Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn đánh giá tình trạng suy dinh dường thấp còi của trẻ 6 23 tháng tuổi và mốt số yếu tố liên quan tại xã tân thịnh, huyện nam trực, tỉnh nam định năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

VŨ THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI
CỦA TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN NAM TRỰC,
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

VŨ THỊ TRANG

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI
CỦA TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN NAM TRỰC,
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TRỌNG HƯNG

HÀ NỘI, 2021



i

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1 ..................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 4
1.1 Một số khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá ........................................... 4
1.1.1. Dinh dưỡng........................................................................................................ 4
1.1.2. Suy dinh dưỡng ................................................................................................. 4
1.1.3. Suy dinh dưỡng thấp còi ................................................................................... 4
1.1.3. Khẩu phần ........................................................................................................ 4
1.1.4. Phân loại và phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi .......... 4
1.1.5. Phương pháp đánh giá khẩu phần ăn của trẻ từ 6-23 tháng tuổi ...................... 5
1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trên Thế giới và tại Việt Nam .................... 6
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em trên thế giới .................................. 6
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em tại Việt Nam ................................ 8
1.3. Một số yếu tố liên quan với tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ 6-23
tháng .......................................................................................................................... 11
1.3.1. Yếu tố cá nhân trẻ............................................................................................. 11
1.3.2. Yếu tố từ bà mẹ và gia đình ............................................................................. 12
1.3. 3. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi với khẩu phần ăn của
trẻ ............................................................................................................................... 16
1.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi với dịch vụ y tế, môi
trường sống................................................................................................................ 17
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 17
1.5. Khung lý thuyết .................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 20

2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:..................................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 20


ii

2.4. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 20
2.5. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 21
2.6.1. Phương pháp nhân trắc học ............................................................................. 21
2.6.2. Phương pháp điều tra, đánh giá khẩu phần sử dụng phương pháp hỏi ghi 24h23
2.6.3. Phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn: thu thập một số thông tin cá
nhân của trẻ và mẹ và thông tin về THDD cho trẻ của bà mẹ .................................. 24
2.7. Các biến số nghiên cứu, khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ............... 24
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 27
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ......................................................................... 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 30
3.1. Thơng tin chung ................................................................................................. 30
3.2. Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tại xã Tân Thịnh, Nam
Trực, Nam Định năm 2020. ...................................................................................... 32
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23
tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 2020 ...................... 34
3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân của trẻ và suy dinh dưỡng thấp còi.......... 34
3.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố yếu tố từ bà mẹ, gia đình nhân của trẻ và suy dinh
dưỡng thấp còi ........................................................................................................... 35
3.3.2.1. Các yếu tố cá nhân của bà mẹ, gia đình và suy dinh dưỡng thấp còi .......... 35
3.2.2 Thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ ........... 37
3.3.3. Yếu tố khẩu phần ăn của trẻ và tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ ... 41
3.3.4. Mối liên quan giữa môi trường sống và tiếp cận dịch vụ y tế với tình trạng suy

dinh dưỡng thấp còi ................................................................................................... 47
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 49
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 49
4.1. Tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ ....................................................... 49
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng Suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ 6-23
tháng tại xã Nam Tân, Nam Trực, Nam Định 2020 .................................................. 51
4.2.1. Yếu tố cá nhân của trẻ và suy dinh dưỡng thấp còi ........................................ 51


iii

4.2.3. Yếu tố khẩu phần ăn của trẻ và tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ ... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 68
Phụ lục 1: Phiếu giới thiệu và đồng ý tham gia nghiên cứu ..................................... 68
Phụ lục 2: Phiếu điều tra nhân trắc............................................................................ 70
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn bà mẹ có con 6-24 tháng tuổi ....................................... 71
Phụ lục 4: Phiếu điều tra khẩu phần 24h qua ............................................................ 77
Phụ lục 5: Bảng biến số ............................................................................................. 78
Phụ lục 6: Một số tiêu chí đánh giá THDD của bà mẹ ............................................. 84
Phụ lục 7: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam từ 6-23 tháng tuổi
theo giới. .................................................................................................................... 87


