Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

BÁO CÁO ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỢI DỆT VÀ TINH BỘT CHUỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 112 trang )

Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden Lào
Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ....................................... 1
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư.................................................................................... 1
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 1
1.3. Sự cần thiết đầu tư ............................................................................................ 1
1.3.1. Tổng quan về thị trường tơ sợi, dệt, may thế giới và Việt Nam: ..................... 1
1.3.2. Ngành dệt may toàn cầu được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau:2
1.3.3. Ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo những xu hướng sau:
.................................................................................................................................... 3
1.4. Quy mơ ngành dệt may tồn cầu: .................................................................... 3
1.5. Giá trị dệt may toàn cầu và chi tiêu dệt may trung bình trên thế giới: ....... 3
1.6. Ngành dệt may Việt Nam: ................................................................................ 3
1.6.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam ........................................................... 4
1.6.2. Giá trị xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam ........................................................ 4
1.6.2.1. Nhập khẩu bông: ........................................................................................... 5
1.6.2.2. Nhập khẩu vải:............................................................................................... 5
1.7. Tổng quan về thị trường bông, sợi chuối ở Việt Nam .................................... 7
1.8. Tổng quan về tinh bột chuối ............................................................................. 7
1.8.1. Lợi ích từ bột chuối xanh với sức khỏe con người .......................................... 8
1.8.2. Cách sử dụng .................................................................................................... 9
1.9. Các căn cứ pháp lý .......................................................................................... 10
1.10. Mục tiêu xây dựng dự án .............................................................................. 10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................ 12
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án ........................... 12
2.1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng. .................................................. 12
2.1.1.1. Vị trí............................................................................................................. 12
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 14
2.1.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội ............................................................................. 14


2.1.2.1. Văn Hóa ....................................................................................................... 14
2.1.2.2. Về Xã hội:.................................................................................................... 15
2.1.3. Về kinh tế ....................................................................................................... 15
2.2. Thị trường ........................................................................................................ 16
2.2.1. Quy mô thị trường dệt may Việt Nam ........................................................... 16
2.2.2. Tiềm năng phát triển từ hội nhập kinh tế quốc tế........................................... 16
2.2.3. Xu hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam .............................................. 17
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

1


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden Lào
Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
2.2.4. Thị trường bông, sợi dệt Việt Nam ................................................................ 17
2.2.5 Thị trường bông, sợi dệt từ cây chuối thế giới và Việt Nam .......................... 18
2.2.6. Cơ hội phát triển ............................................................................................. 23
2.2.7. Thách thức ...................................................................................................... 24
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN
.................................................................................................................................. 26
3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn của dự án ................................. 26
3.1.1. Điểm mạnh: ................................................................................................... 26
3.1.2. Điểm yếu ........................................................................................................ 27
3.1.3. Cơ hội............................................................................................................. 27
3.1.4. Nguy cơ .......................................................................................................... 28
3.2. Giải pháp .......................................................................................................... 28
CHƯƠNG IV. QUY MÔ ĐẦU TƯ ....................................................................... 32
4.1. Quy mô đầu tư: ................................................................................................ 32
4.1.1. Nhà máy sản xuất sợi dệt................................................................................ 32
4.1.2. Nhà máy tinh bột ............................................................................................ 32

4.1.3. Giải pháp hoàn thiện phần kiến trúc và vật liệu sử dụng cho Khu hành chính,
các cơng trình phụ trợ… ........................................................................................... 33
4.1.4. Giải pháp hoàn thiện cho nhà xưởng, kho...: ................................................. 35
4.1.5. Giải pháp kết cấu: ........................................................................................... 37
4.2. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng ............................................................ 39
4.2.1. Địa điểm xây dựng ......................................................................................... 39
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 41
4.3. Nhu cầu sử dụng đất, phân tích các yếu tố đầu vào ..................................... 42
4.3.1. Nhu cầu sử dụng đất ....................................................................................... 42
4.3.2. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật. ...................................................................... 42
4.3.3. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án ............... 43
CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH QUY MƠ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ .................................. 45
5.1. Phân tích quy mơ, diện tích xây dựng cơng trình ........................................ 45
5.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật. ....................................................... 47
5.2.1. Dây chuyền công nghệ sử dụng cho nhà máy sợi: ......................................... 47
5.2.1.1. Công nghệ rũ sợi chuối: .............................................................................. 47
5.2.1.2. Công nghệ kéo sợi chuối: ............................................................................ 49
5.2.1.3. Danh mục máy móc thiết bị: ....................................................................... 50
5.2.2. Dây chuyền công nghệ sử dụng trong nhà máy tinh bột chuối: ..................... 51
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

2


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden Lào
Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
5.2.2.1. Hệ thống dây chuyển sử dụng trong nhà máy tinh bột chuối ...................... 51
5.2.2.2. Danh mục máy móc trang thiết bị ............................................................... 52

CHƯƠNG VI. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................ 53
6.1. phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng........................................................................................................................... 53
6.1.1. Chuẩn bị mặt bằng .......................................................................................... 53
6.1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ............... 53
6.1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................ 53
6.1.4. Các phương án xây dựng cơng trình .............................................................. 53
6.1.5. Các phương án kiến trúc................................................................................. 53
6.2. Phương án tổ chức thực hiện.......................................................................... 54
6.3. Phân đoạn và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý ..................................... 55
CHƯƠNG VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................ 57
7.1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 57
7.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ........................................... 57
7.3. Tác động của dự án tới môi trường ............................................................... 58
7.4. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, cơng trình bảo vệ mơi trường
trong giai đoạn thi công, sửa chữa. ....................................................................... 58
7.4.1. Ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng ........................ 58
7.4.2. Chất thải rắn trong quá trình phá dỡ nhà cửa, kiến trúc. ................................ 59
7.4.3. Bụi, khí thải trong q trình xây dựng ........................................................... 61
7.4.4. Tác động khác không do chất thải .................................................................. 63
7.4.5. Các rủi ro, sự cố trong quá trình triển khai xây dựng dự án .......................... 63
7.4.5. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công ........................................ 63
7.5. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, cơng trình bảo vệ mơi trường
trong giai đoạn hoạt động ...................................................................................... 65
7.5.1. Đánh giá, dự báo tác động .............................................................................. 65
7.5.1.1. Các tác động liên quan đến chất thải ........................................................... 65
7.5.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải ................................................ 71
7.5.1.3. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành.................................................. 72
7.5.2. Đề xuất các biện pháp, cơng trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động
.................................................................................................................................. 74

