Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận văn thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc thiểu số ở ba xã, huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
SINH CON TẠI NHÀ CỦA BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở BA XÃ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2012

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

H
P

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN


SINH CON TẠI NHÀ CỦA BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở BA XÃ, HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2012

U

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

PGS. TS Đinh Thị Phƣơng Hòa

HÀ NỘI, 2013


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4
1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................................ 5

1.2.


Thực trạng sinh con tại nhà trên thế giới và Việt Nam ..................................... 5

1.3.

Một số yếu tố liên quan đến lựa chọn nơi sinh và sinh con tại nhà ................... 9

1.4.

Một số nét về địa phương nghiên cứu ............................................................. 13

H
P

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 15
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 15

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 16

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 16

2.4.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 16


2.5.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 17

2.6.

Khung lý thuyết ............................................................................................... 18

2.7.

Biến số nghiên cứu .......................................................................................... 19

2.8.

Phương pháp phân tích số liệu......................................................................... 19

2.9.

Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................... 20

U

H

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ....................... 21
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 22
3.1.

Thực trạng sinh con tại nhà ............................................................................. 22



ii

3.2. Một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà .................................................. 36
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ............................................................................................. 46
4.1.

Thực trạng về sinh con tại nhà......................................................................... 46

4.2.

Một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà .................................................. 53

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58
5.1.

Thực trạng sinh con tại nhà ............................................................................. 58

5.2.

Một số yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà .................................................. 58

KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 60

H
P

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 61
Phụ lục 1: Bảng biến số nghiên cứu ........................................................................... 66
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn bà mẹ sinh con năm 2012 .............................................. 75

Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bà mẹ sinh con tại nhà .................................... 83
Phụ lục 4: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã ................................................. 84

U

Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhân viên y tế bản .......................................... 86
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Phụ nữ bản ..................................................... 88

H

Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Trưởng bản ..................................................... 90


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBYT:
CSYT:
CSSKSS:
ICPD:
LMAT:
MCFP
MDGs:
MICS:
MMR:
MMRate:
NVYTB:
PKĐKKV:
SKBMTE:

SKSS:
SKTD:
TYT:
UNFPA:
WHO:

Cán bộ y tế
Cơ sở y tế
Chăm sóc Sức khỏe sinh sản
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển
Làm mẹ an tồn
Chăm sóc bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Điều tra và đánh giá các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ
Tỉ suất tử vong mẹ
Tỉ lệ tử vong mẹ
Nhân viên y tế bản
Phòng khám đa khoa khu vực
Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em
Sức khỏe sinh sản
Sức khỏe tình dục
TrạmY tế
Quỹ dân số liên hợp quốc
Tổ chức Y tế thế giới

H
P

H


U


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các thông tin về đặc trưng cá nhân của bà mẹ sinh con tại nhà ............... 22
Bảng 3.2. Số lần sinh con, nơi sinh và cách thức sinh con lần trước ........................ 23
Bảng 3.3. Ý định nơi sinh con lần này so với nơi sinh thực tế ................................. 23
Bảng 3.4. Kiến thức bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm ............................................ 24
Bảng 3.5. Nơi sinh con theo nhóm dân tộc ............................................................... 25
Bảng 3.6. Lý do bà mẹ sinh con tại nhà .................................................................... 26
Bảng 3.7. Người quyết định nơi sinh con cho bà mẹ ................................................ 28
Bảng 3.8. Người đỡ đẻ .............................................................................................. 28
Bảng 3.9. Lý do không mời cán bộ y tế xã đến đỡ đẻ............................................... 29
Bảng 3.10. Chuẩn bị cho cuộc đẻ .............................................................................. 30
Bảng 3.11. Vật liệu lót ở vị trí đẻ .............................................................................. 31
Bảng 3.12. Cách vô trùng dụng cụ cắt rốn cho trẻ khi sinh tại nhà .......................... 32
Bảng 3.13. Sát trùng sau cắt rốn ............................................................................... 33
Bảng 3.14. Buộc rốn cho trẻ...................................................................................... 34
Bảng 3.15. Băng rốn cho trẻ...................................................................................... 34
Bảng 3.16. Tình trạng bà mẹ sau sinh ....................................................................... 34
Bảng 3.17. Tình trạng trẻ sau sinh ............................................................................ 35
Bảng 3.18. Thời gian cho bú ngay sau khi sinh ........................................................ 35
Bảng 3.19. Cán bộ y tế thăm bà mẹ và trẻ 42 ngày sau sinh tại nhà ......................... 36
Bảng 3.20. Liên quan giữa đặc trưng cá nhân bà mẹ với sinh con tại nhà ............... 36
Bảng 3.21. Liên quan giữa Bảo hiểm y tế với sinh con tại nhà ................................ 37
Bảng 3.22. Liên quan giữa kinh tế, môi trường sống với sinh con tại nhà ............... 38
Bảng 3.23. Liên quan giữa tiền sử sinh đẻ của mẹ với sinh con tại nhà ................... 39
Bảng 3.24. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về các biểu hiện bất thường khi

mang thai, trong khi sinh với sinh con tại nhà .......................................................... 40
Bảng 3.25. Liên quan giữa khám thai với sinh con tại nhà ....................................... 40
Bảng 3.26. Liên quan giữa các yếu tố về dịch vụ y tế với sinh con tại nhà .............. 41
Bảng 3.27. Liên quan giữa khoảng thời gian và khoảng cách từ nhà bà mẹ đến cơ sở
y tế gần nhất với sinh con tại nhà .............................................................................. 42
Bảng 3.28. Liên quan giữa phong tục tập quán tại cộng đồng với sinh con tại nhà . 42
Bảng 3.29. Mơ hình hồi quy logistic dự đốn các yếu tố liên quan đến sinh con tại
nhà ............................................................................................................................. 44

