Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Luận văn đánh giá thực trạng sơ cấp cứu và chăm sóc chấn thương thiết yếu của mạng lưới y tế tuyến cơ sở huyện tiên du, tỉnh bắc ninh, năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840 KB, 128 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CƠNG CỘNG

DƯƠNG PHAN BÍCH HẢI

ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG sơ CẤP cứu
VÀ CHĂM SÓC CHẤN THƯƠNG THIẾT YẾU
CỦA MẠNG LƯỚI Y TÉ TUYỂN cơ SỞ
HUYỆN TIÊN Dư, TỈNH BẮC NINH,
NĂM 2010
LUẬN VÀN THẠC SỸ Y TÉ CÔNG CỘNG
Mã số: 60.72.76
Hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM VIỆT CƯỜNG

••••

TS. TRẦN THỊ NGỌC LAN

Hà Nội, 2010


i

ẮỞÌỂíímíừi!
Để đạt được kết quả hơm nay, trước tiên tơi xỉn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất
của Tôi và xin được gửi đến Tiến sỹ Phạm Việt Cường và Tiến sỹ Trần Thị Ngọc Lan
đã tận tĩnh hướng dẫn, định hướng, xây dựng tư duy và giúp đỡ tơi ưong suốt thời
gian hồn thành luận văn này.
Đe góp phần hồn thành luận vãn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban
Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, các phịng, ban chức năng, các Thầy, Cơ


giảo trường Đại học Y tế công cộng đã tạo cơ hội và tận tình giảng dạy trang bị kiến
thức cũng như tạo mọi điểu kiện thuận lợi cho tôi trong quá trĩnh học tập tại trường.
Xỉn gửi lời chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh cùng với các cơ quan chuyên môn liên quan, UBND xã, các cán bộ y
tế của 14 Trạm y tế thuộc huyện Tiên Du đã tạo điểu kiện thuận lợi cho học viên
trong quả trỉnh thực hiện nghiên cứu tại thực địa.
Tôi xỉn cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã tạo
điểu kiện và ủng hộ tôi trong tham gia học tập đê năng cao trình độ và hồn thành
luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Y tế công cộng.
Xin cảm ơn tập thế lớp cao học Y tế cơng cộng khóa 12, cũng như gia đình và
bạn bè đã động viên ủng hộ, giúp đỡ tôi trong q trình hồn thành khóa học này.
Một lân nữa Tơi xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, thángl2 năm 2010


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CSCT

Chăm sóc chấn thương


CSCTTY

Chăm sóc chấn thương thiết yếu

CTV

Cộng tác viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

PCTNTT

Phịng chống tai nạn thương tích

PCTNTTTE

Phịng chống tai nạn thương tích trẻ em

see

Sơ cấp cứu

TNTT

Tai nạn thương tích

TNV


Tình nguyện viên

TNGTĐB

Tai nạn giao thông đường bộ

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

XDCĐAT

Xây dựng cộng đồng an tồn

YTTB

Y tể thơn bản


iii

MỤC LỤC
Nội dung.............................................................................................................trang
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIÊU...................................................................................... V
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................vi

TÓM TẮT ĐỀ TÀI.................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ...........................................................................................3
Mục tiêu chung.....................................................................................................3
Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3
Chương I: TÔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................4
1.2. Nội dung của hoạt động chăm sóc chấn thương trước bệnh viện...............5
1.3. Một sổ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...................................................10
1.4. Các nghiên cứu đã triển khai trên thế giới và Việt Nam............................13
Chương II: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG....................................................20
2.1. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................20
2.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá...............................20
2.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu............................................................20
2.4. Chỉ số, biến số đánh giá:............................................................................21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................23
2.6. Phân tích và xử lý số liệu...........................................................................24
2.7. Khía cạnh đạo đức nghiên cửu...................................................................24
2.8. Hạn chế của nghiên cứu:............................................................................25
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu....................................................................26
3.1. Thực trạng tình hình TNTT tại địa bàn nghiên cứu qua 3 năm 2007 2009 ...:.......’..................................:.....'............................................................26
3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng chăm sóc chấn thương trước viện của mạng lưới
y tế tuyến cơ sở...................................................................................................33
Chương IV: BÀN LUẬN........................................................................................54
4.1. Thực trạng tình hình TNTT qua 3 năm 2007 - 2009..................................54
4.2. Khả năng đáp ứng chăm sóc chấn thương trước viện của tuyến y tế cơ sở 57


