Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Luận văn đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện ung bướu tư hà nội, năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.09 KB, 97 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, giờ đây khi cuổn luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý bệnh viện
đang được hồn thành, tận đáy lịng mình, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy,
cơ giáo trường Đại học Y tể Công cộng đã tận tình, giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành chương trình học tập và hơ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Với tất cả tình cảm sâu sac nhất, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới cô giáo hirớng dẫn:
TS. Đỗ Mai Hoa - đoi với tôi cô không chỉ là một giáo viên với kho kiến thức, kinh nghiệm
qúy báu trong nghiên cứu khoa học giúp tôi khám phả bao nhiêu điều mới mẻ, mà cịn ln
như một người bạn lớn ln chia sẻ, động viên giúp tơi có niềm tin, sự tự tin, động lực để
hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giảm đốc bệnh viện Ung Bướu Hà nội
và toàn thể cán bộ y tế bệnh viện - nơi tôi đang công tác và tiến hành nghiên cứu, đã tạo
điều kiện giúp đỡ, cung cap so liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các bậc sinh thành, người chơng, con trai và những người thân trong
gia đình tôi đã chịu nhiều hy sinh, vất vả, luôn động viên tơi trong suốt q trình học tập và
phẩn đấu.
Xin cảm ơn tất cả các bạn đồng môn trong lớp cao học Quản lý bệnh viện khỏa 2
đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm học qua.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả các
bạn đồng nghiệp nhất là những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 12 năm 2011
Trần Thị Thúy


i

MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN...............................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN củu..............................................................................4


Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................5
1.1.

Giới thiệu về stress...............................................................................................5

1.2.

Tảc động của stress...........................................................................................6

1.3.

Các dấu hiệu của stress........................................................................................8

1.4.

Nguyên nhân gây ra stress....................................................................................8

1.5.

Điều kiện lao động và stress nghề nghiệp............................................................9

1.6.

Một số nghiên cứu ve stress nghề nghiệp trên thế giới và tại Việt
Nam.............................................................................................................................12
1.6.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.................................................................12
1.6.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam................................................................14

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu...............................................19
2.1.


Đối tượng nghiên cứu........................................................................................19

2.2.

Thời gian và địa điếm nghiên cứu....................................................................19

2.3.

Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................19

2.4.

Mau và phương pháp chọn mau........................................................................19

2.5.

Thu thập số liệu.................................................................................................19
2.5.1.

Thu thập sổ liệu định lượng.......................................................................19

2.5.2.

Thu thập số liệu thứ cấp:...........................................................................20

2.6.

Xử lý và phân tích số liệu..................................................................................20


2.7.

Biến số nghiên cứu...........................................................................................21

2.8.

Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu................................................................23

Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu..........................................................24


ii

3.1.

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu......................................................24
3.2. Đặc điểm môi trường iàm việc của cán bộ y tể tại khối lâm sàng Bệnh viện Ung
Bướu Hà nội................................................................................................................26
3.2.1. .Tổ chức cơng việc và mức độ động viên khuyến khích............................26

3.3.

3.2.2.

Áp lực công việc.........................................................................................28

3.2.3.

Môi trường làm việc...................................................................................29


3.2.4.

Mổi quan hệ tại nơi làm việc......................................................................31

Đánh giá trạng thái stress của nhân viên y tế khối lâm sàng Bệnh viện
Ưng Bướu Hà Nội, năm 2011....................................................................................33
3.3.1.

Đánh giá độ tin cậy cúa bộ câu hỏi điều tra trạng thái stress (DASS 21). 33

3.3.2.

Ket quả trạng thái stress, lo âu, và trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng
34

3.4. Một sổ yểu tố liên quan đến trạng thái stress của cán bộ y tể khối lâm sàng...35
3.4.1.

Kết quả phân tích hồi qui logistic đơn biến: Một số yếu tố liên quan đến

trạng thái stress của cán bộ y tể khối lâm sàng........................................................35
3.4.2.

Kểt quả phân tích hồi qui logistic đa biến: Một số yếu tổ liên quan đến trạng

thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng.................................................................44

Chuông 4: BÀN LUẬN.................................................................................47
4.1. Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tể khối lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu
Hà Nội, năm 2011........................................................................................................47

4.2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trạng thái stress cán bộ y tế
khối lâm sàng............................................................................................................. 49
4.2.1. Mối liên quan giữa trạng thái stress và áp lực công việc............................49
4.2.2.

