Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Luận văn kiến thức thực hành phòng tránh biến chứng của bệnh tăng huyết áp ở người bị tăng huyết áp đến khám tại các trạm y tế xã trên huyện bình xuyên vĩnh phúc năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.65 KB, 94 trang )

tWT bjWb
LVM-GH44
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

ĐINH VẢN SƠN

KIẾN THỨC THựC HÀNH PHÒNG TRÁNH BIẾN CHỨNG
CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI BỊ TĂNG HUYÉT ÁP
ĐÉN KHÁM TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ TRÊN HUYỆN
BÌNH XUYÊN-VĨNH PHÚC NĂM 2012
Luận văn thạc sỹ y tế công cộng
Ma so: 6052.03.01

Hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THỦY


1

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, giờ đây cuốn luận văn đã được hồn thành, tơi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, phịng đào tạo sau đại học, các thầy cơ giảo trường đại học Y Te Cơng
Cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiên thức và tạo điều kiện cho tơi trong suốt quả trình
học tập, nghiên cứu.
Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, các trạm y tế cùa 13 xã, trị trấn trên huyện Bình
Xuyên - Vĩnh Phúc, người bị tăng huyết áp tham gia nghiên círu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi tiến hành để tài và thu thập sổ liệu.
Cô giảo PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy người thầy trực tiếp, tận tình hướng dẫn,


giúp đỡ, đóng góp ỷ kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Bố, mẹ và các anh, chị, em trong gia đình đã ln động viên và cho tơi nhiều nghị lực
để tơi hồn thành tốt việc học tập, rèn luyện, nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các anh chị và các bạn đã luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt quá trình
học tập.
Hà Nội, ngày 03 thảng 08 năm 2012
Học viên

Đinh Văn Sơn


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT:

BMI

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐT SĐH
HA

Đào tạo sao đại học
Huyết áp

HATT


Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

NMCT

Nhồi máu cơ tim

TBMMN

Tai biến mạch máu não

TĐHYTCC

Trường đại học y tế công cộng

THA

Tăng huyết áp

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y te


M ục L ỤC:
Trang
TÓM TẮT NGHIÊN cứu ĐẶT VẤN ĐÈ:................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.....................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................4
1.1. Huyết áp...............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về huyết áp.......................................................................................4
1.1.2. Tăng huyết áp...................................................................................................4
1.1.3. Biến chứng của bệnh THA...............................................................................7
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng THA........................................................8
1.1.5. Các biện pháp phòng tránh biến chứng của THA..........................................10
1.2. Tình hình bệnh THA ở Việt Nam và trên thế giới............................................11
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................................11
1.2.2. Ở Việt Nam.....................................................................................................11
1.3. Thực trạng về kiến thức và thực hành phòng tránh biến chứng của bệnh THA11
ĩ .4. Một sổ thông tin về địa bàn nghiên cứu..............................................................12
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...................................................14

2.1. Đối tượng nghiên cửu:.......................................................................................14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:....................................................................14
2.3. Thiết kế nghiên cứu:..........................................................................................14
2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu........................................................................14
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:...........................................................................15
2.6. Xử lý và phân tích sổ liệu.................................................................................16
2.7. Các biến số nghiên cứu:....................................................................................17
2.7.1 Thông tin chung...............................................................................................17
2.7.2 Kiến thức về phòng tránh biến chứng của THA.............................................18
2.7.3 Thực hành phòng tránh biến chứng của THA.................................................19
2.8. Các khái niệm và cách đánh giá kiến thức, thực hành:.....................................21
2.8.1 Các khái niệm..................................................................................................21


I
V

2.8.2 Cách đảnh giá kiến thức, thực hành................................................................24
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:.....................................................................24
2.10. Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục:......................25
2.10.1 Hạn chế trong nghiên cứu..............................................................................25
2.10.2 Biện pháp khắc phục sai số...........................................................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu...........................................................,. . .26
3.1. Thông tin chung:................................................................................................26
3.2. Kiến thức phòng tránh biến chứng của bệnh THA............................................29
3.3. Thực hành phòng tránh biển chứng của bệnh THA..........................................38
3.4. Những mối liên quan đến kiến thức phòng tránh biến chứng của THA... .42
3.5. Những mối liên quan đến thực hành phòng tránh biển chứng của THA...45
3.6. Mối liên quan giữa kiến, thực hành về phòng tránh biến chứng THA.............49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................50

