Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận môn lịch sử thế giới chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.28 KB, 31 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918 )


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................2
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu........................................................................2
5. Kết cấu đề tài...............................................................................................................................2
PHẦNNỘI DUNG........................................................................................................................3
1. Hoàn cảnh thế giới trước khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ nhất............................3
2. Quy mơ, tính chất......................................................................................................................4
3. Ngun nhân, bản chất chiến tranh.....................................................................................6
4. Trình tự tham chiến...................................................................................................................8
5. Diễn biến.......................................................................................................................................9
6. Đặc điểm chiến tranh trong thế chiến thứ nhất............................................................25
7. Hậu quả của chiến tranh........................................................................................................26
8. Những bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất......................................26
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................29


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ
nhất, Đệ nhất Thế chiến, Chiến tranh Pháp-Đức lần thứ hai hay Thế chiến I là


một cuộc chiến tranh thế giới diễn ra từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến
ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất
trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm
khắp châu Âu và ảnh hưởng ra tồn thế giới, lơi kéo tất cả các cường quốc Âu
và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng
thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất
sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu
phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Bên cạnh đó các nước
tham chiến hay các nước trở thành mục tiêu đều bị hậu quả nặng nề, nhiều
cơng trình kiến trúc, thành phố, nhà máy bị phá hủy kéo theo nền kinh tế
nhiều nước khủng hoảng nghiêm trọng, bản đồ thế giới cũng vì lí do đó mà
được xác lập lại.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mục đích
của nó là gì ? Tại sao lại có nhiều nước tham gia và hậu quả nghiêm trọng nó
mang lại ra sao. Bài tiểu luận “ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918 )”
sau đây sẽ giải thích rõ ràng câu hỏi trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Tìm hiểu ngun nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Để hiểu rõ hơn về diễn biến cuộc chiến thế giới thứ nhất, tầm ảnh hưởng
và hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại.
Nhiệm vụ
Phân tích nguyên nhân, diến biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất,
sự tàn khốc mà nó mà lại và tình tình thế giới sau khi chiến tranh kết thúc.
1


3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứ: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi trên toàn thế giới.
Các nước tham chiến và thuộc địa.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận
Bài làm nghiên cứu được dựa trên các tài liệu lịch sử. Dựa trên các tài
liệu được kiểm duyệt trên mạng và trong giáo trình lịch sử thế giới của khoa
Lịch sử Đảng – chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các
nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời tuân
thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
Phương pháp chung: Phương pháp lôgic - lịch sử, quy nạp, diễn dịch,
phân tích tổng hợp...
Phương pháp cụ thể: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài
liệu,thu thập tài liệu, phân tích, sắp xếp... để làm sáng tỏ vấn đề. Ngồi ra,
trong q trình nghiên cứu, tác giả cịn tiến hành trao đổi, thảo luận với bạn
bè, tranh thủ sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa để bổ sung cho tiểu luận.
5. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận gồm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu
tham khảo

2


PHẦNNỘI DUNG
1. Hoàn cảnh thế giới trước khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ nhất
Theo phân tích của Leninngay từ giữa thế kỷ XVI, ở thời điểm này, các
nước châu Âu bắt đầu hình thành Chủ nghĩa tư bản. Để tìm kiếm tài nguyên
và lợi nhuận, các nước thực dân châu Âu bắt đầu bành trướng lãnh thổ, đem

quân xâm chiếm các nước châu Á, châu Phi để biến các nước này thành thuộc
địa. Đến cuối thế kỷ XIX, về cơ bản thì tất cả châu Á, châu Phi đã bị biến
thành thuộc địa. Nhưng sự phân chia thuộc địa giữa các nước châu Âu là rất
không đồng đều. Anh-Pháp là hai nước đã xâm chiếm thuộc địa từ khá sớm
nên chiếm được rất nhiều thuộc địa, trong khi các nước châu Âu khác thì
chiếm được ít hơn nhiều.
Đến cuối thế kỷ XIX, sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh
Pháp-Phổ đã đẩy mạnh những tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và chia lại thị
trường thế giới của nước này. Đến đầu thế kỷ XX, Đế quốc Đức đã vượt qua
Anh, Pháp để trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng
thứ 2 trên thế giới (sau Mỹ). Nhưng trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa,
Đức lại là nước chậm chân, bởi đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết châu Á và châu
Phi đã bị Anh, Pháp chiếm làm thuộc địa. Năm 1913, tổng diện tích các thuộc
địa của Đức chỉ là 2,9 triệu km 2, trong khi nước Anh có tới 34 triệu km 2, Pháp
có gần 13 triệu km2. Do quy mô thuộc địa không tương xứng với tiềm lực
công nghiệp (ít thuộc địa thì tức là có ít tài ngun và thị trường tiêu thụ),
Đức là nước hiếu chiến nhất trong thời kỳ này. Nhưng tham vọng
của Đức gặp

phải

sự

phản

kháng

của

các


nước "đế

quốc

già"là

nước Anh, Pháp và Nga. Các "đế quốc già" này về cơ bản đã chiếm lĩnh gần
hết những thuộc địa bao la khắp thế giới và muốn duy trì quyền thống trị của
mình, khơng muốn "chia phần" cho những thế lực mới nổi như Đức.Các
cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng với
nhau.

