Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan trong việc phòng chống lây nhiễm HIVAIDS của cán bộ, công nhân viên công ty xây dựng số 8 Thăng Long, Hà Nội, năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.15 KB, 92 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

THỤ C TRẠNG KIẾN THÚC, THÁI ĐỘ, THựC HÀNH
VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SÔ Ư TĨ LIÊN QUAN TRONG VIỆC
PHỊNG CHĨNG LÂY NHIẺM HIV/AIDS CỦA CÁN BỘ,
CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY XÂY DỤNG SỐ 8 THĂNG LONG,
HÀ NỘI, NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC sĩ Y TẾ CỊNG CỘNG
MÃ SƠ: 607276

HƯỚNG DÀN KHOA HỌC: PGS, TS. PHAN VÀN TƯỜNG

Hà Nội, 2008


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành nghiên cứu này. trước hết tơi xin trân trọng cám ưn sự hướng dẫn tận
tình của PGS, TS Phan Văn Tường - Phó Chủ nhiệm Khoa; Chủ nhiệm Bộ môn Quản Lý
Bệnh viện - Trường Đại học Y tế Công Cộng.
Tôi xin trân trọng cám om Ban giám hiệu cùng tập thể các thầy cô giáo trường Đại
học Y tế Công Cộng đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại nhà
trường;
Tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo, Phịng Tổ chức Cán bộ
Tổng Cơng ty Thăng Long và đặc biệt là Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ, cơng nhân


viên Cơng ty Xây dựng số 8 Thăng Long đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tơi hồn thành
nghiên cứu tại Cơng ty.
Tơi xin trân thành cám ơn các bạn bè đồng nghiệp, các bạn học viên và gia đình đã
giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và làm nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2008


CÁC CHỮ VIẾT TẤT
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Acquired Immuno Deficiency
Syndrome)
BCS

: Bao cao SU

BKT

: Bơm kim tiêm

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CNXD

: Công nhân xây dựng

CNTC

: Công nhân thi công

CDC


: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)

CCRD : Trung tâm nghiên cứu phát triển Y tế Cộng đồng
(Centers for Community Health Research and Development)
ECDC : Trung tâm châu Ảu về Dự phịng và kiểm sốt bệnh (EƯ Centers for Disease
Control and Prevention)
ĐTV

: Điều tra viên

ĐTNC

:

GMD

:

Gái mại dâm

GTVT

:

Giao thông vận tải

Đối tượng nghiên cứu

HIV : Vi rút gây bệnh AIDS (Human Immunodeficiency Virus)

LXĐD : Lái xe đường dài
LTQĐTD : Lây truyền qua đường tình dục
LĐTD : Lao động tự do
NVVP : Nhân viên văn phòng
QHTD : Quan hệ tình dục
RHIYA : Chương trình sáng kiến sức khỏe sinh sản thanh niên châu Á

scus : Quỷ trẻ em Hoa Kỳ
(Save the Chidlren USA)
UNAIDS : Chương trình kiểm sốt HIV/AIDS cùa Liên hợp quốc
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
XN

: Xét nghiệm

YTDP

: Y tế dự phòng


MỤC LỤC
TĨM TẤT
ĐẬT VÁN ĐỀ......................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu..................................................................................................3
ChưoTig 1. TƠNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
1.1. Tình hình nhiễm H1V/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam.......................................4
1.2. Cơng tác phịng chống dịch HIV/AIDS.................................................................10
1.3. Một sổ đặc điểm về Công ty Xây dựng sổ 8 Thăng Long....................................15
Chương 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHUONG PHÁP NGHIÊN cứu....................................17
2.1. Đoi tượng nghiên cứu............................................................................................17

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................17
2.4. Hạn chế cùa đề tài và biện pháp khắc phục...........................................................24
2.5. Xử lý sổ liệu..........................................................................................................24
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN củ u..............................................................................25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................................25
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................................25
3.1.2. Điều kiện sống, làm việc và thói quen...........................................................27
3.1.3. Tiếp cận thơng tin và nhu cầu thông tin........................................................29
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng chổng HIV/A1DS..........................33
3.2.1. Kiến thức.......................................................................................................33
3.2.2. Thái độ...........................................................................................................38
3.2.3. Thực hành phòng chống HIV/AIDS..............................................................39
3.3. Một sổ yếu tố liên quan đen kiến thức, thái độ, thực hành của đổi tượng về
HIV/AIDS...............................................................................................................40
3.3.1. Mối liên quan kiến thức về HIV/AIDS với một số đặc điểm chung của đối
tượng.................................................................................................................40
3.3.2. Mối liên quan kiến thức về HIV/A1DS với thói quen/tiếp cận thơng tin ...42