iv


Chương V: KẾT LUẬN..........................................................................................65
5.1. Thực trạng tình hình TNTT tại địa bàn nghiên cứu qua 3 năm 2007 2009 ..............................................:.................................................................65
5.2. Khả năng đáp ứng chăm sóc chấn thương trước viện tại địa bàn nghiên cứu
65
Chương VI: KHUYẾN NGHỊ VÀ PHỔ BIẾN KÉT QUẢ.....................................68
6.1 ; Khuyến nghị..............................................................................................68
6.2 . Phổ biến kết quả.......................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................69
Phụ lục 1: Biến số nghiên cứu...............................................................................75
Phụ lục 2: Chỉ sổ đánh giá......................................................................................87
Phụ lục 3: Phương pháp thu thập sổ liệu.................................................................90
Phụ lục 4 : Công cụ thu thập thông tin...................................................................92
Phụ lục 4.1. Mầu Báo cáo thống kê TNTT và sổ tử vong A6............................92
Phụ lục 4.2. Phiếu 1: Khảo sát thực trạng đáp ứng chăm sóc chấn thương ...........’
........................................................ .............................96

Phụ lục 4.3. Phiếu 2: Bộ câu hỏi đánh giá khả năng chăm sóc chấn thương
thiết yếu..................
Phụ lục 5: Một số kết
chi tiết

..99
106


V

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Phân loại TNTT theo nhóm tuổi................................................................26
Bảng 2. Phân loại TNTT theo nghề nghiệp.............................................................27

Bảng 3. Phân loại TNTT theo nguyên nhân............................................................28
Bảng 4. Phân loại TNTT theo địa điểm xảy ra tai

nạn................................... 29

Bảng 5. Phân loại TNTT theo bộ phận bị thương....................................................29
Bảng 6. Phân loại TNTT theo cơ sở điều trị ban đầu..............................................30
Bảng 7. Thực trạng tử vong chung tại địa bàn nghiên cứu 2007 - 2009..................31
Bảng 8. So sánh số mắc TNTT qua 2 năm 2008-2009............................................32
Bảng 9. Tình hình sơ cấp cứu tại các TYT xã qua 2 năm 2008-2009......................33
Bảng 10. Thực trạng sơ cứu TNTT theo nguyên nhân bị thương............................34
Bảng 11. Thực trạng trang thiết bị thiết yếu tại các TYT........................................35
Bảng 12. Đánh giá thực trạng trang thiết bị thiết yếu tại các TYT xã.....................36
Bảng 13. Thông tin về đối tượng nghiên cứu..........................................................37
Bảng 14. Phân loại ĐTNC theo hoạt động sơ cấp cứu TNTT.................................39
Bảng 15. Phân loại ĐTNC theo loại TNTT từng cấp cứu và vị trí cơng tác...40
Bảng 16. Phân loại ĐTNC theo thơng tin về tập huấn, đào tạo về see TNTT
.. ..L . .. .... ......................................................................................................
41
Bảng 17. Thái độ và hiểu biết của ĐTNC về sơ cấp cứu TNTT..............................43
Bảng 18: Phân loại thái độ và hiểu biết đúng của ĐTNC theo vị trí cơng tác 45 Bảng
19. Kiến thức và xử trí khi gặp TNTT của đối tượng nghiên cứu...........................46
Bảng 20. Phân loại ĐTNC theo kỹ năng xử trí đúng các loại TNTT.......................47
Bảng 21. Phân loại đối tượng theo thực trạng được trang bị túi sơ cứu...................49
Bảng 22. Phân loại ĐTNC từng thực hiện tuyên truyền PCTNTT..........................51
Bảng 23. Phân loại đối tượng theo thực hiện ghi chép, báo cáo TNTT...................53


vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Xu hướng bệnh tật theo tỷ lệ mắc tại BV huyện Tiên Du.....................12
Biểu đồ 2: Phân loại tỷ lệ TNTT theo giới 2007 - 2009.........................................26
Biểụ đồ 3: Tỷ suất tử vong/10.000 dân do TNTT qua 3 năm 2007 - 2009 ....31
Biểu đồ

