Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 79 trang )


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân 3
1.1.1. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân trong công
nghiệp 3
1.1.2. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân trong y tế 5
1.2. Thực trạng quản lý và thải bỏ thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân
từ hoạt động y tế 8
1.2.1. Trên thế giới 8
1.2.2. Tại Việt Nam 12
1.3. Nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe 17
1.3.1. Nguy cơ đối với môi trường 17
1.3.2. Nguy cơ đối với sức khỏe 17
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu 19
2.2.2. Phương pháp điều tra 19
2.2.3. Phương pháp đánh giá, phân tích so sánh 20
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1. Thực trạng sử dụng và thải bỏ thủy ngân trong hoạt động y tế tại bệnh
viện khảo sát 21
3.1.1. Thực trạng sử dụng 24
3.1.2. Thực trạng thải bỏ chất thải chứa Thủy ngân 24
3.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý thủy ngân thải từ hoạt dộng y tế tại


bệnh viện khảo sát 26
3.2.1. Thực trạng công tác quản lý 26
3.2.2. Thực trạng công tác xử lý 27
3.3. Đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp 31
3.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý/kiểm soát thủy ngân trong ngành y tế
theo định hướng loại bỏ sử dụng thủy ngân: 31
3.3.2. Thay thế thủy ngân và các thiết bị y tế chứa thủy ngân 32
3.3.3. Giải pháp kiểm soát quản lý thủy ngân quy mô bệnh viện 46
3.3.4. Đánh giá chi phí hiệu quả giải pháp đề xuất 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65









DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASTM American Society for Testing and Materials - Hiệp hội vật liệu và thử
nghiệm Mỹ
HA Huyết áp
HCWH Health Care Without Harm - Tổ chức chăm sóc sức khỏe không gây
hại
Hg Thủy ngân
POPs Persistant Organic Pollmant - Các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền

PTS Persistent toxic substances - Chất độc hại khó phân hủy
UNDP United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc
UNEP United Nations Environment Programme
-
Chương trình Môi trường
Liên Hiệp Quốc
U-POPs Các khải khí nguy hại không chủ định
URENCO Urban Enviroment Company - Công ty môi trường đô thị
WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
TWA Giới hạn phơi nhiễm trung bình đo trong khoảng 8 giờ
STEL Giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn trong 15 phút




DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Hàm lượng thủy ngân trong một số thiết bị y tế 7
Bảng 1.2: Số liệu thống kê về sử dụng 2 loại dụng cụ chính chứa thủy ngân trong
bệnh viện tuyến tỉnh và huyện 14
Bảng 1.3: Ước tính lượng thủy ngân thải từ nhiệt kế bị vỡ 15
Bảng 3.1: Thực trạng sử dụng các vật dụng chứa thủy ngân từ hoạt động y tế của
Bệnh viện 198, Bệnh viện E trung ương 24
Bảng 3.2: Thực trạng thải bỏ các vật dụng chứa thủy ngân 25
Bảng 3.3: Tình hình quản lý thiết bị, vật dụng chứa thủy ngân 26
Bảng 3.4: Cách xử lý của các khoa khi có vỡ, đổ thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân28
Bảng 3.5: Phương pháp thu gom thủy ngân khi có sự cố 29
Bảng 3.6: Cách chứa đựng chất thải tại các khoa 30
Bảng 3.7: Kết quả điều tra về phương cách thải bỏ chất thải thủy ngân 30

Bảng 3.8: Những thiết bị vật liệu chuẩn bị thay thế của các khoa phòng 33
Bảng 3.9: Kết quả điều tra nguyên nhân thay thế nhiệt kế thủy 34
Bảng 3.10: Nguyên nhân không thay thế nhiệt kế thủy ngân 34
Bảng 3.11: Tổng hợp các thiết bị chứa thủy ngân có thể thay thế 37
Bảng 3.12: Kết quả điều tra nguyên nhân thay thế HA kế thủy ngân 39
Bảng 3.13: Kết quả điều tra nguyên nhân không thay thế HA thủy ngân 39
Bảng 3.14: So sánh đặc tính một số máy đo huyết áp hiện đang sử dụng 41
Bảng 3.15: Thống kê những lỗi chính của HA thủy ngân 42
Bảng 3.16: Kết quả điều tra nguyên nhân thay thế 43
Bảng 3.17: Kết quả điều tra nguyên nhân không thay thế Amalgam 43
Bảng 3.18: Chi phí mua các thiết bị chứa thủy ngân hàng năm 59
Bảng 3.19: Tổng hợp chi phí thay thế toàn bộ các thiết bị chứa thủy ngân 59



