Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Luận văn mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người nội trợ về phòng chống bệnh tả tại xã liên mạc, huyện mê linh, tỉnh vĩnh phúc, năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.39 KB, 103 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

HÀ MINH NGUYỆT

MÔ TẢ KIẾN THỨC, THÁI Độ, THựC HÀNH CỦA
NGƯỜI NỘI TRỢ VÈ PHỊNG CHĨNG BỆNH TẢ
TẠI XÃ LIÊN MẠC, HUYỆN MÊ LINH,
TỈNH VĨNH PHÚC, NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC sĩ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 607276

HƯỚNG DẲN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH THUỶ Chữ ký

Hà Nội, 2008


i

LỜI CẢM ƠN
Đe hoàn thành nghiên cứu này, trước hết tơi xin trân trọng cám ơn sự hướng
dẫn tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Y tế Công cộng. Đặc biệt là TS.
Nguyễn Thị Minh Thuỷ, giáo viên trực tiếp hướng dẫn và ThS Lã Ngọc Quang, giáo
viên giám sát số liệu.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu cùng tập thể các thầy cô giáo trường
Đại học Y tể công cộng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, chia sẻ của gia đình, chồng và các
con, bạn bè và những người thân thường xuyên sát cánh bên tôi.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đờ của Ban giám


đốc Trung tâm YTDP tỉnh Vĩnh Phúc và các đồng nghiệp, Trung tâm y tế dự phòng
huyện Mê Linh, ủy ban nhân dân xã Liên Mạc, Trạm y tế xã Liên Mạc, các bác/các
anh, chị cộng tác viên và các bác trường khu hành chính xã Liên Mạc, huyện Mê
Linh đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa phương.
Một lần nữa tôi xỉn chân thành cảm ơn!

Vĩnh Phúc, tháng 9 năm 2008


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÁN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu...................................................................................... 3
1 .Mục tiêu chung .................................................................................................. 3
2 .Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
1.1. Sơ lược lịch sử bệnh tả.................................................................................... 4
1.2. Sinh thái bệnh tả ............................................................................................. 7
1.3. Dịch tễ học bệnh tả ........................................................................................ 8
1.4. Bệnh học bệnh tả........................................................................................... 12
1.5. Triệu chứng lâm sàng.................................................................................... 12
1.6. .ó.Chẩn đốn và điều trị.............................................................................. 13
1.7. Kháng thuốc.................................................................................................. 15
1.8. Phòng bệnh tả................................................................................................ 15
1.9. Vác xin.......................................................................................................... 16
1.10. Sự lưu hành của bệnh.................................................................................. 16
1.11. Các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu...................................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 25

2.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.4. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 26
2.6. Các biến so nghiên cứu ................................................................................ 29
2.7. Các khái niệm và cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành...................... 30
2.8. Phân tích và xử lý so liệu............................................................................. 32
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................. 32


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu.............................................................
3.1. Thông tin chung về kết quả nghiên cứu.....................................................
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh tả của ĐTNC ............
3.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và KAP..........................
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành ..................................
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN .................................................................................
4.1. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh tả ..............................
4.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với KAP .......................
4.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành và phòng chống bệnh tả
4.4. Hạn chế của nghiên cứu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................