4: Tỷ lệ ĐTNC từng sơ cấp cứu TNTT................................................38

Biểu đồ

5: Phân loại ĐTNC được đào tạo, tập huấn về sơ cấpcứu TNTT........40

Biểu đồ

6: Tỷ lệ ĐTNC được trang bị túi sơ cứu...............................................48

Biểu đồ

7: Tỷ lệ ĐTNC thực hiện tuyên truyền PCTNTT.................................50

Biểu đồ

8: Tỷ lệ ĐTNC thực hiện ghi chép, báo cáo thống kê TNTT.............52


TĨM TẮT ĐÈ TÀI
Chăm sóc chấn thương thiết yểu là một trong những giải pháp thiết thực và tương
đối hiệu quả trong PCTNTT được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện, nhằm
phát huy được nguồn lực có sẵn để tăng cường việc phòng chống TNTT đang trở
thành gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho cá nhân và xã hội.

Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng sơ cấp cứu và khả năng chăm sóc chấn
thương thiết yếu của mạng lưới y tế tuyến cơ sở tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh,
năm 2010” được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng TNTT và đánh giá khả
năng chăm sóc chấn thương thiết yểu của mạng lưới y te tuyến cơ sở, từ đó có một số
khuyến nghị để duy trì và nâng cao năng lực cho lực lượng này nhằm phục vụ và
thực thi chính sách PCTNTT ngày một hiệu quả hơn. Nghiên cứu được tiến hành với
phương pháp nghiên cửu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm cán bộ y tể,
nhân viên y te thôn bản và trưởng các TYT xã tại địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất mắc TNTT trên 10.000 dân trung bình qua 3
năm 2007 - 2009 là 81,4/10.000; tỷ suất tử vong trung bình qua 3 năm là
4,03/10.000. Tỷ lệ bệnh nhân đến cơ sở y tể sơ cấp cứu do TNTT qua 2 năm 2008 2009 là 2,8%, ở 5 xã dọc quốc lộ là 3,4% và ở 9 xã khác là 2,6%. Tỷ lệ bệnh nhân
TNTT chuyển viện là 16,8%, ở 5 xã dọc quốc lộ là 6,4% và ở 9 xã khác là 21,4%. 3
nguyên nhân TNTT hàng đầu đến sơ cấp cứu tại cơ sở y tế là tai nạn giao thông
(35,8%); tai nạn lao động (31,4%) và ngã (18,2%). Khảo sát về khả năng chăm sóc
chấn thương thiết yếu của mạng lưới y tế cơ sở cho thấy: có 71,4% ĐTNC từng sơ


cấp cứu TNTT; 75,5% được đào tạo, tập huấn về sơ cứu TNTT; 21,9% có thái độ và
hiểu biết đúng khi gặp TNTT; 41,8% biết xử trí các loại chấn thương do TNTT; Tỷ
lệ ĐTNC được trang bị túi sơ cửu là 66,9%; 66,8% có kỹ năng tun truyền phịng
chống TNTT và 50% có thực hiện báo cáo ghi chép thống kê TNTT.
Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị về tập huấn, cập nhật kiến thức và kỹ
năng chăm sóc chấn thương thiết yểu cho mạng lưới, và sự cần thiết mở rộng đổi
tượng được tập huấn. Hoạt động PCTNTT cần được chú trọng thực hiện và nhìn
nhận đúng mức độ trầm trọng và duy trì hoạt động của mạng lưới nhàm tăng cường
hoạt động của hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện tại địa bàn để đáp ứng một
cách có hiệu quả và lâu dài cho cơng tác PCTNTT.