3.3.3. Mối liên quan giữa điều kiện sống và thực hành về phòng chống HIV/AIDS.45
3.3.4. Mối liên quan giữa mức độ nghe đài, xem tivi, để ý đen panô, áp phích và
thực hành về phịng chổng HIV/AIDS..............................................................47
3.3.5. Mối liên quan kiến thức và thực hành về phòng chống HIV/AIDS.............50
hưong 4. BÀN LUẬN.....................................................................................................51
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.............................................................51
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học................................................................................52
4.1.2. Tiếp cận thông tin và nhu cầu thông tin.........................................................54
4.2. Kiến thức.thái độ và thực hành trong phòng chống HIV/AIDS............................56

4.2.1. Kiến thức về HIV...........................................................................................56
4.2.2. Thái độ...........................................................................................................60
4.3. Xác định một sổ yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của đối
4.3.1.

về phòng chống HIV/AIDS.......................................................................60

4.3.2. Mối liên quan kiến thức về HIV/AIDS với một số đặc điểm chung của đối
tượng................................................................................................................61
4.3.3. Mối liên quan kiến thức về HIV/A1DS với thói quen/tiếp cận thơng tin .... 62
4.3.4. Mối liên quan giữa điều kiện sống và thực hành về phòng chống HIV/AIDS62
4.3.5. Mối liên quan giữa mức độ nghe đài, xem tivi. để ý đến panơ, áp phích và
thực hành về phòng chống

HIV/AIDS...................................................62

4.3.6. Mối liên quan kiến thức và thực hành về phòng chống HIV/AIDS.............63
KÉT LUẬN........................................................................................................................65
KHUYÊN NGHỊ................................................................................................................68
rÀI LIỆU THAM KHẢO ’HỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng..........................................................................25
Bảng 3.2. Trình độ học vẩn theo giới tính...........................................................................26
Bảng 3.3. Đặc điểm nơi sinh sống.......................................................................................26
Bảng 3.4. Đặc điểm về hơn nhân.........................................................................................27
Bảng 3.5. Tính chất cơng việc............................................................................................27
Bảng 3.6. Thường xun sổng xa gia đình.........................................................................28
Bảng 3.7. Tần suất về nhà....................................................................................................28

Bảng 3.8. Mức độ nghe đài, xem tivi của đối tượng...........................................................29
Bảng 3.9. Mức độ quan tâm để ý đến các pano, áp phích về HIV/AIDS............................30
Bảng 3.10. Nguồn cung cấp thơng tin về H1V/AIDS cho các đối tượng............................31
Bảng 3.11. Nhận được hỗ trợ thông tin về HIV/A1DS tại nơi làm việc.............................31
Bảng 3.12. Cách truyền thông phù hợp...............................................................................32
Bảng 3.13. Mong muốn được biết thêm thông tin về HIV/AIDS.......................................32
Bảng 3.14. Nội dung thông tin về HIV/AIDS cần biết thêm...............................................33
Bảng 3.15. Đã từng nghe nói về H1V/A1DS......................................................................33
Bảng 3.16. Biết được mức độ nguy hiểm cùa bệnh H1V/ AIDS.........................................33
Bảng 3.17. Biết được HIV là gì...........................................................................................34
Bảng 3.18. Biết được sự khác nhau giữa HIV và AIDS......................................................34
Bảng 3.19. Biết

được dường lây truyền của HIV/ AIDS.................................................35

Bảng 3.20. Biết

được HIV/ AIDS có thuốc phịng, chữa hay khơng..............................35

Bảng 3.21. Biết

dược HIV/ AIDS có phịng tránh được hay

Bảng 3.22. Biết

được cách phịng chổng HIV/AIDS......................................................36

không..........................36

Bảng 3.23. Cách nhận biết về người nhiễm HIV/AIDS......................................................37