7.5.2.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải ........................ 74
7.5.2.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải ............. 77
7.5.2.3. Các biện pháp giảm thiểu các rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành ........ 77
7.6. Tổ chức thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ mơi trường ...................... 80
7.6.1. Dự tốn kinh phí đối với các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường ........ 80
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

3


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden Lào
Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
7.6.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các cơng trình bảo vệ mơi trường ......... 80
7.7. Kết luận ............................................................................................................ 81
CHƯƠNG VIII. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN, HIỆU
QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ............................................................... 82
8.1. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn. ...................................................................... 82
8.2. Phân tích hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án............................................ 83
8.2.1. Hiệu quả kinh tế của dự án. ............................................................................ 83
8.2.1. Phân tích tài chính .......................................................................................... 85
8.2.2. Kết quả phân tích hiệu quả tài chính .............................................................. 89
8.2.2.Hiệu quả xã hội của dự án: .............................................................................. 97
8.3. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 97
8.3.1. KẾT LUẬN. ................................................................................................... 97
8.3.2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 97
PHỤ LỤC. MỘT SỐ THÔNG TIN, HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA CÔNG
TY............................................................................................................................. 99
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

Hình 1. Khu vực xuất khẩu dệt may tồn cầu ................................................................ 2

Hình 2. Nhà máy sản xuất và sợi chuối .......................................................................... 7
Hình 3. Nguyên liệu chuối ............................................................................................. 8
Hình 4. Bản đồ tỉnh Lào Cai......................................................................................... 12
Hình 5. Sơ đồ vị trí huyện Bảo Thắng ......................................................................... 13
Hình 6. Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam (tỷ USD)................................................ 16
Hình 7. Giá bơng nhập khẩu bình quân các tháng của Việt Nam (ĐV: USD/tấn) ...... 17
Hình 8. Khối lượng xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam .................................................... 18
Hình 9. Bơng sợi dệt từ cây chuối ................................................................................ 20
Hình 10. Nhu cầu về bơng, sợ dệt nhuộm từ cây chuối ............................................... 21
Hình 11. Bơng sợi từ cây chuối .................................................................................... 22
Hình 12. Hình ảnh nhà máy sản xuất sợi dệt................................................................ 32
Hình 13. Nhà máy sản xuất tinh bột chuối ................................................................... 33
Hình 14. Bản đồ ranh giới của dự án............................................................................ 41
Hình 15. Quy trình rũ sợi chuối bằng vi sinh vật ......................................................... 48
Hình 16. Quy trình kéo sợi chuối ................................................................................. 49
Hình 17. Hệ thống dây chuyển sử dụng trong nhà máy tinh bột chuối........................ 51
Hình 18. Quy trình sản xuất tinh bột chuối .................................................................. 52
Hình 19. Nguồn tham khảo giá .................................................................................... 84
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

4


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden Lào
Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 1. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: .......................................... 1
Bảng 2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 4
Bảng 3. Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: .............................................. 10
Bảng 4. Xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam 5T/2021 ....................................................... 18
Bảng 5. Tổng sản lượng xuất khẩu tháng 1- 12 Năm 2014 của Trung Quốc .............. 23

Bảng 6. Bảng tính tĩnh tải ............................................................................................. 37
Bảng 7. Hoạt tải thẳng đứng ......................................................................................... 38
Bảng 8. Tọa độ sử dụng đất của dự án ......................................................................... 39
Bảng 9. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất ............................................................ 41
Bảng 10. Bảng dự kiến cơ cấu nhu cầu sử dụng đất .................................................... 42
Bảng 11. Diện tích trồng chuối của một số tỉnh miền núi phía bắc ............................. 43
Bảng 12. Bảng tổng hợp quy mơ diện tích xây dựng cơng trình ................................. 45
Bảng 13. Danh mục máy móc thiết bị .......................................................................... 50
Bảng 14. Danh mục máy móc trang thiết bị ................................................................. 52
Bảng 15. Phương án nhân sự dự kiến nhà máy chế biến sợi chuối .............................. 54
Bảng 16. Phương án nhân sự dự kiến nhà máy chế biến tinh bột chuối ...................... 55
Bảng 17. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................ 55
Bảng 18. Tổng mức đầu tư của Dự án.......................................................................... 82
Bảng 19. Doanh thu và chi phí thực hiện dự án ........................................................... 84
Bảng 20. Thơng số tính tốn ........................................................................................ 86
Bảng 21. Các thơng số tính tốn khác .......................................................................... 87
Bảng 22. Kết quả tỉnh toán ........................................................................................... 89
Bảng 23. Thời gian hoàn vốn ....................................................................................... 94
Bảng 24. Kế hoạch trả nợ vốn vay ............................................................................... 95
Bảng 25. Phân bổ vốn xây dựng................................................................................... 96
Bảng 26. Sơ Bộ tổng mức đầu tư của dự án ............................................................... 105

