TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỊ CHÍ MINH
ĐỒN KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
--------***--------
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN : LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
GIẢNG VIÊN : TS. NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
HỌ VÀ TÊN: Lương Nhã Nguyên
LỚP: 157 – CLC48F
MSSV: 2353801012143
TP.HCM – Năm 2023
TÓM TẮT 19 BÀI
1. Bản chất của quyền lực, M. Scott Peck,
2. Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh, Bùi Việt Hương
3. Quốc hội Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm Văn Hùng
4. Bản chất đang thay đổi của quyền lực,
5. Quyền lực mềm và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính
quyền Obama, Nguyễn Văn Tùng
6. Cách mạng thơng tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực, Lê
Hồng Điệp
7. Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực, Phần
II
8. Tương lai của quyền lực toàn cầu
9. Cái giá của sự bất công bằng: về giai cấp siêu giàu mới nổi
10.Augus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo
11.Mơ hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi
12.Người giáu nắm quyền như thế nào?
13.Quyền lực chuẩn tắc: cuộc đối đầu địa chính trị mới
14.Vai trò của nhà nước
15.Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?
16.Chủ nghĩa tân tự do – Hệ tư tưởng nằm trong cội rễ tất cả các vấn đề của chúng
ta
17.Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?
18.Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới
19.Vốn văn hóa, Trần Hữu Dũng
Bản chất của quyền lực, M. Scott Peck
Sự mở đầu với những câu chuyện về Đức Phật, Đức Kitô của tác giả đã hướng người
đọc đến hai loại quyền lực chính trị và tinh thần để từ đó đi sâu tìm hiểu bản chất quyền
lực: Quyền lực chính trị là khả năng thực thi ý chí của một người đối với người khác.
Khả năng này dù được nắm giữ bởi các cá nhân thì quyền lực vốn có đó lại thuộc về đối
tượng được sở hữu: chức vị, tiền bạc do đó nó khơng nhất thiết phải liên quan đến sự thiệt
hay sự khơn ngoan. Trong khi đó, quyền lực tinh thần thuộc về cá nhân và không liên
quan đến sự ép buộc. Vì vậy, quyền lực tinh thần cho phép các cá nhân đưa ra quyết
định với nhận thức tối đa, đó là ý thức. Sự lựa chọn trong tình huống trơi nổi giữa biển u
mê giúp ta nhận ra phát triển sự tự nhận thức và học tập suốt là con đường dẫn đến sự
trưởng thành về tinh thần
Sự trưởng thành thực sự về mặt tinh thần, tình trạng nhận thức liên quan đến sự khiêm
tốn, nhận ra sự khôn ngoan bắt nguồn từ trong vô thức. Sự hiểu biết, sức mạnh đó khơng
thuộc về riêng họ mà là sự phản ánh của một quyền lực to lớn hơn khi họ biết rằng điều
mà mình có được đến từ thân rễ thông qua sự nối kết. Những người sở hữu quyền lực cảm
nhận được sự kết nối, thống nhất với một quyền lực cao hơn mang lại cảm giác hài hịa
như sự hiệp thơng với Chúa. Thế nhưng trải nghiệm về nguồn sức mạnh lớn lao đó có thể
gây nản lòng bởi sự hiểu biết sâu sắc khiến việc hành động trở nên khó khăn hơn. Điều đó
được tác giả làm rõ trong việc đưa ra quyết định của hai vị tướng. Sức mạnh của quyền
lực tinh thần liên quan đến việc duy trì khả năng đưa ra quyết định với sự hiểu biết sâu
sắc. Vì vậy mức độ của tầng ý thức càng cao, việc ra quyết định càng trở nên khó khăn.
Sự cơ đơn của quyền lực tinh thần tương tự như quyền lực chính trị: họ khơng có ai
chia sẻ gánh nặng hay trách nhiệm. Hơn thế, những người có quyền lực tinh thần hay đạt
được trình độ nhận thức cao thường khơng có ai để sẻ chia sự hiểu biết sâu sắc ấy: Đức
Kitô đã trải qua cảm giác cơ đơn đó vì khơng ai có thể thực sự hiểu Ngài. Sự cơ đơn này
được chia sẻ bởi những người đã tiến xa nhất trên hành trình trưởng thành tinh thần.
Ngồi ra, tác giả cịn làm rõ sự khác biệt giữa cơ đơn và cô độc: theo tác giả, cô độc là
trạng thái không có ai để giao tiếp ở bất kỳ cấp độ nào cịn cơ đơn là trạng thái khơng có
ai để giao tiếp ở cấp độ ý thức của một người.
Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh, Bùi Việt Hương
Theo nhiều định nghĩa, quyền lực hàm chứa năng lực của một chủ thể nhằm thay đổi
hành vi của các chủ thể khác trong quan hệ quyền lực và chỉ tồn tại khi được thừa nhận
bởi các thành viên khác của xã hội. Trong quan hệ quyền lực, cách ép buộc bằng sự đe
dọa; dụ dỗ bằng lợi ích thường được biết đến như dùng quyền lực cứng; thu hút, hấp dẫn
là cách dùng quyền lực mềm là các cách tác động tới hành vi của người khác để có được
kết quả:
Quyền lực cứng dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế, là sự tác động từ bên ngồi đến
các đối tượng của quyền lực cịn quyền lực mềm dựa trên sự hấp dẫn, thuyết phục khi tác
động đến các đối tượng của quyền lực; dẫn đến sự thay đổi nhận thức, hành vi diễn ra từ
bên trong. Quyền lực mềm bồi đắp cho những khiếm khuyết của quyền lực cứng vì vậy
chúng có khả năng tác động, củng cố lẫn nhau. Khả năng kết hợp giữa hai loại quyền lực
đó được gọi là quyền lực thơng minh. Trong nhiều trường hợp, quyền lực mềm lại là lựa
chọn ưu tiên, hiệu quả hơn quyền lực thông minh.
Quyền lực thông minh không phải là loại quyền lực thứ ba và mang khả năng xác định
bối cảnh, lợi dụng các xu hướng, sử dụng hợp lý quyền lực cứng và quyền lực mềm để đạt
được hiệu quả cao nhất. Quyền lực thông minh được coi là phù hợp với các nền dân chủ
vì tơn trọng quyền con người, quyền cá nhân. Cơ chế phản hồi trong việc sử dụng quyền
lực thông minh tạo nên sự củng cố giữa hai loại quyền lực. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần
có trình độ, trách nhiệm và đạo đức để sử dụng quyền lực thông minh một cách hiệu quả.