Bảng 3.24. Biết được dấu hiệu thường gặp ờ những người từ nhiễm HIV chuyển sang AIDS
.........................................................................................................................37
Bảng 3.25. Biết được nơi có thể xét nghiệm HIV/AIDS.....................................................38
Bảng 3.26. Thái độ đối với người nhiễm HIV.....................................................................38
Bảng 3.27. Quan điểm về HIV là bệnh hay tệ nạn xã hội...................................................38


vi

Bảng 3.28. Thực hành phòng chống HIV/AIDS.................................................................39
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và giới tính..................................40
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và trình độ học vấn.....................40
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và nhóm tuổi...............................41
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và tình trạng kết hơn...................41
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và tần suất nghe đài....................42
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và tần suất xem ti vi....................42
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa nơi sinh sống thường xuyên và thực hành
phòng chống HIV/AIDS......................................................................................................45
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa mức độ nghe đài và thực hành phòng chống
HIV/AIDS..........................................................................................................................47
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa mức độ xem tivi và thực hành phòng chống HIV/A1DS. .48
Bảng 3.38. Moi liên quan giữa mức độ để ý đến panơ, áp phích và thực hành


DANH
MỤC CÁC BIẺU ĐÒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới của đối tượng......................................................................25
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nơi sinh sống...................................................................................26
Biểu đồ 3.3. Tính chất cơng việc.........................................................................................27
Biểu đồ 3.4. Mức độ quan tâm để ý đến các pano, áp phích về HIV/AIDS........................30

Biểu đồ 3.5. Mong muốn được biết thêm thông tin về HIV/AIDS......................................32
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức về HIV/AIDS và mức độ quan tâm/để ý
pano về H1V/AIDS......................................................................................44
Biểu đồ 3.7. Mổi liên quan giữa tần suất về nhà và thực hành phòng chống HIV/AIDS...46
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống HIV/AIDS .50


TÓM TẮT
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đổi với sức khỏe, tính mạng cùa con
người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp dến phát triển kinh tế,
văn hóa, trật tự an tồn xã hội của mọi quốc gia. Do đó, phòng chống HIV/AIDS phải được coi
là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải huy động liên ngành và tồn xã hội tham
gia.
Đế có thơng tin cho việc xây dựng kế hoạch một cách toàn diện cho hoạt động phịng
chống HIV/AIDS trong những năm tới tại Cơng ty Xây dựng sổ 8 Thăng Long phù hợp với tình
hình thực tế và đcm lại hiệu quả cao nhất,chúng tôi triển khai Đe tài "
Thực trạng kiến thức, thải
độ, thực hành và xác định một sổ yếu tố liên quan trong việc phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS của cán bộ, công nhân viên Công ty Xây (lựng số 8 Thăng Long, Hà Nội, năm
2008” nhằm xác định thực trạng kiến thức về HIV/AIDS, thái độ đối với người nhiễm
HIV/AIDS và việc thực hành phòng chổng HIV/AIDS. Đồng thời xác định một sổ yếu tố liên
quan đến kiến thức, thực hành phòng chổng H1V/AIDS của CBCNV.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long thuộc Tổng Công
ty Xây Dựng Thăng Long - Bộ Giao Thông Vận Tải. Mục tiêu của nghiên cứu là: Đánh giá thực
trạng kiến thức, thái độ, thực hành và xác định một sổ yếu tố liên quan trong việc phòng chống
lây nhiễm HIV/AIDS của CBCNV Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long năm 2008.
Nghiên cứu được tiến hành với 256/256 CBCNV tham gia phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có
cấu trúc được xây dựng với nội dung phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mô tả



cắt ngang. Thời gian thực hiện từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2008, tại Công ty Xây dựng số 8
Thăng Long thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: CBCNV Cơng ty có kiến thức về HIV/AIDS là khá cao
(74,6%), tuy nhiên thực hành về phòng chổng HIV/AIDS còn chưa tốt như tỷ lệ dùng BCS trong
QHTD 17,8%. tỷ lệ dùng chung các vật dụng cá nhân có thể


