Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Luận văn tổng quan tài liệu thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại việt nam và trên thế giới và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.72 KB, 50 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

TÔNG QUAN TÀI LIỆU

THỰC TRẠNG HÚT THUÓC LÁ Ở THANH THIÉU
NIÊN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT
SỐ YÉƯ TỐ LIÊN QUAN

KHĨA LUẬN TĨT NGHIỆP cử NHÂN Y TECƠNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học:
TS. Bùi Thị Tú Quyên

HÀ NỘI, 2016

\


i

LỜI CẢM ƠN
Được làm khóa luận tốt nghiệp là niềm vinh dự to lớn nhưng cũng là thử thách lớn
với tơi, nó đánh dấu kết thúc chặng đường bốn năm học tại Trường Đại học Y tế cơng
cộng. Khóa luận tốt nghiệp là một cơ hội giúp tơi có thể trải nghiệm cũng như hoàn thiện
hơn các kiến thức và kỹ năng đã học được tại trường trong suốt bốn năm học vừa qua, giúp
tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Trên thực tế, khơng có thành cơng nào được tạo nên từ may
mắn mà phải trải qua cả một quá trình nỗ lực, cố gáng khơng ngừng nghỉ của bản thân cũng
như sự hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Y


tế công cộng, các thầy, cô giáo đã cùng với tri thức và tâm hut của mình để truyền đạt
khơng chỉ là vốn kiến thức quý báu mà còn cả những kĩ năng và kinh nghiệm làm việc
trong thực tế cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sác tới TS. Bùi Thị Tú Quyên, người đã hướng dẫn
nhiệt tình, dành thời gian trao đổi, định hướng, góp ý giúp tơi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này mặc dù cơ rất bận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong
suốt bốn năm học vừa qua, những lời khích lệ, động viên của các bạn đã tiếp thêm sức
mạnh cho tôi, giúp tôi hồn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng con xin gửi lời sâu sắc tới bo mẹ và các em đã luôn bên cạnh và tạo điều
kiện tốt nhất để con hồn thành khóa luận.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trinh thực hiện khóa luận, tuy nhiên
những thiếu sót là điều khơng thể tránh khỏi, rất mong nhận được những góp ý q báu của
thầy cơ và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của tơi có thể hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hương


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC sơ ĐỒ, BẢNG, BIẾC Đồ TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2 MỤC TIÊU TỔNG QUAN
3 PHƯƠNG PHÁP
3.1 Tiêu chuẩn lụa chọn tài liệu
3.2 Phương pháp tìm kiếm tài liệu

3.3 Quy trình tổng hợp thông tin
3.4 Khái niệm dùng trong nghiên cứu
3.4.1 Khái niệm về thuốc lá
3.4.2 Định nghĩa thanh thiếu niên
4 KẾT QUẢ
4.1 Các tài liệu sử dụng trong tổng quan
4.2 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên thế giới
4.2.1 Tỷ lệ hút thuốc trên thế giới
4.2.2 Loại thuốc thanh thiếu niên sử dụng k
4.2.3 Tuổi bắt đầu hút thuốc
4.2.4 Xu hướng hút thuốc của thanh thiếu niên
4.3 Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam
4.3.1 Tỷ lệ hút thuốc tại Việt Nam
4.3.2 Loại thuốc thanh thiếu niên sử dụng
4.3.3 Tuổi bắt đầu hút thuốc
4.3.4 Xu hướng hút thuốc ở thanh thiếu niên

iv
V

vi
1
3
4
4
4
6
7
7
7

8
8
8
8
11
12
12
13
13
15
16
17


ii
i

44 Một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên
4.4.1 Yếu tố cá nhân

17
17

4.4.2 Yếu tố gia đình
4.4.3 Yếu tố bạn bè
4.4.4

20

Một số yếu tố khác 5 KẾT LUẬN


21

Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên thế giới
Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam Một số yếu tố liên quan đến hành vi hút Hạn chế

22

của tổng

28

5.1

28

5.2

28

5.3
5.4
6 KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ở thanh thiếu niên

29
29
30

31


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CDC Trung tâm phòng ngừa và kiểm sốt bệnh tật Hoa Kỳ
GATS
GYTS