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

5


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần MUSA GOLDEN Lào Cai
- Giấy phép ĐKKD số:
- Điện thoại: 0857 568888
- Địa chỉ trụ sở: Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Đại diện pháp luật:
+ Họ tên: Đỗ Thị Lan Hương
Giới tính: Nữ;
Chức danh: Giám đốc;
Sinh ngày: 17/09/1975
Quốc tịch: Việt Nam;
Căn cước công dân: 001175033956
Ngày cấp: 04/10/2022; Nơi cấp: cục cảnh sát QLHC về TTXH
Địa chỉ thường trú: 27 ngõ Văn Hương, Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
- Tên dự án: “Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai”
- Địa điểm thực hiện dự án: Thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai.
- Diện tích đất, mặt bằng dự kiến sử dụng: 7,5 Ha.
- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
- Tổng mức đầu tư của dự án: 593 tỷ VNĐ.
- Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Bảng 1. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản phẩm

STT

Sản lượng


Ghi chú

1

Sản lượng cọc sợi

30.000

Cọc sợi/năm

-

Chỉ sợi

3.400

Tấn/năm

-

Bông

130

Tấn/năm

2

Sản lượng bột quả chuối


5.400

Tấn/năm

3

Quy mô sử dụng đất

7,5

ha

1.3. Sự cần thiết đầu tư
1.3.1. Tổng quan về thị trường tơ sợi, dệt, may thế giới và Việt Nam:
Quy mơ thị trường dệt may tồn cầu hiện đạt khoảng 1.100 tỷ USD với giá
trị xuất khẩu là 755 tỷ USD của năm 2019. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, đạt
350 tỷ USD/năm và Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn nhất với 288 tỷ USD.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

1


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu
mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing
và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ
và các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia,
… Điểm đặc thù của ngành dệt may là hệ thống các nhà buôn tại 3 quốc gia
chính là Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan kết nối các công ty sản xuất với người

tiêu dùng cuối.

Hình 1. Khu vực xuất khẩu dệt may tồn cầu
1.3.2. Ngành dệt may toàn cầu được dự báo sẽ phát triển theo những xu
hướng sau:
- Tăng trưởng với CAGR 5%/năm và đạt giá trị 2.100 tỷ USD vào năm
2025.
- Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia phát triển sẽ chậm lại và những nền
kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc sẽ là động lực chính của
sự tăng trưởng.
- Hoạt động gia cơng xuất khẩu, đặc biệt là dệt may sẽ dịch chuyển một
phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Bangladesh và Việt Nam là 2 điểm
đến đầu tiên của sự dịch chuyển này.
- Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thu hút đầu tư 350 tỷ USD trong giai đoạn
2012-2025. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm giai đoạn 2008-2013,
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn
nhất thế giới. Năm 2020, dù gặp đại dịch Covid trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu
hàng may mặc của Việt Nam vẫn tăng trưởng 6,4% với giá thị trường đạt 29 tỷ
USD. Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng cao
trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu gia công theo
phương thức CMT. Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển
là một trong những thách thức lớn trong việc khai thác những lợi ích từ các Hiệp
định thương mại tự do như TPP, FTA EU-Việt Nam.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

2


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

1.3.3. Ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo những xu
hướng sau:
- Tăng trưởng với CAGR 9,8%/năm và đạt giá trị xuất khẩu 55 tỷ USD vào
năm 2025.
- Dịch chuyển nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường chính hiện tại là
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc về các nước nội khối TPP.
- Bắt đầu phát triển hướng sản xuất xuất khẩu theo các phương thức cao
hơn CMT là FOB, ODM, OBM.
- Thu hút đầu tư lớn vào ngành công nghiệp phụ trợ và dòng vốn FDI từ các
quốc gia lân cận nhằm tận dụng những lợi ích từ TPP và FTA EU-Việt Nam.
1.4. Quy mơ ngành dệt may tồn cầu:
Quy mơ thị trường dệt may thế giới năm 2021 đạt 1.659,5 tỷ USD chiếm
8,6% tổng thương mại toàn cầu. Dự báo đến năm 2025, quy mơ ngành dệt may
tồn cầu đạt 2.110 tỷ USD, tương ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt khoảng
5%/năm. 4 thị trường tiêu thụ chính là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản với
dân số chỉ khoảng 1/3 dân số toàn cầu nhưng chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt
may toàn cầu. EU hiện là thị trường lớn nhất với giá trị đạt 350 tỷ USD mỗi
năm.
Tuy nhiên, dự báo sau năm 2025 Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn
nhất với giá trị khoảng 540 tỷ USD, tương ứng CAGR đạt 10%/năm. Các thị
trường tăng trưởng lớn tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc. Ấn Độ được
dự báo sẽ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất với CAGR đạt 12%/năm
và giá trị đạt 200 tỷ USD, qua đó sẽ vượt Nhật Bản, Brazil để trở thành quốc gia
có quy mơ thị trường lớn thứ 4 thế giới. Các quốc gia khác chiếm khoảng 44%
dân số thế giới nhưng thị trường dệt may chỉ chiếm khoảng 7% quy mơ thị
trường dệt may tồn cầu.
1.5. Giá trị dệt may toàn cầu và chi tiêu dệt may trung bình trên thế giới:
Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi đạt 353 tỷ USD, tăng 16,1% so với
2019. Trong khi đó, do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa giãn cách chống dịch
trên toàn thế giới, cùng với chính sách thắt chặt chi tiêu, tình hình xuất khẩu

hàng may mặc kém khả quan hơn khi xuất khẩu toàn cầu cả năm 2020 đạt 448 tỷ
USD, giảm 9% so với cùng kỳ, nhiều hơn mức -3,59% của GDP thế giới.
Thương mại dệt may toàn cầu năm 2021 đạt 807 tỷ USD. Trong đó, giá trị
xuất khẩu sản phẩm dệt đạt 284 tỷ USD; giá trị xuất khẩu sản phẩm may đạt 523
tỷ USD. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 66% mậu dịch dệt may toàn cầu.
Chi tiêu dệt may bình quân đầu người thế giới năm 2021 đạt 184 USD, dự
báo đến năm 2025, mức chi tiêu này sẽ tăng lên 247 USD. Chi tiêu dệt may bình
qn đầu người có sự khác biệt lớn giữa những quốc gia phát triển và đang phát
triển. Úc là quốc gia có chi tiêu dệt may bình qn đầu người cao nhất với 1.050
USD/năm. Dự báo đến năm 2025, Úc vẫn sẽ là quốc gia có mức chi tiêu dệt may
bình quân đầu người lớn nhất thế giới
1.6. Ngành dệt may Việt Nam:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

