Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Luận văn hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.27 KB, 114 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

PHẠM KHÁNH TÙNG

HÀNH VI TÌM KIẾM VÀ sử DỤNG DỊCH vụ
Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2008

LUẬN VÀN THẠC SỸ Y TÉ CƠNG CỘNG
MÃ SĨ: 60.72.76

Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phan Văn Tường
Hà Nội - 2008


LỜI CẢM ơbl
Sau hơn 2 năm học tập, giờ đây khỉ cuốn luận văn tốt nghiệp thạc sỹy tế công cộng đã và đang
được hồn thành. Từ tận tấm lịng mình, tơi chân thành biết ơn đến:
Ban giám đốc Sở Y tể Đăk Nơng và Dự án C
" hăm sóc sức khoẻ nhãn dân các tinh Tây Nguyên sử
dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á và von viện trợ khơng hồn lại cùa Chính phù
Thụy Điển ”đã tạo điều kiện, hỗ trợ một phần kinh phí cho tơi được tham gia khóa học này.
Ban giám đốc Trung tâm Y tế Dự phịng Đăk Nơng, đặc biệt là Bs. Trần Thị Kim Tuyển - Giám
đốc trung tâm và các đồng nghiệp dã dộng viên, hô trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt quả trình học tập tại trirờng.
Các thầy, cô giảo trường Đại học Y tế Công cộng đã tận tỉnh giảng dạy, hướng dân, giúp đỡ tơi
hồn thành chương trình học tập và thực hiện để tài nghiên cứu.
PGS. TS. Phan Văn Tường, người thầy với đầy nhiệt tâm đã trực tiếp hirớng dan, giúp đỡ, chia sẻ
thông tin cho tôi trong suốt quả trình nghiên cứu hồn thành luận văn này.


Tập thể, lãnh đạo phòng Y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế Dự phịng huyện Bình Xun,
tình Vĩnh Phúc, nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quả trĩnh thực
hiện luận văn.
Các điều tra viên, giám sát viên và tập thế cán bộ y tế trạm y tế xã Tân Phong và Phú Xuân cùng
344 hộ gia đình thuộc 2 xã trên của huyện Bĩnh Xuyên, tinh Vĩnh Phúc đã hết sức tận tình giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thu thập sổ liệu cho nghiên cứu này.
Các anh em, bạn bè thân hữu đã khuyến khích tơi trên con đường học tập và bạn bè đồng khóa
cao học 10 cùng học tập, chia sẻ kinh nghiêm trong hơn 2 năm qua.
Gia đình, người thân, hai em gái tôi, đặc biệt là Ba, Mẹ tôi đã phải chịu nhiều hy sinh, vất vả và
là nguồn động viên lớn cho tơi trong suốt q trình học tập, phấn đấu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2008
Phạm Khánh Tùng


1

DANH MỤC CÁC CHỬ, KÝ HIỆU VIẾT TẤT

BHYT

Bảo hiểm y te

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BVH

Bệnh viện huyện


BVSK

Bảo vệ sức khoẻ

CBYT

Cán bộ y tế

CI

Confidence Interval: Khoảng tin cậy

CSBVSK

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ

CTV


Cộng tác viên

DE

Design effect: Hiệu quả thiết kế

DV

Dịch vụ

DVYT

Dịch vụ y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản lượng quốc nội

GDSK

Giáo dục sức khỏe


GSV

Giám sát viên

HGĐ

Hộ gia đình

HTX

Hợp tác xã

KCB

Khám chữa bệnh


1

M

Mean: Trung bình


ii
NVYT

Nhân viên y tê

OR


Odds Ratio: Tỷ suất chênh

p

Probability: Xác suất

PK

Phòng khám

PKĐKKV

Phòng khám đa khoa khu vực

PYT

Phòng Y tế

SD

Standard Deviation: Độ lệch chuẩn

TB

Trung bình

TĐHV

Trình độ học vấn


TFICS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTB
Trang thiết bị
TTGDSK Truyền thông giáo dục sức
TYT

Trạm y tê



Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

United Nations Children’s Funds: Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc

WHO


World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới

YTCC

Y tế công cộng

YTCS

Y tể cơ sở

YTDP

Y tế dự phịng

X2

Khi bình phương


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.............................................................................................4
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP.......................................................................................19
2.1. Thiết kế đánh giá.................................................................................................19
2.2. Đổi tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá........................................19
2.3. Xác định chỉ số, biến số cần đánh giá (phụ lục II)..............................................19
2.4. Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu.......................................................................19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................21

2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..............................................................22
2.7. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu............................................................................22
2.8. Hạn chế của nghiên cứu đánh giá........................................................................22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu...........................................................................24
3.1. Thông tin cơ bản về hộ gia đình..........................................................................24
3.2. Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế.............................................................................29
3.3. Sử dụng dịch vụ y tế...........................................................................................36
Chương 4: BÀN LUẬN...............................................................................................50
4.1. Đặc điểm nhân khẩu, kinh tế HGĐ và bảo hiểm y tế..........................................50
4.2. Tình hình tìm kiếm dịch vụ y tế..........................................................................52
4.3. Sử dụng dịch vụ y tế...........................................................................................55
4.4. Một sổ yếu tố liên quan đến khả năng tìm kiếm, sửdụng DVYT.......................61
KẾT LUẬN................................................................................................................ 67


1. Tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tể..........................................................................67
2. Mối liên quan.........................................................................................................68
KHUYẾN NGHỊ VÀ PHỔ BIẾN KẾT QUẢ.............................................................69
a. Khuyến nghị...........................................................................................................69
b. Kế hoạch phổ biến kết quả tới các bên liên quan...................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
Phụ lục I: Cây vẩn đề...................................................................................................79
Phụ lục II: Câu hỏi chỉ số đánh giá, các biến số..........................................................80
Phụ lục III: Câu hỏi phỏng vẩn hộ gia đình.................................................................87
Phụ lục IV: Câu hỏi phỏng vấn người ốm...................................................................91
Phụ lục V: Một số khái niệm trong nghiên cứu...........................................................94
Phụ lục VI: Danh sách thôn bản, số hộ. dàn số và y tế thôn bản 2 xã nghiên cứu. huyện


V


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điêm nhân khẩn học.............................................................................24
Bàng 3.2: Tình hình kinh tế HGĐ................................................................................25
Bảng 3.3: Tỷ lệ dân có BHYT......................................................................................27
Bảng 3.4: Tỳ lệ BHYT theo nhóm thu nhập.................................................................27
Bảng 3.5: Tỷ lệ BHYT theo giới tỉnh............................................................................28
Bảng 3.6: Tỷ lệ BHYT theo nghề nghiệp......................................................................28
Bảng 3.7: Nguồn thơng tin chính định hướng cho gia đình tìm kiếm dịch vụytế.........29
Bảng 3.8: Tiếp cận nguồn thơng tin theo trình độ học vấn ..........................................30
Bảng 3.9: Tiếp cận nguồn thông tin theo nghề nghiệp................................................30
Bảng 3.10: Mục đích tìm kiếm DVYT..........................................................................31
Bảng 3.11: Tiêu chí tìmkiếm dịch vụy tế.................................................................31
Bảng 3.12: Tiêu chí tìmkiếm dịch vụy tế theo nhóm thunhập..................................32
Bảng 3.13: Tiêu chí tìmkiếm dịch vụy tể theo trình độ học vấn...............................32
Bảng 3.14: Tiêu chí tìmkiếm dịch vụy tế theo BHYT...............................................33
Bảng 3.15: Tỉnh hình HGĐ đến cơ sởy tế công để KCB..............................................34
Bảng 3.16: Phương tiện đến trạm y tế xã....................................................................34
Bảng 3. ỉ 7: Phương tiện đến bệnh viện huyện............................................................35
Báng 3.18: Khoảng cách, thời gian TB HGĐ den TYT và bệnh viện huyện................35


V

Bảng 3.19: Tỉnh hình HGĐ có người om.....................................................................36
Bảng 3.20: Tình hình HGĐ có người om theo nhóm thu nhập....................................36
Bảng 3.21: Tình hình ngirời ốm..................................................................................37
Bảng 3.22: Tỉnh hình ngirời Ồm theo nhóm tuổi, giới tính.........................................37



