Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

(Tiểu luận) đề tài nghiên cứu chiến lược marketing cho dự án eco eatery

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.76 MB, 46 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Khoa Marketing

Môn: Marketing căn bản
Đề tài: Nghiên cứu chiến lược marketing cho dự án Eco Eatery
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thùy Hương
Lớp: 64D Digital Marketing CLC
Thành viên nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Đình Duy Anh – 11220319
2. Nguyễn Mai Chi A – 11221008
3. Lê Khánh Linh – 11227125
4. Trần Thảo Ly – 11224001
5. Nguyễn Đức Mạnh – 11224122
6. Nguyễn Thị Thảo Ngân – 11224580
7. Hà Phương Ngọc – 11224659
8. Nguyễn Phương Nhi – 11224940
9. Vũ Thu Phương – 11225337
10. Phạm Anh Thư – 11226125


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU: ........................................................................................................ 4
B. NỘI DUNG: ............................................................................................................. 4
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp ................................................................. 4
Chương 2: Môi trường marketing .......................................................................... 5
I. Môi trường vi mô:.............................................................................................. 5
1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: ............................................................ 5
2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: ............................................................ 6
2.1. Những tổ chức các nhân cung ứng yếu tố sản xuất: ............................. 6
2.2. Các trung gian marketing:...................................................................... 6
2.3. Đối thủ cạnh tranh: ................................................................................. 7


2.4. Công chúng trực tiếp: .............................................................................. 8
2.5. Khách hàng: ............................................................................................. 9
II. Môi trường vĩ mô: .......................................................................................... 10
1. Môi trường nhân khẩu học: ........................................................................ 10
2. Môi trường kinh tế: ..................................................................................... 10
3. Môi trường tự nhiên: ................................................................................... 11
4. Môi trường công nghệ: ................................................................................ 12
5. Mơi trường chính trị:................................................................................... 12
6. Mơi trường văn hóa: .................................................................................... 13
III. Tổng kết:........................................................................................................ 13
Chương 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường ....................... 19
I. Phân doạn thị trường: ..................................................................................... 19
1. Phân đoạn thị trường theo cơ sở địa lý:..................................................... 19
2. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: .............................................. 19
3. Phân đoạn tâm lý học: ................................................................................. 19
4. Phân đoạn theo hành vi: .............................................................................. 19
II. Lựa chọn thị trường mục tiêu: ..................................................................... 19
1. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu: .......................................................... 19
2. Các chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu: ........................................... 20
III. Định vị thị trường:........................................................................................ 21

1


1. Tạo được một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí
khách hàng ở thị trường mục tiêu:................................................................. 21
2. Lựa chọn vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu:
............................................................................................................................ 21
3. Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu: ................................. 21
3.1. Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ:........................................................... 22

3.2. Tạo điểm khác biệt về nhân sự: ............................................................ 22
4. Lựa chọn và khuếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa:.............. 23
5. Biểu đồ định vị thị trường:.......................................................................... 23
Chương 4: Chiến lược marketing mix – 4P ......................................................... 24
I. Các quyết định về sản phẩm: ......................................................................... 24
1. Các quyết định về sản phẩm: ...................................................................... 24
1.1. Nguyên cứu, thiết kế sản phẩm: ........................................................... 24
1.2. Quyết định về dịch vụ khách hàng: ..................................................... 28
1.3. Chiến lược sản phẩm mới: .................................................................... 29
2. Cấp độ cấu thành sản phẩm: ...................................................................... 29
3. Quyết định về thương hiệu: ........................................................................ 30
3.1. Các yếu tố cốt lõi của thương hiệu: ...................................................... 30
3.2. Dấu hiệu của thương hiệu: .................................................................... 30
II. Các quyết định về giá bán: ............................................................................ 31
1. Xác định mức giá: ........................................................................................ 31
1.1. Xác định mục tiêu định giá: .................................................................. 31
1.2. Xác định cầu:.......................................................................................... 32
1.3. Xác định chi phí sản xuất: .................................................................... 32
1.4. Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh: ................................................. 32
1.5. Lựa chọn phương pháp định giá: ......................................................... 33
2. Chiến lược giá của doanh nghiệp: .............................................................. 34
2.1. Xác định giá cho sản phẩm mới: .......................................................... 34
2.2. Chiến lược giá áp dụng cho chủng loại sản phẩm: ............................. 34
2.3. Các chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản:......................................... 35
2.4. Định giá khuyến mãi: ............................................................................ 35
III. Quyết định về phân phối: ............................................................................ 35
1. Cấu trúc kênh phân phối: ........................................................................... 35
2



1.1. Kênh phân phối trực tiếp qua hình thức online: ................................ 35
1.2. Kênh phân phối trực tiếp qua hình thức offline:................................ 38
1.3. Quản lý kênh phân phối:....................................................................... 38
1.4. Logistics: ................................................................................................. 39
1.5. Ưu điểm và nhược điểm của việc lựa chọn kênh phân phối trực tiếp:
......................................................................................................................... 39
IV. Truyền thông marketing:............................................................................. 40
1. Mục tiêu: ....................................................................................................... 40
2. Thông điệp: ................................................................................................... 41
3. Phương tiện truyền thông: .......................................................................... 41
3.1. Phương tiện in ấn:.................................................................................. 41
3.2. Phương tiện trên mạng: ........................................................................ 41
4. Phối thức truyền thông:............................................................................... 42
C. KẾT LUẬN: .......................................................................................................... 44