3


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
1.6.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam trong những năm qua. Sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn
180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 39,18 tỷ USD; chiếm
10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 8,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng
trưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt
may nhanh nhất thế giới.
Hiện cả nước có khoảng 7.000 doanh nghiệp dệt may, thu hút hơn 3 triệu
lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt

Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo
ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong
doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ
khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung
ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm
khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu
là CMT (85%).
Bảng 2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020, định hướng đến năm
2025
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2020

Năm 2025

Doanh thu

Tỷ USD

18-21

27-30

Kim ngạch xuất khẩu

Tr.USD

18.000


25.000

1.000 người

3.500

4.500

Bông xơ

1.000 tấn

40

60

Xơ, sợi tổng hợp

1.000 tấn

210

300

Sợi các loại

1.000 tấn

500


650

Vải các loại

Tr.m2

1.500

2.000

Sản phẩm may

Tr. sp

2.850

4.000

%

60

70

Lao động
Sản phẩm chủ yếu

Tỷ lệ nội địa hóa


Nguồn: Quyết định 36/2008/QĐ-TTg
1.6.2. Giá trị xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam
Xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) đạt kim ngạch cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Năm 2005,
xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp FDI chỉ đạt 2,14 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Xuất khẩu nhóm

Chủ đầu tư: Cơng ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

4


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
hàng này của doanh nghiệp FDI liên tục tăng và chính thức vượt doanh nghiệp
trong nước kể từ năm 2007. Hiện tại, doanh nghiệp có vốn FDI đạt 19,92 tỷ
USD, chiếm 60,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Chu kỳ xuất khẩu hàng dệt may do tính chất mùa vụ nên thường đạt giá trị
thấp những tháng đầu năm; bắt đầu tăng trưởng vào tháng 5 và đạt mức cao nhất
vào tháng 8 hằng năm; sau đó giảm nhẹ trong những tháng cuối năm. Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của
Việt Nam. Năm 2021, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này
đạt 25,3 tỷ USD, chiếm tới 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
cả nước. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng
mạnh qua các năm và đạt 16,6 tỷ USD năm 2021; chiếm 48% tổng kim ngạch
xuất khẩu dệt may Việt Nam. Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam
xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 38%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giá trị nhập khẩu ngành dệt may liên tục tăng qua các năm với CAGR
trong giai đoạn 2009-2013 là 20,5%/năm (CAGR giá trị xuất khẩu dệt may trong

cùng giai đoạn là 18,4%/năm). Năm 2021, giá trị nhập khẩu dệt may đạt 23,54 tỷ
USD; tăng 19,2% so với cùng kỳ; chiếm 10,25% tổng kim ngạch nhập khẩu Việt
Nam. Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ trọng chủ yếu.
1.6.2.1. Nhập khẩu bông:
- Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 trên thế giới với sản
lượng tiêu thụ 1.570 nghìn tấn/năm, trị giá khoảng 3,23 tỷ USD.
- Tốc độ tăng trưởng thị trường từ 8-10%/năm.
- Nhập khẩu bông chủ yếu từ Hoa Kỳ, chiếm 38,6% tổng lượng bông nhập
khẩu, sau đó là Ấn Độ, Úc, Bờ Biển Ngà.
- Nhập khẩu xơ sợi:
- Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu năm 2021 đạt 386 nghìn tấn, trị giá 494
triệu USD.
- Nhập khẩu sợi chủ yếu từ Đài Loan và Trung Quốc; lần lượt chiếm
khoảng 32% và 30,8% tổng lượng sợi nhập khẩu; tiếp theo là Thái Lan và Hàn
Quốc.
1.6.2.2. Nhập khẩu vải:
- Nhập khẩu vải năm 2021 đạt 12.397 triệu USD, tăng 19,3% so với năm
2020. Nhập khẩu vải 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.281 triệu USD, tăng
26,7% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo nhập khẩu vải nguyên liệu của nước ta
Q1/2022 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ 2021, giá một số chủng loại
vải Q1/2022 tăng nhẹ. Nhập khẩu vải chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài
Loan; lần lượt chiếm khoảng 46,1%, 20,3% và 14,9% tổng lượng vải nhập khẩu.
- Nhập khẩu nguyên phụ liệu khác năm 2021 ước đạt 2,48 tỷ USD; ang
19% so với cùng kỳ. Việt Nam vẫn phải nhập một khối lượng lớn vải, nguyên
phụ liệu dệt may. Tỷ lệ nội địa hoá của dệt may đang cố gắng được nâng cao đến
khoảng 40%. Tập đoàn Dệt May (VINATEX) đã triển khai 42 dự án với tổng
mức đầu tư 6.360 tỉ đồng trong đó phần lớn tập trung cho các dự án sợi và dệt
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