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Giọt thủy ngân 3
Hình 1.2: Một số hình ảnh về thủy ngân và sử dụng thủy ngân 6
Hình 1.3: Chu trình phát thải thủy ngân từ hoạt động y tế 8
Hình 1.4: Hiện trạng công tác quản lý/xử lý chất thải y tế nguy hại liên quan đến
phát thải POPs 16
Hình 3.1: Sơ đồ dòng di chuyển của thủy ngân và sản phẩm chứa thủy ngân trong
bệnh viện 23
Hình 3.2: Tỷ lệ thành phần chất thải 25
Hình 3.3: Tỷ lệ các khoa có hướng dẫn về sử dụng thiết bị, vật dụng chứa Thủy
ngân 26
Hình 3.4: Phương pháp xử lý chất thải thủy ngân 28
Hình 3.5: Tỷ lệ khoa có kế hoạch thay thế thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân. 33



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
1

MỞ ĐẦU
Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân là những chất độc mạnh. Tính độc
của chúng đã được biết đến từ rất lâu nhưng chúng vẫn được sử dụng trong các loại
thuốc chữa bệnh. Đặc biệt vào thế kỷ thứ 16, thủy ngân trở nên quan trọng vì nó
được sử dụng trong thuốc chữa bệnh giang mai. Cách điều trị này chữa được một số
bệnh xã hội nhưng cũng mang lại sự nhiễm độc không tránh khỏi. Trong quá khứ,
nhiễm độc nghề nghiệp đã được mô tả một cách sinh động qua những ghi nhận của
Ramazzini cách đây 300 năm về những người thợ làm gương soi: “Ở Venice, trên
một hòn đảo tên là Murano, nơi sản xuất rất nhiều gương soi, người ta có thể thấy
những người thợ này nhìn vào ảnh của họ trong gương một cách lưỡng lự hay cau
có, giận dữ và họ nguyền rủa nghề nghiệp mà họ đang làm”. Lịch sử cổ đại La Mã
cũng cho biết những người khai thác mỏ thủy ngân (sunfua thủy ngân) đã bị nhiễm
độc. Trên thế giới, hiện tượng nhiễm độc thủy ngân khá phổ biến (sau chì và
benzen). Bệnh Minamata (Nhật) đã đi vào lịch sử độc học như một điển hình cho ô
nhiễm và gây độc của Hg.
Thủy ngân đã sử dụng thủy ngân cách đây khoảng 3.500 năm. Nước Ai Cập
cổ xưa đã biết cách pha trộn thủy ngân với Sn và Cu rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 6
sau Công nguyên. Cách sử dụng kim loại Hg và thần sa trong y khoa đã từng tồn tại
ở Trung Quốc và Ấn Độ ở cùng thời điểm. Người Hy Lạp đã quen thuộc với kĩ
thuật tách Hg từ các quặng kim loại dùng làm thuốc. Người La Mã đã thừa kế hầu
hết các kiến thức này và rất tập trung vào việc đánh giá tính chất thương mại của
kim loại. Hầu hết Hg đã bị người La Mã tiêu thụ và chế tạo chất màu đỏ của thần
sa, nhưng Hg cũng được sử dụng để điều trị nhiều thứ bệnh khác. Sau sự sụp đổ của
đế quốc La Mã, tiêu dùng Hg chủ yếu được giới hạn để bào chế thuốc; cho đến khi
những dụng cụ khoa học được phát minh, như là vào năm 1643, Torricelli phát
minh ra dụng cụ đo nhiệt gọi là nhiệt kế sơ khởi. Đến năm 1720 Fahrenheit giới

thiệu nhiệt kế Hg và đưa vào nghiên cứu khoa học.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
2

Không có một loại chất nào, trừ sinh vật, được nghiên cứu nhiều như thủy
ngân trong quan hệ tuần hoàn của nó với chuỗi thực phẩm. Mỗi năm toàn thế giới
sản xuất ra 9.000 tấn thủy ngân, trong đó 5.000 tấn rơi vào các đại dương. Trong hồ
Oasinton, trong 100 năm trở lại đây lượng thủy ngân trong bùn tăng lên gấp 100
lần. Hàm lượng thủy ngân cao thường thấy ở các loại cá thờn bơn biển Atlantích;
đôi khi hàm lượng thủy ngân còn cao hơn ở một số loài cá mập.
Nhà văn R.Kipling đã viết: “Tôi thà chọn cái chết tồi tệ còn hơn phải làm
việc trong mỏ thủy ngân, nơi mà răng bị mục dần trong miệng ”. Cho đến nay
trong các hầm lò quanh co, nơi mà xưa kia khai thác thủy ngân, có thể tìm thấy vô
số bộ xương người. Người xưa đã phải trả một giá rất đắt, hàng ngàn sinh mạng để
đổi lấy thứ đá đỏ dường như đã nhuốm máu tất cả những ai từng tham gia khai thác.
Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù
chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy
ngân đã được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng
chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học [7]. Tuy
nhiên tại Việt Nam, việc sử dụng các loại thiết bị này vẫn còn là phổ biến.
Tiến tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe không có thủy ngân tại Việt Nam và
nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế, trong luận văn này thực hiện
đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một
số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp”
với mục tiêu nhằm góp phần từng bước giảm phát thại thủy ngân đến loại bỏ hoàn
toàn thủy ngân để phù hợp với công ước quốc tế.
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Tổng quan về sử dụng thủy ngân trong y tế trên thế giới và Việt Nam
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ thủy ngân liên quan đến hoạt động
y tế tại Bệnh viện E trung ương và Bệnh viện 198 Bộ Công An.

- Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu sử dụng, quản lý và xử lý an
toàn chất thải y tế chứa thủy ngân.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân
1.1.1. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân trong công nghiệp
Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở
- 38,9
o
C và sôi ở 357
o
C. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ
phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng,
vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam). Trọng lượng riêng của thủy ngân
là 13,5g/cm
3
ở 25
o
C [8].

Hình 1.1: Giọt thủy ngân
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi
bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể
bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy
ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10
o
C. Ở nước ta, giới hạn cho phép
đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số

3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế [3]:
‐ Thủy ngân hữu cơ: Trung bình 8 giờ (TWA) 0,01mg/m
3

Từng lần tối đa (STEL) 0,03 mg/m
3
.
- Thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ :
Trung bình 8 giờ (TWA) 0,02mg/m
3
Từng lần tối đa (STEL) 0,04mg/m
3
.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
4

Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào
không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, và tạo thành các hợp chất
hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy
ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ
thống thuỷ sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân
độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào
chuỗi thức ăn
Thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, phân
bón, chất dẻo, kỹ thuật điện, điện tử, xi măng, sơn, tách vàng bạc trong các quặng sa
khoáng, sản xuất các loại đèn huỳnh quang, pin, phong vũ kế, nhiệt kế, huyết áp kế,
mỹ phẩm
Thủy ngân đi vào môi trường như một chất gây ô nhiễm từ các ngành công
nghiệp khác nhau:
- Từ các xí nghiệp sử dụng than làm nhiên liệu

- Các ngành công nghiệp sản xuất clo, thép, phốt phát &vàng
- Khai thác mỏ thủ công hàng năm thải ra môi trường khoảng 1.000 tấn thủy
ngân, chiếm 30 - 40% lượng ô nhiễm trên trái đất.
- Luyện kim
- Sản xuất xi măng, chế tạo biến thế điện, thuộc da
- Sản xuất và sửa chữa thiết bị điện tử
- Đốt và vùi lấp các chất thải đô thị
- Công nghiệp mỹ phẩm
- Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến thủy ngân
- Các sản phẩm có chứa thủy ngân như các bộ phận ô tô, pin, đèn huỳnh
quang, máy điều nhiệt
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
5

Chương trình môi trường liên hiệp quốc (UNEP) nêu rõ, điều đáng lo ngại là
ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt
chính của con người.
Theo số liệu của tổ chức này hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong
dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và cũng do hoạt động của con người,
trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp đôi trên bề mặt của các đại
dương. Còn ở đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, cuối cùng chính
con người là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả từ thực trạng ô nhiễm trên, mà một
trong những nguyên nhân đó là việc sử dụng nguồn thủy sản nhiễm thủy ngân.
1.1.2. Sử dụng thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân trong y tế
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong nhiều thế kỷ. Thế kỷ 16,
trước khi có các chất kháng sinh, thủy ngân được dùng để điều trị giang mai. Thuốc
có chứa thủy ngân để điều trị các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng,
lợi tiểu, sát trùng. Các hợp chất có chứa thủy ngân như Thimerosal được sử dụng
trong một số sản phẩm nhãn khoa, dạng phun sương mũi họng, và vaccin; các sản
phẩm tẩy trắng và một số hóa chất trong phòng thí nghiệm cũng chứa thủy ngân

cũng như hỗn hợp Almagam trong nha khoa và pin. Ngoài ra nhiệt kế và huyết áp
kế chứa thủy ngân được phát minh từ thế kỷ 18, 19 và được sử dụng cho đến ngày
nay. Tại một số cơ sở y tế còn sử dụng thiết bị tháo lồng ruột có cột thủy ngân để
kiểm soát áp lực khí bơm vào ruột bệnh nhân.
Các nguồn phát sinh thủy ngân chính trong y tế từ:
• Nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân chưa vỡ
• Nhiệt kế và huyết áp kế thủy ngân vỡ
• Máy tháo lồng ruột có cột thủy ngân
• Amalgam dùng trong nha khoa.
• Các bóng đèn huỳnh quang chưa vỡ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
6

• Các bóng đèn huỳnh quang vỡ (bóng đèn tuýp huỳnh quang, bóng đèn
huỳnh quang compact, đèn sát khuẩn cực tím) .
• Khí thải từ lò đốt chất thải y tế có chứa thủy ngân [9]


a, Lọ đựng thủy ngân nguyên tố


b, Lọ đựng chất hỗn hợp (alloy) để tạo
amalgam nha khoa


c, Hiệu chỉnh huyết áp kế thủy ngân


d, Nhiệt kế thủy ngân vỡ



e, Máy tháo lồng ruột có cột thủy ngân
Hình 1.2: Một số hình ảnh về thủy ngân và sử dụng thủy ngân
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
7

Nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân nguyên tố khi thủy ngân
giải phóng từ các thiết bị có chứa thủy ngân bị vỡ hoặc khi chỉnh sửa, bảo dưỡng
thiết bị có chứa thủy ngân.
Bảng 1.1: Hàm lượng thủy ngân trong một số thiết bị y tế [11]
STT

Loại thiết bị Hàm lượng thủy ngân

1 Nhiệt kế 0,5-1,5 g

2 Huyết áp kế 110-200 g

3 Bóng đèn huỳnh quang 10-50mg

4 1 nang Amalgam (1 liều=200mg)

100 mg

Hiện trạng sử dụng thủy ngân trong ngành y tế chủ yếu liên quan đến việc sử
dụng nhiệt kế, huyết áp kế và một số giải pháp y tế khác. Tại Mỹ, chất thải bệnh
viện được ước tính đóng góp 1% thủy ngân trong dòng chất thải rắn của đất nước
này [16].
Thủy ngân sử dụng trong bệnh viện thường được loại bỏ không đúng cách
như chất thải y tế lây nhiễm hoặc chất thải thông thường. Chẳng hạn như thủy ngân

trong nhiệt kế dùng một lần cho bệnh nhân cách lý, nó được thải bỏ như chất thải y
tế lây nhiễm trong túi màu đỏ hoặc hộp đựng vật sắc nhọn. Phương pháp chính để
xử lý chất thải y tế lây nhiễm thu được trong túi màu đỏ hoặc hộp đựng vật sắc
nhọn là thiêu đốt, thủy ngân từ nguồn chất thải này sẽ vào khí quyển bắt đầu một
chu trình và kết thúc là lắng đọng trong môi trường nước và methyl hóa[17].
Một nghiên cứu của EPA năm 1997 đã cho thấy, lò đốt chất thải y tế đóng
góp 13% là nguồn lớn thứ tư phát thải thủy ngân ra môi trường do con người[18].
Các chất thải y tế chứa thủy ngân nếu không được kiểm soát đúng quy định
sẽ gây nguy cơ rủi ro nghiêm trọng cho con người và môi trường.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
8

Hình 1.3: Chu trình phát thải thủy ngân từ hoạt động y tế [10]
1.2. Thực trạng quản lý và thải bỏ thủy ngân và các sản phẩm chứa thủy ngân
từ hoạt động y tế
1.2.1. Trên thế giới
Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Clorua thủy
ngân (I) và clorua thủy ngân (II) là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân được
đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng
sinh. "Blue mass", viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ
19 đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau
răng.
Trong đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm như là
thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa
chất bảo quản Thimerosal (một phần là etyl thủy ngân) kể từ những năm 1930.
Clorua thủy ngân (II) là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.
Bệnh
viện
Thủy

ngân
Chất thải y tế có chứa thủy ngân
Lò đốt
Chôn lấp
Methuyl thủy ngân
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
9

Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù
chúng đã được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy
ngân đã được phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng
chúng đã giảm và bị cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học.
Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy
ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington và Maine trở thành các bang
đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân . Năm 2005, các hợp chất
thủy ngân được tìm thấy ở một số dược phẩm quá mức cho phép, ví dụ các chất tẩy
trùng cục bộ, thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ trên tã chống hăm, các thuốc nhỏ mắt
hay xịt mũi.
Năm 2008 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp với Tổ chức chăm sóc
sức khỏe không gây hại (HCWH) triển khai “Khởi xướng toàn cầu về chăm sóc y tế
không có thủy ngân”[12]. Đặc biệt hiện nay, các nước trên thế giới đang cùng nhau
xây dựng và hoàn thiện Công ước toàn cầu về thủy ngân - kim loại nặng có khả
năng tích lũy sinh học, đang gây độc nguồn cung cấp cá, đe dọa sức khỏe cộng
đồng và môi trường trên thế giới. Một trong những giải pháp mà Công ước đưa ra là
dừng sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu nhiệt kế và huyết áp kế có chứa thủy ngân
vào năm 2020.
Công ước Minamata về thủy ngân đã được các đại biểu của 140 quốc gia
thông qua sau 4 năm đàm phán. Đây là Công ước toàn cầu nhằm bảo vệ sức khỏe
con người và môi trường do những ảnh hưởng có hại của thủy ngân. Nội dung này
được thực hiện bằng cách kết thúc việc sản xuất, nhập và xuất khẩu các thiết bị y tế

có thủy ngân vào năm 2020. Các nội dung chính của công ước:
- Các nhà máy đốt than, lò hơi và lò nấu chảy kim loại:
Công ước yêu cầu các quốc gia phải có những công nghệ kiểm soát phát thải
tốt nhất ở các nhà máy năng lượng, lò hơi và lò nấu chảy kim loại mới. Điều này
không áp dụng đối với các nhà máy cũ nhưng các biện pháp kiểm soát khác cần
phải được triển khai.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
10

