Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo xây DỰNG KHỐI đại đoàn kết TOÀN dân tộc TRONG THỜI kỳ đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa GIAI đoạn 1996 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.78 KB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, một
giá trị tinh thần bền vững, một điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc
Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tới nay, luôn có đường lối và
phương pháp cách mạng đúng đắn, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin - Tư tưởng
Hồ chí Minh, kế thừa truyền thống đại đoàn kết dân tộc, khối ĐĐKDT không ngừng
được củng cố và mở rộng, phát huy được sức mạnh ĐĐKDT với sức mạnh của thời đại.
Đường lối đó đã đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng sâu xa và chính đáng của các tầng
lớp nhân dân, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
Lịch sử cách mạng nước ta hơn 75 năm qua đã chứng minh, trong mỗi giai đoạn cách
mạng, Đảng đều có quan điểm và chính sách đại đoàn kết đúng đắn, ĐĐKDT thực sự là
nguồn sức mạnh và là động lực cách mạnh to lớn, nhân tố có ý nghĩa hàng đầu góp phần
quyết định vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Với đường lối cách mạng đúng đắn,
Đảng đã phát huy cao độ sức mạnh ĐĐKDT làm nên thắng lợi của cách mạng Tháng
Tám năm 1945, xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, giành chính quyền về tay nhân
dân, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH. Với sức mạnh của khối ĐĐKDT dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dẫn tới thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh
thắng chủ nghĩa Thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH.


Bài học được rút ra trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc là: sự nghiệp cách
mạng dù khó khăn đến mấy kể cả khi Tổ quốc lâm nguy, nếu chúng ta biết dựa vào dân,
phát huy sức mạnh ĐĐKDT thì sẽ vượt qua. Trái lại dù thuận lợi bao nhiêu mà quên dân,
coi thường sức mạnh ĐĐKDT, chia rẽ bè phái thì thất bại. Thực tế lịch sử đó càng làm
sáng ngời tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
thành công, thành công, đại thành công”.
Hiện nay công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã
trải qua 20 năm. Chúng ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn, toàn diện có ý


nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng
nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây dựng. CNH, HĐH
đất nước càng đẩy mạnh, sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng xuất hiện
nhiều vấn đề mới nảy sinh. Bên cạnh những cơ hội, chúng ta còn đối mặt những thách
thức lớn, nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến việc xây dựng khối ĐĐKDT
như: sự biến đổi cơ cấu giai cấp, phân hóa giai tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo diễn ra
sâu sắc trong nội bộ nhân dân, các thế lực thù địch bằng “Diễn biến hoà bình”, âm mưu
chia rẽ Đảng với dân tộc, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối ĐĐKDT. Đồng thời chúng còn lợi
dụng tính phức tạp và nhạy cảm của các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền
để kích động chia rẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng, Nhà nước ta kích động
đồng bào dân tộc thiểu số, biểu tình phản đối chính quyền. Những tác động đó đang ảnh
hưởng đến đường lối xây dựng khối ĐĐKDT của Đảng hiện nay.
Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng phải tập hợp được
sức mạnh toàn dân tộc làm nguồn sức mạnh động lực chủ yếu. Hơn nữa trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, vấn đề phát huy sức mạnh ĐĐKDT có bước phát triển mới, với tầm cao mới,


chiều sâu mới so với trước. Đòi hỏi Đảng phải có chủ trương giải pháp để phát huy sức mạnh
tập hợp mọi lực lượng, giai cấp, giai tầng trong xã hội, không chỉ phạm vi trong nước mà cả
người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài để khơi dậy nguồn lực nội sinh tạo thành nguồn sức
mạnh, động lực to lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc nghiên cứu tổng kết quá trình Đảng lãnh
đạo xây dựng khối ĐĐKDT từ 1996 đến 2005 để phân tích lý giải làm rõ căn cứ khoa học
là việc làm cần thiết. Tác giả chọn đề tài:
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ 1996 đến 2005”. Làm
luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, hy vọng góp
phần làm sáng tỏ hơn quan điểm của Đảng về xây dựng khối ĐĐKDT nguồn sức mạnh
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xây dựng khối ĐĐKDT là vấn đề chiến lược trong đường lối cách mạng Việt Nam
của Đảng. Bước vào thời kỳ đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng và phát
huy sức mạnh khối ĐĐKDT là vấn đề lớn luôn được các nhà, lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát thành các nhóm nghiên cứu
sau:
Một là, những nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước được trình bày
trong các bài nói, bài viết tiêu tiểu là các công trình của:
Nông Đức Mạnh (2003), "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước", Tạp chí Cộng sản, (4+5); GS, TS Nguyễn Phú Trọng (2002), "Sự lãnh đạo của


