được hiểu là các hoạt
động chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người có đạo, gắn liền với Phật,
với Chúa, với các tín đồ như Tăng Ni với Phật Tử, giáo sỹ với giáo dân. Lễ
trong tôn giáo được coi là thiêng liêng nên được coi là Phật lễ, Thánh lễ. Lễ
trong lễ hội dân gian các làng xã là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu
hiện lòng tơn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ
chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có. Như vậy,
nghi lễ có nghĩa là hành vi (hoặc hệ thống hành vi) của cá nhân hoặc tập thể tuân
theo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn (về sau có thể
tuỳ thời gian điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm đạt
tới mợt mục đích tín ngưỡng tơn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó. Nghi lễ
thường được thể chế hoá (có thể thành văn bản có thể không). Nghi lễ tôn giáo
nguyên thuỷ thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt động
sinh hoạt người thời xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốt
lửa... Nhiều nghi lễ gắn với việc thay đổi trạng thái của cá nhân hay tập thể (sinh
đẻ, cưới xin, làm nhà...). Sau này nghi lễ tơn giáo ngày càng được sử dụng nhiều
hình thức văn hoá nghệ thuật như múa hát, ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánh
sáng đèn nến... để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút. Tóm lại nghi lễ có
nghĩa là lề lối, phép tắc trong việc lễ. Nghi lễ có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành
vi, thái đợ, tín ngưỡng, văn hố ngơn ngữ, phong cách của con người và xã hợi.
Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng
thờ phụng của mợt tơn giáo.
- Khái niệm nghi lễ Hầu đồng (Lên đồng, Hầu bóng): là một nghi lễ quan
trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Khác với nhiều hình thức tín
ngưỡng tơn giáo khác, tín ngưỡng thờ Mẫu không hướng con người vào thế giới

sau khi chết, mà là một thế giới hiện tại, trần tục với mong ước sức khoẻ, tài lộc.
Trong tâm thức của người dân để đạt tới ước vọng trần tục ấy thì điểm tựa lại là
7


thế giới siêu nhiên với các thần linh, các cuộc hành trình của thần linh từ cõi hư
vơ trở về tái sinh trên thân xác của các ông Đồng – bà Đồng trong nghi lễ Lên
đồng. Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và
thờ Mẫu Liễu ở đồng bằng Bắc Bợ điển hình là đền Đông Cuông. Thực hiện
nghi lễ Hầu đồng thờ hai vị Thánh này ở đền Đông Cuông cũng chia thành hai:
dòng Thánh Cha, tức thờ Đức Thánh Trần, Vua Cha Bát Hải và dòng Đồng Cốt
thờ Thánh Mẫu. Các đệ tử của dòng thờ Đức Thánh Trần và Vua Cha Bát Hải
được gọi là Thanh đồng, “Thanh” ở đây nguyên là “thanh tiên đồng tử” tức tiên
đồng. Chữ “Thanh” nghĩa là màu xanh, chỉ thanh thiếu nhi trẻ tuổi, nhiều người
còn hiểu Thanh đồng có nghĩa là thanh trừ tà ma quỷ quái. Từ “Đồng” trong
“Hầu đồng” có nghĩa là trẻ con. Con người khi sinh ra thường bị c̣c sống nhân
tạo chi phối, kìm hãm khả năng tiếp cận với sự ẩn tàng của thiên nhiên, vũ trụ.
Và, chỉ trong khi lên đồng, bằng xuất thần, để trở về với tâm hồn trẻ thơ mang
bản chất trong trắng, hồn nhiên con người mới tạm thời gạt bỏ được những sự
ràng buộc nhân tạo đó. Người ta tin rằng, có như vậy mới đồng cảm được với
thần linh, hoà hợp được với thiên nhiên, vũ trụ và mới biết được sự dạy bảo của
đấng thiêng liêng. “Đồng” còn có nghĩa là cùng. Con người bằng xuất thần đẩy
linh hồn ra khỏi xác thân nhằm tìm lấy mợt tâm hồn đồng điệu trong hệ tứ phủ
vạn linh, để vị thần đó mượn xác thân con đồng mà tiếp cận với chúng sinh, tín
đồ. “Đồng” còn có mợt nghĩa khác là tiểu đồng, hoặc tiên đồng hầu hạ bên cạnh
các vị đại Tiên, Thánh, nhận sự ủy thác nhờ cậy của chúng sinh những nguyện
cầu về quốc thái dân an, về những khó khăn trong đời sống trần gian, mong
được Thánh thần giải thoát. Như vậy ta thấy ở đây từ “Đồng” dùng để chỉ đối
tượng là trẻ em. Từ “Cốt” có nghĩa là Bà cốt, là thuật ngữ biến âm từ bà cơ tí (cơ
gái nhỏ) được người nước ngồi gọi là “bacoti” rồi chuyển sang thành Bà cốt, từ