Điều tra tồn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành
Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở giới trẻ

HTL Hút thuốc lá
NSDƯH

Điều tra quốc gia về sử dụng

nghiện chất và ma túy Hoa Kỳ

SAVY

Điều tra quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt

TTN

Thanh thiếu niên

VLSS Điều tra mức sống hộ gia đình tại Việt Nam
WHO


Tổ chức Y tế thế giới

YSS Điều Ưa hút thuốc lá ở giới trẻ tại Canada

Nam


V

DANH MỤC CÁC sơ ĐÒ, BẢNG, BIẺU ĐỎ

DANH MỤC Sơ ĐỒ
Sơ đồ 1 Phương pháp tổng hợp tài liệu và sổ lượng tài liệu được dùng

6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ HTL ở người trưởng thành >15 tuổi (năm 2012) và tỷ lệ hiện đang HTL ở
TTN 13-15 tuổi (năm 1998-2008) (Điều tra GYTS) theo khu vực trên thế giới
Bảng 4.2 Tỷ lệ HTL ở TTN theo giới tại 6 quốc gia trên thế giới

9
10

Bảng 4.3 Tỷ lệ TTN ở lứa tuổi 13-15 hiện đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở các nước
năm 1999-2005 (Điều tra GYTS theo các khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới)

11

Bảng 4.4 Bảng tổng hợp một số yếu tố liên quan đến hành vi HTL của TTN 27


DANH MỤC BIẺU ĐÒ
Biểu đồ 4.1 Xu hướng hiện đang HTL ở TTN nhóm tuổi 16-19 và 20-24 từ năm 1974-2014
tại Anh

13

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ HTL ở TTN qua 2 vòng điều tra SAVY theo khu vực địa lý 14 Biểu đồ
4.3 Tỷ lệ HTL điếu và thuốc lào tại Việt Nam ở nhóm tuổi TTN 15-24 tuổi qua các điều tra
VLSS qua các năm 1993, 1998, 2001

16




TÓM TẤT KHÓA LUẬN
Theo Tổ chức Y tể thể giới (WHO), hiện nay ước tính trên the giới có gần 6 triệu
người tử vong do các bệnh có nguyên nhân liên quan hút thuốc lá (HTL) mỗi năm. Mặc dù
vậy, theo ước tính của WHO, vẫn có hơn 1 tỷ người từ 15 tuổi trở lên HTL và ít nhất là 1
trong 10 trẻ thanh thiếu niên (TTN) (tuổi từ 13-15) sử dụng thuốc lá. Những người HTL ở
tuổi TTN có nguy cơ trở thành người HTL ở tuối trưởng thành. Do vậy, để giảm được tỷ lệ
HTL nói chung ở người trưởng thành thì ngăn chặn và giảm số người HTL ở tuổi TTN là
điều cần thiết. Hơn nữa, HTL của TTN là hành vi chịu ảnh hưởng nhiều từ một số yếu tố
liên quan và một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra bằng chứng về những mối liên quan đó.
Vì vậy, tổng họrp và mơ tả thực trạng HTL ở TTN và một số yếu tố liên quan tới hành vi
HTL là một vấn đề cần thiết đối với Y tế cơng cộng. Do đó, tơi thực hiện nghiên cứu tổng
quan tài liệu này với 2 mục tiêu chính: ụ)Tổng hợp và mơ tả thực trạng hủt thuốc lả ở thanh
thiếu niên tại Việt Nam và trên thế giới và (2) Mô tả một số yếu tổ liên quan đến hành vi
hút thuổc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam và trên thế giới.

Quá trình thu thập thông tin được thực hiện theo các bước: lựa chọn từ khóa, tìm kiếm
tài liệu, lựa chọn tài liệu theo tiêu chí đã đặt ra, tổng hợp tài liệu. Tổng số tài liệu được
dùng trong tổng quan là 75 trong đó có 7 tiếng việt và 68 tiếng anh. Các kết quả thu được
trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ HTL ở TTN tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều điểm
đáng chú ý. Cụ thể những TTN sống ở nhtfng khu vực/ vùng khác nhau có tỷ lệ hút thuốc
khác nhau; tỷ lệ HTL ở TTN tăng theo nhóm tuổi; tỷ lệ HTL ở nam TTN là cao hơn nữ
TTN; tuổi bắt đầu HTL của TTN khá sớm và cuối cùng là tỷ lệ HTL ở TTN có xu hướng
giảm theo thời gian. Một số yếu tổ liên quan như yếu tố cá nhân (tuổi, giới...), yeu tố gia
đình, yếu to bạn bè và một số yếu tố khác được chỉ ra là có liên quan tới hành vi HTL ở
TTN.