3


A. LỜI MỞ ĐẦU:
Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm luôn là một “cuộc chiến” vô cùng khốc liệt trên thị
trường. Hiểu rõ việc ăn uống là nhu cầu cơ bản của mỗi con người, vô số doanh nghiệp
mọc lên như nấm, tham gia vào cuộc chơi này và đều mong muốn sẽ gặt hái được thành
cơng, đó chính là thu về thật nhiều lợi nhuận và có một lượng khách hàng đông đảo.
Tuy nhiên, hơn ai hết, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đều hiểu rằng, nhu cầu
ăn uống của con người đang ngày một thay đổi, cụ thể chính là xu hướng ăn uống lành
mạnh ngày một được quan tâm. Hệ quả tất yếu chính là những cửa hàng kinh doanh
healthy food ra đời để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhận thấy đây là một môi
trường tiềm năng, cùng với những tiềm lực sẵn có, chúng tôi quyết định thành lập cửa
hàng thực phẩm Eco Eatery, chuyên cung cấp thức ăn xanh, sạch, giàu dinh dưỡng đến
với người tiêu dùng.

B. NỘI DUNG:
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp

Hình minh họa nhà hàng của Eco Eatery
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh, người ta phải ăn uống sao cho duy trì được sự cân
bằng năng lượng trong cơ thể, từ đó mới có sức khỏe để làm việc suốt cả ngày dài. Với
những người bận rộn phải đi làm vào giờ hành chính, duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng
là một việc khá khó khăn, bởi họ khơng có q nhiều thời gian dành cho việc lên thực
đơn, đi mua nguyên liệu và chế biến chúng thành món ăn. Hiểu được điều này, chúng
tơi đã phát triển nên Eco Eatery - một thương hiệu chuyên cung cấp các bữa ăn dinh
4


dưỡng, đủ chất cho cả một ngày và thậm chí là cả một tuần cho các khách hàng đang
gặp những vấn đề trên.
Eco Eatery có nghĩa là bữa ăn xanh. Chúng tôi muốn gửi thông điệp ăn uống lành
mạnh, đủ dinh dưỡng và chung tay bảo vệ môi trường tới những thực khách của mình.
Eco Eatery kinh doanh theo mơ hình nhà hàng nhỏ, chúng tơi có kết hợp bán sản phẩm
ở cửa hàng và trên các nền các nền tảng online, vì thế những khách hàng ở xa cũng có
thể đặt món một cách dễ dàng. Thực đơn của Eco Eatery gồm các món được chế biến
từ bị, gà, hải sản và các loại rau, củ, quả, ngoài ra chúng tơi cịn có các loại nước trái
cây, trà và sinh tố để giải khát. Tệp khách hàng mà Eco Eatery hướng tới là những
khách hàng nữ làm công việc văn phịng, độ tuổi từ 25 trở lên và có thu nhập từ khá
trở lên. Vì lý do cơng việc, những người này rất bận rộn và thường khơng có thời gian
để nấu nướng, nhưng họ vẫn có nhu cầu ăn uống lành mạnh, đủ chất và tốt cho sức
khỏe của mình. Đây cũng là lý do mà Eco Eatery chọn họ làm khách hàng mục tiêu
cho các sản phẩm dinh dưỡng và tiện lợi của chúng tôi.
Chương 2: Môi trường marketing
I. Môi trường vi mô:
1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:

Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm những yếu tố, lực lượng nằm trong nội
bộ doanh nghiệp. Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng
doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực đóng vai trị là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thất bại hay
thành công của một tổ chức, doanh nghiệp. Nó là nhân tố trực tiếp và gián tiếp xây
dựng nên giá trị cho doanh nghiệp, từ sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho tới góp
phần xây dựng thương hiệu. Chủ doanh nghiệp là người có học vấn cao và đã từng
tham gia nhiều dự án cả lớn lẫn nhỏ trong ngành F&B nên có rất nhiều kinh nghiệm.
Ngồi ra thì đội ngũ nhân viên của Eco Eatery còn bao gồm các nhân viên phục vụ, các
đầu bếp, thu ngân, kế toán, bộ phận marketing, chăm sóc khách hàng,... với số lượng
nhỏ do chúng tơi là một doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Điểm mạnh về nhân lực của
Eco Eatery là đội ngũ nhân viên của chúng tơi có những kỹ năng tốt và nhiều kinh
nghiệm làm việc, trong khi số lượng nhân viên còn hạn chế do doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ là một điểm yếu của Eco Eatery. Với số lượng nhân lực ít vừa tạo cơ hội cho
chúng tôi tập trung đào tạo nhân lực tốt hơn vừa đặt ra thách thức về vấn đề quá tải
công việc trong một số khoảng thời gian mà nhà hàng đông khách.
Nguồn lực về cơ sở vật chất:
Eco Eatery đặt nhà hàng của mình nằm ở vị trí mặt đường giúp doanh nghiệp dễ dàng
thu hút khách hàng. Các trang thiết bị phục vụ công việc đều được lắp đặt mới, tạo
thuận lợi cho quá trình chế biến thực phẩm.
5


Document continues below
Discover more
from:
Marketing
căn
bản

MKMA1104
Đại học Kinh tế…
999+ documents

Go to course

Premium Marketing
LÝ THUYẾT
56

căn bản
Marketing
căn bản

98% (51)

Premium
Sách
hướng dẫn học
188

marketing căn bản
Marketing
căn bản

100% (12)

Premium
Marketingcan
ban

112

2021 C78910
Marketing
căn bản

100% (11)

TracPremium
nghiem MAR1 34

trắc nghiệm mar
Marketing
căn bản

100% (11)


TrắcPremium
nghiệm
34

Marketing căn bản

Marketing
100% (10)
Nguồn vốn của Eco Eatery còn hạn chế nên chúng tôi chưa căn
thể thbản
ực hiện được quá
nhiều dự án.


