Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.9 KB, 68 trang )

Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh
Học viện chính trị – hành chính khu vực I
Vũ đức yêm
Luận văn tốt nghiệp
Cao cấp lý luận chính trị-hành chính
Vai trò của doanh nghiệp nhà nước
tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Lớp : Cao cấp lý luận chính trị – Hành chính B115


Hà Nội, tháng 6 năm 2011
Mục lục
Trang
Mở đầu 2
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 5
1.1. Doanh nghiệp nhà nước. 5
1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. 10
Chương 2: Thực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 19
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của
các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh. 19
2.2. Thực trạng hoạt động và vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng
Ninh những năm qua. 24
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của doanh
nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. 45
3.1. Quan điểm, phương hướng tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò của
doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công


nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. 46
3.2. Giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò của doanh
nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước hiện nay. 50
Kết luận 61
Danh mục tham khảo 63
ii

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, với sự nỗ
lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân; nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt
cao; năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 650USD; năm 2007 GDP
bình quân đầu người đạt 715 USD; năm 2008 GDP bình quân đầu người
đạt 960 USD; năm 2009 GDP bình quân đầu người đạt 1.000 USD và năm
2010 GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD (10.Tr 64; 24. Tr 64). Nhờ
đó, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, hệ
thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày được củng cố và tăng
cường, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng – An ninh được giữ vững.
Trong thành quả chung đó doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng
góp to lớn "Đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm
thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện
được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng thế và lực
của đất nước".
Bên cạnh những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội, doanh nghiệp nhà nước cũng bộc lộ những vấn đề cần giải quyết như:
Hậu quả sản xuất kinh doanh, vai trò chủ đạo, nòng cốt, cơ cấu ngành
nghề nhất là sau sự kiện của tập đoàn Vinasin. Định hướng trong thời
gian tới "là nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, xây dựng một

số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò
chi phối. Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và
tổng công ty nhà nước để doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nòng
cốt của kinh tế nhà nước".
ở Quảng Ninh, kinh tế nhà nước, mà trong đó các doanh nghiệp nhà nước đã có
nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Các doanh nghiệp nhà
nước tỉnh vẫn tiếp tục duy trì được vai trò của mình trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mức đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào
GDP của tỉnh năm 2005 đạt 8,276 nghìn tỷ đồng chiếm 65,95 %, năm 2006 đạt 8,938
nghìn tỷ đồng chiếm 71,23%, năm 2007 đạt 9,653 nghìn tỷ đồng chiếm 76,92%, năm
2008 đạt 10,425 nghìn tỷ đồng chiếm 83,07%, năm 2009 đạt 11,25 nghìn tỷ đồng
chiếm 92,08%. Năm 2010 đạt 12,56 nghìn tỷ đồng chiếm 96,45%.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự
tháo gỡ được khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh kém, hiệu quả còn
thấp. Do đó hầu hết các doanh nghiệp này chưa khẳng định rõ nét được vị trí, vai trò
chủ đạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Vì vậy để
góp phần làm rõ “Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tôi chọn vấn đề trên làm đề
tài của luận văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là vai trò của doanh nghiệp nhà nước
tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp nhà nước đang
hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của
doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước để đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát

2
huy vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian tới.
Nhiệm vụ của luận văn :
- Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của doanh nghiệp nhà
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp nhà nước
tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới,
phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong
những năm tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, tổng kết thực
tiễn, thống kê, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin và số liệu…
5. kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chương 2: Trực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 2000 đến nay.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao Vai trò của doanh
nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
3
- Kết luận.

- Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về vai trò
của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.1. doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
Khái niệm doanh nghiệp nói chung bắt nguồn từ tiếng Pháp “
entrendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay “ hoạt động”. Do đó một nhà doanh
nghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầu
một công việc kinh doanh nhỏ.
Một trong những định nghĩa đầy đủ về nhà doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:
- Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn.
- Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên liệu thô và nhân lực và trước
đây bị coi là vô ích.
- Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kỹ thuật mới.
- Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng suất thấp tới khu vực
sản xuất hiệu quả hơn.
- Có phương pháp tìm kiếm và đáp ứng lại những nhu cầu chưa được thoả
mãn và các đòi hỏi của khách hàng.
Theo Maleol Gillis, doanh nghiệp nhà nước được xác định theo 3 tiêu chuẩn:
- Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp, hoặc nếu không thì
Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanh
nghiệp theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức Ban quản lý doanh nghiệp.
4
- Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ bán cho công
chúng hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước khác.
- Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thu – chi trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp thiếu điều kiện thứ nhất thì đó là doanh nghiệp tư nhân,