1


ĐẬT VẤN ĐÈ
Đồng hành cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội là sự gia tăng nhanh
chóng của tai nạn thương tích (TNTT) đang trở thành gánh nặng của bệnh tật toàn
cầu, nguyên nhân hàng đầu là tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB). Việc giảm
thiểu gánh nặng do thương tích gây ra là một trong những thách thức chính hiện nay
đối với xã hội và ngành y tế nói riêng.
Theo báo cáo y tế thế giới 2002 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có
hơn 5 triệu người tử vong (9%) do TNTT, và 90% trong số đó là ở các nước đang
phát triển [55], Mỗi ca tử vong ước tính sẽ có hàng chục người nhập viện, hàng trăm
ca cấp cứu và hàng nghìn người cần chăm sóc y tế [43]. Thiệt hại hàng năm do
TNTT lên đến hàng tỷ đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, tử vong do TNTT đứng vị trí thứ ba trong các nguyên nhân tử
vong (chiếm gần 11%) trong đó 50% là tử vong do TNGTĐB, sau các bệnh về tim
mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%). Nạn nhân TNTT được cấp cứu ngay tại
hiện trường chỉ có 5-10%, hoặc nếu được cấp cứu thì chất lượng sơ cấp cứu còn kém
(khoảng 50% là sơ cấp cứu không đúng) [18]. Năm 2008, theo số liệu thống kê chưa
đầy đủ có 1.050.993 trường hợp mắc TNTT [12], 34.779 trường hợp tử vong, tỷ suất
tử vong chung do TNTT là 43,84/100.000 dân [13], Ước tính trung bình mỗi ngày có
2879 người bị TNTT và hơn 95 người bị tử vong.
Những con số trên cho thấy mức độ trầm trọng mà TNTT gây ra làm thiệt hại
nặng nề về kinh tể, xã hội và cả con người. Tuy nhiên, TNTT vẫn có thể phịng tránh
được nếu biết kiểm sốt một cách chủ động và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh về
nguồn lực hiện có, đặc biệt đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Mục tiêu mà WHO khuyến cáo trong kiểm sốt thương tích nhằm giảm thiểu tối
đa mức độ trầm trọng và tử vong do TNTT gây ra là nâng cao chất lượng chăm sóc
chấn thương tại các cơ sở y tế với chi phí tiết kiệm. Tại cuộc họp lần thứ 60 của Hội
đồng sức khỏe Thế giới (WHA) ngày 23/5/2007, Nghị quyết về tăng cường hệ thống
cấp cứu chấn thương đã được Bộ Y tế các nước thảo luận và thông qua [23]. Theo
WHO, hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện bao gồm: i. Tổ chức mạng



2

lưới và nhân lực; ii. Tổ chức điều phối và vận chuyển cấp cứu; iii.
Dụng cụ, trang thiết bị kỹ thuật cấp cứu [26].

Bộ Y tế Việt Nam đã có cam kết tăng cường các dịch vụ cấp cứu và chăm sóc
chấn thương (CSCT) được cụ thể hố trong chương trình hành động PCTNTT của
ngành đến năm 2010, với mục tiêu là 50% cơ sở y tế các tuyến có khả năng đáp ứng
danh mục trang thiết bị và phân tuyến kỹ thuật chăm sóc chấn thương thiết yếu và
30% số tỉnh thành lập được hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện [4;6], cùng
với nhiều văn bản đề cập đen tăng cường năng lực chăm sóc chấn thương được ban
hành như: chính sách quốc gia PCTNTT đến 2010 [42], qui chể cấp cứu, hồi sức tích
cực và chống độc [7], tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của nhân viên y tế và trang
thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu [8].
Huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh là huyện đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa
và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, với truyền thống văn hóa là xử sở của lễ hội, có 5 xã
dọc theo đường quốc lộ 1A; Tình hình TNTT qua 3 năm gần đây vẫn có dấu hiệu gia
tăng, xu hướng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện huyện do TNTT cũng gia tăng,
gần 45% TNTT được sơ cấp cứu tại TYT. Hoạt động PCTNTT trên địa bàn mới
dừng ở thống kê báo cáo và tuyên truyền qua loa đài địa phương. Chính vì vậy năng
lực CSCT ở đây cần được tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng góp phần thực
hiện hiệu quả chính sách quốc gia PCTNTT.
Trong phòng chống TNTT, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là phát huy
tối đa nguồn lực tại chỗ, có sự tham gia của cộng đồng; Vì vậy, khả năng đáp ứng
chăm sóc chấn thương thiết yếu của tuyến y tế cơ sở trong PCTNTT đóng vai trị khá
quan trọng, cần được đánh giá đúng thực trạng để tìm ra những nguyên nhân tồn tại,
từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp phù họp với thực trạng nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của hoạt động PCTNTT tại địa phương.

