Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Văn hóa kiến trúc nhà ở các dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.47 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ hợp tác
hữu nghị với các nước… Trong thời gian qua, với sự đổi mới từ kinh tế bao cấp
sang kinh tế thị trường, với sự mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài và phát huy nội
lực, nền kinh tế đất nước được phát triển, bộ mặt kiến trúc đô thị đang thay đổi
hằng ngày, điển hình là ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nghệ thuật kiến
trúc của các công trình đã và đang dựng lên, thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp xã
hội. làm sao cho các công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam thể hiện được bản
sắc dân tộc? Bản sắc dân tộc trong kiến trúc cụ thể hóa ra sao? Kiến trúc Việt
Nam từ trước đến giờ có bản sắc không ? … Rất nhiều vấn đề đã được nêu ra,
được bàn luận trong giới kiến trúc…
Trước hết xin nói về bản sắc kiến trúc dân tộc: Kiến trúc là một bộ phận của
văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc theo định nghĩa của UNESCO: “ Tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã
cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối
sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những kiến trúc truyền thống với những
nét đặc trưng riêng của mình. Nét đặc trưng đó được thể hiện trong bố cục không
gian kiến trúc, trong việc sử dụng vật liệu để tạo nên công trình kiến trúc với
trình độ khoa học, tư duy thẩm mỹ; bằng công cụ và bàn tay khéo léo của mình.
Những nét đặc trưng đó toát lên từ tỷ lệ hình khối, kết cấu đến các thành phần
chi tiết, các hoa văn trang trí, mầu sắc nội ngoại thất công trình. Và chính từ
những yếu tố đó, công trình trở thành tiêu biểu, dấu ấn của thời đại, phản ánh các
1
đặc thù về kinh tế, chính trị xã hội… của dân tộc theo từng giai đoạn phát triển
của lịch sử xã hội.
Sự hình thành bản sắc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, mầm mống của sự tạo ra


các không gian ở của con người có thể nói cũng đã bắt đầu từ 4000 năm nay và
lịch sử kiến trúc Việt Nam được tính từ thời kỳ khởi dựng đất nước, thời kỳ Vua
Hùng (trước năm 207 trước công nguyên) với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc,
hay còn gọi là nền văn minh lúa nước, với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng –
thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Thời kỳ này, qua các di tích khảo cổ, đặc biệt là trên mặt trống đồng Ngọc
Lũ còn ghi lại nét sinh hoạt thời xưa và những kiểu loại nhà sàn. Đó là những
kiến trúc truyền thống lâu đời, phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất nước,
phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Tiếp theo là thời Bắc thuộc (từ năm 207 đến 906 trước công nguyên). Hàng
nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, với âm mưu đồng hóa
và áp đặt; song nền văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn chắc chắn đã có sự
đổi mới để phát triển. Những di sản kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X trở về
trước đến nay không còn; chỉ còn lại một số di tích dưới lòng đất. Đó là những
ngôi mộ thời Hán, các di tích khảo cổ này nói lên kỹ thuật xây dựng cổ truyền
Hán Việt trên đất Việt Nam thể hiện qua những viên gạch nung có hoa văn xây
trong mộ cổ, cũng như kỹ thuật xây mộ.
Dấu ấn rõ nét nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam còn để lại cho đến ngày
nay phải kể từ đời Lý (XI – XVI), Trần (XIII – XIV), Hồ (XV), Lê (XV – XVI),
Tây Sơn (XVIII), Nguyễn (XIX). Trong đó, các di sản kiến trúc tôn giáo tính
ngưỡng khởi dựng từ đời Lý, Trần đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn trùng tu
tôn tạo và hầu như không còn đúng với trạng thái ban đầu. Ngay các di tích thời
Nguyễn gần đây nhất, trải qua trên 100 năm với những biến động lịch sử, do
2
chiến tranh, khí hậu nóng ẩm, do sự xuống cấp, nhiều công trình và tổng thể
công trình cũng trong trình trạng không còn nguyên vẹn. Song thể loại còn lại
cũng đa dạng phong phú hơn là ở các triều đại khác.
Trong gần 1000 năm độc lập phát triển, dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam, kiến trúc truyền thống Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Đô thị đã hình thành được một số các đô thị cổ. Trong đô thị cổ có thành

cổ (nơi vua quan và binh lính ở), khu thị dân, chợ và hệ thống các công trình tôn
giáo tính ngưỡng. Đô thị được hình thành theo thuật phong thủy; cụ thể dựa vào
địa hình thiên nhiên và mối quan hệ thiên – địa – nhân. Các phố phường trong đô
thị được hình thành và sự quản lý phố phường không khác gì ở các làng xã.
Ngăn giữa các phố phường là các cổng ngõ – kiến trúc nhà ở buôn bán là các nhà
hình ống, chủ yếu là một tầng và một tầng có kèm gác lửng, hạ tầng kỹ thuật đô
thị rất sơ lược. Các khu phố cổ trong đô thị Việt Nam còn đến nay là dấu ấn của
các khu thị dân đô thị cổ.
- Kiến trúc công trình từ cung điện đến kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, nhà
ở truyền thống… đều có chung một đặc điểm là cấu trúc theo gian trên cơ sở của
một hệ khung kết cấu gỗ chịu lực. Kích thước không gian của nhà vừa đủ cho sử
dụng và phù hợp với tỷ lệ kích thước hoạt động của người Việt Nam.Sự khác
nhau về kiến trúc truyền thống qua các triều đại là ở cấu trúc của các thể loại vì
kèo, kẻ hiên, độ cong của mái và kỹ thuật, nghệ thuật thể hiện các hoa văn trang
trí trên các thành phần kiến trúc truyền thống. Từ tổng thể đến công trình kiến
trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng, phần lớn làm theo kinh
nghiệm truyền khẩu – dựa trên thước tầm. Công trình được xây dựng bằng vật
liệu địa phương. Từ những tổng thể công trình kiến trúc truyền thống Việt
Nam; nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc Việt Nam đều thấy thống nhất những
nhận định về bản sắc dân tộc sau: Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc
gồm 54 dân tộc, dân tộc Kinh là chủ đạo, chiếm 87,1%; kiến trúc truyền thống
3
của dân tộc Kinh là tiêu biểu cho cả nước và cho các đô thị Việt Nam, đặc biệt là
các đô thị vùng đồng bằng miền biển. Bên cạnh kiến trúc truyền thống của dân
tộc kinh, kiến trúc dân gian của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng là bản sắc
riêng của từng địa phương. Tính bảo lưu của đặc trưng kiến trúc truyền thống có
tính bền vững hơn. Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có:
+ Kiến trúc Chàm với các tháp Chàm – di tích của nền văn hóa Chăm – pa
chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc tháp
Chàm là nghệ thuật của kiến trúc xây bằng gạch với kỹ thuật và nghệ thuật đặc