Nguồn lực tài chính:

2. Các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp:
2.1. Những tổ chức các nhân cung ứng yếu tố sản xuất:

ẢnhPremium
hưởng của các
yếu tố mơi trường…

8
Để có thể đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng,
một doanh nghiệp cần
Marketing
phải phối hợp với rất nhiều các nhà cung ứng. Eco Eatery chúng tôi là một doanh
100% (8)

căncác
bản
nghiệp kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng cho nên chúng tôi cần
nguyên liệu đầu
vào như: thịt, hải sản, rau, củ, quả, gạo, bún, mì, gia vị... và bao bì đóng gói như hộp
đựng, ống hút, thìa, dĩa,...

Ngành F&B chú trọng nhất chính là vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm cho nên những
nguyên liệu đầu vào cần được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Đối tác mà chúng tôi
lựa chọn để cung cấp rau, thịt, gạo chính là những người nơng dân có các trang trại rau,
củ, quả sạch, mơ hình chăn ni an tồn, mơ hình sản xuất lúa gạo và các sản phẩm từ
gạo đạt chuẩn chất lượng. Chúng tơi lựa chọn họ vì họ có thể cung cấp nguyên liệu đầu
vào chất lượng với giá cả hợp lý cho chúng tôi. Tuy nhiên, những rủi ro vẫn có thể xảy

ra như chất lượng sản phẩm khơng đúng với cam kết, thời gian giao hàng chậm,... điều
này đặt ra thách thức không hề nhỏ cho chúng tôi trong việc tìm kiếm những hộ nơng
dân có uy tín để hợp tác cũng như các chính sách làm việc giữa các bên để hợp tác tốt
nhất. Đối với các loại gia vị, đối tác mà chúng tơi có thể tham khảo đó là các doanh
nghiệp sản xuất gia vị. Tuy nhiên cũng giống với các nguyên liệu đầu vào trên, vấn đề
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây áp lực lên chúng tơi khi tìm kiếm các
đối tác cung cấp gia vị. Không chỉ vậy, giá cả cũng là một vấn đề mà doanh nghiệp
chúng tôi phải chú trọng để giảm thiểu chi phí sản xuất tối đa cho doanh nghiệp của
mình, các đối tác này có thể sẽ “ép giá” doanh nghiệp của chúng tôi, yêu cầu thanh
toán sớm để đảm bảo tiến độ giao hàng,... Những điều này sẽ là thách thức mà Eco
Eatery phải vượt qua.
Thêm vào đó, bao bì đóng gói để phục vụ những khách hàng có nhu cầu mang về
cũng là một vấn đề mà doanh nghiệp chúng tôi phải quan tâm. Hưởng ứng lời kêu gọi
bảo vệ môi trường mạnh mẽ hiện nay, Eco Eatery ưu tiên sử dụng các bao bì từ ngun
liệu thân thiện với mơi trường như hộp đựng bằng giấy, ống hút giấy, đũa tre,... Tuy
nhiên, những loại sản phẩm bao bì này lại có giá thành nhỉnh hơn so với các bao bì làm
từ nhựa, và độ bền có thể sẽ kém hơn so với các bao bì làm từ nhựa. Điều này tạo áp
lực tìm kiếm một đối tác có một mức chi phí tốt cho doanh nghiệp chúng tơi và cịn
phải có các sản phẩm bao bì đạt đủ tiêu chuẩn để hợp tác lâu dài. Và cũng giống như
đối với các nguyên liệu đầu vào, chúng tôi vẫn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như bị
“ép giá”, thời gian giao hàng, thời gian thanh toán sản phẩm,...
2.2. Các trung gian marketing:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm online, các trung gian marketing của
doanh nghiệp chúng tơi chính là các ứng dụng giao đồ ăn như Grab, Shopee Food,
6


Gojeck,... Họ là những nền tảng đặt đồ ăn lớn hiện nay, cũng là đơn vị sẽ hỗ trợ chúng
tôi quảng cáo sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhìn chung,
họ có tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi.

Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ giao hàng mà họ cung cấp không phải lúc nào cũng
thật sự tốt, điều này có thể khiến cho khách hàng có phản hồi tiêu cực đối với doanh
nghiệp chúng tôi. Không chỉ vậy, chất lượng thực phẩm được giao đến tay người tiêu
dùng cũng rất khó để kiểm sốt. Những điều này đặt ra thách thức cho chúng tôi phải
lựa chọn một đối tác uy tín và có những biện pháp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
đối với doanh nghiệp của chúng tơi.
2.3. Đối thủ cạnh tranh:
Đối với mỗi doanh nghiệp thì đối thủ cạnh tranh luôn là một trong những yếu tố quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Và sau khi tìm hiểu
thì chúng tơi nhận thấy hai doanh nghiệp sau là đối thủ cạnh tranh gần của mình, đó là
Midori House và Healthy Box.
2.3.1. Midori House:
Về điểm mạnh, Midori House sử dụng mơ hình nhà hàng – quán cà phê nên không
gian được trang trí đẹp mắt, hợp với giới trẻ và nằm ở những vị trí địa lý thuận lợi. Họ
xây dựng được menu đa dạng với những set ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng,
kết hợp cùng nhiều loại thức uống tốt cho sức khỏe. Midori House cũng đảm bảo nguồn
nguyên vật liệu tươi, sạch, an toàn cho sức khoẻ của khách hàng.
Tuy có nhiều lợi thế nhưng Midori House vẫn cịn tồn tại những hạn chế. Mặc dù có
được mặt bằng ở ví trị thuận lợi, khơng gian đẹp mắt nhưng khơng gian qn của
Midori House khá nhỏ, khó có thể đón tiếp được nhiều khách hàng, đồng thời việc di
chuyển trong nhà hàng cũng hơi khó khăn vì khơng gian chật hẹp. Thi thoảng cũng sẽ
có một số khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ cũng như thái độ khó chịu, hời
hợt của nhân viên. Cuối cùng thì Midori House được cho là có giá thành hơi cao so với
mặt bằng chung.
2.3.2. Healthy Box:
Đối với Healthy Box thì họ đã có cho mình một danh tiếng nhất định với những món
ăn được đầu bếp chú trọng trong thành phần dinh dưỡng, chế biến lành mạnh mà vẫn
đảm bảo sự ngon miệng cho khách hàng. Không chỉ kinh doanh những món ăn chế
biến sẵn mà họ cịn bán những sản phẩm thực dưỡng cho những khách hàng muốn tự
chế biến tại nhà với cam đoạn sản phẩm sạch 100%. Để khách hàng khơng bị nhàm

chán thì Healthy Box thay đổi menu hàng tuần kết hợp với dịch vụ thiết kế menu riêng
dành cho những khách hàng muốn lựa chọn món ăn u thích theo ngày.
Về những điểm hạn chế của Healthy Box thì về bản chất họ là những người cung cấp
món ăn theo hướng eat clean, khơng phải healthy. Bên cạnh đó, Healthy Box khơng có
cửa hàng mà chỉ kinh doanh online.

7


Những điểm mạnh và điểm yếu của hai đối thủ cạnh tranh trên đều có thể trở thành
cơ hội và thách thức đối với Eco Eatery.
2.4. Công chúng trực tiếp:
Công chúng tài chính:
Với xuất phát điểm là một doanh nghiệp mới khởi nghiệp, bài tốn tài chính ln là
một vấn đề khó đối với hầu hết các doanh nghiệp. Nếu như các doanh nghiệp khơng
có vốn tự thân hay khơng thể huy động vốn từ người thân, bạn bè thì vay vốn từ ngân
hàng là một lựa chọn tối ưu.
Nhằm hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, nhiều ngân hàng đã đưa ra
chương trình vay vốn ưu đãi cho đối tượng này. Các gói vay có thể yêu cầu thế chấp
tài sản hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên để tận dụng tối ưu khoản vay, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ gói vay,
lãi suất và các chính sách kèm theo để tránh rủi ro và lãi suất cao.
Hầu như nhóm cơng chúng tài chính có tác động tích cực đối với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ về nguồn vốn để giải quyết các
nhiệm vụ chiến lược.
Các cơ quan nhà nước:
Các cơ quan nhà nước là người đưa ra quy định và các chính sách để cả xã hội cùng
thực hiện theo. Họ là nhóm có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của một doanh nghiệp, đảm bảo sự tuân thủ theo quy định pháp luật của

doanh nghiệp, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Công chúng hành động vì cơng dân:
Đây là một nhóm có tác động rất lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Đối
với doanh nghiệp Eco Eatery của chúng tôi, các tổ chức bảo vệ mơi trường và bảo vệ
lợi ích của người tiêu dùng là hai lực lượng có tác động mạnh mẽ nhất.
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường sống đang là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với toàn
thể nhân loại. Điều này đặt ra thách thức chung cho các doanh nghiệp về trách nhiệm
bảo vệ môi trường của mình. Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đồ ăn online như
chúng tôi, việc lựa chọn sử dụng các bao bì đóng gói chính là vấn đề mà các tổ chức
bảo vệ môi trường gây áp lực lên chúng tơi. Đối với các bao bì nhựa hay xốp có giá
thành rẻ, tiết kiệm chi phí nhưng lại gây ơ nhiễm cho mơi trường, ngược lại các bao bì
từ giấy hay các nguyên liệu tái chế sẽ thân thiện với môi trường hơn nhưng giá thành
lại cao sẽ đẩy giá của sản phẩm lên, điều này đặt ra thách thức khơng nhỏ với doanh
nghiệp chúng tơi khi phải tìm ra các loại bao bì đóng gói phù hợp và giá cả phải chăng.
Thêm vào đó, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cũng gây áp lực không kém lên
doanh nghiệp của chúng tơi, buộc chúng tơi phải có các chính sách bán hàng phù hợp
để bảo vệ quyền lợi của cả doanh nghiệp chúng tôi và người tiêu dùng.
8


