Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

Luận văn đánh giá thực hiện mô hình chăm sóc người bệnh theo đội tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.77 KB, 167 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TỂ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ¥ TÉ CƠNG CỘNG

TRẦN THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
MƠ HÌNH CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THEO ĐỘI
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIẾN NG BÍ
NĂM 2013
LUẬN VÀN THẠC sĩ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thanh Huong

HÀ NỘI, 2013

TS. Trần Viết Tiệp


i

LỜI CẢM ƠN
Hai năm học tập đã qua, cuốn luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý bệnh viện đã
hoàn thành, với lịng chân thành và kỉnh trọng tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành
nhất đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học cùng các quý Thầy, Cô giáo trường Đại
học Y tế Công cộng Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ tơi hồn thành chương trình học
tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Ban Giảm đốc, các khoa, phòng, đồng nghiệp bệnh viện Việt Nam-Thụy Điên Ưông
Bi đã tạo điểu kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn các điểu tra viên


đã giúp tôi thu thập so liệu, cảm ơn tất cả các bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, người bệnh và
người nhà người bệnh đã tham gia nghiên cửu, giúp tơi hồn thành cn luận văn này.
Tơi xin bày tị lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyên Thanh Hương
và TS. Trần Viết Tiệp là những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, thức thâu đêm sửa bài,
góp ý cho tơi hồn thiện luận vãn tốt nghiệp.
Trăn trọng cảm ơn các anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp thân yêu luôn bên cạnh
động viên tơi trong suốt q trình học tập, nhất là các bạn lớp Cao học Quản lý bệnh viện
khóa 4, trường đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã cùng đồng hành, học tập với tôi trong
suốt hai năm qua.
Cuối cùng, xin bày tị lịng biết ơn vơ hạn tới những người thân trong gia đình đã
hết lịng vì tơi trong những năm thảng học tập vừa qua, đặc biệt là chông và các con tôi những người đã phải chịu nhiều hy sinh, vất vả và là nguồn động viên, chăm lo vật chất và
tinh thần cho tôi trong st q trình học tập, phân đâu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Trần Thị Thảo


MỤC LỤC
ĐẶT VÁN ĐÈ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu........................................................................................3
Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................4
1.1. Tổng quan về chăm sóc và các mơ hình phân cơng CSNB..........................................4
1.1.1. Vai trị của CSNB......................................................................................................4
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến CSNB.....................................................................4
1.1.3. Vai trò và chức năng của nhân viên y tế trong CSNB..............................................7
1.1.4. Các mô hình phân cơng CSNB.................................................................................8
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam...........................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu về CSNB.......................................................................................11
1.2.2. Các nghiên cứu về mơ hình CSNB theo đội..........................................................14

1.3. Thơng tin chung về bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển ng Bí.................................19
1.4. Khung lý thuyết.........................................................................................................22

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu...........................................................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................23
2.1.1. Nghiên cứu định lượng..........................................................................................23
2.1.2. Nghiên cứu định tính.............................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................24
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mầu...........................................................................24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................26
2.6. Các biến so nghiên cứu..............................................................................................29
2.7. Một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá......................................................................30
2.8. Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................32
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.................................................................................32
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số...............................33

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu......................................................................35
3.1. Đánh giá thực hiện một số quy định của đội chăm sóc tại bệnh viện.......................35
3.1.1. Đánh giá thực hiện quy định đi buồng của đội chăm sóc .....................................35


iv

3.1.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ

của bác sĩ.............................................................38

3.1.3. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ


của ĐDV trong đội chăm sóc..............................39

3.1.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ

của ĐD đội trưởng..............................................40

3.1.5. Đánh giá thực hiện CSNB ......................................................................................42
3.2.

Phân tích các ưu điểm, khó khăn, thách thức trong triển khai CSNB theo đội .50

3.2.1. Ưu điểm trong triển khai mơ hình CSNB theo đội....................................................50
3.2.1. Khó khăn, thách thức trong việc triển khai mơ hình CSNB theo đội.....................57
3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện mơ hình chăm sóc theo đội.............................59

3.3.1. Liên quan giữa yếu tố cá nhân của ĐD đội trưởng đến thực hiện quy định đi buồng
cùa đội chăm sóc..................................................................................................................59
3.3.2. Liên quan giữa yếu tố cá nhân của NB với đánh giá về CSNB theo đội................60
3.3.3. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực ĐD và BS đến CSNB theo đội.............................62
3.3.4. Công tác quản lý, giám sát của lãnh đạo khoa, ĐD trưởng khoa và sự phối hợp của
các phòng chức năng...........................................................................................................64
3.3.5. Sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo BV....................................................................65
Chương 4. BÀN LUẬN.......................................................................................................68
4.1.

Bàn luận về đánh giá thực hiện một số quy định của đội chăm sóc..........................68

4.1.1. Đánh giá thực hiện quy định đi buồng của đội chăm sóc.......................................68

4.1.2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của BS, ĐD đội trưởng và ĐDV..............................70
4.1.3. Đánh giá việc CSNB tại các khoa lâm sàng thực hiện chăm sóc theo đội.............72
4.2.