3


Do có cùng mục tiêu tranh giành thuộc địa vớ Anh-Pháp, nước Đức đã
cùng Áo - Hung, Italia thành lập "phe Liên Minh" vào năm 1882 để chuẩn bị
chiến tranh chia lại thế giới. Để đối phó, Anh đã ký với Nga và Pháp những
Hiệp ước tay đơi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỷ XX). Từ đó, ở châu Âu
đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Hai bên ra sức chạy đua vũ
trang, chuẩn bị cho chiến tranh. Một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia
thuộc địa trên thế giới không thể tránh khỏi.
Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa địi hỏi một cuộc "chém
giết lớn" để phân định lại ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới, theo đó các thế
lực mới nổi (đứng đầu là Đế quốc Đức) mong muốn đánh bại các thế lực cũ
(Anh, Pháp, Nga) để chiếm lấy thuộc địa của kẻ thua.
Mặt khác, việc phát động chiến tranh của các nước đế quốc còn nhằm
đối phó với những bất ổn trong nội bộ quốc gia. Đầu thế kỷ XX, phần lớn giai
cấp lao động ở các nước bị bóc lột nặng nề, đời sống rất khốn khó (cơng nhân

thường xun phải làm việc 12 giờ/ngày, đồng lương lại thấp, việc sa thải
diễn ra bừa bãi, trẻ em 12 tuổi đã phải đi làm công nhân phụ giúp cha mẹ...).
Sự áp bức đó tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa người lao động với chủ tư bản,
nhiều quốc gia đã tiềm ẩn phong trào cách mạng (đặc biệt là
ở Nga, Đức và Áo-Hung). Việc phát động chiến tranh sẽ kích thích tinh thần
ái quốc của người dân, làm họ quên đi các vấn đề trong nước và xoa dịu mâu
thuẫn trong lòng các nước đế quốc.
2. Quy mơ, tính chất
Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1
kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không
những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp
nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử
thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc
như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ
dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệt quân đội Đức vẫn còn đang
4


trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ).
Các nước này đã thua trận vì xã hội kiệt sức, khơng thể kham nổi chiến tranh
– 1kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị
các lực lượng trong nước lật đổ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo 1 kiểu chiến lược chiến tranh
hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều
nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, chiến tranh
bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả
chiến tranh phụ thuộc vào 1 hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra
trong 1-2 ngày tại 1 điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần
hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hồ bình. Kết cục
chiến tranh khơng triệt để: thua trận thì ký hồ ước nhượng bộ, chờ vài năm

hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến
thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu khơng nói là
phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I,
lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ
diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trị cá
nhân của thống sối trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí,
sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến
tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu
tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mác khơng cịn các
khối qn lực xếp hàng tấn cơng và phịng thủ theo đội hình ơ vng dày đặc
rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc
trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống
chiến hào trở thành phương tiện phịng thủ chính yếu, thành qch pháo
đài đã khơng cịn vai trị phịng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ
trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa
pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đơi giữa 2 phía đối địch. Chiến tranh trận
5


địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn
cơng và rất dễ phịng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng
động, ít có các chiến thắng qn sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc
vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến
tranh tiêu hao tổng lực.
3. Nguyên nhân, bản chất chiến tranh
Sự việc thái tử Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủnghĩa người
Serbia tên

là Gavrilo


Princip ám

sát

tại Sarajevo vào

ngày 28-6

năm 1914 được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó
chỉ là "giọt nước tràn ly". Vụ ám sát thái tử Áo-Hung chỉ là cái cớ để các bên
chính thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị
chiến tranh. Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia ở
châu Âu đã chín muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu
thuẫn đối kháng với nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia
lại thế giới.
Nguyên nhân và bản chất của chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện,
nhưng có thể được tổng kết như sau:
3.1 Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt
Từ nguyên nhân mâu thuẫn lợi ích, sự thèm muốn tranh giành thuộc địa
đã dẫn tới một nhóm nguyên nhân khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra,
là hệ thống các liên minh quân sự, sự chạy đua vũ trang và Chủ nghĩa quân
phiệt của các đế chế:
 Liên minh quân sự theo khối: Trong các mâu thuẫn và tương đồng
quyền lợi, các quốc gia tìm kiếm lơi kéo các nước có cùng lợi ích để thành lập
các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh
hưởng. Việc này làm cho tình hình thế giới càng trở nên cực kỳ căng thẳng vì
bất cứ 1 xung đột quốc gia nào đều có thể trở thành xung đột quốc tế, điều
này là rất điển hình cho Thế chiến I. Và thực tế cho thấy từ một sự kiện ám


