Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐẶNG THỊ THANH TRÚC

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ
Ở ĐƠ THỊ PHÚ YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MĨ, CỨU NƢỚC (1954 – 1975)

h

C

: ị
M

N ƣờ

Vệ N

: 822.90.13

ƣớng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình luận văn này là của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Quy Nhơn, tháng 10 năm 2021



Đặng Thị Thanh Trúc

h


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, tơi xin chân thành cảm ơn
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại
học Quy Nhơn cùng q Thầy, Cơ giáo Nhóm Lịch sử, Khoa Khoa học Xã
hội và Nhân văn trường Đại học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Tơi cũng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú
Yên, Lãnh đạo và chị em phòng Tư liệu Bảo tàng Phú Yên, Thư viện Hải Phú đã
cung cấp tài liệu, sách báo, hình ảnh để tơi thực hiện đề tài. Cảm ơn bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn này.

h
Quy Nhơn, tháng 10 năm 2021

Đặng Thị Thanh Trúc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

2. T ng quan tình hình nghiên c u vấn đề ............................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c u ....................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên c u ........................................................................ 7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên c u ......................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 8
7. Bố cục của đề tài..................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ PHÚ YÊN VÀ PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở ĐƠ THỊ PHÚ N TRƢỚC

h
NĂM 1954 ............................................................................................................10
1.1. Khái quát về đô thị Phú Yên ............................................................................10
1.1.1. Khái quát về vùng đất Phú Yên và sự hình thành đơ thị Tuy Hồ ........10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơ thị Tuy Hồ..........................13
1.2. Phong trào yêu nước và đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trước
năm 1954 ...................................................................................................................18
1.2.1. Truyền thống yêu nước của nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên trước khi có
Đảng Cộng sản lãnh đạo.......................................................................................18
1.2.2. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản ......................................................................................................21
Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................27
CHƢƠNG 2: DIỄN TIẾN PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở
ĐƠ THỊ PHÚ YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ,
CỨU NƢỚC (1954 – 1975) ...............................................................................28


2.1. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên giai đoạn 1954 – 1960 .....28
2.1.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gịn ............................................28
2.1.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên. ......................31
2.1.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên (1954 – 1960) ............38

2.2. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n giai đoạn 1961 – 1965 .....45
2.2.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ............................................45
2.2.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên. ......................47
2.2.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n (1961 – 1965) ............50
2.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên giai đoạn 1965– 1968 ......56
2.3.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gịn ............................................56
2.3.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên. ......................59
2.3.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên (1965 – 1968) ............62
2.4. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên giai đoạn 1969 – 1972 .....68

h

2.4.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ............................................68
2.4.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên. ......................69
2.4.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên (1969 – 1972) ............71
2.5. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên giai đoạn 1973 – 1975 .....74
2.5.1. Chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gịn ............................................74
2.5.2. Chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V, tỉnh ủy Phú Yên. ......................76
2.5.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên (1973 – 1975) ............79
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................83
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CHÍNH TRỊ Ở ĐÔ THỊ PHÚ YÊN (1954 – 1975).......................................85
3.1. Đặc điểm phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n...........................85
3.1.1. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên thu hút đông đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia, diễn ra liên tục, quyết liệt .....................................85
3.1.2. Phụ nữ Phú n có vai trị quan trọng trong phong trào đấu tranh chính
trị ở đơ thị Phú n ...............................................................................................87


3.1.3. Phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên diễn ra với nhiều hình

th c, biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng...................................................88
3.1.4. Phong trào đấu tranh chính trị phối hợp với đấu tranh quân sự tấn công
địch trong nội thị ...................................................................................................91
3.1.5. Đảng lãnh đạo là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của phong
trào đấu tranh chính trị tại đơ thị Phú n ..........................................................94
3.2. Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chính trị đơ thị Phú Yên ..........................97
3.2.1. Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân ở
đơ thị Phú Yên ......................................................................................................97
3.2.2. Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Sài Gịn,
tạo điều kiện cho phong trào cách mạng phát triển............................................99
3.3. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................102
3.3.1. Mục tiêu đấu tranh phải cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn ............102

h

3.3.2. Luôn luôn quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”, để xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh ......................................104
3.3.3. Chú trọng xây dựng cơ sở cách mạng, lực lượng nịng cốt trong đấu
tranh chính trị.......................................................................................................106
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................108
KẾT LUẬN ...............................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................113
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GAIO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ đề tài