1

1

ĐẶT VÀN ĐÈ
Hút thuốc lá (HTL) đã được coi là 1 trong các vấn đề y tế cơng cộng tồn cẩu lớn nhất

trong những năm gần đây. Thật vậy, theo Tổ chức Y te thế giới (WHO) dự báo với tỷ lệ hút
thuổc như hiện nay thì khoảng năm 2030, số người tử vong do các bệnh có nguyên nhân
liên quan tới HTL dự kiến sẽ tăng lên gần 8 triệu người/năm [67]. Thuốc lá có tác hại rất
lớn tới sức khỏe của con người, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quy, ung
thư, các bệnh hô hấp, dị tật bẩm sinh...làm giảm sức khỏe của người hút [59], [62]. Hầu hết
những người hút thuốc bắt đầu hút thuốc trong thời thiếu niên của họ [57], Một người HTL
ở tuổi thanh thiếu niên (TTN) có nhiều khả năng trở thành những người hút thuốc hằng
ngày và trở nên nghiện thuốc lá hon so với những người bắt đầu HTL ở tuổi trưởng thành
[43], Không giống như nhiều chất nguy hiểm khác, mà những tác động của thuốc lá với sức
khỏe có thể khơng thấy ngay lập tức sau khi bắt đầu sử dụng thuốc lá, bởi vậy TTN thường
coi nhẹ những tác hại do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe hiện tại và sự phát triển thể chất

khi trưởng thành [66]. Có bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng HTL khi còn là TTN có nguy
cơ mắc các bệnh tim mạch, có những hành vi nguy cơ cao như lạm dụng các chất gây
nghiện (ma túy, rượu...) và có các hành vi quan hệ tình dục khơng an tồn [57]. Hơn nữa,
việc từ bỏ HTL ở tuổi TTN lại không hề dễ dàng, khoảng 40% TTN HTL hàng ngày cố
gắng bỏ thuốc nhưng đều thất bại [29].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ HTL cao nhất the giới và sử dụng
thuốc lá cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi năm sử
dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người Việt và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 50.000
người vào năm 2023 [42]. Các nghiên cứu về sử dụng thuốc lá trong TTN ở Việt Nam cho
thấy tỷ lệ hút thuốc trong TTN rất đáng quan tâm và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng
trẻ. Ket quả Điều tra Quôc Gia Vị Thành Niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) lần 1 năm
2003 cho thấy có 43,6% nam TTN cho biết đã từng hút thuốc với tỷ lệ HTL tăng theo tuổi.
Độ tuổi trung bình của TTN khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9 [1]. Trong nhóm học sinh
ở độ tuổi 13-15 tuổi, tỷ lệ hút thuốc theo Điều tra tồn cầu vê hút thc trong giới trẻ
(GYTS) năm 2007 tại


2

Việt Nam ở nam học sinh là 5,9% và nữ học sinh là 1,2%, tỷ lệ học sinh nam hút thuốc
trước 10 tuổi là 17% [31].
Việc tổng hợp, mô tả thực trạng HTL và một sổ yếu tố liên quan đến hành vi HTL ở
TTN là rất cần thiết đối với Y tế công cộng trong việc xây dựng và triển khai các chiến dịch
truyền thông nhàm ngăn chặn và phòng ngừa sự gia tăng số người HTL trong độ tuổi TTN
nói riêng và người trưởng thành nói chung, từ đó giảm thiểu các tác động có hại của thuốc
lá đến sức khỏe con người. Trên thê giới đã có khá nhiều nghiên cứu về thực trạng HTL của
TTN và một sổ yếu tố liên quan đến hành vi HTL của TTN. Tuy nhiên tại Việt Nam, ngoài
các nghiên cứu lớn như Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở giới trẻ (GYTS), Điều tra
SAVY và Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS), các nghiên cứu
khác về thực trạng HTL của TTN và một số yếu tố liên quan đến hành vi HTL của TTN cịn

