MỞ ĐẦU
Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), “Các vấn đề vệ sinh đô thị ở
Việt Nam” đã rà sốt những vấn đề có tác động tới việc triển khai chương trình thốt nước
đơ thị của Chính phủ Việt Nam. Nghiên cứu này đã chỉ ra các vấn đề chủ yếu gây ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động và thành tựu, nhấn mạnh những hàm ý, lựa chọn chính sách
mà sẽ quyết định tiến độ đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường của chính phủ
trong tương lai. Cơng tác quản lý nước thải đô thị của Việt Nam là một trong các vấn đề
cấp thiết được đề cập tới trong nghiên cứu này.
Trước bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố, tốc độ đơ thị
hố ngày càng nhanh, bên cạnh những thuận lợi có được thì Việt Nam vẫn khơng tránh khỏi
những khó khăn, thách thức. Một trong số đó là những bất cập trong cơng tác quản lý nước
thải tại các đô thị, đặc biệt trong số đó chính là thủ đơ Hà Nội. Vì vậy, nhóm 2 chúng em
xin được trình bày đề tài “Thực trạng quản lý nước thải đô thị ở Hà Nội, đánh giá ưu nhược
điểm của công tác quản lý nước thải đô thị và đề xuất các giải pháp để quản lý nước thải đơ
thị hiệu quả hơn”
Do cịn nhiều hạn chế và kinh nghiệm cũng như kiến thức nên bài báo cáo của chúng em
không tránh khỏi những thiếu sót. Mong cơ nhận xét và đóng góp ý kiến cho chúng em để
bài báo cáo của nhóm 2 được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ
QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐƠ THỊ
1. Nước thải đơ thị
1.1. Khái niệm nước thải đô thị
Môi trường nước khu vực đô thị đang chịu sức ép rất lớn từ các nguồn nước thải từ
hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động phát triển kinh tế
Nước thải đô thị là loại nước thải có thành phần phức tạp: tổng hợp rất nhiều các
loại thải khác nhau như nước mưa, nước trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của
người dân, nước từ các cửa hàng, quán ăn, các trung tâm thương mại… cần được
xử lý
Từ khái niệm trên, có thể chia nước thải đơ thị thành 4 nhóm:
-Nước thải sinh hoạt (50 - 60%): Là nước thải được hình thành từ các hoạt động
sinh hoạt của dân cư, trường học, khu thương mại,… Nguồn nước thải này thường
chứa rất nhiều các tạp chất khác nhau với 52% là các chất hữu cơ và 48% cịn lại
là các chất vơ cơ và các vi khuẩn gây bệnh.
-Nước thải công nghiệp nhỏ trong khu đô thị (30 - 36%): Là nước thải từ các nhà
máy hay xí nghiệp sản xuất. Thành phần chính của loại nước thải này là các chất
hữu cơ, chất vô cơ, dầu mỡ, các hợp chất lơ lửng, các chất kim loại nặng,…
-Nước thải thẩm thấu (10 - 14%): Đây là nước mưa thấm vào các hệ thống cống
rãnh bằng nhiều cách khác nhau như là thông qua các khớp nối, các ống hoặc các
thành của hố gas,…
-Nước thải tự nhiên (6 - 10%): Nước thải tự nhiên là loại nước thải do tự nhiên sinh
ra như nước mưa, nước ao hồ sông suối nhưng khi đi qua các chất thải biến chứng
thành nước thải
1.2. Đặc điểm của nước thải đô thị
Phụ thuộc rất nhiều vào đặc trưng riêng của đô thị như: số lượng dân cư, số lượng
các nhà máy đang hoạt động,…
Tính chất và lưu lượng thường sẽ thay đổi theo mùa cũng như là giữa các ngày đi
làm và các ngày nghỉ.
Do là nguồn thải hỗn hợp của nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp,… nên thành phần ơ nhiễm khá phức tạp và khó xử lý
1.3. Tác hại của nước thải đô thị khi khơng được xử lý
• Ơ nhiễm nguồn nước ngầm, ơ nhiễm nguồn tiếp nhận
• Ảnh hưởng sức khoẻ con người
• Ảnh hưởng tới sinh vật trong nước
Những tác hại trên chính là hồi chng báo động về cơng tác quản lý nước thải
chưa qua xử lý được xả thẳng ra môi trường tại các khu đô thị gây ảnh hưởng
nghiêm trọng. Do đó, vấn đề cấp thiết hàng đầu hiện nay là cần có các biện pháp
xử lý nước thải đơ thị nhanh chóng và hiệu quả
2. Quản lý nước thải đô thị
2.1. Xử lý nước thải đô thị là một q trình bao gồm
• Tiếp cận hệ thống: xem xét tổng thể, từ nguồn nước đến đưa nước thải đã được
xử lý ra mơi trường
• Theo Liên Hợp Quốc (UN): phải thiết kế các hệ thống quản lý nước thải hợp tác
thay vì chống lại các quá trình của hệ sinh thái tự nhiên
® Cần hiểu rõ các quá trình này trước khi thiết kế cơ sở hạ tầng để lựa chọn được
phương pháp quản lý nước thải bền
2.2. Quy mơ hệ thống xử lý nước thải
• Hệ thống xử lý tập trung: xây dựng cho các đô thị có mật độ dân số cao, có điều
kiện xây dựng đồng bộ → Chi phí đầu tư đối với quản lý nước thải cao, nhất là
chi phí đầu tư cho hệ thống thu gom và chi phí cho cơng tác vận hành và bảo
dưỡng.
• Hệ thống xử lý phi tập trung: được thiết kế để áp dụng cho các khu đô thị mới,
các khu dân cư, các vùng ven đô,… khơng có khả năng hoặc chưa thể kết nối
với hệ thống thốt nước tập trung
2.3. Các nhóm liên quan đến quản lý nước thải đơ thị
• Cộng đồng: người sử dụng dịch vụ thoát nước/xử lý nước thải; người trả phí cho
hệ thống; tham gia q trình quản lý có sự tham gia của cộng đồng
• Chính quyền đơ thị: quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống
quản lý nước thải; quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn dịch vụ liên quan
đến nước thải; trực tiếp đầu tư hệ thống quản lý nước thải
• Chính phủ: xây dựng các chính sách liên quan (tài nguyên nước, sức khỏe, môi
trường, phát triển đô thị,…); xây dựng và giám sát việc tuân thủ tiêu chuẩn mơi
trường; quy định mức phí nước thải
•
Đơn vị cung cấp dịch vụ: xây dựng, triển khai quá trình quản lý nước thải, tuân
thủ các quy định của nhà nước
2.4. Hệ thống quản lý nước thải
• Giảm thải tại nguồn:
- Tiết kiệm nước sử dụng → liên quan đến lượng nước thải.
