Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phòng Tránh Béo Phì Ở Trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.43 KB, 6 trang )

Phòng Tránh Béo Phì Ở Trẻ

Bệnh béo phì ở trẻ nhỏ đang ngày càng trở nên
phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn, là
nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch,
tiểu đường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau
này.

Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% trẻ nhỏ và thanh thiếu niên mắc bệnh
béo phì, tăng gấp đôi trong 30 năm qua. Vấn đề đặt ra cho các bậc cha mẹ là
làm sao để hạn chế bệnh béo phì, giúp trẻ sống khỏe mạnh.

1. Hoạt động thể lực

Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường học là rất quan trọng. Hiện nay, tất cả trẻ
từ mẫu giáo đến lớp 12 đều phải tham gia các hoạt động giáo dục thể chất ở
trường.

Hội Tim Mạch Mỹ và Hiệp Hội Quốc gia về Thể thao và Giáo dục Thể chất
khuyên thanh thiếu niên phải dành 225 phút (gần bốn giờ) cho môn giáo dục
thể chất. Vì vậy, cha mẹ nên xem xét bổ sung các hoạt động thể chất ở nhà,
tạo thói quen cho trẻ ngay từ nhỏ.





2. Hạn chế xem tivi

Trẻ em và thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 8 đến 18 thường dành ít nhất 6
tiếng/ngày trước màn hình, trong đó khoảng bốn giờ để xem ti vi, hai giờ


chơi game hoặc sử dụng máy tính.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAp) khuyến cáo rằng, các bậc phụ huynh nên
hạn chế thời lượng để trẻ dành để chơi game, xem tivi và sử dụng internet
còn hai giờ/ngày. AAP cũng cho biết, trẻ xem ti vi quá nhiều và tập thể dục
ít hơn có khả năng thừa cân hoặc béo phì hơn so với trẻ vận động nhiều. Các
bạn gái tuổi từ 9 đến 11 có thói quen xem truyền hình hơn hai giờ/ngày thì
nhiều khả năng thừa cân hơn 2,6 lần so với các bạn gái xem ti vi ít hơn hai
giờ/ngày. Trẻ cần tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài trời như chơi thể
thao, đi bộ, đi xe đạp.

3. Cảnh giác với nước giải khát

Cắt giảm đồ uống có đường trong chế độ ăn uống của con bạn có thể làm
giảm đáng kể số lượng calo tiệu thụ của trẻ. Đồ uống có đường và nước trái
cây không cung cấp gì ngoài đường và calo. Ngay cả các loại nước ép trái
cây nguyên chất, mặc dù tốt hơn các loại thức uống có đường mang hương
vị trái cây, nhưng vẫn cung cấp nhiều lượng calo. Viện Hàn Lâm Nhi khoa
Mỹ khuyến cáo, trẻ từ 7 tuổi trở lên uống không quá 340 ml/ngày nước ép
trái cây nguyên chất (một khẩu phần trái cây bằng 113 ml nước hoa quả
nguyên chất).

567 ml nwocs Coca-Cola làm tăng 250 calo. Bạn nên chọn các thức uống
không đường, ít calo cho con bạn.

4. Ngủ đủ giấc

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh béo phì và giấc ngủ.
Bạn sẽ đốt cháy khoảng 350 calo trong tám tiếng ngủ (diễn ra mạnh nhất khi
ngủ vào ban đêm) . Trẻ ngủ ít sẽ có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì. Hơn

90% thanh thiếu niên ngủ ít hơn 9 tiếng/ngày, trong đó 10% ngủ ít hơn sáu
tiếng/ngày. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngủ ít các ngày trong tuần làm tăng
nguy cơ tăng cân ở các bạn nam tuổi trung học, trong khi ngủ ít vào cuối
tuần cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng của các bạn gái tuổi trung
học.

5. Ăn sáng

Bỏ qua bữa sáng không thực sự làm bạn giảm cân, ngược lại sẽ khiến mệt
mỏi và khó chịu.

6. Bữa tối

Các bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Khi gia
đình ăn cùng nhau, họ thường có xu hướng ăn uống lành mạnh, ít thực phẩm
chiên và có nhiều rau. Nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng, 56% các gia đình ở
Mỹ ăn tối cùng nhau khoảng 6 bữa tối mỗi tuần sẽ giảm 23-25% trẻ em thừa
cân hoặc béo phì.





7. Ăn vặt

Thực chất, ăn vặt không phải là xấu, còn tùy thức ăn vặt đấy thuộc loại nào
và chúng ta ăn bao nhiêu.

Các bữa ăn nhẹ chỉ nên có ít đường, chất béo và natri, khoảng 100 calo bao
gồm 1 ly quất, 1 quả chuối, hoặc 1 tách cà rốt, tránh ăn các loại bánh ngọt và

khoai tây chiên.

8. Dạy con đúng cách

Một trong những điều quan trọng nhất là cha mẹ cần tăng cường cho trẻ
những kiến thức cơ bản. Dạy con thế nào để chăm sóc cơ thể đúng cách là
một trong những chìa khóa giúp chống béo phì ở trẻ.

Bạn hãy dẫn con đi theo khi đến các siêu thị, của hàng và chỉ cho trẻ biết
những gì nên và không nên ăn. Thực phẩm cần thiết là rau và trái cây là cần
thiết, còn khoai tây chiên và nước soda thì không.

Chứng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này,
thường có xu hướng thấp hơn bạn bè, dễ mắc bệnh về tim mạch và tiểu
đường. Vì vậy, cha mẹ không nên coi thường. Thường xuyên quan tâm đến
chế độ sinh hoạt, ăn uống của trẻ, tập cho trẻ thói quen tập thể dục ngay từ
nhỏ, chế độ ăn uống dinh dưỡng, ăn nhiều rau và hoa quả, tránh ăn các loại
thức ăn nhanh, nước soda. Cha mẹ cần quan tâm thường xuyên tới chỉ số cân
nặng, chiều cao, để phát hiện sớm chứng thừa cân, béo phì hay suy dinh
dưỡng ở trẻ, để có chế độ ăn uống hợp lý.

×