gây chảy máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng trong CBCNV là
37,9%. Thái độ dối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn 30% CBCNV cho ràng
cần cách ly với người nhiễm HIV/AIDS. Trong nghiên cứu cũng cho thấy
nguồn cung cấp thông tin về HIV/AIDS từ cán bộ y tế cịn thấp chỉ đạt 43,4%
trong khi đỏ 100% CBCNV Cơng ty cho rằng nguồn cung cấp thông tin về
HIV/A1DS cho họ phù hợp và đầy đủ nhất là từ cán bộ y tế. Tại Công ty và tại
các đội thi cơng đều có cán bộ y tế nhưng việc hoạt động phòng chổng
HIV/AIDS chưa dược đưa vào hoạt động của y tế cơ quan. Việc hỗ trợ các
phương tiện phòng chổng HIV/AIDS cho CBCNV đặc biệt là đổi với các đội thi
công ở vùng sâu vùng xa, miền núi cũng chưa được thực hiện.
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tơi có một số khuyến nghị với Ban lãnh đạo Công
ty Xây dựng số 8 Thăng Long đưa các hoạt động về phòng chổng HIV/AIDS trở thành một
trong những hoạt động cần thiết của cơ quan vì những tác động lâu dài của nó đối với sự
phát triển của Cơng ty, cụ thể là: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền của cán bộ y tể về
HIV/AIDS cho CBCNV, đề nghị với y tể ngành Giao thông vận tải cung cấp các tài liệu
tuyên truyền về phòng chổng HIV/AIDS đến tận tay cho CBCNV. Xây dựng kể hoạch định
kỳ cung cấp một số vật dụng cá nhân về phòng chổng HIV/AIDS cần thiết cho CBCNV
(bàn chải đánh răng, dao cạo râu. bao cao su đặc biệt là tại các đội thi công ở vùng sâu vùng
xa.


1


ĐẶT VẤN ĐÈ
Năm 1981, lần đầu tiên bệnh được phát hiện và có tên là hội chứng suy giảm miễn
dịch mac phải ở người (Acquired Immuno Deficiency Syndrome), hay còn gọi là AIDS đã được
phát hiện trong số những người đàn ơng đồng tính luyến ái tại Mỹ, _ sau đó bệnh đã lọt lưới và
lan rộng trên khắp các châu lục. HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức
khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. IIIV/AIDS tác động trực tiếp
đen phát triển kinh tể, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của mọi quốc gia. Do đó, phịng chống
HIV/A1DS phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài, cần phải huy động liên
ngành và toàn xã hội tham gia.
Ở Việt Nam từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12/1990. Cho đến nay tính tới ngày 31/12/2007, tồn quốc đã phát hiện
được 121.734 trường hợp nhiễm HIV trong đó có 27.669 ca phát triển thành AIDS và 34.476
ca tử vong do AIDS [30].
Thành phổ Hà Nội tính đến 31/12/2007 có 13.778 ca nhiễm HIV trong đỏ số người đã
chuyển sang AIDS là 3.650 người, sổ ca đã tử vong do căn bệnh là 2.275 [29].
Đã có một sổ nghiên cứu tìm hiểu về kiến thức và thực hành phòng chống HIV/AIDS
của người dân tại các nơi trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nha Trang, Hà
Nội, nhưng chủ yếu tập trung vào các đổi tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, cịn chưa có
nhiều các điều tra, nghiên cửu được tiến hành tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, mà
thực chất đội ngũ những người lao động này là khá lớn và sự hiểu biết cũng như thái độ thực
hành phịng chống HIV/AIDS cùa họ góp phần vào việc làm giảm tỷ lệ mẳc bệnh này.
Đứng trước tình hình đại dịch HIV/AIDS ngày một tăng nhanh và lan rộng. Để có đủ
thơng tin cho việc lập kể hoạch phịng chống HIV/AIDS của Bộ Giao thơng vận tải một cách
hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành
và xác định một sổ yếu tố liên quan trong việc phòng chống lây nhiễm HIV/A1DS của
cán bộ, công nhân viên Công ty Xây (lựng số 8 Thăng Long, Hà Nội, năm 2008”.


2


Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long là một tổng công ty lớn trong BGTVT với trên
10 ngàn CBCNV, đặc thù nghề nghiệp của Tổng Công ty là xây dựng cầu đường tại tất cả
các tỉnh thành trong cả nước. Công ty Xây dựng sổ 8 Thăng Long là một trong 23 công ty
con trực thuộc l ong Công ty Xây dựng Thăng Long với 256 CBCNV, hiện nay Công ty
đang xây dựng cầu và làm đường tại các tỉnh Vũng Tàu, Sơn La, Hồ Bình, Lạng Sơn, Lào
Cai. Với quy mơ vừa phải và được sự hợp tác tích cực của ban lãnh đạo, y tế đơn vị chúng
tôi chọn triển khai tại cơng ty này có tính thực thi cao....
Từ kết quả nghiên cứu tại Công ty Xây dựng sổ 8 Thăng Long sẽ giúp cho việc xây
dựng kế hoạch phịng chống HIV/AIDS của Tổng Cơng ty Xây dựng Thăng Long phù hợp
với tình hình thực te, đem lại kết quả cao hơn.