5.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh tả
33
33
35
45
47
49
49

54
54
55
56
56
57
58


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu hỏi
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát nhà vệ sinh
Phụ lục 2.1: Nhà vệ sinh tự hoại
Phụ lục 2.2: Nhà vệ sinh hai ngăn
Phụ lục 2.3: Nhà vệ sinh thấm dội nước
Phụ lục 2.4: Nhà vệ sinh chìm có ống thơng hơi
Phụ lục 3: Bảng kiểm tra vệ sinh nước hộ gia đình
Phụ lục 3.1: Đối với nguốn nước giếng khoan
Phụ lục 3.2: Đối với bể chứa nước mưa
Phụ lục 3.3: Đối với nước giếng dào
Phụ lục 4: Thang điểm đánh giá kiến thức phòng chống bệnh tả
Phụ lục 5: Thang điểm đánh giá thực hành phòng chống bệnh tả
Phụ lục 6: Bảng kiểm đánh giá thái độ của người dân về phòng chống bệnh tả
Phụ lục 7: Một số kết quả nghiên cứu
Phụ lục 8: Cây vấn đề KAP
Phụ lục 9: Các hình ảnh được ghi lại trong quá trình điều tra hộ gia đình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1: Thông tin chung về cá nhân đối tượng nghiên cứu................................... 34
Bảng 2: Tình hình sử dụng nước hộ gia đình.......................................................... 35
Bảng 3: Tình hình sử dụng hố xí tại các hộ gia đình.............................................. 36
Bảng 4: Tình hình thu gom rác thải của các hộ gia đình......................................... 36
Bảng 5: Kiến thức về đường lây truyền của bệnh tả............................................... 38
Bảng 6: Kiến thức về nguy cơ mắc bệnh tả............................................................ 38
Bảng 7: Kiến thức về biện pháp PCB tả................................................................. 39
Bảng 8: Thái độ về biện pháp PCB tả..................................................................... 41
Bảng 9: Thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường........................................ 42
Bảng 10: Thực hành ATVSTP............................................................................... 43
Bảng 11: Thực hành sử dụng nước sạch................................................................. 45
Bảng 12: Mối liên quan giữa thu nhập bình quân và kiến thức PCB tả............. 46
Bảng 13: Mối liên quan giữa tuổi và thái độ PCB tả.............................................. 46
Bảng 14: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ PCB tả........................... 47
Bảng 15: Mối liên quan giữa thu nhập bình quân và thực hành PCB tả............. 47
Bảng 16: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành PCB tả................................. 48
Bảng 17: Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ PCB tả...................................... 49
Bảng 18: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành PCB tả..................................... 49


vi

DANH MỤC CÁC BIẺU ĐÒ
Trang

Biểu đồ 1: Kiến thức về triệu chứng của bệnh tả..................................................37
Biểu đồ 2: Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh tả................................................37
Biểu đồ 3: Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh tả...............................................39



-

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT:

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CTV

Cộng tác viên

Đ
ĐTNC

Đạt
Đổi tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

HVS
KAP


Hợp vệ sinh
Kiến thức, thái độ, thực hành


NXB

Khơng đạt
Nhà xuất bản

PCB

Phịng chổng bệnh

TCC

Tiêu chảy cấp

PTTH

Phổ thông trung học

TTYT

Trung tâm y tế

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phịng


TĐHV

Trình độ học vấn

THCS

Trung học cơ sở

TNBQ
WHO

Thu nhập bình quân
Tổ chức y tể thế giới

YTCC

Y tể công cộng

vs

Vệ sinh

VSCN

Vệ sinh cá nhân

VSMT

Vệ sinh môi trường



viii

TÓM TẮT NGHIÊN cứu

Bệnh tả là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hố được biểu hiện
trong các thể nặng bằng khởi phát đột ngột, không đau bụng nhiều, đi ngồi phân
tồn nước, đơi khi có nơn, nếu khơng điều trị kịp thời sẽ bị tử vong nhanh trong vài
giờ, tỷ lệ chết/mắc có thể trên 50%. [18]
Tháng 10/2007 dịch tả xuất hiện đầu tiên tại xã Liên Mạc, huyện Mê Linh
(dịch xâm nhập từ Hà Nội), sau đó lan ra 3 xã khác thuộc huyện Mê Linh với tổng
sổ: 19 bệnh nhân mắc, 6/19 trường hợp dương tính với bệnh tả, khơng có trường họp
nào tử vong.
Đe góp phần nâng cao kiến thức cho cộng đồng về phòng chống bệnh tả một
cách chủ động, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: mô tả kiến thức, thái độ,
thực hành của người nội trợ về phòng chống bệnh tả và các yếu tổ liên quan tại xã
Liên Mạc, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên một mẫu
gồm: 405 người đại diện cho 405 hộ gia đình, có độ tuổi từ 16-70 tuổi, là nội trợ
chính hoặc có tham gia thường xun vào các cơng việc nấu ăn của gia đình, có khả
năng hợp tác và trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn. Công cụ nghiên cứu là sử dụng bộ
câu hỏi có cấu trúc phỏng vấn trực tiếp đối tượng và kết họp quan sát bằng bảng
kiểm.
Ket quả nghiên cứu cho thấy kiến thức phòng chổng bệnh tả của ĐTNC chưa
cao, tổng họp kiến thức PCB tả mới chỉ đạt 40%. Trong đó đa số ĐTNC thiếu kiến
thức về triệu chứng của bệnh tả, mối nguy cơ, sự nguy hiểm của bệnh tả và các biện
pháp PCB tả cho cá nhân và cộng đồng. Còn kiến thức về nguyên nhân gây bệnh và
đường lây truyền của bệnh tả ĐTNC có kiến thức khá tốt.
Thái độ phịng chống bệnh tả: Hầu hết ĐTNC có thái độ đồng tình với các
biện pháp PCB tả, tổng họp thái độ đạt 90%, không đạt 10% là do ĐTNC khơng biết,