Đảng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc", Tạp chí Cộng sản (3); Phạm Thế Duyệt (2003),
"Thực hiện đại đoàn kết dân tộc và những vấn đề đặt ra cho hệ thống chính trị hiện nay",
Tạp chí Cộng sản, (16); Vũ Oanh (1995), Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện CNH, HĐH đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội…
Các bài viết trên đây đều tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong xây dựng khối ĐĐKDT nhằm tập hợp phát huy sức mạnh của cả cộng đồng
dân tộc vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Nêu bật tầm quan trọng, vai trò to lớn của khối
ĐĐKDT đồng thời nêu ra những chủ trương, giải pháp về xây dựng Đảng và đổi mới hệ
thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo phát huy sức mạnh khối ĐĐKDT.
Hai là, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng và phát huy
sức mạnh khối ĐĐKDT trong thời kỳ mới. Các công trình của: PGS Phùng Hữu Phú
(1995), Chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc trong thời kỳ mới (2004), Nxb CTQG, Hà Nội… Đây là những bài tham luận của
tập thể các nhà khoa học tại cuộc hội thảo về chủ đề "tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh" tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2003. Các bài
tham luận nêu trên đều phân tích làm sáng tỏ tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và sự vận dụng vào xây dựng khối ĐĐKDT hiện nay.

Ba là, các chuyên luận, luận văn của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí. Các công
trình nghiên cứu này tập trung quán triệt quan điểm chủ trương chính sách của Đảng về
xây dựng khối ĐĐKDT, về phát huy vai trò sức mạnh của quần chúng nhân dân, về đổi
mới cơ chế chính sách nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ mới đó là


các công trình nghiên cứu của: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc (2000), “Tăng cường đoàn
kết dân tộc phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới”. Một số kinh
nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb
CTQG, Hà Nội ; PGS, TS Trần Hậu (2004), “Đoàn kết dân tộc một đường lối đúng đắn không
thể phủ nhận”, Lẽ phải chúng ta, NxbCTQG, Hà Nội; PGS, TS Đoàn Ngọc Hải
(2003),“Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc trong giai đoạn mới” Tạp chí Giáo dục Lý luận chính trị - quân sự, (4, 80); Trần
Đình Định (1999), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân thời kỳ đổi mới 1986 - 1999, Luận văn cao học. Học viện chính trị Quân sự.
Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về xây dựng khối
ĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Song những công trình trên là
những tư liệu quý quan trọng để tác giả tham khảo kế thừa khi thực hiện luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ
* Mục đích: Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng củng cố khối ĐĐKDT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở
đó rút ra kinh nghiệm để vận dụng xây dựng, mở rộng khối ĐĐKDT trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ Đảng lãnh đạo xây dựng khối ĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước là một đòi hỏi khách quan.
- Phân tích, trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng xây dựng khối
ĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.



- Làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất những kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn lãnh đạo chỉ đạo của Đảng để vận dụng vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng: Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối ĐĐKDT trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
* Phạm vi nghiên cứu: Đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề lớn được Đảng ta luôn luôn
quan tâm lãnh đạo nhưng đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1996 2005. Tuy nhiên để bảo đảm tính kế thừa có hệ thống luận văn có đề cập đến một số sự
kiện liên quan trước năm 1996.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các văn kiện của Đảng đặc biệt là đường lối và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, về
vai trò của quần chúng nhân dân, về xây dựng mặt trận và khối ĐĐKDT.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lô
gích và sự kết hợp hai phương pháp này, phân tích tổng hợp để dựng lại bức tranh lịch sử,
giải quyết các vấn đề đặt ra trên bình diện khoa học lịch sử Đảng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định tính đúng đắn sáng tạo đường lối của Đảng
về xây dựng khối ĐĐKDT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.


Những kinh nghiệm mà luận văn rút ra từ thực tiễn xây dựng khối ĐĐKDT trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Là sự gợi mở góp phần bổ sung hoàn thiện chủ
trương đường lối của Đảng trong lãnh đạo xây dựng khối ĐĐKDT trong giai đoạn xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Luận văn là tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo.Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 2005
1.1. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là yêu cầu khách quan trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.1.1. Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong lịch sử
dựng nước và giữ nước
Lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam là lịch sử của ông cha ta đã chung lưng đấu cật,
kiên cường dũng cảm, khai sơn phá thạch, chống hạn hán, bão lụt, chống chiến tranh xâm
lược của các thế lực từ bên ngoài. Từ trong cuộc đấu tranh trường kỳ đó đã sớm nảy sinh
và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể và cao hơn nữa là ý thức dân tộc. Ý thức
này đã thấm vào máu thịt của con người Việt Nam và được trao truyền từ thế hệ này sang