6


sát có tính dân tộc trong Đế chế Áo - Hung, mâu thuẫn đã được cộng hưởng,
khuếch đại và trở thành chiến tranh thế giới.
 Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến, Anh cho hạ thuỷ
lớp chiến diệt hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên
biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh và Đức. Việc các quốc gia
chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn
đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm
thấy bị đe doạ từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe doạ ở
mức độ mới cao hơn. Đây cũng là 1 nguyên nhân gây nên chiến tranh.
 Chủ nghĩa quân phiệt: tại các quốc gia quân chủ chuyên chế như Đế
quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo - Hung và Đế quốc Ottoman và cả ở các
quốc gia khác thì tầng lớp qn nhân, tướng lĩnh có một thế lực và ảnh hưởng
rất lớn. Họ không hề bị kiểm soát bởi các thiết chế dân chủ, lại rất gần
gũi Hồng đế và ln có xu hướng hiếu chiến và tinh thần ái quốc mãnh liệt
của Chủ nghĩa Sôvanh
3.2 Chủ nghĩa dân tộc
Sau thế kỷ XIX tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự
quyết của cá nhân được nhận thức thì hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc
tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi
dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân
tộc thường đi kèm với Chủ nghĩa Sôvanh và trên con đường tìm vị thế của
mình các dân tộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống
lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tích luỹ và chiến
tranh là cách giải toả cuối cùng.
Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính của vụ ám sát thái tử ÁoHung tại Bosnia. Sau cuộc chiến Nga-Thổ 1878, Nga có ảnh hưởng lớn
ở Balkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ở Bosnia và năm 1908 thì
gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đây, nắm tồn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động


7


các nước còn lại trên bán đảo Balkan lập ra Liên minh Balkan hi vọng khối
này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn trước kia đối với Đế chế
Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gây Chiến tranh Balkan
lần thứ nhất 1912-1913 với Thổ Nhĩ Kỳ. Song do sự phân chia quyền lợi
không đều, Chiến tranh Balkan lần thứ hai 1913 lại bùng phát, và Bulgaria là
nước bại trận. Đến năm 1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như chỉ có 1 ít ảnh hưởng ở
bán đảo này, chủ yếu ở Albania. Áo-Hung lại trở thành kẻ thù lớn của Liên
minh Balkan. Serbia, nước theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan
lúc này đã vận động Chủ nghĩa dân tộc Bosnia là nước có chung đường biên
giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử được trợ
giúp bởi tổ chức dân tộc Bàn tay đen của Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung
vào 28 tháng 6 năm 1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và 1 tháng sau,
Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914.
3.3 Chiến tranh là tất yếu?
Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất
hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này khơng? Với những
nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử
nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầu thế
kỷ XX, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc Chủ nghĩa,
khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế ln theo ngun tắc "tối đa quyền lợi
cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Chiến tranh thế giới thứ nhất là "phải
xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Chiến tranh thế
giới thứ hai sẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng
tồn tại hồ bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại
phải trả giá gần cả trăm triệu mạng người trong 2 cuộc đại chiến và các cuộc
chiến khác trong thế kỷ XX. Đó là bài học chính trị q giá nhất của đại chiến

mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn cịn bị "lãng qn".
4. Trình tự tham chiến

8


 28 - 7- 1914: Áo-Hung tuyên chiến với Serbia
 29 - 7- 1914: Nga kéo quân vào Áo-Hung
 1 - 8 - 1914: Đức tuyên chiến với Nga
 3 - 8 - 1914: Đức tuyên chiến với Pháp
 4 - 8 - 1914: Đức kéo quân vào Vương quốc Bỉ
 4 - 8 - 1914: Anh tuyên chiến với Đức
 23 - 8 - 1914: Nhật Bản tuyên chiến với Đức
 29 - 10 - 1914: Ottoman tấn công Nga
 23 - 5 - 1915: Ý tuyên chiến với Áo-Hung
 14 - 10 - 1915: Bulgari tuyên chiến với Serbia
 9 - 3 - 1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha
 6 - 4 - 1917: Mỹ tuyên chiến với Đức
5. Diễn biến
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường
chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đơng và Mặt trận phía Nam. Trong
đó mặt trận phía Tây giữa liên qn Pháp – Anh chống lại qn Đức có vai
trị chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn
nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đơng là chiến
trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mơ và
tầm quan trọng khơng bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại
trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo - Hung phải chiến đấu trên
hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho 1 chiến thắng
quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ
yếu với 1 lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía

Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân
Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkan: liên quân Đức, Áo –
Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho
Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh
chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
9