Mối liên quan giữa trạng thái stress với môi trường làm việc ....50

4.2.3.

Mối liên quan giữa trạng thái stress với yếu tố nhân khấu học ..51


iii

4.2.4.

Mối liên quan giữa trạng thái stress với tổ chức cơng việc và mức

độ động viên khuyến khích.....................................................................................53
4.2.5.

Mối liên quan giữa trạng thái stress với mối quan hệ tại nơi làm

việc..........................................
4.3. Hạn chế của nghiên cứu
4.4. Ý nghĩa của nghiên cứu

Chương 5: KẾT LUẬN........

Chương 6: KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO....
PHỤ LỤC

..53
..55
..56

..57
..59
..62
..65


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (N=l 11)
Bảng 2: Nhận định về tổ chức cơng việc và mức độ động viên khuyển khích (N=l 11)....26
Bảng 3: Áp lực công việc (N=l ỉ 1).....................................................................................28
Bảng 4: Môi trường làm việc (N=l 11)............................................................................

29

Bảng 5: Nhận định cùa đối tượng nghiên cứu về mối quan hệ tại nơi làm việc (N=l 11)...31
Bảng 6: Đánh giá độ tin cậy của 3 khía cạnh stress, lo âu, trâm cảm.....................
Bảng 7: Mổi liên quan giữa đặc điểm nhân khấu học và trạng thái stress (N=l 11)
Bảng 8: Mối liên quan của trạng thái stress với tổ chức công việc và mửc độ động viên
khuyển khích (N=l 11)..........................................................................
Bảng 9: Mối liên quan của trạng thái stress với áp lực công việc (N=l 11)........
Bảng 10: Mối liên quan cùa trạng thái stress với môi trường làm việc (N=l 11)
Bảng 11: Mối liên quan của trạng thái stress vói mối quan hệ tại nơi làm việc (N=l 1 ỉ) ...42

Bảng 12: Mối quan hệ tương quan giữa trạng thái stress với trầm cảm. lo âu (N=l 11).....43
Bảng 13: Một số yếu tố liên quan đến trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng khi
phàn tích hơi qui logi

33
35
37
38
39


DANH MỤC CÁC BIẺU ĐÒ

Biểu đồ 1:

Sự phân bố bác sỹ và điều dưỡng tại các khoa lâm sàng..............................25

Biếu đồ 2:

Phân bổ mức độ stress theo thang điếm của DASS (N=l 11)........................34

Biểu đồ 3:

Phân bố mức độ lo âu theo thang điểm của DASS (N=l 11).........................34

Biểu đồ 4:

Phân bổ mức độ trầm cảm theo thang điểm của DASS (N=l 11).,35



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS

Bác sỹ

BVUB

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

CBYT
ĐD

Cán bộ y tế
Điều dưỡng

ĐTNC

Đổi tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

Ecgônômi
Lả các yếu tố do môn khoa học liên ngành kết hợp giữa khoa sinh học người
và khoa học kĩ thuật để tạo ra sự thích ứng giữa phương tiện kĩ thuật, môi
trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lí, tâm lí,
nhàm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, bảo vệ sức khoẻ, an toàn và

GMHS

tiện nghỉ cho con người.
Gây mê hồi sức
Phòng kể hoạch tổng hợp

KTC
NIOSH

Khoảng tin cậy
Bệnh việnViện nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ

TCCB

Phịng tổ chức cán bộ

TTLT-BYT-BNV

Thơng tư liên tịch -Bộ Y tế-BỘNỘiVụ

WHO

Tổ chức y tế thế giới


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự căng thẳng (stress) nghề nghiệp ngày càng trở nên phố biến trong xã hội hiện đại,
đặc biệt là với những người làm việc trong môi trường chịu nhiều áp lực công việc. Stress
thường gây ra những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh
hưởng đến sức khỏe thực thể, với những biểu hiện bệnh lý tinh vi (như cao huyết áp, các roi