Bảng 3.23: Mô hĩnh bệnh tật.......................................................................................38
Bảng 3.24: Mức độ ổm................................................................................................38
Báng 3.25: Cách xử trí của ngirời ốm.........................................................................39
Bảng 3.26: Lựa chọn nơi KCB của ngirời om.............................................................39
Bảng 3.27: Lựa chọn nơi KCB cùa người ốm theo BHYT...........................................40
Bảng 3.28: Lựa chọn nơi KCB của người ốm theo mức độ bệnh...............................41
Bảng 3.29: Lý do chọn nơi cung cấp dịch vụ...............................................................41
Bàng 3.30: Lý do chọn nơi cung cấp dịch vụ theo giới................................................42
Bảng 3.3ỉ: Sử dụng dịch vụy tế....................................................................................43
Bảng 3.32: Sử dụng dịch vụ y tể theo giới....................................................................43
Bảng 3.33: Đối tượng KCB.........................................................................................44
Bảng 3.34: Chi phí KCB của từng nhóm thu nhập......................................................44
Bảng 3.35: Chi phí KCB của từng giới........................................................................45
Bảng 3.36: Chi phí KCB theo BHYT...........................................................................45
Bàng 3.37: Chi phí trung bình cho KCB so với thu nhập của HGĐ............................46
Bảng 3.38: Chi phí trung bình KCB theo nơi cung cap dịch vụ..................................47
Bàng 3.39: Chi phỉ trung bình của đoi tượng KCB theo dịch vụ.................................47
Bàng 3.40: Nguồn chỉ trả............................................................................................48


DANH MỤCCÁCBIÉUĐỊ

Biểu đồ 3.1: Thu nhập bình qn/đầu người/năm theo nhóm thu nhập......................26
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thu nhập các nhóm trong cộng đồng/ năm.....................................26
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ ngirời có BHYT theo nhóm thu nhập..............................................29


TĨM TẮT NGHIÊN cửu


Ở Việt Nam hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK) đang phát triển đa dạng. Tuy
nhiên, tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mơ hình tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tể (DVYT), trong đó người nghèo đang có nguy cơ khó tiếp cận với các
dịch vụ có chất lượng cao hơn ngay ở tuyến cơ sở.
Nhà nước, và Ngành Y tế cũng đã nỗ lực cố gang điều chỉnh, củng cố, nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư thêm kinh phí, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
cho y tế, đặc biệt là y tế tuyển cơ sở [9J. Song, các giải pháp này cho tới nay cũng chưa
đáp ứng yêu cầu, nhu cầu CSSK của nhân dân. Đâu là cơ sở y tế được người dân lựa
chọn sử dụng, trạm y tế (TYT), bệnh viện hay là phòng khám tư nhân? Thực tế hoạt
động khám chữa bệnh (KCB), truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) và phịng
bệnh ở y tể cơ sở đã có thay đổi, tuy nhiên hiệu quă của nó đến đâu? Có ảnh hưởng tác
động làm thay đối hành vi tìm kiếm, sử dụng dịch vụ y tế của người dân khơng? Có yếu
tổ nào ảnh hưởng tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế cơ bản này?
Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng khơng nằm ngồi những thay đổi và
tác động của kinh tế thị trường đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân, vì vậy để


giúp cho các nhà quản lý y tế có những thơng tin lập kế hoạch, xây dựng chính sách y tế
phù hợp với hồn cảnh, tình hình thực te tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
tại cộng đồng, đề tài “Hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 ”
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 3 đen 10 năm 2008, tại
huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, đổi tượng nghiên cứu là 344 hộ gia đình và 149 người
ốm tại 2 xã Tân Phong và Phú Xuân, với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân
tích, dựa trên bộ cơng cụ thu thập sổ liệu phỏng vấn.
Ket quả nghiên cứu và bàn luận xin đưa ra một số kết luận và khuyển nghị chính
của nghiên cứu như sau:
Gần một nửa số dân có BHYT (47,7%,), tuy nhiên vai trị của BHYT chưa thực
sự hỗ trợ cho người dân trong KCB hiệu quả, cần phải có những chính sách, cơ chế



phổi hợp giữa y tế và bảo hiếm nhàm giúp người dân được tiếp cận và
sử dụng BHYT hiệu quả hơn.