- Bóng đèn:
Bóng đèn huỳnh quang compact dưới hoặc bằng 30 watts có nhiều hơn 5 mg
thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020. Bóng đèn huỳnh quang và halophosphate cũng
sẽ bị cấm vào năm 2020.
- Khai thác mỏ thủy ngân:
Khai thác mỏ thủy ngân nguyên sinh sẽ bị cấm. Các mỏ thủy ngân đang khai
thác có thể tiếp tục được khai thác trong vòng 15 năm kể từ ngày ký Công ước và
sau đó sẽ bị cấm.
- Khai thác mỏ vàng:
Thủy ngân được phép sử dụng để tách vàng từ đá và trầm tích trong khai
thác vàng thủ công và có phạm vi nhỏ. Công ước khuyến khích các quốc gia giảm
hoặc loại trừ việc sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng nhưng không đưa ra thời
gian cụ thể.
- Hàn răng:
Hàn răng bằng amalgam chưa bị cấm vào năm 2020. Các nước thống nhất
giảm sử dụng thủy ngân trong hàn rằng bằng cách tăng sử dụng các chất thay thế,
xây dựng chương trình hàn răng giảm tối đa nhu cầu hàn răng bằng amalgam hoặc
thực hiện các biện pháp khác.
- Vắc xin:
Công ước chưa đề cập đến việc cấm sử dụng hợp chất thủy ngân (thimerosal)
làm chất bảo quản trong vắc xin.

- Pin:
Pin có chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020, ngoại trừ pin tiểu dạng cúc
áo sử dụng trong các thiết bị y tế có thể cấy dưới da.
- Công tắc và Rơ le:
Công tắc và Rơ le có chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
11

- Xà phòng và mỹ phẩm:
Xà phòng và mỹ phẩm chứa trên 1ppm thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020,
ngoại trừ Mascara và mỹ phẩm vùng mắt vì không có chất thay thế an toàn.
- Các thiết bị y tế:
Các thiết bị y tế gồm dụng cụ đo khí áp, nhiệt kế, dụng cụ đo độ ẩm, áp kế và
huyết áp kế chứa thủy ngân sẽ bị cấm vào năm 2020.
- Các hoạt động tôn giáo và truyền thống:
Thủy ngân sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc truyền thống không nằm
trong phạm vi của Công ước này.
- Sản xuất:
Sử dụng thủy ngân trong sản xuất chlor-alkali sẽ bị cấm vào năm 2025 và
trong sản xuất acetaldehyde sẽ bị cấm vào năm 2018. Công ước không cấm sử dụng
thủy ngân trong sản xuất polyurethane, vinyl chloride monomer và sodium hoặc
potassium methylate hoặc ethylate nhưng phải giảm thiểu phát thải thủy ngân.
Theo Công ước Minamata về thủy ngân, các quốc gia được tiếp tục sử dụng
thủy ngân trong các thiết bị y tế đến năm 2030 (trong một số trường hợp đặc biệt)
và được khuyến nghị cần cố gắng đáp ứng ngày đích chính vào năm 2020.
Công ước có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau khi các tài liệu phê chuẩn, chấp
thuận, thông qua Công ước thứ 50 được ký kết.
Riêng trong lĩnh vực y tế, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã khuyến các
các quốc gia thành viên tiến hành đánh giá việc sử dụng thủy ngân tại thời điểm
hiện tại và xây dựng Chương trình quản lý chất thải y tế trong sự hợp tác quốc tế

thông qua các bước chiến lược sau:
i/ Trong ngắn hạn - Thúc đẩy việc làm sạch và xử lý chất thải có chứa thủy
ngân; xây dựng các qui định và thủ tục lưu giữ thủy ngân.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
12