khơng quan tâm, khơng có ĐTNC nào khơng đồng tình, trong đó khơng đạt cao nhất
là vệ sinh bàn tay trong ăn uống và chế biến thực phẩm.
Thực hành phịng chống bệnh tả: Đạt 60%, khơng đạt 40%, nhưng thực hành
về VSCN và VSMT đạt kết quả thấp, cụ thể là tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng trước khi


ix

ăn đạt 32,1%, sau khi đi vệ sinh 29,14%; Tỷ lệ hộ gia đình có thu
gom rác đạt 49,14%. Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu rất cao 98,52% nhưng HVS
chỉ đạt 29,63%, bên cạnh đó vẫn cịn 26,17% HGĐ sử dụng phân tươi
trong trồng trọt.

Thực hành về ATVSTP: Có tới 91,85% ĐTNC khơng có thói quen rửa tay
bằng xà phịng trước khi chế biến thực phẩm, 98,27% khơng có thói quen nhúng bát
đũa vào nước sôi trước khi ăn, 66,67% có thói quen sử dụng nước đá, 45,19% cịn ăn
rau sống.
Thực hành về sử dụng và bảo vệ nguồn nước: Có 14,79% HGĐ được sử dụng
nước sạch HVS; 59,51% xử lý nước bằng lắng phèn và lọc (khơng có ĐTNC nào xử
lý bằng Cloramin B), cịn lại 40,49% ĐTNC khơng xử lý gì.
Cũng trong nghiên cứu này chúng tơi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa đặc điểm nhân khẩu học và KAP: Tuổi, TĐHV, thu nhập bình qn. Khơng
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và KAP.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ, giữa thái độ
và thực hành, giữa kiến thức và thực hành PCB tả
Dựa vào các kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyển nghị về công
tác phịng chổng bệnh tả là: cần đẩy mạnh cơng tác truyền thông giáo dục sức khoẻ
cộng đồng như tuyên truyền triệu chứng điển hình của bệnh tả, nguy cơ mắc bệnh tả
và sự nguy hiểm của bệnh tả đối với cá nhân, gia đình và cộng đơng, các biện pháp
PCB tả. Đặc biệt là thói quen ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn bàn tay sạch, sử dụng

nguồn nước HVS, sử dụng nhà tiêu HVS và thu gom rác đúng nơi quy định nhằm
giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tả.
Đối tượng truyền thông nên trú trọng hơn vào những người nội trợ có độ tuổi
dưới 35 tuổi, TĐHV dưới PTCS và có thu nhập dưới 350.000đ/tháng. Đồng thời
cũng tuyên truyền cho chính quyền địa phương về tầm quan trọng của bệnh tả và các
biện pháp PCB tả, nhằm tiến tới cải thiện việc cung cấp nước sạch, tăng cường tỷ lệ
nhà tiêu HVS, quản lý phân và xử lý rác đúng quy định tại địa phương.