MỤC TIÊU VÀ GIẢ THUYÉT NGHIÊN cúu
1- Mục tiêu nghiên cứu:
1.1- Mô tả kiến thức, thái độ. thực hành của cán bộ, công nhân viên Công ty Xây
dựng so 8 Thăng Long về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS năm 2008.
1.2- Xác định một sổ yếu tố liên quan đen kiến thức và thực hành của cán bộ, công
nhân viên Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long về phòng chống lây nhiễm HIV/A1DS năm
2008.
2- Giả thuyết nghiên cứu:
Mô tả được kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ, công nhân viên Công ty Xây
dựng số 8 Thăng Long về phịng chống lây nhiễm 1IIV/AIDS.
2.1- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và kiến thức, thực
hành phịng chống HIV/A1DS của CBCNV Cơng ty Xây dựng sổ 8 Thăng Long;
2.2- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng sống xa nhà và kiến thức,
thực hành phòng chổng HIV/AIDS của CBCNV Cơng ty Xây dựng số 8 Thăng Long;
2.3- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen tiếp cận thơng tin và kiến
thức, thực hành phịng chống HIV/AIDS của CBCNV Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long;
2.4- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành phòng chống

HIV/AIDS cùa CBCNV Công ty Xây dựng sổ 8 Thăng Long.


Chưong 1

TĨNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giói và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Đại dịch HIV/AIDS đang tiếp tục gia tăng trên thế giới. Theo báo cáo của chưong
trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) năm 2007 toàn thế giới có 33,2 triệu người sống với HIV; 2,5 triệu người mới
nhiễm HIV và 2,1 triệu người tử vong do HIV/AIDS [30].
Ước tính mỗi ngày trên tồn cầu có khoảng 14 nghìn người nhiễm HIV mới, trong đó
trên 90% HIV/AIDS hồnh hành ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Đại
dịch HIV/AIDS không loại trừ bất kỳ quốc gia nào, dù là nước có tiềm lực kinh tể, khoa
học kỳ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Đức, Anh... hay các nước kém phát triển như
Zimbabwe, Nigeria... Một nước bị tàn phá mạnh nhất ở châu Phi đó là Uganda, cứ 5 người
thì có một người bị nhiễm HIV [30].
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tính đến cuối năm 2007 ở châu Phi có ít nhất 12
triệu trẻ em mất cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ do AIDS,chiếm khoảng 80% tổng sổ trẻ
em bị mồ cơi do AIDS của Thế giới. Họ cũng ước tính đến năm 2010, châu Phi sẽ có 53
triệu trẻ em bị mồ cơi trong đó 30% là do AIDS [3].
Có 92% số trường hợp nhiễm HIV ở Mauritius là bị lây qua tiêm chích ma túy, đó là
con số báo cáo của Bộ Y tế nước này đưa ra cuối năm 2007. Báo cáo trên cũng cho biết có
20.000 người trong tổng số 1,3 triệu dân là người tiêm chích ma túy. Nhưng theo các
chuyên gia thì con số thật cịn cao hon nhiều. Chính phủ nước này đã có kế hoạch mở rộng
chưong trình trao đổi bơm kim tiêm nham tiếp cận được khoảng 2.000 người tiêm chích ma
túy vào cuối năm 2008 [3].
Mặc dù HIV/A1DS lây lan trên toàn thế giới, tuy nhiên tại mỗi vùng, mỗi quốc gia
lại có các mơ hình lây nhiễm khác nhau, thậm chí cịn có sự khác nhau về mơ hình lây

nhiễm virút theo cộng đong, theo vùng địa- lý trong cùng một quốc gia.
Cũng theo báo cáo của UNAIDS và WHO [29]: Khu vực cận sa mạc Sahara có tỷ lệ
nhiễm H1V cao nhất với tỷ lệ nhiễm ở người lớn là 8.4%, ước tính sổ người