sắc tiêu biểu của miền Trung đất nước.
+ Kiến trúc Khơ – me tiêu biểu của miền Đông Nam Bộ, kiến trúc đồng bào
các dân tộc Tây nguyên tiêu biểu cho khu vực miền Nam Trung Bộ.
+ Kiến trúc Mường tiêu biểu cho vùng Hòa Bình.
+ Kiến trúc Thái vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ.
+ Kiến trúc đồng bào Tày Nùng tiêu biểu cho vùng Đông Bắc…
4
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÁC DÂN
TỘC
Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em, với 54 bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc
riêng biệt, đã tạo nên một nền kiến trúc rất đa dạng, phong phú và có rất nhiều
giá trị khoa học truyền thống.
Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà ở với hình thức
và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa
hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân
tộc. Nhưng do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng
có cách tổ chức không gian nhà ở tương đối giống nhau, hoặc khai thác kinh
nghiệm của tộc người khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình. Căn cứ
vào hình dáng bên ngoài cũng như tổ chức công năng bên trong ngôi nhà ở, vào
vật liệu sử dụng và kết cấu xây dựng, có thể phân thành 2 nhóm nhà chính là nhà
sàn và nhà trệt.
Nhà sàn là một kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay mặt
nước. Nhà sàn bao gồm hai loại là nhà sàn dài và nhà sàn ngắn. Nhà sàn dài là
loại nhà sàn dài hàng trăm mét với nhiều gia đình sinh sống. Đại diện cho nhóm
các dân tộc sinh sống trong nhà sàn dài như dân tộc như Ba Na, Cơ Tu, Ê Đê,
Gia Rai, Hrê, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng. Các dân tộc này sống quần cư theo mỗi
tộc người thành các bản làng, mỗi bản có một, hai hoặc nhiều nhà sàn dài bám
chung quanh ngôi nhà rông. Nhà thường có hai mái dốc, đầu hồi khum cong hình
mai rùa, trên đầu đốc của mái trang trí hình cặp sừng trâu hoặc có khau cút đơn

giản bằng tre hoặc gỗ. Kiến trúc ngôi nhà phỏng theo hình dáng con thuyền, hai
vách của ngôi nhà dọc dựng thượng thách - hạ thu. Cửa ra vào mở về hai phía
5
đầu hồi. Phía trước nhà có sàn lộ thiên, trên để cối giã gạo. Ngày nay, các tộc
người này sống chủ yếu ở nhà sàn nhỏ với gia đình thông thường là hai thế hệ.
Nhà sàn ngắn là loại nhà sàn dành cho gia đình một đến hai thế hệ sinh
sống, gồm nhà ở dân gian truyền thống của dân tộc Thái, Mường, Bru - Vân
Kiều, Chu Ru, Chứt, Cống, Kháng, Khơ Mú, Giáy Các tộc người thường sống
quần cư thành bản làng dọc theo các con sông, suối, trên sườn đồi hay một khu
đất rộng bằng phẳng dưới thung lũng. Nhà sàn ngắn thường có ba gian hai chái
hoặc bốn mái, mái hai đầu hồi khum hình mai rùa. Cửa ra vào ở hai đầu hồi nhà,
hai bên vách có cửa sổ, hai đầu đốc nhà được trang trí khau cút. Khau cút là hai
đoạn cây lồ ô hoặc gỗ phía trên vót nhọn, phía dưới buộc chặt với vì kèo và rui
của mái nhà. Phía trên sàn dành cho gia đình sinh sống. Bên dưới chăn nuôi gia
súc, để cối giã gạo và dụng cụ sản xuất.
Nhà trệt là loại nhà xây dựng trên mặt đất, đại diện cho nhóm dân tộc sinh
sống trong nhà trệt là dân tộc Việt, Chăm, Hoa, Hmông, Khmer… Các dân tộc
sống quần cư thành các bản trên sườn núi hoặc làng đông đúc ven sông, suối.
Nhà trệt bao gồm nhiều loại như nhà đất, nhà gạch, nhà gỗ…
Nhà đất là loại nhà được xây từ đất, cũng gồm nhiều loại, trong đó có một
loại hình độc đáo là nhà trình tường. Để xây loại nhà này, đồng bào dân tộc
thường đổ đất sét (có thể kết hợp với các loại sỏi) vào khuôn gỗ có kích cỡ nhất
định, dùng chày giã cật lực đến khi đất liền không bị tơi vỡ, rồi trình thành
những bức tường thẳng. Bởi cách xây dựng độc đáo như vậy nên nhà trình tường
thường mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
Ngoài hai loại nhà trên còn có nhà nửa sàn nửa đất, nhà sàn kết hợp với nhà
trệt (dân tộc Dao,Mnông), nhà trệt kiểu pháo đài (dân tộc Tày, Nùng).
6
Một dân tộc có thể có nhiều loại nhà ở, ví dụ nhà của người Dao có ba loại
hình khác nhau là nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất và nhà sàn; nhà sàn của người

Gia Rai có hai loại là nhà sàn dài kiểu Ia – yun – pa và nhà sàn nhỏ kiểu Hdrung.
Cùng một loại nhà ở nhưng những dân tộc khác nhau thì có kiến trúc nhà ở
và cách gọi tên khác nhau. Ví dụ cùng là nhà sàn nhưng nhà của người Co gọi là
nhủ, nhà của đồng bào Lự gọi là hươu; kiến trúc nhà sàn của người Co khác với
kiến trúc nhà sàn của người Lự.
Cùng một loại nhà ở, cùng một dân tộc nhưng dân tộc đó ở những vùng
miền khác nhau thì cũng có những nét khác nhau về kiến trúc nhà ở. Ví dụ nhà ở
của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn khác với nhà ở của dân tộc Tày ở Bắc
Kanj, Tháu Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai.
Tuy có sự giao thoa văn hóa nhưng mỗi dân tộc lại có một nền kiến trúc
riêng đặc sắc, đặc trưng cho vùng văn hóa mà dân tộc đó đang sinh sống.
II. VĂN HÓA KIẾN TRÚC NHÀ Ở CÁC DÂN TỘC ĐẶC TRƯNG
CHO MỖI KHU VỰC
1. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày, Nùng (Khu vực Đông Bắc Bộ)
1.1. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày
1.1.1. Đôi nét về dân tộc Tày
Dân tộc Tày (với dân số là 1.626.392 người - theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009 ) là cư dân đông nhất ở vùng Việt Bắc, cư trú suốt một dải miền
trung du và thượng du Bắc Bộ từ tỉnh Lào Cai tới tận tỉnh Quảng Ninh, tập trung
đông nhất ở các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao
Bằng, Lạng Sơn, có quan hệ thân thuộc và gần gũi với các dân tộc Nùng, Giáy,
7
Sán Cháy ở Việt Nam, dân tộc Chang ở Trung Quốc và có ảnh hưởng về các mặt
tới các cư dân khác ngôn ngữ cư trú xen kẽ trong vùng.
Tuy dân số đông, dân tộc Tày là một cộng đồng khá thuần nhất với một ý
thức rõ rệt. Ở các địa phương khác nhau, các cư dân đều thống nhất tên tự gọi là
Tày và tên gọi đó trở thành tên gọi của dân tộc từ Cách mạng tháng Tám đến
nay.
Từ xưa đến nay, người Tày – Thái cổ đã góp phần tạo nên nền văn hóa bản
địa ở vùng này, thường được gọi là nền văn hóa Nam Á. Hiện nay, số đông nhà