loạn và bệnh tim mạch, các rối loạn giấc ngủ...) của người lao động, từ đỏ tác động đen khả
năng và năng suất lao động của họ.
Qua khảo sát điều kiện thực te tại Bệnh viện Ung Bướu, nhân viên y tể ln làm
việc trong tình trạng quá tải, cơ cấu nhân lực thiếu so với thông tư 08/2007/TTLT-BYTBNV (về định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước) đặc biệt là thiếu điều
dưỡng trong khối lâm sàng. Bên cạnh đó, cán bộ y tế tại bệnh viện ln phải chăm sóc
những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, nhất là những bệnh nhân ở giai đoạn cuối là những
nguyên nhân có thể gây stress cho các cán bộ ở Bệnh viện này.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế
khối lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, năm 2011” từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường sức khỏe tinh thần cho các cán bộ y tế, và từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ y tế tại
bệnh viện.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mơ tả cắt ngang có phân tích được thực hỉện với
111 cán bộ y tế khối lâm sàng tại Bệnh viện Ưng Bướu Hà Nội từ tháng 4 đến thảng 9 nãm
2011. Nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ chuẩn DASS 21 của Lovibond, hiện đang được
Bệnh viện sức khỏe tâm thần quốc gia sử dụng để sàng lọc dấu hiệu stress, lo lắng và trầm
cảm cho bệnh nhân. Kết quả định lượng được nhập bằng phần mem Epi Data và phân tích
bằng phần mềm SPSS 16.0.
Ket quả cho thấy tỷ lệ stress chung của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện là
36,9%. Ket quả phân tích hồi quy logistic da biến cho thấy một số yếu tố liên quan có ý
nghĩa thong kê làm tăng trạng thái stress là: sổ buổi trực >4 buổi (OR-6.8); cảm nhận cơng
việc ít hứng thú (OR=4,2); thường xuyên tiếp xúc với hóa chât độc hại (OR=3,9); cảm nhận
thấy mối quan hệ của họ với bệnh nhân không


tốt (OR-4.1). Bên cạnh đó, một số yếu tố liên quan với stress có ý
nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến, nhưng lại khơng có ý nghĩa
thống kế trong phân tích đa biển là giới tính (nữ bị stress nhiều hơn
nam), điều dưỡng bị stress nhiều hơn bác sỹ, cán bộ làm tại khoa phẫu
thuật -GMHS và khoa Hóa chất bị stress nhiều hơn các khoa khác, khơng
có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, cơ sở vật chất không đảm bảo, tiếng ồn

của mơi trường làm việc, quy trình làm việc khơng an tồn, mâu thuẫn
với đồng nghiệp, cỏ mối quan hệ với cấp trên không tốt, cảm nhận ít
nhận được sự hỗ trợ của cấp trên.
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị cho lãnh đạo bệnh viện
như: Giảm tỷ lệ stress trong cán bộ khối lâm sàng của Bệnh viện bàng cách tâm soát phát
hiện nhân viên bị stress đế đưa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp; tuyển thêm hoặc bố trí lại
nhân lực để giảm áp lực cơng việc cho nhân viên đang bị quá tải với công việc, xây dựng tủ
hút và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động để giảm thiểu điều kiện tiếp xúc với hóa chất và tia
xạ độc hại. Bệnh viện cũng nên tổ chức các lớp học về giao tiếp ứng xử và xây dựng văn
hóa cơ quan để cải thiện mối quan hệ giữa cán bộ y tể với bệnh nhân và giữa các đồng
nghiệp với nhau.


1

ĐẶT VẤN ĐÈ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 30-50% người lao động trên thế
giới bị nguy hiếm do tiếp xúc với các yểu to thế lực, hoá chất, sinh học, quá tải, hoặc các
yếu tổ ecgônômi ảnh hưởng đen sức khoẻ và khả năng lao động. Xuất phát từ thực tế trên,
WHO đã ban hành Chiến lược sức khoẻ nghề nghiệp toàn cầu [7]. Trong số các vẩn dề về
sức khoẻ nghề nghiệp, người lao động đang phải đối mặt hàng ngày với những thách thức
do stress nghề nghiệp và sức khỏe tâm thần. Tác giả Hans Selye định nghĩa stress theo thuật
ngữ chung là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích
thích từ mơi trường bên ngoải. Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bẳng giữa
khả năng và năng suất lao dộng [18].
Một khảo sát của Viện nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp Hoa kỳ (NIOSH) năm
2007, 40% người được hỏi cho ràng cơng việc gây stress và stress là ngun nhân chính
khiến họ phải đi bệnh viện [10], Cũng theo NIOSH những nghề dễ gây stress nhất thường
có yếu tố mạo hiếm ảnh hưởng tới tính mạng con người. Nghề y là một trong bốn nhóm