I

5
nhiễm HIV ở đây chiếm 2/3 số người nhiễm HIV trên tồn thế giới, tỷ lệ hiện nhiễm duy trì
ở mức độ cao và tương đối ổn định ở khu vực này. Tiếp đến là khu vực châu Á Thái Bình
Dương, khu vực Caribe, Đơng Nam châu Á, khu vực Bẳc Mỹ. Hình thức lây truyền chủ yếu
tại các khu vực này là qua quan hệ tình dục khác giới và tiêm chích ma túy. Quan hệ tình
dục khác giới khơng được bảo vệ là ngun nhân chính trong sổ 3,1 triệu trường hợp nhiễm
mới ở người lớn tại khu vực cận Sahara trong năm 2004. Tỷ lệ sinh đẻ cao, đồng thời với
tình trạng ít được tiếp cận với thơng tin và dịch vụ dự phịng làm cho khoảng 530 nghìn trẻ
em sinh ra bị nhiễm HIV từ những bà mẹ chiếm 90% sổ trường hợp trẻ em nhiễm HI V tồn
cầu.
Theo ECDC cơng bố ngày 26/12/2007 thì sổ trường hợp mới nhiễm HIV ở các nước
Liên minh Châu Âu trong năm 2006 tăng gấp đôi so với năm 1999 (từ 28,8 ca/1 triệu dân
lên 50,5 ca/1 triệu dân), trong số này thì có trên 50% là lây truyền qua đường quan hệ tình
dục khác giới và nhóm quan hệ tình dục cùng giới là nhóm có nguy cơ cao [3 ].
Năm 2006, ở 50 nước Châu Âu đã có 86.912 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo.
Trong đó có 26.220 trường hợp là của các nước EU, chiếm 30%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất
trong khối EU là Estonia (504,2 ca/ 1 triệu dân) và Bồ Đào Nha (205 ca/1 triệu dân). Pháp
là (91.9 ca/ 1 triệu dân). Bỉ là (95,3 ca/ 1 triệu dân). Thụy Sỹ là (104,2 ca/ 1 triệu dân) [3].
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dịch HIV xuất hiện muộn hơn. Trường hợp
nhiễm HIV đầu tiên ở khu vực này được phát hiện tại Thái Lan vào năm 1985, đến cuối
những năm 90 Campuchia, Myanmar và Thái Lan công bố bệnh dịch HIV trên tồn quốc.
Nãm 2001 có 1,07 triệu người lớn và trẻ em mới nhiễm H1V tại châu Á - Thái Bình Dương,
đưa tổng số người nhiễm HIV tại khu vực lên 7,1 triệu người. Dịch tễ học lây nhiễm HIV ở

khu vực này có nhiều hình thái khác biệt. Tại Thái Lan và Campuchia, hình thái lây truyền
HIV chủ yếu qua QHTD khác giới, một số nước khác như Trung Quốc, Malaysia hình thái
lây truyền chủ yếu qua tiêm chích ma túy, bên cạnh đó hình thức lây truyền qua QHTD
khác giới cũng ngày càng gia tăng. Nguy cơ lây truyền qua QHTD khác giới tiềm ẩn


6

nhiều ở các nhóm có đặc tính di biến động cao như nhóm lái xe, cơng nhân xây dựng, gái
mại dâm các nhà hàng khách sạn...
Tại Trung Quốc [6], UNAIDS và WHO ước tính có khoảng 1,5 triệu người nhiễm
H1V/AIDS, trong đó có 850 nghìn người lớn và 220 nghìn người là phụ nữ. Trong 6 tháng
đầu năm 2001, số lượng người nhiễm HIV tăng 67,4% so với năm 2000. Đường lây truyền
chủ yếu tại Trung Quốc là do tiêm chích ma tủy. Năm 2002, 7 tỉnh của Trung Quốc đã phải
đối mặt với nguy cơ lan truyền HIV, tại một số quận của tỉnh Quảng Tây và Vân Nam hơn
70% số người tiêm chích ma túy bị nhiễm HIV. Cũng có dấu hiệu của lây truyền qua đường
tình dục tại ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.
- Án Độ, hiện được ước tính là nước có số người nhiễm HIV cao nhất trong khu
vực. Theo WHO, cuối năm 2001, Án Độ có khoảng 3,97 triệu người nhiễm HIV, đến năm
2003 con số này đã lên tới 5,10 triệu người. Gái mại dâm đóng góp khá lớn làm lây truyền
HIV tại quốc gia này. [6]
- Tại Indonesia, HIV tăng nhanh chóng trong nhóm tiêm chích ma túy, gái mại dâm
và nhóm người hiến máu. Kết quả giám sát tại Indonesia cho thấy vào năm 2000 có 40% số
người tiêm chích đang điều trị tại Jakarta đã bị nhiễm HIV. Tại Bogor, tỉnh Đơng Java có
25% số người nghiện chích ma túy nhiễm HIV [6]
- Tại Thái Lan có khoảng 670 nghìn trường hợp nhiễm HIV. Thái Lan là nước triển
khai chương trình bao cao su rất sớm và các báo cáo gan đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở
Thái Lan không tăng như những năm trước và đã có xu hướng giảm ở một số nhỏm dối
tượng như tiêm chích ma túy và gái mại dâm. [6]
Theo công bố mới nhất của UNAIDS ngày 20/11/2007 cho biết ở châu Á tính cho