Sự cưỡng chế trong quyền lực thơng minh được dùng để duy trì trật tự, ổn định trong xã
hội dân chủ dù nó khơng phải là ưu tiên hàng đầu. Các nhóm, các cá nhân trong xã hội
dân chủ sở hữu cả hai loại quyền lực có thể nâng cao chất lượng dân chủ và dẫn đến sự
xuất hiện các tổ chức xã hội công dân.
Sự tương tác giữa quyền lực thông minh của các nhà lãnh đạo dân chủ và nhân dân
trong xã hội dân chủ tạo nên sự phát triển hiệu quả trong cộng đồng. Những người nắm
quyền ảnh hưởng đến giá trị người dân bằng cách định hình nhận thức. Từ đó, tạo nên
mối quan hệ hai chiều: củng cố hiệu quả quyền lực cứng sẽ tạo ra quyền lực mềm đối với
toàn xã hội và củng cố quyền lực mềm sẽ tạo ra cả hai loại quyền lực. Ngoài ra, việc nhận
thức và kiểmsốt các loại quyền lực sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân chủ.
Quốc hội Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm Văn Hùng
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quyền lực là vấn đề được đề cập rất sớm song chưa
có định nghĩa nào thực sự khoa học được mọi người chấp nhận. Có thể hiểu quyền lực là
khả năng áp đặt ý chí của mình với người khác, tác động đến khả năng động viên các
nguồn lực để đạt được mục đích của mình.
Bản chất của quyền lực Quốc hội là gì ? Sự phức tạp về quyền lực dẫn đến việc để xác
định đúng tính chất quyền lực của một thiết chế nhà nước - Quốc hội cần tiếp cận bằng
phương pháp luận của chính trị học Mác-Lê nin: quyền lực trong xã hội có cấu trúc phức
tạp, gồm quyền lực xã hội và quyền lực chính trị. Quyền lực xã hội thể hiện ý chí chung,
khơng mang tính giai cấp. Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai
cấp, tập đoàn xã hội thực hiện lợi ích khách quan của mình. Xét về bản chất, quyền lực
nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước: khi
Hiến pháp xác định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta thì xét
về tính chất, quyền lực của Quốc hội là quyền lực chính trị của nhân dân, tức là cơ quan
đại diện, thực hiện quyền lực do nhân dân uỷ quyền.
Phạm vi quyền lực của Quốc hội vốn là chủ đề tranh luận trong nhiều thập kỷ qua. Cần
căn cứ theo các quy định của Hiến pháp hiện hành để đánh giá về phạm vi quyền lực
Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; quyền hạn Quốc hội bị
giới hạn trong phạm vi Hiến pháp cho phép. Hơn thế, quan niệm Quốc hội tập trung mọi
quyền lực trong cơ chế tổ chức quyền lực nước ta hiện nay là chưa chính xác: Năm cơ
quan quyền lực nước ta đều có vị trí pháp lý riêng và hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Quốc hội không ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thực hiện quyền lực của
mình vì quyền lực về cội nguồn là của nhân dân. Do đó để đảm bảo là cơ quan quyền lực
nhà nước tối cao, Quốc hội phải trực tiếp thực hiện quyền lực mà Hiến pháp đã trao. Tóm
lại, việc đánh giá quyền lực Quốc hội có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn: về lý luận, không
đi quá xa quan niệm về phạm vi quyền lực Quốc hội; phải thay đổi quan niệm cho rằng
mọi vấn đề về tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước có thể thành hiện thực thông qua
hoạt động của Quốc hội; về thực tiễn: ở bất kỳ chức năng nào, Quốc hội cũng phải thể
hiện ở vị trí cao nhất của ngọn tháp quyền lực nhà nước.
Bản chất đang thay đổi của quyền lực
Quyền lực là một khái niệm phức tạp, khó xác định. Hợp nhất các định nghĩa lại ta
có thể hiểu quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người khác để đạt được kết
quả mong muốn bằng nhiều cách khác nhau như ép buộc, dụ dỗ, hợp tác. Trước đây, việc
đánh giá các nguồn lực tạo ra quyền lực trong quan hệ quốc tế dựa trên sức mạnh quân sự
nhưng giờ đây ta không thể đánh giá nguồn lực mà không xét đến bối cảnh. Việc phân
phối các nguồn lực trong thời đại thông tin thay đổi tùy thuộc vào các vấn đề khác nhau.
Nhiều nhà lãnh đạo chính trị chỉ tập trung vào các nguồn lực, các giải pháp quân sự
truyền thống mà bỏ qua tầm quan trọng của quyền lực mềm. Nếu chỉ dựa vào sức mạnh
quân sự thì đây là cách tiếp cận một chiều và dẫn đến thất bại vì thế để đạt được thành
cơng trên chính trường quốc tế địi hỏi phải sử dụng quyền lực mềm.
Quyền lực mềm rất quan trọng trong quan hệ quốc tế vì nó cho phép một quốc gia đạt
được mục tiêu mà không cần dùng đến lực lượng quân sự hay các biện pháp trừng phạt
kinh tế. Nó hoạt động thông qua sự thuyết phục, các giá trị và đóng góp chung của cả hai
bên cũng như thu hút người khác theo đuổi mục tiêu của người có ảnh hưởng mà không
cần dùng đến sự đe dọa hay hối lộ. Quyền lực cứng và quyền lực mềm có mối liên hệ với
nhau và chỉ khác nhau về mức độ, xét về bản chất hành vi và tính hữu hình của nguồn lực.
Quyền lực mềm không phụ thuộc vào quyền lực cứng và ở một mức độ nào đó nó có thể
củng cố tầm ảnh hưởng của một quốc gia tại các quốc gia khác.
Nguồn của quyền lực mềm: gồm ba nhóm chính là nền văn hố, giá trị về chính trị,
chính sách đối ngoại. Văn hóa của một quốc gia có thể tăng khả năng đạt được mục tiêu
thơng qua các mối liên hệ hấp dẫn và sức ảnh hưởng. Thương mại chỉ là một trong những
cách trao đổi văn hóa thơng qua tiếp xúc cá nhân, thăm viếng và trao đổi. Chính sách đối
nội và đối ngoại của chính phủ cũng là nguồn lực có thể làm suy yếu hoặc tăng cường
quyền lực mềm của một quốc gia. Những nỗ lực của Chính phủ nhằm bảo vệ các giá trị
trong nước, hợp tác quốc tế, thúc đẩy hòa bình và nhân quyền có thể ảnh hưởng mạnh mẽ
đến nguyện vọng của người khác. Quyền lực mềm khác biệt với quyền lực cứng, vì nhiều
nguồn lực của nó tách biệt với nhà nước và chỉ đóng góp một phần khi được huy động.