nghề được đánh giá dễ gây stress nhat [10]. Hậu quả của stress gây ra là rất nặng nề. Đối với
cá nhân stress có liên quan đến các bệnh như tâm thần kinh, phổi, tim mạch, ung thư, tai nạn
và tự tử, làm trầm trọng hơn các bệnh lý như loét dạ dày -tá tràng, suyễn, rối loạn tiêu hóa,
rối loạn cơ xương [18]... Hậu quả của nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tồn xã hội.
Theo thống kê tại Mỹ gần đây cho thẩỵ có hơn 50% trong sổ 550 triệu ngày nghỉ việc của
người dân nước này mỗi năm là do stress. Chi phí cho stress từ công việc là 300 ti USD/năm
(nghỉ việc, giảm năng suất, thay người làm việc, khám bệnh, phí bảo hiểm...). Đặc biệt có
tới 60%- 80% tai nạn nghe nghiệp là do stress [ I ].
Nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (2008) trên 9.201 người thuộc 10 nhóm
ngành nghề lao động đặc biệt chịu căng thẳng và stress nghề nghiệp cho thấy 10,7% người
lao động bị các rối loạn liên quan đen sức khỏe tâm thần [9]. Bên cạnh sự phát triển kinh tế
xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng ngày


2

càng nâng cao, đòi hỏi ngành y tể phải nâng cao cả về số lượng và
chất lượng, do vậy áp lực công việc ngày càng lớn. Sức ép quá lớn của
công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế (NVYT) bị stress rất cao, khảo sát tại
một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao,
42% có điểm stress ở mức trung bình. Tình trạng này tăng cao ở những
bệnh viện lớn (nơi tiếp nhận hàng trăm ca cấp cửu mỗi ngày) [10].Ngoài
ra, hội nhập quốc tế và tự do thương mại đang là những thách thức đặc
biệt lớn đối với các nước nghèo đang phát triển, trong đó có Việt nam. Sự
cạnh tranh gay gắt, những nguy cơ phá sản, đổ vỡ đe dọa các doanh
nghiệp đồng nghĩa với sự sa thải và thất nghiệp đối với người lao động.
Đó cũng là các yếu tố stress trực tiếp tác động tới sức khoẻ tâm thần của
người lao động. Như vậy trong xu thể chung của thế giới, lao động Việt
nam trong nhiều ngành nghề cũng đang chịu các stress nghề nghiệp và
những hậu quả không mong muốn do stress gây ra [7],

Qua một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, nghiên cửu về stress và stress nghề
nghiệp ở nước ta là vấn đề còn rất mới. Điều này thể hiện ở chỗ sổ lượng nghiên cứu về vấn
đề này ít, đặc biệt là trong ngành y tế. Vì vậy sự hiểu biết về các yếu tố liên quan đến stress
trong ngành y tế Việt Nam còn hạn chế. Các nghiên cửu chủ yếu tập trung vào các bệnh
viện đa khoa hay y tế tuyến huyện, chúng tôi chưa tim thấy nghiên cứu cho các bệnh viện
chuyên khoa với các điều kiện làm việc đặc biệt (như chuyên khoa ung bướu, chuyên khoa
tâm thần...) trong khi tỷ lệ stress của NVYT trong các chuyên khoa này trong các nghiên
cứu trên thế giới là khá cao.
Bệnh viện Ưng Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng II được thành
lập từ tháng 11/2000 nằm trên địa bàn thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trung,
thành phố Hà Nội, Với quy mô 220 giường bệnh kế hoạch (năm 2010). Từ 1/9/2008 bệnh
viện được nhận nhiệm vụ là bệnh viện tuyến cuối điều trị cho bệnh nhân ung thư từ miền
Trung trở ra. Qua khảo sát của chúng tơi về tình hình thực tể tại bệnh viện đã chỉ ra một số
nguy cơ có thể gây ra stress cho NVYT. Thứ nhất là từ năm 2006 đến năm 2010 tình trạng
quá tải bệnh nhân vẫn tăng hàng năm the hiện ở chỉ số công suất giường bệnh thực tế
thường cao hơn so với số giường kế hoạch được giao. Điều này đồng nghĩa với việc số
lượng bệnh nhân