đến cuối năm 2007có khoảng 4,9 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang cịn sống, trong đó có
gần nửa triệu người mới mac và khoảng 300.000 người bị chết do các bệnh liên quan đến
AIDS.Báo cáo cũng nhận mạnh trong khi dịch HIV/AIDS ở Campuchia, Myanmar và Thái
Lan tiếp tục có suy giảm về tỷ lệ nhiễm HIV thì ở các nước Indonesia, Việt Nam lại vẫn có
chiều hướng gia tăng [2].
Theo báo cáo của Myanmar tại Hội thảo ASEAN - Nhật Bản tháng 2/2008 [3] thì
tính đến cuối năm 2007 ở nước này có 241.142 người nhiễm HIV/ 55.40


7

triệu tổng số dân, và điều đáng lưu ý là có 6.114 trẻ em dưới 15
tuổi. Mỗi năm nước này có khoảng 25.000 người chết do AIDS. Hiện tại số
người lớn nhiễm HIV/AIDS cần được điều trị kháng vi rút (ARV) là 75.537
người và 1.644 trẻ em cần thuốc này.nhu cầu điều trị dự phòng lây
truyền mẹ - con cũng cần cho khoảng 4.400 bà mẹ mang thai nhiễm HI
V.
Theo báo cáo của các quan chức Hồng Kơng thì chỉ tính riêng trong quý III năm
2007 đã ghi nhận được 125 trường hợp mới nhiễm HIV, tăng 30% so với cùng kỳ năm
2006. Cũng trong thời gian đó đã có 25 trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn AIDS. Như
vậy, cho đến cuối năm 2007, trên lãnh thổ Hồng Kơng có 3.535 người nhiễm HIV trong
tổng sổ 6,9 triệu dân [3].
Theo nhận định của UNAIDS và WHO, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng
HIV/AIDS tại khu vực châu Á - Thái Bình Dưong bao gồm: nạn đói nghèo, trình độ văn hóa
thấp, nạn di dân tự do và sự gia tăng của các tệ nạn xã hội.
1.1.2. Tình hình nhiễm H1V/AIDS ở Việt Nam
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào
tháng 12 năm 1990 thì đến năm 1992 phát hiện 7/57 tỉnh có người nhiễm HIV, năm 1993 có
30/57 tỉnh, năm 1997 có 57 tỉnh, đến năm 1998 thì 61/61 tỉnh thành phố báo cáo có người
nhiễm HIV và số lượng người nhiễm HIV ngày càng tăng nhanh. Năm 1993 dịch bắt đầu

bùng nổ trong nhóm người nghiện chích ma túy tại một số tỉnh phía Nam và miền Trung
như thành phố Hồ Chí Minh. Khánh Hịa. Giai đoạn tăng nhanh nhất là năm 2001, 2002 và
năm 2003. Trong giai đoạn này toàn quốc đã phát hiện 43.856 người nhiễm HIV mới. So
sánh với giai đoạn 1990 - 2000 cho thấy số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và sổ
người tử vong do HIV/AIDS trong 3 năm qua tăng cao hon so với giai đoạn 10 năm trước
[14].
Sự lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng ở Việt Nam. ước tính mồi ngày trơi
qua cả nước lại phát hiện thêm khoảng 45 - 60 người nhiễm HIV mới. Hiện nay, theo ước
tính thì tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam chiếm khoảng 0,23% toàn dân số. Tỷ lệ nhiễm
HIV tính trên 100 nghìn dân đặc biệt cao ở một sổ tỉnh, cao nhất là Quảng Ninh, kế đến là
Hải Phịng, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ tư và Hà Nội đứng thứ năm [7].