thiếu điều kiện thứ hai hoặc điều kiện thứ 3 thì một tổ chức của Chính phủ
không được coi là doanh nghiệp nhà nước mà là cơ quan công cộng.
Theo V.V Ramandham, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức trong đó
hỗn hợp những yếu tố “công ích” và những yếu tố “doanh nghiệp”.
Những yếu tố “công ích” là:
- Những quyết định về kinh doanh và hoạt động do các tổ chức đảm
nhận, tiêu chí quan trọng trong các quyết định không chỉ là kết quả tài chính.
- Lợi nhuận là của công chứ không thuộc một nhóm tư nhân nào.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước xã hội, điều đó không có nghĩa
giản đơn chỉ là các nhà quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước quyết
định của họ, mà doạnh nghiệp nói chung phải chịu trách nhiệm trước xã hội.
Những yếu tố “ doanh nghiệp” là:
- Doanh nghiệp có thể tồn tại về mặt tài chính một cách dài hạn và hoạt
động theo nguyên tắc thị trường.
- Giá cả phải được thiết lập trên cơ sở chi phí, yêu cầu này xuất phát từ
đòi hỏi giá cả phải bù đắp được toàn bộ chi phí. Khả năng tồn tại về mặt tài
chính và mối quan hệ giữa cá thể, chi phí những yếu tố phân biệt doanh nghiệp
nhà nước với các hoạt động công ích.
ở Việt Nam, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước được trình bày trong
Luật Doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 30/4/1995. Điều I của luật quy
định:“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành
lập các tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm
5
thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do Nhà nước quản lý. Doanh
nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở trên lãnh thổ Việt
Nam” (14, Tr.63).
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nêu rõ:
“Doanh nghiệp nhà nước nói chung có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiến bộ,

kinh doanh có hiệu quả, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, lấy lãi suât
sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả
của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm
tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích… Bên cạnh
những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước
nắm đa số hay tỷ lệ cổ phần chi phối” (6.Tr.63).
ở đây cần hiểu rõ cổ phần chi phối của Nhà nước trong doanh nghiệp đó là:
- Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nước
nắm giữ không dưới 50% vốn.
- Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu của
Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước.
Dựa trên quan niệm về doanh nghiệp nhà nước có thể phân loại doanh
nghiệp nhà nước theo các góc độ về mức độ sở hữu, mục tiêu kinh tế - xã hội.
* Xét theo mức độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có hai loại:
- Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà
nước.
- Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà
nước giữ một phần sở hữu nhất định (tuỳ theo quy định cụ thể).
* Xét theo mục tiêu kinh tế – xã hội doanh nghiệp nhà nước có hai loại:
6
- Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (hoạt động công ích).
- Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước
chia làm hai loại, xét theo mục tiêu kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước
hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nước
hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà
nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

* Xét theo góc độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có 4 loại:
- Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước.
- Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà
nước sở hữu trên 50 % vốn điều lệ.
- Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu
của Nhà nước ít gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
- Loại doanh nghiệp nhà nước mà trong đó Nhà nước không có cổ phần
chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp
theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp.
* Xét theo phân cấp quản lý hành chính, doanh nghiệp nhà nước được
chia làm 2 loại:
- Doanh nghiệp nhà nước Trung ương (Bộ quản lý).
- Doanh nghiệp nhà nước địa phương (Tỉnh, Thành phố quản lý).
1.1.3. Đặc trưng của doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được
Nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động
công ích. Doanh nghiệp chỉ là chủ thể quản lý, sử dụng vốn tài sản và phải chịu
trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn mà Nhà nước giao.
7
Thứ hai: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do các cơ quan, bộ
máy Nhà nước địa phương thành lập, tổ chức quản lý và thực hiện các mục tiêu
mà Nhà nước giao, Chính phủ ủy quyền cho ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyết
định thành lập doanh nghiệp nhà nước, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, các Phó
Giám đốc và kế toán trưởng. Nhà nước ban hành các khung pháp lý, các cơ chế
chính sách để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập, tự chủ sản xuất
kinh doanh, đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tổ chức sản xuất, thực
hiện pháp luật, chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước tại các doanh
nghiệp.
Để đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh cơ sở vật chất đủ mạnh, có tiềm lực