- Lựa chọn sản phẩm gia dụng có liên quan đến nước thải một cách phù hợp
® liên quan đến lượng nước thải và thành phần nước thải
• Thu gom nước thải: Hệ thống thu gom sẽ bao gồm các cống nội bộ hoặc
đường ống/mạng lưới đường ống, cống, rãnh thu thập các dòng nước thải từ
tất cả các khu dân cư trong cộng đồng đến nơi xử lý.
• Xử lý nước thải:
- Mục đích: loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi nước - sản phẩm cuối cùng của
quá trình này là nước đã qua xử lý và bùn/chất rắn sinh học; giảm lượng nước
trong bùn/chất rắn sinh học cịn lại để chúng có thể được chôn lấp hoặc tái sử
dụng dễ dàng hơn.
- Một dự án xử lý nước thải tốt cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn: sau khi xử lý,
nước thải phải giảm được độ đục, màu, mùi, độ cứng và các chất hữu cơ gây
bệnh → đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; cơng trình đơn giản và
bền vững; có chi phí thấp, khơng phụ thuộc nhập khẩu ngun vật liệu, nhân
lực nước ngoài; đáp ứng được sự phát triển dân số; nằm trong khả năng quản
lý, vận hành và bảo dưỡng của cộng đồng địa phương; được sự ủng hộ, tham
gia của cộng đồng.
• Xả thải ra nguồn tiếp nhận:
- Nước thải: xả trực tiếp vào môi trường nước như sông, hồ, đất ngập nước hoặc
cửa sông, hoặc biển; xả vào đất.
- Bùn thải đã qua xử lý: đưa vào bãi chôn lấp, rải lên đất, làm phân compost,…
2.5. Quản lý nước thải đơ thị hiệu quả
• Nguồn lực tài chính:
- Tài chính cho cơ sở hạ tầng quản lý nước thải nên bảo đảm từ thiết kế, xây
dựng, vận hành, bảo trì và nâng cấp, thậm chí ngừng hoạt động
- Đầu tư cho quản lý nước thải
- Thu phí nước thải (đảm bảo bù đắp chi phí: chi phí vận hành, duy trì, bảo
dưỡng; thuế, phí; chi phí khấu hao;...)
• Xây dựng cơ sở dữ liệu:
- Đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học của nước mặt và nước ngầm
- Khả năng trữ nước của các lưu vực sông
- Hiện trạng của cơ sở hạ tầng nước thải
- Tổng lượng nước thải
- Thành phần nước thải
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ
THỊ Ở HÀ NỘI
1. Pháp luật về quản lý nước thải đô thị
Việc quản lý nước thải là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc
xử lý và quản lý nước thải, việc này nhằm đảm bảo cho tình trạng nước thải từ sinh hoạt,
từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh, những khu chế xuất, khu công nghiệp… được
xử lý theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định, giảm thiểu tình trạng nước thải
khơng được xử lý mà lại xả thải trái phép ra môi trường. Luật Bảo vệ môi trường (sửa
đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thơng qua có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01
năm 2022 cũng quy định cụ thể, chặt chẽ được kỳ vọng sẽ củng cố thêm hệ thống chính
sách pháp luật Việt Nam về quản lý và xử lý nước thải trong tương lai
Nhìn chung: theo khung pháp luật thì khu đơ thị, các cơ sở kinh doanh, làng nghề hay
hộ gia đình tại khu đô thị đều phải đấu nối trực tiếp hệ thống nước thải của mình vào hệ
thống thu gom và xử lý nước thải chung và đều phải được xử lý sơ bộ trước khi đi vào
hệ thống nước thải chung
2. Thực trạng quản lý nước thải đô thị ở Hà Nội
Thực trạng xử lý nước thải đô thị ở Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung: Việc đấu
nối, thu gom và xử lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ nước thải được thu
gom và xử lý đạt ở mức thấp, khoảng 13%
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật và nơng nghiệp,
Hà Nội hiện có 27 dự án theo Quy hoạch thốt nước, trong đó có 8 dự án đã hoàn thành,
8 dự án chuyển tiếp thi công, 11 dự án giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ
trương đầu tư. (Thống kê T11/2022)
Hiện trạng quản lý nước thải đô thị Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2013)
2.1. Các nguồn phát sinh nước thải tại thành phố Hà Nội
Các hoạt động phát triển KT - XH và dân sinh đã và đang làm phát sinh một lượng
không nhỏ các loại nước thải. Một số nguồn phát sinh nước thải chính bao gồm:
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế và các nguồn khác như
nước thải từ các cơ sở dịch vụ, làng nghề, nước thải chăn nuôi. Tùy theo khu vực,
vùng miền mà tỷ lệ nước thải phát sinh từ các nguồn là khác nhau. Tuy nhiên, lượng
nước thải sinh hoạt vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nước thải phát sinh
Nước thải sinh hoạt là một trong những loại hình nước thải có thải lượng lớn tại
Việt Nam hiện nay ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Tại một số khu vực và địa
phương, nước thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng nước thải phát
sinh trên địa bàn. Điển hình như tại Hà Nội, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
chiếm đến 67,6% tổng lượng nước thải phát sinh
Tuy nhiên theo số liệu tính đến tháng 08/2023, Hà Nội mới chỉ xử lý được gần 29%
tổng lượng nước thải sinh hoạt. Tổng lượng nước thải của toàn thành phố Hà Nội
là khoảng 1 triệu m3/ngày đêm
2.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Hà Nội
(theo Kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành
phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành ngày 28/12/2021)
a. Hệ thống thoát nước mưa
Theo Quy hoạch, phân vùng tiêu thoát nước cho thành phố Hà Nội bao gồm 03
vùng tiêu chính là vùng tiêu Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội.