1

ĐẶT VÁN ĐÈ

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae)
gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hố. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng nhiều
lần và nơn nhiều lần, nhanh chóng mất nước-điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử
vong, nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào loại “Tối nguy hiểm” [3]
Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi
trùng gây bệnh có nhiều nhất trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa
phân. Ngồi ra, cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có
thể là nguồn gây bệnh, do nấu ăn không kĩ hoặc ăn hải sản sống [2].
Bệnh tả không phải là một bệnh mới trong lịch sử tiến hóa của con người, nó
xuất hiện ở châu Á khoảng 600 năm trước công nguyên, ghi nhận dầu tiên trong y
học vào năm 1563 tại Ắn Độ [18]. Đen nay, bệnh đã xuất hiện ở trên 100 quốc gia
trên thế giới và 7 lần gây đại dịch làm chết hàng triệu người. Bệnh đã bộc phát và tái
phát nhiều lần trong một thế kỉ qua. Nhưng cho đến nay, bệnh tả và dịch tả vẫn là
một vấn đề y tế công cộng có quy mơ tồn cầu. Hàng năm có khoảng 5-7 triệu người
trên thể giới mắc bệnh tả, số tử vong vì bệnh này khoảng 100.000 người. Chỉ riêng
năm 2005, Tổ chức y tế thế giới (WHO) ghi nhận 132.000 trường hợp bệnh tả và
2.272 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là 1,72 %) [4]

Ở Việt Nam, bệnh tả là nguyên nhân tiêu chảy quan trọng từ hơn một thế kỉ
qua với nhiều đợt dịch xảy ra trong lịch sử [4]. Ở miền Trung và miền Nam, bệnh tả
có tính chất lưu hành địa phương, cịn ở miền Bắc bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch xâm
nhập [9]. Sau hai năm liên tục 2005, 2006 trên phạm vi cả nước khơng có trường hợp
mắc bệnh tả nào được thông báo. Nhưng từ cuối tháng 10 đến hết 11/2007, dịch tả
xuất hiện tại 13 tỉnh, thành phổ khu vực miền Bắc với tổng sổ 1991 trường hợp mắc,
chết: 0, trong đó có 295 trường hợp xét nghiệm dương tính với Vibrio Cholerae
nhóm 01, typ sinh học El Tor, typ huyết thanh Ogawa. Dịch tả bắt đầu bùng phát từ
Hà Nội, sau đó là tại 12 tỉnh, thành phố khác, chủ yếu là các tỉnh thuộc đồng bang
châu thổ sông Hồng. Hà Nội có sổ mắc cao nhất, với 675 ca mắc lâm sàng, 192 ca
xác định phịng thí nghiệm. Đây là vụ dịch tả lớn nhất tại Việt Nam trong vòng 10
năm trở lại đây [27]. Tại Vĩnh Phúc, từ khi tái lập tỉnh 1997 đến


2

đầu tháng 10/2007 không ghi nhận bệnh nhân tả nào. Nhưng, đến
cuối tháng 10/2007, dịch xuất hiện đầu tiên tại xã Liên Mạc, huyện Mê
Linh (dịch xâm nhập từ Hà Nội), sau đó lan ra 3 xã khác thuộc huyện Mê
Linh với tổng số: 19 bệnh nhân mắc, 6/19 trường hợp dương tính với bệnh
tả, khơng có trường hợp nào tử vong.

Bệnh tả có thể phịng tránh được nếu mỗi người có ý thức với bản thân và
cộng đồng bằng cách thực hiện tot VSCN: Ăn chín, uống sơi, rửa tay sạch sẽ bằng xà
phòng trước và sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không ăn rau sổng, hải sản tươi sống,
tiết canh, uống nước đá [4]... Bên cạnh đó là cải thiện và đảm bảo vệ sinh nguồn
nước ăn, uống, sinh hoạt, đảm bảo ATVSTP là biện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất
trong việc phòng ngừa bệnh tả. Nhưng tất cả các biện pháp trên sẽ không hiệu quả
nếu người dân không ý thức được nguyên nhân của bệnh. Thực tế trong vụ dịch vừa
qua người dân vẫn chưa biết đó là bệnh tả, nên vẫn thờ ơ với nguy cơ mắc bệnh. Vì