“Cốt” còn được hiểu là xương cốt, thân xác của người trần và Thần linh sẽ
mượn thân xác ấy mà nhập vào. Ở Việt Nam trong những năm gần đây vẫn còn
hiện tượng Đồng kê (hiện tượng cầu cơ trong Đạo giáo Đạo Cao Đài), trong
nghi thức này cũng có hai người cầm cơ gọi là Đồng tử (thường dùng con trai
còn trinh nguyên, cũng có khi là con gái còn trinh nguyên). Theo quan niệm của
8


Đạo giáo sự trinh nguyên mang tính tự nhiên, tính trong sạch, thích hợp cho
Thần dựa. Tuy nhiên hiện nay, các Thanh đồng không còn là trẻ con trinh
nguyên nữa mà là người đã có gia đình, hay đã thành niên mà chưa có vợ hoặc
chồng. Từ thuật ngữ Thanh đồng và Đồng cốt có thể hiểu Hầu đồng là một dạng
nghi lễ được thực hành bởi những chủ thể, cá nhân có tố chất ngây thơ, trong
sáng, thuần khiết, thanh sạch. Thời kỳ đầu Hầu đồng chỉ được thực hiện bởi
những người nhỏ tuổi, về sau đối tượng này được mở rộng cả ở những người
trưởng thành nhưng phải có “căn đồng”. Tuy nhiên ở đây còn thuật ngữ nữa là
“Hầu bóng”, vậy “bóng” có nghĩa là gì? Theo tác giả Ngơ Đức Thịnh thì “bóng”
chỉ vị Thần linh nào đó chiếu nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông Đồng hay
bà Đồng và ông bà Đồng này chỉ là người hầu hạ cái bóng của Thần linh ấy [37,
tr 50]. Trên thực tế thì khi ơng Đồng hay bà Đồng đã trùm tấm khăn phủ diện đỏ
lên người, cung văn thỉnh mời thần linh và ông bà Đồng giơ tay ra hiệu ngơi vị
Thánh nào giáng về thì lúc đó với bộ trang phục của vị Thánh ấy, các Đồng
trong con mắt những người xung quanh cũng như trong tâm tưởng, ảo tưởng của
chính chủ thể, họ khơng còn là những người phàm nữa mà đã là thần linh hay
chí ít họ cũng được đồng nhất với thần linh. Chi tiết này cho thấy nếu coi Hầu
bóng là để chỉ các con đồng hầu hạ cái bóng của thần linh là không thoả đáng,
nhưng nếu xét từ góc độ các con nhang đệ tử, cung văn ngồi dự và thực thi các
hoạt động như hát ngợi ca công tích Thánh Thần, dâng tiền, dâng lễ, tung hơ, tán
thưởng, dâng rượu, dâng trà cho Thánh khi nhập vào Đồng và bản thân các
Đồng kiêm luôn việc thực hành, biểu diễn vũ đạo để mua vui cho Thần linh thì

hồn toàn có thể coi là hầu hạ Thánh. Trong khu vực Phủ Dày (Nam Định) có
một địa điểm gọi là Phủ Bóng, trước đây nó được gọi là “cây đa Đền Bóng” hay
“Nguyệt Du Cung”. Tương truyền ở đây có một cây đa cổ thụ và dưới gốc có
điện thờ nhỏ. Về sau cây đa mất đi, dân trong vùng xây một điện thờ khang
trang, sau bị chiến tranh huỷ hoại, mới đây được xây lại. Theo dân gian trong
vùng đây là nơi Liễu Hạnh đến ngắm trăng (Nguyệt Du Cung), có ý kiến cho
đây là nơi bà bay lên trời, có ý kiến cho là nơi bà về thăm thân phụ. Vậy tại sao
lại gọi là cây đa bóng? Điều này có thể lý giải đó là do cây đa ngả bóng bên
9