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĂBS

Ăn bổ sung


CC/T

Chiều cao theo tuổi

CN/CC

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

CNSS

Cân nặng sơ sinh

ĐTV

Điều tra viên

KPĂ

Khẩu phần ăn

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCKN


Nhu cầu khuyến nghị

SD

Độ lệch chuẩn

SDD

Suy dinh dưỡng

SDDTC

Suy dinh dưỡng thấp còi

THDD

Thực hành dinh dưỡng

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

TYT

Trạm Y tế

VCDD

Vi chất dinh dưỡng


VDD

Viện dinh dưỡng

UNICEF

Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Xu hướng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ dưới 5 tuổi theo khu vực giai
đoạn 2000-2018. .......................................................................................................... 7
Biểu đồ 1.2: Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ và theo vùng sinh
thái năm 2018 ............................................................................................................ ..9
Biểu đồ 1.3: Mối liên quan giữa năng lượng đạt được so với nhu cầu và suy dinh
dưỡng thấp còi ........................................................................................................... 16


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại tình trạng Suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi dựa
trên độ lệch chuẩn……………………………………………………………………5
Bảng 1.2: Tỷ lệ SDDTC trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ năm 2017 ở một số
tỉnh…………………………………………………………………………………...9
Bảng 1.3: Tỷ lệ SDDTC của trẻ dưới 5 tuổi theo từng nhóm tuổi tại Việt Nam, 2011
……………………………………………………………………………………...10
Bảng 3.1. Thơng tin chung của trẻ và bà mẹ……………………………………….30
Bảng 3.2: Các giá trị trung bình theo giới và theo tháng tuổi của trẻ 6-23
tháng………………………………………………………………………………..32
Bảng 3.3: Z-score CC/T theo giới ở nhóm tuổi 6-23 tháng…………………..........33
Bảng 3.4: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng……………………............33
Bảng 3.5: Tình trạng SDDTC của trẻ theo mức độ và theo giới tính (%)…............34
Bảng 3.6: Tình trạng SDDTC của trẻ theo mức độ và theo nhóm tuổi……………34
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ và tình trạng SDDTC…….34
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng bệnh tật và SDDTC……………………...35
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của bà mẹ và tình trạng suy dinh
dưỡng thấp còi của trẻ……………………………………………………………...35
Bảng 3.10: Đặc điểm hộ gia đình và tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ…36
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thực hành NCBSM với SDD thấp còi trẻ 6-23
tháng………………………………………………………………………………..37
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa thực hành cho trẻ ăn bổ sung với SDD thấp còi trẻ 623 tháng…………………………………………………………………………….38
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thực hành bổ sung vi chất cho trẻ và SDD thấp
còi…………………………………………………………………………………..39
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh và
SDD thấp cịi . ………………………………………………………………………40
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa THDD chung của bà mẹ và SDD thấp còi ở trẻ…..40
Bảng 3.16: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ 6-23 tháng theo nhóm tuổi và theo
giới tính……………………………………………………………………………..41



vii

Bảng 3.17: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của trẻ 6-23 tháng trong 2 nhóm SDD thấp
cịi và nhóm trẻ khơng bị SDD thấp cịi……………………………………………42
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa năng lượng và các chất sinh năng lượng với Suy dinh
dưỡng thấp còi ở trẻ 6-23 tháng……………………………………………………44
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa lượng một số chất khoáng khẩu phần và SDD thấp
còi ở trẻ 6-23 tháng…………………………………………………………………45
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa lượng một số Vitamin khẩu phần và SDD thấp cịi ở
trẻ 6-23 tháng……………………………………………………………………….46
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ với tiếp
cận dịch vụ y tế……………………………………………………………………..47
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa nguồn nước sử dụng để ăn uống và tình trạng Suy
dinh dưỡng thấp còi ở trẻ…………………………………………………………...48