khá lẻ tẻ, thơng tin tổng hợp chưa được rõ ràng. Do vậy, bài viết này sẽ trình bày tổng quan
các bang chứng hiện có về thực trạng HTL và một số yêu tô liên quan đên HTL của TTN tại
Việt Nam và trên thế giới để từ đó có được cái nhìn khái qt về thực trạng HTL của TTN
và biết được những yểu tố nào liên quan đến hành vi HTL của TTN tại Việt Nam và trên thế
giới.


3

2

MỤC TIÊU TỔNG QUAN

2.1

Tổng hợp và mô tả thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt Nam và trên

thế giới.
2.2

Mô tả một số yếu tố liên quan đển hành vi hút thuốc lá ở thanh thiếu niên tại Việt

Nam và trên thế giới.


3

PHƯƠNG PHÁP

3.1


Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu
Tài liệu dùng trong tổng quan dựa trên một số tiêu chí sau:

-

Nội dung: Các tài liệu có đề cập đến thực trạng HTL của TTN, một sô yêu tô liên quan
đến hành vi HTL ở TTN.

-

Loại tài liệu: Các báo cáo, nghiên cứu, bài báo chuyên ngành, tài liệu hội nghị, hội thào,
ưu tiên sử dụng tài liệu có bản đầy đủ (full text). Chỉ sử dụng bản tóm tắt nghiên cứu khi
khơng có tài liệu nào có nội dung tương tự (abstract).

-

Nguồn của tài liệu: Chỉ sử dụng các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy của các tổ
chức uy tín (Trung tâm kiểm sốt và phịng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), WHO...), các
bài báo đăng trên các tạp chí chun ngành (Tạp chí Y tế Cơng cộng, Tobacco Control,
Asian Pacific Organization for Cancer Prevention...), nghiên cứu của các cá nhân/ tổ chức
đã được công bổ/ xuất bản.

-

Ngôn ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Thời gian: Các báo cáo nghiên cứu khoa học, tài liệu đăng báo/ tạp chí, ưu tiên sử dụng
các tài liệu trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2006 trở đi). Đối với các sách chuyên ngành,
giáo trình, tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài không bị giới hạn bởi thời điểm xuất bản.



3.2

Phương pháp tìm kiếm tài liệu

❖ Đối vói các tài liệu trực tuyến

Sử dụng các từ khóa tìm kiếm
-

Tiếng Việt: Hút thuốc lá, vị thành niên/ thanh niên/ thanh thiếu niên, yếu tố liên quan
đến hút thuốc lá, Việt Nam.

-

Tiếng Anh: Tobacco/ smoking/ cigarettes, aldolescent/ youth/ teenager, related
factor/ associated factor/ risk factor, Vietnam.

Các tài liệu trực tưyến được cung cap từ những nguồn chính:
-

Cơ sở dữ liệu Pubmed: Sử dụng công cụ “limit” của Pubmed để giới hạn dữ liệu
muon tìm. Dữ liệu được giới hạn theo một sơ têu chí: Ngày cơng


bố (Publications dates); Thể loại dữ liệu (Article Types); Tổng quan

-

(Review); Đối tượng (Species) là nghiên cứu trên người; Văn bản có

sẵn (Text availability); Ngơn ngữ (Languages); Giới tính (Sex); Độ
tuổi (Ages). Và sử dụng công cụ “Advanced Search “của PubMed
bằng cách kết nối các yếu tố của tài liệu đó như: Tác giả (Author);
Tác giả đầu (Author - First); Tên tài liệu (Title); Ngày xuất bản (Date
- Publication).
-

Trang web của các tổ chức/ cơ quan: WHO, CDC, U.S. Department of Health and
Human Services và một số trang khác.

❖ Đối vói các tài liệu tại thư viện: Tham

khảo trực tiếp các bản in.