3

đơng, địi hỏi cán bộ y tế phải tăng cường độ lao động [2,3,4,5],
Thứ hai là tình hình về cơ cấu nhân lực của bệnh viện so với thông tư 08.
Tính đến 2/9/2011 thì bệnh viện có 238 nhân viên cịn thấp hơn so với
quy định của thơng tư 08 là 242- 253 nhân viên cho bệnh viện chuyên
khoa hạng 2 (220 giường bệnh). Trong cơ cấu bộ phận lâm sàng thấp hơn
so với quy định từ 10-15%. Cơ cấu về chuyên môn tỷ số bác sỹ/chức danh
chuyên môn y te khác là gần 1/2 thấp hơn nhiều so với quy định (1/31/3,5). Như vậy hiện tại bệnh viện đang có tình trạng thiếu nhân lực và
đặc biệt là thiểu điều dưỡng trong khối lâm sàng. Thứ ba là điều kiện làm
việc tại các bệnh viện (BV) chuyên khoa ung bướu khá đặc biệt hơn so

với các chuyên khoa khác. Ớ nước ta bệnh nhân ung thư đến bệnh viện
thường ở giai đoạn muộn nên kết quả điều trị thường không được tốt.
NVYT luôn phải đối mặt với tâm lý của bệnh nhân chán nản, thất vọng,
chờ chết. Ngoài ra phải chăm sóc bệnh nhân với những cơn đau triền
miên, vết thương loét hoại tử của các khối u, tác dụng phụ của tia xạ,
hay hóa chất, tiếp xúc thường xuyên với cái chết của những bệnh nhân
ung thư giai đoạn cuối. Việc tiếp xúc thường xuyên trong điều kiện như
vậy dễ gây ra trạng thái stress cho NVYT.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá trạng thải stress cửa cán bộ y tế
khối lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, năm 2011” nhằm giúp cho các nhà quản lý
của bệnh viện xác định xem tình trạng stress trong các cán bộ khối lâm sàng đang diễn ra
như thế nào, từ đó tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho NVYT, mang lại sức khỏe
tinh thần tốt nhất, để họ có thể làm việc đạt được hiệu quả và phục vụ bệnh nhân được tốt
hơn.


MỤC TIÊU NGHIÊN củư
1. Mục tiêu chung:
Đánh giả trạng thái stress và một số yểu tố liên quan của cán bộ y tế khối lâm sàng
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, năm 2011, để từ đó đề xuất giải pháp tãng cường sức khỏe
tinh thần cho các cán bộ y tế nhàm cải thiện chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng Bệnh viện Ung Bướu
Hà Nội, năm 2011.
2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến trạng thái stress trong cán bộ y tế khối
lâm sàng.


Chưoiìg 1
TĨNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giói thiệu về stress
Khơng giống như những thói quen, hành vi của con người (như uống rượu, hút thuốc
lá ...) hay các tác nhân bên ngồi (vi khuẩn, virut...) có thể trực tiếp gây biển đổi tình trạng
sức khỏe của con người, stress chỉ các thay đổi về tâm sinh lý xảy ra nhằm đáp ứng các với
các kích thích được cơ the nhận biết là đe dọa hoặc có hại. Những điều mà chúng ta nghĩ
đến và cách thức mà chúng ta cảm thấy đều có thể gây ra stress ảnh hưởng đến sức khỏe;
tâm trí và thân thế. trong đó tất cả các yếu tổ này đều liên hệ với nhau một cách mật thiết
[13].
Stress là một khái niệm khó nắm bẳt. Nó đã được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau như một tác nhân môi trường, một đáp ứng sinh lý, hay một quá trình nhận thức - hành
vi. Các định nghĩa này chỉ tập trung vào một khía cạnh nào đó và loại bỏ thực tế là các khía
cạnh có sự tương tác và kết nối với nhau; và điều này đã dần den những hiểu nhầm về stress.
Khái niệm ve stress cần được xem xét đa chiều và đa mức độ, stress bao gồm những đáp
ứng thuộc về cảm xúc, hành vi và sinh lý của cơ thể thông qua sự tương giao với mơi trường
[13].
Chìa khóa để hiểu được stress là khái niệm về môi trường nội tại của cơ thể (nội
môi-milieu interiur). dược đề xuất đầu tiên bởi một bác sĩ nổi tiếng người Pháp Claude
Bernard. Trong khái niệm này, ông ta miêu tả về nguyên lý của sự cân bằng dộng. Trong
cân bàng động, tính hàng dịnh-một trạng thái bền vững của môi trường trong cơ thê-là yếu
tơ cơ bản của sự sơng cịn. Do đó, những thay đối hay những tác động ngoại cảnh làm đảo
lộn sự cân bàng nội tại này khiến cơ thể phải phản ứng lại và bù trừ nhằm tồn tại. Ví dụ của
những tác động ngoại lai bao gồm nhiệt độ, nồng độ oxy trong khí quyển, q trình tiêu thụ
năng lượng... Thêm vào đó, bệnh tật cũng là một loại gây stress đe dọa sự ổn định của nội
môi [12].
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh nổi tiếng, Walter Cannon, đã đặt ra thuật ngữ “sự cân
bằng nội môi”(homeostasis) để định nghĩa rõ nét hơn về khái niệm cân bằng động do
Bernard miêu tả. Ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra các yểu tố