thế, chúng ta cần phải đấy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao
kiến thức, thái độ, thực hành cho cộng đồng ; hướng dẫn cách xử lý nguồn nước; nấu
nướng, bảo quản thực phấm an tồn (trong đó nhấn mạnh đến vai trị của cá nhân,
mỗi gia đình, người nội trợ); xử lý phân, nước thải, rác thải đúng cách nhàm giảm
thiểu nguy cơ mắc bệnh tả.
Trên thế giới và Việt Nam. đã có rất nhiều những nghiên cứu của các tác giả
liên quan đến bệnh tả, trong đó cũng đề cập đến KAP phòng chống bệnh tả nhưng
chưa nhiều, chưa đầy đủ. Ở Vĩnh Phúc, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về
KAP phịng chống bệnh tả cho người nội trợ. Vì vậy, để có cơ sở khoa học vừng
chắc góp phần cho việc hoạch định chiến lược phịng chống bệnh tả, xây dựng
chương trình truyền thơng phù hợp cho cộng đồng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu: “A/ỡ tả kiến thức, thải độ, thực hành cùa người nội trợ về phòng chổng bệnh tả
tại xã Liên Mạc, huyện Mẽ Linh, tinh Vĩnh Phúc, năm 2008 ”. Từ nghiên cứu KAP
điểm tại xã Liên Mạc, huyện Mê Linh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các địa
phương khác và có những gợi ý giúp Trung tâm y tế dự phịng tỉnh Vĩnh Phúc có
định hướng chung trong công tác chỉ đạo PCB tả trên địa bàn toàn tỉnh.


MỤC TIÊU NGHIÊN cúu
1. Mục tiêu chung:
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người nội trợ về phòng chống bệnh tả
và xác định một sổ yếu tổ liên quan tại xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2008. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để nâng cao nhận thức
và thực hành tốt các biện pháp phòng chống bệnh tả ở xã Liên Mạc nói riêng và tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người nội trợ về phòng chống bệnh tả
tại xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2008.
2.2. Xác định một số yểu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành; mối liên
quan giữa KAP và phòng chống bệ tả của

huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

người nội trợ tại xã Liên Mạc,
2008.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Sơ lược lịch sử bệnh tả [12], [29], [30],[31], [32]
Bệnh tả xuất hiện từ xa xưa tại đồng bằng sông Hằng của các tiểu lục địa Ấn Độ. Thế

kỷ 19, những đợt đại dịch tả lan tràn tới nhiều vùng trên thế giới từ Nam Á theo những con
đường buôn bán, hành hưong và di tản. Trong thời gian có đại dịch, nhiều vụ dịch lớn có tỷ lệ
tử vong cao đã xảy ra khắp các thành thị châu Âu, châu Mỹ. Năm 1849, một cuộc điều tra nổi
tiếng của Jonh Snow ở phố Broad Luân Đôn đã chứng minh bệnh tả truyền qua nước.
Các vụ đại dịch này đều bắt nguồn từ châu Á, sau đó lan tới các châu lục khác, gây
dịch ở nhiều nước, trong nhiều năm. Trừ đại dịch tả lần thứ 7 bắt nguồn từ đảo Sulawesi,
Indonesia, 6 đại dịch tả còn lại đều bắt nguồn từ vùng châu thổ sông Hằng, Án Độ.
Vụ đại dịch 1: Lần đầu tiên được ghi nhận bệnh tả xảy ra dưới dạng một đại dịch. Vụ

dịch này bắt đầu vào năm 1817 tại khu vực châu thổ sơng Hằng, sau đó lan ra nhiều nước
thuộc châu Á và châu Phi.
Vụ đại dịch 2: Lần đầu tiên bệnh tả gây dịch ở Bắc Mỹ năm 1832 tại khu vực Quebec

(Canada), New York, Philadelphia, Washington. Trong vụ đại dịch này, đầu những năm 1830,
o Shaughnessy là người đàu tiên chứng minh phân của bệnh nhân bị bệnh tả có tính kiềm và
có nồng độ điện giải rất cao. Sau phát hiện có ý nghĩa này, Latta đã điều trị thành công một số
bệnh nhân tả mất nước nặng bằng phưorng pháp tiêm tĩnh mạch dung dịch chứa muối và điện
giải.