Cơng chúng nói chung:
Hình ảnh doanh nghiệp là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng. Để
lấy được thiện cảm của cơng chúng nói chung, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp là
rất lớn. Những hoạt động kinh doanh, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, các chiến
lược marketing chính là điều mà nhóm này nhìn vào để đánh giá một doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp có thể xây dựng được một hình ảnh tốt trong mắt công chúng,
các hoạt động kinh doanh của họ sẽ thuận lợi và được ủng hộ, tuy nhiên ngược lại, nếu
như không nhận được thiện cảm của công chúng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ rơi vào bế tắc.
Đây là nhóm cơng chúng vừa có thể có tác động tích cực vừa có có thể có tác động

tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công chúng nội bộ:
Công chúng nội bộ bao gồm các nhân viên, nhà quản lý, giám đốc điều hành trong
một doanh nghiệp. Họ là nhóm có ảnh hưởng lớn đến các chiến lược kinh doanh của
một doanh nghiệp. Điều này vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể phát triển các hoạt
động kinh doanh của mình, vừa đặt ra thách thức phải có các chính sách khuyến khích,
động viên họ cống hiến cho doanh nghiệp.
Các phương tiện thơng tin đại chúng:
Đây là nhóm công chúng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải chú ý đến bởi
đây là nhóm cơng chúng có tác động rất mạnh mẽ đến họ trong thời đại công nghệ
thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
Các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, đài truyền hình, mạng xã hội,... có
thể đưa ra thơng tin có lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp, điều này tác động đến chiến
lược marketing của doanh nghiệp, khiến họ phải đưa ra các chiến lược hết sức thận
trọng, bởi vì bất cứ chiến lược sai lầm nào cũng có thể dẫn đến sự chỉ trích của nhóm
cơng chúng này. Nếu như có thể có một chiến lược marketing tốt, nhóm cơng chúng
này có thể giúp cho doanh nghiệp truyền thông đến với khách hàng, gia tăng độ nhận
diện của doanh nghiệp.
2.5. Khách hàng:
Cuộc sống ngày càng hiện đại, đi kèm với nó là nguy cơ bệnh tật ngày càng tăng.
Người Việt đang có xu hướng chuyển sang chế độ ăn lành mạnh, hỗ trợ sức khỏe, vận
động nhiều, tăng cường đề kháng, vì thế một trong số cách họ lựa chọn là sử dụng chế
độ ăn healthy. Đặc biệt kể từ đại dịch Covid-19 diễn ra từ năm 2019 tới nay, vấn đề
sức khỏe càng được đặt lên hàng đầu, người dân đều ý thức về việc bảo vệ, nâng cao
sức khỏe.
Theo một khảo sát của YouNetMedia, đa số những người được khảo sát khẳng định
healthy food giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số lợi ích có thể kể đến như
giúp vóc dáng cân đối, phịng ngừa bệnh tật, bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể … Những
9



người ăn healthy food thường lựa chọn các món ăn được làm từ rau củ, trứng, hải sản,
hoa quả … Chính vì vậy mà Eco Eatery có cơ hội phát triển thương hiệu của mình.
Thị trường khách hàng mà chúng tơi hướng đến là các cá nhân, nhóm người làm cơng
việc văn phịng từ 25 tuổi trở lên và có mức thu nhập trên trung bình. Đây là nhóm
người muốn theo đuổi hoặc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh nhưng có quỹ thời gian
eo hẹp. Chúng tơi hướng đến tệp khách hàng này vì họ có nguồn thu nhập ổn định và
sẵn sàng chi trả một mức cao hơn bình thường cho những bữa ăn dinh dưỡng.
II. Mơi trường vĩ mô:
1. Môi trường nhân khẩu học:
Theo thống kê hiện tại, Hà Nội hiện là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau
TP Hồ Chí Minh) với dân số trung bình năm 2021 là 8.330.834 người, tốc độ gia tăng
dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm. Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà
Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần mật độ dân số cả nước. Điều này khiến
doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận đa dạng khách hàng.
Bên cạnh đó, theo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, trong năm
2021, thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương ở mức hơn 6,55 triệu
đồng/tháng; trong đó Hà Nội là địa phương có thu nhập bình qn đầu người cao nhất
cả nước với 8,24 triệu đồng/tháng. Sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của
người dân mở rộng thêm cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ phân
khúc cao cấp.
Hơn nữa, cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội hiện nay tương đối cân bằng, số nữ
nhiều hơn số nam một ít. Trung bình tồn thành phố cứ 100 nữ thì có 97 nam, hay tỷ
số giới tính là nam giới chiếm 49,3% và nữ giới chiếm 50,7% tổng số dân. Bởi khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp là nữ giới mà tỷ lệ của nữ so với nam ở Hà Nội có
phần nhỉnh hơn nên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009, số người dưới 15 tuổi chiếm 23,0%, số người thuộc nhóm tuổi từ 15 - 59 là
66,6%, còn số người từ 60 tuổi trở lên là 10,4%. Như vậy, cơ cấu tuổi của dân số Hà
Nội đang có xu hướng già hố, số trẻ em ít đi và số người già ngày càng tăng lên, nguồn

lao động tương đối dồi dào. Cơ cấu tuổi có xu hướng già hố khiến các sản phẩm sạch
đảm bảo sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ có cơ hội phát triển.
2. Mơi trường kinh tế:
Trong những năm gần đây, sau diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 bùng
phát lần thứ 4 trong năm 2021 và xung đột chiến tranh giữa Nga - Ukraine vào tháng
2 năm 2022 đã để lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế khiến cho giá xăng dầu
trong nước tăng mạnh, tỉ lệ thuận với lạm phát bình quân tăng 3,4 - 3,7%. Chính những
tác động này đã gây ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của nền kinh tế ở Việt Nam.
Việt Nam được nhận định là thị trường có mức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống khá
mạnh. Thị trường này chiếm tỷ trọng cao, khoảng 35% trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng
10