phần mộ Mẫu, hoặc mộ phụ thân của Mẫu; hay đây là nơi có bóng dáng quần
tiên, bóng dáng Mẫu. Thần điện dưới gốc đa đương nhiên là Thần cây (mơ típ
phổ biến ở nhiều địa phương: thần cây đa, ma cây gạo) là mợt tín ngưỡng cổ xưa
và sau này khi xuất hiện hình tượng Mẫu thì nó trở thành tín ngưỡng Mẫu. Ở
đây có sự lồng ghép vào nhau của hai mơ típ Thần cây và Nữ thần. Chữ bóng
chỉ thần ngự trên cây thành chỉ Mẫu, và hầu bóng sau bị từ Hán thay thế thành
Hầu đồng. Đồng bóng là một thuật ngữ song ngữ. Đến đây chúng ta thấy “bóng”
cũng có nghĩa như “hầu”, hầu bóng và hầu đồng cùng có nghĩa như nhau. Theo
quan niệm dân gian, một cuộc Hầu đồng được gọi là một vấn hầu hay một canh
hầu. Trong một canh hầu có rất nhiều vị Thần giáng về “nhập” vào người ngồi
đồng. Lúc đó chủ thể là người ngồi đồng chỉ là lấy thân xác mình làm cái cốt
(xác) cho Thần linh nhập vào để giáng trần. Mỗi lần một vị Thánh giáng, làm
việc Thánh và thăng (ra đi) được gọi là một ghế đồng. Ghế ở đây được hiểu là
con đồng, là nơi để Thần linh “ngự” vào (nhập vào). Điều này có thể hiểu là
xuất phát từ cách nói lịch sự, kính cần với Thánh (bề trên) người Việt dùng tiếng
Hán “ngự”. Ngự có hai nghĩa: ngự ngồi và từ đây dẫn đến cách gọi một lần
Thánh giáng xuống/ nhập xuống người con đồng là một “ghế” đồng (cái để ngồi
gọi là ghế); mặt khác ngự còn có nghĩa là ngự trị (chiếm giữ hết tinh thần) như
cách nói “hình ảnh ai đó ln ngự trị trong đầu” thì đây là cách để các Đồng tự

thơi miên chính mình (tự ám thị mình đồng nhất với Thánh thần). Như vậy, vấn
đề là ai ám thị tốt thì vào vai rất đạt (được coi là Thánh nhập), ai ám thị kém thì
vào vai khơng đạt (gọi là đồng lì, đồng đá). Tuy nhiên để có thể tự ám thị được
bản thân, đòi hỏi các Đồng phải có mợt q trình tập luyện và luôn cần sự hỗ trợ
của các Đồng thấy. Trong câu khấn của các Hầu dâng khi Thánh về thường có
câu “Hôm nay ngày...chúng con bắc ghế Quan/Chầu ngồi, bắc ngơi Quan/Chầu
ngự...” xét từ khía cạnh này có nghĩa là thân thể con Đồng lúc ấy chỉ đóng vai
trò là cái giá hay là cái ghế để Thần linh mượn thân xác ấy mà ngự vào đó thôi,
còn phần bên trong, phần tinh thần là thuộc về Thánh thần. Cái ghế đó cũng để
cho nhiều vị Thánh ngự chứ khơng chỉ mợt vị, vì thế khác với hiện tượng lên
đồng trong Saman giáo, mỗi lần lên đồng, một căn Đồng có thể lên rất nhiều giá
10