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:.................................................................50
4.2. Kiến thức phòng tránh biến chứng của bệnh THA............................................52
4.3. Thực hành phòng tránh biến chứng của THA...................................................55
4.4. Những mối liên quan đển kiến thức, thực hành phòng tránh biến chứng của bệnh THA
56
4.4.1 Những mối liên quan đến kiến thức phòng tránh biển chứng của THA...56 4.4.2 Những
mối liên quan đen thực hành phòng tránh biến chứng của THA..57 4.4.3 Mối liên quan giữa
kiến thức và thực hành phòng tránh biến chửng của bệnh THA................................58
CHƯƠNG 5. KÉT LUẬN.........................................................................................59
CHƯƠNG 6. KHUYỂN NGHỊ................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................61
PHỤ LỤC:.................................................................................................................65
Phụ lục 1: Phiếu hỏi....................................................................................................65
Phụ lục 2: Bảng điểm đánh giá kiến thửc, thực hành phòng tránh biển chứng của THA:
Phụ lục 3: Cây vấn đề.................................................................................................81
DANH MỤC CÁC BẢNG:
Trang
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi, giới của đổi tượng nghiên cứu......................................26

73


I
V

Bảng 3.2: Cơ cấu gia đình và kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu.................27
Bảng 3.3: Tiền sử gia đinh về THA và thời gian phát hiện THA...............................28
Bảng 3.4: Hoàn cảnh phát hiện THA..........................................................................28
Bàng 3.5: Mức độ THA của đối tượng nghiên cứu.....................................................29
Bảng 3.6: Nguồn thông tin đối tượng nghiên cứu tìm hiểu


về bệnh THA..........29

Bảng 3.7: Kiến thức về chỉ sổ THA và phương pháp phát

hiện THA..............29

Bảng 3.8: Kiến thức về dấu hiệu của THA.................................................................30
Bảng 3.9: Kiến thức về thời gian theo dõi huyết áp....................................................31
Bảng 3.10: Kiến thức về điều trị THA.......................................................................31
Bảng 3.11: Kiến thức về lối sống phòng tránh biến chứng THA...............................32
Bảng 3.12: Kiến thức về các loại biến chứng của THA.............................................33
Bảng 3.13: Kiển

thức về dấu hiệu của TBMMN..................................................34

Bảng 3.14: Kiến

thức về dấu hiệu của suy tim....................................................35

Bảng 3.15: Kiến

thức về dấu hiệu của suy thận...................................................35

Bảng 3.16: Kiến thức về biển chứng ở mắt................................................................36
Bảng 3.17: Xử trí khi gặp biến chứng của THA.........................................................37
Bảng 3.18: Thực hành về thời gian đo huyết áp.........................................................38
Bảng 3.19: Khám sức khỏe định kỳ...........................................................................38
Bảng 3.20: Thực hiện điều trị THA............................................................................39
Bảng 3.21: Xử trí khi gặp cơn THA kịch phát............................................................40

Bảng 3.22: Các biện pháp phòng tránh TBMMN......................................................40
Bảng 3.23: Đánh giá thực hiện các biện pháp tích cực thay đổi lối sổng..................41
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biến chửng THA với tuổi và giới 42
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biển chứng THA với nghề nghiệp và
trình độ học vấn...........................................................................................................42
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biến chứng THA với cơ cấu và kinh tế
gia đình........................................................................................................................43