* Mặt trận phía Tây
Ngày 2 tháng 8 năm 1914, quân Đức chiếm Luxembourg và 2 ngày sau
tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào
miền Bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính tốn
rằng: cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc nước Pháp, là khu
vực ít bố phịng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trong vòng
40 ngày, trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh
tan quân Pháp thì Đức sẽ điều qn quay sang mặt trận phía Đơng giải quyết
qn Nga và kết thúc chiến tranh.
Khi quân Đức xâm chiếm Bỉ, vì lo ngại sự kháng cự của người Bỉ, quân
Đức ngay từ ngày đầu tiên ở Bỉ đã mạnh mẽ chống lại người dân bản địa.
Ngay từ ngày 05/08, người Đức khơng chỉ bắt đầu bắn giết thường dân mà
cịn hành quyết có chủ ý các linh mục người Bỉ, những người mà Bộ Tuyên
truyền Đức khẳng định là đã khuyến khích hoạt động bắn tỉa. Tư lệnh
Đức Helmuth von Moltke viết cho người đồng cấp ở Áo của ông, Conrad von
Hotzendorff, vào ngày 5 tháng 8: “Quá trình tiến quân của chúng ta ở Bỉ
chắc chắn là rất tàn bạo. Nhưng chúng ta đang chiến đấu cho sinh mạng của
mình và tất cả những ai cản đường phải chịu hậu quả.” Tổng cộng trong gia
đoạn tiến công đầu tiên, quân Đức đã giết 5.521 thường dân ở Bỉ và 896
người ở Pháp, cũng vì thế quân Đức bị người Bỉ thù hận và cịn làm hại hình
ảnh nước Đức trong con mắt của nhiều nhà quan sát nước ngoài.
Kế hoạch Schlieffen là quá sức với Đức: ban đầu quân Đức giành được

lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris hịng đánh
chiếm thủ đơ nước Pháp, và người Đức sắp sửa giành được chiến thắng lớn
nhằm quyết định kết cục chiến tranh. Nhưng khi đi sâu vào đất Pháp, lực
lượng Đức dần bị dàn mỏng khiến các chỉ huy quân Đức bắt đầu mắc sai lầm.
Ở phía đơng, qn Nga cũng bắt đầu tấn công lãnh thổ Đức vào ngày 17
tháng 8, sớm hơn nhiều so với dự kiến của Đức là 40 ngày. Điều này khiến

10


Đức phải rút bớt quân từ mặt trận Pháp để chuyển sang phía đơng chặn đánh
qn Nga, làm yếu đi lực lượng xung kích đang tấn cơng vào Pháp.
Thế rồi, trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9-1914 quân
Đức đánh bất phân thắng bại với liên quân Pháp - Anh. Quân Đức phải lui
binh về cố thủ, quân Pháp q kiệt quệ nên khơng thể truy kích, nên cả hai
đồn qn khơng bên nào có thể giành thế thượng phong. Chiến tranh
trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào , và tình
hình cứ thế trong suốt 4 năm chiến tranh. Trận đánh kế tiếp tại Aisne cịn
khốc liệt hơn cả trận sơng Marne, diễn ra từ 13-28 tháng 9 năm 1914. Cả hai
bên đều mất hàng chục ngàn binh sĩ, nhưng rồi đây vẫn là 1 trận chiến bất
phân thắng bại
Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức như vậy là đã bị phá vỡ.
* Mặt trận phía Đơng
Để giúp đồng minh đang khó khăn tại mặt trận Pháp – Bỉ, đầu tháng
9 năm 1914 quân đội Nga tổng tấn công trên 2 hướng: Galicia đối đầu với
Áo-Hung và đặc biệt là tấn công rất nhanh, mạnh vào Đông Phổ thuộc Đức.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1914, quân đội Đức đánh thắng quân Nga trong
trận đánh mở đầu tại Stallupönen - 1 chiến thắng nhỏ nhưng có tầm quan
trọng về chiến lược. Các cuộc tấn cơng sau đó của qn Nga đã thắng lợi
nhưng thiệt hại nặng về nhân mạng: đánh lui quân đội Đức trong trận

Gumbinnen và quân đội Áo – Hung tại Galicia. Đơng Phổ có nguy cơ mất vào
tay Nga.
Để cứu nguy cho tập đoàn quân số 8 của mình đang phịng thủ Đơng
Phổ, Đức phải điều bớt những lực lượng xung kích từ phía Tây sang Đơng
Phổ và kết quả là trong nửa cuối tháng 8, quân Đức do vị tướng Paul von
Hindenburg chỉ huy đã đánh tan quân Nga ở trận Tannenberg, Nga mất
30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ mất 3.436 người chết và
6.800 bị thương. Trận thắng này đã chặn đứng tập đoàn quân số 1 và bao vây
tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn quân số 2 của phương diện quân Tây Bắc của
11