Bàn luận về các ưu điểm, khó khăn, thách thức trong triển khai mơ hình CSNB theo

đội

78

4.2.1. Ưu điểm trong triển khai CSNB theo đội...............................................................78
4.2.2. Khó khăn, thách thức trong triển khai mơ hình CSNB theo đội.............................84
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện mơ hình CSNB theo đội..................................86

4.3.1. Ảnh hưởng của ĐD đội trưởng...............................................................................86
4.3.2. Liên quan giữa yếu tố cá nhân của NB với đánh giá về CSNB theo đội...............87
4.3.3. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực ĐD và BS đến CSNB theo đội............................87
4.3.4. Công tác quản lý, giám sát của lãnh đạo khoa, ĐD trưởng khoa và sự phối họp của
các phòng chức năng ảnh hưởng đến thực hiện CSNB theo đội.........................................89
4.3.5. Sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện..........................................................90


V

4.4. Một số ưu điểm và hạn che của đề tài........................................................................92
KẾT LUẬN.........................................................................................................................94
1. Đánh giá thực hiện một số quy định của đội chăm sóc.................................................94
2. Các ưu điểm, khó khăn, thách thức trong triển khai CSNB theo đội............................94

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện CSNB theo đội...................................................95
KHUYÊN NGHỊ.................................................................................................................96
1. ĐD đội trưởng, ĐDV, BS trong đội chăm sóc..............................................................96
2. BS trưởng/phó khoa và ĐD trưởng khoa......................................................................96
3. Các phòng chức năng....................................................................................................96
4. Bệnh viện......................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................98
PHỤ LỰC..........................................................................................................................103
Phụ lục

1: Các chỉ số, biến số nghiên cứu.....................................................................103

Phụ lục

2: Bảng kiểm quan sát đi buồng của đội chăm sóc........................................104

Phụ lục

3: Phiếu khảo sát thực hiện nhiệm vụ cùa bácsĩ, điều dưỡng viên...................106

Phụ lục

4: Phiếu khảo sát người bệnh...........................................................................111

Phụ lục

5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu............................................................................117

Phụ lục


6. Hướng dẫn thảo luận nhóm..........................................................................121

Phụ lục 7. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của ĐD đội trưởng với thực hiện quy định
đi buồng của đội chăm sóc................................................................................................128
Phụ lục 8: Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân của NB với đánh giá CSNB....................130
Phụ lục 9. Bảng cơ cấu nhân lực, giường bệnh của các đội chăm sóc.............................131
Phụ lục 10. Bảng số NB và ĐD báo cáo quan sát trong

buổi đi buồng đội.............132

Phụ lục 11. Số ĐD đội trưởng được phát van của từng

khoa .................................133

Phụ lục 12. số NB được phát vẩn của từng khoa...........................................................134
Phụ lục 13. Quy định về việc thực hiện mơ hình chăm

sóc NB theođội tại BV.... 135


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cờ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng......................24
Bảng 3.1. Kết quả báo cáo tình hình NB của ĐD khi đi buồng đội.................................36
Bảng 3.2.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của BS trong đội.................................................38

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ĐDV.............................................................39
Bảng 3.4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ĐD đội trưởng.............................................40

Bảng 3.5. Thông tin chung về NB đã tham gia nghiên cứu...............................................42
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá nội dung tôn trọng quyền của NB...........................................43
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá thực hiện thuốc của ĐD cho NB.............................................45
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá nội dung tư vấn GDSK cho NB..............................................48
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá nội dung chăm sóc về tinh thần cho NB.................................47
Bảng 3.10. Đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc thể chất cho NB.................................48
Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ cùa ĐD đội trưởng với sự phối hợp giữa các thành viên
và đánh giá chung thực hiện đi buồng cùa đội chăm sóc....................................................60
Bảng 3.12. Liên quan giữa thâm niên quản lý của ĐD đội trưởng với sự lắng nghe của các
thành viên.............................................................................................................................60
Bảng 3.13. Liên quan giữa giới tính, phân cấp chăm sóc của NB với đánh giá nội dung tơn
trọng quyền của NB.............................................................................................................61
Bảng 3.14. Liên quan giữa hình thức điều trị, phân cấp chăm sóc của NB với đánh giá nội
dung tư vấn, GDSK cho NB................................................................................................61

*


vii

DANH MỤC CÁC BIẾU ĐÒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Hệ tống tổ chức chăm sóc NB theo đội tại BV ng Bí...................................10
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về cơ cấu, tổ chức đi buồng của đội chăm sóc................................35
Biểu đồ 3.2. Đánh giá việc kiểm điểm, xây dựng KHCS, PCCS cho NB...........................36
Biểu đồ 3.3. Đánh giá sự phối hợp của các thành viên trong đội chăm sóc........................37
Biểu đồ 3.4. Đánh giá thực hiện quy định đi buồng của đội chăm sóc...............................37
Biểu đồ 3.5. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ĐD đội trường, BS và ĐDV.....................41
Biểu đồ 3.6. Các hoạt động theo dõi NB của NVYT..........................................................44
Biểu đồ 3.7. Các đối tượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc về thể chất cho NB......................49