Bảng 3.27: Mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biến chứng THA với tiên sử gia đình
về THA và thời gian bị THA.......................................................................................44
Bảng 3.28: Mổi liên quan giữa kiến thức phòng tránh biển chứng THA với mức độ THA và
nguồn thông tin về bệnh THA.....................................................................................44
Bảng 3.29: Mối liên quan giữa thực hành phòng tránh biến chứng THA với tuổi
và giới........................................................................................................................45
Bảng 3.30: Mối liên quan giữa thực hành phòng tránh biến chứng THA với nghề nghiệp và
trình độ học vấn...........................................................................................................46
Bảng 3.31: Mối liên quan giữa thực hành phòng tránh biến chứng THA với cơ cẩu và kinh tế
gia đình........................................................................................................................46
Bảng 3.32: Mối liên quan giữa thực hành phòng tránh biến chứng THA với tiền sử gia đình
về THA và thời gian bị THA.......................................................................................47
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa thực hành phòng tránh biến chứng THA với mức độ THA và
nguồn thông tin về bệnh THA.....................................................................................48
Bảng 3.34: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng tránh biến chứng
THA.............................................................................................................................49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
HI: Biểu đồ phân bố nghề nghiệp................................................................................26
H2: Biểu đồ phân bố trình độ học vấn.........................................................................27
H3: Biểu đồ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về biến chứng của THA.................34
H4: Biểu đồ đánh giá chung kiến thức phòng tránh biến chứng của THA.................37

H5: Biểu đồ đánh giá chung thực hành phòng tránh biến chứng của THA................42


TĨM TẮT NGHIÊN cứu
Bệnh THA là một bệnh khơng truyền nhiễm nguy hiểm. Các biển chứng của THA là
rất nặng nề như TBMMN, suy tim, suy thận, mù lòa... Những biến chứng này có ảnh hưởng
lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của
gia đình bệnh nhân và'xã hội. [8]
Vĩnh Phúc có tỷ lệ người bị THA rất cao chiếm 21,9% ở người trên 25 tuổi (năm
2007) [5]. Còn tại huyện Bình Xun, năm 2010 cũng đã có 588 người bị THA đang được
quàn lý tại các TYT xã, ưong sổ đó có 17,1% người THA đã bị một trong các biến chứng
của bệnh THA và biến chứng hay gặp nhất là TBMMN với tỷ lệ 12,7% người THA [17].
Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thực hành phòng tránh biến
chứng của THA tại đây. Do đó nghiên cứu này tìm hiểu về kiến thức, thực hành phòng tránh
biến chứng của bệnh THA và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng tránh
biến chứng của bệnh THA ờ người bị THA đen khám tại các trạm y tế xã trên huyện Bình
Xuyên - Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu được tiến hành trên 205 đối tượng bị THA đại diện cho những người bị
THA đang được quản lý tại các TYT xã trên huyện Bình Xun, theo phương pháp mơ tả
cẳt ngang có phân tích, từ tháng 11/2011 - 5/2012. Đối tượng nghiên cứu được lấy theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, sử dụng danh sách do các TYT xã cung cấp. Thu thập số
liệu qua đo huyết áp, cân nặng, đo chiều cao cho đối tượng nghiên cứu, phỏng vấn bằng bộ
câu hỏi được thiết kế sẵn, nhập liệu bàng phần mềm epidata 3.1 và phân tích bằng phần
mềm SPSS 15.0.
Kết quả: Tỷ lệ người có kiến thức về phịng tránh biến chứng của bệnh THA đạt là 38%.
Trong đó ở nam là 48,5% và nữ là 27,5%. Tỷ lệ người có thực hành về phòng tránh biến
chứng của bệnh THA đạt là 61,5%. Trong đó nam là 61,2% và nữ là 61,8%. Các yếu tổ liên
quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức phòng tránh biển chứng của bệnh THA là: giới, trình
độ học vấn và cơ cấu gia đình, các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến thực hành
phòng tránh biến chứng của THA là: thời gian phát hiện THA và có mối liên quan có ý

nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành phòng ữánh biến chứng của THA.


Khuyến nghị: Một số khuyến nghị cho nghành y tế địa phương là: Tăng cường công tác
truyền thông về THA và biến chứng của THA, tổ chức khám sàng lọc bệnh THA, tăng
cường công tác quản lý bệnh nhân THA, tạo điều kiện cho người bị THA được theo dõi HA
thường xuyên và tiếp cận dễ dàng với thuốc điều trị THA.