kinh tế bao trùm và do đó phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện các doanh
nghiệp nhà nước chuyên thực hiện các chức năng xác định:
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyên thực hiện chức năng kinh
doanh thì phải hạch toán lỗ lãi rõ ràng, nếu có lợi nhuận thì tiếp tục mở rộng sản
xuất kinh doanh, tăng cường quy mô. Nếu kinh doanh thua lỗ nhiều năm, khả
năng thanh toán các chi phí sản xuất không còn thì phải giải thể hoặc làm thủ tục
phá sản theo luật hiện hành.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyên hoạt động công ích, cung ứng
dịch vụ công cộng theo chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh thì phải sản xuất, cung ứng dịch vụ theo chỉ
tiêu pháp lệnh, giá cả sản phẩm hoàn toàn do Nhà nước ấn định. Nhiều hàng hoá
dịch vụ phải cung ứng cho xã hội theo giá đặc biệt, mà Nhà nước phải hỗ trợ ngân
sách, cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động. Do
vậy phải áp dụng biện pháp hạch toán kinh doanh đặc biệt với các doanh nghiệp
này.
8
Thứ ba: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm
vi số vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, tức là Nhà nước không còn bao
cấp như trước đây mà các doanh nghiệp nhà nước phải tự bù đắp những chi phí, tự
trang trải mọi nguồn vốn, đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã
hội như các công ty doanh nghiệp tư nhân khác. Sau khi được thành lập doanh
nghiệp nhà nước trở thành chủ thể kinh doanh độc lập, có tài sản riêng, có trụ sở
giao dịch và con dấu riêng. Do đó doanh nghiệp nhà nước được tham gia đầy đủ
các quan hệ kinh tế, quan hệ pháp luật như các pháp nhân khác trong xã hội.
Như vậy, đặc trưng thứ nhất giúp ta phân biệt doanh nghiệp nhà nước với
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đặc trưng thứ 2 và thứ 3
giúp ta phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tự tổ chức quản
lý hoặc đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.1. Nhận thức chung về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong
nền kinh tế thị trường
Trên thực tế không có một cơ sở lý luận chung nào về vai trò của doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp cho mọi nền kinh tế, tuy nhiên chúng ta
có thể xem xét vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong ba mối quan hệ sau đây:
- Doanh nghiệp nhà nước trong mối quan hệ với mục tiêu, chính sách,
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
- Tương quan của doanh nghiệp nhà nước trong các giải pháp, công cụ kinh tế
mà nhà nước lựa chọn để điều tiết thúc đẩy và thực hiện chiến lược kinh tế .
- Tương quan của doanh nghiệp nhà nước với hệ thống doanh nghiệp của
toàn bộ nền kinh tế.
9
Trong ba quan hệ này, quan hệ thứ nhất quy định vai trò của doanh nghiệp
nhà nước trong những giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, vai trò của
doanh nghiệp nhà nước có thể thay đổi, tăng hoặc giảm tuỳ theo chính sách,
chiến lược phát triển kinh tế. Trong hai mối quan hệ sau, vai trò của doanh
nghiệp nhà nước được đặt trong tương quan của việc chọn lựa phương pháp trực
tiếp hay gián tiếp để điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế và ưu thế của các doanh
nghiệp nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ so với hệ thống doanh
nghiệp tư nhân. Do vậy, có thể hiểu vai trò của các doanh nghiệp nhà nước có
tính quy định lịch sử cụ thể.
Đối với Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước được xem xét trên 3
phương diện cơ bản sau:
Thứ nhất, vai trò về kinh tế:
Với một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề quyết định là tạo dựng
được cơ sở kinh tế cho sự hình thành và xác lập chủ nghĩa xã hội như một
phương thức sản xuất. Trong mô hình cũ, kinh tế xã hội chủ nghĩa được quy về
kinh tế nhà nước và kinh tế nhà nước lại có nội dung bao trùm và quyết định là