Biểu đồ 3.8. Đánh giá việc chăm sóc về thể chất cho NB..................................................49
Biểu đồ 3.9. Tồng họp đánh giá chung các nội dung CSNB...............................................50
Biểu đồ 3.10. Vai trò của người nhà trong CSNB...............................................................54
Biểu đồ 3.11. Sự thân thiện của NVYT với NB trong đội chăm sóc..................................56
Biểu đồ 3.12. Sự hài lịng của NB, ĐD đội trưởng và ĐDV...............................................57


viii

TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Nghiên cứu đã tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6/2013 tại 15 khoa thực hiện CSNB
theo đội tại BV ng Bí, nhằm đánh giá thực hiện một số quy định CSNB theo đội; Phân
tích các ưu điểm, khó khăn, thách thức; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện mơ
hình để tiếp tục hồn thiện mơ hình, nâng cao chất lượng CSNB tồn diện tại BV. Thiết kế
mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thơng tin được thu thập qua quan sát 36
đội chăm sóc đi buồng, phát vấn 71 ĐDV, 36 ĐD đội trưởng, 216 NB nội trú được thông
báo ra viện, 02 cuộc phỏng vấn sâu, 04 thảo luận nhóm với 36 đối tượng, gồm: BS
trưởng/phó khoa, ĐDT khoa, ĐD đội trưởng, ĐDV và NNNB.

Kết quả: Việc đi buồng đội của các đội chăm sóc nhìn chung các đội chăm sóc đă
thực hiện khá đúng quy định: 94,4% đội đạt yêu cầu về tổ chức đội đi buồng và ĐD đội
trường chủ trì, 100% đội đạt yêu cầu về ĐD báo cáo diễn biến, thông số sống NB. Cịn trên
nửa số đội có tỷ lệ khơng đạt khá cao về ĐD báo cáo tâm lý NB (52,8%) và BS ĐD tham
gia thảo luận phân cấp CSNB (63,9%). BS, ĐD đội trưởng và ĐDVđã thực hiện khá đầy đủ
nhiệm vụ (tỷ lệ đạt ĐDV là 100%; BS: 84,5%; ĐD đội trưởng: 83,3%). Còn tỷ lệ khá cao
thực hiện chưa tốt: BS: thào luận KHCS, đôn đốc trật tự vệ sinh, thảo luận phân cấp cs và
GDSK cho NB (64%, 52,7%, 50% và 44,4%); ĐD đội trường: phân công ĐDV phù hợp
trình độ, khói lượng cơng việc (81,7%). ĐDV: giám sát người nhà và bàn giao NB tại
giường bệnh (75%; 47,2%). Công tác CSNB đã thực hiện tương đối tốt: 2/5 nội dung có tỷ
lệ đạt cao nhất là chăm sóc thể chất và chăm sóc tinh thần (98,7%; 97,2%); Nội dung tư vấn

GDSK có tỷ lệ đạt thấp nhất (74,1%).
Có nhiều ưu điểm nổi bật: Tăng cường quản lý, giám sát và phối hợp trong CSNB; Phát huy
vai trò, chức năng độc lập của ĐD; Thuận lợi hơn cho BS trong điều trị NB; Nâng cao năng
lực, cải thiện mối quan hệ giữa NVYT và NB, NNNB; Xây dựng được môi trường thân
thiện trong điều trị, NB được tham gia vào KHCS, chia sẻ thơng tin, có KHCS, PCCS phù
hợp, NNNB có kiến thức, kỳ năng CSNB; Tỷ lệ NB và NVYT hài lịng cao. Khó khăn,
thách thức', u cầu ĐD đội trưởng phải có kỳ năng quản lý, trình độ chun mơn và ý thức
trách nhiệm cao. Hiện nay, ĐD đội


ix

trưởng đã khẳng định được vị trí nhưng chưa đáp ứng tốt sự mong đợi
của các thành viên. Các yếu tố ảnh hưởng', năng lực quản lý, trình độ
chun mơn của đội trưởng. Trình độ, thâm niên quản lý của ĐD đội
trưởng với hoạt động đi buồng cùa đội: đội có đội trưởng trình độ trung
học so với đội có đội trưởng cao đăng/đại học có tỷ lệ khơng đạt cao gấp
11 lần về sự phối hợp giữa các thành viên và cao gấp 7 lần về đánh giá
chung thực hiện quy định đi buồng đội (p < 0,05, OR: 11,0; 7,0). Đội có
đội trưởng thâm niên quản lý dưới 2 năm không đạt về sự lắng nghe giữa
các thành viên cao gấp 1,2 lần đội có đội trường thâm niên quản lý từ hai
năm trở lên (p < 0,05; OR = 1,2). Giới tỉnh và phân cấp CSNB với đánh
giá tôn trọng quyền NB: NB nam giới đánh giá không đạt cao gấp 2,6 lần
NB nữ giới. NB cap III đánh giá không đạt cao gấp 2 lần NB cấp I, cấp II (p
< 0,05; OR: 2,6; 2,0). Hình thức điều trị và phân cấp CSNB với đánh giả
tư van, GDSK: NB nội khoa đánh giá không đạt cao gấp 3 lần NB ngoại
khoa. NB cấp III đánh giá không đạt cao gấp 3,2 lần NB cap I, cấp II (p<
0,05; OR: 3,06; 3,27). Các yểu tố ảnh hưởng khác, số lượng, trình độ
chun mơn của ĐD; Áp lực công việc, kiến thức CSNB theo đội của BS
và ĐD; Sự quản lý, giám sát của cán bộ quản lý khoa; Sự phối hợp của

các phòng chức năng; Sự ủng hộ của lãnh đạo BV; Chế độ động viên
khen thưởng; Cơng tác đào tạo về chăm sóc theo đội.