1

ĐẶT VÁN ĐÈ
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì mơ hình bệnh tật trên thể giới cũng
đang có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm và thay
vào đó là tỷ lệ mắc các bệnh khơng truyền nhiễm ngày càng gia tăng. Những bệnh không
truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp như: Tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư, tâm
thần...
THA cũng là một trong những bệnh không truyền nhiễm nguy hiểm. Với tỷ lệ mắc
ngày càng cao. Theo thống kê của tổ chức y tể thế giới, tần suất THA ờ các nước phát triển
là 41%, ở các nước đang phát triển là 32% (2005). THA ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1
tỳ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đển
bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số
17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì THA là nguyên nhân trực tiếp gây tử
vong của 7,1 triệu người. [20] .
Tại việt nam, tần suất THA ở người lớn cũng ngày càng gia tăng. Trong những năm
1960 tỷ lệ THA là khoảng 1% dân số, năm 1992 là 11,2% , năm 2001 16,3% và năm 2005 là
18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở


2


người lớn (>25 tuổi) thì thấy tỷ lệ THA đã lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta
thì có 1 người bị THA[20].
THA là ngun nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt
Nam, 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên
quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân TBMMN điều trị tại Khoa Thần kinh, bệnh
viện Bạch Mai (2003) có ngun nhân là THA. Tuy vậy thì khơng phải ai cũng biết mình bị
THA và có kiến thức và thái độ đúng về nó. Trong số những người bị THA thì có tới 52% là
khơng biết mình có bị THA; 30% của những người đã biết bị THA nhưng vẫn khơng có một
biện pháp điều trị nào; và 64% những người cỏ THA đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa
được HA về số HA mục tiêu[20]. Và theo một nghiên cứu cùa Viện Tim Mạch Việt Nam
năm 2001 chỉ có 23,0% người (>25 tuổi) được hỏi là hiểu đúng về các yếu tố nguy cơ của
bệnh THA, 37,5% là hiểu sai hoặc không rõ về tất cả các yếu tố nguy cơ của bệnh
THA[10], Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (năm 2011) về tuân thủ điều trị
bệnh THA tại cộng đồng ở Hà Nội cũng cho thấy có tới 48,4% số người THA có kiến thức
không đạt về tuân thủ điều trị THA và 55,2% so người bị THA là có thực hành khơng đạt về
tuân thủ điều trị THA [14]. Điều này cho thấy còn một lượng rất lớn những người tuy đã bị
THA những vẫn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết hay có những biện pháp hiệu
quả để kiểm sốt huyết áp của mình.
Huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 19.536 ha, dân so 115.654
người (năm 2010). Là một trong những huyện có tổc độ phát triển kinh tế nhanh trong tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 20%[19]. về tình hình bệnh tật tại huyện Bình
Xuyên, trong những năm gần đây trên địa bàn không để xảy ra những vụ dịch bệnh truyền
nhiễm lớn, song các bệnh khơng truyền nhiễm lại đang có xu hướng gia tăng như ung thư,
tiểu đường, THA... Tuy vậy thì các chương trình đánh giá, can thiệp đến bệnh không truyền
nhiễm lại chưa được quan tâm đúng mức. Theo Tạ Ngọc cầu (năm 2007), tỷ lệ mắc bệnh
THA ở Vĩnh Phúc là 21,9%, trong đó nam là 28,5% và nữ là 18,9%[5]. Tại huyện Bình
Xuyên, trong năm 2010 cũng cỏ 588 người bị THA đang được quản lý tại các TYT xà, trong
đó cỏ 17,1% người bị THA đã bị một trong các biển chứng của bệnh THA. [17]



3

Tuy vậy, kiến thức của những người bị THA ở huyện Bình Xun về bệnh THA và
cách phịng tránh biến chứng của nó lại chưa tốt. Khi đánh giá nhanh 10 người bị THA tại
huyện Bình Xun thì chỉ có 4 người hiểu đúng về bệnh THA, các yếu tố nguy cơ và mức
độ nguy hiểm của nó. Ngay cả khi đã có những hiểu biết nhất định về bệnh THA thì việc
thực hiện các biện pháp phịng tránh biến chứng của người bị THA cũng chưa được tốt. Điều
này làm xảy ra các biến chứng đáng tiếc, gây ra gánh nặng về bệnh tật, kinh tế cho người
bệnh, cho gia đình và cho cả xã hội. Đe có cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp trước mắt và
chiến lược phòng chống biến chứng của bệnh THA lâu dài, tơi đã phổi hợp với phịng y tế,
TTYT huyện Bình Xuyên, TYT các xã trên huyện Bình Xuyên tiến hành nghiên cứu: “Kiến
thức, thực hành phòng tránh biến chứng của tăng huyết áp ở người bị tăng huyết áp đến
khám tại các trạmy tế xã trên huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc năm 2012.M