thế hệ khác, để tạo thành truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa yêu
nước và đã trở thành một tình cảm tự nhiên.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đã trở thành triết lý nhân sinh:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đất nước Việt Nam, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa. Do điều kiện địa lý tự
nhiên và vị trí quan trọng của mảnh đất này, con người Việt Nam vừa được hưởng sự ưu
đãi của thiên nhiên vừa phải đối mặt với thử thách khắc nghiệt của thiên tai địch hoạ. Để
tồn tại, con người Việt Nam phải nương tựa vào nhau, đùm bọc và đoàn kết với nhau. Chỉ
có đoàn kết đùm bọc che chở lẫn nhau con người mới đủ sức chống lại thiên nhiên khắc
nghiệt. Hơn thế nữa xét về mặt địa - chính trị đất nước Việt Nam lại là địa bàn quan trọng
có vị trí là đầu mối giao lưu Bắc - Nam - Đông - Tây, đất liền với đảo, là mảnh đất màu
mỡ kẻ thù thường xuyên dòm ngó xâm lược. Hoàn cảnh lịch sử đó đặt ra cho dân tộc Việt

Nam phải thường xuyên đương đầu với thế lực xâm lược mạnh hơn ta về kinh tế và quân
sự.
Một dân tộc nhỏ luôn phải đương đầu trước họa xâm lăng của đế quốc tàn bạo, muốn
không bị rơi vào đồng hoá và tiêu diệt thì con người Việt Nam phải ý thức đoàn kết, tự
lực tự cường. Chỉ có đoàn kết tự lực tự cường mới tồn tại và phát triển. Lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó.


Năm 938 Ngô Quyền đã tổ chức đoàn kết chặt chẽ quân dân đánh tan quân Nam Hán
trên sông Bạch đằng, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc mở ra kỷ nguyên độc lập của nước
Đại việt.
Thời Lý, đại đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh vĩ đại đã lập nên những kỳ tích của
quân và dân ta, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) đánh tan quân xâm lược Tống.
Thời Trần, từ sự nghiệp dựng nước, giữ nước phải dựa vào dân nên dân trí phát triển,
nhân tài nảy nở, nơi nơi nhân dân phấn chấn xây dựng cơ đồ, tạo ra sức mạnh vĩ đại của
dân tộc, ba lần liên tục trong hơn 30 năm đánh bại đội quân xâm lược rất hung bạo của đế
quốc Mông Nguyên. Tiêu biểu là Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc, đã nói đi đôi với
làm: “ Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận trên dưới chung sức”, “ khoan thư sức dân để
làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mà tiêu biểu là Hội nghị Diên Hồng
còn vang vọng đến ngày nay.
Thời Lê lợi - Nguyễn Trãi, sức mạnh đoàn kết dân tộc và tài thao lược vẫn được kế
thừa và phát triển. Nét độc đáo là việc sử dụng kỳ diệu sức mạnh của nền văn hiến dân
tộc trong xây dựng và kháng chiến thắng địch, kết hợp đức khoan dung với ĐĐKDT và
tinh thần hòa hiếu với nước ngoài.
Lịch sử dân tộc cũng đã chứng minh về các triều đại bị suy vong trong lịch sử đều do,
mất đoàn kết, chia rẽ bè phái, suy đồi trong triều chính bỏ rơi ngọn cờ dân tộc như: nhà
Hồ và sự phân tranh Lê - Mạc, Trịnh – Nguyễn. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại
lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm phạm” [36, tr.217].



Điểm lại vài nét lớn của lịch sử dân tộc, để nhận rõ tổ tiên ta hàng ngàn năm nay đã
huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân làm động lực cơ bản của sự nghiệp dựng nước và
giữ nước.
Kế thừa truyền thống yêu nước ĐĐKDT, Nguyễn Ái Quốc trên hành trình tìm đường
cứu nước rất quan tâm đến truyền thống yêu nước và vấn đề ĐĐKDT. Người đã bắt gặp
chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy ở đó các quan điểm đoàn kết, liên minh giai cấp, các
vấn đề chiến lược, sách lược về tập hợp lực lượng cách mạng. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã
cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc những luận điểm rất quan trọng về con đường cứu nước
giúp Người từng bước vạch ra đường lối cứu nước và chiến lược đại đoàn kết phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng nhất, có sứ mệnh lịch
sử giải phóng xã hội loài người. Sức mạnh đại đoàn kết trước hết là đoàn kết trong nội bộ giai
cấp vô sản. C.Mác và Ph.Ăngghen khi đề cập lịch sử của giai cấp công nhân thì cùng đồng
thời đề cập đến vấn đề tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế. C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng
lập ra Đồng minh những người cộng sản và soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tuyên
ngôn Đảng cộng sản” đã trở thành cương lĩnh đoàn kết, đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế
giới, nêu ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” [32, tr.646]. V.I.Lênin đã tiếp tục
kế thừa và phát triển tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế của C.Mác, Ph. Ăngghen
phù hợp với thời kỳ lịch sử mới. Ông đã nêu vấn đề đoàn kết những người vô sản với nhân
dân các nước bị áp bức, bóc lột nhằm chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc thành một
khẩu hiệu chiến lược “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Người
chỉ rõ “chỉ có độc một mình đội tiền phong thôi thì không thể thắng nổi. Ném độc một mình
đội tiền phong vào một cuộc chiến đấu quyết định…thì đó không những là điều dại dột, mà