khoa học chấp nhận những yếu tố văn hóa Tày – Thái cổ được truyền bá tới các
văn hóa của các dân tộc láng giềng. Ngược lại, họ cũng tiếp thu những yếu tố
văn hóa của các dân tộc ấy.
Người Tày cư trú trên những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng, trong đó
có nhiều cánh đồng khá lớn như Hòa An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông,
Bắc Giang… Đồng bào có khá nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà ở.
1.1.2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Tày
Bản là đơn vị cư trú của người Tày. Tên bản thường được gọi theo tên đồng
ruộng, khúc sông hay giếng nước như: Nà Chá, Tá Cáp, Bố Lếch, Tồng Mú,…
không có những bản gọi theo tên những người quá cố. Bản trung bình có từ 20
đến 25 nhà, bản lớn 60 đến 70 nhà. Cũng có những bản trên 100 nhà. Nhà cửa
trong bản được xây cất theo thế đất, đằng sau dựa vào núi, phía trước nhìn ra
cánh đồng. Những bản to còn được chia làm nhiều xóm nhỏ như làng ở miền
xuôi, gọi là Còn. Còn Tửu, Còn Nưa, Còn Dáng, Còn Chang, Còn Nọc… Ở
nhiều vùng, bản có lũy tre bao quanh. Riêng biên giới có những bản còn xây
dựng thêm tường đá bao quanh rất kiên cố, phòng trộm cướp. Nhiều bản thường
8
chỉ có người Tày, nhưng cũng có nơi còn có các dân tộc anh em, nhất là người
Nùng. Nhìn chung cư trú xen kẽ Tày – Nùng trong bản là hiện tượng phổ biến.
Nhà ở của người Tày gồm ba loại chính: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ.
Về kiến trúc bao gồm nhiều kiểu khác nhau.
Nhà sàn là loại nhà phổ biến bao gồm hai kiểu: nhà sàn bằng gỗ và nhà sàn
tường đất. Nhà bằng gỗ có loại sơ sài, cột trôn xuống đất, mái tranh vách nứa. Có
loại làm kỹ lượng hơn. Cột kê trên tảng đá, lắp ráp bằng mộng, lợp bằng ngói
máng (ngói âm dương), lá cọ hay cỏ tranh. Sân lát ván hay dát xung quanh ghép
ván hay ghép nứa. Ở một số nơi tường xây bằng đá hay đất trình. Nhà cột kê
thường có hai mái hay bốn mái. Sân phơi tùy từng vùng được dựng ở phía trước
hay đầu hồi của nhà, nhưng đều gắn với cửa chính. Ngoài ra còn có một sàn nhỏ,
gọi là slic, được dựng ở một trong hai góc phía sau, có thang lên xuống, đặt nước
và để người nhà đi lại khi có khách. Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp.

Trong nhà có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp nấu ăn, cối giã… trên
gác thường để thóc ngô và dụng cụ gia đình. Gầm sàn là chuồng gia súc, là chỗ
để nông cụ. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, chuồng trâu, chuồng bò thường đặt ở gian
chái hoặc nơi mà trên sàn không có chỗ ngủ.
Nhà đất, về kỹ thuật xây cất và bố trí, giống như nhà sàn, tường trình, mái
lợp ngói hoặc vách nứa, vách tranh. Cũng có nơi bên cạnh nhà ở còn làm thêm
nhà kho, chuồng gia súc và sàn nhỏ để phơi lúa. Bếp được đặt trong nhà hoặc có
nhà bếp riêng ngay căn nhà ở.
Nhà phòng thủ được xây theo kiểu pháo đài. Cả khu nhà gồm một căn nhà
chính xây bằng đá hoặc bằng đất, xung quanh là nhà phụ và các lô cốt. Tất cả các
kiến trúc này được nối liền với nhau bằng những hành lang xây kín, có lỗ châu
9
mai. Đôi nơi có kiểu nhà mà sàn gác hoặc trần nhà được trát một lớp đất để
phòng hỏa hoạn.
Trước Cách mạng tháng Tám, trong các thôn xóm, ngoài các loại nhà trên
đây, đã mọc lên những nhà gạch, thậm chí có những xóm nhà gạch chiếm đa
phần. Tùy từng gia đình, nhà có thể có hoặc không có trần. Cách bố trí bên trong
đã thoát khỏi lối cổ truyền, hoàn toàn theo kiểu thành thị.
Cách xây dựng và bố trí bên trong nhà ở, tùy theo vùng có một vài đặc điểm
riêng. Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, bàn thờ đặt tại gian giữa nơi có vách ngăn đôi
nhà, nhìn thẳng ra cửa chính. Phía sau bàn thờ là bếp. Chỗ ngủ của nam giới, chỗ
tiếp khách nam ở phần ngoài. Chỗ ngủ của phụ nữ, chỗ tiếp khách nữ ở phần
trong. Phần lớn các chỗ ngủ, nhất là chỗ ngủ của nữ giới, đã được ngăn thành
buồng riêng. Nhà ở vùng này có cột nóc và sàn ở phía trước. Còn nhà ở Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, phần lớn làm bằng gỗ, mái cọ,
cửa chính thường mở ở phía đầu hồi, nhìn ra sàn. Bàn thờ đặt ở gian giữa hay
gian cuối đối diện với gian có cửa. Nhà không có cột nóc mà chỉ chống nóc bằng
trụ. Bếp gần như đặt ở giữa nhà. Chỗ ngủ có nơi làm thành buồng, có nơi không.
Xưa kia, nhiều nhà sàn được xây dựng bằng những loại gỗ tốt như nghiến,
trai, lim, lát…, bào trơn đóng bén. Không hiếm những căn nhà xây cất cách đây