Nga, tư lệnh tập đoàn quân số 2 là tướng Aleksandr Samsonov buộc phải tự
sát, quân Nga bị đuổi khỏi Đông Phổ. Đây là 1 chiến thắng lớn của quân lực
Đức trong suốt Đại chiến thứ nhất, có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của dân
tộc Đức, là trận đánh đáng ghi nhớ trong lịng tồn dân Đức thời đó. Quân
Đức cũng đánh bại quân Nga trong trận Lyck vài ngày sau đó. Tuy nhiên, về
mặt chiến lược thì cuộc tấn công của Nga đã diễn ra sớm hơn nhiều so với dự
tính của Đức, khiến Đức phải rút bớt những lực lượng xung kích từ mặt trận
Pháp, qua đó góp phần phá vỡ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức
và giảm bớt gánh nặng cho quân Anh-Pháp đang bị Đức áp đảo.
Ở phía đơng nam thì qn Áo – Hung lại để quân Nga đánh tan nát
ở Trận Lemberg (1914). Quân đội Áo - Hung thất bại nặng nề với 450.000
thương vong (100.000 chết, 220.000 bị thương và 130.000 bị bắt làm tù binh),
trong khi Nga bị tổn thất khoảng 240.000 người (bao gồm 40.000 bị bắt làm
tù binh). Một số người Tiệp Khắc và người Slav không chịu chiến đấu cho
quân đội Áo-Hung nên đã ra đầu hàng hàng loạt. Kết thúc năm 1914 tại chiến
trường Đông Âu, qn Nga chiếm lĩnh tồn bộ vùng phía đơng của Galicia
chạy dài tới chân núi Carpathian. Người Nga suýt nữa đã tiến được đến bình
nguyên Hungary vào cuối tháng 9 nhưng họ đã dừng tiến quân vì hậu cần gặp

khó khăn và bị tổn thất nặng.
Quân Nga rõ ràng chưa chuẩn bị tốt cho chiến tranh, trình độ sĩ quan và
binh lính lạc hậu nên khơng thể chống lại các cuộc tấn cơng có tổ chức tốt của
Đức, nhưng Đức lại phải chống chân cho Đế quốc Áo-Hung bị coi là "bất tài".
Quân đội Nga phải chuyển sang phòng ngự. Qn Đức cũng khơng tấn cơng
thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định. Chỉ trong 1 năm 1915, hơn 1 triệu
quân Nga bị liên quân Đức - Áo bắt giữ, nhưng hơn 1 triệu lính Áo-Hung và
Đức cũng đã bị Nga bắt giữ làm tù binh.
Như vậy Quân đội Đức đã phải bị động đánh nhau trên 2 mặt trận và kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại. Các bên tham chiến
đi vào chiến tranh chiến hào. Thực chất, đây không phải là lần đầu tiên người
12


Đức phải chiến đấu trên 2 mặt trận: trong cuộc Chiến tranh Bảy
năm (1756 - 1763), Vương quốc Phổ dưới sự lãnh đạo tài tình của
vua Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786) cũng đã lâm vào tình trạng "lưỡng nan
thọ địch" (người Phổ đã chiến thắng cuộc chiến tranh này do nữ hoàng Nga
qua đời đột ngột khiến liên quân Nga-Áo-Pháp bị mâu thuẫn nội bộ).
* Diễn biến ở các chiến trường khác trong năm 1914
Đế quốc Nhật Bản lợi dụng việc các cường quốc đang tham gia cuộc
chiến tranh ở Châu Âu đã quyết định thực hiện kế hoạch bành trướng ở Viễn
Đông. Ngày 15 tháng 8 năm 1914, Nhật Bản gửi tối hậu thư cho Đức đòi
nước này chuyển cho Nhật Bản vùng Giao Châu (Trung Quốc) và hạn cho
Đức phải trả lời trong 8 ngày. Đức không trả lời tối hậu thư của Nhật Bản nên
ngày 23 tháng8 năm 1914, Nhật Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng
chiếm Giao Châu và tuyến đường sắt Thanh Đảo-Tế Nam (Trung Quốc) và 1
loạt hòn đảo là thuộc địa của Đế chế Đức tại Thái Bình Dương. Ngày 11
tháng 11 năm 1914, Thanh Đảo, thuộc địa của Đức ở Trung Quốc, đã đầu
hàng Nhật Bản sau 43 ngày bị bao vây. Sau những hoạt động quân sự

này, Nhật Bản khơng có hoạt động nào khác tham gia Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất.
Ngày 21 tháng 9 năm 1914, quân Úc chiếm New Guinea là thuộc địa
của Đế chế Đức ở Thái Bình Dương. Ngày 5 tháng 11 năm 1914, quân Đức
chiến thắng quân Anh ở Đông Phi thuộc Đức (nay là Tanzania). Năm ấy, vua
Ottoman là Mehmed V phản đối liên minh Đức - Ottoman. Nhưng rồi, theo
lời khuyên của Bộ trưởng Chiến tranh Ismail Enver, Mehmed V với tư cách là
vua kiêm lãnh tụ phát động Thánh chiến (Jihad) chống phe Entente.
* 1915 – 1916: Đức chủ động tấn công
Sau thất bại của kế hoạch năm 1914 nhằm loại Pháp ra khỏi vòng chiến,
nước Đức đã rơi vào thế bị động: tiềm năng kinh tế quân sự không bằng liên
minh Anh – Pháp – Nga mà lại thực tế phải một mình đối đầu trên 2 mặt trận.