hệ thống kinh doanh nhà nước, tức là hệ thống kinh doanh quốc doanh hay hệ
thống doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một phạm
vi nhất định, được quy về phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở nền kinh tế nhiều
thành phần, đã có sự thay đổi căn bản. Kinh tế nhà nước là một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của kinh
tế nhà nước. Do đó, trong nền kinh tế nhiều thành phần, sự phát triển tổng hoà sẽ
tạo ra một động lực về nhiều mặt để phát triển kinh tế - xã hội. ở một ý nghĩa
nhất định, là đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới hệ thống kinh doanh của toàn bộ
10
nền kinh tế. Sự đổi mới này mang lại một vai trò mới cho mỗi bộ phận khác
nhau của nền kinh tế, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.
Trên thực tế, để thực hiện chiến lược tăng tốc, rút ngắn và tạo dựng cơ sở
kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước tất yếu phải lựa chọn giải pháp
phát triển doanh nghiệp nhà nước, việc lựa chọn này không hề mang tính chủ
quan mà có sự quy định của bản thân nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước có hai
ưu thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ của sự phát triển:
Một là, ưu thế về quy mô tập trung sản xuất (khả năng huy động vốn, khả
năng tham gia vào thị trường thế giới).
Hai là, ưu thế với sức mạnh dựa vào quy mô tập trung sản xuất kinh doanh,
chuyển giao công nghệ hiện đại,… Điều này đồng thời làm cho các doanh nghiệp
nhà nước trở thành đối tác chính với các nhà đầu tư nước ngoài. Các ưu thế này
có thể quy về các điểm chung đó là: Tập trung vốn, tập trung sản xuất, chuyển
giao công nghệ và hội nhập với các nền kinh tế thế giới. Với những vấn đề này,
khiến cho doanh nghiệp nhà nước trở thành một yếu tố quyết định trong con
đường phát triển phi cổ điển của chiến lược phát triển tăng tốc, rút ngắn.
Mặt khác, đối với các nước đang phát triển trong quan hệ với cơ chế điều
tiết của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn có một vai trò đặc biệt. Thông
thường ở một nền kinh tế thị trường hiện đại của các nước công nghiệp, doanh
nghiệp nhà nước có một vai trò không lớn với tư cách là một công cụ can thiệp

trực tiếp của Chính phủ vào nền kinh tế. Nhưng đối với những nền kinh tế đang
trong bước chuyển sang kinh tế thị trường, hệ thống doanh nghiệp còn kém phát
triển, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ bé, các quan hệ vĩ mô
còn yếu ớt thì doanh nghiệp nhà nước với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao,
… là những công cụ trực tiếp quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực trong
nền kinh tế, làm thay đổi cơ cấu nền sản xuất xã hội và định hướng cho sự phát
triển của nền kinh tế.
11
Tuy nhiên, bên cạnh ưu thế trên khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng có
những nhược điểm so với doanh nghiệp tư nhân. Đó là khả năng cạnh tranh có
thể kém hơn do kinh doanh kém hiệu quả hơn. Chính nhược điểm này quy định
phạm vi cũng như quy mô của doanh nghiệp nhà nước và sự thay đổi cơ cấu của
bản thân kinh tế Nhà nước. Do kinh doanh kém hiệu quả nếu khu vực doanh
nghiệp nhà nước mở rộng bao trùm toàn bộ nền kinh tế, nó sẽ mang lại cho nền
kinh tế tính chất trì trệ, nặng nề. ở một khía cạnh nào đó việc mở rộng phạm vi
của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ kèm theo với hai hiệu ứng đó là bóp méo
thị trường và tăng tính áp đặt chủ quan.
Như vậy, một cơ cấu hợp lý của nền kinh tế thị trường hỗn hợp là sự kết
hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, mà đặc biệt là giữa khu vực doanh
nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân. Sở dĩ trong thời kỳ quá độ
của sự phát triển, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo bởi vì sự phát
triển của nó là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ, trực tiếp cho bước chuyển nền kinh tế
chậm phát triển sang phát triển hiện đại một cách rút gắn. Hơn nữa, nó là công
cụ phân bổ hữu hiệu các nguồn lực trong nền kinh tế, khi mà các quan hệ vĩ mô
của kinh tế thị trường chưa phát triển trong một nền kinh tế chậm phát triển.
Điều này có nghĩa là vai trò doanh nghiệp nhà nước gắn với sự phát triển hơn là
việc trực tiếp tạo ra giá trị, tạo gia thu nhập trực tiếp.
Với vai trò phát triển, doanh nghiệp nhà nước trợ giúp cho khu vực doanh
nghiệp tư nhân đi vào các lĩnh vực kinh tế mới và chuyển giao cho khu vực tư
nhân nhiều lĩnh vực kinh doanh của mình. Cùng với quá trình phát triển, sẽ diễn