ii/ Trong trung hạn - Tăng cường nỗ lực giảm sử dụng các thiết bị có chứa
thủy ngân. Các bệnh viện, cơ sở y tế cần kiểm kê việc sử dụng thủy ngân. Trong
kiểm kê cần phân ngay thành hai loại: có thể thay thế ngay và thay thế theo lộ trình.
Các thiết bị có sử dụng thủy ngân thuộc diện thay thế theo lộ trình được đưa
trở lại nhà sản xuất hoặc đưa trở lại với nhà cung cấp các thiết bị thay thế. Dần dần
hạn chế việc nhập khẩu, mua - bán thiết bị y tế có sử dụng thủy ngân và hạn chế sử
dụng hạn chế thủy ngân là cấu thành trong thành phần sản phẩm thiết bị y tế.
Xây dựng và áp dụng các chế tài đa quốc gia để đảm bảo rằng các thiết bị có
chứa thủy ngân không được sản xuất, bị thu hồi không bị đẩy trở lại trong chuỗi
cung ứng.
iii/ Trong dài hại - Ủng hộ Lệnh cấm sử dụng các thiết bị có chứa thủy ngân
và thúc đẩy có hiệu quả sử dụng thiết bị thay thế không có thủy ngân.
1.2.2. Tại Việt Nam
Trong hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, các cơ sở y tế
thường xuyên phát thải một lượng chất thải có nguy cơ gây nguy hại cho sức khoẻ
và môi trường nếu không được quản lý đúng qui định.
Theo các số liệu thống kế của Bộ Y tế, tính đến năm 2012 cả nước có 13.640
cơ sở y tế và đang thải ra 450 tấn rác/ngày, trong đó có 47 tấn là chất thải rắn y tế
nguy hại, đòi hỏi phải được xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Phương pháp xử
lý chất thải y tế nguy hại nói riêng và chất thải nguy hại nói chung liên quan đến
phát thải các hợp chất POPs trong đó chủ yếu liên quan đến dioxin và furan.
Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, đến năm 2015, lượng chất thải
rắn y tế thải ra môi trường là 600 tấn/ngày. Lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ
sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 125.000m

3
/ngày đêm, ước tỉnh đến
2020 là 300.000m
3
/ngày đêm.
Khoảng 75 - 90% khối lượng chất thải y tế là chất thải thông thường và
không có nguy hại hơn so với chất thải rắn sinh hoạt trong cộng đồng. Chất thải rắn
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
13

y tế nguy hại chỉ chiếm khoảng 10-25% tổng chất thải y tế theo trọng lượng gồm 4
nhóm: (i) Chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm
không sắc nhọn, chất thải bệnh phẩm, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao; (ii) Chất
thải hóa học bao gồm các hóa chất thường dùng trong y tế, formaldehyde, hóa chất
quang hình, kim loại nặng, chất thải dược phẩm và chất thải gây độc tế bào; (iii)
Chất thải phóng xạ; (iv) Bình áp suất.
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại từ bệnh viện dao động trong khoảng từ
0,09 tới 0,3 kg/giường.ngày tùy theo cung ứng dịch vụ y tế và năng lực quản lý chất
thải của bệnh viện. Mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0,4 - 0,95 m
3
nước thải trên
một giường bệnh trong ngày, tùy thuộc vào khả năng cấp nước, dịch vụ bệnh viện.
Bên cạnh việc phát sinh các chất thải y tế lây nhiễm, gây nguy cơ mắc các
dịch bệnh truyền nhiễm, các cơ sở y tế cũng phát thải các chất thải nguy hại khác
như dược phẩm quá hạn, chất thải phóng xạ, chất thải gây độc tế bào và các hóa
chất độc hại khác (các hóa chất độc hại và tích lũy sinh học)…Trong đó có các chất
độc hại khó phân hủy (POPs), thủy ngân và các chất độc hại liên quan khác (PTS).
Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị y tế có chứa thủy ngân trong chẩn đoán và điều
trị tại các cơ sở y tế còn khá phổ biến và hàng năm phát sinh một lượng lớn chất
thải có chứa thủy ngân.

Hiện trạng sử dụng thủy ngân trong ngành y tế chủ yếu liên quan đến việc sử
dụng nhiệt kế, áp kế và một số dụng cụ, thiết bị khác chứa thủy ngân. Khi các thiết
bị, dụng cụ bị hỏng, vỡ nếu không được kiểm soát đúng quy định, thủy ngân có thể
bị thải bỏ cùng với chất thải thông thường và sẽ gây nguy rủi ro nghiêm trọng cho
con người và môi trường do tính độc và khả năng bay hơi của thủy ngân.
Bảng 1.2 dưới đây chỉ ra số liệu thống kê về sử dụng 2 loại dụng cụ chính
chứa thủy ngân trong bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
14

Bảng 1.2: Số liệu thống kê về sử dụng 2 loại dụng cụ chính chứa thủy ngân
trong bệnh viện tuyến tỉnh và huyện
Đơn vị Số cơ sở

Số nhiệt
kế/cơ sở
Tổng số
nhiệt kế
Số áp
kế/cơ sở
Tổng số
áp kế
Bệnh viện đa khoa tỉnh 65 369 21.385 150 12.350
Bệnh viện huyện 698 160 111.680 71 49.558
Cơ sở y tế liên xã 37 10 370 5 185
Trạm xá 11.000 10 110.000 5 55.000
Tổng 243.435 117.093
[Nguồn: UNDP, 2007]