Đại hội IV của Đảng đánh giá: “Thắng lợi của cách mạng miền Nam và
của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của chiến lược tiến
cơng… Đó là thắng lợi của các phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực
cách mạng tổng hợp bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ
trang nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu
tranh ngoại giao; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn,
đồng bằng và thành thị; đánh bằng ba mũi giáp cơng: qn sự, chính trị, binh
vận;…”[38, tr.913 - 914].
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975), Đảng Lao
động Việt Nam đã chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu

h

tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, thực hiện “hai chân”, “ba mũi” tạo nên s c
mạnh để giành thắng lợi. Từ năm 1954 đến năm 1975, đấu tranh chính trị đã
diễn ra một cách liên tục và rộng khắp ở miền Nam, trở thành nét độc đáo trong
nghệ thuật đấu tranh cách mạng ở Việt Nam. Đặc biệt, đấu tranh chính trị tại các
đơ thị giữ một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy cách mạng tiến lên. Do đó,
việc nghiên c u tìm hiểu về đấu tranh chính trị giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ
hơn về cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975) với tính chất là một
cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
Phú Yên là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Tuy Hịa, cách thủ đơ Hà Nội 1.160 km
về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 560 km về phía Nam theo
đường Quốc lộ 1A.
Trong kháng chiến chống Pháp, Phú Yên nằm trong vùng tự do Liên
khu V, là một trong những hậu phương chiến lược của Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp



2
từ 1945 - 1954. Bước sang cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước ( 1954 –
1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phú Yên đã tích cực tham gia
vào phong trào đấu tranh chính trị, cùng với miền Nam góp phần đánh bại các
chiến lược chiến tranh của Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng Hồ. Đặc biệt
là tại vùng đô thị Phú Yên, phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ,
lơi cuốn đơng đảo các thành phần xã hội tham gia, với nhiều hình th c đấu
tranh phong phú, nhất là tại thị xã Tuy Hồ. Phong trào đã góp phần đánh bại
các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ và chính quyền Việt Nam Cộng
hoà thực thi ở Nam Trung Bộ và trên tồn miền Nam.
Tuy nhiên, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong giai đoạn
1954 – 1975 chỉ được đề cập vắn tắt trong các công trình lịch sử Đảng bộ tỉnh và
lịch sử Đảng bộ các thành phố, hoặc các đề tài liên quan đến cuộc kháng chiến
chống Mĩ c u nước. Chưa có một đề tài nào tập trung nghiên c u một cách đầy

h

đủ, tồn diện về đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n. Vì vậy, nghiên c u đấu
tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước
(1954 – 1975), vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn:
 Về ý nghĩa khoa học:
Nghiên c u đề tài này trước hết sẽ góp phần làm sáng tỏ sự năng động
sáng tạo của các cấp bộ Đảng trong việc vận dụng đường lối kháng chiến
đúng đắn của Đảng, dựng lại b c tranh tồn cảnh về phong trào đấu tranh
chính trị ở đơ thị Phú n. Trên cơ sở đó, rút ra những đặc điểm của phong
trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ (1954 –
1975). Qua nghiên c u sẽ có những đánh giá một cách khách quan, khoa học
về vai trò và tác động của phong trào đấu tranh chính trị đối với cuộc kháng
chiến chống Mĩ, c u nước trên địa bàn Phú Yên từ 1954 đến 1975. Đồng
thời, đánh giá những hạn chế, đúc rút kinh nghiệm có thể phục vụ công cuộc

xây dựng và bảo vệ T quốc trước mắt cũng như lâu dài.