Với những lý do trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giả thực trạng sơ
cấp cứu và chăm sóc chẩn thương thiết yếu của mạng lưới y tế cơ sở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2010”


3

MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sơ cấp cứu và chăm sóc chấn thương thiết yếu của mạng lưới
y tế tuyến cơ sở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, năm 2010
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả thực trạng tình hình TNTT 2007-2009 tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
2. Đánh giá thực trạng chăm sóc chấn thương trước viện của mạng lưới y tể tuyến
cơ sở tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2010.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và tăng cường hoạt động hệ thống chăm
sóc chấn thương trước viện tại địa bàn nghiên cứu


Chương I: TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Chấn thương: Là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của
những năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa học, hoặc phóng xạ) với những
mức độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể người. Ngồi ra chấn thương
cịn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (ví dụ như thiếu oxy trong
trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, hoặc giảm nhiệt trong đơng lạnh) [9]
Trường hợp chẩn thương: là những chấn thương để lại hậu quả là chết hoặc gây
thương tích cần thiết đến sự chăm sóc y tế, hoặc hạn chế sinh hoạt bình thường tối
thiểu 1 ngày [9].
Phòng chổng chẩn thương: Là các hoạt động để phòng và giảm thiểu các hậu quả

do chấn thương gây nên. Hoạt động phòng chống chấn thương bao gồm cả dự phòng
cấp 1, 2 và 3 cũng như các khía cạnh về chăm sóc cấp tính và phục hồi chức năng do
chấn thương gây nên [9],
Chẩn thương trong cộng đồng là tập hợp tất cả các trường hợp chấn thương trong
cộng đồng, gây ra bởi các nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy mà
chấn thương cộng đồng có thể được hiểu là một khái niệm rộng bao hàm nhiều phân
loại chấn thương khác hiện đang sử dụng, như chấn thương giao thông, chấn thương
lao động, chấn thương học đường, ... [9]
Chăm sóc chẩn thương trước viện là một chuỗi các hoạt động tối thiểu bao gồm
thơng tin liên lạc và kích hoạt hệ thống ngay lập tức, đáp ứng tức thời, đánh giá, xử trí
và vận chuyển người bị thương tới cơ sở y tế nếu càn nhằm đảm bảo được chăm sóc
duy trì chức năng sống cho nạn nhân ngay sau khi xảy ra tai nạn .


Chăm sóc chấn thương thiết yếu: theo hướng dẫn của WHO là một trong những
dịch vụ tối thiểu cần phải có và được xem như là nhu cầu của bệnh nhân chấn thương
để phòng tử vong và tàn tật, được thực hiện bởi những người hỗ trợ đầu


tiên, mà những người này đã được huấn luyện để có thể chăm sóc cấp
cứu cơ bản ban đầu [10].

1.2. Nội dung của hoạt động chăm sóc chấn th n o ng trước bệnh viện
Chăm sóc chẩn thương là vấn đề được Tổ chức Y tế Thể giới hết sức quan tâm.
Năm 2000 các chuyên gia quốc tể đã thảo luận về giải pháp nâng cao chăm sóc ngồi
bệnh viện, đặc biệt là tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình; Sự quan tâm
này được thể hiện rõ nét nhất qua việc xuất bản các tài liệu về chăm sóc chấn thương
như: Hướng dẫn chăm sóc chấn thương thiết yếu; Các hệ thống chăm sóc chấn thương
ngồi bệnh viện. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về kỹ thuật từ WHO là rất quan trọng và có
thể giúp thực hiện các chính sách và chương trình nhằm làm giảm tử vong, thương

tích và tàn tật do TNTT gây ra. Vì vậy, hoạt động chăm sóc chấn thương thiết yếu là
một trong những hoạt động trọng tâm trong chuỗi các hoạt động đem lại hiệu quả của
công tác chăm sóc chấn thương trước viện trong chiến lược dự phịng về TNTT.
1.2.1. Nhu cầu chăm sóc chấn thương trước viện
Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ tử vong hoặc tàn tật do thương tích đe dọa tính mạng
là dự phịng các thương tích đó. Việc thực hiện hiệu quả chăm sóc chấn thương trước
viện là hồn tồn có khả năng giảm thiểu được hậu quả của thương tích nặng. Các
trường hợp tử vong do thương tích nghiêm trọng xuất hiện ở một trong ba giai đoạn
bao gồm [5]:
i. Xảy ra tức thời hoặc nhanh chóng do bị thương tích q nặng
ii. Xảy ra trong giai đoạn trung gian hoặc bán cấp: Những trường hợp tử vong
này xảy ra trong vài giờ sau khi tai nạn xảy ra và thường là kết quả của các tình trạng
có thể điều trị được
iii. Xảy ra muộn: Những trường họp tử vong trong giai đoạn này thường xảy ra
nhiều ngày, nhiều tuần sau khi thương tích ban đầu và thường là kểt quả của nhiễm
trùng, suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, hệ thống hoặc do các biến chứng muộn
của chấn thương.