H
P

U

H

Biều đồ 3.1. Phân bố bà mẹ theo nơi sinh con năm 2012 ......................................... 25
Biểu đồ 3.2. Vị trí đẻ của bà mẹ trong nhà theo nhóm dân tộc................................. 31
Biểu đồ 3.3. Dụng cụ người đỡ đẻ dùng cắt rốn cho trẻ theo nhóm dân tộc ............ 32


v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em đã đạt đạt được những thành tựu to lớn, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh
đã giảm đi rõ rệt. Tuy vậy, có sự khác biệt lớn giữa các vùng sinh thái trong cả
nước, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh cao tại một số tỉnh miền núi có điều kiện
kinh tế khó khăn, phụ nữ có tập quán đẻ tại nhà, khơng có người được đào tạo đỡ
đẻ. Kỳ Sơn là một huyện miền núi nghèo của Nghệ An, năm 2012, theo báo cáo sơ

bộ tồn huyện chỉ có 50% phụ nữ có thai đi khám thai đủ 3 lần, số ca đẻ tại nhà
chiếm hơn 40%. Hiện trạng này thực sự là vấn đề bức xúc của địa phương cần được
ưu tiên can thiệp. Do vậy đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan

H
P

đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc thiểu số ở ba xã, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An năm 2012” đã được tiến hành với các mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng sinh con tại
nhà của các bà mẹ dân tộc Thái, H‟mông, Khơ Mú sinh con trong năm 2012 tại 3 xã
Mường Lống, Chiêu Lưu, Bảo Nam huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An; (2) Xác định một
số yếu tố liên quan tới sinh con tại nhà trong năm 2012 của các bà mẹ này. Toàn bộ
293 bà mẹ sinh con trong năm 2012 tại 3 xã được đưa vào nghiên cứu bằng thiết kế

U

mơ tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp định lượng kết hợp phương
pháp định tính, tiến hành từ tháng 12/2012 đến hết tháng 5/2013. Kết quả nghiên

H

cứu cho thấy, có 57,7% bà mẹ sinh con tại nhà, cán bộ y tế hỗ trợ chiếm tỷ lệ thấp
(5,9%), đặc biệt có tới 18,9% bà mẹ là tự đỡ đẻ. Thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh còn
chưa tốt, tỷ lệ dùng cật nứa (42%), kéo thông thường (42,6%) để cắt rốn cho con, tỷ
lệ bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ sau sinh chỉ chiếm 47,9%. Nghiên cứu cũng
cho thấy trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình bà mẹ có liên
quan đến sinh con tại nhà. Nhóm dân tộc H‟mơng và Khơ mú cùng với tập quán từ
lâu đời về nơi sinh là các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh con tại nhà và sinh con tại
nhà khơng có sự hỗ trợ của người đỡ đẻ có chun mơn. Qua đó, tơi xin đưa ra một
số khuyến nghị tới Sở Y tế cần đào tạo thêm Cơ đỡ thơn bản, cung cấp thêm gói đẻ

sạch, có hướng dẫn cụ thể về tư thế sinh con của bà mẹ dân tộc thiểu số tại địa
phương; Trung tâm Y tế huyện cùng với các Trạm Y tế chú trọng vận động các bà
mẹ dân tộc H‟mông, Khơ Mú mà nơi sống của họ có tập tục sinh con tại nhà.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của ngành Y tế
cũng như trong các chương trình nghị sự của nước ta. Các can thiệp nâng cao sức
khỏe, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là các ưu tiên
bảo đảm cuộc đẻ an toàn đã được triển khai nhiều năm nay và đã đạt được nhiều
thành công rõ rệt. Theo số liệu báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
năm 2011, tỷ lệ quản lý thai trong toàn quốc đạt tới 92,2%; tỷ lệ phụ nữ sinh con có
cán bộ đã được đào tạo hỗ trợ khi đẻ đạt 97,4% và 92,6% số bà mẹ được chăm sóc
sau sinh [23]. Kết quả của các can thiệp được bao phủ trên diện rộng như vậy đã

H
P

góp phần quyết định trong việc giảm tử vong mẹ một cách rõ rệt. So sánh kết quả
của 2 điều tra quốc gia về tử vong mẹ của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ tử vong mẹ đã
giảm từ 165/100.000 trẻ đẻ sống từ năm 2001 – 2002 xuống còn 69/100.000 trẻ đẻ
sống vào năm 2006 – 2007 [12].