13


Tình trạng này càng kéo dài thì càng bất lợi cho Đức. Để thoát thế kẹt trên 2
mặt trận, năm 1915 Đức tấn cơng quy mơ lớn ở phía Đơng để loại Nga ra khỏi
chiến tranh và năm 1916 tổng tấn công để loại Pháp nhưng đều không thành.
Trong 2 năm này đánh nhau rất to, thương vong của 2 bên là cực lớn, nhất là
năm 1916 tại mặt trận phía Tây.
* Mặt trận phía Đơng 1915 – 1916
Năm 1915, nước Đức quyết định tập trung lực lượng tấn công để loại
Nga ra khỏi vịng chiến, xố bỏ mặt trận phía Đơng. Qn Đức trên mặt trận
phía Tây chủ động chuyển sang phòng ngự trước liên quân Anh, Pháp và từ
tháng 4 đến tháng 8 năm 1915 để dồn binh lực sang mặt trận phía Đơng, đánh
địn tiêu diệt đối với quân đội Nga.
Sau hơn nửa năm chiến tranh, điểm yếu của Nga lộ rõ: Quân Nga không
chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc chiến tiêu hao lâu dài. Nền cơng nghiệp Nga
khi đó có quy mơ nhỏ hơn so với Anh, Pháp và Đức, do vậy sản xuất vũ khí

đạn dược khơng theo kịp nhu cầu của chiến tranh. Quân Nga lâm vào cảnh
thiếu súng đạn (Tháng 12 năm 1914, quân đội Nga có 6.553.000 quân nhưng
chỉ có 4.652.000 khẩu súng trường, đến cuối cuộc chiến thì quân Nga phải sử
dụng tạp nham 10 loại súng trường nhập khẩu khác nhau, mỗi thứ bắn một
loại đạn, trong khi đạn pháo thì liên tục thiếu hụt). Năm 1914. cả quân đội
Nga chỉ có khơng hơn 679 ơ tơ vận tải và hai xe ơ-tơ cứu thương. Hệ thống
liên lạc thì lạc hậu: Qn đồn 2 của Samsonov có 130.000 qn mà chỉ có 25
điện thoại, một vài máy mã hóa thường trục trặc giữa chừng, và kết quả là chỉ
huy Nga thường phải cưỡi ngựa đi thị sát tình hình giống như hồi đầu thế kỷ
19. Mặt khác, tình trạng lạc hậu của nước Nga thời đó ảnh hưởng xấu đến
chất lượng quân đội: 60% các hạ sỹ quan xuất thân từ nơng dân, rất ít người
có trên 4 năm học vấn và gần như chưa ai trải qua đào tạo qn sự bài bản,
phần lớn lính Nga thì bị mù chữ, nhiều người thậm chí khơng biết lắp
đạn súng trường, do vậy khó có thể đào tạo họ sử dụng hiệu quả các loại vũ
khí phức tạp trong chiến tranh hiện đại. Đội ngũ sĩ quan cao cấp Nga thì phần
14


lớn được bổ nhiệm theo kiểu cách quý tộc giống như thế kỷ XIX, nghĩa là dựa
vào xuất thân quý tộc và lịng trung thành với Sa hồng hơn là thành tích
chiến trường (ví dụ như Đại Cơng tước Nikolai được bổ nhiệm làm tổng tư
lệnh quân đội Nga bởi vì là chú ruột Nga hồng, dù thực tế ơng ta chưa bao
giờ chỉ huy 1 tiểu đoàn và cũng chưa từng tham gia một cuộc chiến nào).
Nhiều sĩ quan quý tộc này chẳng những bất tài mà còn đố kỵ, khơng chịu hợp
tác với những chỉ huy có năng lực cao hơn họ.
Vì các nguyên nhân trên, cuộc tấn công của Đức diễn ra thuận lợi và
thành công lớn: trong Chiến dịch Gorlice-Tarnów phía nam Ba Lan, liên qn
Đức - Áo-Hung tấn công như vũ bão, quân Nga thua lớn, mất khoảng 350.000
binh sĩ và phải rút lui trên toàn chiến tuyến. Họ thực hiện cuộc đại rút lui: bỏ
Galicia, bỏ Ba Lan và sau đó phải bỏ cả một phần vùng Baltic. Thượng