3
 Về ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên c u đề tài cung cấp thêm cho chúng ta nguồn tư liệu về cuộc
kháng chiến chống Mĩ, c u nước của nhân dân Phú Yên, phục vụ công tác
nghiên c u, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp người đọc có cái nhìn tồn
diện về cơng cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước của nhân dân Phú Yên
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đồng
thời, nghiên c u đề tài cũng góp phần nâng cao niềm tự hào về truyền thống
của quê hương và giáo dục lí tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Phú Yên. Những
bài học kinh nghiệm được rút ra trong đề tài góp phần phát huy s c mạnh của
quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ T quốc ngày nay.
Chính vì những lí do nêu trên, tơi quyết định chọn đề tài “Phong trào
đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ, cứu
nước (1954 – 1975)” làm đề tài nghiên c u cho luận văn thạc sĩ của mình.
quan



h

2 T

ấ đề

Nghiên c u về đấu tranh chính trị trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
khơng phải là đề tài mới mẻ, có rất nhiều cơng trình, tác phẩm, sách báo, các
bài luận đã đề cập tới vấn đề này:

Tác phẩm “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia,
2006, đã đề cập đến công tác lãnh đạo của Đảng ta đối với cách mạng miền
Nam trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), trong đó có đề cập đến
phong trào đấu tranh chính trị của đơ thị Phú n.
Tác phẩm “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài
học”, NXB Chính trị Quốc gia, 1995 , đã t ng kết lại hoạt động chống Mĩ của
nhân dân miền Nam, trong đó đề cập đến vai trị của các phong trào đấu tranh
chính trị ở các đơ thị miền Nam và tỉnh Phú Yên.
Tác phẩm “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)”, (9
tập), Nxb Chính trị Quốc gia ( 2013), đã điểm lại những phong trào đấu tranh
chính trị của nhân dân miền Nam trong đó có đề cập đến phong trào đấu tranh


4
chính trị ở các tỉnh thuộc chiến khu V và VI, đồng thời khẳng định vai trị của
đấu tranh chính trị phối hợp với đấu tranh vũ trang chống lại ách áp b c, sự tàn
bạo của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam”, (tái bản lần th nhất), Nxb Khoa học Xã
hội ( 2017), có đề cập đến đấu tranh chính trị thời kì 1954 – 1975, phân tích
âm mưu và chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với miền Nam, chủ
trương chỉ đạo của Đảng, đồng thời điểm một số phong trào đấu tranh chính
trị tiêu biểu của nhân dân miền Nam chống lại các chiến lược chiến tranh của
Mĩ và chính quyền Sài Gịn.
Tác phẩm “Phong trào đơ thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
(1954 – 1975)” của tác giả Lê Cung (2015), đề cập đến các phong trào đấu
tranh của nhân dân các đô thị miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ, trong đó
phong trào tại Phú Yên.

h


Tác phẩm “Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa
phương ở khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)”, Nxb
Quân đội Nhân dân (1999), “Khu V – 30 năm chiến tranh giải phóng”, tập 2,
Bộ Tư lệnh Quân khu V (1989), đều đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới đấu tranh chính trị, một số phong trào đấu tranh chính
trị n i bật ở các đơ thị Khu V, trong đó có đơ thị tại Phú n.
Cơng trình “Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 - 1975)”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội đã đề cập một cách khái quát về tình hình chiến trường các
tỉnh trên địa bàn Khu V, Khu VI. Ở nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả đã đề
cập đến phong trào đấu tranh chính trị ở Phú Yên giai đoạn 1954 - 1975.
Năm 2015, Bộ Tư lệnh Quân Khu V chỉ đạo biên soạn cơng trình:
“Lịch sử Đảng bộ Qn Khu V (1946 - 2010)”, tập 2: “Thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Bằng
những nguồn tư liệu chân thực, phong phú, cơng trình đã tái hiện quá trình
hình thành, phát triển và hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân Khu V qua