Tuy nhiên, không phải tất cả các phụ nữ trong nước ta đều được hưởng những

U

thành quả về chăm sóc sức khỏe như nhau. Sự khác biệt rất lớn giữa các vùng địa lý

và giữa các vùng kinh tế - xã hội còn là một thực tế khó chấp nhận. Theo đánh giá
chiến lược Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản giai đoạn 2000 – 2010, tỷ lệ tử vong trẻ em

H

ở các khu vực miền núi, vùng sâu, hẻo lánh, nông thôn hay trong các gia đình nghèo
cao gấp 3 - 4 lần so với vùng đồng bằng và các gia đình khá giả [20]. Số liệu “Điều
tra và đánh giá các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ 2011 tại Việt Nam” cho thấy vẫn
cịn có tới 38,3% bà mẹ là dân tộc thiểu số sinh con tại nhà; 10,8% các bà mẹ dân
tộc thiểu số được bà đỡ/bà mụ vườn đỡ đẻ; tỷ lệ bà mẹ sinh con mà khơng có ai đỡ
đẻ là 1,6%, tập trung ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và
duyên hải miền Trung [17]. Đặc biệt, ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ đa số
người dân có điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ học vấn thấp vẫn cịn
tồn tại những phong tục, tập qn có hại cho sức khỏe. Trong nghiên cứu các phong
tục, tập quán về thực hành khi mang thai và trong sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số ở
Nghệ An (2005) cũng như trong các nghiên cứu khác được tiến hành trong giai
đoạn 2000 đến 2006 đều cho thấy việc sinh con có sự giúp đỡ của mụ vườn và


2

người nhà là phổ biến. Sinh con tại nhà, không được sự hỗ trợ của cán bộ y tế là
một vấn đề tồn tại chưa được cải thiện nhiều trong cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế
ở khu vực có các dân tộc thiểu số sinh sống [29], [41].
Kỳ Sơn là một huyện miền núi nghèo của Nghệ An, các hoạt động y tế trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cịn gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều bà mẹ dân
tộc thiểu số khơng được chăm sóc thai nghén, khi sinh đẻ và sau đẻ. Theo báo cáo 6
tháng đầu năm 2012 của Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn, chỉ có 50% phụ nữ có thai
đi khám thai đủ 3 lần, số ca đẻ tại nhà chiếm hơn 40%. Trong năm 2012, tồn huyện
cũng đã có 3 ca băng huyết, 1 ca nhiễm trùng sau đẻ và 7 ca tử vong sơ sinh mà

nguyên nhân là do sinh con tại nhà khi đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn [19].

H
P

Hiện trạng này thực sự là vấn đề bức xúc của địa phương cần được ưu tiên can
thiệp. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến sinh con tại nhà của bà mẹ dân tộc thiểu số ở ba xã, huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2012” với tham vọng là có thể cung cấp những số liệu
khoa học góp phần đề xuất các biện pháp can thiệp tăng cường chăm sóc sức khỏe

U

bà mẹ và trẻ sơ sinh ở địa bàn nghiên cứu.

H


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sinh con tại nhà của các bà mẹ dân tộc Thái, H‟mông, Khơ
Mú sinh con trong năm 2012 tại 3 xã Mường Lống, Chiêu Lưu, Bảo Nam
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới sinh con tại nhà trong năm 2012 của các
bà mẹ này tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

H
P


H

U


4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Mang thai và sinh đẻ là thiên chức đặc biệt mà tạo hóa ban tặng cho người
phụ nữ. Ý nghĩa trọng đại của các sự kiện này khơng những chỉ là duy trì nịi giống
mà cịn hướng tới xây dựng một xã hội với những gia đình hạnh phúc và mỗi một
thành viên được sống với chất lượng cuộc sống cao. Để tiến tới mục tiêu tốt đẹp đó
việc đảm bảo an tồn cho các bà mẹ mang thai, sinh đẻ và chăm sóc tốt, tạo một
khởi đầu tốt đẹp cho những đứa trẻ mới ra đời là những chăm sóc quan trọng nhất
đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, một thực tế đau lòng vẫn tiếp tục
xảy ra là cứ 5 phút trơi qua lại có 3 phụ nữ tử vong vì liên quan quan đến mang thai

H
P

và sinh đẻ và khoảng 30 trẻ sinh ra tử vong khi chưa kịp có lễ ăn mừng trịn tháng
[44]. Thêm vào đó, có khoảng 50.000 phụ nữ mắc bệnh do hậu quả của q trình
sinh đẻ khơng an tồn và thiếu chăm sóc sau đẻ, trong số đó có khoảng 15% để lại
biến chứng lâu dài hoặc tàn tật vĩnh viễn [43]. Trước thực trạng đó, Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Ngân hàng Thế giới (WB)

U


và Hội đồng dân số thế giới đã khởi xướng sáng kiến Làm mẹ an toàn (LMAT) vào
năm 1987 nhằm mục tiêu là bảo đảm tất cả các phụ nữ đều được nhận sự chăm sóc
cần thiết để được hồn toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và
sau đẻ [9].

H

Sáng kiến LMAT đã được hơn 100 quốc gia, trong đó có nước ta và các tổ
chức quốc tế chọn làm chương trình hành động. Nhiều chương trình can thiệp đã
được thực hiện nhằm tăng cường chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh và đã từng bước đạt
được nhiều kết quả mong muốn. Theo báo cáo WHO và UNICEF thì trong số 76
nước được khảo sát trên thế giới, có 8 nước được cơng nhận là đang trên đà tiến tới
đạt mục tiêu Thiên niên kỷ 5 là giảm 75% tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2015 so với số
liệu năm 1990. Nước ta vinh dự là một trong số các nước đó với thành tựu vừa giảm
tử vong mẹ và vừa giảm tử vong trẻ em và cũng đang tiến tới đạt Mục tiên Thiên
niên kỷ 4 – giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ dưới năm tuổi [1].