5



Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
(12 dự án sợi và 9 dự án dệt). Mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 35 vạn cọc
sợi.
a. Nguồn cung cấp bông, xơ và sợi
Hiện cả nước diện tích trồng bơng hằng năm chỉ đáp ứng khoảng 1% nhu
cầu sản xuất. Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bông, xơ ở
Việt Nam là do nước ta khơng có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú trọng
đầu tư trong việc trồng bông và sản xuất xơ. Trồng bông là ngành rất thâm dụng
đất đai, việc trồng bông chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu, dẫn tới diện
tích trồng bơng ở Việt Nam khơng cao và cịn manh mún. Bên cạnh đó, trình độ
thâm canh của nơng dân chưa tốt, khơng có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện
trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất thu hoạch bằng tay nên
chất lượng bông của nước ta thấp dẫn tới giá bán không cạnh tranh so với các
nước khác ở Bắc Mỹ và Châu Phi. Năng suất bơng bình qn của nước ta hiện
đạt khoảng 748 kg/ha.
Cả nước hiện sử dụng khoảng 1,51 triệu tấn bơng tự nhiên, 900 nghìn tấn
xơ các loại mỗi năm. Tuy nhiên, Việt Nam phải nhập khẩu 1,5 triệu tấn bông,
chiếm 99% tổng nhu cầu bông; bông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 1%, tương
đương 12 nghìn tấn. Về xơ các loại thì nhập khẩu 520 nghìn tấn, chiếm 54%
tổng nhu cầu về xơ.
b. Ngành kéo sợi Việt Nam
Ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai
nguyên nhân chính. Thứ nhất, ngành sợi đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về
chi phí đầu vào thấp so với các nước mà cụ thể là chi phí nhân cơng và tiền th
đất. Thứ hai là do nhu cầu sợi của thị trường của thế giới tăng nhanh trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, đa số lượng sợi sản xuất trong nước được xuất khẩu
trong khi các doanh nghiệp dệt trong nước lại nhập khẩu sợi từ nước ngoài do

cung và cầu trong nước chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi.
Nước ta hiện xuất khẩu hơn 61% sợi, tập trung chủ yếu tại các thị trường như
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan. Sản phẩm sợi của
nước ta chưa đa dạng về chủng loại, chất lượng các sản phẩm sợi chưa cao và chỉ
mới tập trung ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, trung bình nên khơng đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp dệt may hàng cao cấp đòi hỏi nhiều loại nguyên
liệu sợi khác nhau với các loại nguyên liệu đầu vào đặc biệt, thiết bị sản xuất
hiện đại.
Năm 2021, cả nước có hơn 100 nhà máy kéo sợi với tổng cơng suất 480
nghìn tấn sợi bông nhân tạo (tương đương 5,1 triệu cọc). Tuy nhiên, đa số đều có
chất lượng khơng cao nên chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu để sản xuất các
sản phẩm cấp thấp, sản xuất khăn hoặc các sản phẩm phụ. Vì vậy, ngành dệt may
nước ta vẫn phải phụ thuộc vào nguồn sợi nhập khẩu.
c. Hoạt động dệt, nhuộm và hồn tất:
Vai trị của ngành dệt đối với ngành may nói riêng và tổng thể ngành dệt
may là rất lớn vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng
cuối cùng của một sản phẩm may mặc. Mặc dù có vai trị quan trọng trong việc
cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may nhưng trên thực tế, ngành dệt Việt
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

6


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Nam chưa phát triển như kỳ vọng. Bên cạnh yếu tố chất lượng khơng đảm bảo
thì sản lượng ngành dệt cũng không đáp ứng nhu cầu của ngành may. Năm 2021,
ngành may có nhu cầu sử dụng khoảng 7 tỷ mét vải trong khi tổng lượng vải sản
xuất trong nước chỉ đạt khoảng 1 tỷ mét, nước ta phải nhập khẩu 6 tỷ mét vải,
tương đương 86% tổng nhu cầu. Nước ta có khả năng nhuộm và hoàn tất 80.000

tấn vải đan và 700 triệu mét vải dệt mỗi năm.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 20-25% lượng vải dệt này đủ chất lượng để sản xuất
thành phẩm xuất khẩu, trong khi vải đan hầu hết không đủ tiêu chuẩn để xuất
khẩu và chỉ được dùng cho thị trường nội địa. 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự
yếu kém của ngành dệt trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam là:
1) Sự mâu thuẫn trong chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích
đầu tư vào ngành dệt nhuộm và chính sách hạn chế các ngành cơng nghiệp gây ô
nhiễm môi trường;
2) Quy mô doanh nghiệp dệt nhỏ, thiếu nhân lực quản lý giỏi; công nghệ
lạc hậu;
3) Thiếu vắng các cụm ngành công nghiệp dệt may để hỗ trợ phát triển.
1.7. Tổng quan về thị trường bông, sợi chuối ở Việt Nam
Vải sợi chuối là một loại vải tự nhiên có nguồn gốc lâu đời ở Việt Nam
được gọi là vải Tiêu Cát phần lớn sử dụng cho vua quan và đồ triều cống vì tính
chất tuyệt vời của loại vải này. Tuy nhiên cùng với thời gian vải sợi chuối bị mai
một và lấn át bởi các loại vải dễ làm hơn như vải tơ tằm, vải bông.
Trong đời sống hiện đại vải công nghiệp dệt từ sợi chuối có chất lượng rất
cao, ưu điểm nhẹ nhàng, thanh nhã, thống mát, thống khí, chống khuẩn, có
tính ưu việt và độc nhất mà các loại sợi khác không thể có được. Trong 10 năm
trở lại đây, bơng, sợi, vải sợi chuối là loại nguyên phụ liệu được sử dụng nhiều
nhất trong phân khúc sản phẩm dệt may cao cấp trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Nhu cầu về bông, sợi của Việt Nam rất lớn, mỗi năm Việt Nam cần nhập
khẩu khoảng 98% tổng số lượng bông cotton (tương đương khoảng 1,5 triệu
tấn/năm) sử dụng cho sản xuất sợi dệt vải.
Riêng giá trị sản lượng bông, sợi các loại được nhập khẩu từ Trung Quốc
vào thị trường nước ta mỗi năm ước tính khoảng 700 triệu USD. Chính vì chưa
tự chủ được về ngun liệu cho nên giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam
chưa có tính cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.