5
các thời kỳ cách mạng, đồng thời tái hiện b c tranh toàn cảnh hết s c sinh
động về cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian kh và thắng lợi vẻ vang của Đảng
bộ, chính quyền, quân và dân Khu V trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước.
Khu V là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về vị trí chiến lược
quân sự, cũng như dân cư và tiềm năng kinh tế, vì thế Khu V trở thành địa
bàn nóng bỏng, nơi được Mĩ chọn làm địa bàn thí điểm và thực thi các
chương trình, kế hoạch trong các chiến lược chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, trực tiếp là Khu ủy Khu V, quân và dân Khu V đã vượt qua mọi
thử thách khắc nghiệt và hi sinh, gian kh , từng bước đánh bại mọi kế hoạch
xâm lược của Mĩ và chính quyền tay sai. Trong cuộc đấu tranh đó, phong trào
đấu tranh đấu tranh chính trị các tỉnh Khu V cũng được phản ánh. Đây là
nguồn tư liệu có giá trị để tác giả tham khảo.
Tại Phú n có nhiều cơng trình nghiên c u liên quan đến đề tài như


h

của Ban Nghiên c u Lịch sử Đảng tỉnh Phú Khánh (1986), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Phú Khánh thời kì chống Mỹ cứu nước, Nxb Sở VHTT tỉnh Phú Khánh;
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên (1993), Phú Yên 30 năm chiến tranh giải
phóng; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên (1995), Lịch sử Đảng bộ Phú Yên thời kì chống Mỹ (1954 - 1975); Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên (1996),
Lịch sử Phú Yên kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). Trong các
cơng trình này, các tác giả đã tái hiện cuộc chiến tranh cách mạng trên địa bàn
Phú Yên, Khánh Hòa; làm rõ sự vận dụng sáng tạo các chủ trương đấu tranh
phù hợp tình hình thực tế địa phương qua các giai đoạn của các cấp bộ Đảng
ở Phú n, Khánh Hịa. Các cơng trình trên cũng cho thấy, các hoạt động đấu
tranh chính trị của nhân dân Phú Yên trong phong trào đấu tranh chống Mĩ –
Nguỵ trên toàn miền Nam.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơng trình hay tác phẩm nào nghiên c u
một cách toàn diện, đầy đủ về các phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú
n trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975).


6
Dầu vậy, các cơng trình khoa học của các tác giả đi trước và những vấn
đề khoa học đang đặt ra là những cơ sở quý giá, giúp tác giả có nguồn tư liệu
và xác định hướng nghiên c u. Trên cơ sở kế thừa những nghiên c u của các
tác giả đã trước đó, luận văn sẽ làm rõ và đầy đủ hơn các âm mưu, thủ đoạn của
địch; chính sách của ta và q trình đấu tranh chính trị tại đô thị Phú Yên; rút ra
đặc điểm và đóng góp của phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống Mĩ, c u nước từ năm 1954
- 1975.
3. Mụ đí


nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ âm mưu, thủ đoạn và hành động chiến tranh của Mĩ và chính quyền
Sài Gịn đối với miền Nam, trong đó có đơ thị Phú n từ năm 1954 đến năm
1975.

h

- Hệ thống lại chủ trương của Đảng, Liên Khu ủy V và của Đảng bộ Phú
Yên trong chỉ đạo nhân dân đô thị Phú Yên đấu tranh chính trị góp phần đánh bại
lần lượt các chiến lược chiến tranh của Mĩ và quân đội Sài Gòn từ năm 1954 đến
năm 1975.
- Dựng lại b c tranh toàn cảnh về phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị
Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975).
- Rút ra đặc điểm của phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n từ
năm 1954 đến năm 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Th nhất, đề tài làm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đơ thị
Phú n, đó là những nhân tố ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh chính trị
của nhân dân đơ thị Phú n trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 –
1975).
- Th hai, tập hợp tư liệu, hệ thống hóa tư liệu để dựng lại b c tranh về


7
phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ
Phú Yên, góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ và chính
quyền Sài Gịn.