ba, bốn đời nay mà vẫn còn vững chắc.
Ngôi nhà truyền thống của người Tày với những đặc điểm trên nếu cải tiến
thêm chút ít là thích hợp với cuộc sống hàng ngày. Có lẽ vì vậy, ở những vùng
sẵn gỗ, đồng bào vẫn làm nhà sàn, tuy nhiên, mặt sàn thấp xuống để nhà thoáng
mát. Phần lớn nhà bếp đã được tách khỏi nhà ở. Nhà gạch xuất hiện ngày càng
nhiều với những tiện nghi mới.
10
1.2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Nùng
1.2.1. Vài nét về dân tộc Nùng
Dân tộc Nùng (dân số là 968.800 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009) đã hình thành từ lâu nhưng chỉ mới di dân sang Việt Nam trong
những thế kỷ gần đây. Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh… Có một bộ phận người Nùng
gần đây tràn xuống phía Nam và dừng chân tại miền trung du, sống xen ghép với
người Kinh, Cao Lan – Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa và cả người Dao nữa.
Khác với các dân tộc khác, tên gọi của người Nùng có thể tổ hợp thành hai
nhóm: Nhóm tên gọi theo đặc điểm trang phục. Những tên gọi này thườn không
phải tên tự gọi của mỗi nhóm, mà do dân tộc lân cận hoặc các nhóm khác của
người Nùng đặt ra.
Ví dụ: Nùng Khen (ống tay áo đáp vải khác màu), Nùng Hu Lài (đội khăn
chàm có đốm trắng), Nùng Slử tín (mặc áo ngắn chỉ chấm mông). Và nhóm gọi
theo tên địa danh, nơi mà từ đó họ di cư tới Việt Nam, như: Nùng An (từ châu An
Kết), Nùng Inh (từ châu Long An), Nùng Cháo (từ Long Châu)…
Ngoài ra, còn các nhóm mà tên gọi chúng ta chưa thể xác định được như:
Nùng Din, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xin, Nùng Viền, Nùng Chủ…
1.2.2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Nùng
Người Nùng thích sống quây quần với nhau thành từng chòm xóm với các
quy mô ít thì dăm ba nhà, nhiều thì vài chục nóc nhà. Thôn bản thường được
dựng trên các sườn đồi, chân núi. Có bản ở ngay trong các dọc khe hoặc trải rộng
ra trên bãi bằng, dọc theo suối, sông. Nhà cửa trong thôn bản được sắp xếp theo

địa thế. Trước kia, khi còn làm ăn cá thể, người Nùng thường dựng nhà ngay
11
cạnh khoảng ruộng của mình để tiện cho việc đi lại, sản xuất, giữ gìn, bảo vệ
ruộng nương… Đường đi lối lại cho chòm xóm thường nhỏ hẹp, lắm lúc chỉ là
lối mòn nối liền các nóc. Quanh nhà thường trồng dăm ba cây lê, mận, đào hoặc
cam quýt, hoặc vài khóm chuối; chen vào giữa các nóc là những mảnh vườn nho
nhỏ trồng rau hoặc cây gia vị. Cạnh nhà ở còn có thể có những túp lều, tại đây
người ta làm đủ thứ: đan lát, rèn giũa… nay còn thêm các chuồng trại gia súc
nữa. Những nơi sinh hoạt cộng đồng của chòm xóm thì chỉ có bom nước, miếu
thờ thần thổ công, thổ địa mà hằng năm người ta tề tựu vài lần về để tế lễ.
Trên những nét cơ bản, nhà cửa của người Nùng tương tự nhà của người
Tày. Người Nùng có cả nhà sàn lẫn nhà đất, cũng có cả loại nửa sàn nửa đất nữa.
Ở một số địa phương, người ta xây cất kiểu nhà mà tường bằng đá hoặc tường
đất. Để xây tường đá được vững chắc, đồng bào đã biết làm vôi vữa, nhà được
dựng lên chắc chắn, cột kê trên đá tảng. Còn những nhà sàn cột chôn thẳng
xuống đất thì nay bắt đầu hiếm.
Nhìn chung, nhà của người Nùng khá to và rộng, thường là ba gian, rộng
chừng 8 đến 10m, dài 12 đến 13m. Kiểu nhà này chỉ có hai mái, ở nhiều nơi
đồng bào làm thêm hai chái nữa. Ở vùng núi đá, người Nùng thường dùng các
loại gỗ trai, nghiến để làm khung nhà với hệ thống cột được bào trơn, đóng bén.
Với khung nhà to, rộng như vừa kể thì tổng số cột lên đến trên dưới 40. Số lượng
xá, xuyên, rui, kèo, đòn tay… lại càng nhiều hơn nữa, phải tốn nhiều công sức để
chuẩn bị. Với các nhà được xây cất vững chắc lại bằng gỗ tốt thì có thể vài ba thế
hệ nối tiếp nhau sống dưới mái nhà ấy.
Nhà sàn là loại nhà phổ biến ở cả người Tày lẫn người Nùng. Cách đây ít
lâu, nó còn là loại nhà “tổng hợp”. Người ở trên sàn cách mặt đất trên dưới
180cm, gầm sàn chính là chuồng gia súc, gia cầm… Còn trên các gác thường
dùng làm nơi chứa nông phẩm, nông cụ, dụng cụ gia đình… Cho nên, ngoài căn
12
nhà ở ra, hiếm có các kiến trúc phụ. Tình trạng ấy nay đang dần biến đổi. Trước

hết, chuồng gia súc được tách ra khỏi nhà ở, do đó quanh nhà ở còn có các kiến
trúc như: gầm sàn nhà ở trở thành nơi cất trữ nông cụ, củi đuốc, các loại cối xay,
cối giã… nhà ở thêm phần thoáng mát.
Nhà đất thường phổ biến ở vùng dọc biên giới và các trục giao thông. Loại
nhà này nhỏ hơn nhà sàn. Tường nhà được làm bằng đất sét hoặc xây dựng bằng
gạch mộc, nơi xung quanh nhà được thừng bằng ván, có khi được che bằng liếp.
Loại nhà trát vách đất ở người Nùng cũng có nhưng rất hiếm. Ngày nay, do hiếm
gỗ nên nhà đất ngày càng phát triển và việc lợp nhà bằng ngói ngày càng phổ
biến rộng rãi hơn.
Trên những nét cơ bản, cách bố trí bên trong các loại nhà đều giống nhau.
Tùy địa phương nhà có thể được mở cửa chính ở đầu hồi hoặc ở đằng trước (ở
giữa, cửa này thông ra sân phơi, người ta lên xuống bằng chiếc thang gỗ). Nhà
được ngăn ra làm hai phần rõ rệt, vách ngăn nằm ngay cột chống lên tận nóc chỉ
để một lối thông giữa hai phần tạm gọi là phần trong và phần ngoài. Phần trong
có thể có hai bếp để nấu nướng và để nấu thức ăn cho gia súc, có chỗ để các đồ
dùng, dụng cụ, có chỗ để ăn uống và các buồng ngủ của phụ nữ. Phần ngoài có
bàn thờ tổ tiên, đặt tại gian giữa, thẳng từ nóc nhà xuống, cao bằng xà nhà, trước
bàn thờ có bịch thóc (khoọc khẩu) hoặc bộ bàn ghế dùng tiếp khách. Còn chỗ
ngủ của đàn ông, kể cả chủ nhà, đều ở hai gian bên. Khách, nếu là nữ, ngủ ở
phần trong, là nam ngủ ở phần ngoài. Đối với nhà đất, bếp không đặt tại chính
giữa nữa mà thường để lùi vào một trong hai góc nhà thuộc phần trong. Hiện
nay, nhiều nhà làm bếp riêng. Do mọi mặt đời sống, nhà ở của người Nùng từng
bước được cải thiện, sự bố trí bên trong nhà có phần hợp lý hơn, khang trang
hơn.
13
2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Thái (Khu vực Tây Bắc Bộ)
Dân tộc Thái (dân số là 1.550.423 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 2009) đã định cư thành bản mường. Đơn vị cư trú nhỏ nhất gọi là bản,
một đôi nơi gọi là chòm, xóm. Mỗi bản có tên gọi riêng theo truyền thuyết địa
phương, theo chức vụ của người trưởng bản.