Vụ đại dịch 3: Dịch tả lan tới nước Anh. Tại Ln Đơn John Snow có phát hiện quan

trọng về dịch tễ học, bệnh tả lan truyền theo đường nước sinh hoạt bị ô nhiễm và từ đó đã đề
ra biện pháp chổng dịch hiệu quả là loại bỏ nguồn nước sinh hoạt không hợp vệ sinh.
Vụ đại dịch 4: Dịch tả hoành hành dừ dội ở New Orleans và các thành phố, thị trấn dọc

theo triền sông Mississippi, Missouri và Ohio của nước Mỹ.


Vụ đại dịch 5: Dịch tả lan tới vùng Trung Cận Đơng, sau đó lan tới Nam Mỹ, gây ra các

vụ dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao ở các nước Argentina, Chilê và Peru. Tại Aicâp và Calcutta
(Ấn Độ), Robert Koch đã phân lập được vi khuẩn tả từ phân của bệnh nhân bị bệnh tả. Chỉ
một năm sau Koch phân lập được vi khuẩn tả, Ferran là người đầu tiên đã gây miễn dịch dự
phòng bệnh tả bằng vaccin.
Vụ đại dịch 6: Gây ra các vụ dịch lớn ở vùng Trung Cận Đông và bán đảo Ban Căng.

Từ năm 1921 - 1961, ngoài một vụ dịch tả lớn xảy ra ở Ai Cập năm 1947 với 32.978 trường
hợp mắc tả, tử vong 20.472 người, dịch tả chủ yếu lưu hành ở các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á và châu Á.
Trong 6 vụ đại dịch đầu tiên tác nhân gây bệnh là v.cholerae 01, typ sinh học cổ điển,
do Pacini mô tả đầu tiên năm 1854 và được nhà vi trùng học người Đức Robert Koch khẳng
định lại năm 1883.
Vụ đại dịch 7: Tác nhân gây bệnh là v.cholerae 01, typ sinh học El Tor, do Goschlich

lần đầu tiên phân lập được năm 1905, theo trình tự địa lý và thời gian, đại dịch tả lần thứ 7 có
thể được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1961 - 1962): Dịch tả khu trú ở các đảo thuộc Indonesia và các nước
Đông Nam A (Philippine. Đài Loan) với tổng số mắc là 13.393 người, tử vong 1.977 người.
Giai đoạn 2 (1963 - 1969): Dịch tả lan tới Malaysia rồi theo đường bộ tràn vào các

nước khác trong khu vực. Chỉ trong thời gian ngẳn dịch xuất hiện ở nhiều nước châu Á: Án
Độ (1964), Pakistan. I - ran, Liên Xô cũ (1965), I - rắc (1966), Việt Nam bắt đầu có dịch tả El
Tor vào tháng 1 năm 1964.
Giai đoạn 3 (1970- 1990): Các vụ đại dịch lớn xảy ra tại khu vực Trung Đông, Tây Phi
năm 1970. Theo số liệu của Tổ chức Y tể Thế giới (WHO), trong năm này, 36 nước có dịch.
Tác nhân gây bệnh là V. cholerae El Tor. Điều đáng chú ý là tại Li Băng, Syri chủng gây dịch
là El Tor Ogawa, các nước kề cận Israel, Jordan và Ả rập - Xê út, chủng gây dịch là El Tor
Inaba. Dịch tả trong những năm 80 của thế kỷ 20 chủ yếu xảy ra ở châu Á và châu Phi. Hàng
năm số nước thông báo


cỏ tả ở châu Phi dao động từ 11 - 21 nước, tỷ lệ tử vong từ 4% đen 12%. Từ
năm 1982 - 1990, khu vực châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh tả cao nhất thế giới.