gây stress không chỉ là sự tác động của lý tính mà cịn từ những

xúc cảm. Thơng qua các thí nghiệm của mình, ơng đã chứng minh được
con người hay bất cứ lồi động vật nào khác đều có đáp ứng “chiến đấu
hay tháo chạy” khi gặp nguy hiểm [21].
Một nhà khoa học tiên phong về stress khác là Hans Selye đã mở rộng thêm những
quan sát của Cannon, ông theo dõi một tuyến nhỏ ở vùng nền não mang tên là tuyến yên như
là một phần của hệ thống đáp ứng stress của cơ thể. ông đã miêu tả khả năng kiêm sốt q
trình tiết các loại hormơn (như cortisol) của tuyến yên thông qua vùng vỏ của tuyến thượng
thận [21]. Từ đó ơng đưa ra định nghĩa stress theo thuật ngữ chung là một hội chứng bao
gồm những đáp ứng khơng đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ mơi trường bên ngồi.
Stress nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa khả năng và năng suất lao động
[18],
1.2. Tác động của stress
Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy, stress có thể gây nhiều tác động xấu cho bản
thân những người mang nó. đong thời cũng gây những bất lợi cho người xung quanh và xã
hội nói chung. Sau đây là một những tác động chính mà stress có thể gây ra:
Tác động của stress đối với cơ thể: Khi rơi vào tình trạng stress tâm lý hay the chất,
cơ thể sẽ gia tăng sản xuất các loại hooc môn như adrenaline và cortisol. Các hooc môn này
tạo ra các thay đổi rõ rệt ở nhịp tim, huyết áp, sự trao đổi chất và các hoạt động thể chất
khác. Mặc dù đôi khi phản ứng sinh học này giúp hoạt động hiệu quả hơn khi bị áp lực trong
những khoảng thời gian ngắn, nhưng nó cực kỳ nguy hại cho cơ the nếu xảy ra trong thời
gian dài [11].
Tác động của stress đối với sức khỏe và đời song: Stress kéo dài được xem là một
trong những nguyên nhân phố biến nhất của nhiều căn bệnh như:
- Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt,
loạn trí nhớ, trầm cảm...
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp
tim, hồi hộp đánh trong ngực...


- Stress làm da xuất hiện nhiều dấu hiệu xấu, thậm chí các biểu hiện của bệnh tật, ví

dụ như mụn sưng đỏ, phồng rộp lên hay là bệnh zona. Ngồi ra, stress cịn khiến da dễ bị
mẩn ngứa, phát ban, chàm... hay các chứng bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó
chữa trị.
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày- tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu
chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...
-

Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, giao hợp đau... -

Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...
- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy
mat, chuột rút, run rẩy...
- Tồn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mac các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm [12].
Các thay đổi về hành vi do stress gây ra, chẳng hạn như lạm dụng rượu bia, thuốc lá
cũng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất con người. Khi cơ thể phải chịu quá mức tinh
trạng stress, nguy cơ bị lệ thuộc vào rượu là rất cao. Việc sử dụng rượu quá nhiều sẽ làm
tinh thần bấn loạn và vì the làm cho các moi quan hệ cá nhân thêm căng thẳng, cả trong gia
đình lẫn nơi cơng sở. Điều này cũng được cho là ngun nhân gây ra tình trạng nhân cơng
vắng mặt, điều này được xem là nguyên nhân làm thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hơn 100 tỉ đô
la mỗi năm [11].
Tác động của stress đối với cảm xúc: Những người bị stress gần như ln dắm chìm
trong các hành vi tiêu cực có thể làm cho những người xung quanh và cả xã hội phải trả giá
đắt. Những dấu hiệu cơ bản như tinh thần dao động và hành vi thất thường có the làm đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình xa lánh. Trong vài trường hợp, điều này cỏ the tạo ra một vòng
luẩn quẩn từ sự sút giảm lòng tự tin dẫn tới các van đề nghiêm trọng hơn về mặt cảm xúc,
như trầm cảm chẳng hạn [11].
Tác động của stress đối với khả năng quyết định: stress ở mức độ nào cũng nhanh
chóng làm cho con người mat khả năng đưa ra các quyết định chính xác, nhất là khi sự tự tin
mất di. Những quyết định khơng thấu đáo về cơng việc và gia đình