Đồng, có người lên tới 36 giá, thay tới 36 lần trang phục và thể hiện đầy đủ tính
cách của các vị Thánh đó. Như vậy, Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín
ngưỡng thờ Mẫu. Đó là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thần linh Tam
phủ, Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng, là sự tái hiện hình ảnh các vị
Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lợc cho các tín đồ Đạo Mẫu.
Trong Hầu đồng, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (giáng đồng), rồi làm việc
quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ, nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và
xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng. Trong nghi lễ lên đồng, có tất
cả 36 giá đồng, nhưng thường trong một buổi hầu đồng không thể lên hết được
tất cả các giá.
1.2. Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
- Hầu đồng là nghi lễ truyền thống, có từ lâu đời Không rõ Hầu đồng xuất
hiện trong đời sống dân gian từ khi nào, chưa có một tài liệu cụ thể nào nói về
nguồn gốc và xuất xứ của nghi lễ Hầu đồng. Tuy nhiên trong dân gian truyền
thuyết cũng như ký ức còn đọng lại ở một số già làng về sinh hoạt cúng lễ tự

phát trong các luỹ tre xanh. Đây là hình thức dân gian từ cánh học trò, trẻ mục
đồng đã chơi đùa, hành động tinh nghịch trong những khi nhàn rỗi, đó là trò phụ
đồng chổi, phụ đồng ếch,...Và tuy các trò chơi này bán tín bán nghi, nhưng ít ra
cũng để lại trong họ những ấn tượng, đôi lúc họ muốn được thể hiện, hoặc được
trông thấy, xem nữa bởi sự bốc đồng như có siêu nhiên nhập vào tạo sự lạ lẫm
mà bình thường khơng thấy. Lớp trẻ nhàn rỗi này không cần khăn chầu áo ngự,
có lúc chăn trâu mặc quần áo bình thường và chỉ cần chiếc khăn, mảnh vải phủ
đầu là có thể khoanh chân nhắm mắt nghe bạn bè kiều thỉnh nôm na (không cần
có đàn nhạc chầu) với nén nhang cắm trước mặt và tay cầm chiếc chổi, ấy vậy
mà khi nghe đọc bài cùng với âm thanh gõ vào chén bát lập tức bốc đồng. Một
vài đoạn trong phụ đồng chổi như sau:
Phụ đồng chổi
Thôi lổi mà lên
Ba bề bốn bên
11


Đồng lên cho chóng
Dù là cửa đóng
Dù là then cài
Cách sông cách ao,
Đồng vào cho được...
Thế là con đồng lắc lư đầu rồi tung khăn vùng dậy, cầm chổi quét tứ
tung, lại nhảy cả xuống ruộng, xuống vũng sâu để qt làm cho bản thân khơng
giữ được mình khiến người ướt át và chỉ khi hết cơn thăng đồng mới nằm vật ra
hoặc tỉnh lại. Người nhập đồng lấy chổi qt mợt cách vơ cảm, hình như mọi
việc làm do “Thần chổi” sai khiến. Hiện tượng này không phải bởi tự người ngồi
đồng nghĩ ra để tự hành hạ mình trước số đông bạn bè có nam có nữ. Sự ngây
ngất này là nhập đồng một cách đơn giản khiến hệ thần kinh mất chức năng chủ
đạo. Phụ đồng ếch cũng do bạn bè tổ chức, người ngồi đồng được phủ khăn lên

đầu rồi nghe bạn hát chầu: Ếch ộp mày ở trong hang Đêm khuya thanh vắng
nhảy toang ra đồng. Gặp chú thần đồng... Nghe bài hát cùng khói hương khiến
con đồng lắc lư, quay đảo rồi tiếp tục hát khăn ra, hai tay chống nạnh, hai chân
khuỳnh nhảy như ếch nhảy, đến khi thăng nằm vật ra... Lại còn đánh đồng thiếp,
hình thức này là đỉnh cao của phụ đồng dân gian cũng có từ lâu đời. Đây là
trường hợp người hầu phải chết thiếp đi do tác đợng khách quan (chết giả) để
xuất hồn đi tìm gặp tổ tiên ở các vùng trời khác. Nghi lễ Hầu đồng còn đặc biệt
ở chỗ đó là không chỉ là riêng nghi lễ của người Việt mà còn ở một số dân tộc
khác như Then của người Tày, Mỡi của người Mường, Lễ cấp sắc của người
Dao, Một của người Thái,... Then là tín ngưỡng của cợng đồng người Tày, thầy
Then là người thuộc các bài cúng về đưa ma, cúng cầu an, cầu tự... Thầy Then
có thể xuất hồn đi huy động binh mã về làm việc khi cúng lễ, thêm vào là lời ca,
âm nhạc nên có sức cuốn hút. Trong Then còn chứa đựng tín ngưỡng Saman
giáo, một đạo giáo có từ thời bộ lạc xa xưa, có cả sự xuất hồn, nhập hồn. Người
Tày Đăm ở Nghĩa Lộ quan niệm tổ tiên khi chết phải vất vả vượt qua ba tầng
Trời mới đến Mường Trời của tổ tiên. Đây cũng là con đường về với cội nguồn
do vậy con cháu nếu có đức độ sẽ được tổ tiên phù hộ để sau này được lớn cành
12