còn là một tội ác nữa” [30, tr.97]. Lênin phân tích tình hình cụ thể và chỉ rõ phải mở rộng
phạm vi đoàn kết để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong và ngoài nước chứ không chỉ trong
nội bộ giai cấp công nhân.
Tiếp thu và phát triển những nội dung tư tưởng đại đoàn kết của chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào cách mạng Việt Nam trong việc hoạch định đường

lối xây dựng khối ĐĐKDT trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối phương pháp cách mạng
đúng đắn dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và
phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng sâu xa và
chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, trong
mỗi giai đoạn và thời kỳ cách mạng, Đảng đều có quan điểm và chính sách đại đoàn kết
đúng đắn. ĐĐKDT đã thực sự là nguồn sức mạnh và động lực cách mạng to lớn nhân tố
có ý nghĩa hàng đầu góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng, trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN.
Thực tiễn của toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc từ khi có Đảng đã chứng minh. Cao
trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 -1931) là cuộc biểu dương lực lượng, cuộc diễn
tập cách mạng của khối liên minh công nông do Đảng lãnh đạo.
Thời kỳ (1936 – 1939), Đảng đã có sự điều chỉnh khá lớn về chiến lược cách mạng và
công tác vận động xây dựng khối ĐĐKDT. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, trước mắt trong
những năm 1936-1939, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận đoàn kết nhân dân rộng rãi
bao gồm các giai cấp, các đảng phái các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ.


Thời kỳ 1939-1945, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp, Nhật gay gắt hơn
bao giờ hết. Vấn đề giải phóng dân tộc đang đặt ra một cách trực tiếp. Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương 6 (11/1939) quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: “Bước đường
sinh tồn của dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác là con đường đánh đổ đế
quốc Pháp chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải
phóng dân tộc” [19, tr.536]. Để tập hợp lực lượng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thành
lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Mặt trận Việt Minh”, không phân biệt
khuynh hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ và tuổi tác nhằm
đánh Pháp, đuổi Nhật. Hồ Chí Minh trong bức thư gửi đồng bào cả nước đã nêu rõ:
Nay cơ hội giải phóng đến rồi muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ có một điều toàn dân
đoàn kết. Hỡi đồng bào! Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.

Chúng ta phải đoàn kết lại để đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian, đặng cứu giống nòi
ra khỏi nước sôi lửa bỏng. Việc cứu nước là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải
kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của
người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng. Toàn thể đồng bào tiến lên! Đoàn
kết thống nhất đánh đuổi Pháp - Nhật [35, tr.197-198].
Như vậy thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 là thắng lợi của đường lối
cứu nước đúng đắn sáng tạo, là thắng lợi của Mặt trận Việt Minh, thắng lợi của khối
ĐĐKDT dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Đảng xác định nhiệm
vụ giải phóng dân tộc vẫn được tiếp tục đặt lên hàng đầu, kẻ thù của cuộc kháng chiến là
thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước. Nhiệm vụ chống phong kiến tuy có


điều kiện thực hiện nhiều hơn so với thời kỳ cách mạng Tháng Tám nhưng vẫn theo tinh
thần rải ra từng bước, tạo điều kiện mở rộng khối đoàn kết dân tộc.
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính là thể
hiện đậm nét tư tưởng ĐĐKDT. Với đường lối đó Đảng đã tổ chức thành một khối thống
nhất, tạo nên thế trận “cả nước đánh giặc”, “mỗi làng là một pháo đài”, “mỗi quốc dân là
một chiến sĩ”. Để tập hợp lực lượng rộng rãi, Đảng chủ trương Mặt trận Việt Minh và
Mặt trận Liên Việt hợp nhất thành một Mặt trận lấy tên là Mặt trận Liên Việt nhằm thu
hút hết thảy mọi lực lượng.
Tại Đại hội mặt trận Việt Minh Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt. Phát
biểu với Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tại Đại hội này, có đại biểu đủ tầng lớp, các
tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có thật là một gia đình tương thân tương
ái, thể hiện khối đoàn kết toàn dân đã phát triển chẳng khác nào rừng cây đoàn kết đã nở
hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai
“trường xuân bất lão” [38, tr.182].
Với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đường lối ĐĐKDT độc đáo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã động viên và tổ chức toàn dân đứng lên kháng chiến chống
thực dân Pháp với một ý chí “kháng chiến nhất định thắng lợi”, với sức mạnh kháng