Khuyến nghị: BS: cần tích cực thảo luận KHCS, phân cấp CSNB, đôn đốc trật tự
vệ sinh và GDSK NB. ĐD đội trưởng', cần nồ lực hom đề thực hiện tốt/đầy đủ nhiệm vụ,
phân công ĐDV CSNB phù hợp. ĐDV: báo cáo đầy đủ tâm lý, nguyện vọng NB khi đi
buồng, tăng cường quản lý, giám sát NNNB;. BS trưởng, ĐDT khoa thường xuyên giám sát,
đánh giá thực hiện quy định của đội. Các phòng chức năng: kết họp với phòng ĐD đánh giá
thực hiện CSNB theo đội. Bệnh viện: bổ nhiệm ĐD đội trưởng trình độ cao đẳng, đại học,
kéo dài thời gian bố nhiệm; Tổ chức các lóp đào tạo liên tục về CSNB theo đội cho BS,
ĐD; Quản lý cho ĐD đội trường; Khen thưởng cho cá nhân và tập thể xuất sắc trong CSNB
theo đội; Hàng năm BV cần tổ chức hội nghị về CSNB theo đội đê cải thiện mơ hình, chia
sẻ kinh nghiệm với các BV khác trong nước.


1

ĐẶT VÁN ĐÈ
Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh te - xã hội và mức sống ngày càng cao mơ
hình bệnh tật cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho con người càng trở nên đa dạng và
đòi hỏi phải nâng cao về chất lượng. Theo học thuyết về chăm sóc cùa Leininger "khơng có
sự chừa bệnh nào mà khơng có chăm sóc, nhưng chăm sóc có thể diễn ra mà khơng có điều
trị ” [28]. Chăm sóc đóng một vai trị quan trọng trong q trình điều trị và phục hồi sức
khoẻ của người bệnh (NB) [7].
Thế giới đã nghiên cứu và trải qua nhiều mô hình tổ chức phân cơng chăm sóc NB
(CSNB): Phân cơng theo NB; Phân công theo công việc; Điều dưỡng ban đầu; Chăm sóc
người bệnh (CSNB) theo nhóm và CSNB theo đội. CSNB theo đội là một mơ hình tiên tiến,
được thế giới áp dụng từ những năm 1950. Đội CSNB trên thế giới bao gồm: Điều dưỡng
(ĐD); Bác sĩ (BS); Nhà tâm thần học; Dược sĩ; Nhân viên xã hội; Kỹ thuật viên phục hồi
chức năng (PHCN) và NB. Một ĐD có trình độ chun mơn cao, năng lực quản lý làm đội

trưởng, các thành viên trong đội cùng trao đổi thông tin, lập và thực hiện kế hoạch CSNB.
Mặc dù cịn hạn che nhưng mơ hình này có nhiều ưu điểm, đặc biệt tính đồng đội cao,
CSNB hiệu quả hơn vì có sự phổi hợp cùa nhiều thành phần [7], [34],
ở nước ta, từ năm 1993 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về
CSNB nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc. Gần đây nhất là Thơng tư 07/TTBYT ngày 26/01/2011 Hướng dần công tác ĐD về CSNB trong BV đã nêu rõ: NB là trung
tâm chăm sóc nên phải được chăm sóc tồn diện, liên tục, bảo đảm hài lịng, chất lượng và
an toàn; Mỗi khoa trong bệnh viện (BV) cần lựa chọn một mơ hình phân cơng chăm sóc cho
phù hợp [11]. Đê NB được chăm sóc tồn diện, mọi nhân viên y te (NVYT) phải tham gia
CSNB [8], Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ (BS), ĐD, NB và người nhà
NB (NNNB). Nói một cách khác, cần xây dựng một ê-kíp làm việc hay một đội cùng phối
hợp CSNB [12].
Tại Việt Nam, trước năm 1998 chưa có BV nào áp dụng mơ hình CSNB theo đội.
Được sự hỗ trợ của các chuyên gia Thụy Điển, mơ hình này đã được nghiên cứu, áp dụng ở
BV Việt Nam-Thụy Điển ng Bí (BV ng Bí) tại khoa Ngoại Tổng hợp vào năm 19982000. Năm 2002-2004, mơ hình được nhân rộng tại khối