Hình 2. Nhà máy sản xuất và sợi chuối
1.8. Tổng quan về tinh bột chuối

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

7


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bột chuối xanh có thể khơng phải là mặt hàng phổ biến tại các siêu thị ở
Việt Nam nhưng tại châu Phi, Ấn Độ thì từ lâu đã là một siêu thực phẩm giá rẻ
thay thế cho bột mì truyền thống. Ngay cả tại các nước châu Âu, các bà nội trợ
đang ngày càng tìm kiếm bột chuối xanh để chế biến món ăn, làm bánh như một
nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng mới.

Hình 3. Nguyên liệu chuối
1.8.1. Lợi ích từ bột chuối xanh với sức khỏe con người
a. Giảm thiểu sự gia tăng lượng đường trong máu
- Chúng ta đều biết chuối chín chứa nhiều đường và kali. Nhưng chuối xanh
thì chứa nhiều tinh bột. Lượng tinh bột này sẽ chuyển hóa dần thành đường khi
vỏ chuối chuyển dần từ xanh sang vàng rồi nâu.
- Không chỉ thế, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng chuối xanh chứa
nhiều lượng kháng tinh bột nhất trong các loại trái cây.
- Tinh bột đề kháng hay tinh bột kháng (RS) là một dạng tinh bột không thể
tiêu hóa được trong ruột non, được phân loại là một dạng chất xơ. Chất xơ này đi
qua ruột non và lên men trong ruột già, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) và
giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào bất thường trong ruột.
- Chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng, giàu vitamin B3, B6, B12, C, E và
có chỉ số đường huyết GI thấp so với chuối chín, do vậy là thực phẩm rất tốt để

giảm thiểu sự gia tăng lượng đường trong máu.
- Ngoài ra, chuối xanh cũng chứa lượng lớn pectin nên hữu ích trong việc
điều trị tiêu chảy.
b. Thân thiện với người khơng dung nạp gluten
- Bột chuối xanh khơng có gluten nên thích hợp cho những ai bị dị ứng,
khơng dung nạp với gluten, lúa mì và các loại ngũ cốc khác.
- Không giống một số loại bột không chứa gluten khác, bột chuối xanh có
các hợp chất tinh bột mang lại đặc tính kết cấu tương tự như bột mì, làm cho nó
ngon miệng hơn. Đặc tính cấu trúc của nó cũng giúp người sử dụng khơng cần
phải trộn thêm loại bột hoặc thực phẩm nào khác để làm dẻo.
- Có thể dùng 3/4 cốc bột chuối để thay thế mỗi cốc bột mì trong cơng thức
nấu ăn.
- Một điều gây ấn tượng khác của bột chuối xanh là không quá mang mùi
chuối đặc trưng mà có màu vàng kem và hương vị trung tính nhẹ. Do đó, người
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

8


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
sử dụng có thể yên tâm dùng bột chuối thay thế bột mì mà khơng ảnh hưởng đến
hương vị chung của món ăn.
c. Hỗ trợ giảm cân
- Tinh bột kháng trong chuối xanh không chỉ làm giảm thiểu sự gia tăng
lượng đường trong máu mà còn giúp chúng ta đốt cháy chất béo và giảm béo phì.
- Lượng chất xơ hằng ngày được khuyến nghị là từ 25-30g đối với người
trưởng thành. Và phần chất xơ khơng hịa tan phải chiếm ít nhất 70% tổng hàm
lượng chất xơ. Trong bột chuối xanh có 84% chất xơ khơng hịa tan, rất tốt để
giảm cân vì chúng khiến chúng ta cảm thấy no nhanh và lâu hơn bất cứ thực

phẩm nào khác.
d. Bổ sung khoáng chất
- Chế biến bột chuối xanh khơng làm mất đi lợi ích từ các khoáng chất như
kali và canxi.
- Kali đặc biệt tốt cho hệ thần kinh. Vì các xung thần kinh kiểm soát chức
năng cơ và nhịp tim nên ăn bột chuối xanh có thể tốt cho tim mạch. Kali chuối
xanh cũng có thể làm giảm huyết áp, rất tốt với người bị huyết áp cao.
- Vì cơ thể chúng ta khơng tự sản xuất canxi nên chúng ta phải lấy nó từ
thực phẩm chúng ta ăn. Phụ nữ mang thai hoặc trên 50 tuổi cần lượng canxi cao
hơn. Những người có canxi thấp có thể dễ bị lỗng xương.
- Vì vậy, một siêu thực phẩm như bột chuối xanh là một cách tuyệt vời để
có thêm canxi và kali mà bạn cần.
1.8.2. Cách sử dụng
- Tương tự như bột mì, bột chuối xanh rất dễ sử dụng.
- Mọi người có thể dùng nó như một sự thay thế low-carb trong bánh mì, mì
ống; chế biến thực đơn trong chế độ ăn kiêng Paleo; làm nước sốt sánh mịn thay
thế bột năng hoặc bột bắp; thêm vài thìa bột chuối xanh vào sinh tố và đồ uống
khác để có được những lợi ích tối đa của tinh bột kháng...
- Ngoài ra, bột chuối xanh, đặc biệt là từ các trang trại hữu cơ, là một thành
phần phổ biến trong thức ăn cho trẻ nhỏ.
- Như vậy, qua phân tích sơ bộ về ngành dệt may thế giới, nhu cầu tiêu
dùng, ngành dệt may Việt Nam và sơ bộ những lợi ích từ sản phẩm tinh bột
chuối.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, quy mô, xu hướng phát triển của ngành công
nghiệp dệt may thế giới và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2015
- 2025.
- Căn cứ vào cơ hội với ngành dệt may Việt Nam khi những hiệp ước quốc
tế về thương mại: EVFTA và TPP đã ký kết có hiệu lực.
- Căn cứ vào thực trạng, tiềm năng, xu hướng phát triển ngành sản xuất
bông, sợi dệt và tinh bột từ cây chuối tại Việt Nam.