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam có
nhiều thay đổi. Tuy nhiên theo báo cáo giám sát của viện dinh dưỡng thì tỷ lệ Suy
dinh dưỡng thấp cịi vẫn cịn ở mức cao và khơng đồng đều giữa các vùng, ở nông
thôn cao hơn so với thành phố. Xã Tân Thịnh là một xã thuần nông của huyện Nam
Trực với điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn nên người dân nơi đây vẫn chưa
quan tâm đầy đủ đến KPĂ của trẻ, cũng như thực hành dinh dưỡng cho trẻ còn
nhiều hạn chế. Xã cũng đã triển khai chương mục tiêu quốc gia về phòng chống Suy
dinh dưỡng tuy nhiên cơng tác triển khai cịn gặp nhiều khó khăn nên chưa thực sự
hiệu quả, độ bao phủ còn thấp. Vì vậy với mục đích tìm hiểu thực trạng và một số

yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng nhằm đưa ra một số
khuyến nghị hướng đến giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cịi tại xã, nghiên cứu cắt
ngang “Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi và
một số yếu tố liên quan tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định,
2020” tiến hành cân đo đánh giá thấp còi trên 357 trẻ từ 6-23 tháng tuổi, đồng thời
kết hợp phỏng vấn bà mẹ theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng
tại xã là 20,4%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi và mức độ thấp còi tăng dần theo
nhóm tuổi, suy dinh dưỡng thấp cịi cao nhất ở nhóm 18-23 tháng là 35,7%. Suy
dinh dưỡng thấp cịi độ I (16%) cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi độ II (4,5%)
ở cả nam và nữ. Nghiên cứu tìm ra được mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi
với một số yếu tố là Yếu tố cá nhân của trẻ: cân nặng sơ sinh của trẻ dưới 2500g có
nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp cịi gấp 3,8 lần (p<0,05), trẻ thường xuyên bị bệnh
(TB 1 lần/tháng) có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cịi cao gấp 3 lần nhóm trẻ ít khi bị
bệnh nhiễm trùng (p<0,05). Yếu tố thực hành dinh dưỡng của mẹ: Nhóm trẻ có mẹ
thực hành dinh dưỡng chung khơng đạt có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi cao
hơn 3 lần so với nhóm trẻ có mẹ thực hành dinh dưỡng chung đạt. Yếu tố khẩu phần
hàng ngày của trẻ: protein trong khẩu phần hàng ngày của trẻ thấp hơn nhu cầu
khuyến nghị có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp cịi cao hơn 6 lần (p<0,05), khống


ix

chất trong khẩu phần hàng ngày thấp hơn nhu cầu khuyến nghị có nguy cơ bị suy
dinh dưỡng thấp cịi cao hơn từ 2,7 đến 6,2 lần (p<0,05), Vitamin D trong khẩu
phần hàng ngày thấp hơn nhu cầu khuyến nghị có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cịi cao
hơn 11 lần (p<0,05). Bên cạnh đó một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến suy dinh
dưỡng thấp còi của trẻ như: điều kiện kinh tế gia đình, sự hỗ trợ chăm sóc con cái
của người thân trong nhà, sự tư vấn dinh dưỡng của cán bộ y tế và nguồn nước sử
dụng ăn uống của hộ gia đình (p<0,05).

Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cần truyền thông tập trung nâng cao thực
hành dinh dưỡng cho bà mẹ để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tại địa phương.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) là một dạng suy dinh dưỡng (SDD)
mãn tính được thể hiện bởi tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi, cùng giới thấp
hơn 2 độ lệch chuẩn (SD) so với chiều cao của quần thể tham chiếu của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp (dưới -2SD) phản ánh
tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ”(1). Trong vòng 10
năm trở lại đây SDDTC ở trẻ em có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu. Theo
thống kê của Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), WHO và Ngân hàng thế
giới (WB) năm 2018 cho thấy tỷ lệ SDDTC của trẻ dưới 5 tuổi là 21.9% (149
triệu), Châu Á và Châu Phi vẫn là hai Châu lục đứng đầu về tỷ lệ SDD, 1/2 số
trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi nằm ở Châu Á và 1/3 ở Châu Phi (2). Châu Phi là
khu vực duy nhất có số lượng trẻ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tăng trong thập kỷ
qua (2).
Việt Nam vẫn là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với
gánh nặng SDD cao nhất đặc biệt là SDDTC (3). Trong khoảng 7 năm trở lại
đây, tỷ lệ SDDTC của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam chỉ giảm trung bình khoảng
1,15% mỗi năm (4). Năm 2017, Việt Nam còn 23,8% trẻ em dưới 5 tuổi bị
SDDTC (5). Trong đó, độ tuổi 12-23 tháng có tỷ lệ SDDTC cịn rất cao khoảng
22.5% (6).
SDDTC lúc nhỏ vừa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng chậm
phát triển chiều cao thể lực, tầm vóc và giảm các chức phận cơ thể ở tuổi trưởng
thành thành vừa là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học hành của trẻ lúc nhỏ và giảm
khả năng lao động đến tuổi trưởng thành (7).
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDDTC là do khẩu phần ăn (KPĂ) và

bệnh tật. Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất hoặc dưỡng chất không cân bằng,
KPĂ thiếu các vi chất (Canxi, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất) dẫn đến trẻ dễ bị
nhiễm bệnh và SDD, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ cơ, xương
khớp, hệ thần kinh. Nhiều nghiên cứu can thiệp phòng chống SDD đã chỉ


2

ra rằng việc bổ sung vi chất và đa vi chất trong đó có kẽm đạt được kết quả tốt
cải thiện được tình trạng SDDTC (8), (9), (10). Một số yếu tố ngoại cảnh khác
dẫn đến SDDTC ở trẻ như thực hành chăm sóc trẻ của cha mẹ, các yếu tố về y tế
và môi trường sống quanh trẻ… Theo tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm
2009-2010 của Viện Dinh dưỡng (VDD), thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
(NCBSM) và cho trẻ ăn bổ sung ĂBS không hợp lý là nguyên nhân khiến SDD
trẻ em tăng nhanh vào lúc trẻ từ 6-24 tháng tuổi(11). Như vậy những can thiệp
sớm ngay từ khi đẻ tới dưới 24 tháng tuổi giai đoạn bú mẹ và ĂBS là rất cần thiết
để góp phần làm giảm SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Xã Tân Thịnh là một xã thuần nông của huyện Nam Trực với điều kiện
kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn nên người dân nơi đây vẫn chưa quan tâm đầy đủ
đến KPĂ của trẻ, cũng như thực hành dinh dưỡng (THDD) cho trẻ còn nhiều hạn
chế. Xã cũng đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về phịng chống SDD
tuy nhiên cơng tác triển khai cịn gặp nhiều khó khăn nên chưa thực sự hiệu quả,
độ bao phủ còn thấp. Bên cạnh đó, cho đến hiện nay chưa có một nghiên cứu nào
được thực hiện tại địa phương để đánh giá tình trạng SDD và khẩu phần của trẻ
6-24 tháng. Từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình trạng
suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ 6-23 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại
xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 2020”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tại xã Tân
Thịnh, Nam Trực, Nam Định năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi
của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam
Định, 2020.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá
1.1.1. Dinh dưỡng
“Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành
phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để
đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội”(12).
1.1.2. Suy dinh dưỡng
“Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và chi chất
dinh dưỡng (VCDD). Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện dưới nhiều
mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất tinh
thần và vận động của trẻ”(12).
1.1.3. Suy dinh dưỡng thấp còi
“Suy dinh dưỡng thấp còi là một dạng SDD mãn tính được thể hiện bởi
tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi, cùng giới thấp hơn 2 độ lệch chuẩn SD so
với chiều cao của quần thể tham chiếu của WHO”. (1)
1.1.3. Khẩu phần
“Khẩu phần là tiêu chuẩn ăn của 1 người trong 1 ngày nhằm đáp ứng nhu
cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể”.(12)