chiến của toàn dân, đoàn kết triệu người như một, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc phát
triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh giành thắng lợi ngày càng to lớn, đưa đến thắng lợi
Điện biên phủ kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đúng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành bức tượng
đồng xung quanh Tổ quốc dù địch hung tàn đến mức nào, đập đầu vào bức tường đó
chúng cũng phải thất bại” [37, tr.151].


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc, đất nước tạm thời chia làm hai
miền, miền Bắc được giải phóng phát triển đi lên CNXH, miền Nam tạm thời nằm dưới
sự thống trị của chế độ Mỹ Ngụy chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc. Nhưng với
âm mưu xâm lược nước ta từ lâu Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên xoá bỏ hiệp định Giơ ne vơ
tiến hành xâm lược miền Nam nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới
căn cứ quân sự của Mỹ. Toàn thể dân tộc Việt Nam lại tiếp tục cuộc kháng chiến trường
kỳ chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đường lối xuyên suốt của Đảng
là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm mục tiêu chung là (trước mắt) giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đường lối đấu tranh của Đảng được xác định trong
Đại hội Đảng lần thứ III. 1960 là: “ Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh
giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách
mạng dân tộc dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà” [27,
tr.73]. Để mở rộng khối ĐĐKDT, đoàn kết tất cả những người thực sự yêu Tổ quốc, yêu hoà
bình, không phân biệt thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào và quá khứ của họ đã hợp tác với
bên nào, nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh của nhân dân ta chống Mỹ Diệm. Đại hội Mặt
trận Liên Việt toàn quốc họp 9-1955 quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát
biểu tại Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Mặt trận dân tộc thống nhất cần mở rộng
hơn nữa củng cố hơn nữa, đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hoà bình,
không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo, tầng lớp nào” [41, tr.61].
Trong những năm kháng chiến khốc liệt ở miền Nam. Tháng 1-1959 Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 vạch ra con đường phát triển của cách mạng

miền Nam để tập trung lực lượng chống Mỹ Diệm Hội nghị vạch rõ: “Đảng phải đẩy


mạnh công tác dân vận tiến tới thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ Diệm
thật rộng rãi lấy liên minh công nông làm cơ sở, bao gồm tất cả những lực lượng yêu
nước ở miền Nam tranh thủ mọi người có thể tranh thủ được, ngay cả những phần tử có
khuynh hướng chống Mỹ Diệm trong chính quyền đối phương” [46, tr.120].
Theo tinh thần đó, sau phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam, ngày 20-121960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Mặt trận chủ
trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp các dân tộc, các đảng phái, các
đoàn thể, các tôn giáo và các nhân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị nhằm
đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc
Mỹ thực hiện độc lập, dân chủ hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc.
Mặt trận dựa chắc vào khối liên minh công nông, phát triển lực lượng ngày càng sâu rộng
trong quần chúng cơ bản của cách mạng ở cả thành thị và nông thôn, ở cả đồng bằng và
miền núi. Trên cơ sở đó tranh thủ tất cả người nào có thể đoàn kết, nhằm phân hoá triệt
để và cô lập cao độ kể thù, tập hợp lực lượng toàn dân tộc chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai của chúng.
Trên cơ sở đường lối kháng chiến chống Mỹ đúng đắn, sáng tạo dựa vào sức mạnh
của khối ĐĐKDT thông qua các tổ chức Mặt trận như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ
và hoà bình Việt Nam đã phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp, đã quy tụ mọi lực lượng
và cá nhân yêu nước trong dân tộc góp phần to lớn vào việc đánh thắng hoàn toàn đế
quốc Mỹ xâm lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ
quốc.