4

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mơ tả kiến thức phịng tránh biến chứng của tăng huyết áp ở người bị tăng huyết áp
đến khám tại các trạm y tể xã trên huyện Binh Xuyên - Vĩnh Phúc năm 2012.
2. Mô tả thực hành phòng tránh biển chứng của tăng huyết áp ở người bị tăng huyết áp
đến khám tại các trạm y tể xã trên huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc năm 2012.
3. Xác định các yểu tố liên quan đển kiến thức, thực hành phòng tránh biến chứng tăng
huyết áp của người bị tăng huyết áp.


CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HUYẾT ÁP
1.1.1. Khái niệm về huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp mà ta thường nói đỏ là huyết
áp động mạch, là áp lực của máu lên thành động mạch mà ta đo được. Người ta cũng đo cả
huyết áp tĩnh mạch trong một số trường hợp bệnh, điều này chỉ áp dụng trong bệnh viện khi
thật sự cần thiết.
Áp lực của máu lên thành mạch do hai yếu tố quyết định: sức đẩy của cơ tim và sự
co bóp đàn hồi của thành mạch.
Khi tim co bóp, áp lực trong động mạch lớn nhất, gọi là huyết áp tâm thu hay huyết
áp tối đa. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm tính trong các buồng tim để hút
máu về. Lúc này áp lực trong động mạch máu xuổng thấp nhất, ta đo được huyết áp tâm
trương hay huyết áp tối thiểu.[11]
1.1.2. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì bạn có
thể mắc bệnh này trong nhiều năm tháng mà hồn tồn khơng phát hiện ra nó. Tăng huyết
áp là một bệnh (THA nguyên phát) hay chì là một triệu chứng của một bệnh khác (THA thứ
phát).
Tăng huyết áp là khi trị số huyết áp đo được trên mức bình thường. Tăng huyết áp
có thể là cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương hoặc chỉ tăng một trong hai dạng đó.
Nhưng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng lên tới bao nhiêu thì được gọi là THA,
những con số này cho đen nay vẫn là những con sổ quy ước và trước đây đã gây lên nhiều
tranh luận.
Năm 1997, tổ chức y tế thế giới và liên ủy ban quốc gia về phát hiện và phòng ngừa,
đánh giá và điều trị bệnh THA lần VI (JNC VI) có khuyến cáo mới về bệnh THA vẫn khẳng
định một người được coi là THA khi huyết áp đo được từ 140/90 mmHg trở lên và phân
huyết áp thành các mức độ sau: [23]


Phân loại THA

HA tâm thu (mmHg)


HA tâm trương (mmHg)

HA tối ưu

<120



<80

HA bình thường

<130



<85

HA bình thường cao

130-139

Hoặc

85-89

THA giai đoạn I

140- 159


Hoặc

90-99

THA giai đoạn II

160-179

Hoặc

100-109

THA giai đoạn III

> 180

Hoặc

>110

Năm 2003, liên ủy ban quốc gia về phát hiện, phòng ngừa, đảnh giá và điều
trị bệnh THA lần thứ VII (JNC VII) đã đưa ra chỉ dẫn về THA như sau: [24]
HA tâm trương (mmHg)
Phân loại THA
HA tâm thu (mmHg)
HA bỉnh thường

<120




<80

Tiền THA

120-139

Hoặc

80-89

THA giai đoạn I

140-159

Hoặc

90-99

THA giai đoạn II

> 160

Hoặc

> 100

Theo phân loại của JNC VII thì:
- Con sổ HA bình thường ở JNC VI là nhỏ hon 140/90 mmHg, nay hạ xuống còn 120/80
mmHg. Các chi số HA 120 - 139/80 - 89 khơng coi là HA bình thường nữa mà gọi là tiền tăng

HA.
- THA giai đoạn I vẫn như cũ nghĩa là 140 - 159/90 - 99 mmHg. JNC VII bỏ qua khái
niệm HA bình thường cao.
- THA giai đoạn II, III nay được JNC VII gộp lại thành THA giai đoạn II, HA tâm thu
lớn hơn hoặc bàng 160 mmHg hoặc HA tâm trương lớn hơn hoặc bằng 100 mmHg, vì tỷ lệ
biển chửng khơng khác nhau rõ ràng và thái độ xử trí thì giống nhau.