1.1.4. Phân loại và phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5
tuổi
Hiện nay, WHO khuyến cáo để xác định tình trạng SDD của trẻ dưới 5
tuổi chủ yếu dựa trên 2 chỉ số nhân trắc chiều cao và cân nặng của trẻ. Trong đó,
tình trạng SDDTC trẻ em chủ yếu dựa vào chỉ tiêu: Chiều cao theo tuổi (CC/T).
Cụ thể là, chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới so với quần
thể tham chiếu của WHO. Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp (dưới -2SD) phản ánh
tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm đứa trẻ bị SDD
thể thấp còi.


5

Tháng 4 năm 2006, WHO đã giới thiệu một quần thể tham chiếu cho trẻ
em dưới 5 tuổi và khuyến nghị sử dụng giới hạn từ -2SD đến +2SD để phân loại
SDD thể thấp cịi trẻ em với cách tính:
Chiều cao đo được – Chiều cao TB của quần thể tham khảo
Z-score = --------------------------------------------------------------------------------Một độ lệch chuẩn (SD) của quần thể tham khảo
Bảng 1.1: Bảng phân loại tình trạng SDDTC của trẻ dưới 5 tuổi dựa trên độ lệch
chuẩn
Z-Score

CC/T

Trên +2SD
Từ -2SD đến +2SD

Bình thường

Từ -3SD đến -2SD


SDD thấp cịi vừa

Dưới -3SD

SDD thấp còi nặng

1.1.5. Phương pháp đánh giá khẩu phần ăn của trẻ từ 6-23 tháng tuổi
Bên cạnh việc xác định các chỉ số nhân trắc về cân nặng, chiều cao, đánh
giá KPĂ là một phần quan trọng của đánh giá TTDD nhằm tìm hiểu loại và số
lượng thực phẩm mà trẻ tiêu thụ. Đây là cách quan trọng để đánh giá nhu cầu của
ăn uống với sức khỏe, bệnh tật. Có nhiều phương pháp để đánh giá KPĂ như cân
đong và hỏi ghi 24h. Với phương pháp cân đong, phương pháp này đem lại độ
chính xác cao, nhưng mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém và đơi khi làm cản trở
tới thói quen ăn uống bình thường của trẻ. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng phương
pháp hỏi ghi 24h để đánh giá KPĂ của trẻ.
Phương pháp hỏi ghi 24h là phương pháp điều tra thường được dùng để
đánh giá mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của cá thể trong 24h qua của trẻ từ
đó xác định được lượng các chỉ số năng lượng (Kcal), Cabohydrat, Protein,
Lipit... Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ quyết định việc tăng trí lực, dáng vóc của
trẻ, đảm bảo trẻ phát triển với tình trạng sức khỏe tốt, tránh các căn bệnh liên
quan đến vấn đề dinh dưỡng: thừa cân, béo phì, còi xương, suy dinh dưỡng.
Phương pháp này tương đối nhanh, rẻ nhưng đòi hỏi sự hợp tác cao của đối