Cơng tác chăm sóc chấn thương thiết yểu để phịng tử vong và tàn tật cho bệnh
nhân chấn thương và được xem như “Nhu cầu của bệnh nhân chấn thương” được
phân thành 3 nhóm:
i. Các thương tích đe dọa đến tính mạng phải được điều trị thích hợp, nhanh
chóng và tuân thủ các ưu tiên cần thiết nhằm tăng cường tối đa cơ hội sống cho bệnh
nhân,
ii. Các thương tích có nguy cơ gây tàn tật phải được điều trị thích hợp nhằm
giảm thiểu suy giảm chức năng và tăng cường tối đa khả năng sống độc lập và tái hòa
nhập cộng đồng.
iii.


Giảm thiểu đau đớn về thể xác và tinh thần.

Các hoạt động này nhằm đạt được các mục tiêu y tế cụ thể, rõ ràng với phạm vi
nguồn lực hiện có:
- Giải phóng tắc và duy trì đường thở thơng thống nhằm ngăn ngừa tình trạng
thiếu ơxy gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.
- Hỗ trợ hô hấp bị suy giảm cho đến khi người bệnh có thể tự thở được bình
thường.
-

Phát hiện và xử lý kịp thời tràn khí màng phổi và tràn máu màng phổi

-

Cầm máu kịp thời đối với chảy máu (cả trong và ngoài)

- Nhận biết và điều trị sốc bằng bù dịch tĩnh mạch trước khi xảy ra các biến
chứng không hồi phục.
- Giảm nhẹ các hậu quả từ thương tổn não do chấn thương nhờ việc giảm áp kịp
thời các khối choán chỗ và ngăn ngừa thương tổn não thứ cấp.
-

Phát hiện và điều trị kịp thời thương tổn về đường tiêu hóa và ổ bụng.

-

Xử trí ngay các tổn thương chi có nguy cơ gây tàn tật

- Phát hiện và xử trí thích hợp các thương tổn cột sống, bao gồm sớm bất động
bệnh nhân.

- Giảm thiểu hậu quả của các thương tổn gây hạn chế nhờ các hoạt động phục
hồi chức năng phù hợp.


1.2.2. Các mơ hình hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện [5]
Bất cứ ở phạm vi nào (cộng đồng hay vùng, miền, ...) hệ thống chăm sóc ngồi
bệnh viện đều có cách tiếp cận được sử dụng để xây dựng, tổ chức và quản lý hệ
thống này, các mô hình phổ biến đang được thực hiện gồm:
* Hệ thống cấp quốc gia: Hệ thống này có thể được thiết kế, phát triển và kiểm
soát bởi các cơ quan trung ương của một quốc gia. Ví dụ như Bộ Y tế.
* Hệ thống địa phương và khu vực: Cùng với các tổ chức an tồn cơng cộng
khác, hệ thống ngồi bệnh viện của thành phố được quản lý bởi chính quyền địa
phương hay khu vực. Hệ thống này có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có như cơng an,
cứu hoả, y tế hoặc cơ sở phi lợi nhuận khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc chấn
thương trước bệnh viện
* Hệ thống tư nhân: Các công ty dịch vụ y tế cấp cứu tư nhân hoạt động dưới
dạng các tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, có thể kí kết hợp đồng với cơ quan
chức năng để thực hiện dịch vụ này
* Hệ thống dựa vào bệnh viện: Các hệ thống này thường đơn giản nhất để thiết
lập và duy trì vì các hệ thống này sử dụng nhân lực, nguồn lực và hạ tầng của một
bệnh viện trung ương hay bệnh viện tiếp nhận. Bệnh viện và cán bộ y tế sẽ điều hành
mọi cấu phần của hệ thống.
* Hệ thống kết hợp: Nhiều hệ thống kết hợp các thành phần khác nhau của mơ
hình mơ tả trên để cung cấp các dịch vụ chăm sóc chấn thương ngoài bệnh viện cho
một cộng đồng cụ thể nào đó. Quyết định có kết họp các mơ hình khác nhau phụ
thuộc vào các khía cạnh chính trị, tài chính và hành chính của địa phương.
1.2.3. Các hoạt động của hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện
Hệ thống chăm sóc chấn thương ngồi bệnh viện hoạt động có hiệu quả chính là
sự liên kết và kết hợp lẫn nhau giữa các hoạt động bao gồm: i) Người thực hiện sơ cấp
cứu ban đầu; ii) Vận chuyển cấp cứu; iii) Hệ thống tư vấn và điều phối thông tin liên