ra quá trình thay đổi phương pháp điều tiết trong cơ chế quản lý của Nhà nước
đối với nền kinh tế và thay đổi cơ cấu trong kinh tế nhà nước: Chuyển từ việc
dùng công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp, chuyển Nhà nước từ công nghiệp
sang nhà nước tài chính.
Thứ hai, vai trò về chính trị.
12
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, doanh nghiệp nhà nước có ý
nghĩa chính trị đặc biệt. Với vai trò là công cụ thực hiện các chủ trương, chính
sách của cả hệ thống chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế hệ
thống các doanh nghiệp nhà nước cung cấp cho Nhà nước một cơ sở kinh tế để
Nhà nước trở thành một lực lượng chi phối trực tiếp đối với bộ phận kinh doanh
tư nhân. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển, doanh nghiệp nhà
nước là bộ phận tạo thành nền tảng của kinh tế nhà nước. Nó cung cấp nguồn
lực chính, chủ yếu cho hoạt động của Nhà nước, đồng thời là công cụ trực tiếp
hữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực
hiện có hiệu quả những chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do
Đảng cộng sản và Chính phủ đề ra. Trong quan hệ với công tác quốc phòng - an
ninh các doanh nghiệp nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc tăng cường bố
phòng ở các vùng chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Kết hợp
có hiệu quả việc phát triển kinh tế với quốc phòng, đồng thời các doanh nghiệp
nhà nước còn là những doanh nghiệp đặc biệt, cung cấp những hàng hoá, dịch
vụ cho các hoạt động quốc phòng mà trong điều kiện ở một nước chậm phát
triển tư nhân không thể và không được phép làm.
Thứ ba, vai trò về mặt xã hội
Trong nền kinh tế thị trường đã là doanh nghiệp dù của Chính phủ hay tư
nhân, đều chịu sự chi phối của quy luật thị trường, trong đó để tồn tại và phát
triển nó phải tạo ra lợi nhuận. Song, trên thực tế do những khuyết tật của kinh tế
thị trường có thể đã gây ra các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất
nghiệp, cung cấp hàng hoá công cộng… Để điều tiết nền kinh tế thoát khỏi
khủng hoảng thì những chính sách kinh tế vĩ mô chiếm vị trí quyết định, khi đó

doanh nghiệp nhà nước với tư cách là một công cụ trực tiếp có vai trò to lớn,
một mặt nó giúp cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng, đồng thời nó tạo
ra công ăn, việc làm giúp cho xã hội giữ được trạng thái ổn định.
13
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường sự phân hoá giầu nghèo, thất
nghiệp,… là không thể tránh khỏi. Để tạo công ăn việc làm cho người lao động,
làm giảm bớt sự bất bình đẳng, hoặc phải cân đối trong việc đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, tăng sản lượng hàng hoá
dịch vụ công cộng, đảm bảo công bằng xã hội… đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước
phải xung kích vào lĩnh vực này của nền kinh tế.
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nước ta thời kỳ trước đổi mới, doanh nghiệp nhà nước được đồng nhất
với kinh tế quốc doanh. Xét trên giác độ quan hệ sản xuất, xí nghiệp quốc doanh
dựa trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất được coi là hình thức
tiến bộ, đóng vai trò gương mẫu đầu tàu trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, trong quá trình xây dựng
nền công nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đã làm nòng cốt cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Chính quá trình hình thành các khu công nghiệp trong thời kỳ này
như ở Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh,… doanh nghiệp nhà nước đã góp phần hình
thành bước đầu các trung tâm kinh tế vùng. Hệ thống xí nghiệp quốc doanh lúc
đó đã tạo ra cơ sở kinh tế để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…
được xem như bước đầu tạo ra cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội ở các vùng nông thôn, miền núi. Nó đã đóng vai trò hướng dẫn giúp đỡ kinh
tế tập thể cùng phát triển. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vai trò nòng cốt
của kinh tế quốc doanh được biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp: Công nghiệp nặng đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế quốc dân,
công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến bảo đảm cho nhu cầu về hàng công
nghiệp cho công nhân viên chức và người lao động.
Khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, với quan điểm của Đảng tại Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/ 1991) khẳng định: Phát triển nền kinh tế
14
hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Trong đó, kinh tế quốc doanh là
chủ đạo, kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng
của nền kinh tế quốc dân [16, Tr. 64].
Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền
kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển
[10, Tr.63].
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò nòng cốt, chủ lực của doanh nghiệp nhà
nước được thể hiện ở một số tiêu thức chủ yếu sau:
Một là, doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực
kinh tế mũi nhọn như điện, hoá chất, khai khoáng, các vùng trọng điểm, các khu
vực kém phát triển, biên giới, hải đảo,… tạo ra sự phát triển nhanh, đồng đều,
bền vững của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, tạo cơ sở vật chất cơ bản cho nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác luôn né tránh đầu tư vào một số
ngành có hệ số sinh lời thấp và hệ số rủi ro cao, cũng như các ngành đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm như cơ sở hạ tầng nhưng lại rất cần cho nền
kinh tế. Khi đó doanh nghiệp nhà nước đảm nhận trách nhiệm trọng trách này.
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò thúc đẩy chuyển giao và phát triển
công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Theo các chuyên gia kinh tế, trong nhiều trường
hợp việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại vào ngành này sẽ tạo ra điều
kiện thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng ở các ngành khác có liên quan.
Trong điều kiện Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước vừa có đủ điều kiện về vốn,
15