8

có thể dẫn đến những tai nạn hay những vụ tranh cãi, làm tổn thất tài chính và thậm chí bị
mất việc [11].
Tác động của stress đối với gia đình: Stress có thể làm cho mối quan hệ gia đình tan
vỡ. Một trong những nguyên nhân làm tỉ lệ ly dị ở các nước phương tây cao hơn các nước
khác là do sự gia tăng nhanh chóng của stress ở nơi làm việc, đặc biệt khi cả hai vợ chong
đều đi làm tồn thời gian. Bạn hầu như khơng cịn thời gian và sức lực để dành cho gia đình
và bạn bè nếu bạn đang gặp khó khăn trong cơng việc hoặc bạn đang luôn ở tâm trạng lo sợ
bị mất việc. Khi có con cái, stress có thể gây ra xung đột xoay quanh những van đề liên quan
đến việc chăm sóc con cái và đi làm. Hậu quả của stress đổi với sức khỏe, gia đình và cơng
việc đều như nhau vì stress ở mặt này hiển nhiên sẽ tác động đển những mặt khác, cho nên
cần phải có một sự cân bàng khéo léo giữa gia đình và công việc [11],
1.3. Các dấu hiệu của stress
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và
quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ,
rối loạn giấc ngủ hoặc là ngủ quên và những biểu hiện khó chịu khác cũng là dấu hiệu của
stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dừ, hoặc sợ hãi. Người bị stress thường
có các biểu hiện là tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đau, mệt mỏi, thở ngắn hơi, ra mồ hôi.
Biểu hiện về cảm xúc là cảm thấy khó chịu, dễ cáu gat, lo âu, trầm cảm, buồn bã, chán nản,
thờ ơ, không thân thiện, sa sút tinh thần... Cỏ những hành vi như lạm dụng chất kích thích
(rượu, thuốc lá), dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, giấc
ngủ), mất tập trung, hay quên, xa lánh mọi người, có vấn đề về tình dục...Stress trầm trọng
và kéo dài có thê làm tôn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả
năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi trùng và làm tăng nguy cơ
tử vong [12],
1.4. Nguyên nhân gây ra stress
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân
cơ bản sau:



9

- Mơi trường bên ngồi: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm..
- Những căng thang từ xã hội và gia đình: Thời hạn của cơng việc phải hồn thành, các vấn
đề tài chính, cơng việc gây áp lực, quá tải. môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về
thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ,
hiệu quả đem lại, ... hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hơn,
tranh chấp, xích mích, bất hịa...), quan hệ bạn bè khơng tốt, tình u tan vỡ hay bị phụ bạc...
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh
tật...

- Suy nghĩ của bản thân: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc
sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu
cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hồn thành cơng việc thì sẽ
bị sa thải...[12]
1.5. Điều kiện lao động và stress nghề nghiệp
Theo định nghĩa cùa Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tể, điều kiện lao động là tập hợp các
yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, xã hội và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Các
yếu tố này dược hình thành khơng chỉ bởi điều kiện địa lý tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, tốc
độ gió, thời gian ban ngày hay ban đêm..., mà phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quá trình
lao động cũng như đặc điểm cùa bản thân quá trình lao động. Như vậy các quá trình lao
động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao dộng rẩt khác nhau, và do đó mức độ tác động
của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau [7]. Nói cách khác, điều kiện lao động
được hiểu là tập hợp của rất nhiều yểu tố trong lao động như:



Yếu tố môi trường (tiếng ồn, rung, bụi, điện trường, từ trường, hơi khí độc,...)