Giai đoạn 4 (1991- đến nay): Bệnh tả trở thành một vấn đề y tế nổi bật với 3 sự kiện
đáng chú ý:
• Sự kiện thứ nhất: Sau gần một thế kỷ yên ắng từ vụ đại dịch 5, dịch tả quay trở lại
Nam Mỹ vào đầu năm 1991. Dịch xuất hiện đầu tiên ở Pê - ru rồi lan sang các nước
lân cận tới Mê - hi - cơ. Trong vịng 5 năm đầu (1991 - 1995) ở Nam Mỹ có hom
một triệu người mẳc bệnh tả, hơn 11 nghìn người tử vong. Năm 1992 có 21/23 nước
thuộc Trung Mỹ và Nam Mỹ có bệnh tả. Năm 1994, số bệnh nhân mắc tả thuộc châu
Mỹ La Tinh chiếm 50% số bệnh nhân bệnh tả trên tồn thế giới.
• Sự kiện thứ 2: Năm 1992 - 1993 bệnh tả xuất hiện ở Ẩn Độ và Bangladesh chủng
gây dịch hoàn toàn mới V. cholerae 0139 (Bengal), có tốc độ lan truyền nhanh.
Chủng sinh độc tả này có tính kháng ngun khác với kháng ngun của V. cholerae
01. do vậy khi gây dịch ở những vùng lưu hành dịch tả 01 thì cả người lớn và trẻ em
đều có tỷ lệ mắc bệnh cao. Tính đến năm 1994 có 11 nước châu Á thơng báo có dịch
tả v.cholerae 0139. Theo một số chuyên gia, nếu nhóm huyết thanh mới này tiếp tục
gây dịch ở các nước khác thì có thể dần đến đại dịch tả lần thứ 8.
• Sự kiện thứ 3: Dịch tả tiếp tục hoành hành dữ dội ở Châu Phi trong các trại tỵ nạn, ở

những vùng xảy ra lụt lội, nơi tập trung đơng dân cư, trình độ vệ sinh thấp kém,
thiếu nước sinh hoạt và thực phẩm. Năm 1991, 20 nước châu Phi thơng báo có dịch
tả với 153.367 người mắc, tử vong 13.998. Đỉnh cao của dịch tả ở châu Phi là vào
năm 1994: 28 nước thơng báo có dịch với 161.963 người mắc bệnh, tỷ lệ tử vong
13%. Tháng 7/1994 xảy ra 1 vụ dịch tả thảm khốc tại trại tỵ nạn ở Ư-gan-đa với
58.057 trường hợp mắc. tử vong 23.820 người. Năm 1996, số người mắc


• tả ở châu Phi chiếm 60% tổng số các trường hợp mắc tả trên toàn thế
giới.

Trong những năm cuối thế kỷ 20 dịch tả ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bệnh tả xảy
ra ở tất cả các châu lục, tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển. Mặc dù y học có
những hiểu biết đáng kể về sinh bệnh học và điều trị bệnh tả nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh tả
vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở khu vực châu Phi.
1.2.

Sinh thái bệnh tả

Phẩy khuẩn tả (vibrio cholerae hay Kommabacillus) là vi khuẩn gram âm có hình dạng
giống như những chiếc roi, chiếc gậy uốn cong. Có lẽ vì thể mà chúng ta nhìn giong như dấu
phẩy? Vi khuẩn này gây tiêu chảy cho người.
Phẩy khuẩn tả và các vi khuẩn khác của giống vibrio thuộc phân nhóm gamma của
proteobacteria. Hai loại phẩy khuẩn chính là phẩy khuẩn tả cổ điển và phẩy khuẩn El Tor (hay
01, được phân biệt với loại cổ điến căn cứ vào bộ gene vi khuẩn). Ngoài hai loại này, phẩy
khuẩn tả cịn bao gồm nhiều nhóm huyết thanh khác nữa.