3.3 Quy trình tổng hợp thơng tin


3.4 Khái niệm dùng trong nghiên cứu
3.4.1

Khái niệm về thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được

chế biến dưới dạng thuốc lá điểu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc dạng khác [5]. Thuốc lá có
2 loại là thuốc lá có khói và thuốc lá khơng khói.
Sử dụng thuốc lá là hình thức gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Theo WHO có 6 hình thức sử dụng thuốc lá, bao gồm: nhai, uống, liếm, bơm vào trực
tràng, hít qua đường mũi hoặc miệng và hút. Trong đó 4 hình thức phổ biến nhất và thơng dụng
nhất là hút, hít, nhai và ngậm và trong số 4 hình thức trên thì hút là hình thức thông dụng nhất

[66],
3.4.2

Định nghĩa thanh thiếu niên

Theo WHO, vị thành niên là thời kì chuyển tiếp giữa thời niên thiếu và trưởng thành có độ
tuổi từ 10-19 tuổi. Thanh niên là nhóm tuổi từ 15-24 và khái niệm “TTN” được hiểu là sự kết
hợp trong độ tuổi 10-24 tuổi [65].


4 KẾT QUẢ
4.1

Các tài liệu sử dụng trong tổng quan
Tổng số tài liệu thu thập được là 110, tuy nhiên chỉ có 75 tài liệu đạt yêu cầu và phù hợp

để sử dụng trong tổng quan trong đó có 68 tài liệu tiếng Anh (90,67%) và 7 tài liệu tiếng Việt
(9,33%). Có 3 tài liệu (4%) được xuất bản từ 2001 trở về trước; 65 tài liệu (86,67%) xuất bản
trong vòng 10 năm gần đây. Các tài liệu tham khảo chủ yếu là các bài báo, bài tổng quan trên
tạp chí khoa học, các báo cáo.
4.2

Thực trạng hút thuốc lá ở thanh thiếu niên trên thế giới
Kết quả tổng họp tài liệu cho thấy thực trạng HTL ở TTN trên thế giới có nhiều điểm

đáng chú ý về tỷ lệ HTL chung (tỷ lệ HTL theo khu vực/ vùng, tỷ lệ HTL theo nhóm tuổi, tỷ lệ
HTL theo giới), loại thuốc sử dụng, tuổi bắt đầu HTL và xu hướng HTL theo thời gian.
4.2.1

Tỷ lệ hút thuốc trên thế giói

Theo WHO, có hơn 1 tỷ người trên tồn cầu từ 15 tuổi trở lên HTL và ít nhất là 1 trong

10 trẻ TTN (13-15 tuổi) sử dụng thuốc lá, mặc dù có những khu vực mà con số này cao hơn
rất nhiều [69], [71]. Khu vực các nước Tây Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tỷ lệ nam
trưởng thành trên 15 tuổi HTL cao nhất. Không những vậy, tại khu vực này và Châu Âu là
những khu vực có tỷ lệ nam TTN 13-15 tuổi HTL cao hơn so với nam TTN ở khu vực khác.
Tỷ lệ HTL của nữ giới trưởng thành trên 15 tuổi và nữ TTN 13-15 tuổi ở Châu Âu và châu Mỹ
cao hơn so với các khu vực khác (bảng 4.1) [13], [73].


Bảng 4.1. Tỷ lệ HTL ở người trưởng thành >15 tuổi (năm 2012) và tỷ lệ hiện
đang HTL ở TTN 13-15 tuổi (năm 1998-2008) (Điều tra GYTS) theo khu vực
trên thế giói [13], [73]