Đa số người dân tiếp cận thông tin về y tế qua các phương tiện thông tin đại
chúng (71,4%), tuy nhiên cần thay đổi nội dung TTGDSK làm sao để người dân thay
đổi hành vi đến y tế cơ sở không chỉ để KCB mà quan trọng đến để được tư vấn
CSBVSK.
Tìm kiếm và tiếp cận với dịch vụ y tế của HGĐ tại địa phương là khá dễ dàng,
trong đó 96,5% đã từng đến TYT và 86,9% đã đến bệnh viện huyện, tuy nhiên mục đích
tìm kiếm chính chỉ để KCB, trong đó dịch vụ y tế gần nhà là tiêu chí được các HGĐ lựa
chọn nhiều nhất (39%).
Tỷ lệ người ốm trong 4 tuần là 11% dân số, phổ biến là sốt ho thông thường
(37,6%), với mức độ ốm nhẹ, nhưng nhu cầu sử dụng DVYT của người ốm là rất cao,
hầu như 98% người ốm có đi KCB, tuy nhiên đến KCB để mua thuốc là chính, và lựa
chọn nơi KCB có giờ phục vụ thuận tiện hoặc gần nhà là chủ yếu (49%). Chi phí
DVYT tại bệnh viện cao gấp 6,1 lần so với KCB tại TYT và cao gấp 3,3 lần so với đến
phòng khám tư, trong đó chi phí trung bình phải trả cho tiền thuốc hoặc làm các thủ
thuật so với tổng chi phí phải trả cho DVYT tại TYT là 89.8%, tại BV là 65,7%.
Các yếu tố thuộc về giới, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết về CSSK, nghề
nghiệp, thu nhập, BHYT, mức độ bệnh (nặng/nhẹ) đều có ảnh hưởng đến việc quyết
định tim kiếm và sử dụng DVYT tại địa phương của người dân.
Vì vậy để đáp ứng nhu cầu KCB và khả năng sử dụng DVYT của người dân
được hiệu quả, cần tăng tỷ lệ TYT đạt chuẩn Quốc gia, khuyến khích y tế tư nhân phát
triển, đa dạng hóa DVYT, triển khai và mở rộng mơ hình dịch vụ tư vấn CSSK.
Bệnh viện và TYT cần triển khai đầy đủ các DVYT, nâng cao năng lực, vai trò
KCB, đáp ứng được phân tuyến KCB theo quy định, có chính sách hồ trợ về thuốc,
giảm phí trong thủ thuật, kỹ thuật KCB thì người nghèo có nhiều cơ hội tiếp cận và sử
dụng DVYT tại địa phương.



1

ĐẶT VÁN ĐẺ

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính
sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, để đem lại cuộc sống an bình, bảo đảm nguồn
nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội [61]. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nước ta
đang phát triển đa dạng, nhưng Ngành Y tế đang phải đối mặt với thách thức: y tế
phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao, khám chữa bệnh với kỹ
thuật y tế chất lượng cao, song song là phải quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng
xa. Tuy nhiên, tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mơ hình tiếp
cận và sử dụng dịch vụ y tế, trong đó người nghèo đang có nguy cơ khó tiếp cận với
các dịch vụ có chất lượng cao hơn ngay ở tuyến cơ sở.
Hoạt động y tế cơ sở hơn mười năm trước đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế
thị trường còn tỏ ra lúng túng, hoạt động cầm chừng, nhiều trạm y tế xuống cấp, có
nơi, có lúc cán bộ y tế thiếu lương ăn hoặc ngừng hoạt động, người dân ít đến sử
dụng các trạm y tế xã [12], [26], [13]. Trong khi đó do chính sách “mở cửa”, những
người hành nghề y dược tư nhân xuất hiện đã cuốn hút sự chú ý, đáp ứng được ít
nhiều sự mong mỏi, nhu cầu CSSK của người dân. Sự cạnh tranh gia tăng giữa y tế
nhà nước và y tế tư nhân dẫn đến việc người dân có nhiều cơ hội lựa chọn, quyết
định cho mình một loại hình dịch vụ KCB thích hợp. Việc quyết định K.CB ở đâu
phụ thuộc nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế (DVYT), giá thành, mức thu nhập, các
loại bệnh, mức độ bệnh, cũng như tính thuận tiện và khả năng tiếp cận với DVYT
của người dân, v.v...
Thực hiện công bang và hiệu quả trong CSSK nhân dân, đồng thời tạo điều
kiện cho người dân tiếp cận với các DVYT nhà nước dễ dàng hơn, Đảng và Nhà
nước ta đã có chủ trương củng cố và hồn thiện y tế cơ sở (YTCS) thơng qua các
hoạt động như nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị (TTB), thuốc thiết yếu, đào tạo