của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và không ngừng tăng trưởng nhanh trong những
năm tới. Báo cáo gần đây cho thấy ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ đạt
mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.
Ngồi ra, cịn một vấn đề rất lớn mà mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm, đó là vấn
đề lạm phát ở mỗi quốc gia. Đối mặt với áp lực lạm phát cao và kéo dài, nhiều nền kinh
tế thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất điều hành. Lạm phát trung bình
năm dự kiến sẽ vào khoảng 4,25 - 4,5% tại thời điểm cuối năm 2023, thấp hơn so với
dự báo trước đây do cầu nội địa thấp hơn dự báo. Năm 2024, lạm phát sẽ tăng lên mức
8,2%. Điều này mang lại thách thức lớn cho Eco Eatery vì tỷ lệ lạm phát tăng gây tác
động mạnh tới giá cả khi giá vật tư, nguyên liệu, nhân công và lãi suất vốn sẽ tăng cao.
Điều này làm cho nguy cơ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng cao trong khi sức
mua của khách hàng giảm, đồng thời áp lực trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật
liệu chất lượng mà vẫn giữ được giá cả hợp lý trở thành bài toán khó với hầu hết các
doanh nghiệp.
3. Mơi trường tự nhiên:
Mơi trường tự nhiên bao gồm những nguồn lực tự nhiên tạo thành các yếu tố đầu vào
cần thiết cho kinh doanh. Là một doanh nghiệp trong ngành F&B, chúng tôi luôn phải

đề cao sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng những món ăn của chúng tơi.
Là một đất nước sở hữu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa dồi dào và độ ẩm
cao, điều này khiến cho Việt Nam có những điều kiện rất thuận lợi trong việc trồng trọt
và chăn ni, từ đó có thể cung cấp cho chúng tôi một loạt các loại nguyên liệu để chế
biến thực phẩm và đồ uống. Đây chắc chắn là một yếu tố tích cực cho doanh nghiệp
chúng tôi trong việc làm đa dạng thực đơn của quán.
Tiếp theo đó, mùa vụ của Việt Nam khá ổn định, điều này giúp cho doanh nghiệp của
chúng tơi có thể dễ dàng nhập nguyên liệu từ các nông dân mà khơng lo thiếu hụt hàng
hóa do mất mùa.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức mà mơi trường tự
nhiên mang lại. Đầu tiên có thể kể đến là những thảm họa tự nhiên. Mặc dù VN là một
nước khá ít xảy ra các thảm họa tự nhiên, nhưng vẫn không thể không kể đến những
rủi ro mà nó mang lại. Những thiên tai mà Việt Nam thường xuyên gặp phải là lũ lụt,
bão, điều này có thể ảnh hưởng đến q trình vận chuyển và sản xuất ngun liệu cho
chúng tơi. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi sẽ phải mở rộng hệ thống các nhà
cung cấp của mình.
Thêm vào đó, việc các loại nông sản được trồng theo mua cũng gây áp lực cho chúng
tơi trong việc tìm nguồn cung thay thế hoặc thay đổi menu để giải quyết vấn đề này.
Cuối cùng cũng là yếu tố đáng lo ngại nhất, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề
ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, đặc biệt là khơng khí và nước. Điều này sẽ gây
ra ảnh hưởng rất lớn cho một doanh nghiệp làm về đồ ăn healthy như chúng tôi. Không
chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào, vấn đề này còn tạo áp lực cho
11


chúng tôi trong việc phải lấy được sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng nguồn
ngun liệu.
Nhìn chung, mơi trường tự nhiên sẽ mang lại cả những cơ hội và thách thức cho doanh
nghiệp của chúng tơi. Vì vậy cần nắm bắt những cơ hội và nghĩ ra những hướng giải

quyết cho những thách thức.
4. Môi trường công nghệ:
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cơ hội phát triển việc kinh doanh
của các doanh nghiệp trên toàn thế giới, những phát minh khoa học ấy có thể áp dụng
vào việc tối ưu hóa dây chuyền sản xuất hay tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển
hàng hóa hoặc cũng thể hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng dễ dàng hơn.
Trước hết, với sự lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay, cơ hội để tiếp cận
khách hàng thông qua mạng xã hội đối với các doanh nghiệp nói chung và Eco Eatery
nói riêng là rất lớn. Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok,… là các
nền tảng có rất nhiều người dùng, đủ mọi lứa tuổi, dễ tiếp cận, sử dụng. Đây là một
thuận lợi cho chúng tơi trong việc tìm kiếm khách hàng của mình thơng qua các nền
tảng mạng xã hội này. Tuy nhiên, hiện nay, việc lừa đảo trên mạng xã hội càng ngày
càng tràn lan, chính vì vậy doanh nghiệp chúng tơi cần hết sức cảnh giác với vấn đề
này.
Bên cạnh đó, các công nghệ bảo quản thực phẩm được phát triển cũng là một thuận
lợi cho doanh nghiệp chúng tôi. Các công nghệ này giúp chúng tơi có thể bảo quản
được các nguyên liệu chế biến lâu hơn và vẫn giữ được độ tươi. Điều này cịn giúp
chúng tơi hạn chế chi phí thiệt hại cho việc các nguyên liệu chế biến hư hỏng và chi
phí xử lý chúng.
Có thể nói, mơi trường cơng nghệ là một mơi trường tuy cịn non trẻ so với các mơi
trường vĩ mơ khác nhưng nó cũng mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho doanh
nghiệp chúng tơi. Nhiệm vụ của Eco Eatery chính là làm sao để nắm bắt được cơ hội
và khắc phục được những thách thức đó.
5. Mơi trường chính trị:
Là 1 doanh nghiệp chuyên cung cấp thực phẩm đối với người tiêu dùng, Eco Eatery
hiểu rằng ngoài việc phải tuân thủ những giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thành lập và vận
hành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp chúng tơi cịn
phải thực sự đặc biệt quan tâm đến các điều luật về vệ sinh an tồn thực phẩm để đảm
bảo có được sự phục vụ tốt nhất dành cho người tiêu dùng. Đây sẽ là một thách thức
không hề nhỏ của Eco Eatery trong việc đảm bảo được đầy đủ các quy định cần thiết