xanh lá. Bài Then của quan quân Then tiễn đưa linh hồn người chết về Mường
Trời gọi là Thống Đẳm. Bài Then diễn tả con đường trần thế phải gian khổ mới
đến Mường Trời thứ ba tốt đẹp, vinh quang làm cho người ốm yên tâm lên cõi
Mường Trời thứ ba.
1.3. Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng
Hầu đồng cổ xưa ở Việt Nam như thế nào, hầu như không có tài liệu nào
phản ánh, tài liệu sớm nhất mà chúng ta có được hiện nay là “Thượng Kinh Ký
Sự” của Hải Thượng Lãn Ông, song cũng chỉ được đề cập thoáng qua với cái tên
“tiệc hát”. Đó là chưa kể đến sự nhạy cảm của hiện tượng này khiến các nghiên
cứu công phu về nó càng trở nên ít ỏi, vì vậy mà việc hiểu tường tận về Hầu

đồng lại càng trở nên khó khăn.
Tuy nhiên căn cứ vào nhiều tài liệu đã công bố và xuất bản, cho thấy có
các khuynh hướng chủ yếu nhận định về Hầu đồng như sau:
* Hầu đồng – nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và
Thánh Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt
Nam hiện vẫn tồn tại khá nhiều các dòng tôn giáo khác nhau: dòng thờ Phật, thờ
Khổng Tử, Lão Tử, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo... Bên cạnh đó là mợt loạt những
tín ngưỡng dân gian: thờ Thành Hoàng làng, thờ tổ tiên, thờ linh thần, linh vật
(thần tự nhiên), còn có cả một dòng nữa đó là dòng thờ Thánh. Mặc dù dòng thờ
Thánh của người Việt chưa hề tạo thành mợt cấu trúc hồn chỉnh với các tiêu chí
như giáo lý, giáo sĩ, tín đồ... nhưng có thể nói trong tâm thức dân gian người
Việt, thờ Thánh luôn được đặt ngang hàng với thờ Phật, chỉ với hai thế lực Phật
– Thánh có tác động nhiều nhất đến đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt.
Trong đó Phật giải quyết những thắc mắc của đời người sau khi viên tịch, còn
Thánh giải quyết việc đời người khi còn sống. Lẽ sống chết cũng là hai vấn đề
mà người Việt ln quan tâm. Tín ngưỡng thờ Thánh không rõ xuất phát từ căn
nguyên nào, từ Thánh không rõ có từ khi nào, song trong mục “Có một Đạo
Thánh ở Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc Khánh có nhận định: “Đạo Thánh tự hình
thành”. Thánh của người Việt cùng là các Thần linh nằm trong hệ thống Thần
linh nói chung, nhưng lại là những thần linh cá biệt, đặc biệt. Giải thích về hiện
13


tượng này có ý kiến cho rằng Thần là có quyền năng vơ bờ bến, còn Thánh là sự
tích hợp của hai yếu tố Thần và trí tuệ. Khi xem xét lai lịch các Thánh ở đồng
bằng Bắc Bộ cho thấy có một số đặc điểm sau: Nguồn gốc: thường là những vị
nhân thần sinh thời có tư cách đạo đức tốt, có những công lao hiển hách với đất
nước, dân tộc (Trần Quốc Tuấn); là những Thiên thần nhưng đều đã giáng trần,
đã sống cuộc đời trần tục (cũng lấy vợ/chồng là người trần) hiển linh nhiều lần
giúp dân, giúp nước (Liễu Hạnh). Mơ típ Thánh của người Việt bao giờ cũng là