tướng August von Mackensen của Đức, với sự giúp đỡ tài tình của Đại
tá Hans von Seeckt, đã làm nên chiến thắng lớn, khiến ông được thăng
hàm Thống chế. Chiến dịch Gorlice–Tarnów là một trong những chiến thắng
lớn nhất của lực lượng Quân đội Đức trong suốt cuộc Đại chiến thứ nhất
này. Tuy thắng lợi to lớn, chiếm được một vùng rộng lớn đất đai của Đế quốc
Nga nhưng Đức cũng bị tổn thất nhiều (mất 87.000 quân, chưa kể quân ÁoHung) và vẫn không thể đạt mục tiêu cuối cùng là buộc Nga ra khỏi chiến
tranh. Nga hoàng Nikolai II vẫn quyết tâm theo đuổi chiến đấu đến thắng lợi
cuối cùng. Và đến cuối năm 1915 thì binh lực của nước Đức ở phía Đơng
cũng đã cạn, không thể tấn công thêm nữa. Mặt trận phía Đơng đến cuối năm
1915 lại đi vào ổn định của chiến tranh chiến hào. Tuy thất bại trong mục tiêu
loại Nga ra khỏi chiến tranh, quân Đức vẫn chiếm được nhiều vùng lãnh thổ
với 23 triệu dân, trong đó có các vùng kinh tế quan trọng của Nga, khiến sản
lượng kinh tế của Nga sụt giảm nghiêm trọng. Đây là một nhân tố sẽ góp phần
tạo ra cách mạng lật đổ Nga hoàng sau này.
Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1916, quân đội Nga (phương diện quân
Tây Nam, tư lệnh Aleksei Alekseevich Brusilov lại một lần nữa lợi dụng quân
15


Đức đang mải bận đánh trận Verdun bên Pháp tiến hành tấn công thắng lợi
lớn tại Galicia, đánh tan tác liên quân Đức và Áo - Hung, bắt được hàng trăm
ngàn binh sĩ đối phương. Trong vòng 48 giờ, quân Nga đã xuyên thủng hàng
phòng ngự của Áo - Hung dọc theo chiến tuyến dài 80 km, bắt sống hơn
40.000 tù binh. Sau 2 tháng, hơn phân nửa lực lượng Áo- Hung Mặt trận phía
Đơng bị đánh tan tác, và tướng Conrad, Thạm mưu Trưởng Áo, bắt đầu nghĩ
đến việc nghị hòa. Tổn thất nặng nề trong chiến dịch này đã thực sự làm quân
đội Áo - Hung mất khả năng tiến hành các chiến dịch lớn chống lại khối Hiệp
ước. Chiến dịch Brusilov được xem là chiến thắng vẻ vang nhất của quân Nga
và phe Hiệp ước trong cuộc chiến. Hơn 1,3 triệu quân Đức, Áo - Hung đã bị
tiêu diệt trong chiến dịch này (trong đó hơn 500.000 bị bắt), quân Nga chiếm

lại một phần Ukraina và Belarus. Tham mưu trưởng Đức, tướng Ludendorff
đã gọi đây là ‘cuộc khủng hoảng phía Đơng’.
Tuy thắng lớn nhưng qn Nga lại khơng thể thừa thắng xơng lên tiêu
diệt hồn tồn qn đội Áo - Hung. Điều này bởi nhiều nguyên nhân: quân
Nga đã cạn nguồn lương thực và đạn dược, lại phải điều bớt quân sang giúp
đồng minh Rumani, ngoài ra cịn có thái độ ganh ghét của các tướng Nga
khác với thành công của tướng Brusilov khiến đội quân của ông không nhận
được sự hỗ trợ cần thiết. Đầu tháng 7, Tổng chỉ huy Nga chuyển Đội Vệ binh
Hoàng gia ưu tú đến hỗ trợ Brusilov. Nhưng chỉ huy của Đội Vệ binh là
Tướng Bezobrazov, một quý tộc kiêu ngạo, ông ta không tuân lệnh Brusilov
mà cứ ra lệnh cho Đội Vệ binh tấn công qua một đầm lầy lộ thiên, để rồi bị
thiệt hại nặng bởi máy bay Đức khơng kích. Chỉ trong một mệnh lệnh ngu
ngốc, Đội Vệ binh tinh nhuệ nhất của nước Nga đã bị tiêu diệt. Trong khi đó,
nếu 2 tướng Nga là Evert và Kuropatkin giữ lời hứa tiến quân đồng bộ
với Brusilov, mở cuộc tấn cơng ở phía Tây và Tây-Bắc, thì tiến trình chiến
tranh đã đổi chiều hồn tồn và qn Nga có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Hindenburg sau đó thú nhận rằng nếu Nga mở cuộc tấn công thứ hai
thì ‘Chúng tơi ắt hẳn đã đối diện với một sự sụp đổ hoàn toàn’. Một lần nữa,
16


quân đội Nga lại lãng phí thời cơ quý giá vì những điểm yếu gây ra bởi những
chỉ huy quý tộc. Tướng Brusilov sau này rằng có nhận xét cay đắng là ‘Nước
Nga không thể thắng cuộc chiến với thể chế chính quyền hiện thời.’
Để cứu vãn tình hình mặt trận phía đơng, nước Đức lại phải kéo qn từ
mặt trận phía Tây về can thiệp và chặn đứng quân Nga. Quân Nga lại phải rút
lui nhưng sau đó Đức phải chuyển quân sang phía Tây, hai bên lại đi vào cầm
cự trong chiến hào cho đến khi Nga ra khỏi chiến tranh cuối năm 1917 vì sụp
đổ trong phong trào cách mạng.
* Mặt trận phía Tây 1915 - 1916