theo luật pháp Việt Nam.
Cụ thể, vì là cửa hàng chuyên cung cấp thức ăn đến người tiêu dùng nên Eco Eatery
cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật An toàn
thực phẩm do Quốc hội ban hành, có thể kể đến như tuân thủ các điều kiện bảo đảm an
toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an tồn thực phẩm trong q trình sản xuất và chịu
12


trách nhiệm về an toàn thực phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Thơng tin đầy đủ, chính
xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định
của pháp luật về nhãn hàng hóa. Không sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời
hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất,
chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu muốn hướng đến việc phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn cao cấp
hơn, chắc chắn Eco Eatery sẽ phải tuân thủ nhiều yêu cầu gắt gao hơn rất nhiều. Mặc
dù khơng thể phủ nhận mặt tích cực của việc làm này sẽ giúp cho thương hiệu của Eco
Eatery ngày một uy tín và có chỗ đứng nhất định trên thị trường, nhưng để đảm bảo
được những quy chuẩn cao hơn, chắc chắn Eco Eatery sẽ phải mất nhiều thời gian để
đào tạo đội ngũ nhân viên có những kĩ năng đạt chuẩn để có thể phục vụ khách hàng
cao cấp và cả chi phí để đầu tư trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu gắt gao
hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm và dụng cụ ăn uống.
Tóm lại, nhìn chung, mơi trường chính trị Việt Nam khá ổn định, tạo cơ hội phát triển
cho doanh nghiệp.
6. Mơi trường văn hóa:
“Nhất dáng nhì da tam thanh tứ sắc” là một câu nói về vẻ đẹp tồn diện của người
phụ nữ. Thơng qua câu nói này, ta có thể thấy rằng điều quan trọng nhất đối với phụ
nữ là vóc dáng, và điều này chính là một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam. Hiện nay,
việc gìn giữ vóc dáng ln là một trăn trở đối với những chị em phụ nữ, họ tìm đến rất
nhiều phương pháp để có vóc dáng thon gọn nhất, trong số đó có phương pháp ăn theo
chế độ dinh dưỡng - healthy. Đây là một phương pháp ăn uống vô cùng khoa học, giúp

con người nạp đủ dinh dưỡng, kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thể, vừa đủ chất
lại không gây thừa calo dẫn đến béo phì hay tăng cân. Chính điều này tạo cơ hội cho
Eco Eatery - một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm healthy như chúng tôi.
III. Tổng kết:
Bảng tổng kết SWOT
Điểm mạnh
Các yếu tố
bên trong
doanh
nghiệp

- Nhân lực có
nhiều kinh
nhiệm, kỹ
năng tốt.
- Vị trí nhà
hàng ở mặt
đường dễ thu
hút khách
hàng.
- Trang thiết bị
của nhà hàng
hiện đại, mới

Điểm yếu
- Số lượng
nhân lực ít.
- Nguồn vốn
hạn chế.


13

Cơ hội
- Tập trung
đào tạo nhân
lực tốt nhất.

Thách thức
- Vấn đề q
tải cơng việc
có thể xảy ra
khi nhà hàng
đơng khách.
- Chưa thực
hiện được
nhiều dự án do
nguồn vốn ít.


Những tổ
chức các
nhân cung
ứng yếu tố
sản xuất

được đưa vào
sử dụng.
- Nguyên liệu
đầu vào có giá
thành hợp lý.

- Nguyên liệu
được đảm bảo
chất lượng và
vệ sinh an tồn
thực phẩm.
- Bao bì thân
thiện với mơi
trường.

- Bao bì có giá
thành cao hơn
so với bao bì
nhựa đẩy giá
thành sản
phẩm lên.

Các trung
gian
marketing

- Hợp tác với
những đơn vị
giao hàng uy
tín phổ biến
trên thị trường
giúp khách
hàng thuận lợi
đặt hàng.

Đối thủ

cạnh tranh

- So với
- Menu chưa
Midori House, được đa dạng,
các sản phẩm hồn thiện.
của doanh
nghiệp có giá
thấp hơn, cạnh
tranh được về
giá, và thái độ
nhân viên của
Eco Eatery
luôn giữ được
thái độ thân
14

- Thu hút
những khách
hàng quan
tâm về chất
lượng nguyên
liệu đầu vào.
- Thu hút
những khách
hàng quan
tâm đến vấn
đề bảo vệ môi
trường.