Các bản thường cấu trúc theo hình thức mật tập. Gần đây xuất hiện các bản
với lối cấu trúc theo đường phố. Mỗi bản thường có 40 đến 50 nóc nhà, có bản
lớn gồm hơn 100 nóc nhà. Mỗi bản đều có ranh giới rất cụ thể, có khu rừng,
ruộng đất, bãi cỏ nơi thả trâu bò, rừng cấm, bãi tha ma, nguồn nước riêng của
bản mình.
Từ sau ngày giải phóng, do làm ăn tập thể, các bản có khuynh hướng tập
trung lại. Ở mỗi xã, đều xuất hiện các nhà công cộng mới.
Người Thái đều ở nhà sàn làm bằng gỗ, rất đẹp, chắc, dựng theo quy định
được đặt ra từ đời này qua đời khác, tùy theo từng địa phương, từng ngành,
nhóm Thái. Nhà sàn Thái Đen có mái hình rùa với những khau cút ở hai đầu hồi.
Ngôi nhà sàn Thái Trắng vùng Lai Châu có mái hình chữ nhật với những lan can
chạy trước nhà hay xung quanh. Ngôi nhà sàn Thái vùng Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh gần với cung cách của nhà sàn Mường. Ngôi nhà sàn Thái vùng Sơn La,
Lai Châu, Điện Biên có một cầu thang lên xuống, giữ được nét cổ xưa của dân
tộc.
Anh Lương Văn Thiết, nhà nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
cho biết: “Nhà của người Thái đen có mái giống hình con rùa, họ cho rằng con
rùa dạy người ta làm nhà cho nên ngôi nhà khum khum giống lưng rùa. Phía
trên mái nhà có Khau Cút là 2 thanh tre để chéo nhau. Những thanh tre hoặc gỗ,
họ cũng được chia nhiều kiểu dáng khác nhau, thể hiện các tầng lớp trong xã hội.
14
Người giàu thì luôn làm khau cút hình hoa sen thể hiện sự thanh tao và giàu có.
Còn ngược lại dân thường thì làm thanh gỗ vắt ngang và không có họa tiết gì.
Còn những gia đình mới ra ở riêng thì làm hình người phụ nữ mang bầu để cầu
mong sự sinh sôi nảy nở”.
Với người Thái đen, ngôi nhà là sự giao hòa giữa trời đất và thiên nhiên nên
các gian nhà và cầu thang luôn mang mang số lẻ 3, 5 , 7 và 9. Mỗi ngôi nhà
thường có 2 cầu thang. Cầu thang ở cuối nhà dành cho phụ nữ đi có 9 bậc. Còn
cầu thang phía trước nhà dành cho nam giới và khách đi có 7 bậc.
Mỗi gian nhà được bố trí và có vai trò rất rõ ràng. Trong ngôi nhà, thì gian

chính giữa trang trọng nhất và là nơi người Thái đen đặt ban thờ. Trong gian này
chỉ có nam giới mới được ngủ lại. Còn người phụ nữ, nhất là người con dâu khi
đi qua gian nhà này phải cúi người xuống. Với người Thái đen đó là gian nhà
linh thiêng . Không gian phía trên ngôi nhà dành cho cha mẹ hoặc người con trai
còn người con gái hay con dâu thì ở phía dưới ngôi nhà.
Người Thái rất chú trọng đến không gian dành cho việc dệt vải. Chính vì
vậy không gian dệt trong ngôi nhà được người ta xem trọng. Trong gia đình có
con gái Thái thì phải có khung dệt. Nếu không có khung dệt thì họ cho rằng
người con gái đó lười không biết làm gì, lười sẽ bị xã hội chê cười. Thường là
đặt ngay cửa sổ, gần chỗ ngủ của cô gái.
Nhà sàn của người Thái có 2 bếp lửa. Bếp lửa chính thường đặt ở giữa ngôi
nhà thường dùng để tiếp khách. Bên ánh lửa bập bùng cả chủ và khách ngồi quây
quần, chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống để thấy mối quan hệ thêm khăng
khít, gần nhau hơn. Còn bếp lửa phía dưới nhà dùng vào việc nấu nướng, sinh
hoạt hàng ngày.
15
Tuy nhiên, về cơ bản, cơ cấu nhà sàn Thái là giống nhau. Trong nhà rất ít
vách ngăn, cột lại lẩn nên rất thoáng đãng, rộng rãi. Đồ đạc trong nhà xưa rất
giản đơn, thường chỉ có ghế mây để ngồi, phên rải sàn, màn, đệm, chăn, hòm
đựng quần áo… Nay do trình độ sinh hoạt được nâng cao, hầu hết nhà người
Thái nào cũng có đủ bàn ghế, tủ, giường, bàn học, giá sách, xe đạp, phích nước,
đèn măng sông, đài bán dẫn… Hiện nay, nhất là gần thị trấn, người Thái bắt đầu
có xu hướng chuyển dần xuống ở nhà đất hoặc nhà nửa đất, nửa sàn.
3. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kinh (Việt) (Khu vực đồng bằng
sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung)
Dân tộc Kinh (Việt) (số dân là 73.594.427 người – theo Tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 2009) phân bố khắp 64 tỉnh, thành phố nhưng đông nhất là vùng
đồng bằng, thành thị. Là cư dân bản địa lâu đời phát triển từ thời nguyên thủy, tổ
tiên người Kinh đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Đối với dân tộc Kinh (Việt), ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng

nhất đảm bảo cho họ có cuộc sống định cư ổn định.
Trước hết, do đặc điểm khu vực cư trú của người Kinh là vùng sông nước
cho nên ngôi nhà gắn liền với sông nước. Đó là các kiểu nhà thuyền, nhà bè…
Nhà sàn chính là kiểu nhà phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn. Riêng ở khu
vực Đông Sơn – Thanh Hóa, vết tích nhà sàn đã được các nhà khảo cổ phát hiện
tại bốn điểm khác nhau. Nhà sàn của người Việt cổ có kiến trúc mái cong. Hai
đầu của hai mái cong ấy chĩa ra hai bên tạo nên hình ảnh con thuyền rõ tới mức
không thể chối cãi được. Thợ mộc gọi loại nhà có mái cong này là nhà có réo:
các cây cột ở hai đầu nhà được cất cao hơn so với ở giữa, mỗi hàng cột cao
chênh nhau 3 đến 4 phân hoặc một tấc. Ngoài ra các đầu đao ở bốn góc nhà cũng
được làm cong vút lên. Sau này khi làm nhà đất, mái nhà vẫn giữ được độ dốc
16
cao nhưng không còn cong vút lên hai bên nữa. Nhà của người Kinh phải đạt
được tiêu chuẩn về mặt kiến trúc, đó là “nhà cao cửa rộng”, nó khác hẳn với ngôi
nhà phương Tây xưa lạnh phải làm nhỏ, trần thấp, tường dầy, cửa ít và nhỏ để
giữ hơi ấm.
Cái cao của ngôi nhà người Kinh phải đạt hai yêu cầu: Thứ nhất là nơi con
người đặt chân phải cao hơn so với mặt đất để đối phó với nước lụt và côn trùng.
Xưa kia nhà sàn của người Kinh đáp ứng yêu cầu này rất tốt. Sau đó, người Kinh
chuyển sang làm dạng nhà đất nhưng vẫn đều làm nền cao. Yêu cầu thứ hai là
mái phải cao so với nơi con người đặt chân (sàn nhà hoặc nền nhà) nhằm tạo ra
khoảng không gian rộng thoáng mát. Mái cao còn tạo nên độ dốc để tránh mưa.
Cửa nhà của người Kinh không làm cao mà làm rộng để tránh nắng xiên
khoai và tránh mưa hắt. Để tránh nắng người ta còn đan những tấm mành bằng
tre nứa đặt trước cửa để cản bớt bức xạ nhiệt trực tiếp từ mặt trời và từ sân hắt
vào. Ngoài ra cửa rộng còn để đón gió thổi vào nhà cho thoáng mát, tránh nóng.
Đầu nhà thường để trống một khoảng hình tam giác cho khói bếp và hơi nóng
trong nhà bốc lên và thoát ra. Cửa chính thường ở giữa nhà, còn cổng thường
lệch về một bên, tuyệt đối tránh không để con đường trước mặt đâm vào nhà.
Quan niệm nhà có cổng và cửa thẳng nhau, nhà có con đường đâm vào trước mặt

thì rất độc, con hay ốm đau, chết chóc, tuyệt tự.
Khi dựng nhà, người Kinh chú trọng việc chọn hướng. Thứ nhất, đã làm
nhà thì phải làm hướng Nam. Trong bốn hướng thì hướng Nam là hướng tối ưu.
Nhà nhìn về hướng Nam nên cây đòn nóc nằm theo hướng Đông – Tây. Cũng do
truyền thống trọng bên trái cho nên bàn thờ Thổ Công (Ông Táo) – vị thần quan
trọng nhất, cai quản bếp, cái nhà – được đặt ở gian bên trái; bài vị của ông vì thế
được ghi là Đông Trù Tư Mệnh Táo Chủ Thần Công.
17
Thứ hai, bếp của người Việt thường đặt bên trái vuông góc với nhà chính,
nhìn về hướng Tây. Kinh nghiệm cho rằng nếu bếp làm không đúng hướng nhà
sẽ lục đục và sinh hỏa hoạn.
Để giải quyết các vấn đề một cách triệt để, người Kinh trước khi làm nhà
thường chọn nơi, chọn chỗ. Sau đó là chọn vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng
sẵn có nhất là tre. Bương, vầu thân to, đốt ngắn, sức chịu nén khỏe, có thể làm
cột nhà, tre ngà dẻo có thể làm đòn tay, mai thẳng có thể bổ ra làm sàn, nứa
mỏng đập dập làm vách hoặc đan mái. Sau tre thì đến gỗ. Gỗ làm cột, kèo, xà.
Mái lợp có thể bằng rơm, rạ, ngói… Toàn bộ ngôi nhà được hình thành trên
không gian ba chiều: theo chiều đứng, trọng lực của ngôi nhà phân bố đều theo
các cột và dồn xuống các viên đá tảng kê chân cột; theo chiều ngang, các cột
được liên kết bằng các kẻ (bẩy, câu đầu…) tạo nên các vì kèo; theo chiều dọc
ngôi nhà, các vì kèo được liên kết với nhau bằng các xà. Nhà gỗ ở Việt Nam
không cần có móng; tường đất, vách nứa chỉ có tác dụng che nắng, che mưa chứ
không chịu lực.
Tất cả các chi tiết ngôi nhà được liên kết với nhau bằng dây buộc, néo, con
xỏ. Mộng là phần gờ lồi ra của bộ phận này lắp khít chỗ lõm có hình dáng và
kích thước tương ứng ở một bộ phận khác. Kỹ thuật ghép mộng áp dụng cho
toàn bộ đồ mộc truyền thống.
Để thống nhất kích cỡ, trong khi người phương Tây dùng bản vẽ cầu kỳ chi
tiết thì người Việt chỉ dùng thước thợ (thước tầm – rui mực, sào mực). Đó là thân
tre bổ đôi dài hơn chiều cao của cột cái, trong lòng máng vạch những ký hiệu

cho phép xác định các khoảng ngang, khoảng đứng và khoảng chảy, từ đó mà ấn
định kích thước của các bộ phận như chiều cao của cột hiên, cột con, cột cái…
Cấu tạo của thước tầm là chung cho mọi nhà, nhưng mỗi thước lại được tính theo
đơn vị mang tính cá biệt là đốt gốc ngón tay út. Thành ra nhà nào thước nấy.
18
Theo phong tục, khi làm nhà mới người Việt phải qua ba lễ quan trọng: lễ
động thổ, lễ cất nóc và lễ cái sào (còn gọi là lễ lạc thành). Ngoài ra còn có các lễ
khác như lễ mượn tuổi, lễ phạt mộc, lễ lên rui mực, lễ an thổ, lễ an cư và lễ tạ tổ
tiên.
Do sự biến động của lịch sử, cùng với sự du nhập của nhiều kiểu kiến trúc
từ nước ngoài, ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh khá đa dạng, phong phú
về kiểu dáng và chất liệu.
4. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều (Khu vực Bắc Trung
Bộ)
4.1. Đôi nét về dân tộc Bru – Vân Kiều
Bru – Vân Kiều là dân tộc đông nhất trong các cư dân nói ngôn ngữ Môn –
Kh’mer ở miền trung Đông Dương. Dân số tính đến năm 2009 là 227.716 người,
hầu hết cư trú ở một số huyện miền núi các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Trong đó, phần lớn lại tập trung ở các huyện Hương Hóa, Gio Linh, Cam Lộ tỉnh
Quảng Trị. Ở Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Bình, người Bru chưa đầy một vạn,
nhưng lại chia thành nhiều nhóm với các tên gọi khác nhau như: Vân Kiều,
Khùa, Tri (hay còn gọi là Tia Ri, Chà Ly, Trúi…), Ma Coong (còn gọi là Măng
Coong, Mong Khoang, Mường Kong…). Ngoài ra còn có một số đáng kể người
Bru – Vân Kiều cư trú ở một số nơi khác.
Người Bru vốn là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát triển. Xưa
kia họ đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào. Sau những biến động của lịch sử diễn
ra hàng thế kỷ, họ đã phải di cư đi các nơi. Một số người đi theo hướng tây bắc
sang Thái Lan. Một bộ phận, có lẽ mang tên là Tri, đi về hướng đông tụ cư ở
Quảng Trị - Việt Nam. Họ dựng làng xung quanh hòn núi Vân Kiều (còn gọi là
Viên Kiều). Về sau, người ta lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng của người