(1) Vùng Tả Đáy: diện tích khoảng 47.350 ha, nguồn xả là sông Hồng, sông Nhuệ,
sông Đáy, bao gồm 6 lưu vực:
- Lưu vực sơng Tơ Lịch: diện tích 7.750 ha; phạm vi bao gồm các quận Ba Đình,
Hồn Kiếm, Đồng Đa, Hai Bà Trưng và một phần các quận Tây Hồ, Cầu Giấy,
Thanh Xn, Hồng Mai; hệ thống thốt nước bao gồm cống, kênh, sơng, hồ
điều hịa..., trạm bơm Yên Sở công suất 90m°/s đã được đầu tư, cải tạo theo
các Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và giai đoạn 2, cơ bản đáp ứng yêu
cầu thốt nước đáp ứng cường độ mưa trung bình 310mm/2 ngày
- Lưu vực Đơng Mỹ: diện tích 2.010 ha; phạm vi bao gồm một phần các huyện
Thanh Trì, Thường Tín; hệ thống thốt nước theo quy hoạch về trạm bơm
Đơng Mỹ công suất 35m”/s và trạm bơm Vạn Phúc công suất 6,3m2/s. Hệ
thống thoát nước chưa được đầu tư xây dựng
- Lưu vực Tả Nhuệ: diện tích 9.800 ha; phạm vi bao gồm các quận Cầu Giấy,
Thanh Xuân, Hoàng Mai, một phần quận Tây Hồ, các huyện Từ Liêm, Thanh
Trì, Thanh Oai và Thường Tín; hệ thống thốt nước theo quy hoạch về trạm
bơm Nam Thăng Long công suất 9m3/s, trạm bơm Cổ Nhuế công suất 12m3/s,
trạm bơm Đồng Bông 1 công suất 20m3/s, trạm bơm Đồng Bông 2 công suất
9m3/s, trạm bơm Ba Xã 20m3/s, trạm bơm Siêu Quần 10m3/s, trạm bơm Hịa
Bình 25m3⁄s, trạm bơm Đại Áng 10mx/s. Hệ thống thốt nước theo quy hoạch
chỉ mới có các trạm bơm Cổ Nhuế công suất 12m3/s, trạm bơm Đồng Bông 1
công suất 20m3/s, trạm bơm Đồng Bông 2 công suất 9m3/s; đang triển khai
thi công trạm bơm Đại Áng: hệ thống còn lại cơ bản chưa được đầu tư xây
dựng.
- Lưu vực Hữu Nhuệ: diện tích 17.714 ha; phạm vi bao gồm một phần các quận
huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hồi Đức, Thanh Oai, Thanh Trì và quận Hà
Đơng; hệ thống thoát nước theo quy hoạch về trạm bơm Liên Trung công suất
30m9/s, trạm bơm Liên Mạc 170m9/s (đang lập dự án đầu tư), trạm bơm Đào
Nguyên công suất 25mŠ/ s, trạm bơm Yên Thái công suất 54m3/s, trạm bơm
Yên Nghĩa 120m3/s (đang đầu tư xây dựng), trạm bơm Cao Viên 60m`/s. Hệ
thống thoát nước theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu tư xây dựng.
- Lưu vực Phú Xuyên: diện tích 8.800 ha; phạm vi bao gồm một phần huyện
Thường Tín, Phú Xun; hệ thống thốt nước theo quy hoạch về trạm bơm Bộ
Đầu công suất 15m3/s, trạm bơm Khai Thái 34mv/s, trạm bơm Phú Minh công
suất 20m3/s, trạm bơm Lễ Nhuế (hiện có) cơng suất 22m/s, trạm bơm Gia Phú
(Tân Dân) 10m9/s. Hệ thống thoát nước theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu
tư xây dựng
- Lưu vực các thị trấn: diện tích 1.276 ha cơ bản tiêu thoát nước tự chảy và hệ
thống tiêu thoát nước nơng nghiệp
(2) Vùng Hữu Đáy: diện tích khoảng 31.310 ha; nguồn xả là sơng Tích, sơng Bùi,
sơng Đáy.Trong vùng có định hướng xây dựng các trạm bơm thoát nước gồm
trạm bơm: Khúc Bằng cơng suất 40m2/s: Hồng Văn Thụ 9m/s; Hữu Văn, Sông
Đào, Trại Cốc công suất 21,6m9/s; Yên Sơn 22m9/s; Thơng Đạt 6,7m9/s; Vĩnh
Phúc 2m9/s. Hệ thống thốt nước theo quy hoạch cơ bản chưa được đầu tư xây
dựng.
(3) Vùng Bắc Hà Nội: diện tích khoảng 46.740 ha; nguồn xả là sông Hồng, sông
Đuống, Cà Lô, Ngũ Huyện Khê, sơng Cầu. Trong vùng có định hướng xây dựng
các trạm bơm thốt nước gồm trạm bơm: Gia Thượng cơng suất 10m`/s (đã lắp
tạm 2m9/s); Cự Khi công suất 55m3/s; Dương Hà công suất 16m3/s; Yên Viên
10m3/s; Phù Đổng 7m/s; Đông Dư 8m3/s; Xuân Thụy 6m3/s; trạm bơm 19-5
công suất 12m3/s; Mạnh Tân 13m3/s; Phương Trạch 46,5m3/s; Bắc Thăng
Long – Vân Trì 20m9/s: Vĩnh Thanh 35m9/s; Long Tửu 75m3/s; Văn Khê
52m3/s; Tam Báo (hiện có) 11m3/s; Thường Lệ 1 (hiện có) 6,7m3/s; Thường
Lệ 2 (hiện có) 18m3/s. Trạm bơm tiêu Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã hoàn thành
đưa vào sử dụng từ năm 2021, hệ thống thốt nước cịn lại theo quy hoạch cơ
bản chưa được đầu tư xây dựng.
b. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 6 nhà máy/trạm xử lý nước thải (XLNT)
đã được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành (VH) chủ yếu tập trung tại vùng
đơ thị trung tâm phía Nam sơng Hồng- lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực
Tả Nhuệ, cụ thể:
- 04 nhà máy/trạm XLNT được đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn vay ODA
từ Chính phủ Nhật Bản gồm: Trạm XLNT Kim Liên (vận hành năm 2005- công
suất 3.700 m3/ngđ, thuộc lưu vực S2), trạm XLNT Trúc Bạch (vận hành năm
2005- công suất 2.300 m3/ngđ, thuộc lưu vực Trúc Bạch), Nhà máy XLNT Bắc
Thăng Long - Vân Trì (vận hành năm 2009- công suất 42.000 m3/ngđ, thuộc
vùng Bắc sông Hồng, lưu vực Đông Anh), Trạm XLNT hồ Bảy Mẫu (vận hành
năm 2016- công suất TK 13.300 m3/ngđ, thuộc lưu vực S1);
- 02 dự án xây dựng theo hình thức BT (Build- Transfer) là Nhà máy XLNT Yên
Sở (vận hành năm 2013- công suất 200.000 m3/ngđ, thuộc lưu vực S1) và Nhà
máy XLNT Hồ Tây (do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Phú
Điền đang quản lý, chưa bàn giao cho thành phố Hà Nội - cơng suất 15.000
m3/ngđ, thuộc lưu vực Hồ Tây)
(Quy trình cơng nghệ và công suất xử lý của một số nhà máy
xử lý nước thải tại Hà Nội)
® Nhìn chung, những vấn đề chính của hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại
Hà Nội bao gồm:
• Quá tải hệ thống: Hệ thống cũ và không đáp ứng được nhu cầu của cả thành
phố Hà Nội, dẫn đến việc quá tải và áp lực lớn
• Ơ nhiễm nước thải: Nước thải từ các nguồn khác nhau, từ hộ gia đình đến
các nhà máy sản xuất, thường chứa chất ô nhiễm cao và không được xử lý
hiệu quả trước khi đổ vào môi trường
• Thiếu cơ sở hạ tầng: Một số khu vực vẫn thiếu hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải, gây ra tình trạng đổ ngập khi mưa lớn
• Quản lý không hiệu quả: Việc quản lý, giám sát và tuân thủ quy định về
xử lý nước thải không được thực hiện một cách hiệu quả
2.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý nước thải tại Hà Nội
• Hệ thống thoát nước Thành phố hiện nay cơ bản được đầu tư hồn chỉnh tại lưu
•
•
vực Tơ Lịch thuộc nội thành Hà Nội bao gồm 12 quận đảm bảo tiêu thoát nước với
cường độ mưa thiết kế 310 mm/2 ngày, với chu kỳ 10 năm; các lưu vực Tả Nhuệ,
Hữu Nhuệ và khu vực ngoại thành chưa được đầu tư hoặc chưa được đầu tư đồng
bộ, chủ yếu thoát nước theo hệ thống tiêu thốt nước nơng nghiệp.
Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện nay chủ
yếu thực hiện qua các dự án vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản (dự án thoát
nước Hà Nội, giai đoạn 1 và giai đoạn 2; dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải Yên Xá). Các dự án thoát nước và xử lý nước thải cần nguồn kinh phí
đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện lâu dài, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn,
cơ chế đầu tư xã hội hóa chưa hồn chỉnh nên thiếu hấp dẫn các nhà đầu tư tham
gia đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp.
Trong giai đoạn năm 2021- 2025, với tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư cao,
việc phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà
Nội là cần thiết, đặc biệt tại lưu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực các quận Hà Đông,
quận Long Biên và thị xã Sơn Tây
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ĐƠ THỊ Ở HÀ
NỘI
1. Ưu điểm
• Có thể thấy những nỗ lực trong công tác quản lý nước thải thời gian qua đã tạo sự chuyển
biến tích cực trong nhận thức, trước hết là thay đổi hành vi của cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, công tác quản lý cũng ngày càng được chú trọng hơn, hiểu biết của
cán bộ các cấp, các ngành cũng như của cộng đồng dân cư ngày càng đầy đủ hơn. Hệ
thống văn bản pháp luật tuy cịn có lỗ hổng nhưng cũng đã được xây dựng kịp thời, các
đề án, quy hoạch, tiêu chí giám sát, hệ cơ sở dữ liệu từng bước được xây dựng đã góp
phần tích cực giúp theo dõi, giám sát, đánh giá công tác quản lý nước thải
• Chính quyền địa phương xây dựng hệ thống thu gom và thốt nước cơng cộng, thậm chí
xây dựng chương trình thi cơng tuyến cống thốt nước chung cấp 3 trong nhiều ngõ hẻm
nhỏ - chương trình này đang thực hiện ở Hà Nội. Nhu cầu thoát nước thải của các hộ gia
đình là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc triển khai xây dựng hệ thống thoát nước cơng
cộng (hệ thống thốt nước chung hay riêng).
• Đối với các khu vực đơ thị mới phát triển có sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân, các
doanh nghiệp này thường tự đầu tư hoặc vay thương mại để đầu tư phát triển hạ tầng,
bao gồm cả các cơng trình thu gom và xử lý nước thải. Đổi đất lấy hạ tầng như trường
hợp dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do công ty Gamuda thực hiện ở Hà Nội cũng
là một cách để huy động thêm vốn tài trợ phát triển VSMT
• Tất cả các đơ thị hiện có hệ thống quản lý nước thải đơ thị (thốt nước và xử lý nước
thải) đều có đặc điểm chung là đã tiếp cận thành cơng vốn tài trợ, có thể là vốn vay khơng
hồn lại hay vốn vay ưu đãi, nhờ đó có thể thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng
trình VSMT
2. Nhược điểm
• Chính quyền địa phương khơng ưu tiên. Cách tiếp cận từ trên xuống
Chính quyền địa phương phân bổ ngân sách nhận được cho các hoạt động theo thứ tự,
trong đó có lĩnh vực vệ sinh mơi trường. Hầu hết các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung
ương để phát triển hạ tầng. Tình trạng thiếu vốn đối ứng trong nhiều dự án sử dụng vốn
vay ODA hay vốn vay khơng hồn lại khiến dự án triển khai chậm chễ. Ngồi ra, thực
hiện ít hoạt động vận hành – bảo dưỡng khơng đúng quy trình tiêu chuẩn cũng có thể
khiến hệ thống bị hư hỏng, ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của dự án. Phương
pháp tiếp cận từ trên xuống cũng hạn chế khả năng huy động các nguồn lực tiềm năng
và sự tham gia của các bên có liên quan như hộ gia đình, khu vực tư nhân, chính quyền
địa phương. Ngồi ra, cách tiếp cận này cũng cản trở các hoạt động quan trọng khác
trong cộng đồng như đấu nối hộ gia đình, sẵn sàng trả phí dịch vụ nước thải
• Quan liêu và chậm cải thiện thủ tục hành chính
Nhân tố này nói về mức độ các dự án vệ sinh mơi trường đơ thị bị ảnh hưởng bởi tình
trạng quan liêu của các cơ quan thực hiện ở địa phương. Khi chính quyền quan liêu và
ra quyết định chậm, vệ sinh môi trường đô thị khơng thể phát triển. Hệ thống thốt nước
trên địa bàn Hà Nội chưa được đầu tư đồng bộ, chưa tách biệt giữa hệ thống thoát nước
mưa và nước thải. Các trạm xử lý nước thải đã được quy hoạch cụ thể nhưng chưa được
quan tâm đầu tư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật… Tại huyện Hoài Đức hiện mới
đầu tư hệ thống thu gom nước thải tại một số khu đô thị; 9 cụm công nghiệp và một số
tuyến đường hạ tầng khung đang được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước
mưa, hệ thống nước thải riêng theo quy hoạch. Các khu vực còn lại chưa được đầu tư hệ
thống thu gom riêng nên nước thải khu dân cư vẫn thoát chung với hệ thống thoát nước
mưa. Đáng lưu ý, 17 xã, thị trấn trên địa bàn chưa có hệ thống thu gom nước thải hoàn
chỉnh. Nước thải chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại nên chưa đạt hiệu quả xử lý, là
ngun nhân chính dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày một gia tăng
• Phát triển đơ thị thiếu kiểm soát. Chưa lập quy hoạch tổng thể
Mặc dù chưa lập quy hoạch thoát nước, nhiều tỉnh đang triển khai các dự án nước thải.