- Chất lượng
sản phẩm
không đúng
với cam kết
giữa các đợt
giao hàng.
- Thời gian
giao hàng
chậm.
- Đối mặt với
nguy cơ bị “ép
giá” từ đối
tác.
- Marketing
- Khó kiểm
sản phẩm trên sốt chất lượng
chính những
sản phẩm khi
ứng dụng của giao đến tay
đơn vị giao
khách hàng.
hàng.
- Thái độ một
số nhân viên
giao hàng của
các đơn vị này
chưa thân thiện
- Những đánh
giá tiêu cực
của khách

hàng do lỗi từ
phía đơn vị
giao hàng.
- Tiếp cận
- Khách hàng
được nhiều
sẽ có sự so
khách hàng
sánh giữa
do đa dạng
doanh nghiệp
hình thức
và các đối thủ
kinh doanh.
cạnh tranh.


thiện với
khách hàng.
- So với
Healthy Box,
doanh nghiệp
có kết hợp cả
kinh doanh
online và
offline tạo trải
nghiệm đa
dạng hơn.
- Có kinh
doanh các gói

bữa ăn theo
tuần giúp
khách hàng tối
ưu thời gian.
Công chúng
trực tiếp

- Cơ hội vay
vốn từ các
ngân hàng để
bổ sung tài
chính
- Nhà nước
đưa ra các
chính sách hỗ
trợ doanh
nghiệp kinh
doanh.
- Sử dụng các
phương tiện
thơng tin đại
chúng để
marketing cho
sản phẩm và
doanh nghiệp.

Khách hàng - Sản phẩm
đáp ứng đúng
nhu cầu của
nhóm khách

hàng mục tiêu.

- Các thói
quen ăn uống
lành mạnh
dần được hình
thành trong
15

- Với xu
hướng bảo vệ
mơi trường, nó
đặt ra thách
thức cho doanh
nghiệp trong
khâu lựa chọn
bao bì.
- Các tổ chức
bảo vệ người
tiêu dùng gây
áp lực về chính
sách bán hàng.
- Những đánh
giá tiêu cực từ
cơng chúng nói
chung.
- Những thông
tin bất lợi từ
các phương
tiện thông tin

đại chúng.


tâm trí khách
hàng tạo cơ
hội cho doanh
nghiệp kinh
doanh.
- Thành phố
Hà Nội đơng
dân nên có
thể tiếp cận
nhiều khách
hàng.
- Thu nhập
bình qn đầu
người của Hà
Nội ở mức
cao so với cả
nước nên
cũng dễ dàng
thu hút khách
hàng.
- Khách hàng
mục tiêu của
doanh nghiệp
là nữ giới mà
tỷ lệ của nữ
so với nam ở
Hà Nội có

phần nhỉnh
hơn với
50,7%.
- Dân số già
tăng cao mà
hiện nay rất
nhiều người
cao tuổi bắt
đầu quan tâm
đến xu hướng
ăn uống lành
mạnh giúp
doanh nghiệp
thu hút thêm
khách hàng.
- Tốc độ phục - Tỷ lệ lạm
hồi tăng
phát mạnh dẫn

Môi trường
nhân khẩu
học

Môi trường
kinh tế
16


trưởng kinh tế
ở Việt Nam

đang dần cải
thiện nên
người tiêu
dùng sẽ tăng
chi tiêu.

đến thắt chặt
chi tiêu ở
người tiêu
dùng.
- Cạnh tranh
giữa các doanh
nghiệp sẽ gay
gắt hơn.
- Doanh
nghiệp cần
phải tìm kiếm
những nhà
cung ứng với
giá thành thấp
và cắt giảm chi
phí sản xuất.
- Việt Nam là - Các sản
nước có khí
phẩm nơng sản
hậu nhiệt đới có tính chất
nên các sản
mùa vụ nên đặt
phẩm rau củ
ra thách thức

hoa quả đa
cho doanh
dạng phong
nghiệp về
phú.
nguồn cung
- Mùa vụ ổn
nguyên liệu.
định nên
- Thiên tai hay
thuận lợi cho xảy ra ảnh
doanh nghiệp hưởng đến quá
nhập nguyên trình sản xuất
liệu chế biến nguyên liệu,
mà không cần vận chuyển
lo lắng bị mất nguyên liệu.
mùa.
- Vấn đề ô
nhiễm môi
trường ảnh
hưởng đến sản
xuất nguyên
liệu đầu vào.
- Tiếp cận
- Lừa đảo trên
được nhiều
không gian
khách hàng và mạng là vấn đề
lan tỏa hình
mà doanh

ảnh doanh
nghiệp cần lưu
tâm.

Môi trường
tự nhiên

Môi trường
công nghệ

17


nghiệp qua
mạng xã hội.
- Nhờ công
nghệ bảo
quản, sơ chế
sản phẩm phát
triển, doanh
nghiệp có thể
hạn chế thiệt
hại khi
nguyên liệu bị
hư hỏng và
chi phí xử lý
chúng.
- Phát triển
nhà hàng nhờ
tuân thủ đúng

các quy định
pháp luật đề
ra về kinh
doanh và vệ
sinh an toàn
thực phẩm.
- Mơi trường
chính trị ổn
định tạo điều
kiện phát triển
doanh nghiệp.
- Phụ nữ Việt
Nam rất quan
tâm đến việc
giữ gìn vóc
dáng và sử
dụng phương
pháp ăn theo
chế độ dinh
dưỡng để
kiểm soát cân
nặng giúp
doanh nghiệp
tiếp cận được
nhiều khách
hàng hơn.

Mơi trường
chính trị


Mơi trường
văn hóa

18

- Đảm bảo đầy
đủ quy định về
vệ sinh an toàn
thực phầm.
- Đào tạo nhân
viên đáp ứng
đủ tiêu chuẩn
trong các quy
định.



×