- Th ba, trên cơ sở đó luận văn rút ra những đặc điểm, ý nghĩa của
phong trào đấu tranh chính trị ở các đơ thị Phú Yên, những bài học kinh
nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay.
4 Đ

ƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên c u về phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú n (đơ

thị Tuy Hồ) trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đề tài nghiên c u phong trào đấu tranh chính trị diễn ra trên địa bàn đô

h

thị thuộc tỉnh Phú Yên (đô thị Tuy Hoà).
- Về thời gian:
Phong trào đấu tranh được nghiên c u trong khoảng thời gian từ năm
1954 đến năm 1975, cụ thể là từ khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết
(21/7/1954) đến ngày Phú n được giải phóng (1/4/1975).
5. Nguồn tài liệu và p ƣơ

p áp

ứu

5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài luận văn hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:
- Tài liệu thành văn: các công trình nghiên c u về cuộc kháng chiến

chống Mĩ, c u nước, văn kiện của Đảng Cộng sản, các tác phẩm của các lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.
- Tài liệu lưu trữ tại kho lưu trữ tỉnh Phú Yên.
- Tài liệu trên internet.
- Các tạp chí chuyên ngành.
- Tranh ảnh lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.


8
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nghiên c u lịch sử, về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân.
- Phương pháp nghiên c u chuyên ngành là phương pháp lịch sử và
phương pháp lô gic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này.
Bên cạnh đó, để hồn thành nội dung luận văn, đồng thời tăng tính
thuyết phục cho những luận điểm khoa học nêu trong luận văn, tác giả còn sử
dụng các phương pháp liên ngành khác như phương pháp phân tích, so sánh,
t ng hợp; phương pháp nghiên c u tài liệu, điền dã…để hoàn thành nhiệm vụ
nghiên c u đề ra.
6 Đó

óp ủa luậ

ă

Sau khi hồn thành, luận văn sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
Một là, dựng lại b c tranh tồn cảnh về phong trào đấu tranh chính trị của

h


nhân dân ở đô thị Phú Yên trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975).
Hai là, phân tích các đặc điểm và đóng góp của các phong trào đấu
tranh chính trị ở đơ thị Phú n trong cuộc kháng chiến chống Mĩ c u nước,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ an
ninh quốc phòng trên địa bàn Phú Yên và cả nước trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, trên cơ sở xử lý khối lượng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác
nhau, đề tài góp phần giúp nhận th c đầy đủ hơn về đấu tranh chính trị ở đơ
thị Phú n nói riêng và miền Nam nói chung, cung cấp nguồn tư liệu tham
khảo phục vụ công tác nghiên c u, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như
giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại các tỉnh trong giai đoạn
hiện nay.
7. B cục củ đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài
được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Khái qt về đơ thị Phú Yên và phong trào đấu tranh chính trị


9
ở đô thị Phú Yên trước năm 1954.
Chương 2: Diễn tiến phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị Phú Yên
trong kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975).
Chương 3: Một số nhận xét về phong trào đấu tranh chính trị ở đơ thị
Phú n (1954 – 1975).

h


10

CHƢƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ PHÚ YÊN VÀ PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH CHÍNH TRỊ Ở ĐƠ THỊ PHÚ N TRƢỚC NĂM 1954
1.1. Khái quát về đô