5

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Làm mẹ an toàn: nghĩa là đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều nhận được sự
chăm sóc cần thiết để được hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang
thai, sinh đẻ và sau đẻ [1].
1.1.2. Chăm sóc trƣớc sinh: là những dịch vụ đáp ứng việc chăm sóc sản khoa
cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến khi đẻ nhằm đảm bảo
cho quá trình mang thai được an tồn, sinh con khỏe mạnh và được chuẩn
bị ni dưỡng tốt [1].
1.1.3. Chăm sóc trong khi sinh: là theo dõi và chăm sóc bà mẹ, nhằm tiên lượng
cuộc đẻ để có hướng xử trí thích hợp, đảm bảo cho q trình sinh đẻ được


H
P

an tồn [1].

1.1.4. Chăm sóc sau sinh: là những chăm sóc tính từ sau khi cuộc đẻ được hoàn
tất đến 42 ngày sau đẻ, phát hiện những bất thường để xử trí, hướng dẫn bà
mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh [1].

1.1.5. Tử vong mẹ: những trường hợp phụ nữ bị tử vong trong thời gian mang

U

thai hoặc 42 ngày sau khi chấm dứt thai nghén vì bất kỳ lý do gì trừ nguyên
nhân tử vong do tai nạn và tự tử. Tỉ số tử vong mẹ (MMR) là tổng số ca tử
vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống. Tỉ số này cho biết nguy cơ tử vong mẹ

H

trong thời gian mang thai và sau sinh [13].
1.1.6. Tử vong sơ sinh: là những trường hợp trẻ bị tử vong trong vòng 28 ngày
đầu sau đẻ trên 1000 trẻ đẻ sống trong năm [2].
1.2. Thực trạng sinh con tại nhà trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới

Ở một số nước việc sinh con cũng như lựa chọn nơi sinh thực sự do người phụ
nữ quyết định. Theo nghiên cứu của Banyana Cecilia and Rosemary Crow (2003)
về những thông tin sẵn có cho bà mẹ lựa chọn nơi sinh ở miền Đông Nam nước
Anh. Ở đây phụ nữ được trao quyền bằng việc họ được cung cấp đầy đủ thơng tin

thích hợp về tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và họ có quyền lựa chọn
nơi sinh của mình [31]. Ở Thụy Điển, người ta cho rằng sinh con ở nhà do người
phụ nữ tự phán quyết tình hình dựa theo kinh nghiệm của bản thân, đó là sự đảm


6

bảo quyền tự quyết và tin tưởng vào khả năng, đức tin của họ vào một thế lực tâm
linh tự nhiên, tuy nhiên nghiên cứu này cũng đồng ý việc sinh con theo cách riêng
của bà mẹ với điều kiện mơi trường đảm bảo và có sự hỗ trợ của người xung quanh
khi cần thiết [38].
Sinh con tại nhà là một trong những lựa chọn của các bà mẹ khi họ được cung
cấp đầy đủ các thơng tin về tình trạng thai nhi, sức khỏe bà mẹ và có sự trợ giúp của
Nữ hộ sinh. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng chi phí cho một ca đẻ thường khi
sinh con tại nhà chỉ bằng 68% so với chi phí cho một ca đẻ tại bệnh viện [27]. Tuy
nhiên tỷ lệ sinh con tại nhà của các nước này là rất thấp vì các bà mẹ ln có thói
quen sử dụng các dịch vụ y tế tại bệnh viện. Hầu hết các bà mẹ đều có dự định đẻ

H
P

tại bệnh viện và họ cho rằng không nên thay đổi quyết định này ngay cả khi họ có
thể đẻ tại nhà [24].

Thực trạng về vấn đề sinh con tại nhà cũng đã được cải thiện ở nhiều nước,
trước năm 1965, 2/3 các ca sinh tại Hà Lan là ở nhà, trong 25 năm tiếp theo thì tình
hình đã đảo ngược, theo nghiên cứu này thì do sự đầu tư về chăm sóc thai sản ở các

U


bệnh viện đã dẫn tới sự thay đổi [38]. Còn ở Mỹ, sau 14 năm suy giảm, tỷ lệ sinh
con tại nhà đã tăng 29% (từ 0,56% lên 0,72%) từ năm 2004 tới năm 2009 theo
nghiên cứu về việc sinh con tại nhà ở Mỹ (1990 – 2009). Năm 2009, 62% các ca

H

sinh tại nhà có sự tham gia của nữ hộ sinh, 33% được đỡ bởi nhân viên y tế cấp cứu
hoặc thành viên trong gia đình, sinh con tại nhà phổ biến hơn ở phụ nữ từ 35 tuổi
trở lên và đã có nhiều lần sinh con. Lý giải cho kết quả này là vì 93% các ca sinh
này đã có kế hoạch sinh con tại nhà từ trước, nơi mà họ cảm thấy mơi trường thân
thuộc với gia đình, bạn bè, và với văn hóa, tơn giáo của họ. Hơn nữa những bà mẹ
này ở vùng nơng thơn nên khơng có phương tiện vận chuyển và chi phí cho việc
sinh con ở nhà chỉ bằng 1/3 so với sinh ở bệnh viện [30].
Theo báo cáo của WHO thì 99% tử vong mẹ xảy ra ở các nước đang phát triển,
hầu hết các sinh xảy ra ở nhà và không được sự hỗ trợ của người đỡ đẻ có chun
mơn và tỷ lệ tử vong bà mẹ ở những nơi này cao hơn ở phụ nữ sống ở nông thôn,
miền núi, và thu thập thấp [43]. Tỷ lệ đẻ tại các cơ sở y tế ở các nước này thường rất
thấp kể cả khi có đủ cơ sở vật chất, khoảng cách từ nhà tới bệnh viện không xa, đẻ