6

tượng, phụ thuộc nhiều vào trí nhớ của đối tượng được hỏi. Đối tượng kể tỉ mỉ
các loại thực phẩm, cách chế biến và ước lượng số lượng của những gì đã ăn 24h
trước phỏng vẫn. Để hỗ trợ cho công tác hỏi ghi cần sử dụng album thực phẩm

thông dụng so sánh với thực phẩm đối tượng sử dụng để ước lượng số lượng thực
phẩm đối tượng ăn được.
Kết quả hỏi ghi 24h thu thập được so sánh và đánh giá dựa theo nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam theo nhóm tuổi và theo giới (Phụ
lục 7).
1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trên Thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em trên thế giới
Năm 2018, theo ước tính của UNICEF, WHO và WB, trong một phần tư
thế kỷ qua, SDDTC ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể: năm 1990 là 39,6%
giảm còn 21,9% vào năm 2018 (từ 255 triệu trẻ xuống 149 triệu trẻ). (2, 13)
Tuy nhiên, tỷ lệ SDDTC phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và
các Châu lục; 65% nằm ở các nước có thu nhập trung bình thấp(2). Châu Á và
Châu Phi vẫn là hai Châu lục đứng đầu về tỷ lệ SDD, ½ số trẻ dưới 5 tuổi bị
SDD thấp còi nằm ở Châu Á và 1/3 ở Châu Phi. Sự phát triển của nền kinh tế Ấn
Độ lại tỷ lệ nghịch với số trẻ em thấp còi, nước này có tỷ lệ SDDTC trẻ em là
38% (46,8 triệu trẻ em), chiếm một phần ba tổng số trẻ em thấp cịi trên tồn cầu
và cao nhất thế giới (14). SDDTC phân bố khơng đồng đều trên tồn cầu, 90%
trẻ bị SDDTC trên thế giới tập trung ở 36 nước, trong đó có Việt Nam. (15)
Tại khu vực Châu Phi, các nghiên cứu hầu hết đều cho thấy tỷ lệ SDDTC
của trẻ dưới 5 tuổi rất cao. Nghiên cứu về TTDD của trẻ em 0-59 tháng ở khu
vực nông thôn Ethiopia năm 2014 cho thấy tỷ lệ SDDTC ở mức rất cao là
48,5%(16). Trong khi đó, nghiên cứu về TTDD và thực hành ĂBS ở 164 trẻ em
từ 6 đến 24 tháng tuổi sống ở Tây Brazil Amazon thuộc Nam Mỹ thì tỷ lệ
SDDTC chỉ có 12%(17).


7

Châu Phi cũng là khu vực duy nhất có số lượng trẻ thấp còi ở trẻ em dưới
5 tuổi tăng trong thập kỷ qua từ 50,3 triệu trẻ năm 2000 tăng lên 58.8 triệu trẻ

năm 2018(2).

Biểu đồ 1.1: Xu hướng SDD thấp còi trẻ dưới 5 tuổi theo khu vực giai đoạn
2000-2018 (2)
Đơng Nam Á có tỷ lệ SDDTC cao thứ hai trong khu vực Châu Á và
SDDTC của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực này cũng có xu hướng giảm tương tự toàn
cầu: tỷ lệ SDDTC năm 2000 là 38,4% (21 triệu trẻ) giảm xuống 25% (14,4 triệu
trẻ) vào năm 2018(2).
Hiện nay, trên toàn cầu tỷ lệ SDDTC trẻ em đang cao hơn rất nhiều so với
SDD nhẹ cân và gày còm. Ở nhiều nước, tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân thấp nhưng tỷ
lệ trẻ bị thấp cịi lại ở mức rất cao(15). Ví dụ, tại Liberia, Malawi, Mozambique,
Rwanda, Tanzania và Zambia, tỷ lệ SDDTC cao gấp hơn 2 lần so với SDD nhẹ
cân, trong khi tỷ lệ trẻ bị nhẹ cân chưa đến 20% thì tỷ lệ SDDTC trên 40%. Ở các
nước đang phát triển, tỷ lệ SDDTC ở trẻ em nông thôn cao hơn trẻ em thành phố
là 1,5 lần. Một nghiên cứu về SDD của trẻ từ 6-24 tháng tại phòng khám trẻ sơ
sinh ở bệnh viện Mbaathi Nairobi - thủ đô và thành phố lớn nhất của Kenya 2018