ị Phú Yên

1.1.1. Khái quát về vùng đất Phú n và sự hình thành đơ thị Tuy Hoà
Tỉnh Phú Yên thuộc vùng duyên hải miền Nam Trung bộ, phía Bắc
giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hồ, phía Tây giáp tỉnh Đắk
Lắk và Gia Lai, phía Đơng giáp biển Đơng. Tồn tỉnh có diện tích tự nhiên
5.045 km2, chiều dài nơi dài nhất 116 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng
78 km, nơi hẹp nhất khoảng 46 km.
Phú Yên là vùng đất có lịch sử phát triển khá sớm. Kết quả nghiên c u
khoa học qua các di chỉ khảo c học tại Cồn Đình, Gị Úc, Giồng Đồn thuộc

h

nền văn hóa Sa Huỳnh tại huyện Sông Cầu cũng như những hiện vật được
phát hiện nằm rải rác các địa phương trong tỉnh, cho thấy Phú Yên là vùng đất
con người đã tụ cư có niên đại cách ngày nay sớm nhất là từ 4.000 – 5.000
năm và muộn nhất là 2.100 năm (+150 năm) [68. Tr 127]
Thời tiền sơ sử, sự hiểu biết về Phú Yên còn rất hạn chế. Sách Đại Nam
thống chí, quyển X viết tỉnh Phú Yên “Xưa là đất Việt Thường, đời nhà Tần
thuộc Tượng Quận, đời Hán là đất Lâm Ấp, đời Tuỳ là quận Lâm Ấp, đời
Đường đổi làm châu Lâm, sau bị Chiêm Thành chiếm cứ, tức là đất Bà Đài,
Đà Lãng” [66. Tr 63 - 64].
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm quân đánh Chăm
Pa đến tận đèo Cả. Tuy nhiên sau đó Lê Thánh Tơng chỉ sáp nhập vùng đất
từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mơng (phía bắc Phú n) vào lãnh th Đại Việt.
Vùng đất Phú Yên vẫn thuộc quyền quản lý của Chăm Pa với tên gọi Ayaru

(Êa Ryu).


11
Quá trình hình thành cộng đồng dân cư Phú Yên diễn ra mạnh mẽ nhất
là vào những năm giữa thế kỷ XVI. Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ
vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của Đại Việt. Năm 1578 , Nguyễn Hồng đã
“ủy nhiệm Ơng Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan, chiêu tập lưu dân đến
Cù Mông, Bà Đài (sau này là Xuân Đài) khẩn hoang ở Đà Diễn” và bắt đầu
từ đây vùng đất này dần được khai phá mở mang, rồi chính trên cơ sở đó, năm
1611 Chúa Nguyễn mới quyết định thiết lập sự quản lý hành chính chặt chẽ,
“lấy đất ấy làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, đặt phủ Phú Yên " [68. Tr
130 – 131]
Năm 1578, ông sai tướng dưới quyền Lương Văn Chánh tấn công vào
thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru "Êa Ryu" (Phú Yên), thành
Hồ bị thất thủ, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên
giữa người Việt và người Chăm. Theo chính sách của chúa Nguyễn ơng đã

h

chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh - Nghệ, Thuận - Quảng vào đây
để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn
công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng sáp nhập Ayaru vào lãnh
th Đàng Trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn Phong cai quản phủ
Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân (từ đèo Cù Mơng đến phía bắc sơng Đà
Rằng) và Tuy Hịa (từ phía nam sơng Đà Rằng đến núi Đá Bia). Tên gọi “Phú
Yên” do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miền đất trù phú,
thanh bình trong tương lai.
Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành

dinh Trấn Biên (đơn vị hành chính cấp tỉnh). Năm 1899 (năm Thành Thái 11),
huyện Tuy Hòa được nâng lên thành phủ Tuy Hịa gồm t ng Hịa Bình (phía
bắc sơng Đà Rằng, được tách ra từ huyện Đồng Xn) và các t ng phía nam
sơng Đà Rằng là Hòa Đa, Hòa Mỹ, Hòa Lạc. Đến trước năm 1945, phủ Tuy
Hồ có 7 t ng: 2 t ng ở phía Bắc sơng Đà Rằng là t ng Hồ Bình và t ng