Quyền lực mềm và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền
Obama, Nguyễn Văn Tùng
1. Sức mạnh khôn ngoan: Từ Nossel tới Nye: Tổng thống Obama đã bổ nhiệm Hillary
Clinton làm Ngoại trưởng để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại,
ngoại giao: Ngoại trưởng Clinton làm rõ cơ sở lý luận trong chính sách đối ngoại của Mỹ,
nhấn mạnh việc sử dụng “sức mạnh khôn ngoan”. Trước đó, Nossel cũng sử dụng thuật
ngữ này trong bài phê bình yếu tố vũ lực được sử dụng một cách đơn phương, quá mức
trong chính sách đối ngoại của Bush. Tuy nhiên, thuật ngữ “sức mạnh khôn ngoan” của
Nossel thiếu sự rõ ràng trong định nghĩa và nhầm lẫn trên cơ sở lý luận. Đến Joseph Nye,
việc sử dụng thuật ngữ này lại được đa số xem là một "sáng kiến lớn" và đã ảnh hưởng
đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Obama.
Quyền lực cứng và quyền lực mềm: Theo Nye, quyền lực cứng là khả năng thay đổi
hành vi có lợi ích của các thực thể chính trị thơng qua sự lơi kéo hay đe dọa cịn quyền lực
mềm là khả năng có được thứ mình muốn thơng qua sự hấp dẫn thay vì ép buộc bằng vũ
lực. Cả hai loại quyền lực trên đều liên quan đến nhau và được sử dụng để thay đổi hành
vi của người khác. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai loại quyền lực không phải lúc nào
cũng phân định rõ ràng
Sức mạnh khôn ngoan: là sự phát triển một chiến lược thống nhất, một cơ sở nguồn lực
và một bộ cơng cụ để đạt được mục tiêu chính sách dựa trên cả sức mạnh cứng và sức
mạnh mềm. Giống với Nossel, sức mạnh khôn ngoan theo cách hiểu của Nye trước hết là
việc sử dụng sức mạnh một cách khôn ngoan.
2. Ứng dụng sức mạnh khôn ngoan và những xu hướng mới trong chính sách đối ngoại
Mỹ: Chính quyền Obama đã thực hiện khá đầy đủ khuyến nghị của Nye về sức mạnh
khôn ngoan: sức mạnh ngoại giao được cân bằng với sức mạnh quân sự; ưu tiên ngoại
giao hơn các hành động đơn phương, nhấn mạnh sự tham gia đa phương; chính sách đối
ngoại mới tập trung vào các lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế về quyền lực mềm như thương
mại, viện trợ và giá trị Mỹ. Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại báo hiệu một giai đoạn
mới cho quan hệ quốc tế của Mỹ: tìm cách đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại
trong sự tiếp cận cẩn trọng và ít đối đầu hơn, ưu tiên ngoại giao và tham gia đa phương.
Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực
Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin: Cách mạng thơng tin đang làm biến đổi chính
trị quốc tế và việc Tiếp cận thông tin được xem là một hình thức quyền lực. Những thay
đổi nhanh chóng trong dịng chảy thông tin dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc
và lợi ích: tiến bộ kỹ thuật về máy tính, truyền thơng, các phần mềm đã làm giảm đáng kể
chi phí xử lý và truyền thơng tin. Thay đổi quan trọng nhất của cuộc cách mạng thông tin
là việc chi phí truyền tải thơng tin giảm đáng kể; nhờ đó mà lượng thơng tin được chuyển
trên khắp thế giới là vô tận. Cuộc cách mạng đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin với khả
năng lưu trữ kỹ thuật số tăng theo cấp số nhân. Những thay đổi sâu sắc trong ngành cơng
nghiệp máy tính và truyền thơng đang định hình lại các chính phủ và chủ quyền quốc gia,
dẫn đến sự phân tán quyền lực.
Có thể dự đoán được chúng ta đang tiến tới đâu bằng cách nhìn lại sự phát triển của thế
giới: cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mang lại những thay đổi đáng kể về kinh
tế, xã hội và chính phủ từ việc sử dụng năng lượng hơi nước. Cuộc cách mạng tiếp theo
diễn ra đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến sự cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa của Hoa Kỳ với sự
chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp... Các so sánh lịch sử giúp ta phần nào hiểu
được những lực lượng sẽ góp phần định hình nền chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền
kinh tế và mạng thông tin thay đổi nhanh hơn mức biến đổi của chính quyền. Theo nhà xã
hội học Daniel Bell, quản lý quy mô là một vấn đề xã hội quan trọng trong xã hội hậu
công nghiệp hay rõ hơn là các công nghệ mới đang biến đổi những thành phần cơ bản của
hệ thống chính trị tồn cầu. Nếu chỉ tập trung vào các yếu tố quyền lực cứng của các quốc
gia, ta sẽ bỏ qua một thực tiễn mới. Hiện tại, các tác động của cuộc cách mạng thông tin
đối với nền kinh tế và chính trị khơng đồng đều. Các thiết chế xã hội biến chuyển chậm
hơn các thay đổi về công nghệ khi độ trễ tương tự cũng xảy ra với cơng nghệ thơng tin và
máy tính. Khác với dự đốn trước đây về việc máy tính và truyền thơng sẽ tạo ra sự kiểm
sốt hơn nữa từ chính quyền thì thực tế Internet thách thức sự kiểm sốt của chính phủ khi
tạo ra sự trao đổi thông tin không giới hạn. Sự phổ biến của thông tin làm cho quyền lực
được phân tán rộng rãi hơn. Hình ảnh hiện thực về cân bằng quyền lực giữa các quốc gia
như những trái banh va chạm lẫn nhau khiến chúng ta khó nhận ra những sự phức tạp mới
của chính trị thế giới.
Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực, Phần II
Các chủ thể liên quốc gia
Vai trò của những chủ thể liên quốc gia trong quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng trong
thời đại thơng tin tồn cầu. Tương tác giữa các xã hội trở nên phức tạp và liên quan đến
nhiều cấp độ trong một thể giới phụ thuộc lẫn nhau. Các tương tác xun biên giới khơng
chịu sự kiểm sốt của các cơ quan đối ngoại được gọi là quan hệ giữa các quốc gia. Quan
hệ này bao gồm: nhập cư, sự lưu chuyển dịng vốn giữa các quốc gia, bn bán vũ khí và
thuốc phiện trái phép, hoạt động khủng bố. Việc kiểm sốt các hoạt động này của chính
phủ thường rất tốn kém. Sự phụ thuộc lẫn nhau và sự xuất hiện của các vấn đề kinh tế
trong chính trị quốc tế mang đến thay đổi về các thuật ngữ ngắn gọn được sử dụng trước
đây khơng cịn mơ tả đầy đủ các tiến trình chính trị.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dẫn đến sự khác biệt về lợi ích và thay đổi
chính trị. Chính trị trong nước đóng vai trị quan trọng trong việc định hình các chính sách
đối ngoại. Sự tham gia của các nhóm lợi ích trong nước vào chính trị quốc tế tạo ra một
hình thái chính trị tồn cầu mới. Có hai mơ hình chính trị thế giới: mơ hình truyền thống,
nơi áp lực được tạo ra thông qua các cuộc đàm phán giữa chính phủ và mơ hình liên quốc
gia, nơi áp lực được tạo ra trực tiếp lên các xã hội hoặc chính phủ khác. Một trong những
đặc điểm nổi bật của mối quan hệ phụ thuộc này là vai trò quan trọng của các chủ thể
khác bên cạnh các quốc gia.
Các tổ chức phi chính phủ (NGO): Các tổ chức tư nhân ngày càng tăng cường hoạt
động liên quốc gia: các tổ chức tôn giáo, các phong trào xã hội... Những tổ chức này dù
không được bầu một cách dân chủ nhưng có thể ảnh hưởng đến các chính phủ, các nhà
lãnh đạo kinh tế để thay đổi chính sách và nhận thức của cơng chúng. Về phương diện tài
nguyên quyền lực, sự trỗi dậy của cuộc cách mạng thông tin đã tăng cường sức mạnh
mềm của các tổ chức. Các chính phủ hiện phải chia sẻ sân khấu chính trị với các chủ thể
có thể sử dụng thơng tin để gây áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp lên họ. Tầm quan trọng của
các tổ chức liên quốc gia được đánh giá bằng tần suất đề cập của chúng trên các phương
tiện truyền thơng chính thống, nơi các tổ chức phi chính phủ lớn nhất thường xuyên tham
gia vào cuộc chiến giành sự chú ý.
Tương lai của quyền lực toàn cầu
Bài "Tương lai của quyền lực toàn cầu" của Joseph S. Nye, Jr. phân tích các loại quyền
lực khác nhau và tác động của chúng đến trật tự thế giới. Nye lập luận rằng quyền lực
không chỉ là sức mạnh quân sự và kinh tế, mà còn bao gồm cả quyền lực mềm, là khả
năng thu hút và lôi cuốn các quốc gia khác bằng cách sử dụng các giá trị, văn hóa và ý
tưởng của mình.
Trong phần đầu của bài viết, Nye định nghĩa quyền lực là khả năng đạt được mục tiêu
của mình trong các tương tác với các chủ thể khác thông qua sự ép buộc, thuyết
phục hoặc hấp dẫn. Hai sự thay đổi quan trọng trong quyền lực là chuyển đổi quyền
lực: nơi quyền lực chuyển dịch từ nhà nước này sang nhà nước khác và sự khuếch tán
quyền lực: nơi quyền lực trở nên phi tập trung hơn và khó kiểm sốt.
Trong phần tiếp theo, Nye phân tích các loại quyền lực khác nhau và tác động của
chúng đến trật tự thế giới: sức mạnh toàn cầu được phân phối theo mơ thức giống như
trị cờ vua trên ba tầng khác nhau. Ông lập luận rằng quyền lực cứng vẫn là một yếu tố
quan trọng trong chính trị quốc tế, nhưng quyền lực mềm ngày càng trở nên quan trọng
hơn trong thế giới tồn cầu hóa: quyền lực mềm có thể được sử dụng để đạt được các mục
tiêu chính trị mà khơng cần sử dụng sức mạnh quân sự hoặc kinh tế. Điều này là do sự
phát triển của tồn cầu hóa và sự gia tăng của các giá trị tự do và dân chủ trên thế giới.
Các quốc gia có thể sử dụng quyền lực mềm để thu hút sự ủng hộ của các quốc gia khác,
từ đó đạt được các mục tiêu của mình. Tác giả cũng cho rằng: trong thời đại công nghệ
thông tin ngày nay, khơng riêng gì quyền lực mềm mà truyền thơng cịn là một yếu tố
quan trọng trong các cuộc xung đột và cạnh tranh trong tương lai. Các quốc gia có thể sử
dụng truyền thơng như một yếu tố quyền lực để tuyên truyền, kích động bạo lực, hoặc
thực hiện các cuộc tấn công mạng.
Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền lực thông minh: là sự kết
hợp giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm. Các quốc gia cần phải sử dụng một cách
hiệu quả cả sức mạnh quân sự và kinh tế, cũng như các yếu tố phi quân sự để đạt được các
mục tiêu của mình.
Cái giá của sự bất công bằng: về giai cấp siêu giàu mới nổi
Bài viết tập trung phân tích sự gia tăng của giai cấp siêu giàu mới nổi và tác động của nó
đến sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội.
Sự gia tăng của giai cấp siêu giàu mới nổi trên toàn thế giới: nguồn gốc của những
người siêu giàu khác nhau ở mỗi quốc gia: một số trở nên siêu giàu vì tài năng và sáng
kiến xuất chúng của họ, trong khi những người khác thì nhờ các hoạt động bất hợp pháp.
Nhiều cá nhân siêu giàu đã có được sự giàu có thơng qua việc khai thác các sơ hở trong
hệ thống pháp luật. Tham nhũng và các hoạt động bất hợp pháp cũng là nguồn tài sản cho
một số cá nhân. Sự kết hợp giữa tham nhũng và các "nhóm lợi ích" làm khuếch đại những
tác động tiêu cực của tham nhũng.