7

tại bệnh viện không mất tiền và các tai biến khi đẻ tại nhà cao hơn so với đẻ tại
bệnh viện [28]. Nghiên cứu năm 2002 của N.Ishikawa, Ksimon tại một trại tị nạn ở
Karen- Thái Lan thấy rằng, trên 50% sản phụ đẻ tại nhà, có 89 phụ nữ được khám
thai và tư vấn tại bệnh viện nhưng chỉ có 27 người (30%) đẻ tại bệnh viện, số cịn
lại 62 người (70%) đẻ tại nhà [28].
Nghiên cứu tìm hiểu về sự mong muốn trong chăm sóc bà mẹ dân tộc thiểu số ở
Anh (2010), bà mẹ không cảm thấy có sự phân biệt chủng tộc khi nhận được những
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tuy nhiên họ nhấn mạnh cần lưu về “nhạy

cảm” và “tinh tế” trong việc giao tiếp với cộng đồng của họ và trang thiết bị ở cơ sở
y tế cần tốt hơn [36]. Đối với bà mẹ dân tộc thiểu số ở Phần Lan, nhất là phụ nữ gốc

H
P

Châu Phi và Somali hầu như đều có vấn đề sức khỏe trong q trình mang thai và
sinh con dẫn đến tỷ lệ tử vong chu sinh cao nhất trong nhóm các phụ nữ di cư [32].
Nghiên cứu của Some TD, Sombie I, Meda N (2011) cũng đã quan tâm đến 2 vùng
nông thôn của Burkina Faso cho thấy hầu hết các ca đều sinh tại nhà [39]. Tại
huyện Rakai, Uganda có tới 64% các bà mẹ sinh con tại nhà, chỉ có 36% số bà mẹ

U

sinh con tại cơ sở y tế. Số ca đẻ được cán bộ y tế đỡ chỉ có 38%; mụ vườn là 15%;
người thân trong gia đình và hàng xóm đỡ là 35%; bà mẹ phải tự đỡ là 12% [24].
Còn ở huyện Mukono, Uganda, một nghiên cứu năm 2010 cho kết quả tỷ lệ sinh

H

con tại nhà là 10%, trong số đó có 18% bà mẹ được mụ vườn đỡ đẻ [25].
Tóm lại các kết quả nghiên cứu đều phản ánh sự cần thiết cho các nhà hoạch
định chính sách để bà mẹ nơng thơn, dân tộc thiểu số, hay di cư để có thể dễ dàng
tiếp cận với các cơ sở y tế, hoặc nếu sinh con tại nhà thì cần hỗ trợ tối đa để hạn chế
các trường hợp tử vong mẹ và con.
1.2.2. Tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2010, tồn quốc có tổng số gần 87 triệu dân, người
dân tộc ít người chiếm 13,7% và tập trung chủ yếu ở miền núi và ven biển nên có
nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế trình độ phát triển chưa cao. Đối với
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cho dân tộc ít

người, Chính phủ, Bộ y tế và các bộ, ngành chức năng có liên quan đã có nhiều
chính sách, chiến lược và chương trình can thiệp. Vì vậy sức khỏe nói chung và sức


8

khỏe sinh sản nói riêng của đồng bào dân tộc đã được cải thiện, nâng cao rõ rệt [22].
Tuy nhiên thực trạng hiện nay về sức khỏe sinh sản của người dân tộc ít người vẫn
cịn nhiều vấn đề, đặc biệt là tập tục sinh con tại nhà, cho rằng sinh con tại nhà tốt
hơn và là sự lựa chọn đầu tiên của họ [16]. Tỷ lệ sinh con tại nhà vẫn còn rất cao từ
30% đến hơn 95% trong các nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2005 [41]. Nghiên
cứu năm 2002 của Trần Thị Trung Chiến, Trịnh Hữu Vách về sinh đẻ và chết chu
sinh ở 7 tỉnh, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà là 20,5%. Ở các tỉnh miền núi, tỷ lệ bà mẹ
sinh con tại nhà là rất cao như Gia Lai (65,2%), Yên bái (38,6%), trong khi tỷ lệ
sinh con tại nhà của các tỉnh đồng bằng lại rất thấp, hầu như không đáng kể như
Thái Bình (2,9%), cịn khoảng 0,2% các bà mẹ sinh con trên rừng, trên nương rẫy

H
P

hoặc trên đường đến cơ sở y tế [3]. Nghiên cứu của Bùi Thị Tú Qun (2002) ở
huyện Đăkrơng và Hướng Hóa, Quảng Trị cho kết quả có 56,5% sinh con tại nhà,
mà chủ yếu là do bà mẹ tự đỡ (54%), người nhà và hàng xóm đỡ (28,3%); cán bộ y
tế đỡ đạt tỷ lệ thấp (17,7%); vật liệu chủ yếu để buộc rốn là dây bao tải và hầu như
không sát trùng cho trẻ sau khi cắt rốn (49%), hoặc là sát trùng bằng than củi, than

U

nhện [15]. Nghiên cứu của Vũ Mạnh Dương ở Lương Sơn, Hồ Bình (2003), tỷ lệ
sinh con tại nhà rất cao (31,5%) trong khi người đỡ đẻ có chun mơn cịn thấp

(72%) [5].