Ngoại. Năm 2005-2006 mơ hình đã được triển khai ra tất cả các khoa lâm sàng trong BV
(trừ khoa Hồi sức và cấp cứu) [15], Đội chăm sóc tại BV ng Bí bao gồm: ĐD; BS; Học
sinh-sinh viên (HS-SV); Hộ lý; Kỹ thuật viên PHCN; NNNB và NB là trung tâm chăm sóc.
Một ĐD chăm sóc được bổ nhiệm làm đội trưởng để quản lý, điều hành đội [4], Ngay từ khi
bắt đầu triển khai mơ hình, BV đã xây dựng "Quy định việc thực hiện mơ hình CSNB theo
đội" để mô tả rõ nhiệm vụ của từng thành viên và cùa đội chăm sóc. Bản quy định này đã
được chỉnh sửa ba lần vào các năm 2004, 2008 và 2012 cho phù hợp với thực tế và theo
hướng dẫn của Bộ Y tế về chăm sóc ĐD NB trong BV.
Từ khi áp dụng mơ hình CSNB theo đội tại BV ng Bí đã có một số nghiên cứu,
tìm ra các điểm tồn tại và chưa phù hợp đế cải thiện mơ hình. Nghiên cứu gần đây nhất vào
năm 2010, Đặng Thị Ly và cộng sự đã mô tả thực trạng hoạt động của đội chăm sóc tại B
V, kết quả cho thấy còn tồn tại trong việc thực hiện các quy định của đội chăm sóc. Tác giả
đã khuyến nghị "để có được một kết quả tổng thê về tình hình hoạt động đội chăm sóc trong
tồn BV, can tiếp tục nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và đầy đù hon" [18], Trong

những năm qua, mặc dù BV đã có nhiều can thiệp, chất lượng CSNB theo đội được cải
thiện rõ rệt. Tuy nhiên, báo cáo về CSNB theo đội tại BV năm 2012 cho thấy việc thực hiện
quy định của đội chưa tốt [2], Trong thực tế, còn một số NB chưa được theo dõi và xử trí
kịp thời, kết quả CSNB chưa được như mong đợi. Vì vậy, tiến hành một nghiên cứu đánh
giá thực hiện mơ hình CSNB theo đội tại BV để rút kinh nghiệm là điều cần thiết.
Các câu hỏi được đặt ra là: hiện nay, việc thực hiện một số quy định của đội chăm
sóc tại BV đang ở mức độ nào? Có những ưu điểm, khó khăn, thách thức gì trong triển khai
mơ hình CSNB theo đội tại BV? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện mơ hình
CSNB theo đội tại BV?
Để trả lời các câu hỏi trên, bổ sung những điểm các nghiên cứu trước còn thiếu,
cung cấp các thông tin cập nhật về hoạt động của đội chăm sóc, tiếp tục hồn thiện mơ hình
và cải thiện cơng tác CSNB tồn diện tại BV, chúng tơi đã tiến hành đề tài nghiên cứu
“Đánh giá thực hiện mơ hình chăm sóc người bệnh theo đội tại bệnh viện Việt Nam-Thụy
Điên Ưông Bỉ năm 2013”.


1

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Đánh giá thực hiện một số quy định cùa đội chăm sóc các khoa lâm sàng tại
bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển ng Bí, năm 2013.
2. Phân tích các ưu điểm, khó khăn, thách thức trong triển khai mơ hình CSNB
theo đội tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện mơ hình CSNB theo đội tại
các khoa lâm sàng trong bệnh viện.


4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chăm sóc và các mơ hình phân cơng CSNB l.l.l.Vai trị của
CSNB
Nghề y là một nghề đặc biệt vì nó liên quan đến khám, chừa bệnh, phòng bệnh, phục
hồi và nâng cao sức khỏe cho con người. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là dịch vụ công cộng,
liên quan tới van đề an sinh xã hội, tới mọi người, mọi nhà và cộng đồng [20]. Người khỏe
mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày cho mình, nhưng khi bị bệnh, NB có thể chì
đáp ứng được một phần hoặc phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác [9].
Trong BV, NB khơng chì có nhu cầu về chữa bệnh mà cịn có nhu cầu chăm sóc về
thể chất, tinh thần, xã hội và nhu cầu thiết lập mối quan hệ với BS và ĐD [7]. Con người
vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên việc chăm sóc phải xuất phát từ nhu cầu và
sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng [10]. Chính vì vậy, chăm sóc
phải được thực hiện một cách nồ lực nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của
mỗi cá nhân, phải sử dụng các nguồn lực sẵn có để duy trì hoặc phục hồi tình trạng sức khỏe
tốt nhất hoặc là để thỏa mãn nhu cầu của NB [10],


5

Đe nhận biết được những nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân NB, NVYT cần được
trang bị đủ kiến thức, cơ sở lý luận về nhu cầu của mồi cá nhân, về CSNB và CSNB toàn
diện.

1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến CSNB
1.1.2.1. Nhu cầu CO’ bản của con người
Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu to tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản
hay còn gọi là các nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người [10].
Theo Abraham Maslow thì nhu cầu cơ bản của con người được chia thành 5 bậc,
trong đó bậc thấp nhất là Nhu cầu sinh lý; Nhu cầu về an toàn; Nhu cầu về tình cảm; Nhu
cầu được tơn trọng và Nhu cầu tự thể hiện. Con người thường chỉ nảy sinh những nhu cầu

mới sau khi những nhu cầu ở cấp thấp hơn đã được thỏa mãn [28].