và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế (CBYT) xã. Đặc biệt từ khi có Quyết định số
58/TTg của Thủ tướng Chính phủ (1994) quy định một sổ vấn đề về tổ chức và chế


2

độ chính sách đối với YTCS, mới đây năm 2002 ngành y tế đã có
nhiều giải pháp thiết thực về cơ sờ vật chất, TTB y tế, đặc biệt là chất
lượng CBYT, theo hệ thống chuẩn Quốc gia y tể xã [9]. Song hoạt động
KCB vẫn chưa được cải thiện nhiều, khi ốm đau dù bệnh nhẹ, bệnh thông
thường chỉ cần chữa tại nhà và cộng đồng, nhưng người dân vẫn đến các
bệnh viện tuyển trên để K.CB. Điều này làm lãng phí thời gian và tốn
kém tiền của cho cả cơ sở cung cấp dịch vụ và người sử dụng DVYT, gây
ra tình trạng quá tải cho y tế tuyến trên.

Tại huyện Bình Xun, Vĩnh Phúc có những điển hình về thay đổi cơ cấu
kinh tế, ngồi nơng nghiệp, ở đây đã và đang xây dựng, phát triển nhiều nhà máy,
khu công nghiệp của nhà nước lẫn tư nhân, liên kết, liên doanh với nước ngoài, đang
tác động làm thay đổi rất lớn tình hình kinh tế, chính trị xã hội tại địa phương. Đáp
ứng với sự thay đổi đó. và thực hiện chủ trương, Chính sách y tế của Nhà nước,
Ngành Y tế địa phương đã nồ lực đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp nhằm củng cổ,
phát triển, đa dạng hóa hệ thống y tế tại địa phương, đáp ứng theo tình hình sức khỏe
và nhu cầu CSSK của nhân dân hiện nay. Cụ thể đến năm 2008 đã có 77% (10/13)
trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia [48], nhiều quầy thuốc tây, phòng khám tư nhân xuất
hiện trên địa bàn, V.V.. nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng, số
liệu báo cáo hàng năm tại Bệnh viện đa khoa huyện Bình Xuyên cho thấy: sổ lượt
khám bệnh năm 2005: 220.038 lượt người, số bệnh nhân nội trú: 3.837 lượt người
[63], năm 2006 số lượt khám bệnh: 248.102 lượt người, số bệnh nhân nội trú: 5.281
lượt người [4], và năm 2007 số lượt khám bệnh: 256.774, số bệnh nhân nội trú:
5.514 [5]. Trên thực tế công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện huyện hàng năm

đều tăng, chưa hẳn thể hiện tình trạng sức khoẻ của nhân dân tốt hơn.
Vấn đề đặt ra là trong điều kiện nền kinh te thị trường, với thực trạng y tế địa
phương như vậy đã tác động làm thay đổi như the nào đến tình hình sức khỏe, nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân? Đâu là cơ sở y tế được người dân lựa chọn sử
dụng, TYT, bệnh viện hay là phịng khám tư nhân? Có ảnh hưởng tác động làm thay
đổi hành vi tìm kiếm, sử dụng dịch vụ y tế của người dân không? Có yếu tố nào ảnh
hưởng tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế cơ bản này? Hiện nay, huyện Bình Xuyên


3

chưa có số liệu hoặc nghiên cứu nào đề cập vấn đề này. Với những
lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại huyện Bình Xuyên, tinh
Vĩnh Phúc năm 2008".