Bru; từ đó đồng bào thường gọi là Bru – Vân Kiều.
19
Trước khi làm quen với nền văn hóa của người Việt và người Lào, người
Bru – Vân Kiều đã tiếp xúc với nền văn hóa của người Chàm và có ảnh hưởng ít
nhiều về mặt ngôn ngữ. Sau này, do sự phát triển của người Việt về phía tây,
đồng thời do quá trình cộng cư với các nhóm người Chứt nên trong văn hóa của
người Bru – Vân Kiều đã có tác động, thâm nhập và ảnh hưởng vào nhau. Văn
hóa của người Bru – Vân Kiều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa của người
Việt và người Lào về ngôn ngữ, trang phục, tôn giáo, đặc biệt là kiến trúc nhà ở.
4.2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Bru – Vân Kiều
Người Bru – Vân Kiều phần lớn sống ở các làng tương đối biệt lập trên
những quả đồi hoặc lưng chừng núi, dọc theo con nước. Các nhà trong làng
thường được sắp xếp theo chiều dài của những đoạn sông, đoạn suối. Có nơi
chúng được bố trí theo hình bầu dục hoặc hình tròn (tiếng Bru: Vil có nghĩa là
làng nhưng đồng thời cũng có nghĩa là hình tròn) xung quanh một ngôi nhà
chung của làng (còn gọi là soong hay khoan).
Người Bru – Vân Kiều có những quy tắc khá nghiêm ngặt trong việc chọn
dựng đất làng (việc chọn đất này được áp dụng với cả việc chọn đất làm nhà).
Chỉ những người chủ đất hoặc tộc trưởng mới được làm nhiệm vụ đó. Tuy nhiên,
khi chọn đất dựng làng cũng như khi chọn đất phát rẫy, người Bru – Vân Kiều
vẫn tin vào sự báo mộng hơn. Dù cho những chỗ đất đã được coi là tốt, nhưng
khi về ngủ, người đó nằm mộng thấy cảnh ăn uống, bồng con, kẻ bế cháu hoặc
thấy lắm người tàn tật… coi đó là điềm gở, hôm sau lại phải đi tìm chọn chỗ đất
khác.
Trong một làng của người Bru – Vân Kiều, cách bố trí các nhà cũng phải
theo một trật tự nhất định, sao cho các cây đòn nóc giữa những cột thờ ma trước,
cột đó không khi nào được thay nên phải là gỗ tốt. Trong khi đào bộng cột, người
20
ta thường lấy một ống nước có ngâm các loại rễ thơm đổ vào đó (gọi là Câu đớ
hay Chai đớ). Nhà dựng xong, trên mỗi chiếc cột được treo một cây đèn sáp

(đăng) to; tộc trưởng lên trước đem theo một ống nước có ngâm trầm kết. Sau
khi khấn vái tổ tiên xong, tộc trưởng đổ nó vào cột thờ ma (t’nông chen), rồi đốt
lửa, nhóm bếp, giữ ngọn lửa cháy liên tục trong ba ngày ba đêm để “của cải
trong nhà sau này luôn luôn được dư dật”. Vào lúc chạng vạng tối của đêm đầu
tiên, tộc trưởng còn lấy một cây nứa con đốt cho héo, đập vào cột nhà làm nổ
thành tiếng để xua đuổi ma dữ. Khi dọn vào ở, người con trưởng trải chiếu gian
buồng khách, người vợ chủ nhà trải chiếu gian buồng ngủ. Chiếu ở gian khách
phải trải thường xuyên.
Nhà của người Bru – Vân Kiều là nhà sàn có hai mái, thường lợp bằng lá
mây hoặc lá cọ (xi la ch’lo). Nhưng cũng có nơi nhà làm kiểu mái tròn. Chiều
dài của ngôi nhà dài, ngắn bao nhiêu tùy thuộc vào số lượng người trong gia
đình, cũng có khi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình: giàu làm
nhà dài rộng, nghèo làm nhà ngắn nhỏ hơn. Song nhà dù dài đến mấy, rộng đến
mấy thông thường cũng chỉ có hai cửa chính, một cửa chủ yếu dành cho nữ, còn
một cửa chỉ dành cho nam và khách nam. Hai bên đầu hồi (bên trên của hai đầu
cây đòn nóc) có những hình trang trí (păm lóm hay pà co) bằng gỗ theo kiểu
sừng trâu hoặc đôi chim, vừa đỡ bị tốc lá, vừa mang tính thẩm mỹ. Cách bố trí
bên trong một ngôi nhà cũng được tuân theo một trật tự nhất định. Kể từ phải
sang trái (theo hướng của ngôi nhà): Buồng đầu tiên là chỗ tiếp khách, góc trong
có cột thờ ma, tiếp đến là các buồng ở theo thứ tự: người già, vợ chồng, con cái
và cuối cùng là gian để đồ đạc. Mỗi buồng cách nhau bởi những tấm liếp; mỗi
buồng lại có một cửa ra vào nhưng không có cánh cửa. Trong nhà thường xuyên
chỉ có một bếp để nấu nướng, về mùa đông có thêm một bếp phụ ở phía gian
khách để cho nam giới và khách nam sưởi.
21
Hằng năm, cứ đến gần vụ thu hoạch, mỗi gia đình đều có sửa chữa hoặc
làm lại những chiếc nhà nhỏ (h’chiap) bên cạnh nhà ở hoặc ngay ngoài rẫy để
chứa thóc.
Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng cơ bản, kiến trúc
nhà của người Bru – Vân Kiều vẫn không thay đổi. Trong tâm thức của họ, ngôi