- Công ty TNHH Một Thành Viên Musa Pacta định đầu tư: Xây dựng nhà
máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối, phát triển vùng chuyên canh nguyên liệu

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

9


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
trên địa bàn là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện tại và đón
đầu xu hướng phát triển của ngành dệt may nước nhà cũng như xu thế phát triển
các sản phẩm sợi tự nhiên của thế giới trong thời gian tới.
1.9. Các căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
Nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
- Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ V/v
chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030;
- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 của Bộ Xây dựng quy
định về phân cấp cơng trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt
động đầu tư xây dựng.

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thơng tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 Ban hành QCVN
01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ Nghị quyết số 10/2021/NQ-TU Tỉnh ủy Lào Cai ngày 26/08/2021
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nơng nghiệp hàng hóa tỉnh Lào
Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Căn cứ Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lào Cai về khuyến khích phát triển sản xuất nơng nghiệp tỉnh Lào
Cai.
Các căn cứ khác có liên quan;
1.10. Mục tiêu xây dựng dự án
- Đầu tư xây dựng mới hoàn chỉnh Nhà máy tơ sợi dệt đồng bộ với dây
chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ hiện đại của Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản và
Trung Quốc để sản xuất bột từ quả chuối nên đây là hình thức đầu tư mới.
- Phát triển năng lực sản xuất tự chủ, giảm thiểu phụ thuộc nguồn nguyên
liệu từ nước ngồi, đáp ứng và đón đầu xu thế hội nhập và các ưu đãi thuế quan
trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương; Góp phần nâng cao
giá trị sản xuất hàng hóa trong nước, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng sản xuất hàng hóa.
Bảng 3. Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

10


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
STT


Sản phẩm

Sản lượng tấn/năm

Ghi chú

1

Sản lượng cọc sợi

30.000

Cọc sợi/năm

2

Sản lượng bột quả chuối

5.400

Tấn/năm

Mơ hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai
nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng.


Chủ đầu tư: Cơng ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

11


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
2.1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng.
2.1.1.1. Vị trí

Hình 4. Bản đồ tỉnh Lào Cai

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

12


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Hình 5. Sơ đồ vị trí huyện Bảo Thắng
Huyện Bảo Thắng nằm ở trung tâm tỉnh Lào Cai, giáp với hầu hết các đơn
vị hành chính cấp huyện khác trong tỉnh (trừ 2 huyện Bát Xát và Si Ma Cai), có
vị trí địa lý:
- Phía đơng giáp huyện Bắc Hà và huyện Bảo Yên
- Phía tây giáp thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc (với đường biên giới 7 km)
- Phía nam giáp huyện Văn Bàn

- Phía bắc giáp huyện Mường Khương.
Huyện Bảo Thắng có diện tích 651,98 km², dân số năm 2019 là 103.262
người, mật độ dân số đạt 158 người/km². Huyện lỵ là thị trấn Phố Lu, cách thành
phố Lào Cai khoảng 40km về hướng đơng nam. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ
70, quốc lộ 4E, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, có đường sắt Côn Minh - Hà Nội, sông
Hồng đi qua. Ngồi ra cịn có nhiều tỉnh lộ và đường liên xã tới các thôn bản.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

13


Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Huyện Bảo Thắng có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị
trấn: Phố Lu (huyện lỵ), Nông trường Phong Hải, Tằng Loỏng và 11 xã: Bản
Cầm, Bản Phiệt, Gia Phú, Phong Niên, Phú Nhuận, Sơn Hà, Sơn Hải, Thái
Niên, Trì Quang, Xuân Giao, Xuân Quang.
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Khí hậu ở Bảo Thắng là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đơng lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 đến 24o C, nhiệt độ thấp nhất đến 10o C,
nhiệt độ cao nhất trên 4000C. Hướng gió thịnh hành là hướng gió đơng nam tốc
độ trung bình từ 1-2m/s, có khi gần tới 40m/s gây lốc xốy. Lượng mưa thuộc
loại trung bình, khoảng 1.600 đến 1.800mm/năm.
Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất lâm nghiệp, tập trung ở các thung lũng
ven sơng, suối cịn lại là đất Feralit thuận lợi cho việc trồng rừng và một số cây
công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, rau màu, ... Các địa hình, tài nguyên Bảo
Thắng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cơ cấu nông - lâm - cơng nghiệp thương mại - dịch vụ trong đó đặc trưng chủ yếu là trồng chè, mía, nhãn, vải,
bn bán hàng hoá và dịch vụ. Kết hợp nhiều tiềm năng kinh tế - xã hội tổng hợp
của địa phương, Bảo Thắng đã và đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang

sản xuất hàng hoá các loại cây trồng, vật nuôi với những hướng đầu tư khác nhau
một cách phù hợp như: mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây chè, góp phần
nâng cao tổng sản phẩm giá trị kinh tế địa phương.
Bảo Thắng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Mỏ Apatit với trữ lượng
lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km bên hữu ngạn sông hồng. Apatit ở
đây hầu nh­ư nguyên chất, trải rộng, không những là tài ngun q mà cịn giàu
độ phì cho đất, rất thuận tiện cho trồng trọt. Bảo Thắng còn có các mỏ cao lanh,
mi ca, đất sét trắng vv...
Đặc biệt Bảo Thắng có nhiều mỏ khống sản và khu cơng nghiệp Tằng
Loỏng chế biến sản xuất các chất hố học và phân bón phục vụ sản xuất cơng
nơng nghiệp làm giàu cho Tổ quốc, góp phần thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế - xã
hội địa phương
2.1.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội
2.1.2.1. Văn Hóa
Bảo Thắng cũng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hố dân gian và
nếp sống cộng đồng có tính chất dân chủ, bình đẳng. Đó là sinh hoạt văn hố dân
gian độc đáo của đồng bào Dao Họ ở xã Sơn Hà. Cả hệ thống múa nhảy (múa
kiếm, múa sạp, múa hoá trang), đến hệ thống dân ca phong phú (tử làn điệu du
con, hát giao duyên, hát giáo huấn...) đã hòa quyện vào nhau tạo thành các lễ hội
dân gian độc đáo. Đặc biệt các nhạc cụ như trống tang sành, trống đất với những
hình thức độc tấu, hồ tấu, làm nhạc đệm cho các sinh hoạt văn hoá đã trở thành
sản phẩm văn hoá tinh thần nhiều giá trị của Lào Cai. ở những vùng đồng bào
Tày có sinh hoạt hát then, hát giao duyên đêm xuân, hội xuống đồng. Văn học
dân gian phát triển khá mạnh với các loại hình truyện cổ, dân ca, tục ngữ. Nhiều
sáng tác dân gian được tuyển chọn trong các tập "Dân ca Giáy, "Dân ca Mông”,
"Truyện cổ Dao", Truyện cổ Phù Lá"...Các dân tộc ở Bảo Thắng chung sống xen
kẽ ở dải biên cương, nên đã tạo thành nếp sống cộng đồng, đồn kết, các gia đình
Chủ đầu tư: Cơng ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

14



Thuyết minh Dự án: Nhà máy sản xuất sợi dệt và tinh bột chuối Musa Golden
Lào Cai. Địa điểm: huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
đều quanh tụ trong làng bản.
Mỗi dân tộc ở Bảo Thắng có nét văn hóa riêng, đồng bào dân tộc thiểu số:
Tày, Giáy, Dao, Mông, Phù Lá có dân số đơng và vẫn cịn lưu giữ được vốn văn
hóa bản sắc dân tộc nhiều phong tục, tập quán riêng, trong những năm qua huyện
đã bảo tồn vốn dân ca dân vũ; trang phục truyền thống; lễ hội của các dân tộc
của 5 xã: Dân tộc Dao Tuyển xã Trì Quang, Xuân Quang, Dân tộc Tày xã Phú
Nhuận, Dân tộc Mông xã Bản Cầm, Thái Niên, Dân tộc Giáy TT Phong Hải, dân
tộc Phù Lá xã Phong Niên, Xuân Quang. Bảo tồn được 6 lễ hội đặc sắc, có giá trị
của các dân tộc. Sưu tầm bộ sưu tập hiện vật có giá trị, tiêu biểu sách cổ dân tộc Dao
xã Sơn Hà, Xuân Quang, di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng xã Phú Nhuận, Bản
Phiệt. sinh hoạt hát then, hát giao duyên, nghi lễ then cổ xã Phú Nhuận. Tồn
huyện có 5 di tích lịch sử được UBND tỉnh cơng nhận (di tích lịch sử Soi Cờ;
Soi Giá, Di tích đền Đồng Ân xã Thái Niên, di tích đền Cơ Ba, di tích danh
thắng thác Đầu Nhuần xã Phú Nhuận) 01 di tích cấp Quốc gia di tích chiến thắng
Đồn Phố Lu.
2.1.2.2. Về Xã hội:
Trước khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, Bảo Thắng là vùng đất nằm dưới
quyền cai trị của quan lại triều Nguyễn. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền nhà
Nguyễn mới ở định hình ở cấp châu, cịn các tổng, xã ở bên dưới đều thuộc
quyền tự trị, cát cứ của các thổ hào địa phương, mỗi thổ hào cai quản một mường và trực tiếp thống trị bản Chiếng (bản trung tâm của mường). Mỗi mường có
lực lượng vũ trang, có bộ máy cai trị riêng. Nhân dân bị các chủ mường bóc lột.
Đó là bộ máy phong kiến ở vùng thấp. Còn ở vùng cao, tổ chức thành các
"Động", "Sách" do một số tầng lớp trên cầm đầu, cai trị.
Trước Cách mạng tháng Tám, cũng giống như các nơi khác của Lào Cai, ở
Bảo Thắng tồn tại chế độ lang đạo hà khắc. Người nơng dân có nghĩa vụ phải
phục vụ tuyệt đối các nhà lang. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng vẫn

cho duy trì chế độ lang đạo, thiết lập bộ máy cai trị từ huyện đến xã. Dưới hai
tầng áp bức, cuộc sống của nhân dân lao động đã khổ cực lại càng cùng cực hơn,
đã thiếu cơm ăn, áo mặc lại phải nộp thêm rất nhiều loại thuế. Bọn thực dân,
phong kiến cịn thi hành chính sách ngu dân, tun truyền văn hóa phản động,
chia rẽ khối đồn kết dân tộc Kinh - Mường nhằm dễ bề cai trị, bóc lột nhân dân
ta. Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, ruộng đất bị bọn địa chủ, cường hào
cướp hết để lập đồn điền. Người dân lao động bị bần cùng hoá, mất hết ruộng đất
nên phải đi làm thuê, cuốc mướn với tiền công rẻ mạt, lại phải đi phu để khai phá
đường giao thông, khai thác lâm thổ sản... cuộc sống vô cùng lầm than, khổ cực.
Thâm độc hơn, chúng cịn tìm cách khuyến khích các tệ nạn rượu chè, nghiện
hút, cờ bạc phát triển khiến đời sống nhân dân càng thêm tăm tối.
2.1.3. Về kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện về nhiệm vụ chính trị năm 2022, Bảo
Thắng có 24/24 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó 10 chỉ tiêu vượt. Về chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện giai đoạn 2020 - 2025, đến nay đã có 9/24 chỉ tiêu
đạt 100%; 13 chỉ tiêu đạt trên 70%.
Trong phát triển kinh tế, tăng trưởng của huyện đạt 14,28%; tổng thu ngân
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Musa Golden Lào Cai

15



×