6

Năm 2010, Bộ y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” cũng lấy chỉ sổ
HA khi được gọi là THA khi HATT > 140 mmHg, HATTr > 90 mmHg. Và phân loại HA như
sau: [4]
Phân độ HA

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

HA tối ưu

<120



HA bình thường
Tiền THA

120- 129
130-139


Và/hoặc
Và/hoặc

80-84
85-89

THA độ 1

140-159

Và/hoặc

90-99

THA độ 2

160- 179

Và/hoặc

100- 109

THA độ 3

>180

Và/hoặc

> 110


THA tâm thu đơn độc

> 140



<80

'

<90

Như vậy, phân độ huyết áp của bộ y tế Việt Nam (2010) gần giống với JNC VI (1997).
Chỉ khác là: ở phân độ của bộ y tế thay tên HA bình thường cao bằng tiền THA, nhưng chỉ số
thì vẫn khơng đổi 120 - 139 mmHg hoặc 85 - 89 mmHg. Và ở phân độ HA của bộ y tể có thêm
khái niện THA tâm thu đơn độc HATT >140 mmHg, HATTr < 90 mmHg.
THA là một bệnh mà khơng phải lúc nào cũng tìm thấy nguyên nhân. Vì vậy người ta
phân ra làm 2 loại:
THA ngun phát: Là các trường hợp THA khơng tìm thấy nguyên nhân, gọi là bệnh
THA. Bệnh THA chiếm tới 90 - 95% trong tổng sổ người bị THA. Các nhà khoa học nhận thấy
có một sổ yếu tố tác động, phối hợp gây bệnh và liên quan đến sự hình thành, tiến triển của
THA ngun phát, cịn được gọi là yếu tố nguy cơ như: ăn mặn, béo phì, uống nhiều rượu/bia,
hút thuốc lá/thuốc lào, ít hoạt động thể lực ...các yểu tố trên có thể phổi hợp với nhau ngay trên
cùng một bệnh nhân. Càng nhiều yểu tổ tác động phối họp với nhau thì tiến triển của bệnh và
nguy cơ tai biến do THA càng nhiều, tiên lượng của bệnh càng xấu.
THA thứ phát: Là các trường họp THA xảy ra do một bệnh khác, gọi là THA triệu
chứng. Trong các trường hợp THA thứ phát, người ta tìm thấy nguyên nhân



làm cho HA tăng cao, nếu được điều trị bệnh chính thì HA sẽ trở lại bình thường. Một số bệnh
dẫn đến hậu quả THA như bệnh: Viêm cầu thận cấp, bệnh thận đa nang, suy thận, bệnh thận do
đái tháo đường..., một số bệnh nội tiết cũng gây THA như: bệnh u tuyến thượng thận, cường
aldosterone tiên phát, hội chứng cushing’s , hẹp eo đọng mạch chủ, nhiễm độc thai nghén [4]
1.1.3. Biến chứng của bệnh THA
Bệnh tiến triển một cách âm thầm lặng lẽ, trong một thời gian dài khơng có triệu chứng
gì. Vì thể hầu như bệnh nhân khơng biết mình bị THA. Chỉ khi đi khám đo huyết áp mới biết
mình bị THA. Khi bệnh phát triển đến một giai đoạn nhất định, gây tổn thương đến các cơ
quan, tổ chức khác mới xuất hiện triệu chứng.
Biến chửng ở mạch máu: áp lực tăng thường xuyên của dòng máu khi đi qua động mạch
làm thay đổi cấu trúc của thành động mạch, có tình trạng phì đại các tế bào nội mạc và các tể
bào cơ trơn, xâm nhập xơ trong và phát triển collagen lớp trung mạc và nội mạc của thành
mạch, màng ngăn trong dày lên, gây tăng trương lực cơ đơn thuần, áp lực trong lòng mạch tăng
lên. Hậu quả là gây lên tình trạng xơ vữa động mạch, gây xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù
gai thị...
Biển chứng ở tim: trong THA sức cản ngoại vi tăng làm cho tim phải làm việc nhiều để
thắng sức cản đó. Do đó lâu ngày tâm thất trái bị dày lên, về lâu dài cơ tim bị giãn ra, khả năng
co bóp đàn hoi của tim giảm, thất trái giãn ra gây nên suy tim trái. Đặc biệt là sau những cơn
THA kịch phát dễ gây suy tim trái cấp tính. Động mạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do THA
thúc đẩy, gây ra thiểu máu cơ tim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thát ngực, mức độ nặng
có thể gây nhồi máu cơ tim. Bệnh THA được coi là yếu tố đe dọa quan trọng trong bệnh mạch
vành. Theo kết quả nghiên cứu của hội nghiên cứu tim ở Los Angeles tỷ lệ mác bệnh mạch
vành trên 1000 người như sau:
-