những nhân vật có tài năng đặc biệt, có phép thuật, có thể chữa bệnh, bắt tà, cứu
dân (Trần Quốc Tuấn), tài trị thuỷ (Tản Viên); phù cho việc buôn bán giỏi giang
(Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu). Khi đã là Thánh, họ có phép thuật và trở nên bất tử.
Sự bất tử đó thể hiện bằng việc thường xuyên hiện hữu giữa đời thường dưới
hình thức giáng linh, giáng trần để có thể thấu suốt, giải quyết mọi việc trần
gian.
Thực tế cho thấy trong vô số các Thần linh đất Việt chỉ có một số nhân
vật được chọn làm Thánh và được dân gian cũng như triều đình phong Thánh:
Thánh Tản Viên, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Trần, Thánh Chử Đạo Tổ,
Thánh Gióng... đây cũng là điều đặc biệt. Trong số các vị Thánh này chỉ có hai
vị Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh là có vị trí sâu đậm hơn trong tâm
tưởng dân gian. Việc ốp đồng, nhập đồng ở đồng bằng Bắc Bộ xưa cũng như
nay chỉ tập trung xung quanh thần điện của hai vị Thánh này. Việc tổ chức Hầu
đồng dường như cũng tập trung nhiều nhất ở những địa điểm di tích lịch sử thờ
hai vị Thánh này. Với tư cách là nơi phát tích hai dòng Đồng: Thanh Đồng và
Đồng Cốt, khu vực Bắc Bộ giống như cái nôi của Hầu đồng. “Tháng tám giỗ
cha, tháng ba giỗ mẹ”, câu ca dân gian như nhắc nhở các đệ tử của tín ngưỡng
này về nghĩa vụ của mình. Tháng 3 và tháng 8 âm lịch cũng là hai thời điểm mà
Hầu đồng diễn ra mạnh nhất ở Bắc Bợ điểm hình là đền Đông Cuông huyện Văn
Yên tỉnh Yên Bái. Theo thơng lệ ai trở thành tín đồ của tín ngưỡng này đều phải
trải qua nghi thức gia đồng trình lính để trở thành tín đồ, sau đó mới có thể thực
hành nghi lễ do bản thân mình làm chủ thể. Người trực tiếp thụ lễ cho con nhang
cũng phải là một Đồng Thầy và người Đồng Thầy này cũng phải làm lễ lên đồng
14


để Thánh giáng, nhập về thụ lễ, công nhận cho con nhang.
Trong suốt c̣c đời thực hành tín ngưỡng của con nhang đệ tử thì việc
thực hành tín ngưỡng duy nhất đó là tổ chức những cuộc Hầu đồng. Trong các di
tích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần thì nghi lễ Hầu đồng vẫn là

nghi lễ phổ biến nhất. Vì vậy có thể coi Hầu đồng là nghi lễ chính thức thờ hai
vị Thánh này nói riêng và tín ngưỡng Tứ phủ nói chung xét từ góc đợ văn hố.
Mặc dù có sự tồn tại hai dòng Đồng gắn với hai nhân vật Thánh Trần và Thánh
Mẫu, trên thực tế việc Hầu đồng xưa kia có tách bạch thành hai nghi thức khác
nhau hay không cũng không thấy các tài liệu ghi chép kỹ. Nhiều tài liệu phản
ánh Hầu đồng hiện nay chỉ hầu hết nói về Hầu đồng thờ Mẫu. Hầu đồng trong
dòng Thanh đồng khác với Hầu đồng trong tín ngưỡng Mẫu bởi việc Hầu đồng
của các Thanh đồng chỉ nhằm hai mục đích đó là chữa bệnh và trừ tà.
* Hầu đồng là hiện tượng nhập hồn của nhiều thần linh Đây là quan
niệm phổ biến trong tâm thức dân gian, chính xác hơn đây là quan niệm của
chính những tín đồ tḥc cả hai dòng Thanh đồng và Đồng cốt. Với niềm tin tơn
giáo của mình, họ khơng đủ nhận thức để giải thích hiện tượng đặc biệt này và
đều cho rằng khi các ông, bà Đồng lên đồng, là lúc thần linh nhập vào, vì vậy
những hoạt đợng của các Đồng lúc đó là hoạt động của Thần linh. Từ quan niệm
này nên khi tham gia một buổi Hầu đồng (trong lúc diễn ra nghi lễ) thì dù là
trong vai trò Đồng lính (đồng mới) con nhang dự hầu, hay thậm chí là vợ, chồng
của con Đồng thì bất cứ người nào cũng có thái độ ứng xử với con Đồng như
ứng xử với Thần linh.
Quan niệm này cũng chi phối cả các nhà nghiên cứu. Năm 1959 Maurice
Durand xuất bản tài liệu bằng tiếng Pháp về lên đồng ở Việt Nam, tuy chưa đưa
ra được nhận định một cách rõ ràng nhưng qua những gì ơng viết chúng ta thấy
ơng nghiêng về giới thuyết lên đồng có mối liên hệ với Saman giáo: Nghi lễ này
dường như gắn chặt với nghi lễ đối với Thánh Mẫu từ xa xưa và các buổi hầu
đồng gắn với đạo Saman hẳn là rất phong phú. Về sau khi nghiên cứu về Đạo
Mẫu trở nên phổ biến hơn thì quan niệm này cũng được thể hiện đậm nét ở
nhiều học giả đi sau khi phát biểu về nghi lễ Hầu đồng: “Hầu đồng hay Hầu
15