Các kết quả điều tra của dự án do UNDP thực hiện cũng cho thấy: Đối với cơ
sở y tế không phải bệnh viện, sử dụng khoảng 20-30 nhiệt kế (thường sử dụng 15-
20), trong đó số bị vỡ khoảng 2-4 chiếc/tháng
Theo qui định của Bộ Y tế mỗi bệnh nhân nội trú cần sử dụng 1 nhiệt kế tuy
nhiên trên thực tế con số là ít hơn. Nhiệt kế chủ yếu của Trung Quốc vì giá thành
thấp. Khi bệnh nhân làm vỡ phải mua bồi thường. Qua điều tra nhanh của chương
trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) năm 2007 tại 18 cơ sở y tế thì trung bình tỷ
lệ nhiệt kế vỡ là 18,8% và trung bình lượng thủy ngân thải ra do nhiệt kế vỡ là
1.7g/giường bệnh/năm và từ huyết áp kế là 1.1g/giường bệnh/năm. Với số lượng
giường bệnh trên cả nước là 196.311 giường bệnh (năm 2007), ước tính tổng số
nhiệt kế bị vỡ hàng năm là 447.588 chiếc và tổng lượng thủy ngân thải ra từ nhiệt
kế và huyết áp kế vỡ là 550kg/năm [13]





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
15

Bảng 1.3: Ước tính lượng thủy ngân thải từ nhiệt kế bị vỡ
Cơ sở y tế g/giường.năm
Bệnh viện 1500 giường 1,2
Bệnh viện 1.000 giường 1,3
Bệnh viện 580 giường (Nhi) 1,7
Bệnh viện 550 giường 1,5
Bệnh viện 450 giường 1,7
Bệnh viện 350 giường 1,9
Trạm xá7 giường 2,1

Trạm xá 5 giường 4,4
[Nguồn: UNDP, 2007]

Theo bảng trên, tính trung bình mức độ thải thủy ngân liên quan đến nhiệt kế
vỡ là 2,8g/giường.năm. Do vậy tính với tổng số giường bệnh của các cơ sở y tế trên
cả nước, lượng thủy ngân thải là khoảng 550 kg.
Ngoài ra, tại các bệnh viện thường không có nhân viên chịu trách nhiệm về
xử lý chất thải, hoạt động xử lý chất thải gặp nhiều khó khăn (thiếu nhân lực, tài
chính, phương tiện, kiến thức, kỹ năng).
Về các chất thải sắc nhọn, hầu hết các bệnh viện đã chú trọng đến phân loại
và cô lập vật sắc nhọn (loại A) sử dụng các thùng chứa, hộp đựng vật sắc nhọn.
Mặt khác, nhận thức của cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng về tác hại của
chất thải y tế tới sức khoẻ, môi trường và khả năng thực hành quản lý chất thải y tế
an toàn còn hạn chế. Sự phối hợp liên ngành giữa ngành Y tế với ngành Môi trường
ở một số tỉnh chưa đồng bộ và kịp thời. Thực trạng trên làm cho việc quản lý, giảm
thiểu chất thải bệnh viện nói chung và chất thải nguy hại nói riêng tại các cơ sở y tế
chưa đạt hiệu quả.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
16

Trong khi tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế chiếm 95,6%,
chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy
chế quản lý chất thải y tế.
Đối với các chất thải chứa thủy ngân chủ yếu là nhiệt kế và huyết áp kê thủy
ngân, hầu hết các cơ sở chưa có trang thiết bị lưu chứa riêng chất thải chứa thủy
ngân theo đúng quy định.Thủy ngân thường được thu gom và thải bỏ cùng với các
chất thải y tế nguy hại hại và sau đó được đốt hoặc chôn lấp cùng với chất thải y tế.
Do vậy nguy cơ gây ô nhiễm do hơi thủy ngân là rất cao.
Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và chôn
lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu

đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (xem hình 1.3). Tỷ lệ
bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6%.
Hầu hết các cơ sở y tế có buồng đốt vẫn chưa được quan trắc, kiểm soát phát
thải khí nguy hại không chủ định U-POPs.
Ở tuyến tỉnh và huyện khoảng 73% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đã xử lý chất
thải y tế nguy hại bằng lò đốt tại chỗ của bệnh viện. Có khoảng 26,7% bệnh viện
tuyến huyện sử dụng tạm thời biện pháp thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời
hoặc chôn lấp chất thải trong khuôn viên bệnh viện, bãi thải chung của địa phương.

Hình 1.4: Hiện trạng công tác quản lý/xử lý chất thải y tế nguy hại liên quan
đến phát thải POPs
29.4
30.8
39.8
Lò 2 buồng/hấp tiết trùng
Lò 1 buồng/đốt thủ công/tự chôn lấp
Thuê xử lý
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
17