lao động kỹ thuật và cũng vừa “dám” lĩnh trọng trách đột phá ở các lĩnh vực cần
đổi mới công nghệ kỹ thuật.
Doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc xây dựng các khu công nghệ
cao, các ngành mũi nhọn then chốt; trực tiếp cung cấp, đổi mới trang thiết bị cho
các ngành, các khu kinh tế khác trong quá trình phát triển và hiện đại hoá nền
kinh tế. Đồng thời , đây cũng là khu vực chủ chốt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của nền kinh tế.
Doanh nghiệp nhà nước là nơi đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng lực lượng
lao động kỹ thuật, lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước mà chủ yếu là
doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của nền kinh tế. Nhưng với những ưu
thế vượt trội của mình, như có thế mạnh về huy động vốn, tập trung sản xuất,
chuyển giao công nghệ, đặc biệt, với sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp nhà
nước có ưu thế trong việc sử dụng và phát huy các ưu thế nội lực, đảm bảo tăng
cường tính độc lập tự chủ cao trong nền kinh tế. Điều đó khiến cho doanh
nghiệp nhà nước trở thành lực lượng chủ công để thực hiện các chính sách kích
cầu nền kinh tế mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng.
Doanh nghiệp nhà nước là nơi cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công
cộng thiết yếu mà các doanh nghiệp khác không muốn làm hoặc chưa được phép
làm để đảm bảo đời sống nhân dân và phục vụ công tác Quốc phòng- An ninh.
Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng tạo cơ sở vật chất cho xẫ hội, đảm bảo độc
lập, tự chủ của nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế.
Các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường thường khó mang lại lợi nhuận
cao nên các doanh nghiệp tư nhân thường không muốn đầu tư, mặt khác, đầu tư
16
vào lĩnh vực này đòi hỏi quy mô vốn lớn họ không có đủ khả năng. Do vậy, lực
lượng chủ yếu để giải quyết vấn đề này lại thuộc về doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, doanh nghiệp nhà nước luôn đóng vai trò hạt nhân trong các liên
doanh, liên kết kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của
nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế .
Hiện nay, đối tác liên doanh, liên kết kinh tế ở nước ta với nước ngoài chủ
yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Không chỉ đóng vai trò làm cầu nối, đối tác
hình thành các doanh nghiệp tư bản nhà nước nhằm tận dụng vốn, kỹ thuật mà
các doanh nghiệp nhà nước còn có nhiệm vụ xác định đúng đắn các lĩnh vực,
các ngành cần có sự liên doanh, liên kết nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát
triển tại các vùng kinh tế của đất nước.
Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng mở đường, làm đòn bẩy cho sự phát
triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đồng thời đó cũng là
lực lượng đi đầu trong việc thực thi pháp luật, chính sách, gương mẫu trong việc
giao nộp thuế và trả lương cho người lao động, tạo động lực để thúc đẩy các
doanh nghiệp khác cùng thực hiện.
Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp
nhà nước còn có vai trò đi đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác. Bởi vì,
các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại phải đảm đương
vai trò là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm các khâu, công việc yêu cầu kỹ thuật
cao trong toàn bộ quá trình sản xuất, tạo ra xung quanh mình các vệ tinh theo xu
hướng liên kết, có trình độ kỹ thuật cao.
Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết là đối tác chủ yếu trong hợp tác đầu
tư nước ngoài (chiếm 98%). Các tổng công ty có quy mô lớn, tuy chỉ chiếm
28,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước nhưng nắm giữ 65 % tổng số vốn và 61%
số lao động, có trình độ công nghệ và quản lý cao hơn khu vực tư nhân.
17
Chương 2
Thực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước
ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát
triển của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh ngày nay được hợp nhất giữa Khu Hồng Quảng và tỉnh
Hải Ninh từ tháng 10 năm 1963 theo Nghị quyết khoá II kỳ họp thứ 7 ngày 30
tháng 10 năm 1963 của Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng 20,4 – 22,4 độ vĩ Bắc; 106,26 –
108,31 độ kinh Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng dài nhất = 195
km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất = 102 km, phía Bắc và phía
Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km. Tây Bắc giáp tỉnh
Lạng Sơn. Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố
Hải Phòng. Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.
Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế, quốc gia Bắc Luân và nhiều cửa khẩu
địa phương trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về
kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nước.
Dịên tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: Đất nông nghiệp và đất chuyên dùng
có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha.
Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục
18
vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến Lâm sản, hải sản, thủ công
nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.
Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km, trên 600.000 ha mặt biển có 2.078
đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và
30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sườn đồi thuộc cánh cung Đông Triều ở độ
cao 500 mét, chảy ra vịnh Bặc Bộ.
Tỉnh Quảng Ninh trở thành đơn vị hành chính - kinh tế trọng điểm phía
Bắc nước ta, nằm trên đường giao thông đường biển - trục chính từ Trung Quốc