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế vĩ mô được phản
biện bằng ba quan điểm sau: (1) trong một nền kinh tế bị “méo mó” (độc quyền) vì những
“hoạt động tìm lợi nhuận trên bình thường” thì những người được hưởng lợi khơng nhất
thíết là những người có đóng góp lợi ích tương ứng cho tập thể; (2) các nghiên cứu cho
thấy động lực nội tại: sự hài lòng khi hồn thành cơng việc một cách hồn hảo là động lực
lao động mạnh mẽ hơn thu nhập; (3) nhiều nghiên cứu nhận ra “gói thù lao” kếch xù đang
được áp dụng đã khiến người lao động có những quyết định méo mó hơn thay vì gia tăng
hiệu quả của nền kinh tế. Ngoài ra , sự cực giàu của một vài cá nhân có thể dẫn đến những
tác động kinh tế vĩ mô bất lợi: làm biến dạng tỷ lệ nhập khẩu, phá giá đồng nội tệ.
Sự bất bình đẳng xã hội gia tăng khi những người giàu có nhiều quyền lực và ảnh
hưởng: (1) những người có thu nhập cao thích phơ trương khiến những người có thu nhập
thấp phải ganh tỵ, thèm muốn; cơ hội tiến thủ của những người xuất thân từ gia đình có
thu nhập thấp bị hạn chế dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội qua các thế hệ; (2) sự giàu có đó
là bất hợp pháp, được thể hiện quá mức thì đời sống văn hố của tồn xã hội sẽ bị xấu đi.
Tác giả kết luận rằng sự gia tăng của giai cấp siêu giàu mới nổi là một vấn đề nghiêm
trọng cần được giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, cần có các chính sách để giảm sự
bất bình đẳng kinh tế và xã hội: tăng thuế thu nhập đối với người giàu (chính sách cấp
thời), chấn chỉnh những méo mó kinh tế (chính sách dài hạn).
Augus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo
Trong bài viết "Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo", Angus Deaton đã đưa ra lập
luận: nhà nước yếu kém là một trong những ngun nhân chính gây ra sự nghèo đói
và thiếu thốn trên thế giới.
Theo Deaton, nhà nước yếu kém có thể được định nghĩa là một nhà nước khơng có khả
năng cung cấp các dịch vụ công cơ bản như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an ninh và cơ
sở hạ tầng. Nhà nước yếu kém cũng có thể là một nhà nước tham nhũng, đàn áp hoặc
không hiệu quả
Nhà nước yếu kém có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia theo
nhiều cách. Đầu tiên, nhà nước yếu kém có thể dẫn đến tình trạng nghèo đói và bệnh tật
do các nhà nước này thường khơng có khả năng thu thuế hiệu quả dẫn đến việc họ khơng
có đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân. Thứ hai, sự thiếu sót về
mặt năng lực đến từ bộ máy nhà nước có thể làm suy yếu sự tăng trưởng kinh tế bằng
cách tạo ra môi trường không ổn định cũng như không chắc chắn cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà nước yếu kém có thể dẫn đến xung đột và bất ổn xã hội, điều này có thể làm
chậm sự phát triển kinh tế.
Tác giả cũng chỉ ra rằng nguồn viện trợ nước ngồi khơng phải là giải pháp hiệu quả nó có thể làm suy yếu sự phát triển năng lực của các nhà nước. Nguồn viện trợ có thể giúp
các chính phủ yếu kém cung cấp các dịch vụ cơng cơ bản nhưng nó cũng có thể khiến các
chính phủ này phụ thuộc vào viện trợ và khơng có động lực cải cách.
Cuối cùng, tác giả kết luận rằng để các quốc gia thốt khỏi tình trạng đói nghèo đó cần
phải có sự cải cách năng lực của nhà nước khi các nguồn viện trợ làm suy yếu những gì
người nghèo cần nhất: một chính phủ hiệu quả làm việc với họ. Sự giúp sức đến từ những
người dân ở nước giàu cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng tiêu cực đó: vận động
chính phủ ở nước họ thơi những việc làm khiến các nước nghèo khó thốt nghèo hơn như
giảm viện trợ, hạn chế bn bán vũ khí, cải thiện chính sách thương mại, cung cấp tư vấn
kỹ thuật không ràng buộc... Nhà nước yếu kém là một vấn đề phức tạp, nhưng nó là một
trong những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo
Mơ hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi
Bài viết là cuộc đối thoại giữa hai nhà khoa học chính trị hàng đầu (một người theo chủ
nghĩa tự do phương Tây, người kia là người theo chủ nghĩa xã hội Trung Quốc) tập trung
bàn luận về mơ hình phát triển của Trung Quốc .
Trong cuộc đối thoại, cả hai đã trao đổi về một số vấn đề chính sau:
(1) Bản chất của mơ hình Trung Quốc: Francis Fukuyama công nhân những ưu điểm cơ
bản và cũng nêu lên bốn vấn đề có liên quan tới mơ hình này: tính giải trình và chịu trách
nhiệm, pháp quyền, “ngụy vương” và tính bền vững. Trương Duy Vi đã đáp lại rằng mơ
hình Trung Quốc là một mơ hình "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc". Ông khẳng định
rằng Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa nhưng đã học hỏi và áp dụng những
yếu tố của chủ nghĩa tư bản để thúc đẩy phát triển kinh tế.
(2) Thành cơng của mơ hình Trung Quốc: Francis Fukuyama thừa nhận mơ hình này đã
mang lại thành cơng kinh tế đáng kể cho Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng sự thành
cơng đó có thể chỉ là tạm thời và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong
tương lai. Trương Duy Vi khẳng định thành cơng của mơ hình Trung Quốc là do sự kết
hợp giữa các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa. Ơng cho rằng mơ hình này đã mang lại
sự thịnh vượng và ổn định cho đất nước Trung Quốc đồng thời ông cũng đưa ra lập luận
phản bác về tính bền vững của mơ hình này: Trung Quốc hiện nay mới đang ở giai đoạn
đầu của một chu kỳ đi lên cùng với xu hướng chủ đạo mới sau 3 thập kỷ cải cách và mở
cửa đang định hình xu hướng chủ đạo đại chu kỳ phát triển của Trung Quốc.
(3) Tương lai của mơ hình Trung Quốc: Cả hai tác giả đều cho rằng mơ hình Trung
Quốc sẽ tiếp tục là một mơ hình phát triển quan trọng của thế giới. Francis Fukuyama cho
rằng mơ hình Trung Quốc có thể là một mơ hình thay thế cho mơ hình dân chủ tự do
truyền thống. Trương Duy Vi cho rằng mơ hình Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và hoàn
thiện để phù hợp với điều kiện của thế giới trong thế kỷ 21.