lạc.


1.2.3.1. Người thực hiện sơ cấp cứu ban đầu
Ở nhiều nước, để chủ động thực hiện dịch vụ cấp cứu ban đầu, đối tượng thực
hiện ngoài là cán bộ y tế cịn có thể là người dân tại cộng đồng, là mạng lưới tình
nguyện viên và chính người chứng kiến có mặt khi thương tích xảy ra, điều này đặc
biệt đúng với hoàn cảnh ngoài bệnh viện, nơi người thực hiện dịch vụ thường đối mặt
với những thử thách. Những phút đầu tiên sau khi thương tích xảy ra là cửa sổ thời
gian để tiến hành các biện pháp cấp cứu hiệu quả như hỗ trợ thở, hô hấp hoặc chèn
trực tiếp vào vết thương để tránh chảy máu ngoài.
Nhiệm vụ chủ yếu của người thực hiện sơ cấp cứu ban đầu theo hướng dẫn triển
khai các hệ thống chăm sóc ngồi bệnh viện của Tổ chức Y tể Thế giới bao gồm:
- Tham gia vào trợ giúp khi gặp nạn nhân bị thương.
- Nhanh chóng sử dụng các kỹ thuật sẵn có tại chỗ để liên lạc thơng báo cho hệ
thống đáp ứng cấp cứu hoặc hệ thống đáp ứng ngồi bệnh viện
- Phịng ngừa nguy hiểm cho chính bản thân, cho người chứng kiến và tránh
nguy hiểm, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của nạn nhân
- Xác định liệu thương tích có đe dọa tới tính mạng của nạn nhân hay khơng và
liệu có cần trợ giúp ngay lập tức không
- Sử dụng mọi nguồn lực có thể để thực hiện kịp thời những đơn giản các can
thiệp có tính sống cịn
1.2.3.2. Vận chuyển cấp cứu
Sau khi thương tích xảy ra, việc vận chuyển nạn nhân từ nơi xảy ra TNTT đến cơ
sở y tế như bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh trong thời gian ngắn và an toàn nhất là
nhân tố thiết yếu để giảm thiểu khả năng tử vong và di chứng không đáng có do tiếp
cận được dịch vụ chăm sóc y té chuyên sâu. Trong điều kiện khả thi, phương tiện vận
chuyển tốt và chuyên nghiệp nhất là xe cứu thương được thiết kế phù hợp, và đầy đủ
nguồn nhân lực và phương tiện. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
các nước nghèo và đang phát triển, cách duy nhất để nạn nhân tiếp cận



cơ sở y tế là tự di chuyển bằng mọi phương tiện sẵn có như xe tải, xe
máy hay xe ngựa.