bóng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh. Trong đó, mỗi lần

một vị thần linh nhập hồn (ốp đồng, giáng đồng), rồi làm việc quan (tức thời
gian thực hiện các nghi lễ nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng
đồng) được gọi là một giá đồng”. Chịu tác động từ những quan niệm dân gian và
những cơng trình nghiên cứu trong nước mà các học giả nước ngoài khi nghiên
cứu về hiện tượng này cho dù dưới góc độ nào cũng đều cho rằng Hầu đồng
tḥc thể loại tín ngưỡng nhập hồn. Năm 2004 Viện nghiên cứu văn hoá xuất
bản cuốn “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tợc người ở Việt Nam
và Châu Á", ngoại trừ phần viết về Đạo Mẫu thì trong cuốn sách nghi lễ lên
đồng nghiễm nhiên được hiểu, được xếp vào một trong những dạng thức của
Saman. Hầu đồng của người Việt gần với hình thức Saman giáo của nhiều dân
tộc trên thế giới. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt hầu đồng với Saman giáo
không phải là mợt. Hầu đồng của người Việt chỉ ít nhiều mang tính chất Saman
giáo, vì hiện tượng xuất thần của Saman gồm hai cách, hoặc thần linh nhập vào
người thầy pháp (hay vào trống của thầy), hoặc ngược lại, hồn thầy pháp chu du
lên xứ sở thần linh, còn Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ
vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng.
* Hầu đồng là hiện tượng tâm lý học tôn giáo Có thể nói đây cũng là một
cách tiếp cận mới gần đây về Hầu đồng ở Việt Nam. Một trong những nhà
nghiên cứu văn hố, tơn giáo sớm có quan điểm này là PGS. Nguyễn Duy Hinh.
Theo ơng thì “lên đồng là một hiện tượng cổ xưa về sau được các tín ngưỡng tơn
giáo khác nhau hấp thụ, phát triển thành mợt bợ phận cấu thành các tín ngưỡng
tơn giáo như thờ cúng tổ tiên, Đạo giáo, Shaman giáo”. Từ quan điểm này cho
thấy Hầu đồng ở Việt Nam và Hầu đồng trong Saman giáo là hai dạng thức đã
biến đổi của của Hầu đồng cổ sơ. Vậy Hầu đồng cổ sơ là gì? diện mạo? bản chất
của nó như thế nào cho đến nay vẫn không có nhiều tài liệu cung cấp. Theo sự lý
giải của Nguyễn Duy Hinh thì “lên đồng cổ sơ có nguồn gốc từ mợt dạng cổ tục
có tên gọi là Thi cơng hí (Sư cơng hí) là mợt dạng nghi lễ tế tự vong hồn người
chết từ thời cổ đại, trong đó có vai trò của Sư công (pháp sư, vũ sư chuyên biểu
diễn trong tế tự (hí) và lấy cháu của người chết làm Đồng (người thần dựa,
16




×