Hầu hết các dự án vướng khó khăn khi lựa chọn sơ đồ xử lý nước thải, phân vùng và
phân đợt thực hiện dự án, xác định hoạt động ưu tiên thực hiện (đấu nối hộ gia đình, xây
dựng mạng lưới thu gom và nhà máy xử lý nước thải). Trong một số dự án, do kế hoạch
phát triển vệ sinh môi trường không đưa ra các giải pháp nên chính quyền địa phương
khơng dành đủ diện tích đất cho nhà máy xử lý và vùng đệm an tồn. Việc khơng kiểm
sốt chặt chẽ khiến đô thị phát triển không theo quy hoạch đã phê duyệt cũng gây khơng
ít khó khăn
• Đấu nối hộ gia đình
Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình chưa cao là một trở ngại đối với sự phát triển của lĩnh vực vệ
sinh mơi trường. Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với cả hệ thống thoát
nước chung và riêng. 60% hộ dân đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống thốt
nước cơng cộng, nhưng chủ yếu là ở các quận nội thành ở đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long. Các đơn vị thực hiện đều cơng nhận đấu nối hộ gia đình là một vấn đề khó,
do có liên quan đến cơng trình trong nhà dân, có thể phải bố trí lại và/hoặc thay thế các
đường ống vệ sinh trong nhà. Thường thì chính quyền địa phương khơng nhiệt tình thực
hiện hoạt động này do họ biết có thể sẽ phải đối mặt với nhiều phàn nàn
Tỷ lệ đấu nối, thu gom nước thải của hệ thống thốt nước bao phủ trung bình là 64%. Tỷ
lệ đường ống đầu người còn thấp so với các đơ thị trên thế giới, trung bình khoảng dưới
0,5m/người so với thế giới là 2m/người
• Phân cơng chức năng nhiệm vụ vận hành và hoạt động phối hợp giữa các bên có
liên quan cịn yếu
Việc phân cơng trách nhiệm rời rạc cho các bên có liên quan khiến cơng tác phối hợp
gặp nhiều khó khăn và hạn chế hiệu quả đầu tư. Một số cơng ty thốt nước/cơng trình đơ
thị chỉ thực hiện các hoạt động vận hành – bảo dưỡng ở mức tối thiểu do thiếu năng lực
thực hiện và thiếu ngân sách. Hầu hết các thành phố gặp phải khó khăn này, cộng đồng
và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thực hiện đấu nối hộ gia đình và xây dựng
mạng lưới thu gom cấp ba trong khi cơng ty thốt nước chịu trách nhiệm thi cơng các
đường cống chính và nhà máy xử lý nước thải. Người dân khơng sẵn sàng trả phí khi họ
khơng hài lòng với chất lượng dịch vụ nhưng trách nhiệm được phân cơng manh mún
khiến khó xác định đơn vị chịu trách nhiệm ở đây. Hầu hết các kế hoạch phát triển vệ
sinh môi trường không xem xét việc tái sử dụng nước thải và bùn thải, hoạt động này
đến nay chưa được kiểm soát.
Năng lực của cán bộ Ban quản lý dự án, nhà thầu và của các đơn vị có liên quan dự án
nước thải còn hạn chế. Năng lực quản lý dự án yếu thể hiện rõ qua tình trạng giải tỏa đất
chậm, quản lý và giám sát nhà thầu không hiệu quả, quản lý tài chính dự án kém, khơng
nắm được quy trình thi cơng cơ bản cũng như quy trình đấu thầu của Việt Nam và các
nhà tài trợ. Các yếu kém của đơn vị thiết kế và thi cơng khiến chất lượng cơng trình
khơng đảm bảo, hư hỏng. Hoạt động vận hành – bảo dưỡng cơng trình sau khi thi cơng
gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ kỹ thuật được đào tạo đầy đủ, phù hợp. Ngoài ra,
tầm nhìn kém khi lập kế hoạch phát triển đơ thị về quản lý nước thải cũng là một trở ngại
lớn đối với phát triển lĩnh vực vệ sinh môi trường đơ thị, có thể khiến cơng tác lập kế
hoạch và thực hiện dự án quản lý nước thải không hiệu quả, tốn kém
• Sắp xếp thể chế và quyền sở hữu
Hầu hết các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải khơng sở hữu
cơng trình thoát nước và xử lý nước thải mà chỉ vận hành hệ thống này theo “đặt hàng
của chính quyền thành phố” và do ngân sách thành phố trực tiếp chi trả. Việc cấp cho
doanh nghiệp lượng ngân sách cố định hàng năm để vận hành hệ thống khiến doanh
nghiệp không thể đầu tư phát triển hoặc tìm cách tối ưu hóa hệ thống này. Doanh nghiệp
phải được trình duyệt các chi phí phát sinh ngồi dự kiến lên các cơ quan quản lý của
thành phố. Quy trình này mất nhiều thời gian và có thể ảnh hưởng đến dịch vụ thốt nước
• Lựa chọn cơng nghệ xử lý nước thải
Mặc dù nước thải tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung của 13 nhà máy xử lý nước
thải đang hoạt động có nồng độ BOD và các thơng số khác thấp, 8 nhà máy áp dụng công
nghệ xử lý với bùn hoạt tính truyền thống. 25 nhà máy đang trong q trình thiết kế thi
cơng cũng sẽ áp dụng cơng nghệ này. Các nguyên nhân khiến nước thải trong hệ thống
thốt nước chung có nồng độ chất ơ nhiễm thấp bao gồm: tỷ lệ đấu nối hộ gia đình thấp,
thành phần hữu cơ trong nước thải được xử lý hay phân hủy sơ bộ trong bể tự hoại và
kênh, mương thoát nước, nước ngầm xâm nhập vào hệ thống cống, và do đặc điểm của
hệ thống thoát nước chung, nước mưa được thu gom lẫn với nước thải. Trong trường