nhà là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống bao hàm cả giá trị vật chất và
tinh thần. Những giá trị văn hóa ấy sẽ được lưu giữ mãi đến đời sau.
5. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Chăm (Khu vực Nam Trung Bộ)
5.1. Đôi nét về dân tộc Chăm
Dân số Chăm tính đến năm 2009 là 161.729 người và sống tập trung ở các
tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Ngoài ra một bộ phận khác cư trú ở các tỉnh An
Giang, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Do những nguyên nhân
lịch sử, nên sự phân bố của người Chăm hiện nay trên những địa bàn khá xa
nhau. Ở mỗi nơi, điều kiện địa lý và ảnh hưởng qua lại của các dân tộc vốn có
nền văn hóa lâu đời, mỗi khu vực lại hình thành một đặc điểm riêng.
Khu vực sinh sống xa xưa của người Chăm trên địa bàn cư trú hiện nay là
Bình Thuận, nơi có tỷ lệ dân số cao nhất so với các khu vực khác có người
Chăm. Đồng bào ở đó hiện còn duy trì nhiều mặt sinh hoạt kinh tế cổ truyền, bảo
lưu phần lớn các phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo xa xưa… phản ánh đặc trưng
tộc người rõ nét.
5.2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Chăm
22
Nhà ở của đồng bào hầu như có rất ít đặc điểm giống nhà của các cư dân
Malayô – Pôlinêxia. Nói đến nhà ở của người Chăm ở Bình Thuận thì cái nhà
chưa phải là cái đáng quan tâm nhất, mà là một quần thể nhà trong một khuôn
viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn vỡ
của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà
ngắn. Bộ khung của người Chăm ở Bình Thuận khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì
ba cột (không có kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây
đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở
thành vì kèo.
Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác
nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sàn,
nhưng nay sàn rất thấp, gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt
nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho… Với các nhà khách hình thức bố cục này

hầu như vẫn được giữ lại. Khác chăng chỉ là cái hiên của nhà thang yơ được
bưng kín để kê phản, bàn ghế… Đó là nói về nhà người Chăm ở Bình Thuận,
còn nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác.
Nhà người Chăm ở An Giang: Cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng
phất mô hình đồ sộ của nhà thang yơ ở Bình Thuận.
Nhà người Chăm ở Châu Đốc: Khuôn viên của nhà không còn nhiều mà chỉ
có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò và lợn
được làm xa nhà ở. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí
trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An
Giang.
Có thể nói, cùng với các nét văn hóa khác, nghệ thuật kiến trúc nhà ở của
người Chăm đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo rất Chăm.
23
6. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê (Khu vực Tây Nguyên)
6.1. Đôi nét về dân tộc Ê Đê
Người Ê Đê (với số dân là 330.348 người – theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009) là cư dân bản địa lâu đời ở tỉnh Đắc Lắc. Ngoài ra, đồng bào
còn sống ở một số tỉnh như Gia Lai – Kon Tum và miền núi tỉnh Khánh Hòa.
Đồng bào tự gọi mình là Anak Ê Đê (người Ê Đê). Tộc danh này được giải
thích là thuật ngữ chỉ những người sống trong rừng tre (E Te hay Ê Đê) hoặc tộc
danh đó là tên gọi một vị thần tối cao trong tín ngưỡng dân gian là Ate, Die hay
tên gọi chỉ “những người mới đến” từ hang đất Ađrênh ở nam Buôn Ma Thuột
theo truyền thuyết.
Bên cạnh đó, đồng bào còn có tên gọi khác là Ruđê đi đôi với nhiều cách
giải thích khác nhau, nhưng tên gọi này không được ưa thích. Hiện nay, Ê Đê là
tên gọi chính thức của đồng bào.
Với những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, trong
quá trình lịch sử người Ê Đê đã tạo cho mình một cuộc sống vật chất tương đối
ổn định và có nhiều yếu tố đặc thù. Cấu trúc nhà ở của người Ê Đê là một minh
chứng.

6.2. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Ê Đê
Ngôi nhà dài của người Ê Đê là nhà sàn, làm bằng tre gỗ, lợp tranh (gần đây
lợp tôn). Khi nói tới chiều dài thì đồng bào nói tới số lượng dầm ngang (đê)
tương ứng với một đôi cột. Nhà bao nhiêu đê là bấy nhiêu gian. Đáng chú ý là
nhà chỉ có vì cột (gồm cột, dầm, quá giang), không có vì kèo, do đó khung nhà
và mái nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép lại. Đồng bào khoét ngoàm để đặt
đôi xà dọc lên hàng cột cái, quăng quá giang lên đôi xà dọc để dầm ngang và cột
24
ốp vào nhau. Bộ xương mái gồm một lớp kèo giả, những đòn tay, rui, mè và trên
cùng là tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống đè cây
đòn tay chèn giữ phía trên.
Nhà ở của người Ê Đê làm theo hướng Bắc Nam, khác với nhà mồ của họ
dựng theo hướng Đông Tây, mái nhỏ ở hai đầu hồi che cột hiên. Phên dựng hai
đầu hồi thẳng đứng, còn phên ở dọc theo chiều dài nhà thì ngả ra hai bên, nên
nhìn từ xa, ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Nhà có hai cửa, cửa phía trước
dành cho khách và nam giới, cửa sau dành cho phụ nữ. Sát với hiên là sàn,
nhưng sàn khách dài gấp đôi sàn sau. Cầu thang (ê nhan) phía sàn khách: đối với
nhà dân chỉ là một khúc gỗ tròn đẽo bậc; đối với nhà giàu là tấm ván có bậc, đầu
đẽo uốn về phía trước, một chính hai phụ; có khi cầu thang phụ khắc hình ngà
voi thay cho đôi vú đàn bà. Trên sàn khách ở những nhà có thế lực, nuôi voi còn
để hai ghế sàn thẳng từ hai cột sàn nhô lên (kpan adring) cao hơn mặt sàn 0,5m.
Có gia đình còn làm thêm nhà sàn ở phía tây có cầu thang lên xuống dành cho
trai gái ngồi trò chuyện.
Không gian trong nhà theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: Từ cửa chính đi
vào là phần rộng, chiếm 1/3 hoặc 2/5 gọi là gah, phần còn lại gọi là ôk. Gah là
nơi tiếp khách, có bếp cho khách (kpur gah) và là nơi sinh hoạt chung cho cả gia
đình, nơi cúng thần, chỗ ngủ cho con trai chưa vợ, được đặt nhiều đồ vật quý giá.
Gah và ôk được ngăn bởi cột kmek kpăng có khắc hình, trong đó cột phía đông
là cột chủ, bên cạnh kê một phản độc mộc để người đứng đầu gia đình ngồi khi
có hội họp; cột phía tây là cột trống (kmeh hgor), nơi đặt trống cái trên ghế kpan

cao 0,5m, dài 10 đến 20m, ghế của nhạc công ngồi đánh chiêng, đánh trống.
Gầm ghế thường để chiêng, cồng. Sát vách sau hàng cột phía đông là nơi để một
hàng ché. Bên cạnh bếp khách còn có một bếp dùng nấu ăn khi có lễ nghi (kpur
tuk chim). Xưa kia, ở gian gah, nhiều nhà còn có bếp cho trai gái ngồi trò chuyện
25

×