Phẩy khuẩn tả được nhà giải phẫu học người Ý Filippo Pacini phân lập lần đầu tiên vào
văm 1854 nhưng công việc của ông không được biết đến, sau 30 năm khi Robert Koch (người

Đức) cơng bố chính thức những đặc điểm của bệnh và cách phòng tránh bệnh do phẩy khuẩn
gây ra (nghiên cứu của Robert Koch hoàn toàn độc
lập với Filippo Pacini).

Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại trong nhiều loại động vật sống ở các vùng nước ngọt, nước
lợ và nước mặn, đặc biệt là trong tôm, cua, ốc, hến, sò V.V.. Nghiên cứu dịch tễ cho thấy dịch
do phẩy khuẩn tả thường bùng phát vào thời gian sinh sản mạnh của các động vật này. Do đặc
điểm đó người ta xếp bệnh vào nhóm các bệnh lây truyền "đặc biệt" của động vật và người.
1.3.

Dịch tễ học[15], [16]
Bệnh tả là bệnh lây truyền qua đường ăn uống. Đặc biệt ở các nước đang phát triển,

thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn là phương tiện gây nên các vụ dịch cho cộng đồng.
Bệnh tả xuất hiện theo mùa. Băng la đét là nước có bệnh tả lưu hành địa phương và thường
xuất hiện thành hai đỉnh dịch trong năm tương ứng với mùa ấm áp (trước và sau mùa mưa). Ớ
Peru bệnh tả cũng thường xuất hiện trong mùa ấm. Tính chất mùa của vi khuẩn tả là vì vi
khuẩn có thể phát triển nhanh ngồi mơi trường ở điều kiện nhiệt độ ấm áp. Ngồi các sinh vật
phù du và các lồi ốc thì khơng có loại động vật nào khác có thể là ổ chứa tự nhiên của tả. Ở
các vùng có dịch tả lưu hành tỷ lệ hàng năm của bệnh cũng rất khác nhau, điều này có thể do
vi


khuẩn tả chịu tác động của nhiều điều kiện nhiệt độ mơi trường. Nếu
nghiên cứu được mối liên hệ khí hậu và vi khuẩn tả có thể rất hữu ích cho các
biện pháp phòng chống dịch tả.

1.3.1. Nguồn bệnh [4]
Nguồn bệnh là người bệnh hoặc người mang mầm bệnh tả



Bệnh nhân tả
Ngay trong thời kỳ nung bệnh đã có vi khuẩn trong phân, nhưng nhiều nhất là trong

thời kỳ toàn phát có tiêu chảy và nơn. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là
ở thể nhẹ và vừa, chỉ có 20% biểu hiện mất nước nặng. Phân người bệnh chứa phẩy khuẩn tả
trong khoảng thời gian 17 ngày nếu không được điều trị kháng sinh. Nếu được điều trị kháng
sinh đặc hiệu, phẩy khuẩn tả sẽ hết dần, nhanh nhất là 2 ngày, dài nhất là 6 ngày.
Người mắc bệnh đã khỏi nhưng trong phân còn chứa phẩy khuẩn tả cũng là nguồn lây.
Muốn phát hiện chỉ có cách cấy phân của họ trong vịng 3-6 tháng.
Mặc dù bệnh tả có hình ảnh lâm sàng rất điển hình là ỉa chảy mất nước nặng. Tuy
nhiên, trong các vụ dịch cũng phát hiện được các ca bệnh triệu chứng nhẹ đến mức khó phân
biệt được với các loại ỉa chảy do các nguyên nhân khác. Những người mắc bệnh tả khơng điển
hình có số lần tiêu chảy và lượng phân lỏng giống các trường hợp tiêu chảy do nguyên nhân
khác (68,7% các trường hợp tả ở Việt Nam) và chính họ là người gây bệnh chủ yếu.


Người mang phẩy khuẩn tả
Người mang phẩy khuẩn tả là những người đã được điều trị khỏi về mặt lâm sàng

nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh và những người mang mầm bệnh khơng triệu chứng.
Người mang phẩy khuẩn tả khơng có dấu hiệu lâm sàng là nguồn bệnh quan trọng.
Theo Tồ chức Y tế thế giới, khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả khơng có biểu hiện triệu
chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7-14 ngày.



×