Yeu tố tâm - sinh lý (gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh

- giác quan...)


10



Yeu tổ tổ chức (bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động - thao tác, chế độ

lao động- nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...)


Yếu tố xã hội (quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp

trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lịng với cơng việc...)
Tính chất của q trình lao động (lao động thể lực hay trí óc; lao động thủ công,
cơ giới, tự động;...).
Đe hạn chế tác động có hại của các yểu tố trên tới sức khoẻ của người lao động
chuyên ngành Sức khoẻ nghề nghiệp ra đời [7]. Trong số các vấn đề về sức khoẻ nghề
nghiệp, người lao động đang phải đổi mặt hàng ngày với những thách thức do stress nghề
nghiệp và sức khỏe tâm thần.
Stress trong lao động (stress nghề nghiệp) được xem như thách thức mang tính tồn
cầu đối với sức khoẻ của người lao động. Theo dịnh nghĩa về sức khoẻ của WHO, những
người bị stress cũng được xem như khơng khỏe mạnh, khơng có dộng cơ, làm việc khơng
hiệu quả và có nguy cơ bị tai nạn cao [7]. Cở sở/doanh nghiệp nơi có nhiều người bị stress
cũng khơng thể thành cơng trong cạnh tranh. Theo WHO, có thể chia nguyên nhân của stress
trong lao động theo hai nhóm dưới đây [7]:
Nhóm 1: Nội dung cơng việc, gồm:



Nội dung công việc: đơn điệu, dưới tải thông tin (không được kích thích), làm

việc vơ nghĩa,...


Gánh nặng cơng việc: q nặng nhọc (quá tải) hoặc quá nhàn rỗi (dưới tải về thế

lực), hoặc dưới tải về áp lực thời gian.


Thời gian làm việc: che độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, không giao tiếp,

không theo kế hoạch định trước, che độ ca kíp khơng phù hợp.


Mức độ tham gia và giám sát: thiếu sự tham gia chủ động trong việc ra quyết

định, khơng có sự kiếm tra giám sát (phương pháp lao động, nhịp độ công việc, thời gian và
mơi trường lao động).
Nhóm 2: Bổi cảnh, gồm:


11

• Phát triển nghề nghiệp, trả cơng: cơng việc bấp bênh, khơng được thăng tiển, đề
bạt, cơng việc mang tính địa vị xã hội thấp, hệ thống đánh giá thực hiện khơng phù hợp hoặc
khơng "đẹp", hoặc địi hỏi kỹ năng q cao hoặc q thấp.
• Vai trị trong tổ chức: vai trị khơng thân thiện, gây va chạm, trách nhiệm vì

người khác, ln phải đối mặt với người khác hoặc các vấn đề của người khác.
• Quan hệ đồng nghiệp: khơng thoả đáng, khơng thiện chí, bắt nạt lẫn nhau, bạo
lực, cách ly/cơ đơn.
• Văn hố trong tổ chức: không giao tiếp, quan hệ với cấp trên không thân thiện,
khơng khoan dung.
• Quan hệ gia đình - nơi làm việc: xung đột nơi làm việc và cả ở nhà, khơng được
hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc, về nhà không được sự ủng hộ của gia đình về
cơng việc [7]...
Ngày nay, việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản phẩm không ngừng được tăng lên.
Nhưng đồng thời với hiệu quả trên, đặc điểm của nhiều q trình lao động đang thay đổi
nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới, khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người
lao động ở các nước đang phát triển khơng kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng
khác nhau [7], Những nghiên cứu mới nhât đã cho thấy hậu quả xẩu của stress nghề nghiệp
kéo dài liên tục ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng cả trạng
thái thực thể của người lao động như tăng nguy cơ cao huyết ảp, các rối loạn và bệnh tim
mạch, các rối loạn giấc ngủ...Các stress không chỉ ảnh hưởng ở mức độ cá thể mà cịn ảnh
hưởng lên bầu khơng khí lao động của tồn nhà máy xí nghiệp. Stress đã ảnh hưởng đên
chât lượng lao động, đặc biệt là hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề quan trọng ngày
nay là phải nhận diện được các yếu tố nguy cơ gây stress nghề nghiệp, đánh giá được mức
độ tác động xấu của stress nghề nghiệp đến sức khoẻ người lao động và nghiên cứu tìm
kiếm chiến lược dự phòng [7].



×