Khu vực

Tỷ lệ HTL ở người trưởng
thành >15 tuổi (%) (năm
2012)
Nam
Nữ

Tỷ lệ hiện đang HTL ở TTN
13-15 tuổi (%) (năm 19982008)
Nam
Nữ

Châu Phi

24,2


2,4

14

5

Châu Mỹ

22,8

13,3

14

15

Đông Nam Á

32,1

2,6

10

2

Châu Âu

39,0


19,3

21

17

Khu vực Đơng Địa Trung
Hải

36,2

2,9

7

2

Tây Thái Bình Dương

48,5

3,4

19

8

Tồn cầu


36,1

3,4

12

7

Tỷ lệ HTL của TTN không những khác nhau tại các khu vực trên thế giới mà kết quả
điều tra tại một số quốc gia cho thấy tỷ lệ HTL còn tăng dàn theo nhóm tuổi TTN. Theo số
liệu HTL tại Anh năm 2014, tỷ lệ HTL ở nhóm tuổi 16-19 là 20% và tỷ lệ này tăng lên ở nhóm
tuổi 20-24 là 26% [54], Một kết quả khác theo Điều tra quốc gia về sử dụng nghiện chất và ma
túy (NSDƯH) năm 2012 tại Mỹ, tỷ lệ HTL ở nhóm TTN 12-17 tuổi là 6,6% và tỷ lệ này tăng
lên ở nhóm tuổi 18-25 tuổi là 31,8% [61], Tỷ lệ HTL ở nhóm tuổi 15-19 là 10,7% và ở nhóm
20-24 tỷ lệ này tăng lên là 17,9%, đó là kết quả của một điều tra tại Canada năm 2015 [20],
Không chỉ cỏ sự khác nhau về tỷ lệ hút thuốc ở khu vực và nhóm ti mà nhiều nghiên
cứu trên thế giới cũng chỉ ra trong số TTN HTL thì nam TTN chiếm đa số (bảng 4.2).


Bảng 4.2. Tỷ lệ HTL ở TTN theo giói tại 6 quốc gia trên thế giới
Quốc gia Thiết kế nghiên Phưong pháp thu Cỡ mẫu/ Đối
Tỷ lệ
Tỷ lệ HTL
HTLỞ ở nữ TTN
(Năm)
cứu
thập thông tin
tượng
nam TTN
Hy Lạp (2002) Nghiên cứu căt Bộ câu hỏi phát 9276 TTN 15-18

[33]
ngang
vẩn tự điền
tuổi

32,6%

26,7%

Ethiopia (2003) Nghiên cứu cắt Bộ câụ hỏi phát 1868 TTN 11-17
tuổi
[51]
ngang
vấn tự điền

4,5%

1%

Malaysia
(2005) [37]

Nghiên cứu cắt Bộ câu hỏi phát
ngang
vấn tự điền

360 học sinh
trung học cơ sở

Australia

(2011)[64]

Nghiên cứu căt Bộ câu hỏi phát 24854 học sinh từ
vấn tự điền
ngang
12-17 tuổi

Trung Quốc
(2012) [41]

Nghiên cứu căt Bộ câu hỏi phát 20589 học sinh 13,44%
Vấn tự điền trung học cơ sở và
ngang
học sinh trung
học phổ thông

Canada (2013) Nghiên cứu cắt Bộ câu hỏi phát 47203 học sinh từ
ngang
vấn tự điền
lớp 6- lớp 12
[26]

54,1%

7%

5,4%

4,2%


6,3%

2,46%

2,46%

Dữ liệu Điều tra GYTS là nguồn dữ liệu phong phú về tỷ lệ HTL của TTN nhóm tuổi
13-15 và các kết quả từ điều tra GYTS tại nhiều quốc gia như Thái Lan, Campuchia và
Philippines cũng cho thấy kết quả tương tự [14], [15], [16]. Tuy nhiên, cũng từ Điều tra GYTS
cho thấy trong một nửa các nước theo khảo sát, kết quả điều tra chỉ ra ràng khơng có sự khác
biệt về giới tính trong tỷ lệ HTL ở TTN và HTL ở nữ TTN có thể tăng lên ở nhiều nước [70].


4.2.2

Loại thuốc thanh thiếu niên sử dụng
TTN thường có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm thuốc lá. Theo Điều tra GYTS trong

nhóm tuổi 13-15 tuổi từ năm 1999-2005, tỷ lệ TTN hiện đang hút thuốc lá điếu và hiện đang
sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác (thuốc lào, xì gà, thuốc lá khơng khói...) là khác nhau ở
mỗi khu vực trên thế giới. Nhìn chung, các sản phẩm thuốc lá khác (11,2%) có tỷ lệ TTN sử
dụng nhiều hơn so với thuốc lá điếu (8,9%). Tại các khu vực Châu Phi và Đông Nam Á, các
sản phẩm thuốc lá khác được TTN sử dụng nhiều hơn thuốc lá điếu. Điều này trái ngược với
một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ, thuốc lá điếu được TTN sử dụng nhiều hơn các sản
phẩm thuốc lá khác [12] (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hiện đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở
các nước năm 1999-2005 (Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trẻ
(GYTS) theo các khu vực của Tổ chức Y tế Thế giói) 112]
Các vùng