Trong các năm 1915, 1916 mặt trận phía Tây đánh nhau cực kỳ quyết
liệt nhưng khơng có nhiều đột biến: các chiến dịch tại Ypres (Bắc Bỉ),
Champagne và Artois (bắc Pháp) quân hai bên nhiều lần cố gắng chọc thủng
phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại. Tại đây đầu tiên là qn Đức đã sử
dụng vũ khí hố học sau đó quân Entente đáp trả gây chết ngạt rất nhiều cho
quân sĩ hai bên. Năm 1916, diễn ra trận Verdun nổi tiếng nhất trong thế chiến
này, diễn ra trên đất Pháp (từ 21 tháng 2 đến 18 tháng 12 năm 1916) đây là nỗ
lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm Paris loại Pháp ra khỏi chiến
tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ Verdun để hướng về Paris và
quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt,
chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10 km.
Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt".
Quân Pháp kiệt quệ và cả hai phe đều không thể thắng được trận đại chiến
Verdun này.
Để phản công giải nguy cho Verdun, tháng 9 năm 1916, quân Anh đã tấn
công tại trận sơng Somme nhưng cũng khơng có kết quả rõ rệt. Trận này lần
đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới quân Anh đã sử dụng xe tăng tấn công
và đã đạt hiệu quả chiến thuật rất cao. Nhưng nỗ lực của liên quân Anh - Pháp
coi như thất bại, thương vong của 2 bên trong chiến dịch này còn cao hơn cả
trận Verdun.
17


*Tại các mặt trận phía Nam 1915 – 1916
Ngày 23 tháng 5 năm 1915, Ý gia nhập khối Đồng minh ba bên
(Anh- Pháp- Nga) để chống Áo. 14 tháng 10 năm 1915 Bulgaria tham gia vào
phe liên minh Đức - Áo để chống Serbia. Mặt trận phía Nam tuy quy mô nhỏ
nhưng sôi động hẳn lên.
 Chiến trường Ý – Áo: tháng 5 năm 1915 quân Ý mở chiến dịch
Isonzo chống quân Áo nhưng thất bại và bị Áo phản công chiếm Gorizia sau

lợi thế nhỏ bé này mặt trận Ý – Áo đi vào ổn định cho đến tận cuối năm 1917.
 Chiến trường Balkans: Chiến thắng vẻ vang của qn Đức
trong Chiến dịch Gorlice–Tarnów trên Mặt trận phía Đông tạo điều kiện
cho Bulgaria nhảy vào tham chiến. Tại Balkan tháng 10 năm 1915 liên quân
Đức – Áo – Bulgaria đánh tan quân Serbia tại Novo Brdo và quân Serbia phải
rút lui sâu vào Albania và Hy Lạp. Để cứu nguy cho Serbia và gây áp lực lên
Hy Lạp tham gia chống Liên minh Trung tâm, cuối năm 1915 liên quân Anh,
Pháp tiến hành chiến dịch đổ bộ lên Salonica của Hy lạp nhưng nước này
không tham gia chống Đức, Áo, Bulgaria. Chiến sự tại mặt trận Balkans tại
Salonica ổn định, yên tĩnh lạ thường và các bên dường như không muốn đánh
nhau cho đến tận cuối chiến tranh. Người ta gọi mặt trận Salonica là "trại tù
binh lớn".
 Chiến trường Trung Cận Đông: từ tháng 2 năm 1915 đến tận tháng 1
năm 1916 liên quân Anh, Pháp mở chiến dịch hải quân đổ bộ rất lớn trong
lịch sử chiến tranh thế giới – chiến dịch Dardanelles đổ bộ gần 60 vạn quân
để chiếm hai eo biển Dardanelles, Bosporus và thủ đô Istanbul để buộc Đế
quốc Ottoman ra khỏi chiến tranh. Người anh hùng dân tộc Mustafa Kemal
Atatürk đã xuất binh đập tan tác quân Entente, làm thất bại chiến dịch của
địch. Nhờ đó, Đế quốc Ottoman vẫn đứng vững và giáng trả hiệu quả, Entente
ba bên phải di tản quân về Hy Lạp.
 Chiến trường Kavkaz: Tại vùng Kavkaz, quân Nga có lực lượng nhỏ
hơn nhưng đã đại thắng quân Ottoman tại trận Sarikamis (từ 29 tháng 12 năm
18



×