12
Hồ Tường; 5 t ng ở phía Nam sơng Đà Rằng là Hoà Đa, Hoà Mĩ, Hoà Lạc,
Hoà Đồng và Hồ Lộc.
Cơ quan hành chính của phủ Tuy Hồ (phủ lị) đầu tiên đóng tại Phú
Vinh từ chợ Phước Mĩ tới ga Gò Mầm, gọi là vườn huyện. Năm 1841, phủ lị
Tuy Hồ dời xuống Đơng Phước (xã Hồ An ngày nay).
Năm 1915, phủ lị dời về làng Năng Tịnh (phường 3 ngày nay). Sau đó
phủ lị được mở rộng ra các làng Bình An, An Tịnh, Bình Mỹ, Nhạn Tháp.
Khoảng năm 1930, phủ lị Tuy Hồ có nha bang tá, đồn lính khố xanh được
tăng cường thêm binh lính, các làng được đ i thành phường (từ phường 1 đến
phường 7 vẫn tiếp tục thuộc t ng Hồ Bình).
Từ năm 1945 – 1954, sau khi giành được chính quyền, phủ lị Tuy Hồ
(gồm 7 phưởng) được hình thành như một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
Phú Yên. Cuối năm 1945, các cơ quan của Đảng, Việt Minh, chính quyền,

h

quân sự, công an của tỉnh từ tỉnh lị Sông Cầu dời về thị xã Tuy Hoà. Thị xã
Tuy Hoà trở thành tỉnh lị của Phú Yên từ đó.
Năm 1946, có sự cải t lớn về hành chính, bỏ cấp T ng, bỏ tên Phủ đặt
thành huyện, đồng thời hợp nhất các làng thành xã lớn trực thuộc huyện. Cuối
năm 1946, để chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến, toàn tỉnh chia làm 6 chiến
khu. Chiến khu I gồm các xã phía Nam sơng Đà Rằng; Chiến khu II gồm các

xã phía Bắc sơng Đà Rằng. Phần lớn nhân dân thị xã Tuy Hồ và các cơ quan
dân chính của tỉnh phải sơ tán về nông thôn, thị xã Tuy Hoà được đặt tên là xã
Hoà An, trực thuộc chiến khu II.
Cuối năm 1947, bỏ cấp dưới chiến khu, lập lại 4 huyện. Chiến khu I và
II hợp nhất thành huyện Tuy Hoà.
Từ năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, Tuy Hồ thuộc quyền cai quản
của Chính quyền Sài Gịn. Từ năm 1959, huyện Tuy Hoà chia làm 2 quận:
quận Tuy Hồ và quận Hiếu Xương.
Về phía chính quyền cách mạng vẫn duy trì 3 đơn vị: huyện Tuy Hồ 1,


13
huyện Tuy Hòa 2 (tương ng với huyện Phú Hòa và TP Tuy Hịa ngày nay)
và thị xã Tuy Hồ. Tháng 3/1965, Tỉnh ủy thành lập C6 - đơn vị tiền thân của
Thị ủy Tuy Hòa. Ngày 6/8/1965, Tỉnh ủy thành lập Thị ủy Tuy Hòa chỉ đạo 6
phường nội thị và các xã Bình Phú A, Bình Phú B, Bình Phú C (nay là
phường 9 và xã Bình Kiến).
Tháng 5/1975, hợp nhất thị xã Tuy Hoà và huyện Tuy Hồ 2 làm một
đơn vị hành chính gọi là huyện Tuy Hoà 2. Năm 1977, thực hiện chủ trương
xây dựng huyện lớn, huyện Tuy Hoà 1 và huyện Tuy Hoà 2 thống nhất thành
một huyện là Tuy Hoà. Đến năm 1979, Huyện Tuy Hồ chia thành 2 đơn vị
hành chính. Huyện Tuy Hoà và thị xã Tuy Hoà.
Theo địa giới hành chính ngày nay, thị xã Tuy Hồ có 6 phường và 10
xã nằm về phía Bắc sơng Đà Rằng
Như vậy, theo dòng chảy của lịch sử, dựa trên sự phân chia hành

h

chính địa lí nêu trên, Tuy Hồ chính là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, là trung tâm
kinh tế, chính trị, qn sự, văn hố, xã hội của tỉnh. Lịch sử hình thành thị xã