H

Tỷ lệ sinh con tại nhà trong các nghiên cứu ở vùng miền núi giai đoạn 2006 –
2011 dao động từ 23 – 54%, thậm chí là hơn 60% với nghiên cứu ở tại khu vực Tây
Nguyên [42]. Cụ thể hơn, trong nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hòa (2008) cũng
cho thấy tỷ lệ bà mẹ dân tộc thiểu số ở 4 tỉnh Tây Nguyên sinh con tại nhà khá cao,
64% [8]. Trong đánh giá thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho người
Thái ở Sơn La năm 2010 có tới 80,67% bà mẹ đẻ tại nhà [10]. Tuy người phụ nữ
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như dân tộc Dao vẫn duy trì tập quán sinh con
tại nhà nhưng họ đã bắt đầu biết tìm đến các cơ sở y tế trong trường hợp đẻ khó
[14]. Cịn như phụ nữ H‟mơng tỉnh Hà Giang thì đa số sinh con ở nhà với sự có mặt
của người thân, và cho rằng đau đớn khi trở dạ là tự nhiên và cần thiết để có thể đẻ
nhanh, và bà đỡ có thể là một nữ hộ sinh chuyên nghiệp, có thể là mẹ đẻ của thai
phụ, hoặc bất cứ người nào có kinh nghiệm đỡ đẻ, thậm chí tệ hơn là thai phụ tự đỡ


9

đẻ và cắt rốn bằng một mẩu tre sắc nhọn hoặc bằng liềm [21]. Với mục đích giảm
nguy cơ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh từ việc sinh con tại nhà, mơ hình can thiệp
sử dụng cơ đỡ thơn bản người dân tộc tham gia chương trình LMAT ở Hà Giang,
Ninh Thuận, Kon Tum đã được đánh giá là hiệu quả, được cộng đồng chấp nhận và
phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý của vùng miền núi [6].
Đối với hiện trạng chăm sóc ngay sau khi sinh, theo điều tra 14 miền núi phía
Bắc và Tây Ngun, có 35,8% phụ nữ khơng kể được một dấu hiệu nguy hiểm nào
đối với người phụ nữ sau sinh. Dấu hiệu được nhiều phụ nữ biết đến nhất là chảy
máu nhiều sau sinh cũng chỉ có 50,7% phụ nữ biết; các dấu hiệu nguy hiểm cịn lại
chỉ được khơng q ¼ số phụ nữ được phỏng vấn kể được. Tỷ lệ phụ nữ sau khi


H
P

sinh được chăm sóc tại nhà mới chỉ đạt 42,1%, trong đó được chăm sóc trong tuần
đầu đạt 33,3% [23]. Nguyên nhân chủ yếu các bà mẹ không được thăm khám là
khơng có phương tiện đi lại, đường xa hay khơng biết/không quan tâm về bất
thường xảy ra [42]. Bà mẹ dân tộc thiểu số thường sống trong những điều kiện kinh
tế khó khăn nên chăm sóc dinh dưỡng sau sinh thường rất thiếu thốn [16]. Sau sinh

U

họ thường hong than, hơ lửa, vệ sinh hàng ngày bằng nước lá rừng và cũng thường
uống nước lá rừng cho đến 4 – 5 tháng [14]. Nhiều tập tục lạc hậu đến chăm sóc trẻ
sau sinh , họ “khơng khám chữa gì” hoặc “tự chữa trị” cho bản thân và con khi có

H

dấu hiệu nguy hiểm trong tuần đầu sau sinh hoặc khi trẻ bị ốm [10].
Thực trạng này cho thấy, việc sinh con của các bà mẹ ở các vùng miền núi đã cải
thiện ở một số dân tộc, bên cạnh đó vẫn có nhiều dân tộc vẫn duy trì những tập tục
ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, thậm chí là tử vong.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến lựa chọn nơi sinh và sinh con tại nhà
1.3.1. Trên thế giới
Bằng thiết kế nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sinh con tại nhà của các bà mẹ vùng nơng thơn Tanzania (2007) là khơng
có tiền ăn ở đi lại, khơng có phương tiện vận chuyển; chuyển dạ nhanh, thái độ nhân
viên y tế, phong tục, tập quán và người quyết định trong hộ gia đình; có sự khác biệt
đáng kể giữa các nhóm dân tộc thiểu số đối với nơi sinh; phụ nữ sống trong các hộ
gia đình có chủ hộ nam giới ít có khả năng để sinh con tại một cơ sở y tế hơn so với



10

phụ nữ trong các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ; các bà mẹ có học vấn cao hơn có
nhiều khả năng sinh con tại một cơ sở y tế; các bà mẹ trẻ và những phụ nữ nghèo ít
nhất cũng có khả năng sinh con tại một cơ sở y tế so lớn tuổi và những người phụ
nữ nghèo nhất [35]. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của giới và ảnh hưởng từ
chính gia đình bà mẹ đến sinh con tại nhà.
Những đặc điểm của cá nhân bà mẹ và gia đình lại được nhấn mạnh trong
nghiên cứu ở Thụy Điển, sinh con tại nhà nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ có 4 con
trở lên (OR=3,7), thu nhập gia đình dưới mức trung bình (OR=2,9), khơng đi làm ở
bên ngồi (OR=2,4), và nhiều hơn 35 tuổi (OR=1,7) [26]. Ở nghiên cứu về các yếu
tố liên quan đến lựa chọn nơi sinh ở Mukono, Uganda (2010), cho rằng tuổi là rất