6

Đe cụ thể hóa các nhóm nhu cầu trên, Virginia Hendersson đã đưa ra 14 nhu cầu cơ
bản cùa mỗi cá nhân, bao gồm: Thở; Ăn uống; Bài tiết; Ngủ và nghỉ; Mặc và thay đổi quần
áo; Duy trì thân nhiệt; Vệ sinh sạch sẽ; Tránh nguy hiểm; Giao tiếp; Tơn trọng; Làm việc;
Vui chơi, giải trí và Học tập [28]. Những can thiệp của NVYT mà người chịu trách nhiệm
chính là ĐD phải hướng tới đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu này. Các nhu cầu này sẽ
luôn thay đổi tùy theo từng tình trạng bệnh và đặc điểm cá nhân của mỗi NB. Các can thiệp
ĐD phải dựa trên cơ sở yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi NB để chăm
sóc, phục vụ [11].
Đề việc chăm sóc thỏa mãn các nhu cầu của NB, NVYT cần phải hiểu rõ thế nào là
CSNB và chăm sóc NB tồn diện.

1.1.2.2. Khái niệm về CSNB trong bệnh viện
CSNB trong BV bao gồm sự hỗ trợ. đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi NB nhằm
duy trí hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân,
ngủ và nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường BV cho
NB [11],

1.1.2.3. Khái niệm CSNB toàn diện
CSNB toàn diện là nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong
tồn BV nhằm đảm bảo chất lượng chẩn đốn, điều trị và CSNB [11]. CSNB toàn diện là
giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng CSNB, là mục tiêu phấn đấu của các cơ sở y tế có
giường bệnh và của ngành y tế [7],
Theo quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế: CSNB toàn diện là "dịch vụ y tế
tông hợp được thực hiện một cách đổng bộ bởi BS, dược sĩ, mọi NVYT trong BV và sự
tham gia của NB" [7],

Định nghĩa trên khắc phục nhận thức chưa đầy đủ của một số người cho rằng CSNB
tồn diện chỉ là nhiệm vụ của phịng ĐD và của các ĐDV, đồng thời, định nghĩa này đưa ra
một quan niệm mới về vai trò của NB trong việc tham gia đưa ra các quyết định về điều trị
và chăm sóc cho chính họ. Trước đây việc điều trị cho NB hầu như chỉ do người thầy thuốc
quyết định, NB chấp nhận tất cả những quyết định của thầy thuốc trong việc điều trị cho họ
và vì thế, họ phó thác tính mạng cho thầy thuốc. Ngày nay, người ta khuyến khích và trao
quyền cho NB đưa ra các quyết


7

định điều trị và chăm sóc cho chính họ, trên cơ sờ được giải thích
đầy đủ với lời khuyên của BS và ĐD. Neu NB không chủ động tham gia
vào q trình điều trị thì sẽ khơng thể thành cơng. Do đó, sự tham gia
của NB trong nhóm chăm sóc là rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc
chữa bệnh [7].
Theo quan điểm của NB: CSNB toàn diện được hiểu là"sự chăm sóc đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của NB hàng ngày về thể chất, tinh thần và xã hội" [7].
Định nghĩa này giúp chúng ta hình dung được bức tranh về nội dung của cơng tác
CSNB tồn diện bao gồm: ăn, mặc, ở, vệ sinh cá nhân, giao tiếp với BS và ĐD, hiểu biết về
chăm sóc và phòng bệnh...Những nhu cầu này ngày càng trở nên thiết yếu và trực tiếp tác
động đến chất lượng điều trị và phục vụ NB, làm giảm tai biến, biến chứng, giảm tỷ lệ tử
vong, rút ngắn ngày điều trị cho NB, tác động tới sự hài lòng của NB và uy tín của BV [7],
Hai định nghĩa trên bổ sung cho nhau trong việc làm rõ trách nhiệm thực hiện CSNB
toàn diện đối với mọi NVYT trong BV.

1.1.2.3. Khái niệm người bệnh là trung tâm chăm sóc
Theo Viện Y học Mỹ (IOM), chăm sóc lấy NB làm trung tâm là một trong sáu mục
tiêu cơ bản của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ. IOM định nghĩa: Chăm sóc lấy NB
làm trung tâm là sự chăm sóc được thiết lập bởi quan hệ họp tác giữa những người hành

nghề, NB và gia đình NB để đảm bảo rằng các đáp ứng dựa trên các giá trị về nhu cầu,
mong đợi và sở thích của NB, đồng thời NB được hướng dẫn, hồ trợ để đưa ra các quyết
định và tham gia vào việc chăm sóc của riêng mình [30].

1.1.2.4. Khái niệm về phân cấp CSNB [11]
- NB cần chăm sóc cap I là NB nặng, nguy kịch, hơn mê, suy hơ hấp, suy tuần
hồn, phải nằm bất động và u cầu có sự theo dõi, chăm sóc tồn diện và liên tục của
ĐDV, hộ sinh viên.
- NB cần chăm sóc cap II là NB có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện
các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hồ trợ của ĐDV, hộ sinh viên.
- NB cần chăm sóc cap III là NB tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần
sự hướng dẫn chăm sóc của ĐDV, hộ sinh viên.