hợp này, lẽ ra có thể lựa chọn áp dụng các cơng nghệ xử lý chi phí thấp và cho phép nâng
cấp, cải tiến dần, khi nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, do người ra quyết
định chưa hiểu biết thấu đáo về các công nghệ xử lý phù hợp, cũng như quỹ đất bố trí
cho nhà máy xử lý nước thải rất hạn chế, khiến các công nghệ tiên tiến, có chi phí đắt
hơn tiếp tục được lựa chọn. Các cơng trình có mức tiêu thụ điện thấp, có khả năng thu
hồi tài nguyên từ bùn hoặc tái sử dụng nước thải sau xử lý còn chưa được chú trọng, ưu
tiên lựa chọn từ khâu quy hoạch ở Việt Nam
• Nguồn vốn tài trợ
10 năm qua, vốn đầu tư vào vệ sinh môi trường đô thị, đặc biệt là thu gom và xử lý nước
thải ở các thành phố lớn và trung bình ngày càng tăng, chủ yếu là vốn ODA (vốn tài trợ
nước ngoài). Tuy nhiên, ở một số dự án, việc phân bổ vốn giữa các hạng mục như đầu
tư xây dựng cơng trình xử lý và phát triển hệ thống thu gom còn chưa cần đối, do vậy
hiệu quả vốn đầu tư chưa cao. Cần xây dựng một chiến lược hoặc chương trình phù hợp
để định hướng đầu tư, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng cụ
thể một cách hiệu quả và có kế hoạch đầu tư phù hợp
• Sự tham gia của khối tư nhân
Việt Nam chưa có các chính sách ưu đãi về tài chính và hoạt động để khuyến khích khối
tư nhân tham gia lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải. Biểu phí chưa phù hợp và hệ thống
quy phạm pháp luật kém hiệu quả là những nguyên nhân chính cản trở sự tham gia của
khối tư nhân. Tới nay, Việt Nam mới thực hiện được rất ít dự án thốt nước và xử lý
nước thải có sự tham gia của khối tư nhân. Do lợi nhuận thấp, ít hấp dẫn, thủ tục vẫn khá
phức tạp nên chỉ có một số doanh nghiệp tiềm lực mạnh, có nền tảng công nghệ và nhân
lực chuyên nghiệp, hiện đại mới mạnh dạn tham gia
• Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Hiện nay, tại các địa phương trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và tại làng nghề
Yên Quán, Ngọc Thanh nói riêng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước
thải do đó được thải trực tiếp ra môi trường đã và đang là nguyên nhân quan trọng dẫn
đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước mặt
Tại làng nghề Yên Quán, số hộ khơng có hệ thống thu gom, thải trực tiếp ra hệ thống
thoát nước chung chiếm tỷ lệ 26,2%. Số hộ thu gom bằng hệ thống đường ống - cống
kín chiếm tỉ lệ 62%. Số hộ thu gom bằng mương - rãnh thoát nước hở chiếm tỷ lệ 11,8%.
Theo báo cáo “Phương án bảo vệ làng nghề Yên Quán” thị xã Tân Phú đã thực hiện đầu
tư xây bể lắng cho 30 hộ sản xuất với chi phí 90.000.000 đồng nhằm giảm thiểu các chất
ô nhiễm trong nước thải thẳng ra môi trường nước tại địa bàn. Nhưng trên khảo sát thực
tế, các bể lắng này vẫn chưa được xây dựng, nước thải sinh hoạt và sản xuất vẫn được
thải chung trực tiếp ra môi trường nước mặt, mang theo nhiều chất thải chưa qua xử lý,
gây ra ô nhiễm mơi trường nước mặt
• Chậm vận hành gây lãng phí
Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Cơng, hiện nay hệ thống thu gom, xử lý
nước thải, hiện trên địa bàn thành phố mới có 6 nhà máy, trạm xử lý được đầu tư xây
dựng, đưa vào vận hành với tổng cơng suất xử lý hơn 276 nghìn m3/ngày - đêm, chiếm
khoảng 28,8% khối lượng nước thải cần xử lý.
Giám sát của HĐND thành phố cho thấy, nhiều dự án xây dựng trạm xử lý nước thải
được đầu tư xây dựng nhưng không đấu nối, không đi vào hoạt động. Đơn cử như Nhà
máy xử lý nước xã Sơn Đồng (Hồi Đức), đến nay dự án đã xong cơng tác giải phóng
mặt bằng, cơ bản hoàn thiện hệ thống đường ống thu gom, hệ thống xử lý nước thải và
nhà điều hành quản lý, nhưng vẫn chưa đưa vào vận hành vì thiếu một số hạng mục (trạm
bơm chuyển bậc số 2, tuyến ống thu gom nước thải, tuyến ống xả nước sau khi xử lý…).
Trạm xử lý nước thải tại khu đô thị Việt Hưng, trạm xử lý nước thải duy nhất trong các
khu đô thị trên địa bàn quận Long Biên được Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô
thị HUD xây dựng, nhưng hơn 5 năm nay nhưng vẫn chưa hoạt động, gây lãng phí. Ngồi
ra, Trạm xử lý nước thải tại cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều đã được đầu tư từ
năm 2008 nhưng chưa từng vận hành, hiện tại xuống cấp nghiêm trọng, các thiết bị cũ,
hỏng, không đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải.
Theo thống kê từ Sở Công thương, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 70 cụm cơng nghiệp
(CCN) đang hoạt động nhưng tính đến tháng 8/2022, thành phố có mới 30 CCN đã có
hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn 11 CCN đang được Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố tập trung thực hiện, dự
kiến hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2022.