Điểm lại chặng đường lịch sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta trong quá trình dựng
nước, giữ nước, cũng như trải qua hai cuộc đấu tranh thần thánh của dân tộc chống hai đế
quốc to Pháp và Mỹ càng làm nổi bật sức mạnh của nhân tố ĐĐKDT, một động lực chủ
yếu phát triển của cách mạng Việt Nam. Truyền thống đó được Đảng phát huy cao hơn

nữa trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
1.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh là động lực chủ yếu thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Cách mạng có nhiều động lực nhưng động lực chủ yếu là đại đoàn kết toàn dân. Đảng
xác định: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,
ĐĐKDT là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời Đảng ta khẳng định ĐĐKDT là nguồn sức mạnh, là
động lực chủ yếu để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Sự khẳng định đó được dựa trên
những căn cứ sau:
Căn cứ vào đặc điểm con đường đi lên CNXH ở nước ta. Con đường đi lên CNXH ở
nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Nước ta quá độ lên
CNXH từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu,
kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến; đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh
ác liệt tàn phá, thiên tai bão lụt liên miên. Vì vậy xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN
tạo ra sự chuyển biến về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn,
phức tạp và trải qua thời kỳ lâu dài. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra cuộc
đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, giữa các nhân tố XHCN đang phát sinh với
yếu tố phi CNXH cản trở. Cuộc đấu tranh giai cấp đấu tranh giữa hai con đường XHCN
và TBCN diễn ra trong điều kiện mới, nội dung giai cấp và nội dung dân tộc gắn kết với


nhau bằng những hình thức mới. Đồng thời hiện nay sự nghiệp cách mạng nước ta đứng
trước nhiều thời cơ, vận hội nhưng cũng không ít khó khăn cả những khó khăn mới xuất
hiện khi đẩy mạnh CNH, HĐH, cả khó khăn trở ngại do những yếu kém hiện nay và tàn
tích từ trước, cả những khó khăn trong nước và những tác động bất lợi từ bên ngoài. Từ
đặc điểm đó, Đảng nhấn mạnh: Nước ta căn bản vẫn là nước nông nghiệp, điểm xuất phát
kinh tế thấp, khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với các nước trên thế giới còn
rất lớn, đất nước đi lên CNXH trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu
chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Đây là nhiệm vụ
nặng nề khó khăn, chỉ có phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động được các nguồn

lực, động viên được sức mạnh toàn dân, cả nguồn lực vật chất và tinh thần của các giai cấp,
tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn.
Căn cứ vào nhiệm vụ CNH, HĐH ở nước ta. CNH, HĐH là một cuộc cách mạng làm
biến đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải đầu tư nhiều trí tuệ,
sức người, sức của. Chỉ có huy động sức mạnh và khả năng sáng tạo to lớn của toàn dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý có hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước
thì mới bảo đảm thắng lợi.
CNH, HĐH theo quan niệm của Đảng là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và
phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Đối với nước ta CNH, HĐH là
cải biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp. Đây là quá trình đầy
khó khăn gian khổ, đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng, mọi nguồn lực của toàn dân, của
mọi thành phần kinh tế, phát huy tối đa các nguồn lực, động viên cao nhất sự nỗ lực và sáng


tạo của mọi người dân ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài. Phải làm cho
mọi người, mọi nhà, mọi thành phần kinh tế, coi đây là cơ hội để đem hết sức lực, tài năng,
của cải để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vào phát triển kinh tế đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước.
Trước đây, trong mô hình công nghiệp hoá kiểu cũ, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực
hiện CNH, HĐH. Ngày nay ngoài Nhà nước và kinh tế nhà nước còn có các chủ thể khác
là tư nhân và kinh tế tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài. Một chủ thể thực hiện CNH, HĐH đất nước đặc biệt quan trọng là người dân
trong xã hội trên cương vị công tác, làm việc của mình. Đó là công nhân, nông dân, trí
thức, công chức, viên chức, công an, quân đội …. trên cơ sở này mọi nguồn lực của xã
hội đều có khả năng huy động cho quá trình CNH, HĐH đất nước, chính vì vậy CNH,
HĐH đất nước là sự nghiệp của toàn dân.
CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, có liên quan trực
tiếp đến tâm lý, lối sống của mọi người, đến hoạt động của mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,

văn hóa, khoa học công nghệ cao gắn liền với thị trường trong nước và trên thế giới với
sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của các thành phần kinh tế, sức mạnh thời đại. Những
nhân tố đó nếu được huy động khai thác là một trong những vấn đề quyết định thành bại
của công cuộc đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Chính vì vậy Đại hội VIII chỉ rõ: “CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo” [12, tr.85].
Căn cứ vào tiềm năng, yếu tố nội lực của dân tộc ta. Đất nước ta có hơn 80 triệu người
đó là những chủ thể của sự nghiệp đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước, mà còn là một