đến vịnh Bắc Bộ vào các cảng lớn phía Bắc của Việt Nam và vào phần phía
Nam biển Đông đến các quốc gia lân cận vùng Đông Nam á.
Khí hậu Quảng Ninh là nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa khô
được phân định từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 của năm sau với nhiệt độ
trung bình từ 15
0
C – 18
0
C, vùng núi có xuất hiện sương giá, hướng gió chủ yếu
là Bắc và Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm tối đa 80% lượng
mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình từ 26
0
C - 27
0
C (cao nhất 37,8
0
C), hướng gió
chủ yếu là Tây - Nam. Khí hậu Quảng Ninh tương đối thích hợp với việc phát
triển các ngành công nghiệp, du lịch, cảng biển,…
2.1.1.2. Tài nguyên, khoáng sản:
Khoáng sản ở tỉnh Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay
đã có hơn 140 mỏ khoảng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏ
đang được khai thác như: Than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thủy tinh, cao
lanh, pyrôphilit, titan, ăngtymoam, vàng, kẽm, nước khoáng thiên nhiên.
- Diện tích bể than Quảng Ninh khoảng 1.300 km
2
. Trữ lượng than tự
nhiên có khoảng 12 tỷ tấn, trữ lượng đã khảo sát thăm dò đưa vào khai thác là
3,633 tỷ tấn chiếm 90% tổng trữ lượng cả nước. Than Quảng Ninh tập trung chủ
yếu ở Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Hòn Gai và Vân Đồn. Đến nay đã có 5

khu mỏ than lớn là Mạo Khê, Vàng Danh, Cẩm Phả, Hòn Gai và Kế Bào (huyện
19
Vân Đồn) được khai thác hơn 100 năm với hai phương pháp lộ thiên và hầm lò.
Than Quảng Ninh là loại tốt, nhiệt lượng cao (8000 calo/ kg). Nguồn tài nguyên
trên là cơ sở quan trọng cho ngành năng lượng của toàn quốc và có giá trị xuất
khẩu cao. Đồng thời cũng là ngành chuyên môn hoá quan trọng bậc nhất chi
phối cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Cát, đá sỏi, cao lanh làm vật liệu xây dựng được phân bố ở khắp các địa
phương trong tỉnh, nguồn khoáng sản này đã được thăm dò cho khai thác làm xi
măng, vật liệu xây dựng, nhất là sét Giếng Đáy được khảo sát, khai thác làm
nguyên vật liệu sản xuất gạch ngói từ năm 1911 cho đến nay.
- Nước khoáng thiên nhiên và nước khoáng nóng có ở một số địa phương như
Quang Hanh, Cẩm Thạch (Cẩm Phả), Khe lạch (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu),
nhưng có thương hiệu và được nhiều người biết đến là nước khoáng Tam hợp (độ
sâu 35 – 37 m) và mỏ nước khoáng Quang Hanh tập trung trên địa bàn thị xã Cẩm
Phả (độ sâu 150- 200 m) có nhiệt độ trung bình từ 30- 35
0
C, lưu lượng dưới
1.000m
3
/ngày). Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nguồn tài nguyên này bắt đầu được khai
thác để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và chữa bệnh cho nhân dân vùng mỏ.
Quảng Ninh có đủ các loại đất đá từ cổ sinh đến hiện đại, có các loại đá
trầm tích và đá mác ma như:
- Trầm tích vùng lộc phủ - tấn mài - nam sơn - đồng mỏ là loại sa diện
thạch biến chất, dễ bị bào mòn và tạo nên vùng đồi thấp. Loại trầm tích này có
liên quan đến khoáng sản ăngtimoan đang thăm dò.
- Trầm tích cổ sinh thường hầu hết là đá vôi ở dọc bờ biển, nguồn gốc tạo nên
hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ thuộc vùng vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới.
- Trầm tích trung sinh phần lớn là Sa thạch có ở khắp tỉnh. Đặc biệt trong