Tỷ lệ TTN hiện đang Tỷ lệ TTN HTL
sử dụng bất kì sản

điếu (%)

phẩm thuốc lá (%)

Tỷ lệ TTN sử
dụng các sản
phẩm thuốc lá
khác (%)

16,8

9,2

10,5

22,5

17,5*

11,3

15,3

5,0

12,9


19,8

17,9

8,1

12,9

4,3

13,3

11,4

6,5

6,4

17,3

8,9

11,2

Châu Phi
Châu Mỹ
Khu vực Đông Địa Trung Hải

Châu Âu
Đông Nam Á

Tây Thái Bình Dương
Tổng


Tuy nhiên gần đây tại Mỹ, một số nghiên cứu về xu hướng HTL ở TTN cho thấy tỷ lệ
HTL điếu ở TTN đã giảm nhưng tỷ lệ sử dụng sản phẩm thuốc lá khác lại đang gia tăng [17],
[23]. Trong năm 2015, có 25,3% học sinh trung học phổ thông tại Mỹ trong một nghiên cứu
được báo cáo ràng hiện đang sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá, trong đó có 13,0% học sinh
hiện đang sử dụng nhiều hơn 2 sản phẩm thuốc lá [18]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra trong số
tất cả các học sinh trung học phổ thông, tỳ lệ HTL điếu chiếm 9,3%, tỷ lệ hút xì gà chiếm
8,6% trong khi đó có tới 16% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử - là các sản phẩm thuốc lá
thường được sử dụng nhiều nhất, và sau đó là 1 số sản phẩm thuốc lá khác (thuốc lào, bàn
đèn...). Và ở học sinh trung học cơ sở trong nghiên cứu này, hiện trạng sử dụng bất kỳ sản
phẩm thuốc lá và nhiều hơn 2 sản phẩm thuốc lá tương ứng là 7,4% và 3,3%. Sử dụng thuốc lá
điện tử (5,3%) là sản phẩm thuốc lá thường được sử dụng nhiều nhất bởi các học sinh trung
học cơ sở, tiếp theo là thuốc lá điếu (2,3%), xì gà (1,8%) và các sản phẩm thuốc lá khác [18].
4.2.3

Tuổi bắt đầu hút thuốc
Thông thường, hành vi HTL được bắt đầu ở tuổi TTN. Một người HTL ở tuổi TTN có

nhiều khả năng để tiến tới hút thuốc hằng ngày và trở thành nghiện thuốc lá hơn so với những
người bắt đầu HTL ở tuổi trưởng thành. Nhìn chung tuổi bắt đầu HTL của TTN tại một số
quốc gia trên thế giới là khá sớm. Các kết quả nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh
hưởng tới hành vi HTL ở học sinh trung học cơ sở tại Hy Lạp (2002), Bangladesh (2008),
Zimbabwe (2009) cho thấy nhận định tương tự. Tại Hy Lạp có tới 43,3% học sinh trong độ
tuổi 15-18 bắt đầu hút thuốc trước 18 tuổi [33]. Tại Bangladesh, tuổi trung bình bắt đầu hút
thuốc là 10,8 tuổi [40], và tại Zimbabwe, 49,7% học sinh thử hút thuốc trước 13 tuối [9]. Hay
theo kết quả điều tra HTL của giới trẻ (YSS) năm 2012-2013 tại Canada chỉ ra ở học sinh lóp
6-12, tuổi trung bình khi hút điếu thuốc đầu tiên là 13,6 tuổi [25].

4.2.4

Xu hướng hút thuốc của thanh thiếu niên
Xu hướng HTL ở TTN có xu hướng giảm tại một số nước đã phát triển. Tại úc, tỷ lệ

HTL thường xuyên trong nhóm tuổi 18-24 giảm mạnh từ 35% (năm 1995)



×