H
P

quan trọng trong việc đưa ra quyết định các vấn đề sức khỏe sinh sản.
Áp lực từ người chồng, bố mẹ chồng/bố mẹ đẻ và họ hàng, hàng xóm đóng vai
trị quan trọng trong việc lựa chọn nơi đẻ. Trong nghiên cứu của B.Amooti-Kaguna,
F.Nuwaha [24] chỉ có 58% bà mẹ nói rằng việc lựa chọn nơi sinh phụ thuộc vào
chính họ, số cịn lại 42% phụ thuộc vào người khác như chồng, bố mẹ chồng, anh

U

em họ hàng. Các bà mẹ phụ thuộc vào chồng, bố mẹ chồng quyết định nơi sinh có xu
hướng sinh con ở nhà cao hơn các bà mẹ tự quyết định nơi sinh cho mình. Điều này
khuyến cáo rằng những đối tượng quan trọng khác (chồng, bố mẹ chồng) cần phải


H

được tham gia vào giáo dục sức khoẻ về sinh đẻ an tồn. Các ơng chồng là đặc biệt
quan trọng trong sự quyết định nơi đẻ của vợ. Vì vậy bất kỳ biện pháp nào khuyến
khích phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế cũng cần phải có sự tham gia của nam giới nếu muốn
thành công [24]. Cũng trong nghiên cứu này, thói quen sử dụng các dịch vụ y tế
cũng được xác định như những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nơi sinh. Thói quen
thường do là những hành vi trước đây được lặp đi lặp lại trong hiện tại, những hành
vi lặp đi lặp lại qua một thời gian dài sẽ dẫn đến kết quả trong việc tạo thói quen.
Việc lựa chọn nơi đẻ chịu ảnh hưởng của nơi đẻ trong những lần mang thai trước và
chịu ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm của mẹ chồng hoặc mẹ đẻ. Một bà mẹ đã
sinh con ở nhà trong lần mang thai trước mà họ không bị những tai biến, biến chứng
gì thì họ lại chọn sinh ở nhà cho lần sinh đẻ sau [24].


11

Ở Malawi, nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn nơi sinh là từ dịch vụ y tế như
thái độ phục vụ, phương tiện dụng cụ và sự tin tưởng của họ đối với trình độ của
nhân viên y tế; thứ hai khía cạnh văn hố như ảnh hưởng bởi người đưa ra quyết
định, hiểu biết về dấu hiệu nguy hiểm và truyền thống khi mang thai và sinh con là
quan trọng; cuối cùng là rào cản từ khoảng cách, phương tiện và chi phí khi đến cơ
sở y tế cũng dẫn đến việc sinh con tại nhà [37]. Các bà mẹ sẽ đến sinh con tại cơ sở
y tế nhiều nếu họ tin rằng các cơ sở y tế có trình độ chun mơn và thái độ phục vụ
tốt, đẻ tại cơ sở y tế phòng được biến chứng tốt hơn ở nhà. Ngược lại nếu các bà mẹ
cho rằng thái độ của cán bộ y tế đối với họ không tốt, chất lượng của dịch vụ y tế
không cao thì bà mẹ có xu hướng sinh con tại nhà nhiều hơn. Điều này có nghĩa

H
P


rằng các thơng điệp giáo dục sức khoẻ phải có mục tiêu ảnh hưởng đến niềm tin của
họ [37]. Sự hỗ trợ về thể chất, tinh thần của gia đình và bà đỡ dân gian cũng ảnh
hưởng tới lựa chọn nơi sinh tại nhà của bà mẹ, đôi khi sự hỗ trợ này mạnh hơn sự sợ
hãi về các tai biến của các bà mẹ [40].

Kết quả của các nghiên cứu này mới chỉ đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng

U

đến nơi sinh của bà mẹ ở vùng nông thôn, nhấn mạnh vai trị giới và các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản thì đặc điểm bà mẹ dân tộc thiểu số với sự khác biệt về
nhóm dân tộc, những truyền thống lạc hậu về sức khoẻ sinh sản nói chung và nơi

H

sinh nói riêng chưa được làm rõ.
1.3.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính cũng đã có nhiều
nghiên cứu tiến hành để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ dân tộc thiểu số, và vì sao họ lại sinh con
tại nhà.
Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến lựa chọn nơi sinh của bà mẹ như nhóm
phụ nữ dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế gia
đình được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu [8], [10], [14], [40]. Nghiên
cứu ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế, cho thấy thơng tin liên lạc gặp nhiều khó khăn
vì các bà mẹ là người dân tộc thiểu số, mù chữ, và tại địa phương lại khơng có các
phương tiện truyền thông đại chúng là những trở ngại khiến bà mẹ khó tiếp cận với



12

các dịch vụ y tế [40]. Bà mẹ ngại và xấu hổ khi sinh nở [29], đặc biệt là được nam
giới đỡ đẻ [40]; ý kiến của chồng và bố mẹ chồng cũng đóng vai trị quan trọng
trong việc quyết định nơi sinh [29].
Thực hành khám thai và số lần khám thai là một dịp để thực hiện truyền thông,
giáo dục sức khỏe, tiêm phòng uốn ván, hướng dẫn bà mẹ chăm sóc thai nghén cũng
như phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm phải đến cơ sở y tế để được xứ trí kịp thời.
Nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hịa (2008) về hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm
sóc sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên chứng minh rằng không đi
khám thai là nguyên nhân đẻ tại nhà do không ước lượng trước ngày sinh nên đã
không kịp đến cơ sở y tế để sinh con [8].