Người huyết áp bình thường: Tỷ lệ bệnh mạch vành là 9,2%

-

Người THA khơng có tim to: Tỷ lệ bệnh mạch vành là 16,3%


-

Người THA có tim to: Tỷ lệ bệnh mạch vành là 21,7%


8

Biến chứng ở nào: THA lâu ngày làm cho động mạch não mất độ đàn hồi, biến dạng, dễ
hình thành những túi phịng nhỏ, rất dễ vỡ khi có cơn THA kịch phát. THA cũng thúc đẩy quá
trình xơ vữa động mạch não, lòng động mạch nào hẹp lại, gây cản trở tuần hồn, giảm lưu
lượng máu tới ni tổ chức nào gây ra tình trạng thiểu máu não. Đơi khi tắc mạch não gây ra
hiện tượng nhũn não, còn gọi là nhồi máu não.
Biến chứng ở thận: Tăng huyết áp gây ra tổn thương thận, tổn thương này diễn ra từ từ
trong một thời gian dài. Thường ở thời gian đầu thận bù trừ tốt nên khơng có triệu chứng gì.
Động mạch thận dần dần bị xơ hóa, lâu ngày sẽ xơ teo dần hai thận. Triệu chứng lâm sàng của
thận trong THA rất kín đáo, kéo dài mãi cho đen khi có những tổn thương thực thể mới xuất
hiện suy thận, nhưng tiến triển vẫn từ từ kéo dài. Trong các trường hợp tử vong do THA thì
biến chứng thận chiếm tỷ lệ 5,9% theo Sokolo, 9,9% theo Breslin và 20,2% theo Smit..[l 1]
Theo một điều tra của Viện Tim mạch tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2003 cho thấy
tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt
Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan
với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh,
Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp. [20]
Trong một nghiên cứu ở Trung Quốc cũng cho một tỷ ỉệ biến chứng về phì đại thất trái
ở người THA rất cao đó là 42,7%, trong đó tỷ lệ này ở nam là 37,4% và ở nữ là 45,4. [25]
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng THA.
Tuổi: càng cao thì tỷ mắc bệnh THA càng cao. Điều tra của Viện Tim Mạch 1989 1992 cho thấy tỷ lệ đó là 6% ờ lứa tuổi 16-39, đã tăng lên 21,5% ở lứa tuổi 50 - 59, 30,6% ở
lứa tuổi 60 — 69, và 47,5% ở lứa tuổi 70 trờ lên. Các điều tra ở các nước cũng cho thấy tình
hình tương tự. Tuổi càng cao thì khả năng đàn hồi của thành mạch càng giảm, điều này cùng

với HA đang cao sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh THA.
Chế độ ăn: đáng lưu ý nhất là muối, thực chất là natri. Trên thế giới người ta thấy ở
những vùng mà người dân ăn quá nhiều muối thì tần suất bệnh tăng huyết áp tăng cao rõ rệt so
với các vùng khác. Ở nước ta, nghiên cứu của Lê Viết Định (1992) ở tỉnh Khánh Hòa cho thấy
tần suất bệnh tăng rõ ở vùng biến (11,7%) nơi mà người dân ăn nhiều muối hơn so với vùng
đồng bàng và vùng núi (8,33%). Vì vậy một người bị THA mà ăn nhiều muối thì sẽ làm HA