Theo Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), ở nước ta khoảng
95% rác thải y tế được thu gom chỉ có 70% được xử lý bằng phương pháp đốt trong
các lò đốt với quy mô và trình độ công nghệ khác nhau. Việc quản lý chất thải nguy
hại trong các cơ sở y tế đã được quan tâm giải quyết nhưng đến nay, chưa có khảo
sát, đánh giá trên phạm vi toàn quốc. Công nghệ đốt đang được áp dụng phổ biến
nhưng thường chỉ có các lò nhỏ, chưa có hệ thống xử lý khí thải nguy hại. Điều này
dẫn đến những rủi ro nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt liên quan đến các chất khó
phân hủy (POPs), chất gây ung thư như dioxin, furan Ngoài ra, chi phí đốt rác thải
hiện khá cao, khoảng 80.000 đồng/kg rác thải bệnh viện và thông thường rất ít bệnh
viện có thể thải ra đủ công suất đốt của lò nên sau vài ngày mới thực hiện tiêu hủy

một lần. Mỗi lần như vậy lại phải tiến hành quy trình đốt từ đầu gây tiêu tốn năng
lượng do đốt không liên tục làm gia tăng chi phí xử lý.
1.3. Nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe
1.3.1. Nguy cơ đối với môi trường
Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh
học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó
rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và
thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô
nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh
vật.
Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi
trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật ) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn
và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực
tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong
môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu
sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không
khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).
1.3.2. Nguy cơ đối với sức khỏe
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
18

Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân
ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt.
Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.
Nhiễm độc cấp tính: Thường do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy
ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế
quản, viêm phổi kẽ lan tỏa. Gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh ( 4-5g urê/l),
giảm clo huyết, nhiễm a xit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra
máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân
thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp:
Tiếp xúc với nồng độ thấp kéo dài các triệu chứng chủ yếu trên hệ tiêu hóa
và hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiết niệu
- Các triệu chứng về tiêu hóa như viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa,
viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền
thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi.
- Các triệu chứng về thần kinh: Như run cố ý; bệnh Parkinson với biểu hiện
run khi nghỉ và giảm chức năng vận động.
- Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị
giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường.
- Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai.
Ngoài ra, có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân.
Điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân tại vịnh
Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người
và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997).
Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề
nghiệp được đền bù.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
19

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thủy ngân, các trang thiết bị, vật dụng
chứa thủy ngân sau khi sử dụng từ hoạt động y tế.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viên 19-8 Bộ công an và Bệnh viên E Trung ương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tham khảo, tổng hợp các công trình kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà

khoa học, các chuyên gia về vấn đề liên quan đến luận văn.
2.2.2. Phương pháp điều tra
Thu thập số liệu bằng bảng kiểm, bộ câu hỏi được thiết kế trước bao gồm các
nhóm nội dung về thống kê các thiết bị có chứa thủy ngân tại cơ sở; Thiết bị không
chứa thủy ngân có thể thay thế; Thực trạng sử dụng thiết bị, vật liệu có chứa thủy
ngân, quản lý chất thải thủy ngân tại bệnh viện; Khả năng thay thế các thiết bị có
chứa thủy ngân.
Thu thập số liệu
Trực tiếp gặp gỡ phỏng vấn băng bộ phiếu điều tra được thiết kế sẵn ghi kết
quả vào phiếu điều tra.
Nội dung điều tra
- Thống kê về lượng thủy ngân sử dụng; chủng loại, số lượng các thiết bị có
chứa thủy ngân và hàm lượng thủy ngân trong các thiết bị của toàn bệnh viện
- Điều tra về việc thải bỏ thủy ngân; thiết bị có chứa thủy ngân do hỏng và
quản lý chất thải thủy ngân.
- Nhận thức về nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân tại cơ sở y tế:
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC VŨ MINH HẢI TUYỀN
20

- Sự chấp nhận sử dụng các thiết bị thay thế không chứa thủy ngân
- Xác định nguồn cung cấp và giá cả các thiết bị thay thế không chứa thủy
ngân.
Đối tượng điều tra:
- Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách vật tư thiết bị, hành chính quản trị,
dược: 01 người.
- Cán bộ quản lý vật tư thiết bị; cán bộ quản lý dược; cán bộ quản lý hành
chính quản trị, cán bộ quản lý chất thải: 04 người
- Nhân viên y tế các khoa lâm sàng bao gồm: Đại diện lãnh đạo khoa, điều
dưỡng/ y tá trưởng - cán bộ phụ trách trang thiết bị vật tư, bác sỹ điều trị, y tá điều
trị: 172 người (mỗi khoa 4 người)

Để thu thập số liệu về sử dụng, thải bỏ, thay thế dụng cụ y tế chứa thủy
ngân và thủy ngân trong bệnh viện.
2.2.3. Phương pháp đánh giá, phân tích so sánh
Xem xét các giải pháp quản lý, xử lý chất thải chứa thủy ngân hiện có, đánh
giá về tính hiệu quả, an toàn, so sánh với các nước trên thế giới và đề xuất giải pháp
quản lý, xử lý phù hợp.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê
Dựa và kết quả điều tra, thống kê số liệu từ sổ sách báo cáo, số liệu được xử
lý trên máy tính.Nghiên cứu sử dụng phần mềm Epi-info 6.04 để nhập và quản lý số
liệu, sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để phân tích.
Để hạn chế những sai sót khi nhập số liệu, tất cả phiếu đều được vào máy
tính hai lần, sau đó sử dụng chương trình kiểm tra phát hiện và sửa những sai sót do
nhập số liệu.



×