8

1.1.3. Vai trò và chức năng của nhân viên y tế trong CSNB
1.1.3.1. Vai trò của nhân viên y tế
NVYT có vai trị quan trọng trong cơng tác CSNB tồn diện. Chỉ thị số 05/2003/CTBYT về việc “Tăng cường công tác chăm sóc người bệnh tồn diện trong các bệnh viện ”
nêu rõ: trách nhiệm CSNB toàn diện là nhiệm vụ của mọi NVYT trong BV, trường khoa
cùa các BV có trách nhiệm tổ chức các nhóm chăm sóc: Mỗi nhóm phải có đầy đủ BS, ĐD,
hộ lý và phải chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung CSNB toàn diện [6]. Thông tư sổ 07/
TT-BYT ngày 26/1/2011 về "Hướng dần cơng tác chăm sóc ĐD về CSNB trong BV " cũng
quy định cụ thể trách nhiệm của từng vị trí cán bộ, nhân viên trong CSNB. Thơng tư này chi
rõ: các BS phải phối hợp chặt chẽ với ĐDV, hộ sinh viên của khoa trong việc đánh giá.
phân cấp CSNB và phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch chăm sóc (KHCS) cho từng NB
[11].
Tại các khoa lâm sàng trong BV, BS cũng như ĐD đều có vai trị điều trị và vai trị
CSNB. Tuy nhiên ĐD có vai trị chính trong chăm sóc, ngược lại BS có vai trị chính trong
điều trị [10], Để đảm bảo và nâng cao chất lượng CSNB, người ĐD phải hiểu biết và thực

hiện tốt các vai trò và chức năng cơ bản của mình.

1.1.3.2. Vai trị và chức năng của người ĐD
Trong CSNB, người ĐD có 5 vai trị chính, đó là: Người chăm sóc; Người truyền đạt
thơng tin; Người giáo viên; Người tư vấn; Người biện hộ cho NB [9].
Người ĐD có 3 chức năng cơ bản, đó là [10]:
- Chức năng độc lập: người ĐD chủ động thăm khám, nhận định về NB để đưa ra
những chẩn đoán ĐD, lập kế hoạch, thực hiện CSNB sau đó đánh giá kết quả thực hiện để
lập kế hoạch CSNB tiếp theo. Đây là chức năng đặc trưng của người ĐD.
- Chức năng phụ thuộc: người ĐD thực hiện các y lệnh về thuốc, tiêm truyền dịch,
truyền máu cho NB theo y lệnh của BS.
- Chức năng phối hợp: người ĐD phối hợp thực hiện y lệnh của BS đồng thời phối
hợp với các NVYT khác đế thu thập thông tin về NB, phối hợp lập và thực hiện KHCS NB,
đáp ứng các nhu cầu cơ bản của NB.


9

1.1.4. Các mơ hình phân cơng CSNB
Nhiều mơ hình CSNB đã và đang được áp dụng tại các BV trên thế giới cũng như tại
Việt Nam, mỗi mơ hình đều có những ưu điểm và nhược diêm. Sau đây là một số mơ hình
CSNB đã và đang được áp dụng tại các BV.

1.1.4.1. Phãn cơng theo người bệnh
Mơ hình này là mơ hình cổ điển nhất có từ khi nhà thờ tiếp nhận những NB về chăm
sóc. Hiện nay, mơ hình vẫn cịn áp dụng ở khoa Hồi sức của một số BV. Trong mơ hình này
một ĐD được phân cơng chịu trách nhiệm chăm sóc cho một hoặc một số NB nhất định
trong một ngày làm việc. Mơ hình đàm bảo tính tồn diện nhung khơng liên tục vì ĐD bị
thay đoi công việc hàng ngày [6], [10],


1.1.4.2. Phân cơng theo cơng việc
Đây là một mơ hình CSNB lấy công việc làm trung tâm, các công việc hướng về
điều trị hon là chăm sóc. Mồi NB được nhiều ĐD chăm sóc, việc CSNB được chia thành
nhũng nhiệm vụ nhỏ, riêng rẽ, mỗi ĐD chỉ chịu trách nhiệm về phần công việc cụ thể như:
tiêm, đếm mạch, cặp nhiệt độ, đo huyết áp, thay băng, xét nghiệm.... Mơ hình này phù hợp
với cấp cứu hàng loạt khi có nhiều NB cùng loại bệnh. Nhược điểm của mơ hình là việc
CSNB khơng tồn diện, mồi NB có nhiều ĐD chăm sóc. Trước năm 1995 mơ hình này áp
dụng khá rộng rãi tại Việt Nam [6], [10],

1.1.4.3. Chăm sóc theo theo nhóm
Mơ hình chăm sóc theo nhóm đã áp dụng từ những năm 1940 trong chiến tranh the
giới thứ II. Một nhóm gồm 2-3 ĐD có trình độ chun mơn khác nhau được phân cơng
chăm sóc cho một nhóm NB trong thời gian nằm điều trị tại khoa. Nhóm do một cử nhân
ĐD làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ lập KHCS cho tất cả NB trong nhóm và
hướng dẫn các ĐD thực hiện CSNB. Mơ hình này có ưu diêm là NB được chăm sóc liên tục
bởi một nhóm ĐD nhưng ít có sự phối hợp giữa BS và ĐD cũng như với các NVYT khác
[6], [10],