9

tăng cao thêm, làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị THA và làm tăng nguy cơ bị biển chứng
của THA. Lượng muối ăn vào mỗi ngày nhỏ hơn 6 gam hay một thìa cà phê muối mỗi ngày.
Thuốc lá: nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch ngoại
vi gây THA, hút một điếu thuốc lá huyết áp tâm thu có thể tăng lên tới 11 mmHg, kéo dài 20 30 phút, hút nhiều có thể có con tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm, nicotin còn là nhịp tim đập
nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn. Oxyd carbon có trong khói thuốc lá làm giảm cung
cấp oxy cho các tế bào và cùng với áp lực đã tăng sẵn trong lòng mạch máu khi bị THA càng
gây tổn thương thêm các tế bào lớp nội mạc của các động mạch và tạo điều kiện cho bệnh xơ
vũa động mạch phát triển.
Rượu: uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc
chữa bệnh THA, làm gia tăng các trường hợp xơ vữa thành mạch và biển chứng của bệnh
THA.
Thể trạng: có mối liên quan chặt chẽ giữa huyết áp và trọng lượng cơ thể, người béo dễ
bị THA, người tăng cân nhiều theo tuổi cũng sẽ tăng nhanh huyết áp. Có một cơng thức đơn
giản để tính ưạng thái thừa cân, đó là tính chỉ so khối cơ the (BMI) BMI = cân nặng (kg)/[chiều
cao (m)]2 BMI hợp lý là từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
Yeu tố di truyền: người ta đã thấy tính chất gia đình cùa bệnh THA, bổ hoặc mẹ bị bệnh
này thì trong số con cái cũng có nhiều người bị bệnh.
Stress: khi bị căng thẳng tâm thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động
giải phóng ra adrenalin và nor-adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, động mạch
nhỏ co lại và làm huyết áp tăng. Stress có thường xuyên thỉ dễ gây nên bệnh THA, trên nền

bệnh THA thì gây cơn THA kịch phát nguy hiểm. Mơi trường có nhiều tiếng ồn cường độ lớn
liên tục cũng gây stress và làm huyết áp tâng.
Bệnh vữa xơ động mạch: thể hẹp động mạch thận do vữa xơ động mạch gây tăng huyết
áp. Trừ thể THA thứ phát này, bệnh vữa xơ động mạch và bệnh THA là hai bệnh khác nhau
nhưng nếu có cùng trên một người bệnh (sự phối hợp này lại hay xảy ra) thì lại dễ thúc đẩy sự
phát triển của nhau làm cả hai bệnh càng trờ nên nặng hơn nhiều, dễ gây những biến chứng
phức tạp, nhất là tai biến về mạch máu não dù là chảy máu não hay nhũn não, tai biến mạch
vành như nhồi máu cơ tim, con đau thắt ngực, đột tử do bệnh mạch vành.


10

Bệnh đái tháo đường: bệnh này hay có cùng với bệnh THA. Người ta thấy 30 - 50%
bệnh nhân đái tháo đường bị THA, những bệnh nhân này thường béo; ngược lại, xét nghiệm
đường trong máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh nhân THA. Bệnh đái tháo đường tạo điều kiện
cho bệnh xơ vữa động mạch phát triển làm huyết áp tăng cao, điều này làm gia tăng nguy cơ
biến chứng của THA. [7]
1.1.5. Các biện pháp phòng biến chứng của THA [4]
Áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sổng với mọi bệnh nhân THA để ngán ngừa
tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng và giảm được các biển chửng của
bệnh THA.
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn: dưới 6 gam muối hay một thìa cà phê muối mồi ngày.
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn che thức ăn có chứa nhiều cholesterol và axit béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu thừa cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chì khối cơ thể
(BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia: sổ lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/
ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cổc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc

chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330 ml bia hoặc 120 mi rượu vang hoặc 30 ml rượu
mạnh.



×