• Thiếu hoạt động Thơng tin – giáo dục – truyền thơng, nhận thức của cộng đồng cịn
hạn chế
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa thực hiện nhiều hoạt động Thông tin –
giáo dục – truyền thơng, do đó cộng đồng chưa nhận thức được các lợi ích vệ sinh mơi
trường tốt mang lại và cản trở sự phát triển của lĩnh vực vệ sinh môi trường. Điều này
thể hiện rõ ràng trong dự án thu gom và xử lý nước thải ở Bắc Giang, các hoạt động
thơng tin – giáo dục – truyền thơng cịn yếu khiến nhận thức người dân ít được nâng cao
và chính quyền địa phương khơng tham gia/cam kết thực hiện dự án. Trong các dự án có
hợp phần Thơng tin – Giáo dục – Truyền thơng, hoạt động này có vai trị quan trọng
trong việc khuyến khích cộng đồng ủng hộ các dự án VSMT đô thị, đặc biệt khi dự án
có liên quan đến các vấn đề xã hội nhạy cảm như đấu nối hộ gia đình
Hầu hết các cơng ty thốt nước chưa quan tâm đến lợi ích mang lại từ hoạt động nâng
cao nhận thức cộng đồng. Vốn đầu tư vào lĩnh vực vệ sinh môi trường thưởng theo chỉ
đạo từ trên xuống và được nhà nước hỗ trợ, trong đó phần đóng góp của cộng đồng là
rất nhỏ. Kết quả là cộng đồng không hiểu được các lợi ích mơi trường và sức khỏe cộng
đồng của việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Do vậy,
họ chưa nhiệt tình trả phí để góp phần thu hồi chi phí và miễn cưỡng đấu nối cơng trình
nhà mình vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Chính quyền địa phương khơng ưu tiên. Cách tiếp cận từ trên xuống
® Lập quy hoạch vệ sinh mơi trường cho tồn thành phố, lưu vực sơng: Phương thức
này cần tính đến đầy đủ các khía cạnh xã hội, kỹ thuật, thể chế và kinh tế có thể tác động
đến khả năng cung cấp được một dịch vụ bền vững tới tất cả các hoạt động của cộng đồng
đô thị. Quy hoạch vệ sinh môi trường cần đáp ứng đúng các như cầu của người sử dụng,
khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý hệ thống hiệu quả, cho phép cân nhắc
áp dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ khác nhau, tùy từng điều kiện cụ thể. Quy hoạch
vệ sinh môi trường và cung cấp dịch vụ cần phải xem xét các nhu cầu và phát triển các dịch
vụ về hạ tầng từ các khu dân cư hay cộng đồng, coi đây là cấp đầu tiên
2. Quan liêu và chậm cải thiện thủ tục hành chính
® Chính quyền cần nhanh chóng ra quyết định và sớm đầu tư đồng bộ, tách biệt hệ
thống thoát nước mưa và nước thải ở Hà Nội
3. Phát triển đơ thị thiếu kiểm sốt. Chưa lập quy hoạch tổng thể
® Đây là giải pháp đối với Chính phủ
- Lập Quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng mơi trường xử lý nước thải nói
chung và nước thải đơ thị nói riêng
-
Cần xây dựng hệ thống thu gom nước thải tách bạch với hệ thống thu gom
nước mưa bề mặt: nhằm giảm áp lực lưu lượng nước thải cho các nhà máy xử
lý nước thải do lượng nước mưa bề mặt là cực kỳ lớn dẫn đến khó xử lý hết
nước thải sinh hoạt dẫn đến kém hiệu quả
-
Xây dựng Chiến lược quốc gia, áp dụng những nguyên tắc quản lý tổng hợp
tài nguyên nước: Cân nhắc xây dựng một Chiến lược quốc gia, áp dụng những
nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý theo lưu vực sông
trong vệ sinh môi trường đô thị, để duy trì cam kết của Chính phủ về cải thiện
điều kiện vệ sinh, cũng như đưa vệ sinh đô thị vào chương trình nghị sự
4. Đấu nối hộ gia đình
® Đảm bảo thực hiện đấu nối hộ gia đình trong q trình phát triển hệ thống thốt
nước và xử lý nước thải: Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện
thành công các dự án thốt nước và xử lý nước thải; cơng tác này phải được lồng ghép vào
trong quá trình lập kế hoạch và tài trợ chương trình. Cần cải thiện chất lượng và gia tăng số
lượng đấu nối hộ gia đình vào hệ thống cống, cho dù là hệ thống thoát nước chung hay
riêng để có thể sử dụng hiệu quả nhất hạ tầng thốt nước và xử lý nước thải đô thị. Để làm
được điều đó, cần bắt đầu bằng cách quy định bắt buộc các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh
và doanh nghiệp trong khu vực có mạng lưới thu gom nước thải phải thực hiện đấu nối
5. Phân công chức năng nhiệm vụ vận hành và hoạt động phối hợp giữa các bên
có liên quan cịn yếu
® Nâng cao năng lực cho các đơn vị có liên quan ở địa phương: Cần xây dựng năng
lực cho tất cả các đơn vị tham gia quản lý vệ sinh môi trường đô thị, từ trung ương đến địa
phương. Hoạt động này bao gồm nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ
sở hữu các cơng trình vệ sinh môi trường. Năng lực được cải thiện, hiệu quả phối hợp được
nâng cao sẽ giúp dự án thực hiện hiệu quả. Cùng với các cơng trình kỹ thuật, cần thực hiện
“các biện pháp mềm” như xây dựng năng lực, sắp xếp thể chế và tài chính. Chính quyền
địa phương cần đảm bảo tất các bên liên quan, từ cán bộ lãnh đạo đến cơng nhân viên trong
cơng ty cơng ích và đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cao được nhận thức chung về các vấn đề
kỹ thuật, môi trường, quản lý, thể chế, xã hội và có kỹ năng cần thiết để phát triển dự án và
cung cấp dịch vụ thành công
6. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
® Lựa chọn cơng nghệ xử lý nước thải phù hợp: Cần quan tâm hơn nữa đến công tác
lựa chọn công nghệ xử lý. Công nghệ xử lý cần phù hợp với đặc tính nước thải đầu vào,
điều kiện cụ thể của khu vực và nguồn tiếp nhận nước. Cần khuyến khích cán bộ chịu trách
nhiệm tham gia vào quá trình lựa chọn cơng nghệ và thiết kế, để đảm bảo các cơng nghệ
được lựa chọn và cơng trình được thiết kế thành cơng, mang lại lợi ích về mặt kinh tế - tài
chính, với chi phí phù hợp với khả năng chi trả của địa phương. Bể tự hoại sẽ cịn tiếp tục
đóng vai trị quan trọng xử lý sơ bộ nước thải hộ gia đình ở các khu đơ thị hiện có với hệ
thống thốt nước chung. Bể tự hoại và quản lý phân bùn bể tự hoại cần phải được coi như
các hợp phần không thể tách rời của hệ thống thốt nước
7. Nguồn vốn tài trợ
® Theo một nghiên cứu của JICA, mơ hình BTL (Build - Transfer - Lease) là mơ hình
được đánh giá là hiệu quả nhất trong trong số hợp đồng đối tác công - tư trong lĩnh vực xử
lý nước thải với lý do các cơng trình văn hóa, giáo dục và phúc lợi bao gồm cả các cơ sở
nước thải không có lợi nhuận, do đó tổng chỉ phí dự án được trả về thơng qua phí cho địa
phương và chính phủ th, chứ khơng do chỉ phí sử dụng. Hệ thống này giúp giảm rủi ro
cho các nhà đầu tư và cung cấp cơ hội đầu tư ổn định
Để thúc đẩy hợp tác PPP trong lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải, Nhà nước cần xây dựng
chiến lược, quy hoạch hợp lý về phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở và hình thành một khung
pháp lý rõ ràng cho PPP; trong đó có các cơ chế, chính sách về tín dụng, phí dịch vụ, đất
đai,... để thu hút đầu tư của tư nhân; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính
sách, đi kèm với hướng dẫn chỉ tiết đối với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối
với lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị; xây dựng và ban hành hướng dẫn quy
trình lựa chọn chủ đầu tư dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng tạo thuận lợi cho
các nhà đầu tư có áp dụng cơng nghệ sạch, thân thiện với mơi trường; đẩy mạnh hình thức
đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư, ưu tiên đấu thầu quốc tế; hạn chế tối đa tình trạng
chỉ định thầu. Đối với nhà đầu tư được lựa chọn qua đấu thầu, Nhà nước và nhà đầu tư cần
thương thảo các nội dung quan trọng, đặc biệt là phân chia trách nhiệm, cơ chế phối hợp
8. Sự tham gia của khối tư nhân
® Cần kết hợp nhiều hình thức, bao gồm tư nhân hóa, các dự án xanh, nhượng quyền,
cho thuê, hợp đồng vận hành và quản lý...
9. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
® Lập lộ trình tăng doanh thu và tiến tới thu hồi chi phí: Chi phí quản lý và vận hành
– bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ do người tiêu dùng chi trả thơng qua
giá dịch vụ thốt nước. Chính quyền địa phương cần có quan điểm tích cực đối với việc
tăng giá dịch vụ thoát nước nhằm đảm bảo thu hồi chi phí. Mức thu hồi chi phí càng cao,
càng đáp ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” và cơng trình càng bền vững về mặt
tài chính. Cơ quan vận hành cùng với chính quyền tỉnh đánh giá hoạt động quản lý nước
thải đô thị tại việt nam cần có động thái chủ động, tích cực để tăng doanh thu, trang trải chi
phí vận hành. Có thể tăng dần giá dịch vụ theo thời gian, nhằm tránh gây căng thẳng kinh
tế - xã hội cho cộng đồng. Có thể hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo xây dựng cơng trình vệ
sinh thơng qua hỗ trợ giảm giá hoặc các chương trình tài trợ vi mơ như tín dụng vi mơ và
quỹ quay vịng
10. Chậm vận hành gây lãng phí
® Cần có sự liên kết và quan hệ chặt chẽ giữa các ngành cũng như là của các cơ quan
chính quyền địa phương, kể cả cơ quan thẩm tra, giám sát. Đối với các trạm xử lý đã ban
hành, chủ đầu tư cần thực hiện chỉnh sửa để đủ điều kiện chấp nhận đưa vào vận hành. Với
khu vực chưa có nhà đầu tư, hiện nay Sở đã trình TP ban hành kế hoạch, trong đó đưa vào
danh mục các dự án đầu tư xử lý nước thải tập trung các khu vựcBan Quản lý Dự án đầu tư
xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật và mơi trường đẩy nhanh xây dựng các dự án nước
thải tập trung theo quy hoạch và hệ thống thu gom nước thải đảm bảo đấu nối theo quy
định. Đối với dự án tồn tại từ lâu thiếu quy hoạch xây dựng xử lý nước thải, cần khẩn trương
hoàn thiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch và đầu tư các hạng mục xử lý nước thải. Về giải
pháp xử lý nước thải, Sở báo cáo Thành phố để hoàn thiện hộ thống mạng lưới quan trắc
giám sát tự động, giám sát chặt chẽ việc xử lý nước thải. Đối với các khu đơ thị, cần nghiêm
túc hồn thành các dự án xử lý nước thải tập trung theo dự án phê duyệt
11. Thiếu hoạt động Thông tin – giáo dục – truyền thơng, nhận thức của cộng đồng
cịn hạn chế
® Nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng dịch vụ vệ sinh mơi trường: Cũng
như chính quyền địa phương cần có “cơng cụ” để tính giá dịch vụ vệ sinh, người sử dụng
dịch vụ cũng cần nhận thức được lợi ích mà dịch vụ mang lại và sẵn sàng trả chi phí dịch
vụ. Các dự án thốt nước và xử lý nước thải cần thực hiện chương trình Thơng tin – Giáo
dục – Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề vệ sinh nói chung
và nhận thức về các lợi ích mà hệ thống vệ sinh này mang lại. Nhờ đó người sử dụng dịch
vụ sẽ tích cực tham gia đấu nối đường ống thốt nước trong nhà vào hệ thống thốt nước
cơng cộng, sẵn sàng chi trả giá dịch vụ, từ đó doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện
được hiệu quả thu hồi chi phí. Các chiến dịch truyền thơng cũng có thể được sử dụng để
tuyên truyền về các quy định về quản lý nước thải, bao gồm cả các nội dung như thiết kế
và xây dựng bể tự hoại, hút bùn định kỳ, quản lý phân bùn có kiểm sốt. Truyền thông về
việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước để giảm thiệu lượng nước thải ra
KẾT LUẬN
Thực tiễn cho thấy, thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo thực hiện bằng nhiều chương trình,
nghị quyết chuyên đề… Tuy nhiên, môi trường vẫn ô nhiễm, nhiều địa bàn dân cư cứ mưa
là ngập… Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều dự án thoát nước và xử lý nước thải chưa
được đầu tư theo quy hoạch hoặc đã được đầu tư nhưng tiến độ rất chậm. Nước thải đô
thị, nước thải khu cụm công nghiệp, làng nghề chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường,
chảy ra các con sông, là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
sống, sản xuất của nhân dân.
Những tồn tại, hạn chế trên thuộc trách nhiệm các sở, ngành chức năng và chính quyền
địa phương trong việc đơn đốc triển khai các dự án. Chính vì vậy, thời gian tới, UBND
thành phố cần phải có giải pháp căn cơ khắc phục được những tồn tại hạn chế, tập trung
giải quyết khó khăn, có lộ trình rõ ràng trong thực hiện; song song tăng cường kiểm tra
giám sát, xử lý nghiêm và công khai hành vi vi phạm lĩnh vực môi trường