trầm tích trung sinh có hai giải chứa than đá lớn, dải Mạo Khê - Cái Bầu chìm
dưới tuyến đồi núi thấp dọc quốc lộ 18A, dải Yên Tử - Đồng Vông nằm ở phía
sau đồi núi trùng điệp.
20
- Vùng Hoành Bồ triển vọng có thuỷ ngân.
- Tầng phún xuất Riolit, Granit ở Bình Liêu - Ba Chẽ tạo nên địa hình núi
non đồ sộ của từng loại đá cứng, có sức chịu nén cao, là vật liệu xây dựng công
trình có qui mô lớn và bền vững. Ngoài ra còn có đất sét, nguồn cát thiên nhiên vô
tận. Mỏ cát Vân Hải có chất lượng tốt, trữ lượng lớn là cơ sở nguyên liệu của
công nghiệp thuỷ tinh pha lê. Đất Cao Lanh ở Đông Triều, Phong Dụ - Tiên Yên,
… trữ lượng trên 20 triệu m
3
có thể phục vụ cho nghề làm đồ sứ của địa phương.
2.1.1.3. Về du lịch
Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh có khả năng khai thác phục vụ
kinh doanh du lịch được xem như một ngành công nghiệp không khói của tỉnh.
Nổi bật là dãy núi Yên Tử (Uông Bí), khu di tích nhà Trần (Đông Triều),
cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng là vùng nước lịch sử ghi lại nghệ thuật quân
sự và chiến lược chiến tranh nhân dân của các triều đại phong kiến Việt Nam
chống lại các tập đoàn phong kiến phương Bắc (Ngô Quyền - 938; Lê Hoàn -
981; Trần Hưng Đạo - 1288).
Chùa Yên Tử trên đỉnh núi Yên Tử (Uông Bí) có chùa Đồng cao 1.068m.
Từ xa xưa, rừng núi Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào danh
sơn đất Việt. Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã trở thành trung tâm của Phật giáo từ
khi vua Trần Nhân Tông (1208 - 1308) từ bỏ ngôi vua về tu hành tại đây và lập
nên giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam là thiền phái Trúc Lâm. Bên
cạnh đó, các di tích như Thương cảng Vôn Đồn và cụm di tích lịch sử và danh
thắng núi Bài Thơ, Đền Cửa Ông, Miếu Tiên Công… đã tạo thành quần thể di
tích danh thắng nổi tiếng ở Quảng Ninh, đây cũng được xem như tiềm năng du
lịch lớn của Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long là vùng biển- đảo với diện
tích 1.553 km
2
, gồm 1.969 đảo. Ngày 17/12/1994 Vịnh Hạ Long được UNESCO
cấp bằng di sản thế giới, khẳng định giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của di
21
sản văn hoá và thiên nhiên. Ngày 29/11/2000, Hội đồng di sản thế giới quyết
định thông qua công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới về giá thị vật chất và
diện mạo. Hiện nay, những giá trị tiềm tàng về sinh thái, khảo cổ và lịch sử đang
được nghiên cứu, khám phá. Bước đầu đã cho thấy những giá trị nổi bật như:
Giá trị thẩm mĩ, giá trị địa chất học, giá trị sinh học và giá trị lịch sử văn hoá.
Vịnh Hạ Long đã được xem như tài sản vô giá, là niềm tự hào của Quảng Ninh
nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng, Quảng Ninh có 28 thắng cảnh, tiêu
biểu như: Yên Tử, hồ và đồi thông Yên Trung (Yên Hưng), Lựng Xanh (Uông
Bí), hồ và đồi thông Yên Lập, các hang động như Sửng Sốt, động Thiên Cung,
đảo Tuần Châu…
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân số tỉnh Quảng Ninh năm 1955 có 280.692 người, đến năm 1999 có
1.004.453 người, đến 31/12/2005 có 1.081.363 người, Năm 2006 có 1.091,3
người, mật độ dân số trung bình 183 người/ km
2
. Tỷ lệ tăng dân sổ tự nhiên trung
bình 5 năm (2001 - 2005) là 11.2%/năm. Trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung
bình ở thành phố là 10.64%/năm, nông thôn là 12.2%/năm. Số người trong độ
tuổi lao động là 661, 445 ngàn người (trong đó đang làm việc trong nền kinh tế
quốc dân: 570.000 người; trong khu vực doanh nghiệp nhà nước là: 171.199
người).
Quảng Ninh có 6 dân tộc, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 89,23%, Dao chiếm
4,45%, Tày chiếm 2,84%, Sán Dìu chiếm 1,8%, Sán Chay 1,11%, Hoa 0,43%.

Hiện nay Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó: 01
thành phố đô thị loại II (TP. Hạ Long), 02 thành phố đô thị loại III (Móng Cái
và Uông Bí), 01 thị xã (Cẩm Phả), 10 huyện ( trong đó 02 huyện đảo, 03 huyện
biên giới, 05 huyện thuộc miền núi và nông nghiệp), toàn tỉnh có 186 xã,
phường, thị trấn.
22

×