nguồn vốn phong phú, đa dạng có khả năng tái sinh lớn nhất. Đó là vốn quý nhất trong mọi
nguồn vốn. Đội ngũ lao động của Việt Nam gắn với đất đai, tài nguyên, lực lượng sản xuất,
với khoa học công nghệ, khoa học quản lý hiện có sẽ là một nguồn nhân tài vật lực hết sức
phong phú trong đó lực lượng mạnh nhất là trí tuệ và tài năng tiềm năng của đất nước ta.
Con người Việt Nam vốn thông minh sáng tạo, cần cù, giàu lòng yêu nước, nhân ái vị
tha lại có đường lối hoà hợp ĐĐKDT của Đảng và nhà nước ta sẽ là lực lượng hùng hậu
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CNH, HĐH.
Xuất phát từ đặc điểm trên để khối ĐĐKDT trở thành nguồn sức mạnh và động lực
chủ yếu đường lối xuyên suốt của Đảng đều xuất phát từ vai trò sức mạnh của quần
chúng nhân dân.
Thực tiễn đã chứng minh những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng luôn luôn
nhấn mạnh vai trò của quần chúng nhân dân, bài học kinh nghiệm được rút ra tại Đại hội
lần thứ VI: “Trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “ lấy dân
làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [10, tr.29]. Đồng
thời Đảng luôn phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của
nhân dân làm suy yếu sức mạnh của Đảng. Đại hội đã xác định phương hướng cơ bản của
chính sách kinh tế, xã hội trong những năm tới, trong đó thể hiện đậm nét tư tưởng đại đoàn
kết, tư tưởng đó được thể hiện rõ trong các chính sách về phát triển kinh tế. Đại hội VI nhấn
mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực
sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự

giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố
quan hệ sản xuất XHCN” [10, tr.47].


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH đã rút ra các bài học kinh nghiệm lớn trong đó có bài học: “Sự
nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là
người làm nên thắng lợi lịch sử” và bài học: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn
kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế” [18,
tr.5]. Cương lĩnh xác định một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là phải thực hiện chính
sách ĐĐKDT, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII rút ra bài học:
“Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc”.
Một lần nữa Đại hội khẳng định : “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân
và do nhân dân” [12, tr.73]. “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân
dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng
ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn thử thách mà
công
cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay” [12, tr.83].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã tổng kết bài học 15 năm đổi mới, đây là Đại hội
mở đầu cho thế kỷ XXI, một chặng đường lịch sử mà trong đó đất nước ta sẽ hoàn thành
nhiệm vụ CNH, HĐH đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Đại hội chỉ ra con đường để
xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN là phát huy sức mạnh toàn dân tộc
tiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Với đường lối đó Đảng muốn khẳng định
con đường phát triển của đất nước phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, cũng như trước


đây Đảng từng kêu gọi “mang sức ta mà giải phóng cho ta”, mặt khác cũng khẳng định nhân
dân ta đủ điều kiện gánh vác sự nghiệp trọng đại ấy. Đại hội IX khẳng định:

Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn
kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội [13, tr.123].
Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng ĐĐKDT, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá IX đề ra
nhiệm vụ quan trọng: củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Với đường lối đó Đảng đã huy động tối đa mọi nguồn lực, sức mạnh của toàn dân, của cả
cộng đồng dân tộc biến khối ĐĐKDT thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước. Ý chí của
Đảng, của dân chỉ có thể thực hiện bằng sức mạnh của khối ĐĐKDT. Do đó, xây dựng củng
cố khối ĐĐKDT là yêu cầu khách quan của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

1.2. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.1. Quan điểm và chính sách của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kêt toàn dân tộc trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc


Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc là đường lối chiến lược cơ
bản lâu dài.
Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX và thành quả của công cuộc
đổi mới ổn định kinh tế - chính trị xã hội, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế hiện
nay đều có vai trò quyết định của sức mạnh khối ĐĐKDT. Phát huy sức mạnh khối ĐĐKDT
không phải là sách lược nhất thời mà là một chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc là đường lối chiến lược cơ
bản, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Đường lối này là kết quả của sự tiếp thu truyền thống
đoàn kết trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ

Chí Minh khẳng định:
“Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính
sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” [39, tr.438].
Để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến thành công tranh thủ cơ hội đưa đất nước vượt
qua nghèo nàn, lạc hậu, có vị trí xứng đáng trong thế giới văn minh của loài người chúng
ta không có cách nào khác là phải dựa vào nội lực của chính mình phải phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của đất nước và con người Việt Nam.
Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc dựa trên trên cơ sở
thực hiện đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Đây là quan điểm của Đảng thể hiện sự cởi mở rộng rãi và chính sách nhất quán sự tin
cậy của Đảng ta đối với người Việt Nam và cộng đồng xã hội. Đại hội IX của Đảng chủ
trương:


Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp tầng lớp, thành phần kinh tế
mọi giới, mọi lứa tuổi mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng,
người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc
Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài [13, tr.123].
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, lắng nghe, đón nhận những thái độ, cử chỉ hành
động hợp pháp thật sự chân thành của các tầng lớp nhân dân, của những ai quan tâm đến
vận mệnh, tiền đồ của dân tộc. Đó cũng là thể hiện sự chân thành, tin tưởng của Đảng ta
vào tình cảm, tư tưởng và tài năng của mọi lực lượng của dân tộc hướng vào mục tiêu
độc lập dân tộc và thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Như vậy đối tượng ĐĐKDT được Đảng xác định không ngừng mở rộng biên độ của
sự tập hợp lực lượng, thu hút rộng rãi mọi giai tầng xã hội, bao gồm tất cả mọi người dân
đất Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu
nước ghét giặc”, do đó Hồ Chí Minh căn dặn “phải tránh hết sức để họ ở ngoài Mặt trận”,
“miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng…có lòng trung thành với Tổ quốc”, “không
được bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phục vụ quốc gia” Hồ Chí Minh nói “bất kỳ ai thật

thà tán thành hoà bình, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta,
bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [39, tr. 438].
Đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh cả cộng đồng dân tộc trên cơ sở thống nhất
mục tiêu, lợi ích căn bản.
Đại hội IX: "Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí
tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất vì dân giàu


nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng" [13, tr.123]. Quan
điểm của Đảng chỉ rõ cơ sở của khối ĐĐKDT đó là lợi ích tối cao của đất nước, của dân
tộc tìm ra những điểm tương đồng, tìm được tiếng nói chung đó vừa là điểm xuất phát,
vừa là vấn đề trung tâm của đoàn kết toàn dân. Quan điểm của Đảng nhằm thức tỉnh tinh
thần dân tộc lành mạnh, tích cực trong mỗi con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu
nước và lòng tự hào dân tộc, khẳng định sức mạnh truyền thống, giá trị văn hoá, dân tộc
như một nguồn động lực to lớn để phát triển. Yêu nước, đoàn kết xây dựng bảo vệ đất
nước đã trở thành triết lý sống của dân tộc. Phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự lực, tự
cường và lòng tự hào dân tộc trong giai đoạn hiện nay vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của quá trình củng cố và phát triển khối ĐĐKDT.
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được xây dựng và phát huy trên cơ sở của sự kết hợp
đúng đắn và giải quyết hài hoà các lợi ích giữa các dân tộc, các giai cấp, các tôn giáo,
các cộng đồng xã hội khác, trước hết là lợi ích kinh tế và tiếp đó là lợi ích chính trị và các
lợi ích đa dạng khác. Thực chất của sự kết hợp và giải quyết hài hoà thoả đáng các lợi ích
là quá trình phát hiện những điểm tương đồng, thống nhất về lợi ích cũng như mâu thuẫn
giữa các nhu cầu và lợi ích khác sẽ tạo nên động lực cơ bản cho sự liên minh và phát triển
xã hội. Khối đại đoàn kết dân tộc của đất nước ta dựa trên nền tảng vững chắc của khối
liên minh công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kết
hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Vì vậy trong xã hội ta, giữa các dân tộc,
các giai cấp, tôn giáo, các thành phần xã hội có sự thống nhất về lợi ích căn bản.
Phát huy sức mạnh ĐĐKDT dựa trên cơ sở lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ
bản của nhân dân lao động, nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích đa



dạng, phức tạp trong đó lấy lợi ích chung tối cao của dân tộc để thực hiện ĐĐKDT là chủ
trương nhất quán của Đảng ta.
Đại đoàn kết toàn dân phải trên cơ sở tôn trọng những điểm khác nhau không trái
với lợi ích của dân tộc.
Đảng ta xác định trong đường lối xây dựng khối ĐĐKDT phải lấy mục tiêu “Giữ
vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX chủ trương:
Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc vì dân
giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc
cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi
mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai [20, tr. 13].
"Điểm tương đồng" hiện nay là "giữ vững độc lập thống nhất" tất cả những ai nhất trí
với mục tiêu này chúng ta có thể đoàn kết và như vậy xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân
biệt đối xử về quá khứ đây là tư tưởng khoan dung vốn là truyền thống của ông cha và là
nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc xoá bỏ định kiến lúc này là cần thiết để
đoàn kết, tập hợp lực lượng rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Quan điểm của Đảng ta thể
hiện sự nhất quán trong xây dựng khối ĐĐKDT phá bỏ những nghi ngờ, định kiến của
nhiều người, phê phán những quan điểm xuyên tạc, chính sách đại đoàn kết sáng tỏ của
Đảng. Tuy nhiên quan điểm của Đảng mở rộng đối tượng đoàn kết nhưng cũng nêu ra
tiêu chí, nguyên tắc để giữ vững khối đại đoàn kết đó. Nghị quyết 07 Bộ Chính trị 17-111993 chỉ rõ: “Đoàn kết mọi người Việt Nam tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu
giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu sớm


×