Tuy Hồ trải qua quá trình lâu dài gần 4 thế kỉ, gắn liền với những biến cố
lịch sử đầy biến động của đất nước. Những biến động to lớn của đất nước đã
chi phối trực tiếp tới con người và mảnh đất thị xã Tuy Hoà. Một mặt gây ra
bao đau thương tang tóc, đảo lộn cuộc sống. Mặt khác, nó lại là lị rèn đúc nên
ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi, đ c tính cần cù, thơng minh, sáng tạo,
nghĩa tình từ khởi đầu cho đến ngày nay.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đô thị Tuy Hồ
Trong thời kì chống Mĩ, c u nước (1954 -1975), Tuy Hồ là đơ thị duy
nhất của tỉnh Phú n. Tại đơ thị Tuy Hồ diễn ra phong trào đấu tranh chính trị
mạnh mẽ, phối hợp với đấu tranh vũ trang, binh vận, cùng với quân dân miền
Nam lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ - chính
quyền Sài Gịn, đi đến thắng lợi hồn tồn. Đề tài tập trung làm rõ thêm vị trí địa
lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đơ thị Tuy Hồ để hiểu rõ vì sao địch


14
chọn đây là căn c quân sự, vì sao phong trào đấu tranh chính trị của ta lại phát
triển mạnh như vậy.
Về điều kiện địa lý tự nhiên :
Đô thị Tuy Hịa nằm ở phía nam tỉnh Phú n, phía Nam giáp sơng
Đà Rằng, phía Bắc giáp huyện Tuy An, phía Tây giáp huyện Sơn Hịa, phía
Đơng giáp biển, diện tích tự nhiên của thị xã là 338,9km, chiếm 7,3 % diện
tích tồn tỉnh.
Về địa hình, đơ thị Tuy Hồ gồm rừng núi chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng
chiếm 1/3 diện tích. Đồng bằng phân bố dọc theo hạ lưu sơng Đà Rằng; địa hình
bãi và bờ biển trải dọc phía đơng. Đất đai Tuy Hịa phong phú, đa dạng gồm các
loại: nhóm đất đỏ, vàng, nhóm đất đen, đất phù sa, đất cát ven biển.
Phía tây và phía nam của đơ thị Tuy Hịa do nhánh núi tách ra từ dãy
núi Trường Sơn chạy dài ra biển, như một bờ tường thành bao bọc, che chắn,


h

tạo nên bởi những núi non trùng điệp, có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự
nhiên trong toàn thị xã. Một số núi tiêu biểu như: núi Nhạn Tháp, núi Chóp
Chài. Trải qua 2 cuộc kháng chiến, Chóp Chài là căn c của ta để tấn cơng
vào thị xã Tuy Hồ; bọn địch cũng xây dựng trên núi Chóp Chài một khu
quân sự kiên cố. Được thiên nhiên nhiệt đới ưu đãi, núi rừng Tuy Hịa có
nhiều gỗ q; có nhiều cây dược liệu rất phong phú và thơng dụng; trên rừng
có nhiều chim muống, thú rừng, cây dầu rái, cây ư ... Núi rừng Tuy Hồ vừa
là phịng thủ quan trọng bảo vệ đơ thị, vừa có ý nghĩa kinh tế lớn lao.
Đơ thị Tuy Hồ có con sơng lớn chảy qua là sơng Đà Rằng. Con sơng
này ngồi việc cung cấp nước tới cho đồng ruộng Tuy Hòa hàng vạn héc ta,
còn tạo điều kiện cho thuyền bè đi lại, lưu thơng hàng hóa giữa các vùng trong
đơ thị bằng đường sông. Dọc theo các cửa sông gần biển là vùng nước lợ, rất
thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản : tơm sú, cá nước lợ…Ngồi ra, thị xã
Tuy Hồ còn hàng loạt suối lớn nhỏ như suối Cái, suốt Cát, suối Muồng.....
cung cấp nước cho tưới tiêu, sinh hoạt.



×