H
P

Kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, trong khi
chuyển dạ và ngay sau sinh rất thiếu và yếu, do đó họ không nhận thức được những
nguy cơ khi sinh con tại nhà. Điều tra cơ bản tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên, tỷ lệ phụ nữ hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm đối với bà mẹ có thai và thai
nhi cịn thấp, dấu hiệu đau bụng có tỷ lệ người biết cao nhất mới đạt 45,1%, tiếp đến

U

là dấu hiệu chảy máu âm đạo 37,5%, các dấu hiệu khác chỉ có dưới 20% phụ nữ
biết; vẫn cịn khoảng 10% phụ nữ có thai khơng đi khám thai, 23,7% không uống
viên sắt trong lần mang thai gần nhất, tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần mới đạt 72%.

H


Các phụ nữ không đi khám thai đưa ra lý do chủ yếu là không cần thiết phải đi
khám thai (17,6%). Điều này cho thấy công tác tuyên truyền cho phụ nữ về lợi ích
đi khám thai chưa được thực hiện tốt [23]. Các bà mẹ dân tộc thiểu số nói chung và
người phụ nữ Hmơng nói riêng ở Hà Giang khơng có thói quen đi khám trước sinh,
thậm chí cịn khơng biết những dấu hiệu của hiện tượng có thai là gì, thường thì họ
khơng đến y tế cho đến khi gần sinh. Nguyên nhân của vấn đề này là do phụ nữ dân
tộc thiểu số ở đây chưa bao giờ được tư vấn về giáo dục sức khoẻ liên quan đến tầm
quan trọng của việc đi khám thai, cường độ công việc cao khi thời vụ cũng làm cản
trở phụ nữ trong việc đi khám thai [21], họ cảm thấy không cần thiết, trong khi
khoảng cách đến TYT quá xa, quan niệm mang thai, sinh nở là tự nhiên bình thường
[41].


13

Những bà mẹ đã từng sinh con tại nhà thì nguy cơ sinh tại nhà cao gấp 5 lần so
với lần trước sinh ở cơ sở y tế đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Vũ Mạnh Dương
tiến hành ở 2 xã huyện Lương Sơn, Hịa Bình [5]. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn
chưa đưa ra được những bằng chứng về số lần có con cũng như cách thức sinh con
trước liên quan đến sinh con tại nhà.
Các yếu tố thuộc về dịch vụ y tế được đề cập trong Nghiên cứu của Võ Văn
Thắng và cộng sự (2004) tìm hiểu những rào cản đối với việc sử dụng các dịch vụ
Chăm sóc bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình (MCFP) ở các bà mẹ người Kinh nghèo
và người dân tộc KaTu tại Nam Đông, Thừa Thiên Huế. Nhiều rào cản đã xác định
được như chi phí điều trị, chất lượng trang thiết bị, phong tục sinh con ở nhà mà

H
P


khơng có sự giúp đỡ của cán bộ y tế có chun mơn [40].

Rào cản về phong tục, tập quán được nhấn mạnh trong can thiệp sử dụng dịch vụ
sinh đẻ của phụ nữ dân tộc Tây Nguyên, quan niệm cho là “sinh đẻ là một hiện
tượng tự nhiên, không cần các can thiệp y tế” hay sinh đẻ là một vấn đề riêng tư
“chỉ có chồng được phép nhìn” và quyết định về sử dụng dịch vụ y tế phụ thuộc vào

U

người chồng [8]. Người dân tộc thiểu số có rất nhiều phong tục, tập quán rườm rà
và phức tạp cho phụ nữ trong quá trình sinh nở, gây cản trở không nhỏ đến quyết
định sinh con tại cơ sở y tế là kết quả mà nghiên cứu ở Nghệ An (2005) nhấn mạnh
đến [29].

H

Một cách khẳng định, các bà mẹ dân tộc thiểu số ít được chăm sóc sức khoẻ,
cũng như có nhiều nguy cơ sức khoẻ hơn bà mẹ người Kinh [33], khi mà họ đang
sống trong tình trạng kinh tế nghèo khó, trình độ học vấn thấp và sự hạn chế trong
nhận thức. Tất cả những điều đó kết hợp với phong tục tập quán lạc hậu của cộng
đồng chính là những trở ngại trong việc tiếp cận với các biện pháp và phương tiện
chăm sóc sức khoẻ sinh sản hiện đại, cũng như cản trở đến việc thực hành chăm sóc
sức khoẻ sinh sản một cách an toàn [5], [14], [29].
1.4. Một số nét về địa phƣơng nghiên cứu
Huyện Kỳ Sơn là một huyện rẻo cao biên giới, diện tích 2094,22km2 có 192km
đường biên giới giáp với tỉnh Xiêng Khoảng, Khăm Muộn của nước Cộng hịa dân
chủ nhân dân Lào. Địa hình chủ yếu là rừng núi cao nhiều khe suối, với dân số là




×