8

cho thấy chỉ có 14,3% trẻ thấp cịi, con số này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ
SDDTC ở Châu Phi (30%) (18).
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong 5 năm qua tỷ lệ SDDTC ở trẻ dưới 5 tuổi có xu
hướng giảm đều so với một số nước trong khu vực, cụ thể giảm từ 26,7% năm
2012 xuống còn 23,8% năm 2017(4). Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã
đạt được thì tình trạng SDDTC ở nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách
thức. Mặc dù SDD nhẹ cân giảm đáng kể trong thập kỷ qua nhưng SDDTC vẫn
còn chiếm 1/4 tổng số trẻ em Việt Nam và cao hơn rất nhiều so với SDD nhẹ cân
và gày còm, đặc biệt tỷ lệ này vẫn còn cao ở nơng thơn và các dân tộc ít

người(15). Nghiên cứu của La Hón năm 2017 về TTDD ở trẻ em từ 6-24 tháng
cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân và gầy cịm lần lượt là 13,2%; 7,4%, trong khi đó tỷ
lệ thấp còi rất cao (27,2%) (19). Tỷ lệ này tương tự trong nghiên cứu của Bùi
Ngọc Diễm, tỷ lệ nhẹ cân (21,7%) và gầy còm (13,7%) thấp hơn tỷ lệ thấp còi
(27,2%) (20). Phân bố SDDTC ở Việt Nam khơng đồng đều, hiện vẫn cịn một
khoảng cách lớn giữa thành phố và khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu
vùng xa. Dân số tăng nhanh cũng làm tăng thêm áp lực cho sự phát triển xã hội
và kinh tế. Q trình phát triển đơ thị dẫn đến giảm đất nơng nghiệp, giảm diện
tích ni trồng lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhân dân. Hàng năm, Việt
Nam phải đối mặt với thiên tai bão lũ, hạn hán, dẫn đến tăng nguy cơ dịch bệnh
nghiêm trọng và mất an ninh lương thực. KPĂ của người dân ở thành thị đã và
đang thay đổi đáng kể từ chế độ ăn uống truyền thống sang một chế độ ăn uống
nhiều dầu mỡ, tinh bột và các sản phẩm chế biến sẵn trong khi ở nơng thơn và
những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, khu vực miền núi vẫn cịn một tỷ lệ
người dân thiếu đói.


9

Biểu đồ 1.2: SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ và theo vùng sinh thái năm
2018 (4)
Số liệu báo cáo năm 2018 cho thấy tỷ lệ SDDTC trẻ em dưới 5 tuổi tại 3
khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên Hải miền Trung
và Tây Nguyên cao hơn hẳn so với các khu vực khác, bên cạnh đó tỷ lệ SDDTC
ở nông thôn cũng cao hơn ở thành phố (4). Nghiên cứu của Phan Công Danh năm
2016 cho kết quả tỷ lệ SDDTC rất cao (47,3%) (21). Nghiên cứu của Huỳnh Thị
Bích Phượng năm 2018 cũng cho kết quả tương tự tỷ lệ SDDTC rất cao là
42,7%(22). Trong khi đó nghiên cứu về thực trạng SDD thấp còi ở trẻ 6-24 tháng
tuổi tại 2 xã Thanh Miện, Hải Dương 2015 của Nguyễn Thị Vân Anh cho kết quả
tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ 6-24 tháng tuổi thấp hơn (21,2%)(23). Hầu hết tỷ lệ

SDDTC của trẻ trong nghiên cứu trên nhóm dân tộc thiểu số và miền núi, Tây
Nguyên đều cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu trên nhóm dân tộc kinh và đồng
bằng.
Bảng 1.2: Tỷ lệ SDDTC trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ năm 2017 ở một số
tỉnh (4)
Tỉnh/ Thành phố

SDD thể thấp còi
Chung

Độ I

Độ II

Hải Dương

20

14.3

5.7

Nam Định

20.5

16.2

4.3




×