8

Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS, so với cùng kỳ năm trước, 8 tháng
đầu năm 2007, số người nhiễm HIV ở Việt Nam đã tăng gấp hai lần, số người bệnh AIDS
tăng bổn lần, số người chết do căn bệnh này cũng tăng ba lần [8].
+ Đặc điểm dịch HIV/AIDS ở Việt Nam [4]:
Đặc điểm tình hình nhiễm HI V/AIDS ở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1990 đến năm 1995, dịch bắt đầu xuất hiện và lan tràn ở một
số tỉnh miền Nam, chủ yếu tập trung ở nhóm nghiện chích ma túy, mỗi năm tồn quốc trung
bình phát hiện khoảng 1.000 trường hợp nhiễm HI V.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1996 đến năm 2000, dịch lan tràn trên phạm vi toàn quốc,
mồi năm toàn quốc phát hiện khoảng 5.000 trường hợp nhiễm HIV.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 2001 đến 2005, dịch tăng mạnh trong các nhóm có hành vi
nguy cơ cao và bắt đầu lan rộng trong cộng đồng dân cư. Mỗi năm toàn quốc phát hiện được
trên 10.000 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Vào thời điểm năm 2003 toàn quốc phát hiện
16.980 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, đây là năm có số phát hiện cao nhất từ trước đến nay.
Sau năm 2003, số nhiễm HIV/AIDS được phát hiện giảm nhưng vần ở mức cao. Dịch trong

giai đoạn này có các đặc điếm sau:
+ Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các
trường hợp nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma túy,
mại dâm...
+ Tỷ lệ nam giới nhiễm HIV cao gấp 6 lần nữ giới: nam chiếm 85,19% và nừ chiếm
14,54% số người nhiễm HIV, tỷ lệ này ít biến động kể từ năm 1993 trở lại đây.
+ Đa phần người nhiễm HIV ở lửa tuổi trẻ trong đó số nhiễm HIV trong nhóm tuổi
từ 20 - 39 chiếm tới 78,94% trên tổng số người nhiễm HIV được báo cáo.
+ Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm đã cho
thấy tốc độ dịch gia tăng nhưng không tăng nhanh so với các năm trước đây.
+ - Dịch vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố trọng điểm đứng đầu là Quảng
Ninh với tỷ lệ nhiễm trên 100.000 dân cao nhất nhưng về số liệu tuyệt đối, thành phổ Hồ
Chí Minh có số phát hiện là 14.123 chiếm 13.6% tống số các trường hợp nhiễm HIV được
phát hiện trên toàn quốc.


9

+ Tuy tốc độ dịch khơng gia tăng nhanh chóng so với các năm trước đây nhưng
chứa đựng các yếu tố nguy cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố the hiện qua việc hiểu
biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao cịn thấp, tỷ lệ dùng chung bơm
kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy rất cao từ 22-44% trong các lần tiêm chích. Tỷ lệ
sử dụng bao cao su trong nhóm gái mại dâm tuy đã có những cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở
mức từ 50 - 65%.
+ Dịch đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 0,44%, phụ nữ mang thai là 0,35%.
+ Nhóm dân số di biến động đang được coi là mắt xích quan trọng làm lan truyền
HIV về mặt địa lý.
Nhìn chung dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục gia tăng ở Việt Nam, đối tượng nhiễm
HIV khơng cịn chỉ tập trung trong các nhóm nguy cơ cao mà đã xuất hiện cả trong nhóm

đổi tượng được coi là khơng có nguy cơ cao như: công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên,
tân binh... Tất cả 64 tỉnh, thành phố trên cả nước đều có người nhiễm HIV/AIDS, 93% số
quận, huyện và 49% sổ xã, phường đã phát hiện các trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Nhiều
tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS [43],
+ Tinh hình nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội [18]:
Tình hình dịch tễ học HIV tại Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước.
Hai trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội vào tháng 11 năm 1993 tại
quận Hai Bà Trưng. Đến ngày 31/12/2007, Hà Nội đã có tổng sổ 13.778 ca nhiễm HIV trong
đó sổ người đã chuyển sang AIDS là 3.650 người, số ca đã tử vong do căn bệnh là 2.275.
Dịch HIV/AIDS ở Hà Nội cũng giống như tồn quốc, phần lớn tập trung ở nhóm tiêm
chích ma túy với 6.377 người (72,54%), sau đó là đến các đối tượng khác như mại dâm 269
người (2.98%), còn lại là các đổi tượng khác như bệnh nhân lao với 605 người (7,16%),
phạm nhân là 504 người (5,6%). Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ
tuổi: 496 người từ 13 - 19 tuổi (5,53%); 6.070 người từ 20 - 29 tuổi (68.87%); 1.818 người
từ 30 - 39 tuổi (20,97%); 327 người từ 40 - 49 tuổi (3,79%). Nam giới chiếm khoảng
89,80% trong khi nữ giới chỉ



×