Ở khu vực nơng thơn thường khơng sẵn có hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu do
không đủ phương tiện giao thơng, thiếu kinh phí, thực thi pháp luật khơng đầy đủ, quá
nhiều yêu cầu cần đáp ứng vận chuyển, giao thơng lộn xộn (tắc đường, khơng có làn
đường ưu tiên cho xe cứu thương)... Đặc biệt là khơng có sự điều phối giữa dịch vụ y
tế với trung tâm cấp cứu và thông tin liên lạc hạn chế trong tồn hệ thống.
1.2.3.3. Mạng lưới điều phối thơng tin liên lạc
Kêu gọi sự giúp đỡ là bước đầu tiên để đảm bảo hỗ trợ cho nạn nhân. Trong hầu
hết các trường hợp, việc này được thực hiện một cách tự phát bởi người chứng kiến.
Sự phát triển của mạng điện thoại di động hay công nghệ thông tin vệ tinh đang làm
thay đổi một cách nhanh chóng bản chất của thông tin liên lạc cấp cứu, đặc biệt là hệ
thống chăm sóc chấn thương ngồi bệnh viện.
Vai trị chính của hệ thống thông tin liên lạc là truyền tải thông tin về sự kiện và
tình trạng bệnh nhân. Tất cả các cuộc gọi cấp cứu yêu cầu các nguồn lực cần thiết từ
công an, cứu hoả và y tế... được chuyển qua một trung tâm tiếp nhận cuộc gọi, từ đó
tới người thực hiện chăm sóc chấn thương để nhanh chóng tiếp cận, đánh giá và chăm
sóc chấn thương. Sau khi cán bộ y tế tiếp cận nạn nhân tại hiện trường và chăm sóc
chấn thương, cơng nghệ thơng tin cho phép truyền tải thơng tin về tình trạng nạn nhân
đến cơ sở y tế tiếp nhận. Nhờ thông tin liên lạc đầy đủ mà cơ sở y tể tiếp nhận tiên
lượng được nguồn lực cần có đế đáp ứng nhu cầu chăm sóc chuyên sâu trước khi nạn
nhân được chở đến cơ sở điều trị.
1.2.4. Lợi ích của hoạt động chăm sóc chấn thương trước viện
Nhiều thương tích gây tử vong có thể dự phịng được hoặc giảm thiểu mức độ
nghiêm trọng nhờ các hoạt động chăm sóc chấn thương trước bệnh viện. Những lợi
ích này được nhận biết trong giai đoạn thứ hai của chấn thương sau khi kịp thời chăm
sóc y tế để hạn chế hoặc làm dừng các tiến triển có thể dẫn đến tử vong hoặc gây tàn

phế suốt đời cho bệnh nhân. Nếu không có hệ thống chăm sóc chấn thương


ngồi bệnh viện, nhiều người có thể được cứu sống song lại tử vong tại
chỗ hoặc trên đường vận chuyển đến bệnh viện.

Việc áp dụng rộng rãi các chiến lược chăm sóc ngồi bệnh viện đơn giản có thể
đem lại nhiều lợi ích [5]:
- Thu hút được những người có tâm huyết trong hoạt động chăm sóc mọi người
xung quanh;
- Cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện sơ cấp cứu người bị
thương nặng cho những đối tượng này;
- Xây dựng năng lực cộng đồng trong xử lý và hỗ trợ các nạn nhân thương tích
tại hiện trường;
- Nâng cao năng lực của cộng đồng và quốc gia về đáp ứng đối với các sự kiện
thương vong hàng loạt như động đất, sập nhà, hoặc bị đánh bom ...
1.3. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế, vãn hóa xã hội
Huyện Tiên Du là huyện đồng bằng được tách ra từ huyện Tiên Sơn nằm ở phía
Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh và tiếp giáp với thành phố Bắc Ninh, có 5 xã nằm dọc
theo đường quốc lộ 1A; phát triển kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp, phương hướng
phát triển kinh tể xã hội của Tiên Du đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi,
từng bước phân vùng sản xuất hợp lý, nhằm tạo ra những vùng sản xuất chun canh,
sản xuất hàng hố.
Bên cạnh đó, Tiên Du cịn được mệnh danh là vương quốc của lễ hội với nhiều lễ
hội truyền thống đặc sắc được tổ chức thường xuyên hàng năm tại những địa danh đã
gắn liền với lịch sử và con người Kinh Bắc như : Hội hát Quan họ tại núi Hồng Vân,
Hội Hái Hoa Mầu Đơn Chùa Phật Tích, ... Trong tương lai khơng xa, những lễ hội và
địa danh này sẽ là môi trường cảnh quan, sinh thái hấp dẫn, tạo thuận lợi cho sự phát

triển lớn mạnh một cách đặc biệt của ngành du lịch huyện cũng như của tỉnh Bắc
Ninh.
• Diện tích tự nhiên: 108,16 km2 - Mật độ dân số khoảng 1209 người/km2



×