Màn đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi là một cuộc thảo luận sâu sắc
cung cấp những góc nhìn khác nhau về mơ hình Trung Quốc và giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về những thành tựu, thách thức và tương lai của mơ hình này.
Người giàu nắm quyền như thế nào?
Bài viết của hai nhà khoa học chính trị Martin Gilens và Benjamin Page đã chỉ ra rằng:
ở Hoa Kỳ, ý kiến của những người giàu có tầm ảnh hưởng lớn đến chính sách của chính
phủ so với ý kiến của đa số dân chúng.
Gilens và Page đã phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát ý kiến cử tri về gần 2.000 vấn
đề chính sách trong hơn 20 năm. Họ phát hiện ra rằng: trong hầu hết các trường hợp, ý
kiến của những người giàu có phù hợp với chính sách cuối cùng được thơng qua. Ngược
lại, ý kiến của đa số dân chúng thường không có tác động đáng kể đến q trình hoạch
định chính sách.
Từ kết quả phân tích trên đã dẫn sự nghi vấn về vấn đề: làm sao các chính trị gia, những
người không đáp ứng mong mỏi của đại đa số các cử tri lại đắc cử và quan trọng hơn là
tái đắc cử, trong khi họ chỉ biết chạy theo những thành phần giàu có ? Một phần câu trả
lời cho điều đó có thể là việc hầu hết các cử tri thiếu hiểu biết về cách vận hành của bộ
máy chính trị và cách nó phục vụ cho lợi ích của giới tinh hoa. Tầng lớp trung lưu vẫn
thường đạt được những gì họ muốn nhờ khi nguyện vọng của họ thường tương đồng với
nguyện vọng của giới tinh hoa. Sự tương đồng trong mong muốn của hai nhóm này có thể
là trở ngại cho các cử tri trong việc nhận ra sự thiên vị của các chính trị gia. Một phần câu
trả lời lại nằm ở các chiến lược mà các lãnh đạo chính trị sử dụng để được đắc cử: người
thắng cử là người thành công nhất trong việc “khơi dậy” các đặc tính tâm lý và văn hóa
tiềm ẩn chứ khơng phải những người đại diện tốt nhất cho lợi ích của nhân dân. Một ví dụ
về ền chính trị bản sắc vốn nguy hiểm ở các quốc gia dân chủ phi tự do như Nga, Thổ Nhĩ
Kỳ, Hungary: để củng cố vị thế tranh cử, các nhà lãnh đạo tại các nước này đánh vào các
hình tượng quốc gia, văn hóa và tơn giáo. Đối với các chế độ đại diện cho giới tinh hoa
kinh tế, đó là chiêu trị giúp mang lại thành cơng trong các cuộc bầu cử.
Gilens và Page đã đưa ra kết luận cho rằng sự thống trị của những người giàu có trong
chính trị đã dẫn đến sự bất bình đẳng lan rộng ở các quốc gia phát triển và đang phá triển
trên thế giới. Sự thống trị đó là mối đe dọa đối với nền dân chủ: tác động tiêu cực đến vai
trò bầu cử của tầng lớp trung lưu và thấp hơn, đồng thời tạo mầm mống cho một nền
chính trị độc hại mang màu sắc chủ nghĩa phe nhóm trong giới tinh hoa.
Quyền lực chuẩn tắc: cuộc đối đầu địa chính trị mới
Trong bài viết, tác giả Andrew D. Bishop cho rằng: trong một thế giới ngày càng tồn
cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, các quốc gia khơng cịn có thể sử dụng sức mạnh cứng
như quân sự và kinh tế để đạt được lợi ích của mình và quyền lực mềm cũng khơng cịn
hữu hiệu nữa. Thay vào đó, các quốc gia cần phải sử dụng quyền lực chuẩn tắc
(standard power) để ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Quyền lực chuẩn tắc được định nghĩa là "kỹ năng sử dụng chuẩn tắc để xây dựng nên
các lợi thế về địa chính trị, chứ khơng phải là khả năng sử dụng các chiến thuật không thể
lay chuyển nhằm vượt qua những chi tiết kỹ thuật lỗi thời hay vơ dụng". Cụ thể, quyền
lực chuẩn tắc có mơt số tính chất nổi bật: (1) riêng biệt ở chỗ quyền lực chuẩn tắc được
sinh ra từ quá trình thảo luận phức tạp mang tính kỹ thuật; (2) đột phá ở chỗ một khi đã
được định hình và áp dụng thì chuẩn tắc rất khó thay đổi. Việc sử dụng quyền lực chuẩn
tắc lại không phải là đặc quyền duy nhất mà các nền kinh tế phương Tây sử dụng để chèn
ép các nền kinh tế đang trỗi dậy. Các thị trường mới nổi đã bắt đầu sử dụng chuẩn tắc để
áp đặt ảnh hưởng chính trị của mình lên các thị trường khác
Hiên nay chúng ta đang ở trong một thời điểm bùng nổ quá trình xây dựng chuẩn tắc
mới, đây cũng là một phần lý do tại sao quyền lực chuẩn tắc lại có sức hút đến như vậy.
Internet của vạn vật và các loại phương tiện bay không người lái dạng thương mại là hai
lĩnh vực chưa có các chuẩn tắc rõ ràng để định hình luật chơi. Bất cứ ai thành cơng trong
việc định hình các chuẩn tắc thắng thế trong tương lai ở mỗi lĩnh vực nêu trên sẽ đạt được
các lợi ích kinh tế và các lợi ích địa chính trị. Vì quyền lực chuẩn tắc là q trình viết
ra ngơn ngữ chung của thương mại tồn cầu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của quyền lực
chuẩn tắc đã dẫn đến một nghịch lý: các chính phủ sẽ là bên được lợi nhiều nhất nếu như
quốc gia của họ dẫn đầu trong việc thiết lập nên các chuẩn tắc mới thế nhưng chính những
chủ thể phi nhà nước mới chính là nhân tố dẫn đầu trong việc đưa ra các sáng kiến thiết
lập chuẩn tắc.
Quyền lực chuẩn tắc là một hình thức quyền lực mới đang ngày càng trở nên quan trọng
trong thế giới ngày nay. Điều đó địi hỏi các quốc gia cần phải hiểu rõ về quyền lực chuẩn
tắc để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả.
Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu (Vai trị của nhà nước)
Bài tóm tắt là nội dung được tổng hợp từ những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệuchính khách nổi tiếng đã biến Singapore thành một trung tâm tài chính tồn cầu.
Tách ra khỏi Malaysia: Đối với ông, đây là một thời khắc đau đớn vì ơng đã dành trọn
cuộc đời tin tưởng vào sự hợp nhất, thống nhất của cả hai vùng lãnh thổ (Malaysia và
Singapore). Tuy nhiên ông cho rằng mọi thứ sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và chúng
ta sẽ chứng kiến một nước Singapore đa sắc tộc; bình đẳng về ngơn ngữ, văn hố, tơn
giáo.
Tự do báo chí: Truyền thơng đại chúng trong suy nghĩ của ơng phải trình bày và mơ tả
các vấn đề của Singapore một cách đơn giản, rõ ràng; có khả năng bồi đắp, chứ khơng bào
mịn, các giá trị văn hố và thái độ xã hội vốn đã được dạy dỗ ở các trường học của mình.
Vai trị của nhà nước: Lý Quang Diệu cho rằng nếu không can thiệp vào các vấn đề cá
nhân thì sẽ khó có thể đạt được tiến bộ kinh tế hay những thành tựu như ngày này.
Phương Tây: Ơng cho rằng nếu khơng lấy những đặc điểm tốt của phương Tây để dẫn
đường, có lẽ Singapore sẽ khó thốt khỏi tình trạng trì trệ của mình. Tuy nhiên ông không
tiếp thu hết mà chỉ chọn lọc, áp dụng những đặc điểm phù hợp với thực tiễn đất nước.
Đối lập chính trị: Ơng đã làm phá sản những quan điểm mang tính chất phá hoại của
JB Jeyaretnam - một luật sư và nghị sĩ đối lập ủng hộ tự do
Hình mẫu Singapore: Ơng cho rằng Singapore phải tạo ra cái gì đó khác biệt và tốt
hơn những gì mà các nước làng giềng đang có: Đó chính là tính liêm khiết, là sự hiệu quả,
là chế độ đãi ngộ nhân tài.
Các thách thức trong tương lai: Ông đã dặn dị thế hệ mai sau, đừng xem những gì
được xây dựng nên là điều hiển nhiên, là thứ có sẵn vì cơng trình nguy nga vĩ đại này chỉ
được xây dựng trên một nền móng q hẹp.
Di sản của ơng Lý: Ơng khơng khẳng định rằng mọi việc mình làm đều đúng, nhưng
mọi thứ mà ơng làm là vì một mục đích đáng trân trọng.
Lệnh cấm kẹo cao su: Trong bài phỏng vấn với ký giả của BBC, ông đã nói rằng: “Nếu
bạn khơng thể nghĩ ngợi được điều gì nếu không nhai kẹo cao su, hãy thử một quả chuối
xem.
Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?
Bài viết của tác giả Sebastian Buckup cho rằng chủ nghĩa tân tự do kinh tế với các
nguyên tắc: tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính và giảm thiểu vai trị của chính phủ
trong nền kinh tế đã hết thời. Tác giả đưa ra các lý do sau để ủng hộ lập luận này:
Chủ nghĩa tân tự do đã dẫn đến sự tập trung quá mức quyền lực kinh tế trong tay
một số ít người: những tác động của sự tập trung giúp rất nhiều cho việc giải thích sự bất
bình đẳng về kinh tế đang ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của Cesar Hidalgo và các đồng
nghiệp của ơng cho thấy ở các nước có tập trung ngành giảm: Hàn Quốc, sự bất bình đẳng
về thu nhập đã giảm. Ở những nơi mà tập trung ngành tăng lên: Na Uy, sự bất bình đẳng
đã tăng lên. Sự tự do hóa thị trường đã tạo điều kiện cho các cơng ty lớn phát triển và thâu
tóm thị trường, dẫn đến tình trạng độc quyền và thiếu cạnh tranh. Điều này đã làm tăng
khoảng cách giàu nghèo và làm suy yếu nền kinh tế.
Chủ nghĩa tân tự do đã không thể giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu: chủ nghĩa
tân tự do đã thất bại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu như biến đổi khí
hậu, nghèo đói và bất bình đẳng. Các vấn đề này đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ để
giải quyết một cách hiệu quả.
Chủ nghĩa tân tự do khơng cịn bền vững: sự thất bại của chủ nghĩa tân tự do trong
việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội dẫn đến sự đổ vỡ của chủ nghĩa kinh tế học
tân tự do. Điều này đã dẫn đến việc thay thế sự chia rẽ của các phong trào chính trị cánh
tả và cánh hữu bằng một sự chia rẽ khác: một bên tìm cách loại bỏ chữ “tân” khỏi chủ
nghĩa tân tự do, bên kia tìm cách phá bỏ hồn toàn chủ nghĩa tự do. Những phong trào
này đang thách thức các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa tân tự do.
Bài viết kết luận rằng chủ nghĩa kinh tế tân tự do đã khơng cịn phù hợp với thế giới
hiện đại đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề
của chủ nghĩa này: thực hiện các luật cạnh tranh thông minh hơn - một cách tiếp cận mới
chống lại sự tập trung quá mức; tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp mở rộng quy mô; đưa ra các chính sách trực tiếp đối đầu với các bất bình đẳng về
cơ cấu – từ lương tối thiểu cho đến các chương trình thu nhập cơ bản phổ quát.
Chủ nghĩa tân tự do – Hệ tư tưởng nằm trong cội rễ tất cả các vấn đề của chúng ta
Bài viết của tác giả George Monbiot cho rằng cho rằng chủ nghĩa tân tự do là nguyên
nhân gốc rễ của nhiều vấn đề kinh tế và xã hội hiện nay: bất bình đẳng, biến đổi khí hậu,
và chủ nghĩa dân túy.
Thuật ngữ Chủ nghĩa tân tự do được đặt ra trong một cuộc gặp ở Paris vào năm 1938:
trong số các đại biểu, Ludwig von Mises và Friedrich Hayek đã xác lập hệ tư tưởng này.