10

1.1.4.4. Chăm sóc người bệnh theo đội
-

Mơ hình CSNB theo đội trên thế giói
Sau chiến tranh thế giới thứ II, vào những năm 1950, mơ hình CSNB theo đội được

áp dụng phổ biến ở Mỹ và các nước châu Âu. Đội CSNB với nhiều thành viên với các
chuyên ngành khác nhau như: ĐD; BS; Kỳ thuật viên PHCN; BS tâm thần; Dược sĩ; Nhà
tâm lý học; Sinh viên; Nhân viên xã hội và NB. Đội do một ĐD có trình độ chun mơn cao

và có năng lực quản lý điều hành làm đội trưởng. Mơ hình CSNB theo đội đã khắc phục
được các nhược điểm cùa các mơ hình CSNB trước đó: cơng tác CSNB khơng chỉ do người
ĐD thực hiện mà do các thành viên trong đội cùng hợp tác chăm sóc [31]. Ưu điểm của mơ
hình là việc chia sẻ thông tin của NB được trao đổi, phản hồi thường xuyên; BS và ĐD cùng
nhận định, lập KHCS có sự tham gia của NB. Mơ hình có tính đồng đội cao và NVYT hài
lòng hon với nghề nghiệp. NB được chăm sóc tồn diện, hiểu biết hơn về bệnh và được đáp
ứng các nhu cầu chăm sóc đầy đủ hơn bởi các loại hình NVYT. Tuy nhiên, nhược điểm cùa
mơ hình này là: nếu người đội trưởng thiếu tự tin hoặc ít kinh nghiệm lãnh đạo sẽ giảm hiệu
quả CSNB của đội, tốn thời gian hơn trong việc thảo luận, hội ý giữa các thành viên trong
đội [6], [36].

-

Mơ hình CSNB theo đội tại BV ng Bí
Trước năm 1998, BV Ương Bí thực hiện mơ hình chăm sóc theo nhóm. Trong

nhóm, việc phân cấp CSNB hồn tồn do BS chịu trách nhiệm, việc CSNB do ĐD, ít có sự
phối hợp của các NVYT khác. Ket quả khảo sát trước triển khai mơ hình CSNB theo đội
(1998) cho thấy các chức năng độc lập và các chăm sóc chuyên nghiệp của ĐD như: chăm
sóc đau; GDSK; Luyện tập PHCN cho NB thực hiện rất hạn chế [16].
Dựa trên cơ sở nền tảng của mơ hình CSNB theo đội trên thế giới và các quy chế
chuyên môn của Bộ Y te, với sự hỗ trợ của chuyên gia Thụy Điển, BV ng Bí đã nghiên
cứu và áp dụng mơ hình CSNB theo đội. Một đội chăm sóc tại BV ng Bí gồm: ĐD; BS;
Học sinh-Sinh viên; KTV PHCN; Hộ lý; NNNB và NB là trung tâm chăm sóc. Một ĐD
chăm sóc được bổ nhiệm làm đội trưởng để quản lý, điều hành hoạt động của đội (Sơ đồ
1.1).


11


Sơ đồ ỉ.1. Hệ tống tổ chức chăm sóc NB theo đội tại BV Uông Bỉ

Ngay từ khi triển khai mơ hình, BV ng Bí đã xây dựng "Quy định về việc
thực hiện mơ hình CSNB theo đội" để mơ tả rõ phạm vi, trách nhiệm của mỗi thành
viên, nhiệm vụ của các đội chăm sóc và các khoa, phịng trong công tác CSNB theo
đội. Bản Quy định này được xây dựng vào năm 1998, chinh sửa 3 lần vào các năm
2004, 2008 và 2012. Các thành viên trong đội có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ theo quy chế chuyên môn của Bộ Y tế và quy định về chăm sóc theo đội
của BV. Đội chăm sóc NB dựa trên nguyên tắc thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa
các thành viên. Mỗi thành viên của đội được phân công nhiệm vụ cụ thể, mọi diễn
biến của NB được theo dõi liên tục để thay đổi cấp độ chăm sóc và có những can
thiệp kịp thời [4].
Việc áp dụng mơ hình CSNB theo đội tại BV Ương Bí đã thay đổi cách thức
tổ chức làm việc, thay đổi cơ cấu tổ chức chăm sóc, xóa bỏ cách làm việc cũ như:
giao ban tại phịng hành chính, một tuần đi buồng hai lần thành phần gồm BS và ĐD
trưởng, phân cấp chăm sóc do BS, lập KHCS NB do ĐD thực hiện [15]. Các quy
định mới được xác lập và hoạt động thống nhất trong tồn BV [4], đó là:
- Thường quy đi buồng đội được thực hiện hàng ngày, từ 71130 đến 8h00 tất
cả các thành viên trong đội tham gia, do ĐD đội trưởng chủ trì. ĐD phụ trách nhóm
NB được phân cơng sẽ báo cáo tình hình của từng NB tại giường NB, các thành viên
trong đội cùng kiểm điểm lại việc thực hiện kế hoạch CSNB. Sau đó đội thảo luận
xây dựng KHCS tiếp theo và phân cấp chăm sóc cho NB (có sự tham gia của NB và
NNNB).



×