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Xác định một sổ yếu tổ liên quan hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế của
người dân, từ đây đề xuất một số giải pháp nhằm g
dịch vụ y tế của người dân.

cường tiếp cận và sử dụng



5

Chương 1
TÔNG QUAN TÀI LIỆU

Mặc dù trải qua nhiều năm chiến tranh và hiện vẫn là một nước nghèo, nhưng
nước ta đã xây dựng được hệ thống y tế rộng lớn, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và
khám, chữa bệnh của số đơng dân cư. Trên bình diện cùng mức thu nhập GDP/đầu
người, y tế Việt Nam được đánh giá đã đạt nhiều thành tựu. Tuổi thọ trung bình đã
tăng liên tục qua các năm, đạt 71,5 tuổi vào năm 2005. So sánh năm 2005 với năm
2000, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 31% xuống cịn 17,8%. Khắp
các xã, phường đều có cơ sở y tế; trong đó 57% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; gần
70% số xã có bác sĩ; 94% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 90% số thơn, bản
có cán bộ y tế cộng đồng [61],
Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đối mặt những thách thức to lớn về
thiên tai, biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế, phân hóa giàu nghèo, diễn biến
bệnh tật, Ngành Y tế nước ta bộc lộ nhiều yếu kém. Luật pháp, cơ chế chính sách cịn
nhiều bất cập. Hệ thống y tế chậm đổi mới; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng yêu
cầu; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số cịn nhiều khó khăn. Đầu tư của Ngân sách Nhà nước cho y tế còn thấp, phân bổ và
sử dụng nguồn lực chưa hợp lý, kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ y tế nhìn chung cịn
thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý [61].
Theo định hướng của Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và Hội nghị T.Ư
VI mới đây, cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân phải bảo đảm công bàng,
hiệu quả và phát triển. Thực hiện công bàng hàm nghĩa giảm, tiến tới xóa bỏ những
"bất bình đẳng về sức khỏe". Công bàng trong cung ứng dịch vụ y tế chủ yếu là thực
hiện chất lượng dịch vụ y tế như nhau cho tất cả mọi người; người bệnh có cùng nhu
cầu đều được tiếp cận như nhau đến các dịch vụ y tế hiện có. về tài chính, cơng bằng
là bảo đảm ai cũng được tiếp cận dịch vụ y tế cần thiết, có cơ chế để bảo



6

vệ người dân khỏi gánh nặng quá sức về tài chính do chi phí của các dịch vụ y tế mà
họ cần sử dụng [61].
Tính hiệu quả được đánh giá bàng các chỉ số sức khỏe; chất lượng và hiệu quả
chăm sóc sức khỏe; sự hài lịng của người sử dụng; hiệu quả sử dụng nhân lực, trang
thiết bị và vật tư y tế. Hiệu quả này liên quan việc sap xếp tổ chức và nhân lực, kết
hợp công và tư; kể cả huy động nguồn lực dầu tư hồ trợ của quốc tế, người Việt Nam
ở nước ngoài. Phân bổ hợp lý các nguồn lực cho các chương trình mục tiêu y tế, các
địa phương. Tối ưu hóa sử dụng công suất thiết bị, vật tư y tế. Giảm chi phí quản lý;
kiên quyết đẩy lùi tham nhũng, lãng phí trong tất cả các hoạt động y tế [61],
về chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn kiện của Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ:
“nâng cao tính cơng bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu về y
tế quốc gia. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến, đặc biệt coi trọng tăng
cường dịch vụ y tể, CSSK cho trẻ em, người bị di chứng chiến tranh, người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa. Giảm tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khơng để xảy ra dịch lớn. Tích cực
phịng chống các bệnh không do nhiễm trùng, khắc phục hậu quả tai nạn và thương
tích. Bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm và an toàn truyền máu”[36].
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á và
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt nam
ngày 14/12/2000 thì do chi phí khám chữa bệnh tăng cao và do chưa có những giải
pháp hữu hiệu nên có đến 3/4 số người nghèo được điều tra phải tự chữa trị. Xét về
cơng bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trước hết là đảm bảo cho mọi người dân
đều được chăm sóc sức khỏe, mọi người dân đều được dễ dàng tiếp cận với các dịch
vụ CSSK theo hướng: mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như nhau
[36].




×