Cả hai đều nhìn nền dân chủ xã hội như những biểu hiện của một chủ nghĩa tập thể có
chung đặc tính với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tân tự do nhìn sự
cạnh tranh như một đặc trưng xác định các mối quan hệ của con người. Những nỗ lực để
hạn chế sự cạnh tranh được xem là kẻ thù của tự do. Trong những năm 1970, khi các
chính sách Keynesian bắt đầu sụp đổ và những cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở cả hai
bên bờ Đại Tây Dương, những ý tưởng tân tự do mới bắt đầu đi vào dịng chủ đạo. Một
nghịch lí của chủ nghĩa tân tự do là sự cạnh tranh toàn cầu dựa trên số lượng và so sánh
toàn cầu: những người lao động, người tìm việc và các dịch vụ cơng thuộc mọi thể loại
đều có chế độ đánh giá, kiểm soát và giám sát chặt chẽ, nhằm mục đích xác định người
chiến thắng và trừng phạt kẻ thua cuộc.
Tác động nguy hiểm nhất của chủ nghĩa này không phải là khủng hoảng kinh tế do nó
đã gây ra mà là khủng hoảng chính trị: quyền lực nhà nước bị hạn chế khi học thuyết tân
tự do khẳng định mọi người có thể thực hiện lựa chọn thơng qua chi tiêu. Nếu chính sách
này được áp dụng sẽ dẫn đến việc một lượng lớn người dân bị đẩy ra khỏi nền chính trị
(sự mất quyền lực sẽ dẫn tới sự tước quyền bầu cử của người dân). Các từ ngữ mà chủ
nghĩa này sử dụng thường có tính che giấu nhiều hơn là được làm sáng tỏ. Việc sử dụng
cùng một từ cho các hoạt động khác nhau khiến chúng ta bối rối giữa việc khai thác của
cải với sự tạo ra của cải. Bên cạnh đó, tính ẩn danh của chủ nghĩa này được bảo vệ dữ dội.
Tác giả kết luận rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa tân tự do vào năm 2008 lại khơng có gì để
thay thế cũng như những gì mà lịch sử của chủ nghĩa Keynes và chủ nghĩa này cho thấy
chống lại một hệ thống đã đổ vỡ là khơng đủ. Thay vào đó, thế giới cần một giải pháp
thay thế chặt chẽ: một nỗ lực có ý thức để thiết kế một hệ thống mới, phù hợp với yêu cầu
của thế kỉ XXI.
Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới ?
Trong bài viết, ông Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chỉ ra rằng đổi mới là một
câu hỏi sống cịn đối với các chính phủ. Ông lập luận rằng chỉ những quốc gia nào duy trì
sự đổi mới mới có thể thúc đẩy, thay đổi thế giới này và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn
cho người dân của họ.
Tác giả của bài viết đã chỉ ra rằng thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặcác chính
phủ cần phải thích ứng với những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người dân. Để tránh
viễn cảnh, bị đẩy ra khỏi cuộc chạy đua về sự canh tranh giữa các quốc gia tác giả đã đưa
ra một số đề xuất để giúp các chính phủ thúc đẩy sự đổi mới. Đầu tiên, ơng cho rằng các
chính phủ cần đầu tư vào các lĩnh vực chính của nền kinh tế, hệ thống giáo dục để nâng
các các kỹ năng, nuôi dưỡng sự đổi mới nhằm phát triển thế hệ lãnh đạo sáng tạo. Thứ
hai, ông cho rằng các chính phủ cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự
đổi mới. Thứ ba, ơng cho rằng các chính phủ cần hợp tác với khu vực tư nhân để tận dụng
sức mạnh của đổi mới. Thứ hai, để biến các chính phủ thành những động cơ cho sự đổi
mới là thay đổi cán cân đầu tư sang những tài sản vơ hình. Các chính phủ nên lên chiến
lược thay đổi chi tiêu rời xa những cơ sở hạ tầng hữu hình như đường và các cơng trình
sang những tài sản vơ hình như giáo dục và nghiên cứu và phát triển. Chẳng hạn, chìa
khóa của sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia như Singapore, Malaysia và Hàn
Quốc chính là quyết định chiến lược của họ trong việc chuyển chi tiêu công từ cơ sở hạ
tầng “cứng” sang cơ sở hạ tầng “mềm” cần thiết để xây dựng và duy trì một nền kinh tế
tri thức. Thứ ba, để duy trì sự đổi mới các chính phủ cần đưa ra các chính sách nhằm thu
hút các tài năng, hoạt động hiệu quả, và liên tục nâng cấp bộ máy và các dịch vụ bằng
cách tiếp sức cho người dân để nuôi dưỡng năng lượng tập thể và phát triển tiềm năng của
dân chúng.
Ông Mohammed bin Rashid Al Maktoum kết luận rằng đổi mới là một chìa sống còn
của các quốc gia trọng trong thời đại đầy biến đổi này. Hơn thế, sự đổi mới cịn là chìa
khóa dẫn đường để các chính phủ cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân, giải quyết
các thách thức toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới
Trong bài viết, Giáo sư ngành Kinh tế Chính trị Thế giới Dani Rodrik cho rằng các quốc
gia cần chuyển đổi mơ hình nhà nước phúc lợi sang nhà nước đổi mới để thích ứng với
những thay đổi của thế giới trong thế kỷ 21.
Theo tác giả, nhà nước phúc lợi truyền thống tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ
công cộng và trợ cấp cho người dân. Tuy nhiên, mơ hình này đang gặp phải một số thách
thức trong bối cảnh tồn cầu hóa cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng cơng nghệ.
Tồn cầu hóa làm giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giảm nhu cầu về lao động ở các nước
phát triển. Xu hướng phát triển của cuộc cách mạng cơng nghệ có thể tạo ra các cấp độ
bất bình đẳng mới cùng nguy cơ lan rộng của những xung đột chính trị - xã hội. khiến cho
việc duy trì hệ thống phúc lợi trở nên khó khăn hơn.
Thế nhưng, xu hướng phát triển này sẽ không đạt tới mức độ nguy hiểm đó nếu chúng ta
có các thiết chế thể chế phù hợp cùng những suy nghĩ sáng tạo. Vì thế để ngăn chặn
những thách thức này, tác giả cho rằng các quốc gia cần chuyển sang mơ hình nhà nước
đổi mới. Mơ hình nhà nước này tập trung vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát
triển kinh tế. Tác giả đã đưa ra một số đề xuất cụ thể trong sự chuyển đổi sang mơ hình
nhà nước đổi mới. Đầu tiên, vai trị nhà nước cần được nâng cao hơn trong việc tái cơ cấu